Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.44 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
_______________________________

ĐÀO NGUYÊN HỒNG

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC III

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
_______________________________

ĐÀO NGUYÊN HỒNG

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠTĐỘNG
NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC III

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 834 04 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ


A
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hương Lan

HÀ NỘI - 2018



1

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Chi
cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là do chính tôi tự thu
thập, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn để hoàn
thành.
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2018
Tác giả

Đào Nguyên Hồng


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các
thày cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tôi đã hoàn thành chương
trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng
khu vực III”.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo Trường Đại học Đại Nam
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã cung
cấp số liệu và hướng dẫn tôi xử lý thông tin.
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Tác giả

Đào Nguyên Hồng


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Giải thích

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BTC

Bộ Tài chính

CBCC

Cán bộ công chức


CNTT

Công nghệ thông tin

CP

Cổ phần

CTB

Cục hải quan và thuế Nhật Bản

DN

Doanh nghiệp

ĐT

Đầu tư

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KSHQ

Kiểm soát hải quan

KTHQ


Kiểm tra hải quan

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

MTV

Một thành viên



Nghị định

NK

Nhập khẩu

PLHQ

Pháp luật hải quan

PSA

Báo cáo sau bắt giữ



Quyết định


QLRR

Quản lý rủi ro

TCHQ

Tổng cục hải quan

TK

Tờ khai

TMQT

Thương mại quốc tế

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNTX

Tạm nhập tái xuất

TP

Thành phố


4


TT

Thông tư

TTHQ

Thủ tục hải quan

TXTN

Tạm xuất tái nhập

VAT

Thuế giá trị gia tăng

VCIS

Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ

VNACCS

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động

XK

Xuất khẩu

XNC


Xuất nhập cảnh

XNK

Xuất nhập khẩu

WCO

Tổ chức hải quan thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN......................................5
1.1. Khái niệm rủi ro, QLRR và nguyên tắc QLRR hải quan.....................5
1.1.1. Rủi ro hải quan....................................................................................5
1.1.2. Quản lý rủi ro hải quan........................................................................5
1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan..............................7
1.2.1. Khái niệm về nghiệp vụ hải quan và QLRR trong hoạt động nghiệp
vụ hải quan....................................................................................................7
1.2.2. Nội dung của QLRR hoạt động nghiệp vụ hải quan.........................10
1.2.3. Quy trình QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan......................23

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI ROTRONG HOẠT
ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC III.............................32
2.1. Giới thiệu về Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải
Phòng khu vực

III...............................................................................32

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................34
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ.........................................................................35
2.1.4. Nội dung QLRR tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu
vực III..........................................................................................................39
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại
Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III...........................43
2.3. Đánh giá thực trạng công tác QLRRtrong hoạt động nghiệp vụ hải
quan tại Chi cục hải quanCửa khẩu Hải Phòng khu vực III giai đoạn
2015-2017........................................................................................................47


6

2.3.1. Những kết quả đã đạt được................................................................47
2.3.2. Những hạn chế...................................................................................48
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................51
Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TẠI CHI CỤC HẢI
QUAN CỬA KHẨU CẢNG HẢI PHÒNG KHU VỰC III........................54
3.1. Định hướng phát triển và hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan của Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải

Phòng khu vực IIIthời gian tới.....................................................................54
3.1.1. Định hướng phát triển chung.............................................................54
3.2.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan.......................................................................................54
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp
vụ hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III 56
3.2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thu thập, xử lý thông tin.
.....................................................................................................................56
3.2.2. Tiếp tục mở rộng áp dụng QLRR trong các hoạt động kiểm tra, giám
sát hải quan đáp ứng yêu cầu Luật Quản lý thuế, Luật hải quan.................58
3.2.3. Hoàn thiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ QLRR.......................61
3.2.4. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định
về QLRR trong công tác nghiệp vụ hải quan..............................................64
3.2.5. Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, CNTTtrong việc áp dụng
QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.................................................65
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn của
cán bộ, công chức hải quan về việc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp
vụ hải quan..................................................................................................68
3.2.7. Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết với hải quan các nước
trong việc hạn chế rủi ro đối với hoạt động xuất nhập khẩu.......................70


