Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

“SỬ DỤNG GẠO TẤM THAY THẾ 50% NGÔ TRONG THỨC ĂN CHO LỢN NÁI LxY NUÔI CON TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỢN GIỐNG LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.24 KB, 64 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“SỬ DỤNG GẠO TẤM THAY THẾ 50% NGÔ TRONG THỨC
ĂN CHO LỢN NÁI LxY NUÔI CON TẠI CÔNG TY TNHH
MTV LỢN GIỐNG LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH”

HÀ NỘI – 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NUÔI
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“SỬ DỤNG GẠO TẤM THAY THẾ 50% NGÔ TRONG THỨC
ĂN CHO LỢN NÁI LxY NUÔI CON TẠI CÔNG TY TNHH
MTV LỢN GIỐNG LẠC VỆ - TIÊN DU - BẮC NINH”
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Tôn Thất Sơn
Bộ môn

: Dinh Dưỡng- Thức Ăn

Sinh viên thực hiện


: Nguyễn Minh Tuấn

Lớp

: K58-DDTA

Khoa

: Chăn Nuôi

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực
và chưa được sử dụng trong công trình nghiên cứu nào khác. Nếu không đúng như đã
nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Tuấn

1


2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ

tận tình của các thầy cô tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Tôn Thất Sơn, bộ môn Dinh
Dưỡng- Thức Ăn, khoa Chăn Nuôi, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triển khai đề tài, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ - Tiên
Du - Bắc Ninh, Ths. Nguyễn Hữu Thọ - Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Bắc Ninh đã
tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Chăn Nuôi , đặc biệt là các thầy cô
trong bộ môn Dinh Dưỡng - Thức Ăn đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
bạn bè, những người luôn tạo điều kiện , động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn
trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Minh Tuấn

MỤC LỤ

3


LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC ĐỒ THỊ..................................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vii

LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1. Tiềm năng sử dụng lúa gạo của Việt Nam....................................................................3
1.2. Giá trị dinh dưỡng của thóc gạo và phụ phẩm..............................................................5
1.3. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái..........................................................................9
1.3.1. Chu kì động dục của lợn nái....................................................................................................... 9
1.3.2. Thời điểm phối giống thích hợp............................................................................................ 11
1.3.3. Sự thụ tinh....................................................................................................................................... 11
1.3.4. Đặc điểm quá trình mang thai và sinh đẻ............................................................................12
1.3.5. Sinh lý lợn nái nuôi con............................................................................................................. 14
1.4. Nhu cầu dinh dưỡng cuả lợn nái nuôi con..................................................................19
1.4.1. Nhu cầu về năng lượng............................................................................................................... 20
1.4.2. Nhu cầu về protein....................................................................................................................... 20
1.4.3. Nhu cầu về khoáng....................................................................................................................... 22
1.4.4. Nhu cầu về Vitamin (VTM)...................................................................................................... 22
1.4.5. Nhu cầu về nước uống................................................................................................................ 23
1.4.6. Khẩu phần ăn cho lợn nuôi con............................................................................................... 24

4


1.5. Cơ sở sinh học của sinh trưởng ở lợn con và những nhân tố ảnh hưởng.......................25
1.5.1. Cơ sở sinh học của sự sinh trưởng ở lợn con.....................................................................25
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con..................................................26

1.6. Tiêu hóa ở lợn con và ảnh hưởng của cai sữa đến sinh trưởng của lợn con.................30
1.6.1. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của lợn con.................................30
1.6.2. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và sự tiêu hóa enzyme trong hệ thống dạ
dày ruột của lợn con.................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................35
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..............................................................................35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 35
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................................................... 35
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.................................................................................35
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................35
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................35
2.5. Phương pháp chỉ tiêu theo dõi...................................................................................38
2.6. Phương pháp sử lý số liệu.........................................................................................39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................40
3.1. Khối lượng cơ thể lợn con từ sơ sinh đến khi cai sữa( 23 ngày)...................................40
3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ.................................................................42
3.3. Lượng thức ăn thu nhận của lợn mẹ trong thời gian nuôi con......................................45
3.4. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con trong thời gian theo mẹ................................................48
3.5. Hao hụt cơ thể lợn mẹ trong quá trình nuôi con..........................................................49
3.6. Hiệu quả của việc thay thế 50% ngô bằng gạo tấm trong thức ăn cho lợn nái nuôi con. .51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................53
1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 53
2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54

