Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du – Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.17 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Đề tài:
“ Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu x
LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ - Tiên Du
– Bắc Ninh ”
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
i
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
* Tạo môi trường sống phù hợp 13
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thành phần các chất dinh dưỡng có trong Propep Error: Reference
source not found
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Công thức thức ăn thí nghiệm cho lợn giai đoạn 21 – 56 ngày tuổi
Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn con cai sữa Error:
Reference source not found
Bảng 4.1: Sinh trưởng tích lũy lợn con thí nghiệm (kg/con) Error: Reference source
not found
Bảng 4.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm (g/con/ngày) Error:
Reference source not found
Bảng 4.3: Lượng thức ăn thu nhận của lợn con thí nghiệm (kg/con/ngày). .Error:
Reference source not found
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
ii
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 4.4 : Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn Error: Reference source
not found
Bảng 4.5: Số lượng lợn con mắc tiêu chảy ở các lô trong 2 lần thí nghiệm.Error:


Reference source not found
Bảng 4.6: Theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn con trong thời gian thí
nghiệm Error: Reference source not found
Bảng 4.7: Hiệu quả sử dụng Propep đối với lợn con sau cai sữa 21 – 56 ngày tuổiError:
Reference source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Khối lượng cở thể lợn con từ 21 đến 56 ngày tuổi. Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm Error: Reference
source not found
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
iii
Khóa luận tốt nghiệp
Biểu đồ 4.3: Lượng thức ăn thu nhận của lợn thí nghiệmError: Reference source
not found
Biểu đồ 4.4: Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm (kg/kg) Error:
Reference source not found
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
iv
Khóa luận tốt nghiệp
1. ĐC: Đối chứng
2. TN1: Thí nghiệm 1
3. TN2: Thí nghiệm 2
4. cs: Cộng sự
5. HQSDTA: Hiệu quả sử dụng thức ăn
6. CPTA: Chi phí thức ăn
7. LTATN: Lượng thức ăn thu nhận
8. Cv: Độ lệch chuẩn
9. SE: Sai số tiêu chuẩn

10. TĂ: Thức ăn
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
v
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng ở Việt Nam trong
những năm qua đã phát triển mạnh mẽ do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi không
ngừng tăng lên song song với thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Tốc
độ tăng đàn lợn đạt trên 3,4%, tổng sản lượng thịt đạt 2,88 triệu tấn tăng 4,1% so
với năm 2008. Theo số liệu thống kê gần đây nhất tại thời điểm 01/4/2010, cả nước
có 27,3 triệu con, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Đàn lợn Việt Nam luôn
tăng trưởng dương và có tốc độ phát triển nhanh, đều hơn các vật nuôi khác.
Ở Việt Nam hiện nay, phong trào chăn nuôi lợn ngoại đang phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn thực phẩm có tỷ lệ nạc cao. Ngoài
việc chăn nuôi lợn tại các hộ gia đình, đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi
lợn với quy mô lớn, vừa và nhỏ. Các dòng và giống lợn lai cao sản đã được áp
dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tỷ lệ thịt nạc. Để phát
huy tiềm năng sản xuất của các giống lợn này, đòi hỏi phải có đủ nhu cầu về
dinh dưỡng trong đó có nhu cầu về protein và axit amin trong tất cả các giai
đoạn, đặc biệt giai đoạn lợn con sau cai sữa vì đây là giai đoạn quan trọng, có
tầm ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi giai đoạn sau này.
Các loại nguyên liệu chứa nguồn Protein chất lượng tốt như khô đậu
tương, bột cá, bột máu, bột huyết tương (plasma) có thể dùng để bổ sung vào
thức ăn cho lợn. Bột huyết tương là loại protein hay được sử dụng để bổ sung
vào khẩu phần thức ăn cho lợn, tuy nhiên giá thành của loại này lại tương đối
cao. Để có thể giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế thì công ty
dinh dưỡng quốc tế (International Nutrition) đã sản xuất ra sản phẩm propep từ
quá trình thủy phân ruột non lợn . Xuất phát từ những vấn đề trên, để xác định

Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
1
Khóa luận tốt nghiệp
khả năng sử dụng propep thay thế một phần plasma cho lợn con sau cai sữa và
đánh giá hiệu quả sử dụng propep, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu sử dụng ProPep trong thức ăn cho lợn con giống ngoại (PiDu
x LY) từ 21 – 56 ngày tuổi tại Công ty TNHH MTV Lợn giống Lạc Vệ -
Tiên Du – Bắc Ninh”
1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá hiệu quả sử dụng Propep trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa.
- Xác định khả năng sử dụng propep thay thế một phần bột plasma trong
thức ăn của lợn con sau cai sữa.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi chặt chẽ, số liệu thu được phải chính xác, đảm bảo tính khách quan
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
2
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM PROPEP
 Propep là một sản phẩm cung cấp protein chất lượng cao do công ty dinh
dưỡng quốc tế sản xuất
 Propep chứa nguồn protein dễ tiêu hơn, được dùng trong khẩu phần lợn
con.
 Propep là một loại protein được sản xuất từ ruột non của lợn lấy từ các xí
nghiệp giết mổ.
2.1.1. Nguyên liệu sản xuất Propep
- Ruột non lợn