7

3.3. Kiến nghị.................................................................................................73
3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan......................................................73
3.3.2. Kiến nghị với Cục Hải quan thành phố Hải Phòng...........................73
KẾT LU ẬN...................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................76
PHỤ LỤC.......................................................................................................79



8

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
HÌN

Hình 1.1 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương
mại...................................................................................................................24
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục hải quan cửa khẩu Hải Phòng khu vực
III.....................................................................................................................34
Hình 3.1. Mô hình hệ thống thông tin mở của hải quan..................................66
BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình làm thủ tục hải quan.......................................................37
Bảng 2.2. Tình hình làm thủ tục hải quan tại Cảng hàng không quốc tế Cát
Bi.................................................................................................................... 39
Bảng 2.3. Kết quả xác lập hồ sơ rủi ro, thiết lập tiêu chí................................43
Bảng 2.4. Kết quả phân luồng đối với tờ khai xuất nhập khẩu.......................44
Bảng 2.5. Kết quả phát hiện vi phạm đối với..................................................45
Bảng 2.6. Kết quả phát hiện vi phạm..............................................................46


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây môi trường thương mại quốc tế đã có sự
chuyển đổi mạnh mẽ về phương thức, tốc độ vận chuyển, giao dịch cũng như
khối lượng hàng hóa trên phạm vi toàn cầu. Điều này cùng với sự gia tăng áp

lực từ cộng đồng thương mại quốc tế trong việc giảm tối đa sự can thiệp từ
phía Chính phủ đã khiến cho cơ quan hải quan cũng phải đặt trọng tâm hơn
vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và hành khách xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh qua các cảng hàng không.
Hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan là nghiệp vụ cơ bản và quan
trọng nhất của ngành hải quan, gắn liền với chức năng nhiệm vụ quản lý nhà
nước về hải quan, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp và hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trong
thời đại ngày nay, kiểm tra, giám sát hải quan không chỉ đơn thuần là việc
kiểm tra, theo dõi, quản lý… hàng hóa, phương tiện, con người mà nó còn là
công cụ hữu hiệu của Nhà nước để thực thi các chính sách về an ninh, chính
trị, ngoại giao hoặc kiểm soát, điều chỉnh lưu lượng hàng hóa, nguồn vốn…
trong và ngoài nước trong bối cảnh toàn cầu hóa (ví dụ như áp dụng hàng rào
kỹ thuật để kiểm soát nhập siêu, chống nạn đầu cơ, bán phá giá…). Do vậy,
việc áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động này được Chi cục hải quan cửa
khẩu cảng Hải Phòng khu vực IIIquan tâm, chú trọng hàng đầu và cũng được
dư luận cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ và đánh giá cao.
Với vai trò vị trí là một Chi cục hải quan lớn, quản lý lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu qua hệ thống cảng biển - bao gồm: 6 cảng thương mại, 4 cảng
chuyên dùng, 6 kho CFS, 19 kho ngoại quan và cảng hàng không quốc tế, số
thu thuế hàng năm hàng chục nghìn tỷ đồng,Chi cục hải quan cửa khẩu cảng
Hải Phòng khu vực IIIluôn xác định QLRR là một trong ba trụ cột chính
1


2

củaquản lý hải quan hiện đại. Các năm qua, Chi cục đã tập trung áp dụng
QLRR đối với 2 loại hình trọng điểm tại Chi cục là hàng hóa kinh doanh theo
hợp đồng thương mại,hành lý, hành khách xuất nhập cảnh và đã thu được

