Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ triển khai sản xuất mã hàng vest nam thời trang trong sản xuất may công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN
KHOA KỸ THUẬT MAY & THỜI TRANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : ----------------Ngành đào tạo
: Kỹ thuật may & Thời trang
TÊN ĐỀ TÀI:
PhầnI : “ Nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ CAD-CAM trong ngành may tại tỉnh
Hưng Yên.”
Phần II: “Xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ triển khai sản xuất mã hàng Vest nam thời
trang trong sản xuất may công nghiệp ”
I. Số liệu cho trước
 Kiến thức của các học phần đã học trong chương trình đào tạo.
 Cơ sở vật chất – Kỹ thuật: Xưởng nhà trường
 Tài liệu kỹ thuật tại các công ty may
II.Nội dung cần hoàn thành
 Thuyết minh:
 Bản vẽ A0
 Đĩa CD chứa File dữ liệu.
 Sản phẩm mẫu
1. Chuyên đề.( 30-40 trang)
- Tổng quan.
- Nghiên cứu thực tế.
- Kết quả và bàn luận.
2. Phần công nghệ.(50-60 trang)
- Sơ đồ mô hình công nghệ
- Nghiên cứu phân tích sản phẩm.
- Bảng thông số kích thước thành phẩm


- Bản vẽ mô tả vị trí đo sản phẩm, bản vẽ mặt cắt cấu trúc đường may.
- Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ, Sơ đồ lắp ráp sản phẩm.
- Quy trình công nghệ may sản phẩm trước đồng bộ.
- Định mức nguyên phụ liệu.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (giác, cắt, may)
- Nguyên tắc thiết kế chuyền.
- Quy trình công nghệ sau đồng bộ.
- Biểu đồ phụ tải trước và sau đồng bộ.
- Sơ đồ mặt bằng dây chuyền sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất.
Họ và tên người hướng dẫn: ----------------------------

Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
05/04/2008
Ngày hoàn thành đồ án:
15/08/2008
Đề tài đã được hội đồng khoa học và đào tạo của khoa thông qua.
Hưng Yên, ngày 03 tháng 04 năm 2008
TRƯỞNG BỘ MÔN
TRƯỞNG KHOA
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
PHẦN I: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAD-CAM
TRONG NGÀNH MAY TẠI TỈNH HƯNG YÊN.....................................................5
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Sơ lược về hệ thống CAD-CAM và các ứng dụng.................................................7
1.1.Giới thiệu hệ thống CAD – CAM..................................................................7

1.2.Tầm quan trọng của hệ thống CAD – CAM...................................................8
1.3. Ứng dụng của hệ thống CAD-CAM..............................................................9
2. Tình hình công nghiệp may tỉnh Hưng Yên.........................................................11
2.1. Các công ty may trên địa bàn tỉnh...............................................................11
2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp may của Tỉnh ...............................................12
3. Tình hình ứng dụng công nghệ CAD-CAM tại các công ty may của tỉnh Hưng Yên.
................................................................................................................................. 13
3.1 Khảo sát thực tế tình hình ứng dụng công nghệ CAD - CAM......................13
3.2. Đánh giá quá trình.......................................................................................16
4. Những hiệu quả do áp dụng công nghệ CAD-CAM............................................19
4.1. Sản lượng may mặc.....................................................................................19
4.2. Trong quá trình sản xuất.............................................................................21
4.3. Một số công ty đã áp dụng hiệu quả công nghệ CAD-CAM.......................21
5. Đánh giá và giải pháp công nghệ.........................................................................22
5.1. Đánh giá việc áp dụng công nghệ của các công ty......................................22
5.2. Đề xuất giải quyết.......................................................................................23
5.2.1. Một số công nghệ tiên tiến hiện nay……………………………………24
5.2.2. Xu hướng công nghệ mới………………………………………………30
KẾT LUẬN.............................................................................................................32
PHẦN II..................................................................................................................34
XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRIỂN KHAI SẢN XUẤT SẢN
PHẨM VESTON NAM THỜI TRANG TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP.
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 34
2.1. Nghiên cứu mẫu..........................................................................................36
2.1.1. Mô tả sản phẩm…………………………………………………………36
2.1.2. Thuyết minh mẫu……………………………………………………….36
2.2. Vị trí đo sản phẩm.......................................................................................38
2.3. Cấu trúc mặt cắt các đường may.......................................................................39
2.4. Xây dựng quá trình công nghệ may sản phẩm.............................................41