- Vỏ đỗ tương
- Hương liệu thiên nhiên và nhân tạo
2.1.2. Quy trình sản xuất Propep
Để sản xuất ra sản phẩm propep, đầu tiên ruột non lợn được thủy phân
theo điều kiện sản xuất dược phẩm để chiết xuất hợp chất heparin, vốn được
dùng làm thuốc chữa bệnh trên người và vật nuôi. Sau khi chiết xuất, dịch thủy
phân còn lại được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất ra sản phẩm propep.
Dịch này chứa hỗn hợp các phân tử protein có kích cỡ nhỏ. Các phân tử này
gồm các chuỗi peptide ngắn và amino acid tựdo. Sau đó, dịch thủy phân sẽ được
phối trộn với sản phẩm bột đỗ tương đã được xử lý rồi sấy khô để tạo ra sản
phẩm propep
2.1.3. Hướng dẫn sử dụng Propep
Công ty dinh dưỡng quốc tế khuyến cáo liều sử dụng của Propep là 1,5%
- 3% trộn trong thức ăn hỗn hợp. Tuy nhiên, qua nhiều thử nghiệm cho thấy hàm
lượng sử dụng lên đến 6% sẽ đưa đến hiệu quả tốt hơn.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
3
Khóa luận tốt nghiệp
Công ty International Nutrition sản xuất 2 loại Propep: Propep T với 32%
protein thô và Propep F chứa 50% protein thô. Khi phối hợp khẩu phần giữa
Propep và các nguyên liệu khác như ngô, đỗ tương, bột cá và bột sữa whey thì
chúng ta có thể điều chỉnh để đạt được giá trị sử dụng amino acid là tốt nhất.
Bảng 2.1: Thành phần các chất dinh dưỡng có trong Propep
Tên thành phần Propep F (%) Propep T (%)
Protein thô 32 50
Lipit thô 2 1
Xơ thô 5 19
Ca 0,42 0,42
P 0,49 0,49
Lysine 3,5 2,42

Methionine 0,7 0,58
Cystein 0,77 0,61
Threonine 2,22 1,34
Tryptophan 0,44 0,37
Arginine 3,2 2,61
Histidine 1,3 0,6
Leucine 3,81 2,76
Isoleucine 1,95 1
Phenylananine 2,32 2,01
Valine 2,52 1,89
ME (Mcal/kg) 3,65 3,55
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
4
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON
2.2.1. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở lợn con
Sau khi sinh cần phải cho lợn con bú ngay sữa đầu vì sữa đầu có giá trị
dinh dưỡng rất cao: hàm lượng vitamin A gấp 5 – 6 lần so với sữa thường,
vitamin D gấp 3 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B
1
và sắt gấp 1,5 lần. Hệ
thống tiêu hóa của lợn con trong những ngày đầu sơ sinh cả về cấu trúc hình thái
học và hoạt động của các enzyme tiêu hóa chỉ thích hợp với việc tiếp nhận và
tiêu hóa sữa như là một nguồn dinh dưỡng duy nhất (Whitemore, 1993). Trong
36 giờ đầu sau khi sinh, thành ruột non của lợn con có khả năng hấp thu nguyên
vẹn những globulin phân tử lượng lớn, một sự hấp thu tích cực và không chọn
lọc được thực hiện nhờ các yếu tố ức chế trypsin và các enzyme tiêu hóa protein
khác có mặt trong sữa đầu của lợn nái và có trong thành ruột non của lợn con
(Zintzen và cộng sự, 1971). Chính nhờ có cơ chế đó mà hàm lượng protein tổng
số trong huyết thanh của lợn con tăng lên nhanh chóng vài giờ sau khi lợn con

được bú sữa đầu. Khả năng hấp thu các kháng thể có phân tử lượng lớn chỉ có
hiệu quả trong vòng 36 giờ đầu sau khi sinh. Sau thời điểm này, thành ruột non
trở thành một bức rào chắn vững chắc không chỉ đối với các globulin miễn dịch
mà còn đối với các vi khuẩn gây bệnh. Cho đến nay cơ chế điều chỉnh khả năng
hấp thu cũng như sự hình thành bức rào chắn như vậy vẫn chưa được giải thích
một cách thỏa đáng. Có giả thuyết cho rằng bản chất sơ khai của niêm mạc ruột
non và hormone ACTH có liên quan đến khả năng này.
2.2.2. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng
Hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra trong đường dạ dày ruột của lợn con
trong 3 tuần đầu sau khi sinh chủ yếu là tiêu hóa enzyme. Bởi vậy bất kỳ sự thay
đổi về khẩu phần cũng như chế độ nuôi dưỡng đều dẫn tới sự thay đổi tương ứng
của hệ thống các enzyme tiêu hóa
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
5
Khóa luận tốt nghiệp
a. Hoạt tính của các enzyme lipase và sự tiêu hóa mỡ
Lúc sơ sinh, hoạt tính của các enzyme tiêu hóa mỡ trong đường tiêu hóa
của lợn con rất cao và tăng không đáng kể theo tuổi. Tuy nhiên theo Corring và
ctv (1978), Randy và ctv (1982) cho rằng hoạt tính của các enzyme lipase tuyến
tụy tăng dần theo tuổi, khối lượng tuyến tụy tăng dần trong giai đoạn bú sữa và
tương ứng, hoạt tính enzyme lipase tăng dần từ ngày thứ 2 đến 35 ngày tuổi.
Tương ứng với sự tăng dần hoạt tính của các enzyme lipase, tỷ lệ tiêu hóa mỡ
của lợn con tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào nguồn mỡ (tỷ lệ tiêu hóa mỡ
cao nhất ở mỡ sữa, sau đến mỡ lợn, dầu oliu và thấp nhất là tinh dầu ngô)
(Zintzen và cs, 1971) và độ dài của chuỗi axit béo trong mỡ. Chuỗi axit béo
càng dài, tỷ lệ tiêu hóa càng thấp (Lloy và cs, 1957).
b. Hoạt tính của các enzyme protease và sự tiêu hóa protein
Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa protein như: pepsin, trysin,
chymotrysin phụ thuộc vào pH của môi trường dạ dày ruột và tăng lên theo tuổi
cùng với sự tăng cường sản xuất axit chlohydric của niêm mạc dạ dày