những kết quả đáng khích lệ, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, xuất
cảnh, nhập cảnh, giảm thời gian thông quan hàng hóa. Đặc biệt, việc ứng
dụng hệ thống thông tin QLRR đã hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, công chức trong
việc quyết định hình thức, mức độ KTHQ trong quá trình làm TTHQ đối với
hàng hoá XK, NK thương mại. Ngoài ra, Chi cục áp dụng nguyên tắc quản lý
rủi ro trong việc kiểm tra, giám sát đối với hành khách xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh.
Mặc dù vậy, thực tế hiện nay cho thấy, còn một bộ phận không nhỏ cán
bộ, công chức hải quan ở các cấp, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai
trò của công tác này. Điều này đã dẫn đến tình trạng việc áp dụng QLRR
trong kiểm tra, giám sát hải quan còn thiếu thống nhất, đồng bộ trong Chi
cục.Tại một số đội nghiệp vụ, việc thực hiện công tác QLRR vẫn còn mang
tính hình thức, kém về chất lượng và hiệu quả. Trong khi đó, hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp vẫn
luôn diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về buôn lậu, gian lận
thương mại, trốn thuế…
Là một công chức trực tiếp tham gia vào công tác nghiên cứu, áp dụng
QLRRhải quan, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu
vực III” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLRR trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu
vực III.
2


3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về QLRR và pháp luật về
QLRR trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan nói chung và kiểm tra, giám sát hải
quan nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng QLRR đối với hoạt động
nghiệp vụ hải quan - Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III.
- Chỉ ra kết quả, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn
chế yếu kém cùng với những yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc áp dụng
QLRR trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa làm thủ
tục theo loại hình xuất nhập khẩu kinh doanh và công tác kiểm tra giám sát
đối với hàng hoá, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu công tác QLRR trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu
vực III tại Hải Phòng, Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Các thông tin, dữ liệu phản ánh thực trạng được
thống kê giai đoạn 2015-2017 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 20182020 và tầm nhìn đến 2025.
- Phạm vi nội dung: Việc áp dụng QLRR của Chi cục hải quan cửa
khẩu cảng Hải Phòng khu vực III trong công tác quản lý đối với hàng hóa
XNK theo loại hình kinh doanh và hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập
cảnhgiai đoạn 2015-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
duy vật biện chứng, phân tích, thống kê, phương pháp lý thuyết hệ thống,
3



4

phương pháp chuyên gia và đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài được bố cục gồm 03 chương:
Chương 1.Một số vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ
hải quan.
Chương 2. Thực trạng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục
hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III.

4


5

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
1.1. Khái niệm rủi ro, QLRR và nguyên tắc QLRR hải quan
1.1.1. Rủi ro hải quan
Theo Công ước KYOTO (sửa đổi năm 1999), rủi ro hải quan được định
nghĩa là "'Nguy cơ tiềm ẩn của việc không tuân thủ pháp luật hải quan" - tài
liệu hướng dẫn phụ lục tổng quát công ước sửa đổi về đơn giản hoá và hài hòa
hóa thủ tục hải quan.
Ở Việt Nam, theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn
dưới luật thì rủi ro hải quan được hiểu là "Nguy cơ không tuân thủ pháp luật
hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,

nhập cảnh, quá cảnh ” (Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của
Bộ Tài chính).
1.1.2. Quản lý rủi ro hải quan
Theo tổ chức hải quan thế giới WCO (Cẩm nang về Quản lý rủi ro),
quản lý rủi ro hải quan được hiểu là “Việc áp dụng có hệ thống các thủ tục
quản lý và thông lệ mang đến cho hải quan những thông tin cần thiết để giải
quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá hoặc lô hàng đặt ra vấn đề rủi ro”. Khi áp
dụng quản lý rủi ro như một nguyên lý quản lý thì có thể giúp cho hải quan
không chỉ thực hiện trách nhiệm của mình một cách hiệu quả mà còn giúp cho
cơ quan hải quan tổ chức và triển khai nguồn lực theo hướng cải thiện toàn bộ
hoạt động của mình.
Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng
dẫn dưới Luật, quản lý rủi ro hải quan được hiểu là "Việc áp dụng có hệ thống
các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh
giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản
5


6

lý hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý
nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế”
(Thông tư số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính).
1.1.3. Chủ thể quản lý rủi ro hải quan
Chủ thể của quản lý rủi ro hải quan chính là đội ngũ cán bộ, công chức
hải quan được giao trách nhiệm trong công tác quản lý rủi ro, bao gồm từ việc
thực hiện các hoạt động xác định, đánh giá rủi ro nhằm đưa ra thông tin về
khả năng và ảnh hưởng của rủi ro, xây dựng kế hoạch đối phó, giảm thiểu rủi
ro cũng như cung cấp dữ liệu báo cáo về rủi ro - Tiêu chuẩn quản lý rủi ro
ISO 31000:2009.