2.4.1. Sơ đồ khối gia công sản phẩm....................................................................41
2.4.2. Sơ đồ phân tích quy trình công nghệ.........................................................43
2.4.3. Quy trình công nghệ sản phẩm Vest nam thời trang...................................44
2.4.4. Sơ đồ lắp ráp sản phẩm..............................................................................45
2.5. Quy trình công nghệ trước đồng bộ.............................................................46
2.6. Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.............................................................50
2.6.1. Định mức tiêu hao chỉ..............................................................................50
2.6.2. Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho sản phẩm cỡ L.............................51
2.7. Tiêu chuẩn kỹ thuật.....................................................................................51
2.7.1.Tiêu chuẩn cho giác sơ đồ...........................................................................51
2.7.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật cắt BTP.......................................................................52
2.7.2.1. Nhập nguyên liệu....................................................................................53
2.7.2.2. Yêu cầu kỹ thuật khi trải vải....................................................................54
2.7.2.3. Sang dấu trên sơ đồ bàn trải....................................................................56
2.7.2.4. Cắt bán thành phẩm.................................................................................56
2.7.2.5. Đánh số bóc tập và phối kiện..................................................................56
2.7.3. Yêu cầu kỹ thuật may.................................................................................58
2.7.4. Yêu cầu về là gấp.......................................................................................59
2.8. Thiết kế chuyền...........................................................................................60
2.8.1.Nguyên tắc thiết kế chuyền.........................................................................61
2.8.2. Nhịp độ sản xuất........................................................................................61
2.8.3. Phần trăm tải trọng.....................................................................................61
2.8.4. Lựa chọn hình thức dây chuyền.................................................................62
2.8.4. Đánh giá chuyền.........................................................................................67
2.8.5. Biểu đồ phụ tải trước và sau đồng bộ.........................................................67
2.8.6. Sơ đồ mặt bằng dây chuyền sản xuất..........................................................69
2.8.7. Thiết bị sử dụng.........................................................................................70
2.8.8. Diện tích chuyền........................................................................................70
2.9. Lập kế hoạch sản xuất.................................................................................71

2.9.1. Chia bước công việc .(Gantt Chat).............................................................72
KẾT LUẬN............................................................................................………….73
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................74
PHỤ LỤC................................................................................................................ 75


Lời cảm ơn
Trong những năm học tập và gắn bó với trường ĐHSPKT Hưng Yên, khoa
KT May & Thời Trang, nhà trường đã đào tạo, trang bị cho chúng em những kiến
thức cơ bản về nghề nghiệp và đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp chúng em
được học tập tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường đặc biệt là khoa KT
May & Thời Trang cùng các thày cô trong khoa đã nhiệt tình giảng dạy, tin tưởng
tạo điều kiện cho em được làm Đồ án tốt nghiệp . Một lần nữa em xin chân thành
cảm ơn !

4


PHẦN I.
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAD-CAM TRONG
NGÀNH MAY TẠI TỈNH HƯNG YÊN.
LỜI MỞ ĐẦU.
Ngày 22/10/2007 tại phiên họp thứ 2 Quốc hội khóa XII thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã nêu ra những kết quả chủ yếu trong công tác chỉ đạo điều hành thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi Việt Nam ra nhập WTO và dự đoán
ngân sách nhà nước trong năm 2007 và 2008. Trong bản báo cáo Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng dự báo, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao
nhất trong vòng 10 năm qua 8,5%, tạo khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế
chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và ngay trong năm 2008, với những ngành
mũi nhọn như : Dệt-May, Thủy sản, Dầu mỏ, Dịch vụ…

Trong những năm vừa qua ngành may Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành
tựu to lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hàng tỷ USD, chỉ đứng sau ngành
dầu khí về xuất khẩu. Phải nói đây là một thắng lợi lớn về kinh tế trong giai đoạn
phát triển của ngành dệt may Việt Nam, song điều đáng mừng hơn là trong những
năm qua ngành dệt may Việt Nam đã giải quyết được hàng chục vạn lao động, góp
phần cùng đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo, ổn định
chính trị và phát triển kinh tế đất nước. Nhưng hiện nay, trước thuận lợi và thách
thức của hội nhập kinh tế thế giới, ngành dệt may Việt Nam cần có những tư đổi
mới, đó chính là việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cũng như thay đổi
phương thức hoạt động kinh doanh mới phù hợp với xu thế phát triển của công
nghiệp hiện đại.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đối với ngành may trên thế
giới đã diễn ra rất lâu nhưng ở Việt Nam việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào tổ
chức sản xuất vẫn chưa được rộng rãi. Một trong những thành tựu khoa học quý báu
đó có tác động lớn đến nền công nghiệp sản xuất đó là công nghệ CAD - CAM
(Computer Aided Design và Computer Aided Manufacturing) nghĩa là: thiết kế với
sự trợ giúp của máy tính và sản xuất với sự trợ giúp của máy tính. Công nghệ đã

