Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Ảnh hưởng của thời gian bỏ hóa tới tái sinh tự nhiên sau nương rẫy tại xã nghĩa phương – huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.69 KB, 47 trang )

Ảnh hưởng của thời gian bỏ hóa tới tái
sinh tự nhiên sau nương rẫy tại xã
Nghĩa Phương – Huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................2
1.1 Một số khái niệm, định nghĩa liên quan...................................................2
1.2 Các nghiên cứu có liên quan....................................................................2
1.2.1 Trên thế giới.....................................................................................2
1.2.2 Ở Việt Nam......................................................................................4
PHẦN 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................8
2.1 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................8
2.1.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................8
2.1.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................8
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................8
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................8
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................8
2.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................8
2.3.1. Đặc điểm của tầng cây cao..............................................................8
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên............................................8
2.3.3 Ảnh hưởng của thời gian bỏ hóa tới tái sinh tự nhiên......................9
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................9
2.4.1 Cách tiếp cận....................................................................................9


2.4.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................9
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI........................15
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.................................................................15
3.1.1 Vị trí địa lý.....................................................................................15


3.1.2 Địa hình..........................................................................................15
3.1.3 Thổ nhưỡng....................................................................................15
3.1.4 Khí hậu thủy văn............................................................................16
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................17
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................18
4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao.............................................................18
4.1.1 Tổ thành tầng cây cao.....................................................................18
4.1.2 Mật độ tầng cây cao.......................................................................19
4.1.3. Độ tàn che tầng cây cao.................................................................20
4.1.4. Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3)...............................21
4.1.5. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/ Hvn )...................................24
4.2 Đặc điểm tái sinh trên các trạng thái khác nhau.....................................27
4.2.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh.......................................27
4.2.2. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh...........................................29
4.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao và số lượng cây tái sinh
triển vọng.................................................................................................30
4.2.4. Phân bố tái sinh trên mặt đất........................................................32
4.3 Ảnh hưởng của thời gian bỏ hóa tới tái sinh tự nhiên............................36
4.3.1 Sự thay đổi tổ thành loài giữa các trạng thái..................................36
4.3.2 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao giữa các trạng thái..........37
4.3.3. Chất lượng cây tái sinh và tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng.............38
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tổ thành tầng cây cao.....................................................................18
Bảng 4.2: Mật độ tầng cây cao........................................................................19
Bảng 4.3: Độ tàn che tâng cây cao..................................................................20
Bảng 4.4: Sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3 (cm)...............................21
Bảng 4.5: Sinh trưởng chiều cao Hvn (m)........................................................24
Bảng 4.6: Tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái............................................28
Bảng 4.7: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trên ở các trạng thái............29
Bảng 4.8: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trên các trạng thái............30
Bảng 4.9: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất (Trạng thái nương rẫy bỏ hóa 3
năm).........................................................................................................32
Bảng 4.10: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất (Trạng thái nương rẫy bỏ hóa 4
năm).........................................................................................................33
Bảng 4.11: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất (Trạng thái nương rẫy bỏ hóa 5
năm).........................................................................................................34
Bảng 4.12: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất (Trạng thái rừng tự nhiên).......35
Bảng 4.13: Bảng so sánh sự thay đổi tổ thành loài giữa các trạng thái...........36
Bảng 4.14: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao giữa các trạng thái.........37
Bảng 4.15: Chất lượng cây tái sinh.................................................................38
Bảng 4.16: Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.....................................................39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố thực nghiệm cây theo đường kính (Trạng thái
nương rẫy bỏ hóa 3 năm)........................................................................22
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố thực nghiệm cây theo đường kính (Trạng thái
nương rẫy bỏ hóa 4 năm)........................................................................22
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố thực nghiệm cây theo đường kính (Trạng thái

nương rẫy bỏ hóa 5 năm)........................................................................23
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố thực nghiệm cây theo đường kính (Trạng thái
rừng tự nhiên)..........................................................................................23
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ chiều cao (Trạng thái
nương rẫy bỏ hóa 3 năm)........................................................................25
Hình 4.6: Biểu đồ phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ chiều cao (Trạng thái
nương rẫy bỏ hóa 4 năm)........................................................................26
Hình 4.7: Biểu đồ phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ chiều cao (Trạng thái
nương rẫy bỏ hóa 5 năm)........................................................................26
Hình 4.8: Biểu đồ phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ chiều cao (Trạng thái
rừng tự nhiên)..........................................................................................27
Hình 4.9: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao tầng tái sinh.......................31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc nghiên cứu tái sinh phục hồi trên đất canh tác nương rẫy
cũng đã được tiến hành và thu được nhiều kết quả đáng lưu ý, không chỉ đáp
ứng mối quan tâm về mặt khoa học mà còn cung cấp những cơ sở quan trọng
cho việc ứng dụng kỹ thuật lâm sinh vào xúc tiến tái sinh rừng, với diện tích
rừng tái sinh phục hồi trên loại đất này là không nhỏ. Do vậy việc đánh giá
hiện trạng về tái sinh phục hồi rừng và dự báo hướng diễn thế rừng trên
nương rẫy bỏ hóa là rất quan trọng, không thể thiếu nếu muốn đánh giá và dự
báo toàn cảnh quá trình tái sinh phục hồi trên nương rẫy.
Tuy nhiên tình hình tái sinh tự nhiên trên các nương rẫy bỏ hóa là khác
nhau, sự khác nhau này do nhiều nguyên nhân tạo nên: Thời gian tái sinh khác
nhau hay do khoảng cách, tính chất đất, mức độ tác động của con người tới
các nương rẫy khác nhau mà tính chất tái sinh là khác nhau. Thời gian bỏ hóa
của các nương rẫy và khoảng cách từ nương rẫy tới rừng tự nhiên cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến chất lượng tái sinh các cây con ở đây, vì giai đoạn tái
sinh là giai đoạn mang tính quyết định đến sự hình thành cũng như chất lượng