Chủ thể quản lý rủi ro được chia thành các nhóm theo phân cấp: cấp
cao, cấp trung và cấp cơ sở. Trên cơ sở đó, trách nhiệm quản lý và áp dụng
đối với các loại rủi ro được thực hiện. Cụ thể tại cấp cao, chủ thể quản lý chịu
trách nhiệm đối với các rủi ro ở cấp chiến lược, như rủi ro về định hướng
chiến lược, chính sách, tổ chức, cơ chế điều hành ở cấp cao; tại cấp trung, chủ
thể quản lý chịu trách nhiệm đối với các rủi ro ở cấp chiến thuật, như rủi ro
trong việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch của tổ chức; còn tại
cấp cơ sở, chủ thể quản lý chịu trách nhiệm áp dụng quy trình quản lý rủi ro
tại đơn vị tác nghiệp trong việc giải quyết các tình huống tức thời (như quyết
định thông quan, can thiệp, bắt giữ hay thu giữ...), sử dụng các quy trình, thủ
tục có sẵn cùng với các nguồn tin tình báo, kinh nghiệm và kỹ năng để quyết
định việc kiểm tra, kiểm soát,...
1.1.4. Nguyên tắc quản lý rủi ro hải quan
Một là, các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro phải được tiến
hành để dự báo trước các nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan nhằm chủ
động áp dụng có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ cần thiết theo quy địnhcủa
pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu nhập khẩu chủ động áp dụng có hiệu
quả các biện pháp nghiệp vụ cần thiết theo quy định của pháp luật đối với
6


7

hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.
Hai là, việc thực hiện các kỹ thuật quản lý rủi ro được dựa trên cơ sở
áp dụng chỉ số hóa, tiêu chí hóa và các thông tin quản lý rủi ro có trên hệ
thống thông tin của ngành hải quan, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi
ro.
Ba là, bộ tiêu chí lựa chọn (Bộ Tài chính ban hành) quyết định kiểm
tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động xuất nhập

khấu, xuất nhập cảnh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật quản lý
chuyên ngành, mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, kết hợp
với việc xem xét mức độ rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của
người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và các yếu tố khác
liên quan.
Bốn là, việc công chức hải quan đã thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời
các quy định của pháp luật, nội dung tại Quy định của ngành và các quy định,
hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp thì được miễn trách nhiệm cá nhân
theo quy định của pháp luật.
1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1.2.1. Khái niệm về nghiệp vụ hải quan và QLRR trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan
1.2.1.1. Rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là các hạn chế, sơ hở trong
tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan, trong các chính sách
quản lý về hải quan, chính sách thuế và các quy trình thực hiện thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của người xuất nhập cảnh,
phương tiện vận tải xuất nhập cảnh từ đódẫn tới nguy cơ, khả năng có thể bị
lợi dụng vi phạm pháp luật về hải quan.
Một số lĩnh vực, hoạt động nghiệp vụ có tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ vi
phạm pháp luật hải quan như sau:
7


8

Thủ tục hải quan, thủ tục thuế;
Kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan:
Kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm gom hànglẻ (khoCFS), cảng
thông quan nội địa (ICD);

Xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục quản lý chuyên ngành:
Phân loại, xuất xứ hàng hóa;
Hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ;
Trốn thuế, gian lận thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu;
Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
Ma túy, tiền chất, vũ khí, chất phóng xạ.
1.2.1.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Theo Hải quan New Zealand định nghĩa: “Quản lý rủi ro là việc áp
dụng một cách hệ thống các chính sách quản lý, quy trình thủ tục nhằm xác
định, phân tích, đánh giá và tiến hành các biện pháp đối phó với rủi ro”.
Ngày 29/11/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 175/2013/TTBTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc áp dụng có hệ thống
các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh
giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý
hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn
lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế. Hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được đánh giá rủi ro để áp dụng các biện
pháp kiểm tra, giám sát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở
mức độ phù hợp, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.
1.2.1.3. Áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan
Việc áp dụng quản lý rủi ro đối với các lĩnh vực, hoạt động nghiệp vụ
hải quan được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật và các kết quả
8


9

thu thập, xử lý thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro. Nội dung áp dụng quản lý
rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm các hạng mục cụ thể

sau đây:
- Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan;
- Hỗ trợ việc quyết định kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ từ
phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu nhập.
- Hỗ trợ việc quyết định kiểm tra hàng hóa xuất khẩu sau khi đã thông
quan, được tập kết tại các địa điểm trong khu vực cửa khẩu xuất;
- Hỗ trợ việc quyết định kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Hỗ trợ việc quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa xuất
nhập khẩu trong quá trình giám sát hải quan;
- Hỗ trợ việc quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động gia công, sản
xuất hàng xuất khẩu;
- Hỗ trợ việc quyết định kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Hỗ trợ việc quyết định giám sát, kiểm tra trọng điểm đối với người
xuất nhập cảnh, hành lý của người xuất nhập cảnh;
- Hỗ trợ việc quyết định việc giám sát, kiểm tra trọng điểm đối với
phương tiện vận tải xuất nhập cảnh;
- Điều phối việc tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát
hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác
theo kế hoạch kiểm soát rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất
nhập cảnh của cơ quan hải quan;
- Hỗ trợ việc quyết định kiểm tra sau thông quan.
1.2.2. Nội dung của QLRR hoạt động nghiệp vụ hải quan
1.2.2.1. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro hải quan
a. Thông tin quản lý rủi ro hải quan
9


10


Thông tin quản lý rủi ro hải quan bao gồm tất cả các thông tin hải quan,
thông tin nghiệp vụ hải quan và các thông tin khác liên quan, được sử dụng để
phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, cụ thể bao
gồm các thông tin và các nhóm thông tin sau đây:
- Nhóm thông tin về tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, đại lý làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp hoạt động,
kinh doanh các lĩnh vực liên quan: Vận tải, chuyển phát nhanh, cảng, kho.
bãi, kho ngoại quan,...
- Nhóm thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của người
xuất cảnh, nhập cảnh;
- Nhóm thông tin về phương tiện vận tải, chuyên chở xuất cảnh, nhập
cảnh;
- Nhóm thông tin từ kết quả thực hiện của các quy trình, thủ tục hải
quan và các biện pháp nghiệp vụ khác có liên quan;
- Nhóm thông tin nghiệp vụ hải quan (thông tin được cung cấp, được
tạo ra và xử lý trong quá trình thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro).
- Thông tin quản lý rũi ro được quản lý tập trung tại Tổng cục hải quan
để thống nhất việc xử lý, ứng dụng, cung cấp cho các đơn vị hải quan các cấp,
nội dung của thông tin quản lý rủi ro phải được thực hiện theo chế độ nghiệp
vụ và theo quy định của pháp luật về báo mật thông tin.
b. Quy trình thu thập, xử lý thông tin quản lý
Việc thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro được thực hiện gồm 04
bước, trong đó tùy thuộc từng trường hợp cụ thể có thể thực hiện một phần
hoặc toàn bộ các bước, cụ thể như sau:
i) Xác định nhu cầu, mục đích thu thập, xứ lý thông tin: Nhu cầu thông
tin dựa trên một số cơ sở như yêu cầu quản lý; yêu cầu đánh giá rủi ro, đánh
giá tuân thủ; kết quả phân tích, đánh giá rủi ro,... Trên cơ sở đó, tiếp tục làm
rõ mục đích sử dụng thông tin quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ cụ
10