5


giúp cho con người trong việc tối ưu hóa thời gian thiết kế, hoạt động sản xuất,
cũng như giảm giá thành chi phí, cải tiến mối quan hệ giao lưu với khách hàng và
các nhà cung cấp. Hiện nay các doanh nghiệp Viêt Nam cũng đang có những bước
tiến nhất định trong việc áp dụng những thành tựu khoa học đưa vào trong sản xuất,
nhưng phần lớn việc áp dụng chỉ dừng lại trong khâu chuẩn bị sản xuất : Thiết kế Nhảy mẫu - Giác sơ đồ.
Nằm ở vị trí giao với các tỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội và trên
con đường quốc lộ 5 nối ra Hải Phòng một cảng biển chu chuyển hàng hoá quan
trọng của đất nước, Hưng Yên có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế xã hội. Tăng
trưởng kinh tế GDP bình quân đạt 12,28%/năm, trong đó ngành công nghiệp chiếm

42.83% (2007) với các ngành: Dệt-May, thực phẩm, đồ mỹ nghệ... giải quyết công
ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài tỉnh đất nước, đưa nền
kinh tế của tỉnh vững bước tiến lên trở thành tỉnh công nghiệp của cả nước(2020)
với các khu công nghệp: KCN Như Quỳnh A, KCN Như Quỳnh B, KCN Phố Nối
A, KCN Phố Nối B, KCN Minh Đức và KCN thị xã Hưng Yên. Với việc áp dụng
công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa vào trong sản xuất đã làm thay đổi nhất
định hoạt động sản xuất gia công sản phẩm trong ngành may cũng như các ngành
kinh tế khác của tỉnh, cùng với những doanh nghiệp như: may Hưng Long, may cổ
phần Tiên Hưng, may Ki Đô, may VieBa, may Hưng Yên , may Hồ Gươm....
Với những ưu việt của việc sử dụng hệ thống CAD vào sản xuất cùng với
nhu cầu cần thiết thực tế tại doanh nghiệp, tôi đã đi tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tình
hình ứng dụng công nghệ CAD-CAM trong các doanh nghiệp may tại tỉnh Hưng
Yên và tập trung đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề:
-

Tìm hiểu về hệ thống CAD-CAM và các ứng dụng.

-

Tình hình ứng dụng công nghệ CAD-CAM của các doanh nghiệp may

-

Những công nghệ CAD-CAM đang được ứng dụng

-

Những khó khăn và thuận lợi gì trong quá trình áp dụng mà doanh nghiệp
gặp phải.


-

Giải pháp và đề xuất

6


1. Sơ lược về hệ thống CAD-CAM và các ứng dụng.
1.1.Giới thiệu hệ thống CAD – CAM
Hệ thống CAD - CAM bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu thập kỷ 70:
ứng dụng đầu tiên của chúng được dùng là thiết kế và dàn trải các mẫu mỏng sao
cho giảm tối thiểu lượng dư thừa lãng phí về nguyên vật liệu sản xuất(vải). Hai
công ty Gerber của Mỹ và Lectra của Pháp là những nhà cung cấp hàng đầu về các
giải pháp CAD/CAM/PLM tự động hóa cho các ngành may mặc, hàng không,
composite, nội thất, ô tô, đường biển và vải công nghiệp
- CAD - CAM là dạng viết tắt của 2 khái niệm: Computer Aided Design và
Computer Aided Manufacturing nghĩa là: thiết kế với sự trợ giúp của máy tính và
sản xuất với sự trợ giúp của máy tính. Chúng trợ giúp cho người thiết kế và người
sản xuất làm giảm thời gian, giảm giá thành chi phí và cải tiến mối quan hệ giao lưu
với khách hàng và các nhà cung cấp.
- Hệ thống CAD - CAM cho phép người sử dụng hướng tới khả năng linh
hoạt và đáp ứng nhanh dịch vụ khách hàng, nó có thể được phân phối cho sự phát
triển thương mại.
- CAD nghĩa là thiết kế với sự trợ giúp của máy tính. Các nhà thiết kế thời
trang sử dụng hệ thống CAD trong việc bố trí sắp xếp các mẫu mỏng. Các nhà thiết
kế dệt kim sẽ tạo ra cấu trúc các mũi dệt và các nhà thiết kế vải sẽ dùng CAD để tạo
ra phương thức thiết kế đa mầu. Tất cả 3 phương thức sử dụng CAD đều tạo ra các
họa tiết thời trang.
- CAM nghĩa là sự sắp xếp các loại máy khác nhau có thể được điều khiển
với sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Các máy cắt tự động, máy dệt... được điều

