Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả tại xã phú linh, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96 KB, 13 trang )

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đề xuất
một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả tại xã Phú
Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là một tài nguyên đặc biệt quan trọng, là điều kiện chung đối với
mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con
người. Do đó, việc sử dụng đất đai có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên đất
đai hiệu quả và bền vững là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, con người vẫn chưa
biết tận dụng khai thác hết khả năng sử dụng của đất đai, đôi khi vẫn còn sử
dụng bừa bãi, hoang phí, sai mục đích... đã làm cho chất lượng đất đai ngày
càng giảm sút... Ngoài ra, tình trạng phá rừng vẫn còn xảy ra, kéo theo những
hậu quả nặng nề như: lũ lụt, hạn hán, huỷ hoại môi trường sinh thái... Mặt khác
dân số gia tăng kéo theo hàng loạt các nhu cầu về đất để xây dựng cơ sở sản
xuất, hạ tầng xã hội, an ninh quốc phòng ... trong khi đó đất đai lại có hạn, nên
đã dẫn đến tình trạng diện tích đất dùng để sản xuất ngày càng bị thu hẹp, nhất
là đối với đất nông lâm nghiệp. Đòi hỏi các ngành, các cấp, các lĩnh vực có liên
quan phải có biện pháp quản lý và sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý, có
hiệu quả và sử dụng tối đa quỹ đất quốc gia để phục vụ phát triển nền kinh tế
quốc dân và xã hội dựa trên nguyên tắc ưu tiên đất đai cho mục đích sản xuất
nông lâm nghiệp, chú ý bảo vệ và cải tạo độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường,
tận dụng hết tiềm năng mà đất đai mang lại. Để làm được những điều đó, cần
phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể ở tất cả các ngành và các cấp từ
Trung ương đến địa phương. Thông qua công tác quan trọng hàng đầu cần được
triển khai đó là nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, để từ đó có phương
hướng sử dụng và quản lý đất đai trong tương lai có hiệu quả. xã Phú Linh diện
tích đất chủ yếu được người dân sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu
quả sử dụng đất ở đây vẫn chưa hợp lý.


Mặt khác,Phú Linh là một xã miền núi nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
lâm nghiệp nên đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Nhằm có được
các sản phẩm cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp năng suất cao, đáp ứng được
nhu cầu của thị trường và sử dụng đất bền vững, tôi tiến hành nghiên cứu
chuyên đề: “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp
sử dụng đất hiệu quả tại xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.”
2


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Khoa học về đất đai đã trải qua hơn 100 năm nghiên cứu và phát triển,
những thành tựu về phân loại đất đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc
tăng năng suất và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 6 tỷ người, theo tài liệu của FAO thì
trên thế giới đang sử dụng khoảng 1.5tỷ (ha) đất nông nghiệp, trong đó đất đồi
núi là 937 triệu (ha) (chiếm 65.9%). Trong quá trình sử dụng nhân loại đã làm
hư hại khoảng 1.4ha đất. The Norman Myers, (Gaian atlas ò planet management,
London, 1993) ước lượng hàng năm toàn cầu mất khoảng 11triệu ha đất nông
nghiệp do các nguyên nhân xói mòn, xa mạc hóa, nhiễm độc hoặc bị chuyển hóa
sang các dạng khác .
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, công tác
đánh giá đất đai đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các phương pháp
đánh giá đất mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành
mang tính hệ thống tài nguyên kinh tế xã hội nhằm kết hợp các kiến thức khoa
học về tài nguyên đất và sử dụng đất.
Ở Đức, tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu “ khái niệm” về sử
dụng đất khác nhau, đây được coi là lý thuyết sinh thái về quy hoạch sử dụng đất
dựa trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giũa tính đa dạng của hệ sinh thái

cũng như sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh. Từ năm
1967 Hội đồng nông nghiệp châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ chức
nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và quy hoạch sử dụng đất. Các hội nghị
này khẳng định rằng quy hoạch vùng nông thôn trong đó quy hoạch các ngành
sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăm sóc, chế biến nhỏ,...Cũng như quy
hoạch cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông phải dựa trên quy hoạch sử dụng đất
đai. Năm 1971 và năm 1975, các chuyên gia tư vấn họp tại Roma (Italia) và
Geneve (Thụy sĩ) để thảo luận về phương pháp luận về quy hoạch nông thôn.