( Anderson và Bowland, 1967). Theo Zintzen và cs (1971), độ pH trong dịch vị
của lợn con lúc sơ sinh là 3, sau đó tăng dần đạt mức pH bằng 5 ở 3 ngày tuổi
sau đó tiếp tục giảm do khả năng sản xuất axit chlohydric và đạt mức pH bằng 2
ở 21 ngày tuổi. Do không có khả năng sản xuất dù axit chlohydric và men
pepsin, nên trong giai đoạn dưới 21 ngày tuổi, khả năng tiêu hóa protein nguồn
gốc thực vật và động vật (trừ sữa) của lợn con rất kém, đồng thời môi trường pH
cao trong dịch dạ dày làm tăng khả năng nhiễm mầm bệnh, đặc biệt là các chủng
E.coli trong ruột non, hơn nữa sự phân giải protein bởi men pepsin không được
hoàn hảo dẫn đến những mạch peptid dài chưa được phân giải được đưa xuống
ruột non làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy của lợn con (Ruth Miclat Sonaco, 1996).
Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa protein ở lợn con phụ thuộc rất lớn vào
nguồn và chất lượng của protein trong thức ăn (Corring, 1980). Theo Randy va
cs (1982), hoạt tính của các enzyme trysin và chymotrysin trong dịch tiêu hóa ở
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
6
Khóa luận tốt nghiệp
ruột non của lợn con trong giai đoạn 28 – 35 ngày tuổi được ăn khẩu phần có
protein từ sữa cao hơn đáng kể so với những lợn con được nuôi dưỡng bằng
khẩu phần có protein từ đậu tương. Tỷ lệ tiêu hóa protein sữa, kể cả sữa lợn và
sữa bò ở lợn con đều rất cao (95 – 99%). Khả năng tiêu hóa protein nguồn gốc
thực vật và động vật khác ở lợn con tăng theo tuổi. Theo Leibhlz (1982), tỷ lệ
tiêu hóa biểu kiến casein ở lợn con giai đoạn 9 – 14 ngày tuổi là 94,6%; 21 – 24
ngày tuổi là 96,9%. Protein bột cá và khô dầu đậu tương tương ứng là: 86,6%;
87,6% và 83,1%; 87,8%. Theo Zinzten và cs (1971), sự khác biệt về tỷ lệ tiêu
hóa đối với các loại protein trong đường tiêu hóa của lợn con là do sự khác biệt
về khả năng đông đặc của chúng trong đường tiêu hóa, mà chính khả năng này
lại quyết định thời gian lưu lại của chúng trong đường dạ dày ruột. Quãng thời
gian lưu lại này của protein đậu tương là 19 giờ, của casein là 42 giờ. Đường
lactose trong sữa có tác dụng kích thích khả năng tiêu hóa casein. Tỷ lệ tiêu hóa
protein của lợn con không chỉ phụ thuộc vào nguồn gốc và chất lượng protein

mà còn phụ thuộc tỷ lệ protein trong thức ăn, hiệu quả sử dụng protein sẽ bị
giảm khi mức protein trong khẩu phần tăng (Zinzten và cs, 1971).
c. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa gluxit và sự tiêu hóa gluxit
Sự phát triển và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa gluxit ở lợn con rất
không đồng đều, các enzyme lactose có hoạt tính rất cao ngay từ những ngày
đầu sau khi sinh và giảm rất nhanh ở 3 tuần tuổi, trong khi đó hoạt tính của các
enzyme tiêu hóa gluxit khác như amylase, maltose và saccharase tăng rất chậm
(Walker, 1959; Hartman và cs, 1961). Theo Hartman và cs (1961), trong mô
tuyến tụy của lợn con lúc sơ sinh hoàn toàn không có enzyme amylase, hoạt tính
của enzyme này tăng nhanh khi lợn con được 35 – 40 ngày tuổi. Leibholz (1982)
đã có thông báo rằng hoạt tính của enzyme amylase bắt đầu thể hiện ở ngày tuổi
thứ 7 sau khi sinh nhưng không đáng kể và tăng dần theo tuổi, hoạt tính của
enzyme maltose tăng 1,5 lần từ 7 – 28 ngày tuổi. Tương ứng với hoạt tính của hệ
enzyme tiêu hóa gluxit, tỷ lệ tiêu hóa của tất cả các loại gluxit ở lợn con đều rất
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
7
Khóa luận tốt nghiệp
thấp (trừ lactose). Khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con chỉ đạt 25% ở tuần
tuổi đầu tiên, 50% ở tuần tuổi thứ 3 và tiếp tục tăng cùng với tiến trình hoàn
thiện của cơ quan tiêu hóa (Zinzten và cs, 1971). Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu hóa tinh
bột của lợn con còn phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của tinh bột, phương pháp
chế biến thức ăn hạt và mức độ cân đối axit amin trong khẩu phần (Leibholz,
1982). Theo Giesting và cs (1985), Turlington và cs (1989) đường lactose không
những được tiêu hóa và hấp thu có hiệu quả nhất trong giai đoạn bú mẹ mà còn
có tác dụng cải thiện tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần.
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CAI SỮA ĐẾN SỰ THAY ĐỔI HÌNH
THÁI HỌC CỦA NIÊM MẠC RUỘT NON VÀ KHẢ NĂNG TIẾT AXIT
CHLOHYDRIC (HCl) Ở LỢN CON SAU CAI SỮA
2.3.1. Sự thay đổi hình thái học của niêm mạc ruột non ở lợn con cai sữa
Cấu trúc đặc trưng nhất của niêm mạc ruột non ở động vật có vú nói