khiển bởi máy tính. Mỗi máy tính yêu cầu điều khiển một phần chuyển động thông
qua các câu lệnh từ người dùng đến các máy thi hành.
.

7


Điều khiển
thiết bị máy
móc

QLCL

CAD-CAM

Sản xuất

Lên kế hoạch
& QLDA

Khách hàng

Sản phẩm

Cấu trúc hệ thống CAD – CAM trong sản xuất công nghiệp
1.2.Tầm quan trọng của hệ thống CAD – CAM
- Ba đặc trưng cơ bản của hệ thống CAD - CAM đó là : Tính linh hoạt,
năng suất và khả năng lưu trữ
- Công dụng của hệ thống CAD - CAM là tăng cường thêm các chức năng,
khả năng lập kế hoạch dàn trải cơ bản tạo ra tất cả các kích cỡ khác nhau của sản

phẩm may, một quá trình xử lý được hiểu là phát triển mẫu (grading). Máy tính có
thể phát triển mẫu tiết kiệm được một lượng thời gian rất lớn với độ chính xác đến
99 %.
- Tính đáp ứng nhanh: hệ thống CAD - CAM đã được phát triển để đáp ứng
các nhu cầu đòi hỏi từ phía các nhà sản xuất may mặc. Tối đa hóa các lợi nhuận của
họ và tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường.
- CAD - CAM là một con đường đáp ứng nhanh trước nhu cầu của thị trường
mà nó phân phối. Xác định chắc chắn lợi nhuận cao nhất từ công nghệ, một chuỗi
các bước cần thiết để cài đặt hệ thống đúng giá với đúng yêu cầu đòi hỏi. Việc sử

8


dụng CAD - CAM tăng cường nhanh sự chấp nhận hoạt động thiết kế đang điều
khiển nhiều phần mềm và thiết bị mới. Các nhà thiết kế có thể sử dụng CAD trong
việc sản xuất đa màu, lặp lại các mảnh mẫu riêng biệt và tạo ra những sự thay đổi
lớn và tiết kiệm thời gian nhất.
- Ảnh hưởng của hệ thống CAD - CAM là sự thể hiện tất cả các hoạt động
khác nhau của chu kỳ sản phẩm. Máy tính trợ giúp thiết kế, tự động biên soạn và tối
ưu hóa các khái niệm, thiết kế và quản lý các tài liệu sản phẩm. Máy tính tổ chức
quản lý và điều hành các thao tác sản xuất, trong việc điều khiển và kiểm tra chất
lượng sản phẩm.
1.3. Ứng dụng của hệ thống CAD-CAM
Hệ thống CAD - CAM hướng sự gia tăng thương mại tới tất cả các công ty
trong ngành dệt may. Nó hỗ trợ luồng liên kết giữa thiết kế và sản xuất, tạo ra sự
phân phối tới việc đáp ứng nhanh các nhu cầu của người bán lẻ với người tiêu dùng.
- CAD cho thiết kế : CAD ảnh hưởng đến sự phân bố từ dòng chất liệu sản
xuất tới thị trường bán lẻ. CAD có một phạm vi ứng dụng rất rộng từ việc biểu diến
các tổ hợp màu tới các thiết kế nguyên bản và họa tiết. Các nhà thiết kế quần áo sử
dụng hệ thống CAD để tạo ra các sản phẩm mới bằng các chức năng ép nếp, tạo ly,

di chuyển các cử động, độ dài ngắn, thêm hoặc bỏ các ly, nếp. Một số chức năng bổ
xung trong CAD cho phép việc thiết kế và phát triển mẫu hướng tới sự thay đổi của
các phương pháp thông thường, mỗi một liên kết tuân theo thư viện luật nhảy mẫu
tới bảng kích cỡ. Các chức năng đã được xác định trong phần thập phân của thời
gian cần bởi các phương pháp thông thường và tần số liên kết được sử dụng như là
mối liên hệ giữa thiết kế và sản xuất .
- CAD - CAM đối với sản xuất :
* CAD đối với ngành dệt : Giống như hệ thống đan các sợi CAD tạo ra các
họa tiết và sự phối màu được thể hiện bằng các mũi kim và cấu trúc khác nhau chỉ
bằng click chuột đơn giản. Người thiết kế có thể thả hồn vào trong tất cả những cảm
hứng và sáng tạo của mình vì chỉ cần thay đổi rất đơn giảm những kết cấu trên máy
là ta có một sản phẩm dệt mới.
* CAD đối với ngành may.