3


Nội dung các cuộc thảo luận đã đề cập các phương pháp cùng tham gia các quy
hoạch cấp vĩ mô.
Những kết quả phân tích hệ thống canh tác tại châu Á, châu Phi và Nam
Mỹ đã xác nhận rằng phân tích hệ thống canh tác là một công cụ quy hoạch, lập
kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cấp địa phương. Năm 1990, Luning đã nghiên
cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử
dụng đất.
Ở Ấn Độ và các vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng phương pháp
tham biến, biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học. Kết
quả phân hạng đất đai cũng được thể hiện ở dạng % hoặc cho điểm.
Sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn những quyết
định sử dụng và quản lý đất đai, sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai
thác tốt cho nhu cầu của con người, cũng như có thể giúp bảo vệ tài nguyên mà
trong tương lai công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã thực hiện từ khá
lâu và được xem như là những nỗ lực ban đầu và quan trọng của nền khoa họckỹ thuật loài người. Những nghiên cứu này khởi đầu trên phạm vi quốc gia, trên
toàn thế giới. Hiện nay những kết quả và những thành tựu về nghiên cứu đất và
đánh giá đất đai đã được cộng đồng của các tổ chức liên hiệp quốc (FAO,
UNESCO…) như tài sản tri thức chung của nhân loại, [9].

Những kiến thức về đất được tích lũy từ khi nghề nông bắt đầu phát triển,
tức là từ lúc con người chuyển từ thu lượm thực vật hoang dại sang trồng trọt ở
đồng ruộng và bắt đầu canh tác đất, trong sản xuất họ không ngừng quan sát đất,
ghi nhớ các tính chất đất. Những kiến thức đó được tích lũy từ đời này qua đời
khác cùng với sự phát triển của khoa học, chúng được đúc kết lại và nâng cao,
đó là nguồn sinh ra khoa học thổ nhưỡng.
Những kinh nghiệm đầu tiên về đất được tích lũy từ thời cổ Hy-lạp.”Sự
phân loại đất” độc đáo thấy trong các tuyển tập của những nhà triết học cổ đại
Hy-lạp Aritos, Teoflast. Các ông lúc bấy giờ đã chia ra đất tốt, đất phì nhiêu và
đất cằn cối, không phì nhiêu. Tuy vậy, thổ nhưỡng phát triển thành một khoa học
muộn hơn nhiều.
4


Webb và Tracey (1969) trong rừng Nula nhiệt đới ở Úc sinh trưởng của
thực vật phục thuộc vào đá mẹ, độ ẩm của đất, trong rừng thứ sinh một số nhân
tố quan trọng là độ dày tầng đất, thành phần cấp hạt, CaCO 3, hàm lượng mùn và
đạm (dẫn theo Ngô Đình Quế, 2008) [8].
Ormand và Will khi nghiên cứu sau khai thác rừng P. Radiata với chu kỳ
ngắn đã cho thấy đất rừng bị thoái hóa khá rõ. Năm 1978 Turvey cũng cho biết
khi thay thế rừng tự nhiên bằng P.radiata với chu kỳ 15 - 20 năm sản lượng 400
m3/ha đã làm giảm độ phì đất do khai thác. Hơn nữa do thảm thực mục rừng
thông khó phân giải nên làm chậm quay vòng các chất khoáng ở các dạng lập
địa này (dẫn theo Phạm Văn Điển), [4].
Độ phì của đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng và năng suất cây trồng. Ngược lại các loài cây khác nhau cũng có
ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất. Trong những năm gần đây có một số công
trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng đối tượng
cây trồng cụ thể. Mối quan hệ giữa sinh trưởng của Tếch (Tectona grandis) và
một số yếu tố đất được xây dựng thông qua phương trình: R = 1/3 (P x S)

(Week, 1970) [16], trong đó R là lượng tăng trưởng hàng năm (m3/ha); P là độ
dày của tầng đất (cm) và S là độ no bazơ (mg/100 đất).
Chakraborty. R. N và Chakraborty. D (1989) đã nghiên cứu về sự thay đổi tính
chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3 và 4, các tác giả cho rằng rừng trồng
Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như độ chua của đất biến
đổi 5,9 - 7,6; khả năng giữ nước của đất tăng từ 22,9% lên 32,7%, chất hữu cơ tăng
từ 0,81% lên 2,70%, đạm tăng từ 0,36 lên 0,50% và đặc biệt màu sắc của đất cũng
biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang màu nâu, [6].
1.2. Ở Việt Nam
Khái niệm công việc đánh giá đất, phân hạng đất cũng có từ lâu
Trong thời kỳ phong kiến, thực dân để tiến hành thu thuế đất đai, đã có sự
phân chia “ Tứ hạng điền – Lục hạng thổ”
Sau hòa bình lập lại năm 1954 ở phía bắc, vụ quản lý ruộng đất và Viện
nông hóa thổ nhưỡng rồi sau đó là Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã có
5