chung và lợn con nói riêng là sự tồn tại của các lông nhung, đơn vị hấp thu nhỏ
nhất của cơ quan tiêu hóa. Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại các hốc
nhỏ, nơi mà từ đó dịch ruột và các chất lỏng khác được tiết vào khoang ruột. Ở
những lợn con khỏe mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 – 4 so với chiều
rộng của các hốc giữa chúng (Ruth Miclat Sonaco, 1996).
Tương quan giữa chiều cao lông nhung và độ sâu của các hốc phản ánh
tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non. Nhiều công
trình nghiên cứu đã chứng tỏ, giữa chiều cao lông nhung và tốc độ sinh trưởng
của lợn con giai đoạn sau cai sữa có tương quan rất chặt chẽ. Theo Li và cs
(1990), hệ số tương quan giữa tốc độ sinh trưởng và chiều cao lông nhung niêm
mạc ruột non ở lợn con sau cai sữa là: r = 0,63 (P<0,05). Trong một công trình
nghiên cứu khác của Pluske và cs (1996), cho thấy hệ số tương quan này là r =
0,78 (P<0,05). Điều này rất dễ hiểu vì sự giảm chiều cao lông nhung dẫn đến
giảm diện tích hấp thu, giảm hàm lượng enzyme trong mỗi tế bào niêm mạc
ruột. Đã có nhiều công trình khẳng định rằng, cai sữa làm giảm chiều cao lông
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
8
Khóa luận tốt nghiệp
nhung và tăng độ sâu của các hốc niêm mạc ở lợn con trong những ngày đầu cai
sữa (Mc Cracken, 1993 và Pluske, 1996). Theo Mc Cracken và Kelly (1984),
chiều cao của các lông nhung ruột non ở lợn giảm 25% trong 24 giờ đầu cai sữa
và tiếp tục giảm trong vòng 5 ngày sau cai sữa, sau đó ổn định. Việc giảm chiều
cao của các lông nhung và tăng độ sâu của các hốc nhỏ giữa chúng có trong
niêm mạc ruột non giải thích cho hiện tượng giảm khả năng tiêu thụ thức ăn,
giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy sau
cai sữa và dẫn đến giảm thậm chí làm ngừng tốc độ sinh trưởng của lợn con trong
giai đoạn sau cai sữa (hiện tượng ức chế sau cai sữa).
2.3.2. Khả năng tiết acid chlohydric (HCl)
Một thiếu sót của lợn con sau cai sữa là khả năng tiết acid dạ dày kém
(Easter, 1988). Có một số ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến hạn chế này của lợn.

Trước hết, acid chlohyric là acid hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin hoạt
động để thực hiện quá trình tiêu hóa protein, pH thích hợp cho pepsin hoạt động
là 1,5 – 2,5. Vì vậy, với pH đường dạ dày cao đã làm giảm hiệu quả tiêu hóa
protein (Easter, 1988). Mặt khác pH dạ dày còn giữ một vai trò quan trọng trong
việc phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn ngoài môi trường vào hệ thống tiêu
hóa. Khi pH cao sẽ làm tăng khả năng rối loạn tiêu hóa của lợn.
Do khả năng tiết acid dạ dày bị hạn chế, nhiều nghiên cứu về việc bổ sung
acid hữu cơ vào khẩu phần cho lợn con sau cai sữa đã được tiến hành. Phần lớn
các acid được sử dụng trong lĩnh vực này là lactic, propionic, formic, butyric với
mức bổ sung 0,05 – 3,0%.
2.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hình thái học của niêm mạc
ruột non ở lợn con cai sữa
a. Tuổi cai sữa
Cai sữa càng sớm, càng đột ngột, tốc độ giảm chiều cao lông nhung và
tăng chiều sâu của các hốc niêm mạc ruột càng cao như vậy và những rối loạn
tiêu hóa, hấp thu diễn ra càng trầm trọng
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
9
Khóa luận tốt nghiệp
Theo Windmusller (1982), Souba (1993), Wu và Knabe (1993), trong sữa
lợn nái tồn tại một loại acid amin là L-glutamin có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc bảo vệ, kích thích sự phát triển và duy trì các chức năng sinh lý bình thường
của các tế bào biểu mô ruột non. Sự ngừng cung cấp sữa làm mất đi vai trò của
L-glutamin và đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm chiều
cao lông nhung và tăng độ sâu của các crypt (mào ruột) trong niêm mạc ruột
non. Theo Lindemann và cs (1986), chiều cao của lông nhung giảm 30 – 65% ở
lợn con cai sữa 21 ngày và 27% ở lợn con cai sữa 35 ngày.
b. Sự thay đổi về thức ăn
Chuyển trạng thái vật lý của thức ăn từ lỏng sang đặc, dẫn đến làm giảm
chiều cao của các lông nhung trong những ngày đầu sau khi cai sữa. Theo Kelly

và Mc Carcken (1984), Robertson và ctv (1985), Bark và cs (1986), có một giai
đoạn đói tạm thời trong những ngày đầu sau cai sữa trong đó sức tiêu thụ thức
ăn của lợn con giảm đi rõ rệt và vì vậy lợn con không hấp thu đủ các chất dinh
dưỡng để đáp ứng nhu cầu duy trì đồng thời sự giảm mức tiêu thụ thức ăn dẫn
đến thiếu sự cung cấp dưỡng chất liên tục trong đường dạ dày ruột cũng là một
trong những nguyên nhân làm tăng chiều sâu của các hốc niêm mạc và chiều cao
lông nhung.
c. Nguồn protein trong khẩu phần
Protein sữa ít ảnh hưởng tới sự thay đổi hình thái của niêm mạc ruột, trái
lại những protein có nguồn gốc thực vật và động vật có ảnh hưởng rõ rệt đến sự
thay đổi hình thái các lông nhung cũng như các hốc niêm mạc. Các nghiên cứu
cho thấy chiều cao của lông nhung niêm mạc ruột non của lợn được ăn khẩu
phần có protein sữa cao hơn so với ở lợn con được tập ăn khẩu phần có protein
đậu tương. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về cấu trúc
kháng nguyên của các loại protein trong thức ăn (Miller và cs, 1984; Dunsford
và cs, 1989)
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
10
Khóa luận tốt nghiệp
2.4. CAI SỮA CHO LỢN CON VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
HIỆN TƯỢNG KHỦNG HOẢNG SINH LÝ SAU CAI SỮA Ở LỢN CON
2.4.1. Cai sữa cho lợn con
Hiện nay, cai sữa lợn con sớm vào lúc 21 – 28 ngày tuổi. Việc cai sữa lợn
con sớm hơn cũng làm cho nái khó động dục sớm và cũng không rút ngắn chu
kỳ sinh của nái bao nhiêu, nhưng lợn con khó nuôi hơn, tốn kém hơn nếu cai sữa
quá sớm ( Võ Văn Ninh, 2001)
Theo Hovorka (1983) nếu cai sữa lợn con vào 21 ngày tuổi thì giảm chí
phí cho thời gian sản xuất 1kg lợn con xuống 20% so với cai sữa ở 56 ngày tuổi.
Nhiều nhà chăn nuôi đề nghị nên cai sữa lợn con trong khoảng 21 – 28 ngày tuổi
là cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Cai sữa lợn con trên 28 ngày tuổi cũng như