DANH MỤC BẢN

5



Bảng 1.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô...................6
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng của ngô và gạo tấm.................................................7
Bảng 1.3. Tỷ lệ axit béo của ngô và gạo tấm.................................................................8
Bảng 1.4. Tỷ lệ amino acid trong sữa lợn nái...............................................................17
Bảng 1.5. Thành phần dinh dưỡng trong sữa đầu và sữa thường của lợn.....................18
Bảng 1.6. Số lần bú của lợn con trong ngày theo độ tuổi.............................................19
Bảng 1.7. Mức dinh dưỡng của nái nuôi con..............................................................19
Bảng 1.8. Tỷ lệ một số amino acid trong nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái nuôi con................21
Bảng 1.9. Giá trị dinh dưỡng của lợn trong các giai đoạn............................................21
Bảng 1.10. Nhu cầu vitamin cho lợn nái......................................................................23
Bảng 1.11. Nhu cầu nước uống của lợn.......................................................................23
Bảng 1.12. Khẩu phần ăn cho lợn đẻ, nuôi con............................................................24
Bảng 2.1. Tỷ lệ thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lô đối chứng và thí nghiệm................36
Bảng 2.2. Thành phần nguyên liệu lô đối chứng và lô thí nghiệm..............................37
Bảng 3.1. Khối lượng lợn con của lô thí nghiệm và lô đối chứng................................40
Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ (từ sơ sinh đến 23 ngày tuổi)...............43
Bảng 3.3. Lượng thức ăn thu nhận từng ngày của lợn nái nuôi con(kg)......................46
Bảng 3.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn..................................47
Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con theo mẹ................................................................49
Bảng 3.6. Khối lượng lợn nái trong quá trình nuôi con................................................50

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1. Tăng trọng lợn con của lô thí nghiệm và lô đối chứng.............................41
Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ..............................................44
Biểu đồ 3.3. Khối lượng lợn nái ở 4 ngày 14 ngày và ngày cai sữa.............................51

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Ash

Khoáng

CP

Protein thô

ĐC

Đối chứng

LTĂTN

Lượng thức ăn thu nhận

ME

Năng lượng trao đổi

Met

Methionine

STTĐ


Sinh trưởng tuyệt đối

Bv

Giá trị sinh học của protein

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

TĂHH

Thức ăn hỗn hợp

TN

Thí nghiệm

7


LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập và rèn luyện
của mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian đểsinh viên củng cố, hệ
thống hóa những kiến thức đã học, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lý
thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất” và vận dụng chúng một cách linh hoạt vào trong
đời sống sản xuất. Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian giúp sinh viên phát huy tính
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp
tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi.

Xuất phát từ cơ sở trên, cùng với nguyện vọng của bản thân và sự đồngý của
khoa Chăn Nuôi - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, được sự nhất trí của thầy giáo
hướng dẫn: PGS.TS Tôn Thất Sơn và được sự tiếp nhận của cơ sở nên tôi tiễn hành đề
tài: “SỬ DỤNG GẠO TẤM THAY THẾ 50% NGÔ TRONG THỨC ĂN CHO LỢN
NÁI LxY NUÔI CON TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỢN GIỐNG LẠC VỆ - TIÊN
DU - BẮC NINH”.
Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các cán
bộ và nhân viên Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ cùng với sự nỗ lực của bản thân
tôi đã thu được một số kết quả nhất định được trình bày trong khóa luận này. Tuy nhiên, do
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận của tôi không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót, kể cả phương pháp và kết quả nghiên cứu. Vậy tôi rất mong nhận
được sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản khóa
luận được hoàn chỉnh hơn.

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn đã và đang không ngừng
phát triển. Nhiều vùng chăn nuôi đã chuyển dần phương thức chăn nuôi truyền
thống tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sang chăn nuôi lợn ngoại theo hình
thức nuôi công nghiệp.
Để chăn nuôi đàn lợn ngoại đạt hiệu quả cao, bên cạnh những yếu tố về kĩ
thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, hệ thống chuồng trại cần được đảm
bảo,… chúng ta cần phải làm giảm giá thành sản xuất. Thức ăn chăn nuôi là một
yếu tố quan trọng bậc nhất trong chăn nuôi, cần phải giảm giá thành của thức ăn
để có thể đạt được năng suất cao cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức
ăn chăn nuôi đang còn quá phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu. Đặc biệt là nhập

khẩu ngô. Ngô trong nước giá cao, sản lượng thấp, chất lượng không ổn định, dễ
bị nhiễm nấm mốc gây nguy hiểm cho vật nuôi do phương thức canh tác, chăm
sóc và bảo quản vẫn còn lạc hậu. Vì vậy, ngô trong nước khó có thể thay thế
được ngô nhập khẩu.
Việt Nam là một nước sản xuất lúa gạo tốp đầu thế giới, ngành chế biến
lúa gạo cùng rất phát triển. Việc tận dụng gạo tấm - phụ phẩm trong chế biến
nông sản để thay thế cho ngô trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi để có thể
giảm được lượng ngô nhập khẩu và giá thành sản xuất thức ăn đang được quan
tâm nghiên cứu để giúp cho các công ty thức ăn chăn nuôi có thể giảm được giá
thành sản xuất thức ăn cũng như giúp cho nhà chăn nuôi có thể tăng năng suất
chăn nuôi. Với mục đích so sánh hiệu quả của gạo tấm và ngô trong thức ăn cho
lợn nái nuôi con chúng tôi tiến hành thí nghiệm:” Sử dụng 50% gạo tấm thay
thế ngô trong thức ăn cho nái LxY nuôi con tại công ty TNHH MTV Lợn
Giống Lạc Vệ - Tiên Du - Bắc Ninh”.