rừng sau này. Để đánh giá chính xác và thực tế tình hình tái sinh nơi đây để
cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về quá trình diễn thế phục hồi
rừng thứ sinh.
Hiện nay chưa có chuyên đề nghiên cứu nào đánh giá về tình hình tái
sinh tự nhiên sau nương rẫy tại xã Nghĩa Phươmg, do đó tôi thấy cấp thiết
phải nghiên cứu vấn đề này. Và trong giới hạn cho phép của chuyên đề, tôi
dừng lại ở việc nghiên cứu hiện trạng tái sinh tự nhiên trên nương rẫy bỏ hóa.
Xuất phát từ yêu cầu đó, kết hợp với kiến thức đã học tập ở nhà trường và với
sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, bạn bè cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
Xã Nghĩa Phương – Huyện Lục Nam, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Ảnh hưởng của thời gian bỏ hóa tới tái sinh tự nhiên sau nương rẫy tại
xã Nghĩa Phương – Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”.


PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm, định nghĩa liên quan
Xét về bản chất khoa học, tái sinh rừng diễn ra với ba hình thức: tái sinh
hạt, tái sinh chồi và tái sinh thân ngầm (các loài tre nứa). Mỗi hình thức tái
sinh trên có quy luật riêng và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. (theo GS.TS
Phùng Ngọc Lan và PGS.TS Hoàng Kim Ngũ,2005 – Sinh thái rừng).
Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy,
lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi
trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã nó tự phát triển thì sau một thời
gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ dần chuyển lên các thực bì cao hơn thông
qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới
dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu. Trần Ngũ phương (1970) khi nghiên
cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh.
1.2. Các nghiên cứu có liên quan
1.2.1 Trên thế giới

Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết
thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá
trình phục hồi rừng luôn gắn với tái sinh rừng, đó là một quá trình sinh học
mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của
một thế hệ cây con ở nơi còn hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, chỗ trống trong
rừng, đất rừng sau khai thác và sau nương rẫy. Thế hệ cây con có vai trò lịch
sử là thay thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh rừng theo nghĩa hẹp được hiểu là
quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Diễn thế tái sinh của các loài thực vật là một quy luật tự nhiên và là
điều kiên sinh tồn, phát triển của chúng. Trên thế giới việc nghiên cứu diễn
thế tái sinh rừng đã trải qua hàng trăm năm và đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu được tiến hành ở miền ôn đới và nhiệt đới.


Thornburgh (1981): Đã nghiên cứu diễn thế ở các khu rừng hỗn giao
thường xanh ở Tây Bắc California và rút ra kết luận rằng: Mật độ tương đối
của các loài cây ở thời kỳ đầu của quá trình diễn thế phục hồi phụ thuộc vào
kiểu và mức độ chặt phá, mật độ chồi rễ, vào nguồn hạt có được và những
điều kiện lập địa ngẫu nhiên. Tất cả những giai đoạn phát triển sau đó về lâu
dài đều dẫn đến rừng hỗn giao thường xanh, là rừng cao đỉnh khí hậu tương
ứng với nhiệt độ.
Những nghiên cứu ở viện nghiên cứu về rừng ở Phần Lan trong khoảng
thời gian từ năm 1971 đến 1983 (Jucola - Sulonen,1983) đã cho thấy ở những
phần nằm gần rừng của các diện tích thí nghiệm, số lượng và cá thể thuộc các
loài cây gỗ ở những nơi trước có rừng thứ sinh tiến triển nhanh hơn.
Alabach (1984): Đã thực hiện nghiên cứu rừng thứ sinh ở Đông Nam
Alaska và kết luận rằng: Thành phần loài cây bụi phụ thuộc vào điều kiện lập
địa, nhưng sự thay đổi của sinh khối ở mọi nơi đều giống nhau.
Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở Châu Phi, A..Obrevin (1938) nhận
thấy rằng cây con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm. Ông đã