dưới 10 ngày tuổi đã làm giảm số con cai sữa/nái/năm và đây cũng là chỉ tiêu
quan trọng nhằm nâng cao năng suất lợn nái.
Mặc dù vậy cai sữa ở lứa tuổi nào cũng phải đảm bảo lợn con nuôi tiếp
sinh trưởng và phát triển tốt, nuôi đến 2 tháng tuổi đạt 18 – 20kg ở lợn lai và lợn
ngoại và nuôi đến 3 tháng tuổi đạt đến 20 – 22 kg, có trường hợp đạt 25kg.
Việc cho ăn hạn chế trong thời gian sau cai sữa có hiệu quả rõ rệt đối với
việc phòng tránh bệnh ỉa chảy (Palm và Hulland, 1986; Smith và Hall, 1968). Số
lần cho ăn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của lợn, khi cho ăn 3 lần/ ngày thì
sẽ tiêu hóa được 13,5% nhưng khi cho ăn 5 lần/ngày thì sẽ tiêu hóa được 19,7%
2.4.2. Một số biện pháp khắc phục hiện tượng khủng hoảng sinh lý sau cai
sữa ở lợn con
Cai sữa là một stress lớn nhất thể hiện ở việc bị thay đổi dạng, nguồn thức
ăn; thay đổi về không gian, môi trường sống; ngoài ra còn chịu tác động của
việc ghép đàn… mà lợn con gặp phải trong những ngày chập chững bước vào
một cuộc sống độc lập. Chính những khủng hoảng về sinh lý này là một trở ngại
rất lớn trong việc nuôi dưỡng và cai sữa sớm cho lợn con. Có nhiều biện pháp
kỹ thuật đã được áp dụng nhằm khắc phục những khủng hoảng sinh lý.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
11
Khóa luận tốt nghiệp
* Tập cho lợn con ăn sớm
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng cho lợn con ăn thêm
trong giai đoạn bú sữa làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hóa các
chất dinh dưỡng trong giai đoạn sau cai sữa (English, 1981), đặc biệt khi năng
suất của lợn mẹ thấp (Flower, 1985). Hoạt tính của enzyme surcarase, maltase,
trypsin (Aumaitre, 1971), amylase tuyến tụy tăng lên đáng kể ở những lợn con
được ăn thêm thức ăn trong giai đoạn bú sữa. Việc ăn sớm và ăn được nhiều
thức ăn trong thời gian bú sữa không những làm giảm sự teo đi của các lông
nhung mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con ở
giai đoạn sau cai sữa (Ruth Miclat Sonaco, 1996).

Ngày nay các trang trại lớn, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp thì
thường cho lợn tập ăn vào ngày thứ 7 sau khi sinh. Lượng thức ăn tiêu thụ
không nhiều nhưng giúp cho lợn làm quen với thức ăn dạng khô và kích thích
quá trình tiết men tiêu hóa để đáp ứng với nhu cầu tiêu hóa ngay sau cai sữa.
Thức ăn cung cấp cho lợn con có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân bằng
theo nhu cầu của giai đoạn sinh trưởng. Thức ăn tập ăn được xử lý giúp lợn dễ
tiêu hóa, hấp thu và tránh gây rối loạn tiêu hóa cho lợn con.
* Tạo nguyên liệu thức ăn có chất lượng cao
Đối với lợn con cai sữa sớm, khi hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa
phát triển hoàn thiện, cần lựa chọn thức ăn chất lượng cao. Protein động vật chất
lượng cao như bột cá, giàu protein; bột huyết tương (plasma) giàu kháng thể và
axit amin quan trọng, bột whey giàu đường lactose rất tốt cho lợn con tập ăn để
cai sữa sớm (Deny Cheng Lin, 2002).
* Chế biến thức ăn theo các phương pháp thích hợp
Phương pháp chế biến thức ăn thích hợp cũng là một biện pháp quan
trọng làm giảm thiểu stress đối với lợn con. Sử dụng các phương pháp chế biến
để làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cũng như tăng
mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn của lợn con. AKey (2002) cho biết,
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
12
Khóa luận tốt nghiệp
sử dụng plasma không những giúp tăng thêm sức đề kháng mà còn kích thích
tính thèm ăn của lợn con. Sử dụng thức ăn ép viên không những làm tăng tỷ lệ
tiêu hóa mà còn hạn chế lượng thức ăn rơi vãi.
* Tạo môi trường sống phù hợp
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ, độ ẩm và vệ sinh môi trường có
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lợn con sau cai sữa. Kết quả của các nghiên cứu
trước đã đưa ra vùng nhiệt độ tối ưu cho lợn con. Ở tuần đầu sau khi sinh, nhiệt độ
chuống nuôi thích hợp cho lợn là 33 - 35
0