9


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong thời gian ở trong công ty, tôi tìm hiểu thông tin và làm thí nghiệm
nhằm các mục đích sau:
Xác định lượng thức ăn mà lợn nái thu nhận trong lô thí nghiệm và lô
đối chứng.
Xác định tăng trọng lợn nái và lợn con trong quá trình sử dụng hai loại
thức ăn.
Xác định tỉ lệ tiêu chảy của lợn con khi lợn nái sử dụng 2 loại thức ăn.
Đưa ra kết luận về việc sử dụng gạo tấm để thay thể 50% ngô trong thức
ăn có ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi hay không.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

So sánh khả năng nuôi con của lợn nái khi sử dụng thức ăn có thành phần
50% gạo tấm thay thế ngô và khi sử dụng thức ăn thông thường chỉ chứa ngô.
Hiểu và áp dụng đưa vào thực tế sản xuất thức ăn nếu gạo tám có thể thay
thế ngô với tỉ lệ 50%.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Học hỏi kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi một cách hợp lý để bổ sung
thêm kiến thức cho mình.
Áp dụng những kiến thức đã học và kết quả đề tài để áp dụng vào thực
tiễn sản xuất.

10


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tiềm năng sử dụng lúa gạo của Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo là chính. Khoảng
80% trên tổng số 11 triệu hộ dân tham gia sản xuất, chủ yếu là canh tác thủ
công. Do sản xúa lúa gạo là nguồn thu nhập chính và cung cấp lương thực, thực
phẩm cho các hộ dân và cho thị trường trong nước, nên nhà nước khuyến khích
phát triển ngành lúa gạo gắn liền với phát triển nông thôn. Nước ta có 2 vùng
sản xuất lúa gạo trọng điểm là vùng đồng bằng song Cửu Long với sản lượng
khoảng 4 triệu hecta gieo trồng/năm và đồng bằng sông Hồng với khoảng 1.1
hecta gieo trồng/năm. Năm 2011, diện tích lúa ở nước ta khoảng 7652 triệu ha,
năng suất trung bình đạt 55.3 tạ/ha, sản lượng lúa cả nước khoảng 42.3 triệu
tấn(niên giám thống kê, 2011). Theo Cục trồng trọt – Bộ NN và PTNT, quy
hoạch đất trồng lúa năm 2015 là 3.899 triệu ha, trong đó lúa hai vụ trở lên chiếm
3.258 triệu ha với diện tích gieo trồng khoảng 7.3 triệu ha.
Năm 2020, dự kiến quỹ đất lúa ổn định là 3812 ha, trong đó, lúa hai vụ trở lên
là 3.222 triệu hecta, gieo trồng khoảng 7 triệu ha. Mục tiêu năm 2015 – 2020, sản

lượng có thể đạt 42 – 43 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.
Như vậy, sản lượng thóc ở Việt Nam từ nay đến 2020 đạt khoảng 42 – 43
triệu tấn/năm. Theo đó, nhu cầu thóc giống dao động trong khoảng từ 0.8 – 1
triệu tấn/năm. Nhu cầu ăn và dự trữ trong nước mỗi năm khoảng 22 – 24 triệu
tấn. Nhu cầu thóc để chế biến trong nước khoảng 0.6 – 1 triệu tấn/năm. Nhu ầu
cho thức ăn trong chăn nuôi và hao hụt từ 7.5 – 8.5 triệu tấn/năm. Từ đó, sản
lượng thóc hàng hóa dự kiến năm 2015 là 11.1 triệu tấn và năm 2020 là 8.7 triệu
tấn. Đây là nguồn thóc gạo rất lớn với thị trượng trong nước.
Việt Nam là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu gạo thứ hai thế giới sau
Thái Lan. Trong năm 2011, nước ta xuất khẩu khoảng 7.1 triệu tấn gạo. Năm
2012, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 7.72 triệu tấn( tăng 8.3% so với năm 2011),
năm 2013 đạt 6.7 triệu tấn. Theo Tổng Công Ty Lương thực Miền Nam, tăng lên
11


về số lượng nhưng chất lượng không tăng làm cho giá trị xuât khẩu gạo giảm.
Năm 2012, trị giá FBO là 3.45 tỷ USD giảm 1.98% so với năm 2012. Năm
2013, FBO đạt khoảng 2.89 tỷ USD, giảm 16. 24% so với năm 2012. Nguyên
nhân cơ bản làm cho gạo Việt Nam không được ưa chuộng tại nước ngoài là vừa
không có thương hiệu, chất lượng lại thấp( khoảng 70% gạo xuất khẩu của nước
ta có phẩm cấp thấp, 25% tấm). vì vậy, gạo Việt Nam khó có thể tiếp cận với
những phân khúc thị trường cấp cao. Trong khi ở phân khúc cấp trung , cấp thấp
thì lại có nhiều nguồn gạo từ các nước khác cạnh tranh, làm giảm giá bán và lợi
nhuận. Để giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngành xuất khẩu gạo, cần
phải chọn phân khúc thị trường gạo chất lượng cao cho thời gian sắp tới, đồng
thời cần chú trọng việc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo.
Một nghịch lý của nền Nông Nghiệp Việt Nam, đó là nước ta là một nước
nông nghiệp, chuyên xuất khẩu lúa gạo với kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,7 tỷ USD
nhưng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng khoảng 3 tỷ USD.
Việc sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu thức ăn nhập