những công trình nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông
nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ của đất và xếp hạng thuế
đất nông nghiệp dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất
đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp. Đất đã được phân thành 5-7 hạng theo
phương pháp xếp điểm. Nhiều tỉnh đã xây dựng các bản đồ phân hạng đất đai
đến cấp xã, góp phần đáng kể cho công tác quản lý đất đai trong giai đoan kế
hoạch hóa sản xuất.
Những năm gần đây, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã đang được
đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển KT – XH từ cấp
quốc gia đến vùng và tỉnh, huyện,...đòi hỏi ngành quản lý đất đai có những
thông tin về dữ liệu về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng đất hợp lý
lâu bền đất sản xuất nông lâm nghiệp. Công tác đánh giá đất không chỉ dừng lại
ở mức độ phân hạng chất lượng tự nhiên của đất mà phải chỉ ra được các loại

hình sử dụng đất phù hợp cho từng hệ thống sử dụng đất khác nhau với nhiều
đối tượng cây trồng lâm nghiệp khác nhau.
Vì vậy, các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy hoạch, quản lý đất đai
trong toàn quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh
nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế ứng dụng từng bước cho công
tác đánh giá đất ở Việt Nam. Gần 10 năm qua, hàng loạt các dự án nghiên cứu,
các chương trình thử nghiệm ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO được
tiến hành ở cấp từ vùng sinh thái đến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia
đã được triển khai từ bắc đến nam và đã thu được kết quả khả quan.
Nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất, giao đất lâm
nghiệp cấp xã được thực hiện từ năm 1993 tại: xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, xã
Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho dự án đổi mới chiến lược
phất triển lâm nghiệp thực hiện. Sau đó, dự án đã tổng hợp những bài học kinh
nghiệm và rút ra được công tác quy hoạch sử dụng đất được coi là nội dung
chính cần được thực hiện trước khi giao đất trên cơ sở tập quán nương rẫy cố
định, lấy xã làm đơn vị làm kế hoạch và giao đất có sự tham gia tích cực của
người dân, già làng, trưởng bản và chính quyền xã. Cần phải có kế hoạch chi
tiết, tránh được các mâu thuẫn của cộng đồng phát sinh sau quy hoạch.
6


Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam- Thụy Điển giai
đoạn 1996 -2001 trên phạm vi của 5 tỉnh Lào Cai, Yên Bái , Hà Giang và Phú
Thọ đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển nông, lâm cấp xã
trên cơ sở phát triển cấp thôn bản và hộ gia đinh. Theo Bùi Đình Toán và
Nguyễn Hải Nam năm 1998 tỉnh Lào Cai đã xây dựng mô hình PRA để tiến
hành quy hoạch sử dụng đất : tỉnh Hà Giang để xây dựng quy hoạch kế hoạch và
sử dụng đất 3 cấp : xã , thôn và hộ gia đình, đến năm 1998 trên toàn vùng dự án
có 78 thôn bản được quy hoạch sử dụng đất theo phươg pháp có người dân tham
gia. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất trong giai đoạn này đã căn cứ vào nhu