C, tuần thứ hai là 31 - 32
0
C, từ 21 ngày
đến 35 ngày tuổi là 28 - 30
o
C và giảm dần đến 45 – 60 ngày tuổi là 24 - 26
o
C (Tài
liệu tập huấn - kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, TTNC Lợn Thụy Phương, 2004).
Trong thực tế, những biến động thời tiết thường tạo ra môi trường nhiệt độ rất
khác biệt với vùng nhiệt độ tối thích của lợn con và đó chính là một trong số những
nguyên nhân dẫn tới những khủng hoảng sinh lý sau cai sữa (Hitoshi Mikami, 1994).
2.5. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA LỢN CON
Sinh trưởng là quá trình tăng lên, lớn lên về kích thước, chiều cao, chiều
rộng, chiều sâu, tăng lên của khối lượng, thể tích của cơ thể tính theo tuổi. Sinh
trưởng là không thay đổi bản chất của tế bào giữa tế bào được sinh ra và tế bào
gốc ban đầu ở từng cơ quan, bộ phận khác nhau như hệ cơ, hệ xương, hệ thần
kinh, hệ tiết niệu vv.
Phát dục là quá trình hình thành các tổ chức, các bộ phận mới của cơ thể
ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và trong cả quá trình phát triển của cơ
thể sinh vật, là tính đặc hiệu của ARN và AND trong sự phát triển của phôi, là
vai trò của gen mang tính di truyền của tổ tiên.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh. Theo tốc độ tăng khối
lượng của lợn con thấy rằng: khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc
sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 – 6 lần, lúc 40 ngày tuổi
gâp 7 – 8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 12 – 14 lần.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
13
Khóa luận tốt nghiệp
Lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng, phát dục nhanh nhưng không đồng

đều qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởng nhanh nhất là 21 ngày sau khi sinh,
sau 21 ngày tốc độ sinh trưởng giảm xuống. Sự giảm tốc độ sinh trưởng này do
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và
hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con bị giảm.
Do lợn con có tốc độ sinh trưởng, phát dục nhanh nên khả năng tích lũy
các chất dinh dưỡng của chúng diễn ra rất mạnh, cụ thể: lợn con ở 20 ngày tuổi
mỗi ngày có thể tích lũy được 9 – 14g protein/kg khối lượng cơ thể. Trong khi
đó ở lợn lớn (lợn trưởng thành) chỉ tích lũy được 0,3 – 0,4g protein/kg khối
lượng cơ thể. Ngược lại, để tăng được 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít
năng lượng hơn, nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít thức ăn hơn lợn lớn, vì tăng khối
lượng của lợn con chủ yếu là tăng khối lượng nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc
thì cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ (để tăng 1kg thịt nạc thì cần
khoảng 15MjDE, trong khi đó để tăng được 1kg thịt mỡ phải cần tới 50MjDE).
Sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống. Hai quá
trình này không có ranh giới, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát
triển của cơ thể là kết quả của sự sinh trưởng và phát dục dưới dạng động thái, mà cơ
sở vật chất của nó là sự tăng lên về khối lượng và thể tích bằng các chiều đo cùng với
sự thay đổi sâu sắc về chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Quá trình sinh trưởng và phát dục của gia súc nói chung, cũng như của
lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: quy luật sinh trưởng,
phát dục không đồng đều; quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn và quy
luật theo chu kỳ.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng và phát dục của lợn theo độ sinh trưởng
người ta quan tâm đến: độ sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt đối và độ
sinh trưởng tương đối.
Độ sinh trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ được thực
hiện nhờ quá trình đồng hóa và dị hóa, biểu thị tốc độ sinh trưởng về khối lượng,
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
14
Khóa luận tốt nghiệp

kích thước các chiều đo của cơ thể sau một thời gian sinh trưởng. Sinh trưởng
tích lũy cao thì cho năng suất thịt cao, cho nên việc theo dõi sinh trưởng tích lũy
có ý nghĩa về mặt kinh tế.
Độ sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng, kích thước của các chiều của cơ
thể tăng lên sau một đơn vị thời gian.
Công thức tính độ sinh trưởng tuyệt đối:

1 0
1 0
W W
A
t t

=

Trong đó:
A: độ sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày hoặc kg/tháng)
W
1
: khối lượng, kích thước tại thời điểm t
1
W
0
: khối lượng, kích thước tại thời điểm t
0
Độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước,
thể tích của cơ thể ở lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
Độ sinh trưởng tương đối được tính theo công thức:

( )

( )
1 0
1 0
W W
R % x100
0,5 W W

=
+
Trong đó:
R : độ sinh trưởng tương đối (%)
W
1
: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau (g, kg, cm, m)
W
0
: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước (g, kg, cm, m)
2.6. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON
2.6.1. Nhu cầu về năng lượng cho lợn con
Năng lượng là một trong ba thành phần chiếm chi phí cao nhất khi xây
dựng khẩu phần ăn cho lợn. Nói chung, lợn cần năng lượng cho duy trì, sản xuất
và sinh sản. Giá trị năng lượng thức ăn cũng như nhu cầu năng lượng cho lợn
thường được biểu thị theo năng lượng tiêu hoá (DE) hay năng lượng trao đổi (ME).
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
15
Khóa luận tốt nghiệp
Con vật ăn trước hết là để thoả mãn nhu cầu năng lượng. Khi nồng độ
năng lượng khẩu phần thấp, lượng thức ăn thu nhận tăng lên và ngược lại, nồng
độ năng lượng khẩu phần cao, lượng thức ăn thu nhận sẽ giảm. Nhu cầu năng
lượng cho gia súc đang sinh trưởng phụ thuộc vào thành phần và tốc độ tích luỹ