khẩu mà nguồn nguyên liệu này liên tục tăng giá. Giá nguyên liệu tăng do nhiều
nguyên nhân, trong đó thiên tai là yếu tố đáng báo động. Vụ thiên tai cuối năm 2011
và đầu năm 2012, một vụ khô hạn chưa từng có trong 25 năm qua ở Mỹ đã làm cho
61% diện tích đất trồng trọt bị ảnh hưởng và làm giảm đáng kể sản lượng ngô và đỗ
tương. World Bank cảnh báo rằng khô hạn sẽ còn tiếp tục diễn ra ở Mỹ, Nga và Ấn
Độ, điều này làm cho giá ngô và đỗ tương tăng lên tới hai lần so với năm 2010. Giá
thức ăn và nguyên liệu thức ăn trên thế giới có xu hướng ngày càng giảm. Tuy nhiên
vẫn có những biến động bất thường làm cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở
nước ta gặp rất nhiều khó khăn, và phát triển không bền vững.
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước nguy cơ
phát triển không bền vững do đang rất phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập
khẩu. Chính vì vậy, việc tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế có sẵn trong nước
đang được quan tâm.

12


Thêm vào đó, để giành lại thị phần thức ăn trong nước, cần phải tìm ra
nguồn nguyên liệu phù hợp và nâng cao chất lượng của sản phẩm thức ăn chăn
nuôi. Với sản lượng lúa gạo hằng năm đạt khoảng trên 40 triệu tấn( khoảng 45
triệu tấn năm 2015), việc tận dụng phụ phẩm trong ngành sản xuất gạo để thay
thế một phần trong sản xuất thức ăn chăn nuôi là vấn đề cần thiết để giảm sự
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc sử dụng tấm đề thay thế ngô
vừa giải quyết được vấn đề nguồn nguyên liệu trong ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi vừa giải quyết được vấn đề đầu ra cho phụ phẩm ngành xay xát.
1.2. Giá trị dinh dưỡng của thóc gạo và phụ phẩm
Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm các thành phần
như trấu (husk), chiếm tỷ lệ khoảng 20%; gạo xay (còn gọi là gạo lức, gạo lật brown rice) với tỷ lệ khoảng 80%; cám bổi (polard) chiếm 11%, trong đó, cám
mịn (Rice polishing) là 8% và cám thô (bran) là 3%; tấm (crack rice) khoảng 2%
và gạo trắng (white rice) chiếm tỷ lệ khoảng 67%.

Tỷ lệ thóc gạo và các phụ phẩm được trình bày trong sơ đồ 1.1

Thóc
100%

Gạo lật
80%

Trấu
20%
Cám bổi
11%

Cám mịn
8%

Tấm
2%

Gạo trắng
67%

Cám thô
3%
Sơ đồ 1.1: Tỷ lệ phụ phẩm ngành xay xát thóc
(nguồn: Floukess - 1998)

13



Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô được
đánh giá ở các chỉ tiêu năng lựợng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ, chất
xơ, chất khoáng theo kết quả của Kyiomi Kosaka (1990) được trình bầy ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo xay và ngô
Chỉ tiêu

Gạo xay

Ngô

STFC*

Arbolio**

STFC*

Độ ẩm, %

13,8

14,2

13,5

Protein thô, %

7,9

8,1


8,8

Lipit thô, %

2,3

2,1

3,9

Chiết chất không nitơ (NFE) %

73,7

74,3

70,7

Xơ thô, %

0,9

0,9

1,9

Tro thô, %

1,4


1,4

1,2

ME gia cầm (Mcal/kg)

3,29

3,35

3,27

Nguồn: Kiyomi Kosaka (1990)

*STFC: Srandard Tables of Feed Composition in Japan, 1987
** Arbolio: Một chủng thóc của Ý, chi tiết từ Yamzaki et al. (1988 )
Kết quả ở bảng 1.1 cho thấy, sự khác nhau về hàm lượng protein thô, chất
triết không nitơ và tro thô giữa ngô và gạo xay là không đáng kể. Đặc biệt giá trị
năng lượng trao đổi của ngô và gạo xay gần như tương đương nhau (3,27 và
3,29 Mcal/kg). Mặc dù hàm lượng lipit thô của gạo xay thấp hơn ngô khá nhiều
(2,1 và 3,9 %). Điều này cho thấy thay thế ngô bằng gạo, hoàn toàn đáp ứng đủ
nhu cầu về năng lượng. Hàm lượng xơ thô trong gạo xay thấp hơn trong ngô là
1% (0,9 và 1,9%). Điểm yếu nhất của gạo xay so với ngô là rất nghèo sắc tố
(xanthophyll và criptoxanthine…).
Riêng thóc, có nhiều yếu điểm hơn so với ngô và gạo xay. Giá trị năng
lượng trao đổi của thóc thấp hơn so với gạo xay và ngô khoảng 15-20%. Hàm
lượng xơ thô cao hơn gạo xay từ 6,1 – 7,7% và cao hơn ngô từ 5,1 – 6,7%. Đặc
biệt vỏ trấu của thóc rất khó tiêu hóa. Theo Sikka (2007) trong vỏ trấu có 35%
14