khái quát hóa các hiện tượng tái sinh nhiệt đới của rừng Châu Phi để đúc rút
nên lý luận bức khảm tái sinh, nhưng phần lý giải các hiện tượng đó còn bị
hạn chế. Vì vậy lý luận của ông còn ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho thực
tiễn sản xuất, các biện pháp kỹ thuật điều khiển tái sinh rừng theo những mục
tiêu kinh doanh đề ra.
Budowski (1961): Đã nghiên cứu diễn thế thảm thực vật rừng ở
Costarica và Panama cho thấy sự tăng lên về số loài và đa dạng sống, kể cả
của các loài là một đặc trưng cho sự phát triển đi theo hướng đến rừng cao
đỉnh khí hậu.
Whitimore (1975): Khi phân tích sự phát triển của thảm thực vật thứ
sinh, trên các khu nương rẫy vùng Viễn Đông đã nhấn mạnh rằng : Khoảng
thời gian để các khu rừng thứ sinh đạt được thành phần loài như rừng nguyên
sinh không phải chỉ là mấy chục năm mà là hàng trăm năm. Các khu rừng


thuần loại được tạo bởi những loài hạt của chúng có thể nảy mầm và trụ được
trên các khu đất trống vào thời điểm phù hợp.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh rừng nhiệt đới đáng chú
ý là công trình nghiên cứu của Richards.P.W (1952), Bernard Rollet (1974)
tổng kết các công trình nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự nhiên đã nhận
xét: Trong các ô kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có
phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. Ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu
thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số cây tái sinh trong rừng
nhiệt đới thiếu hụt, cần phải bổ sung bằng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác
giả nghiên cứu về tái sinh ở nhiệt đới Châu Á như Budowski (1956), Bava
(1954), Catinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ
số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra
cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (Dẫn theo
Nguyễn Duy Chuyên 1995).
Như vậy các công trình nghiên cứu đã được đề cập ở trên phần nào đã

làm sáng tỏ các đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới. Đó là cơ sở để xây
dựng các phương thức lâm sinh hợp lý.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên của thảm thực
vật rừng trên thế giới cho chúng ta hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy
luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Từ đó sẽ có nhiều vận dụng các quy luật
tái sinh nhằm phục hồi và quản lý tài nguyên rừng bền vững.
1.2.2 Ở Việt Nam
Có thể nói rằng vấn đề diễn thế tái sinh ở nước ta chưa được nghiên
cứu nhiều và đi sau so với các nước trên thế giới. Trong vài chục năm gần đây
đã có một số công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhưng tổng kết thành quy
luật tái sinh cho từng loại rừng thì còn rất ít.
Từ năm 1962 đến 1969, viện Điều tra quy hoạch rừng đã điều tra diễn
thế tái sinh tự nhiên theo các loại hình thực vật ưu thế, rừng thứ sinh ở Yên
Bái. Đáng chú ý là công trình điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu. Kết


quả điều tra đã được Vũ Đình Huề (1975) tổng kết trong báo cáo khoa học:
Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên Miền Bắc Việt Nam. Dựa vào mật độ
tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) đã phân chia khả năng tái sinh thành 3 cấp,
trong đó cấp rất tốt có mật độ tái sinh lớn hơn 12000 cây/ha, cấp trung bình
từ 4000-8000 cây/ha, cấp xấu có mật độ tái sinh từ 2000-4000 cây/ha.
Thái Văn Trừng (1993) đã tổng hợp kết quả phục hồi các hệ sinh thái ở
rừng Miền Nam Việt Nam bị chất độc da cam làm thoái hóa và kết luận rằng:
Tốt nhất nên phục hồi các hệ sinh thái thành trảng cỏ theo 2 bước: Trước hết
cần trồng một số loài cây có khả năng tổng hợp ni tơ để cải tạo và giài phóng
đất khỏi các loại cỏ cứng, tiếp đến phải chặt bỏ lớp cây này để trồng các loài
cây rừng có giá trị hoặc trồng các loài cây có giá trị ngay dưới tán của chúng.
Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn Hà Tĩnh đã
được Phạm Đình Tam (1987) làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lượng cây tái sinh
xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái

sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín khác. Từ đó tác giả đề xuất phương
thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho khu vực này.
Trần Ngũ Phương (2000) khi nghiên cứu các quy luật phát triển từ rừng
tự nhiên Miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của
rừng tự nhiên như sau: “ Trường hợp rừng tự nhiên có nhiêu tầng, khi tầng
trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu
chỉ có một tầng thì khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và thay
thế nó sau khi tiêu vong, hoặc cũng có thể là một thảm thực vật trung gian
xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian sẽ xuất
hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm
thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ phục hồi”.
Đinh Quang Điệp (1993) nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên dưới
tán rừng khộp vùng Ea - Sup, Đắc Lắc kết luận rằng: “Độ tàn che của rừng,
thảm mục, độ dày của thảm tươi, điều kiện lập địa là những nhân tố ảnh
hướng sâu sắc lên số lượng và chất lượng cây con tái sinh dưới tán rừng. Về