11

thể. Kết quả của bước này là xây dựng được kế hoạch thu thập, xứ lý thông
tin.
ii)Thu thập thông tin: Trên cơ sở kế hoạch nêu trên, công chức hải
quan, đơn vị hải quan sử dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp, theo quy
định để tiến hành thu thập, tổng hợp, cập nhật và quản lý thông tin quản lý rủi
ro.
iii) Xử lý thông tin: Tiến hành đánh giá, đối chiếu, phân tích, tổng hợp
thông tin nhằm đảm bảo mục tiêu đã đặt ra theo kế hoạch thu thập, xử lý
thông tin nên trên. Sản phẩm thông tin đã qua xử lý trở thành thông tin nghiệp
vụ. được cập nhật, chuyển giao đến các cá nhân, tổ chức theo quy định.
iv) Theo dõi, đánh giá hiệu quả: Đơn vị cung cấp thông tin quản lý rủi
ro thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với các thông tin đã cung cấp và phối hợp
với cá nhân, tổ chức tiếp nhận thông tin quản lý rủi ro để điều chỉnh nhu cầu,
cách thức thu thập, xử lý và sử dụng thông tin trên cơ sở các thông tin cập
nhật, phản hồi kết quả thực hiện các biện pháp nghiệp vụ từ họ.
1.2.2.2. Đo lường, đánh giá tuân thủ trong hoạt động nghiệp vụ hải
quan
a. Đo lường, đánh giá tuân thủ Doanh nghiệp
Ngoài việc đánh giá, công nhân doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện
theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/05/2015 của Bộ Tài chính về việc
áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu củaDoanh nghiệp, căn cứ yêu
cầu quản lý hải quan, quản lý thuế, cơ quan hải quan tổ chức đánh giá tuân
thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực sản
xuất, dịch vụ, vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ được thực hiện trên cơ sở

Bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ và ứng dụng nền tảng hệ thống công
nghệ thông tin quản lý rủi ro. Kết quả đo lường, đánh giá nêu trên đã phân
11


12

loại thành nhóm đối tượng doanh nghiệp tuân thủ hoặc không tuân thủ hoặc
thuộc nhóm không đáp ứng các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ của cơ quan
hải quan. Tiếp đó, để đảm bảo việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp xuất nhập
khẩu được đầy đủ và chính xác,các đơn vị hải quan các cấp thường xuyên tổ
chức thực hiện công tác thu thập, cập nhật vào hệ thống thông tin hồ sơ doanh
nghiệp và thông tin quản lý doanh nghiệp tuân thủ.
Để thực hiện yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế, nội dung đánh giá
tuân thủ pháp luật của người khai hải quan được cơ quan hải quan thực hiện
bao gồm các đánh giá về điều kiện sau đây:
Thứ nhất là, điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng
hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu;
Thứ hai là, điều kiện cho phép báo lành số tiền thuế phái nộp;
Thứ ba là, điều kiện cho phép đưa hàng hóa nhập khảu về bảo quản;
Ngoài ra, không chỉ dừng ở việc đánh giá các điều kiện như nêu trên, cơ
quan hải quan còn thực hiện các hoạt động thu thập, xử lý thông tin, phân tích
và đánh giá rủi ro đối với tổ chức, cá nhân trong hoạt động gia công, sản xuất
hàng xuất khẩu; trong hoạt động miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động khác căn cứ
từng điều kiện và yêu cầu quản lý cụ thể.
b. Đo lường tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động xuất nhập
khẩu, xuất nhập cảnh
Việc đo lường tuân thủ pháp luật về hải quan được thực hiện theo kế
hoạch hàng năm và theo các thang đo mức độ tuân thủ khác nhau: mức cao,

trung bình hoặc thấp. Trách nhiệm đo lường tuân thủ được thực hiện theo
phân cấp.
Cụ thể tại cấp Tổng cục, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan
theo từng năm để xây dựng và ban hành bộ chỉ số và kế hoạch đo lường tuân
thủ; tổ chức thực hiện và điều phối việc thực hiện theo kế hoạch được phê
12