cellulose, 30% lignin, 18% pentosans và 17% tro thô.
Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng của ngô và gạo tấm
Chỉ tiêu
Protein thô, %
ME, kcal/kg
Lipit thô, %
Xơ thô, %
Tro thô, %
Ca, %
P, %
Na, %
Cl, %
Lysine, %

Ngô
8.8
3300
3.9
1.9
1.2
0.01
0.13
0.5
0.05
0.2

Gạo tấm
8.7
3340

9.9
0.9
4.6
0.03
0.15
0.3
0.21
0.31

Từ bảng 1.1 có thể thấy tỷ lệ dinh dưỡng của gạo tấm và ngô khác nhau.
Giá trị năng lượng của ngô là 3300 kcal/kg thấp hơn so với gạo tấm
3340kcal/kg, hàm lượng lipit trong gạo tấm cũng cao hơn ngô khác nhiều( 9.9%
ở gạo tấm và 3.9% ở ngô). Gạo tấm có tỷ lệ tro thô, Ca, P, Cl, và Lysine cao hơn
so vơi ngô và tỷ lệ xơ thô, protein thôi hơi thấp hơn ngô. Nhìn chung thì thành
phần dinh dưỡng của gạo tấm có phần tốt hơn so với ngô.

Bảng 1.3. Tỷ lệ axit béo của ngô và gạo tấm
Chỉ tiêu (%)

Ngô hạt

Gạo tấm

Protein thô

7,93

8,0

Aspartic acid


0,64

0,53

Threonine

0,26

0,30

Serine

0,27

0,37

Glutamic acid

1,28

1,55
15


Glycine

0,38

0,30


Alanine

0,49

0,62

Valine

0,46

0,34

Methionine

0,24

0,17

Isoleucine

0,31

0,28

Leucine

0,60

1,03


Tryptophan

0,35

0,38

Phenylalanine

0,40

0,47

Histidine

0,27

0,28

Lysine

0,31

0,25

Arginine

0,60

0,35


Cystine

0,57

0,49

Trong 16 axit amin phân tích được thì có 9 axit amin (Asparctic, glycine,
valine, methionine, isoleucine, leucine, lysine, argynine, cystine) trong ngô cao
hơn gạo tấm; có 7 axit amin (threonine, serine, glutamic, alanine, tryptophane,
phenylalanine, histidine) trong gạo tấm cao hơn ngô
1.3. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái
1.3.1. Chu kì động dục của lợn nái
Chu kì động dục của lợn cái là khoảng thời gian giữa hai lần động dục
liên tiếp, khoảng thời gian đó thường từ 18 – 21 ngày(19.1 ± 1.77, chiếm 94.5%
chu kỳ). Lợn cái hậu bị thường có chu kì ngắn hơn từ 17 – 18 ngày, đôi khi còn
ngắn hơn nữa (ITP, 2000).
Khoảng thời gian này giữa các giống khác nhau không có sự khác nhau
nhưng tuổi và chế độ chăm sóc có ảnh hưởng tương đối rõ. Lợn còn non thhif
chu kì động dục ngắn hơn lợn trưởng thành.
Chu kì động dục của lợn cái được chia thành 4 giai đoạn như sau:
16


- Giai đoạn trước động dục
Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ động dục, kéo dài 1-2 ngày, là thời gian
chuẩn bị đầy đủ cho đường sinh dục của lợn nái đón nhận tinh trùng, cũng như đảm
bảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai.
Trong giai đoạn này, có sự thay đổi cả về trạng thái cơ thể cũng như trạng
thái thần kinh: ở giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh, thành thục và nổi