quy luật phân bố trên mặt đất, tác giả nhận định rằng khi tăng diện tích thì lớp
cây tái sinh có phân bố theo cụm.
Thái Văn Trừng (1978) cho rằng quá trình diễn thế thứ sinh diễn ra khi
các quần xã rừng nguyên sinh bị tác động làm thay đổi hoặc bị phá hủy. Quá
trình diễn ra không khác gì sự thay đổi trên diện rộng, phương thức tái sinh
theo vệt trên các lỗ trống trong quần thể rừng nguyên sinh. Căn cứ vào mức
độ thái hóa của đất tác giả đã phân chia diễn thế thứ sinh làm hai loại : Loại
trên đất rừng còn nguyên trạng và loại trên đất rừng thái hóa.
Theo Phùng Ngọc Lan (1986), do cây mạ có tính chịu bóng nên một số
lượng lớn cây tái sinh phân bố chủ yếu ở cấp chiều cao thấp, trừ một số loài
cây ưu bóng cực quan, tổ thành loài cây tái sinh dưới tán rừng ít nhiều đều lặp
lại gần giống tổ thành tầng cây cao của quần thể.
Khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên, Vũ Tiến Hinh (1991)

đã đề cập đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của cây rừng và ý nghĩa của nó
trong kinh doanh rừng. Tác giả cho biết hệ số tổ thành tính theo phần trăm của
tầng cây cao và tầng cây tái sinh có liên hệ chặt chẽ với nhau theo phương
trình :n%= a + b.N% (với n%, N% lần lượt là hệ số tổ thành tính theo phần
trăm số cây của tầng cây tái sinh và tầng cây cao).
Phục hồi rừng tự nhiên là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Về thực chất, phục hồi rừng tự nhiên là quá
trình diễn thế thứ sinh phục hồi thảm thực vật. Các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào việc tìm hiểu quy luật của quá trình diễn thế. Những kết quả nghiên
cứu về lĩnh vực này là cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp lâm
sinh trong việc xúc tiến tái sinh rừng.
Nhìn chung các công trình về diễn thế tái sinh rừng mới chỉ đề cập đến
một số nghiên cứu liên quan đến đến đề tài. Vấn đề nghiên cứu diễn thế tái
sinh phục hồi rừng trên nương rẫy bỏ hóa và ảnh hưởng thời gian bỏ hóa tới
tái sinh tự nhiên sau nương rẫy còn chưa được chú ý. Những vấn đề này gần
đây được nhiều tác giả quan tâm hơn. Xu hướng nghiên cứu cũng chuyển dần


dần từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng, từ nghiên cứu lý
thuyết sang ứng dụng thực tiễn.
Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu phân tích định lượng về diễn thế
ở khu vực rừng nhiệt đới mưa mùa đặc biệt là các khu vực nhỏ như đất bỏ hóa
sau nương rẫy. Việc nghiên cứu ảnh hưởng thời gian bỏ hóa tới tái sinh tự
nhiên sau nương rẫy ở xã Nghĩa Phương – Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
sẽ góp phần đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi
dưỡng rừng… làm cho rừng phát triển một các bền vững.


PHẦN 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NỘI DUNG,

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn về quá trình diễn thế
phục hồi rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được hiện trạng phục hồi rừng trên nương rẫy đã bị bỏ hóa.
Đánh giá được ảnh hưởng thời gian bỏ hóa sau nương rẫy đến tái
sinh tự nhiên.
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các trạng thái rừng phục
hồi trên các nương rẫy bỏ hóa với thời gian khác nhau.
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Thôn Ba Gò -xã Nghĩa Phương – Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang
Phạm vi không gian: Nguyên cứu thời gian bỏ hóa tới tái sinh tự nhiên
sau nương rẫy tại xã Nghĩa Phương – Huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm của tầng cây cao
- Cấu trúc tổ thành tầng cây cao
- Mật độ tầng cây cao
- Độ tàn che
- Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)
- Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn).
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên
- Nghiên cứu cấu trúc tổ thành cây tái sinh
- Nghiên cứu mật độ và tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng
- Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh



- Mạng hình phân bố số cây tái sinh trên mặt đất
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao
2.3.3 Ảnh hưởng của thời gian bỏ hóa tới tái sinh tự nhiên
- Sự thay đổi tổ thành loài giữa các trạng thái
- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao giữa các trạng thái
- Chất lượng cây tái sinh giữa các trạng thái
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Cách tiếp cận
Kết hợp việc kế thừa số liệu đã có của địa phương với việc điều tra
ngoài thực địa.
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu
2.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
*Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả đã nghiên cứu về tình hình trước khi phục hồi rừng.
Kế thừa kết quả về quá trình hình thành rừng.
Tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
* Phương pháp lập OTC
Lập ô tiêu chuẩn đặc trưng nhất cho rừng tự nhiên chưa bị tác động.
Lập các ô tiêu chuẩn trên các nương rẫy có thời gian bỏ hóa khác nhau.
+ Thời gian bỏ hóa lập trên các nương rẫy có thời gian bỏ hóa là 3 năm,
4 năm và 5 năm => Mỗi trạng thái tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn có diện tích
500m2 (20m x 25m).
+ Dụng cụ lập ô tiêu chuẩn gồm có: Thước dây, địa bàn cầm tay, lập
các góc vuông bằng thước dây ( áp dụng định lý Pitago) sai số về chiều dài
trong ô tiêu chuẩn cho phép  