13

duyệt như nêu trên đảm bảo việc bố trí có hiệu quả các nguồn lực, biện pháp
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan và các biện
pháp nghiệp vụ khác trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Đối với đơn vị hải quan các cấp, các đơn vị này có trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ phân công theo kế hoạch đo lường tuân thủ và các nội
dung liên quan theo hướng dẫn của Tổng cục hải quan.
Nội dung đo lường tuân thủ bao gồm các hoạt động cụ thể như sau đây:
- Lựa chọn mẫu kiểm tra, tiến hành phân tích;
- Thu thập thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, xử lý đối với mẫu;
- Tổng hợp, phân tích, xác định rõ các thông số sau:
+ Tỷ lệ vi phạm trên tổng số mẫu;
+ Cơ cấu tỷ lệ theo loại rủi ro về tuân thủ pháp luật hải quan;
+ Các nhóm đối tượng trọng điểm và các yếu tố khác có liên quan đến
vi phạm pháp luật về hải quan;
- Đối chiếu kết quả nêu trên so với chỉ số đo lường tuân thủ (đã được
xây dựng, ban hành) để xếp loại mưứ độ tuân thủ pháp luật về hải quan đối
với lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh;
- Báo cáo kết quả đo lường tuân thủ, bao gồm: Mức độ tuân thủ pháp
luật được xếp loại, các chỉ số và cảnh báo rủi ro đối với từng lĩnh vực hoạt
động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

c. Xếphạng Doanh nghiệp
Trên cơ sở chỉ số tiêu chí xếp hạng và phân loại Doanh nghiệp, hệ
thống thông tin quản lý rủi ro tự động tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và tính
điểm để phân loại và xếp Hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hạng Doanh
nghiệp được sử dụng làm chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra trong quá trình làm
thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan và làm cơ sở để tiến hành các biện
pháp nghiệp vụ khác trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan hải
quan.
13


14

Theo định kỳ hoặc căn cứ sự thay đổi về mức độ tuân thủ của Doanh
nghiệp hoặc có thông tin về vi phạm, dấu hiệu vi phạm pháp luật của Doanh
nghiệp hoặc thông tin thu thập, cập nhật bổ sung hồ sơ Doanh nghiệp đã làm
thay đổi Hạng của Doanh nghiệp khi đánh giá lại hoặc qua kết quả theo dõi,
đánh giá có cơ sở để xác định Doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp
luật về hải quan trên địa bàn, Hạng rủi ro Doanh nghiệp có thể được xem xét
để điều chỉnh (nâng Hạng hoặc giảm Hạng so với kỳ xếp hạng trước đó).
Hạng Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phân loại rủi ro theo những hạng
sau đây:
Hạng 1 - Doanh nghiệp ưu tiên;
Hạng 2 - Doanh nghiệp rủi ro rất thấp;
Hạng 3 - Doanh nghiệp rủi ro thấp;
Hạng 4 - Doanh nghiệp rủi ro trung bình;
Hạng 5 - Doanh nghiệp rủi ro cao;
Hạng 6 - Doanh nghiệp rủi ro rất cao;
Hạng 7 - Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu dưới 365 ngày.
1.2.2.3. Đo lường, đánh giá rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

a. Đo lường, đánh giá rủi ro
Để rà soát, phát hiện đối tượng có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro
trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, cơ quan hải quan sử dụng
các kỹ thuật phân tích, đánh giả rủi ro với các nội dung cụ thể như sau:
-Xác định phạm vi, lĩnh vực cần thực hiện phân tích và đánh giá rủi ro;
-Xác định nhu cầu vềthông tin;
-Thực hiện phân tích thông tin, xác định các dấu hiệu rủi ro trên cơ sở
thông tin thu thập về hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và các thông
tin khác có liên quan;
-Xác định đối tượng rủi ro có dấu hiệu rủi ro và tần suất, mức độ (hậu
quả) liên quan trên cơ sở kết qua tổng hợp, sàng lọc, đối chiếu, xác minh
14


×