9


- CAD đối với thiết kế mẫu: Các mẫu trong may mặc có thể được phát triển
với sự trợ giúp của CAD thông qua khả năng biến đổi mẫu mã trên PDS hay trên
manocanh 3D. Các chức năng biến đổi như là độ dài ngắn, cắt và nhóm các mảnh
mẫu, cuộn và xếp nếp, sắp xếp các cử động. Một mẫu được biểu diễn trên màn hình
có các chức năng của các thiết bị được điều phối và quá trình xử lý. Các thao tác
trên máy thay thế phương thức cắt, viền và vạch dấu xác định trên giấy.
- CAD cho phát triển mẫu (grading): Hệ thống này rất thông dụng và hữu ích
cho các đối tượng phát triển mẫu. Nó tiết kiệm thời gian và có độ chính xác cao
được thực hiện cho việc phát triển mẫu trên máy tính. Một số lượng lớn các kích cỡ
có thể được thay đổi chỉ cần một cái kích chuột.
- CAD cho việc giác sơ đồ mẫu: Lập kế hoạch giác mẫu là một việc làm hết
sức quan trọng trong bất kỳ công ty nào. Một sơ đồ cần giác xác định(theo khổ vải)
với tất cả các mảnh mẫu chi tết sản phẩm trên màn hình. Tất cả những thông tin về

sơ đồ giác đều được hiển thị rõ như: chiều dài sơ đồ, tổng số chi tiết giác, phần trăm
hữu ích mà sơ đồ đạt được, ngày tháng... giúp cho việc quản lý và tạo ra những sơ
đồ hữu ích nhất, kinh tế nhất, giảm tối thiểu lượng vải dư thừa. Điều này vô cùng
quan trọng đối với công ty.
Việc kinh doanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống CAD - CAM
đã cài đặt. Không chỉ mang tính chất quảng cáo mà bất kỳ công ty nào cũng có thể
tạo nên sự đột biến nhờ sự hỗ trợ của hệ thống CAD - CAM với các chức năng sau:
+ Thiết kế mẫu
+ Chỉnh sửa mẫu
+ Phát triển mẫu
+ Giác mẫu
+ Cắt và may
Người điều hành các hệ thống này cũng cần phải có những am hiểu nhất định
về thiết kế mẫu đặc biệt có thể thu hút các thao tác máy tính cần thiết. Các máy tính
sử dụng cũng cần đòi hỏi có cấu hình nhất định giúp cho quá trình xử lý thông tin
được nhanh và lưu trữ các thông tin .

10


2. Tình hình công nghiệp may tỉnh Hưng Yên.
2.1. Các công ty may trên địa bàn tỉnh.
Dệt may là một ngành khá quan trọng đối với công nghiệp nói riêng và nền
kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên nói chung, tuy nhiên ở Hưng Yên chủ yếu chỉ là
ngành may, ngành dệt chiếm tỷ trọng ít.
Năm 1998, có 3 doanh nghiệp nhà nước làm hàng dệt may trên địa bàn tỉnh là
Công ty May Hưng Yên, Công ty May II Hưng Yên, Công ty Cơ khí dệt may Hưng
Yên, 01 hợp tác xã May, 01 Công ty TNHH và một số cơ sở sản xuất thủ công trên
địa bàn các huyện, thị xã, sản lượng đạt 3.3 triệu sản phẩm, với giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 106.063 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10,98% giá trị sản xuất công nghiệp toàn