1
L (L – Tổng chiều dài 4 cạnh trong ô tiêu
200


chuẩn, trong đó có 3 ô tiêu chuẩn). Tiến hành thu thập số liệu trong ô tiêu
chuẩn về các chỉ tiêu sau
- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng


Trong ô tiêu chuẩn đo toàn bộ số cây theo các chỉ tiêu sau :
+ Đường kính ngang ngực (D 1.3): Dùng thước kẹp kính đo đường kính
ngang ngực theo chiều Đông Tây – Nam Bắc. Sau đó lấy trị số trung bình, độ
chính xác đến cm.
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn): Dùng thước Blumeleiss đo từ mặt đất đến
đỉnh sinh trưởng ở ngọn với độ chính xác đến dm.
+ Chiều cao dưới cành (Hdc): Dùng thước Blumeleiss đo từ mặt đất đến
phân cành đầu tiên với độ chính xác đến dm.
+ Đường kính tán lá (Dt): Dùng thước dây đo hình chiếu tán cây theo 2
chiều Đông Tây – Nam Bắc. Sau đó lấy trị số trung bình với đọ chính xác đến dm.
- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng
Cùng với việc đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng trên các ô tiêu chuẩn,
tôi kết hợp đánh giá chất lượng rừng để xác định tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu,
tỷ lệ cây sống, cây chết.
Việc đánh giá cây tốt, trung bình,xấu dựa vào hình thái cây, thân cây,
tán lá, trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây.
+ Cây tốt là những cây thẳng, đẹp, tròn đều, tán lá rộng, không cong
queo sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt.
+ Cây trung bình là cây có thân hình cân đối, tán lá đều, không cong
queo sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Cây xấu là những cây cong queo, xâu bệnh, cụt ngọn,sinh trưởng và
phát triển kém.
Điều tra sơ thám điều kiện địa hình, tình hình phân bố của rừng để tiến
hành lập ô tiêu chuẩn.

* Phương pháp xác định độ tàn che
Điều tra độ tàn che tầng cây cao: Theo phương pháp cho điểm
Trên mỗi ô tiêu chuẩn lập 9 tuyến điều tra song song, cách đều và xác
định 200 điểm dàn đều trên 9 tuyến điều tra.


Phương pháp cho điểm trên các tuyến điều tra: Dùng ống ngắn hình tròn
đường kính 3cm. Tại mỗi điểm điều tra đứng ngắm thẳng lên tán cây và cho điểm.
- Nếu tán cây chiếm >50% diện tích ống ngắm cho 1 điểm.
- Nếu tán cây chiếm <50% diện tích ống ngắm cho 0.5.
- Nếu không nhìn thấy diện tích tán cây thì cho 0 điểm.
Kết quả điều tra độ tàn che được ghi theo mẫu biểu sau.
Biểu 01: ĐIỀU TRA ĐỘ TÀN CHE
Vị trí:

STT

Ngày điều tra:

Hướng dốc:

Người điều tra:

Độ dốc:

Số hiệu OTC:

Điểm

STT


Điểm

STT

Điểm

STT

Điểm

Kết quả đo đếm được ghi vào mẫu biểu 01:
Biểu 02: BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO
Xã nghĩa phương - Lục Nam - Bắc Giang
Độ cao:

Ngày điều tra:

Ô tiêu chuẩn số:

Độ dốc:

Người điều tra:

Trạng thái rừng:

Hướng dốc:

Người kiểm tra:


TT

Loài
cây

DT

D1.3
NB TB

DT

Dt
Nb

Hvn

Hdc

TB

Phẩm Ghi
chất chú

- Cây tái sinh: Trong mỗi ô tiêu chuẩn 500m 2 tiến hành lập 5 ô dạng
bản hình vuông tại 4 góc ô tiêu chuẩn và 1ô dạng bản ở giữa ô tiêu chuẩn, mỗi
ô có diện tích 25m2 (5x5m) để điều tra cây tái sinh theo sơ đồ sau.


Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu 02:

Biểu 02: BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Xã nghĩa phương - Lục Nam - Bắc Giang
Thực bì:

ODB

Ngày điều tra:

Ô tiêu chuẩn số:

Độ che phủ:

Người điều tra:

Trạng thái rừng:

Độ cao Tb :

Người kiểm tra:

Loài
cây

Tổng
cây
tái
1.5-2m >2m Chồi Hạt Tốt Tb Xấu sinh

Số cây theo cấp chiều cao H (m)
<0.5


0.5-1m

1-1.5m

Nguồn
gốc

Chất lượng

2.4.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập số liệu đầy đủ tiến hành xử lý theo từng ô tiêu chuẩn.
* Đối với tầng cây cao
- Xác định tổ thành tầng cây cao theo công thức:
n=
Trong đó :

n là số cây trung bình theo loài
m là số cá thể điều tra
ni là số lượng cá thể loài i

Xác định tỉ lệ tổ thành và hệ số tổ thành loài từng loài theo công thức:


n% =

Nếu : ni

5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành


ni

thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành

Hệ số tổ thành:

Trong đó: Ki là hệ số tổ thành loài thứ i
ni là số lượng cá thể loài i
m là tổng cá thể điều tra
-Xác định mật độ:
N = (cây/ha)
Trong đó: n là tổng số cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong otc
S là diện tích otc (m2)
- Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)
- Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn).
* Đối với tầng cây tái sinh
-Xác định tổ thành loài cây tái sinh và mật độ cây tái sinh tương tự như
đối với tầng cây cao:
-Xác định chất lượng cây tái sinh theo công thức:

Trong đó: N% là tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu.
n là tổng số cây tốt, trung bình, xấu.
N là tổng số cây tái sinh
- Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao:
Chiều cao là cơ sở để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây tái sinh so
với tầng cây bụi, thảm tươi. Những cây có chiều cao vượt khỏi tầng cây bụi,
thảm tươi được coi là cây tái sinh có triển vọng.
Thống kê số lượng cây tái sinh theo 3 cấp chiều cao: <1m; 1-2m; >2m.
Vẽ biểu đồ biểu diễn số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao.



-Phân bố tái sinh trên mặt đất:
Phân bố cây tái sinh trên mặt đất được xác định trên cơ sở phân bố
Poisson, các bước tiến hành như sau:
+ Tổng hợp số liệu cây tái sinh trong các ô dạng bản.
+ Xác định số cá thể bình quân trên một ô dạng bản theo công thức:
Xtb =
Trong đó: Xtb là số lượng cá thể trung bình của ô dạng bản
N là tổng số cá thể
a là số ô dạng bản
- Xác định phương sai về số cây giữa các ô dạng bản theo công thức:
S2 x =

∑(Xi – Xtb)2

Trong đó: Xi là số lượng cá thể của ô dạng bản thứ i.
S2x là phương sai số cây giữa các ô dạng bản.
-Xác định tỷ số K:
K=


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Nghĩa Phương là một xã vùng núi, nằm về phía Đông Nam huyện Lục
Nam, cách trung tâm thị trấn Lục Nam khoảng 10 km theo đường 293, địa
giới hành chính tiếp giáp với địa phương như sau :
Phía Bắc giáp xã Phương Sơn, huyện Lục Nam.
Phía Đông giáp xã Trường Giang và xã Vô Tranh.

Phía Nam giáp xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Phía Tây giáp xã Cương Sơn, Huyền Sơn.
Tổng diện tích tự nhiên là 5.603.41 ha. Trong đó: Diện tích đất Lâm
nghiệp là 3.178,93 ha, chiếm 56,7% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
3.1.2 Địa hình
Xã Nghĩa Phương có địa hình vùng đồi núi, thấp dài từ Tây Nam xuống
Đông Bắc và được chia thành 3 tiểu vùng khác nhau :
- Vùng núi: Có diện tích tự nhiên là 2.671 ha, chiếm 47,7% diện tích
toàn xã. Độ cao từ 100 – 600m. Có địa hình chia cắt phức tạp, dộ dốc cục bộ
lớn, độ dốc bình quân trên 200m, nhiều nơi có độ dốc tới 25m – 350m.
- Vùng đồi gò: Có diện tích tự nhiên là 506,9 ha, chiếm 9% diện tích
toàn xã. Vùng có địa hình thấp dần từ độ cao 300m thoải dần xuống 80m.
- Vùng đồng bằng: Địa hình bằng phẳng, có diện tích tự nhiên là
2.424,5 ha, chiếm 43,3% diện tích toàn xã.
3.1.3 Thổ nhưỡng
Dãy núi trường giang nằm ở phía Bắc thuộc loại đất Feralit phát triển
trên đá mẹ là sa thạch, phiến thạch sét.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Độ ẩm đất từ
khô đến trung bình. Độ sâu tầng đất từ 40 cm - 60 cm, đất chua, tỷ lệ đá lẫn từ
20% - 40%, lượng mùn thấp, đất bị xói mòn từ trung bình đến mạnh, phân
loại đất thuộc nhóm 2 và nhóm 3.