rõ trên bề mặt buồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai
đoạn này noãn bao có đường kính là 4mm, cuối giai đoạn noãn bao có đường
kính 10-12mm. Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng
lông nhung tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết nhanh, hệ thống tuyến, âm
đạo tăng tiết dịch nhầy, niêm dịch ở cổ tử cung tiết ra làm cổ tử cung hé mở. Các
noãn bao chín, tế bào trứng tách khỏi noãn bao. Tử cung co bóp mạnh, cổ tử
cung mở ra, niêm dịch chảy ra. Lợn cái bắt đầu xuất hiện tính dục, âm hộ sưng
lên, hơi mở có màu hồng tươi, cuối giai đoạn có dịch nhờn chảy ra. Do hàm
lượng Progesteron giảm xuống đột ngột nên lợn cái giảm ăn, hay kêu rống, thích
nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình.
- Giai đoạn động dục.
Đây là giai đoạn tiếp theo và thường kéo dài từ 2-3 ngày, tính từ khi tế bào
trứng tách khỏi noãn bao. Giai đoạn này các biến đổi của cơ quan sinh dục rõ nét
nhất, âm hộ sung huyết, phù thũng rõ rệt và chuyển sang màu mận chín, niêm mạc
trong suốt, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều, keo đặc hơn, nhiệt độ âm đạo tăng từ
0.3 – 0.7 °C, pH hạ xuống trước. Lợn cái biểu thị tính hưng phấn cao độ, ở trạng thái
không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ hoặc bỏ ăn, kêu rống, phá chuồng, đứng ngẩn ngơ,
nhảy lên lưng con khác hay để con khác nhảy lên lưng mình, đái rắt, thích gần con
đực, xuất hiện các tư thế của phản xạ giao phối như đuôi cong lên và lệch sang một
bên, hai chân sau dạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực.
Nếu ở giai đoạn này, tế bào trứng gặp tinh trùng và xảy ra quá trình thụ
tinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngừng lại, gia súc cái ở giai đoạn có
thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tuỳ loài gia súc thì chu kỳ sinh dục
17


mới bắt đầu lại. Nếu không xảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽ chuyển sang giai
đoạn tiếp theo của chu kỳ tính.
- Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 ngày, toàn bộ cơ thể nói chung và cơ

quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường. Trên buồng
trứng, thể hồng chuyển thành thể vàng, đường kính lên tới 7-8 mm và bắt đầu
tiết Progesterone. Progesterone tác động lên vùng dưới đồi theo cơ chế điều hoà
ngược làm giảm tiết Oestrogen, từ đó làm giảm tính hưng phấn thần kinh, con
vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh, chịu khó ăn uống hơn, niêm mạc toàn
bộ đường sinh dục ngừng tăng sinh, các tuyến ở cơ quan sinh dục ngừng tiết
dịch, các biểu mô tầng nhầy bong ra, cổ tử cung đóng lại.
- Giai đoạn nghỉ ngơi
Giai đoạn này dài nhất chiếm phần lớn chu kỳ động dục,kéo dài từ 10-12
ngày, bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi rụng trứng mà không được thụ tinh và kết
thúc khi thể vàng bị tiêu huỷ lợn cái không còn biểu hiện gì về hành vi sinh dục.
Đây là giai đoạn chuyển giao giữa hai lần động dục, lợn cái hoàn toàn yên tĩnh,
cơ quan sinh dục hoạt động trở lại trạng thái sinh lý bình thường, trong buồng
trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao bắt đầu phát dục, nhưng chưa nổi rõ trên
bề mặt buồng trứng. Toàn bộ cơ quan sinh dục dần xuất hiện những biến đổi
chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo.
Như vậy, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, nắm đựơc chu kỳ tính và các
giai đoạn của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế độ nuôi
dưỡng, chăm sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đó
nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.
1.3.2. Thời điểm phối giống thích hợp
Thời gian tinh trùng lợn đực giống sống trong tử cung lợn nái khoảng 45
đến 48 giờ, trong khi trứng của lợn nái tồn tại và thụ thai có hiệu quả là rất ngắn,
cho nên phải tiến hành đúng lúc, thời điểm phối giống thích hợp nhất là vào giữa
18


giai đoạn chịu đực.
Đối với lợn nái ngoại, thời điểm phối giống thích hợp nhất khi có hiện
tượng chịu đực từ 6 - 8 giờ, hoặc phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày thứ 4 kể

từ lúc bắt đầu động dục.
Đối với lợn nái nội thời điểm phối giống sớm hơn lợn nái ngoại 1 ngày. Tức
là vào cuối ngày thứ 2 sang ngày thứ 3, vì thời gian động dục ngắn hơn.
Đối với thụ tinh nhân tạo:
Lợn nái: phối 2 liều, sáng mê – chiều phối lần 1 – sáng hôm sau phối lần 2
Lợn cái hậu bị: mê phối ngay, sáng mê, phối liều 1 – chiều phối liều 2 – sáng
hôm sau phối liều 3.
1.3.3. Sự thụ tinh
Quá trình thụ tinh là một quá trình sinh lý phức tạp của tế bào trứng và tế
bào tinh trùng đã hoàn toàn thành thục gặp nhau, phát sinh đồng hóa, dị hóa kết quả
tạo một tế bào sống mới mang đặc tính di truyền của bố và mẹ.
Có hai hình thức thụ tinh là: thụ tinh trực tiếp và thụ tinh nhân tạo.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002), thụ tinh trực tiếp là quá trình
giao phối giữa gia súc đực và gia súc cái, tinh dịch của con đực đi vào đường
sinh dục con cái để tế bào trứng và tinh trùng kết hợp với nhau ở 1/3 phía trên
ống dẫn trứng tạo ra một tế bào mới là hợp tử.
Thụ tinh nhân tạo là trường hợp dùng tinh dịch của con đực đã pha loãng
bơm vào đường sinh dục con cái để tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp
tử. Trong chăn nuôi lợn hiện nay, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã cải tạo được
giống gia súc, giảm thiểu số đầu đực giống , nâng cao hiệu suất sử dụng đực
giống, có thể thương mại hoá tinh dịch, bảo tồn quỹ gen, phòng các bệnh truyền
nhiễm, kí sinh trùng lây qua tiếp xúc. Đây là biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để
nhân giống, cải tạo giống một cách tốt nhất, nhanh nhất nhằm thúc đẩy nghành
chăn nuôi lợn phát triển.
1.3.4. Đặc điểm quá trình mang thai và sinh đẻ
19