cầu và nguyện vọng của người dân sử đất với cách tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế
hoạch có tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên, chưa tạo ra sự gắn kết chặt chẽ chủ
chương của nhà nước với nhu cầu nguyện vọng của người dân. Vấn đề đặt ra ở
đây là phải tìm ra một phương pháp quy hoạch tại địa phương với sự kết hợp
hài hòa giữa ưu tiên của chính phủ và nhu cầu của cộng đồng.
*Những nghiên cứu về đất rừng
Nghiên cứu đất rừng mang những đặc trưng rõ nét mà các nhà nghiên cứu
đều quan tâm chú ý đó là mối quan hệ hữu cơ giữa đất và thảm thực vật rừng,
tức ảnh hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất. Việt
Nam nằm trong khu vực nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, bởi vậy sự phân bố của thực
vật vô cùng phong phú. Trước đây, khi rừng còn chiếm 3/4 diện tích đất nước,
hầu hết các loài thực vật nhiệt đới đều có mặt ở các loại đất Việt Nam. Hiện nay
rừng bị tàn phá, nhiều loài thực vật đã bị suy giảm nghiêm trọng, một số loài có
nguy cơ tuyệt chủng. Nhất là những loài thực vật quí hiếm, có tác dụng làm
thuốc hoặc có giá trị kinh tế cao.
Năm 1997, chương trình môi trường liên hợp quốc đã đánh giá tổng thể về
thoái hóa đất ở 17 quốc gia Đông Nam á Với sự tham gia của Việt Nam (Thái
Phiên, Nguyễn Tử Xiêm, UNEP, 1997). Hai mươi tiêu thức được sử dụng để
đánh giá các kiểu thoái hóa và lập bản đồ toàn vùng, trong đó chú trọng đến
thoái hóa do con người gây ra về quy mô, tốc độ, nguyên nhân và ảnh hưởng của
quá trình này đến sức sản xuất của đất. Kết quả cho thấy rằng bên cạnh xói mòn
7


rửa trôi do nước thì thoái hóa hóa học đất Việt Nam là khá nghiêm trọng so với
các nước trong vùng. Nhận thức được những đặc điểm quan trọng này, trong
nhiều thập kỷ qua khoa học đất đã tạo ra cơ sở khoa học và đề xuất nhiều giải
pháp kỹ thuật để khắc phục các mặt hạn chế hóa học của độ phì nhiêu, chuyển
hóa độ phì nhiêu hữu hiệu.
Độ phì nhiêu của đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp

đến sinh trưởng và phát triển của các thảm thực vật rừng và cây trồng. Ngược lại
các thảm thực vật rừng khác nhau cũng có ảnh hưởng đến độ phì đất rất khác
nhau. Vì vậy, duy trì và và làm tăng độ phì đất là yếu tố then chốt để làm bền
vững tài nguyên đất. Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu sự thay đổi các tính
chất và độ phì của đất qua các quá trình diễn thế, thoái hóa và phục hồi rừng của
các thảm thực vật ở Miền Bắc Việt Nam cho thấy độ phì đất biến động rất lớn
ứng với mỗi thảm thực vật, thảm thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc
duy trì độ phì đất [1].
Sự phát triển nông lâm nghiệp có liên quan chặt chẽ đến vấn đề sử dụng và
quản lý đất. Việc xác định danh giới giữa đất rừng và đất nông nghiệp là hoàn
toàn tương đối, vì trên thực tế không có một loại đất chỉ phù hợp với một loại cơ
cấu cây trồng, điều này lại càng đúng với vùng đồi núi. Đất rừng và rừng là hai
yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, do đó phương thức quản lý đất canh tác, đất
rừng thích hợp nhất là tăng cường độ phủ xanh bằng hệ canh tác nông lâm kết
hợp, hoặc cây nông nghiệp với phương thức xen canh, luân canh. Với phương
thức đó, không những làm đa dạng hóa sản phẩm cho nông dân, mà còn bảo vệ
được đất, hạn chế xói mòn và tạo được lượng phân xanh từ tàn dư cây trồng trả
lại cho đất nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Nếu con người tác động làm thay đổi thảm che từ rừng tự nhiên bằng các
rừng trồng cũng làm cho độ phì đất thay đổi. Qua nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Bình (1980), Hoàng Xuân Ý(1973) đã chứng tỏ sự thoái hóa lý tính và chất hữu
cơ ở tầng mặt nếu phá rừng gỗ tự nhiên để trồng rừng luồng và tre [2],[4].
Các phương thức khai thác phục hồi rừng khác nhau đã ảnh hưởng trực tiếp
đến độ phì đất, kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (1985) cho thấy đối với đất
8