các chất trong cơ thể, đặc biệt là tốc độ tích luỹ protein và tốc độ tích luỹ mỡ.
Với lợn con, nhu cầu về năng lượng chủ yếu là cho duy trì và tăng trưởng.
Ngày đầu tiên sau khi sinh, 1 lợn con nặng 1kg cần khoảng 900 đến 1.000KJ
(Ledividich J. L., 2005). Năng lượng này được đáp ứng từ năng lượng dự trữ
trong cơ thể và sữa đầu. Tuy nhiên, năng lượng dự trữ trong cơ thể lợn con thấp,
chỉ khoảng 420KJ/kg trọng lượng sơ sinh. Vì vậy, lợn con phải hấp thu được
khoảng 160g sữa đầu trên 1kg trọng lượng sơ sinh để sống.
Nhu cầu năng lượng ở lợn con tăng lên theo tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 3,
lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của lợn con lại
tăng nhanh, vì vậy, cần bổ sung năng lượng ngoài nguồn sữa mẹ cho lợn con.
Khi được 3 tuần tuổi, lượng thức ăn bổ sung chỉ cần khoảng 5%, nhưng ở 5 tuần
tuổi, lượng thức ăn bổ sung chiếm tới 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của lợn con
(Frank Aheme và cs, 2006).
2.6.2. Nhu cầu về lipit cho lợn con
Lipit thô cũng là một trong những chất cần thiết trong khẩu phần ăn của
lợn con. Nếu thiếu lipit trong khẩu phần con vật sẽ xuất hiện những triệu trứng
không bình thường ở da, tốc độ sinh trưởng giảm, con vật dễ thiếu các vitamin
hòa tan trong dầu mỡ như: Vitamin A, D, K Vì vậy cần bổ sung bằng dầu thực
vật sẽ ngăn ngừa được các hiện tượng trên.
Trong khẩu phần của lợn thường có tỷ lệ khô dầu cao nên đáp ứng đầy đủ
các axit béo, nhưng cần lưu ý nếu không nên bổ sung axit béo vào trong khẩu
phần vì có thể dẫn tới hiện tượng thiếu vitamin E, gây ra những rối loạn ở cơ.
Khẩu phần thiếu lipit sẽ ảnh hưởng tới trao đổi cacbonhydrat và làm tăng nhu
cầu vitamin nhóm B
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
16
Khóa luận tốt nghiệp
Khả năng tiêu hóa lipit của lợn con tăng theo tuổi của chúng. Trong 2 tuần đầu
sau cai sữa, thì lượng mỡ bổ sung nên hạn chế ở mức 2 – 3 % khẩu phần là đủ.
Tính dễ tiêu hóa của lipit có thể tăng từ 69% (trong tuần lễ đầu tiên) lên tới 88%

ở 4 tuần sau cai sữa. Sau 3 – 4 tuần sau cai sữa tỷ lệ lipit trong khẩu phần ăn có
thể tăng lên 4 – 5 %. Khi bổ sung 5% mỡ lợn và hạt dầu cải vào thức ăn tập ăn
cho lợn con bú sữa và cho lợn cai sữa 6 – 8 tuần đã thu được hiệu quả rõ rệt.
Cần chú ý nếu gluxit và lipit không cân bằng xảy ra các thể xeton trong quá
trình oxy hóa.
2.6.3. Nhu cầu về protein và các axit amin cho lợn con
Protein liên quan đến quá trình phát triển của hệ cơ và tạo nạc. Trong
chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ nạc là một chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả
kinh tế. Chính vì vậy, khẩu phần của lợn cần đảm bảo đủ protein, đặc biệt là sự
cân đối của các axit amin thiết yếu nhằm giúp cho quá trình tạo nạc tối đa.
Theo Võ Trọng Hốt (2006), khoảng 15% trọng lượng cơ thể là protein,
trong đó 6 - 13% protein được chu chuyển hàng ngày để duy trì. Trong quá trình
chu chuyển, có 6% protein bị mất đi. Hàm lượng protein chu chuyển hàng ngày
tỷ lệ nghịch với sự phát triển và trọng lượng cơ thể lợn, nghĩa là lợn càng lớn,
trọng lượng cơ thể càng cao thì hàm lượng protein chu chuyển càng giảm. Có
thể căn cứ vào hàm lượng protein chu chuyển để xác định nhu cầu protein cho
duy trì thông qua hệ số nhu cầu duy trì.
Thông thường, khẩu phần thức ăn cho lợn con phải đảm bảo được 120 -
130g protein tiêu hoá/đơn vị thức ăn, tương đương protein thô của khẩu phần là
17 - 19% (Nguyễn Quế Côi, 2006).
Protein được tổng hợp từ các axit amin. Thứ tự nối tiếp nhau của các axit
amin tạo nên cấu trúc sơ cấp của protein. Do đó, dinh dưỡng protein có nghĩa là
dinh dưỡng axit amin.
Trong quá trình tiêu hoá, protein từ thức ăn sẽ được phân giải thành các
axit amin và được hấp thu vào máu. Các axit amin này sẽ được cơ thể tổng hợp
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
17
Khóa luận tốt nghiệp
nên protein đặc hiệu của mô và tế bào. Một phần các axit amin được sử dụng để
tạo năng lượng. Phần axit amin dư thừa sẽ bị bài xuất ra khỏi cơ thể.

Ở lợn sinh trưởng, có 10 axit amin quan trọng mà cơ thể không tự tổng
hợp được, đó là: lysine, methionine, tryptophan, threonine, isoleucine, valine,
leucine, histidine, arginine và phenylalnine. Các axit amin này được cung cấp từ
nguồn thức ăn bên ngoài hoặc từ các axit amin công nghiệp.
Những axit amin có mặt trong khẩu phần ăn với số lượng ít nhất nhưng có
vai trò quan trọng đối với cơ thể được gọi là axit amin giới hạn thứ nhất. Thức
ăn hạt ngũ cốc có axit amin giới hạn thứ nhất là lysine; thức ăn hạt đậu tương là
methionine. Do đó, khi xây dựng khẩu phần cho lợn sinh trưởng, cần phải bổ sung
thêm các axit amin công nghiệp. Theo Tanksley T.D. và cộng sự (2006), bất cứ
khẩu phần nào cung cấp đầy đủ số lượng 3 loại axit amin là lysine, tryptophan,
threonine thì sẽ cung cấp đầy đủ các loại axit amin cần thiết khác để có tăng trọng tối
ưu.
Sự cân bằng của các axit amin trong khẩu phần là rất cần thiết vì nếu thiếu
một trong các axit amin nói trên đều dẫn đến sự thiếu hụt protein của cơ thể
đồng thời gây lãng phí các axit amin khác. Protein trong khẩu phần lợn con phải
đảm bảo được tính dễ tiêu, dễ hấp thu hay nói cách khác là phải có giá trị sinh
học cao.
Nguồn cung cấp protein trong thức ăn của lợn con chủ yếu là bột cá chất
lượng cao, các loại bột sữa, khô đậu tương… Các protein có nguồn gốc động vật
thường được ưu tiên sử dụng vì protein có nguồn gốc thực vật thường gây phản
ứng trong ruột lợn con, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá thức ăn.
2.6.4. Nhu cầu về khoáng chất
Dựa vào nhu cầu và sự có mặt trong cơ thể, người ta phân chia ra các chất
khoáng đa lượng và các chất khoáng vi lượng.
- Nhóm khoáng đa lượng: Canxi, phốt pho, magie, natri, kali, clo.
- Nhóm khoáng vi lượng: Sắt, đồng, kẽm, mangan, iốt.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
18
Khóa luận tốt nghiệp
2.6.4.1. Nhóm khoáng đa lượng