* Hiện tượng có thai:
Có thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể con cái, nó được bắt

đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi sinh đẻ xong.
Trong thực tế, sự có thai của gia súc được tính ngay từ ngày phối giống lần
cuối. Thời gian có thai phụ thuộc vào những điều kiện và các yếu tố khác nhau. Nó
dài hay ngắn tùy theo loài, giống gia súc, tuổi gia súc mẹ, lứa sinh sản, trạng thái
dinh dưỡng, sức khỏe, trạng thái cơ quan sinh dục và số lượng bào thai,…
Theo Đặng Đình Tín (1986), Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002): Thời
gian có thai của lợn trung bình là 114 ngày.
Sau khi thụ tinh, hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung và phát triển thành thai. Cùng
với quá trình phát triển của bào thai, nhau thai, thể vàng, cơ quan sinh dục nói riêng
và toàn bộ cơ thể mẹ nói chung xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý khác nhau.
* Sinh lý đẻ:
Khái niệm: Theo TS.Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002), gia súc cái mang
thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển
đầy đủ, dưới tác động của hệ thống thần kinh – thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện
những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài,
quá trình này gọi là quá trình sinh đẻ.
Những biểu hiện của cơ thể mẹ trong thời gian gần sinh đẻ: chủ yếu là cơ
quan sinh dục và bầu vú.
+Trước khi đẻ 1 – 2 tuần, niêm dịch ở cổ tử cung, đường sinh dục lỏng,
sánh dính và chảy ra ngoài.
+Trước khi đẻ 1 – 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những
thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và sung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng
to, tĩnh mạch vú nổi rõ, sữa bắt đầu tiết.
Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định gia súc đẻ:
+ Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong.
20


+ Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt được sữa đầu.
+ Trước khi đẻ 1/2 ngày, hàng vú trước vắt được sữa đầu.

+ Trước khi đẻ 2 – 3h, hàng vú sau vắt được sữa đầu.
* Cơ chế đẻ: Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ
chế thần kinh – thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai đã thành thục:
- Về mặt cơ giới: thai trong tử cung cơ thể mẹ sinh trưởng và phát triển một
cách tối đa. Ở thời kì cuối, thai to tiếp giáp với tử cung, thai chèn ép xoang bụng, đè
mạnh vào cơ quan sinh dục , ép chèn mạch máu và đám rối thần kinh hông – khum ,
làm kích thích truyền về thần kinh trung ương, điều tiết hormone gây đẻ. Mặt khác
thai chèn ép con đạp vào tử cung làm tử cung co bóp, sự co bóp tăng theo thời gian,
kể cả cường độ và tần số, dẫn đến tử cung mở và thoát ra ngoài.
- Nội tiết: trong thời gian mang thai, thể vàng và nhau thai cùng tiết ra
Progesterone, hàm lượng Progesterone trong máu tăng tạo nên trạng thái an thai.
Đến kì chửa cuối, thể vàng teo dần và mất hẳn nên hàm lượng Progesterone
giảm. Đồng thời tuyến yên tiết Oxytocin, nhau thai tăng tiết Relaxin làm giảm
thể trạng xương chậu và mở cổ tử cung, tăng tiết Oestrogen làm tăng độ mẫn
cảm của cố tử cung với Oxytocin trước khi đẻ.
- Biến đổi quan hệ giữa cơ thể mẹ và nhau thai: khi thai đã thành thục thì
quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai không còn cần thiết nữa , lúc này thai đã trở
thành một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ.
Thời gian đẻ kéo dài hay ngắn tùy từng loại gia súc, ở lợn thường từ 2-6 h,
nó được tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.
1.3.5. Sinh lý lợn nái nuôi con
Chăn nuôi lợn nái nuôi con có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là là
khâu cuối cùng tạo sản phẩm trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Giai đoạn này
quyết định chất lượng lợn con giống và hiệu quả kinh tê trong nghề chăn nuôi
lợn nái. Vì vậy, trong chăn nuôi lợn nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu đó là:
- Lợn nái nuôi con tiết nhiều sữa với chất lượng tốt
- Cả lợn mẹ và con khỏe, lợn con sinh trưởng nhanh, có số con và trọng
21