Badan ở Kon Hà Nừng thì cường độ khai thác mạnh (40 – 50%) thậm chí gần
như khai thác kiệt thì độ phì đất có giảm nhưng không lớn và khả năng phục hồi
độ phì cũng khá cao do địa hình bằng phẳng và đất mau chóng được che phủ bởi

lớp thực vật tầng dưới. Đối với đất có độ phì khá lớn, thành phần cơ giới nhẹ, độ
dốc lớn ở Quỳ Châu thì sau 20 năm chặt trắng độ phì đất giảm đi rõ rệt so với
đối chứng và sau 20 năm độ phì đất chưa thể khôi phục được mặc dù rừng mới
đã che kín đất. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng hơn, độ dốc lớn, phát
triển trên phiến thạch sét ở Hương Sơn, qua một năm chặt cường độ 40% cho
thấy độ phì đất giảm so với đối chứng 15% [11].
Nghiên cứu ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa sinh của
đất ở Bắc Sơn của Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1997) đã chứng minh rằng
tính chất hóa học đất thay đổi phụ thuộc vào đọ che phủ của thảm thực vật. Ở
những nơi có độ che phủ thấp tính chất của đất biến đổi theo xu hướng xấu. Đất
bị chua hóa, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu NH 4, P2O5 đều thấp hơn rất
nhiều so với đất bị che phủ tốt [12].
Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 18,
chương II) đã quy định : “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo pháp
luật , đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả...” điều đó khẳng định tính pháp
lý cao của Nhà nước ta trong việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Kết quả đanh giá tài nguyên đất đai, hiện trang sử dụng đất đai được sử
dụng trong quy hoạch để xác định tiềm năng đất đai.
Như vậy, nghiên cứu đặc tính lý, hóa học dưới tác dụng các trạng thái thực
bì khác nhau đã được nhiều nhà chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành
nghiên cứu rất công phu, bao gồm thảm che là rừng tự nhiên, rừng nhân tạo,
hoặc trảng cỏ, đây là các công trình rất có giá trị về khoa học, cung cấp nhiều
thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về đất rừng, để chọn
trạng thái che phủ tốt trong khi sử dụng đất, tạo cho đất có độ phì ngày càng
tăng và bền vững.
Sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý sử dụng đất là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tế.
9



PHẦN II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất của xã nhằm góp phần đề xuất một số
giải pháp sử dụng đất hiệu quả tại xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong tình hình sử dụng
đất trên địa bàn xã.
- Bước đầu đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đai có hiệu quả.
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Kết quả nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.2.2. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng
- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của xã
- Hiện trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã
2.2.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất theo hướng bền vững
- Giải pháp vễ kỹ thuật và công nghệ
- Giải pháp về vốn đầu tư
- Giải pháp về tổ chức và quản lý
- Giải pháp về thể chế chính sách
2.2.4. Hiệu quả dự đoán của phương án đề xuất
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu sẵn có
2.3.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu có sẵn
* Phương pháp kế thừa số liệu có sẵn
Thu thập tài liệu sẵn có bằng phương pháp kế thừa có chọn lọc, điều tra
khảo sát thực địa kết hợp với phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
của người dân (PRA).
Những tài liệu cần thu thập gồm :

10


-Tài liệu về điều kiện tự nhiên
-Tài liệu về tình hình kinh tế xã hội địa phương
-Tài liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể. Các hệ thống
chính sách có liên quan đến việc sử dụng đất đai của địa phương
- Số liệu khí tượng thủy văn
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã.
- Tài liệu trong các thôn về sử dụng đất trên các mặt quy mô diện tích cơ
cấu cây trồng , vật nuôi, kỹ thuật canh tác, sơ lược chi phí thu thập
2.3.1.2. Phương pháp xử lý tài liệu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Thông tin và các số liệu được thu thập, tiến hành chỉnh lý và tông hợp,
phân tích các mặt theo loại sơ đồ, lát cắt, các mẫu biểu thống kê.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Các số liệu được tập hợp và tính toán bằng các hàm kinh tế trong chương
trình Excel trên máy vi tính.
+ Phương pháp tĩnh: Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối
và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị
đồng tiền. Tổng lợi nhuận: P = TN - CP
+ Phương pháp động:
Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ với mục tiêu đầu tư,
thời gian, giá trị đồng tiền.
Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV,
BCR, BPV, CPV, IRR, trong chương trình Excel 2003.
2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa
2.3.2.1 Điều tra, bổ xung thông tin tài liệu và điều kiện tự nhiên và các nguồn
tài nguyên theo vùng lãnh thổ:
+ Đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình

+ Khí hậu thủy văn
+ Tài nguyên rừng
+ Hiện trạng cảnh quan môi trường
11


2.3.2.2 Điều tra hiện trạng sử dụng đất đai
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất ở
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng

12


PHẦN III
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
PHẦN IV
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất
3.2. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất theo hướng bền vững
3.3. Hiệu quả dự đoán của phương án đề xuất sử dụng đất
PHẦN V
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

13




×