Dãy núi Huyền Đinh nằm ở phía Nam thuộc loại đất Feralit phát triển
trên đá mẹ là sa thạch sạn kết, cuội kết, có nhiều đá lộ đầu xuất hiện. Thành
phần cơ giới từ thịt pha cát đến thịt nhẹ, độ ẩm từ hơi ẩm đến khô, tỷ lệ đá lẫn
từ ít đến trung bình, đất bị xói mòn từ yếu đến trung bình. Phổ biến là đất
thuộc nhóm 2, nhóm 3.
3.1.4 Khí hậu thủy văn
Xã Nghĩa Phương thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung

bình năm là 23,90C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 41,2 0C (tháng 6),
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 3,50C (tháng 1).
Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.470-1.500 mm,
nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.492,8 – 1.569,7 giờ, trong
đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 8, tháng ít giờ nắng trong
năm là tháng 3.
Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm
gây mưa rào.
Nhìn chung khí hậu xã Nghĩa Phương không khác biệt nhiều so với các
xã khác huyện Lục Nam, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm
nghiệp. Tuy nhiên trong năm có xảy ra mưa rét và sương muối ở một số xã
vùng cao và gió lốc cục bộ, mùa mưa có hiện tượng sạt lở đất và mùa khô
hanh dễ xảy ra cháy rừng.
Lưu vực suối Mỡ có diện tích khoảng 7,6 km 2, bắt nguồn từ khu Đá
Vách và hồ Hố Chuối của núi Tây Ngải, núi Bà thuộc dãy Huyền Đinh – Yên
Tử. Nhưng do khu vực lượng mưa thấp (1.327 mm/năm), lòng suối hẹp, dốc,
chỉ có hai nhánh đầu nguồn với chiều dài khoảng từ 4-4,5 km. Nên mức tập


trung cao. Tổng lượng nước hàng năm trên khu vực có khoảng 4,3 triệu m 3,
tập trung vào mùa mưa lũ chiếm 85%, mùa khô chỉ chiếm 15% lượng nước.
Ngoài ra trên địa bán xã Nghĩa Phương còn có trên 20 hồ đập lớn nhỏ
như : hồ suối Mỡ, hồ Bờ Vàng, hồ Khe Đáy, hồ Hố Chuối…đây là nguồn
nước dự trữ tương đối lớn để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp khoảng 500
ha lúa trên địa bàn.

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Năm 2012 dân số xã Nghĩa Phương là 13.432 người với 3.620 hộ.
Mật độ dân số bình quân có xu thế tăng lên, năm 2011 là 240 người/km 2. Chủ
yếu là dân số nông thôn.
- Thành phần dân tộc bao gồm 8 dân tộc anh em chung sống: Kinh,
Tày, Nùng, Hoa, Cao Lan, Sán Rìu, Dao, Mường. Trong đó số hộ dân tộc có
741 hộ với 3.180 nhân khẩu, chiếm 22,23% tổng dân số toàn xã.
- Tổng số lao động xã Nghĩa Phương năm 2012 là 8.790 người, trong
đó nam là 4.580 người, nữ 4.210 người, lao động nông, lâm nghiệp là 7.032
người chiếm 81% dân số lao động trong xã, lao động các lĩnh vực khác 1.753
người chiếm 20%. Nếu không tính những người có khả năng lao động, đang
đi học, nội trợ và không có nhu cầu lao động thì tỷ lệ lao động không có việc
làm chỉ trên dưới 2%. Đây là những chỉ tiêu khả quan. Tích cực đối với nền
kinh tế còn nặng về nông nghiệp như xã Nghĩa Phương.
Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Cây trồng nông
nghiệp chính là lúa nước và ngô; cây ăn quả có cam, quýt, hồng; cây rau
màu,đậu, lạc, vừng… Chăn nuôi chủ yếu là gia súc (trâu, bò) và gia cầm (gà,
vịt) ở quy mô hộ gia đình. Trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất cây trồng,
vật nuôi không cao, hệ thống phân phối sản phẩm chưa phát triển, chủ yếu
phụ thuộc vào tư thương. Sản xuất lâm nghiệp có Công ty lâm nghiệp Lục
Nam với hoạt động chính là trồng rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ),
khoanh nuôi bảo vệ, tu bổ và làm giầu rừng.

PHẦN 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
4.1.1 Tổ thành tầng cây cao
Tổ thành là chỉ tiêu cấu trúc quan trọng trong quần xã thực vật rừng.

Trên quan điểm sinh thái người ta xác định tổ thành cây cao theo số cây còn
theo quan điểm sản lượng người ta xác định công thức tổ thành theo tiết diện
ngang hoặc trữ lượng, ở đây tôi xác định công thức tổ thành theo số cây. Tổ
thành là một trong các chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, cho biết số loài cây và tỉ
lệ mỗi loài hay nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Nó dùng để đánh giá độ
đa dạng sinh học, tính ổn định và bền vững của lâm phần, nói lên toàn bộ giá
trị lâm phần.
Quá trình điều tra ngoại nghiệp và xử lý số liệu nội nghiệp ta thu được
kết quả tổng hợp vào bảng về tổ thành loài tầng cây cao.
Bảng 4.1: Tổ thành tầng cây cao
STT