lượng cai sữa cao
- Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao
- Lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau
cai sữa đàn con.
 Cấu tạo tuyến sữa
Tuyến sữa của lợn gồm 2 phần: Phần phân tiết và phần dẫn sữa.
Phần phân tiết: Gồm vô số các tuyến bào tạo thành từng chùm như các
chùm nho các tế bào phân tiểt nằm mặt trong của các tuyến bào, tổng hợp sữa và
phân tiết vào xoang tuyến bào.
Phần dẫn sữa: Gồm hệ thống ống dẫn sữa nhỏ xuất phát từ các xoang
tuyến bào. Các ống dẫn sữa nhỏ được tập trung lại thành ống dẫn trung bình rồi
thành ống dẫn sữa lớn, để cuối cùng đổ vào bể sữa. Bể sữa được thông ra ngoài
bởi ống tiết sữa (ống thông sữa).
 Quá trình hình thành sữa:
Sự hình thành sữa là một quá trình tổng hợp phức tạp xảy ra trong các tế
bào tuyến, chọn lọc dinh dưỡng từ huyết tương để tổng hợp nên những thành
phần đặc trưng của sữa. Thành phần của sữa và huyết tương rất khác nhau, hàm
lượng đường sữa gấp 90 – 95 làn, mỡ sữa gấp 40 lần. Ngược lại một số chất tại
ít hơn trong huyết tương như protit thấp hơn protit huyết tương 2 lần, vitamin 6
tần, v.v…, y globulin, enzym, hormon, khoáng được lọc từ máu vào, các thành
phần cazein, lacto, mỡ sữa phải trải qua quá trình tổng hợp ở tế bào tuyến.
+ Cazein sữa: Được tổng hợp ở ti thể của tế bào tuyến từ các axít amin
của huyết tương. Sự tổng hợp cazein giống như sự tổng hợp protein của mô bào.
Các axít amin từ máu chuyển qua sẽ được hoạt hoá và gan với ARN vận chuyển
để đi tới Riboxom của tế bào tuyến tiến hành tổng hợp cazein và một số protein
đặc thù khác của sữa như Lactoglobulin…
+ Lactose sữa được hình thành từ 2 đường đơn (monosacarid): Glucoz và
Galactoz. + Lacto albumin và lactoglobulin là những protein được tạo thành từ
lactoz và albumin, globulin của máu.
22



+ y globulin sữa: từ máu chuyển thẳng vào.
+ Mỡ sữa: Được tổng hợp từ các axít béo mạch ngắn: 4 -12 C (30%). Các
axít béo kết hợp với glyxerin để tạo ra mỡ trung tính. Một phần mỡ sữa được sử
dụng từ các mỡ trung tính có trong huyết tương.
+ Điều hoà quá trình sản sinh sữa ở lợn: Quá trình hình thành sữa được
điều hòa bởi cơ chế thần kinh thể Dịch. Trong thời kỳ tiết sữa, dưới tác động
kích thích bú của lợn con, xung động thần kinh truyền về tuỷ sống, rồi lên hành
tủy và vùng dưới đồi. Thông qua vùng dưới đồi, tiết ra các yếu tố giải phóng,
thùy trước tuyến yên tiết ra các kích tố FSH, LH, ACTH…
+ FSH kích thích lớp tế bào hạt tiết oestrogen, kích thích phát triển
ống dẫn sữa.
+ LH kích thích thể vàng tiết progesteron, làm phát triển các tố chức túi tuyến.
+ Prolactin kích thích sự phát triển của mô tuyến và tạo sữa, dưỡng thể vàng.
+ STH kích thích SX sữa thông qua việc tăng cường trao đối đường và protein.
+ TH kích thích tuyến giáp tiết thyroxin làm tăng lượng sữa và mỡ sửa.
+ ACTH kích thích vỏ thượng thận tiết costicoit thúc đẩy trao đổi chất,
duy trì khả năng tiết sữa. Lượng sữa có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của
tuyến vú trong thời kỳ chửa và nuôi con. Giai đoạn chửa, sự phát triển cùa tuyến
vú chịu tác động của các hormon sinh dục, tuyến yên, tuyến trên thận. Sau khi
đẻ phụ thuộc vào số lợn con. Lượng sữa thay đổi tùy theo mức độ dinh dưỡng,
giống, số con nuôi trong ổ, v.v… Trong 1 chu kỳ tiết sữa, lượng sữa tăng dần và
đạt đỉnh cao ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần. Lợn nái tiết khoảng 300 lít/chu kỳ.
Lợn con bú được khoảng 30kg/con (500 – 600g/con/ngày), mỗi lần bú là 20 –
25g/con. Lượng sữa khác nhau ở các vú, vì mỗi tuyến vú là 1 đơn vị độc lập và
hoàn chỉnh. Các vú phía trước lượng sữa tiết ra nhiều hơn. Lượng sữa lợn con
bú được trong 1 chu kỳ tiết sữa: vú trước 36 – 45kg, vú sau 27 – 28kg. Vì vậy,
việc cố định đầu vú cho lợn con là rất quan trọng.
 Quá trình thải sữa:

23


×