* Canxi, phốt pho, magie
Trong cơ thể, Ca chiếm 1,3 – 1,8% và P chiếm 0,8 – 1% khối lượng. Khoảng
99% Ca, 70 – 80% P, 65% Mg của cơ thể tập trung trong xương và răng.
Ngoài chức năng cấu tạo nên bộ khung của cơ thể, canxi còn tham gia vào
quá trình đông máu và co cơ; phốt pho có vai trò quan trọng trong quá trình trao
đổi và chuyển hoá năng lượng.
Do giữ những vai trò quan trọng như trên nên khi thiếu Ca và P trong
khẩu phần, động vật đang sinh trưởng sẽ chậm lớn, còi cọc, gầy yếu, chậm động
dục, tỷ lệ thụ thai thấp. Tuy nhiên, thừa canxi trên 1% so với nhu cầu sẽ làm
giảm sự hấp thu kẽm, dẫn đến các bệnh về da, lông.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng mạnh, đây là giai đoạn tập trung cho phát
triển hệ cơ xương nên đòi hỏi nhu cầu về canxi và phốt pho cao.
Vậy trong khẩu phần tỷ lệ tối ưu Ca/P = 1,1/1 đến 1,25/1. Thiếu Ca và P trong
thức ăn, lợn sẽ sinh trưởng chậm, bị còi xương, giảm khả năng sinh sản, tiết sữa của
lợn nái, tỷ lệ nuôi sống lợn con thấp, mắc bệnh chảy máu và máu không đông.
* Natri, kali, clo
Na
+
, K
+
, Cl
-
là chất điện giải, khi cơ thể mất nước sẽ mất chất điện giải,
cân bằng áp suất thẩm thấu giữa trong và ngoài tế bào bị rối loạn, con vật có thể
chết. Cl
-
cần thiết cho việc hình thành HCl trong dạ dày, có tác dụng hoạt hóa
pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein. Na
+
và K

+
cũng là thành phần của
hệ đệm của cơ thể, giúp giữ cân bằng axit-bazo dịch cơ thể. Thiếu natri và clo
gây hiện tượng chán ăn làm giảm sinh trưởng, giảm năng suất của vật nuôi.
Natri và clo được cung cấp một phần từ thức ăn tự nhiên, còn phần chính
là từ muối ăn. Nhu cầu muối trung bình cho các loại lợn là 0,5%. Trong khẩu
phần lợn, tỷ lệ muối cao hơn có thể được chấp nhận nếu cung cấp đầy đủ nước
uống cho lợn. Tuy nhiên, lượng muối trong khẩu phần không nên vượt quá
1,5%. Nếu thiếu nước, tỷ lệ muối 2% gây nên hiện tượng trúng độc thần kinh,
lợn yếu, đi lảo đảo, và có thể chết.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
19
Khóa luận tốt nghiệp
2.6.4.2. Nhóm khoáng vi lượng
* Sắt (Fe) và Đồng (Cu)
Sắt và đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, là thành
phần của nhiều enzyme trong cơ thể. Thiếu sắt và đồng sẽ gây thiếu máu, lợn còi
cọc, giảm tăng trọng.
Cơ thể lợn con mới sinh có khoảng 50 - 70mg Fe, nhu cầu mỗi ngày là
15mg Fe, trong khi đó, sữa lợn mẹ chỉ cung cấp được 1mg Fe/ngày. Vì vậy, lợn
con sơ sinh rất dễ bị thiếu sắt nếu không được cung cấp kịp thời. Để khắc phục
hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt ở lợn sơ sinh, người ta tiến hành tiêm bổ sung
sắt vào ngày tuổi thứ 3. Sắt được bổ sung cho lợn con dưới dạng dextran sắt
hoặc gleptoferron, liều 100 - 200mg/lần tiêm
* Kẽm (Zn)
Zn phân bố khắp nơi trong cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng trong trao
đổi chất của axit nhân, tổng hợp protein, phân chia tế bào. Nếu thiếu Zn thì quá
trình sử dụng axit amin trong tổng hợp protein không được hoàn thành. Thiếu
kẽm sẽ gây các bệnh về da, làm giảm tính ngon miệng, tăng tiêu tốn thức ăn,
sinh trưởng chậm và làm giảm khả năng sinh sản.

Bổ sung kẽm trong thức ăn giúp cải thiện tăng trọng và khả năng thu nhận
thức ăn của lợn con. Theo Lei Nin Li và Xiong Dai Jun (2005), với 3.000mg/kg
oxit kẽm có thể nâng cao 15 - 22% tăng trọng ngày, 9,5 - 14% lượng thức ăn thu
nhận.
* Mangan (Mn)
Mn hấp thu ở ruột non, tích lũy ở gan. Lợn thiếu Mn ảnh hưởng tới quá
trình tạo xương, xương biến dạng, bị bệnh cứng chân. Thừa Mn (1000pm trong
thức ăn) gây độc làm rối loạn chức năng thần kinh, giảm hemoglobin máu, giảm
thu nhận thức ăn, sinh trưởng chậm. Nhu cầu Mn (mg/kg thức ăn khô không
khí) ở lợn là 20.
Trường ĐHNN – Hà Nội Khoa Chăn nuôi & NTTS
20

×