Trạng
thái

Công thức tổ thành theo số cây

Tổng số cây
trong công thức
tổ thành

1

Nương rẫy bỏ 3.00Ss + 2.33Gg + 1.00Tm + 0.67Tr +
hóa 3 năm 0.67Kh + 0.67Hd + 0.67Tv + 1.00Lk

7

2


Nương rẫy bỏ 2.12Gg + 1.82Hd + 1.21Tr + 1.21Tm
hóa 4 năm + 1.21Ss + 0.91Tv + 0.91Kh + 0.61Bn

8

3

2.16Ss + 1.89Tr + 1.89Gg + 1.08Kh +
Nương rẫy bỏ
0.81Hd + 0.54Tm + 0.54Tv + 0.54Tn
hóa 5 năm
+ 0.54Lk

8

4

Rừng tự
nhiên

3.41Gg + 3.17Ss + 2.68Tr + 0.73Lk

Chú thích: Các ký hiệu được viết đầy đủ chi tiết ở phụ biểu 01

3


Nhận xét: Ta thấy rằng tổ thành tầng cây cao ở các trạng thái khác nhau
có sự khác nhau khá rõ ràng.
Kết quả điều tra cho thấy rằng tổ thành tầng cây cao (3 loài ở trạng thái

rừng tự nhiên và 8 loài ở các trạng thái trên nương rẫy bỏ hóa) là chưa phong
phú, nhưng chủ yếu vẫn là các loài cây tiên phong ưa sáng như: Sau sau (Ss)
và Giẻ(Gg) là loài ưu thế thuộc tầng nhô của tổ thành quần thể tầng cây cao
các khu rừng tự nhiên.
4.1.2 Mật độ tầng cây cao
Mật độ là một chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, biểu hiện mức độ tận dụng
lập địa của tầng cây cao. Nó ảnh hưởng đến độ tàn che, không gian sống của
chính các cá thể tầng cây cao, qua đó cũng ảnh hưởng lớn đến lớp cây tái sinh
tầng dưới. Số cây trên ha (N/ha) phản ánh mức độ phong phú của rừng, rừng
có mật độ càng lớn khả năng thiết lập tiểu hoàn cảnh càng nhanh.
Kết quả điều tra thu được mật độ như sau:
Bảng 4.2: Mật độ tầng cây cao
STT

Trạng thái

Số cá thể

Số loài

Mật độ
(Cây/ha)

1

Nương rẫy bỏ
hóa 3 năm

30


7

600

2

Nương rẫy bỏ
hóa 4 năm

33

8

660

3

Nương rẫy bỏ
hóa 5 năm

37

8

740

4

Rừng tự nhiên


41

3

840

Nhận xét: Kết quả xử lý cho thấy mật độ tầng cây gỗ của các trạng thái
dao động trong khoảng từ 600 - 840 cây/ha. Như vậy độ giao động về mật độ
ở các ô tiêu chuẩn không lớn và sự phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang
đều. Mật độ này thay đổi theo các vị trí điều tra khác nhau (trên trạng thái
rừng tự nhiên) và theo các trạng thái nương rẫy bỏ hóa khác nhau. Ở trên các
trạng thái nương rẫy bỏ hóa, với kết cấu một tầng, sự phân bố của cây theo


mật độ nằm ngang đều cộng với mật độ cao làm cho quá trình khép tán của
rừng ngắn, nhiều vị trí trong rừng trống tạo điều kiện cho thảm tươi phát triển,
gây bất lợi cho tái sinh, nhất là sự phát tán, nảy mầm và sinh trưởng của cây
tái sinh.
4.1.3 Độ tàn che tầng cây cao
Độ tàn che của rừng biểu thị mức độ che kín mặt đất của tầng cây gỗ
là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng có ảnh hưởng
sâu sắc tới sinh trưởng và phát triển của thành phần sinh vật dưới tán rừng,
đặc biệt là cây tái sinh. Độ tàn che ảnh hưởng trực tiếp đến cây bụi thảm tươi
và cây bụi thảm tươi là nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cây tái sinh, đặc biệt là cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng dưới tán rừng.
Độ tàn che được thể hiện ở bảng 4.3 :
Bảng 4.3: Độ tàn che tâng cây cao
STT
1
2

3
4

Trạng thái
rừng
Nương rẫy bỏ
hóa 3 năm
Nương rẫy bỏ
hóa 4 năm
Nương rẫy bỏ
hóa 5 năm
Rừng tự nhiên

D1.3 tb

Dt tb

Hvn tb

Hdc tb

(cm)

(m)

(m)

(m)

0.52


6.58

2.49

6.74

2.85

0.53

6.68

2.58

7.07

2.96

0.54

6.54

2.36

6.75

2.95

0.65


12.48

3.89

12.05

8.78

ĐTC

Qua bảng 4.3 cho thấy độ tàn che ở 4 trạng rừng dao động từ 0.52 đên
0.65 điều đó chứng tỏ độ tàn che ở mức độ trung bình, cây vừa kép tán và cây
đang phát triển.


×