tỉnh.
Đến năm 2000, năng lực của ngành được bổ sung thêm do một số doanh
nghiệp mới được thành lập như Công ty May Hưng Việt, Công ty CP May Hồ
Gươm (chi nhánh), một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất..., song tốc độ tăng
trưởng chậm, sản lượng đạt 4.613 triệu sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng
lên 115,675 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,9% toàn ngành.
Những năm trở lại đây, tỉnh đã khuyến khích đầu tư đối với ngành may, đặc
biệt là các địa phương công nghiệp chưa phát triển như hỗ trợ xây dựng nhà xưởng,
giải phóng mặt bằng... kết quả là đã có thêm 3 xưởng may mới được xây dựng tại
các huyện Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ tạo việc làm cho hơn 2000 lao động.
Bên cạnh đó, nhiều dự án tỉnh ngoài, nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng may
mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã đi vào sản xuất như: Công ty May Anh Vũ, Công
ty May Minh Anh, Công ty sản xuất và dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng, Công ty
May Phú Dụ, Công ty May Beeahn Việt Nam, Công ty Global Sourcenet, công ty
may liên doanh Kyung Việt…, đã tăng thêm năng lực cho ngành.
Đến nay thì ngành công nghiệp may của tỉnh khá sôi động với các dự án đầu tư
của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Công ty may cổ phần Tiên Hưng,
công ty Cổ phần Bảo Hưng, Công ty TNHH Hannes Brand, công ty may Ngọc
Đỉnh, công ty TNHH Ki Đô, công ty may Hồ Gươm, công ty dệt may VieBa,….

11


Công ty may CP Hưng Yên
2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp may của Tỉnh .
a. Đặc điểm ngành công nghiệp may của Tỉnh.
Trước những năm 2003 ngành may Việt Nam nói chung và của tỉnh Hưng Yên
nói riêng phương thức hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn là gia công cho khách
hàng nước ngoài (CMT). Các công ty may mặc thuần túy nhận nguyên phụ liệu mẫu
mã thiết kế từ khách hàng nước ngoài rồi thực hiện gia công sản phẩm. Điều này

không mang lại hiệu quả kinh doanh vì giá gia công rất thấp. Cơ cấu kinh doanh
CMT 100%; FOB 0%
Những năm gần đây thì đặc điểm của ngành may tỉnh đã có những thay đổi
tiến bộ nhất định, từ việc thuần túy chỉ thực hiện việc gia công sản phẩm thì giờ đây
một số công ty đã kết hợp giữa phương thức sản xuất FOB và CMT vào trong hoạt
động sản xuất: CMT 70-90% FOB 10-30%, nghĩa là: Từ việc chỉ thực hiện mỗi việc
là gia công sản phẩm thì giờ đây các công ty đã chủ động và đưa việc tìm kiếm
nguyên phụ liệu về phía mình(đưa ảnh hưởng của mình vào trong sản phẩm nhiều
hơn) mà gia công cho khách hàng về kiểu dáng cũng như chất liệu sản phẩm. Điều
này cũng một phần là do những chính sách thúc đẩy và đầu tư của nhà nước cũng
như các doanh nghiệp vào sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu, làm cho nguồn
nguyên phụ liệu trong nước ngày càng phong phú. Một số công ty: công ty may
Hưng Long, công ty may Phố Hiến, công ty may VieBa, công ty may Ki Do…
Trong những năm tới thì tỷ lệ FOB trong hoạt động sản xuất ngành may của
tỉnh sẽ ngày càng nâng cao và sẽ chuyển dần sang phương thức hoạt động kinh
doanh mới là sản xuất FOB.
b. Thị trường xuất khẩu.

12


Trước 2003 khi Việt Nam chưa gia nhập WTO thì thị trường xuất khẩu của
may mặc tỉnh chủ yếu là các nước Châu Á: Hàn Quốc, Nhật, Singapo, các nước
Đông Âu…chiếm 80%, thị trường Châu Âu và Mỹ thì còn rất non trẻ.
Sau khi Việt Nam ra nhập WTO thì thị trường may mặc của tỉnh có những thay
đổi đáng kể, Châu Âu và Mỹ là hai thị trường chiếm tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu
lớn của tỉnh.( 60-70%)
Cùng với những chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh, Hưng Yên đã thu hút
được lượng lớn sự đầu tư vào sản xuất cũng như về công nghệ của các doanh nghiệp
Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Đức, Nhật… vào dệt - may cũng như các ngành công

nghiệp khác.
3. Tình hình ứng dụng công nghệ CAD-CAM tại các công ty may của tỉnh
Hưng Yên.
3.1 Khảo sát thực tế tình hình ứng dụng công nghệ CAD - CAM.
Ngày nay khi mà sự tiến bộ của khoa học cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin, tự động hóa đã và đang góp phần làm nâng cao chất lượng sản xuất cũng
như năng suất và chất lượng sản phẩm. Các công ty chuyên sản xuất phầm mềm cho
ngành may như: Gerber technology, Lectra System, Investronica, …ngày càng hoàn
thiện hơn các tính năng ưu việt của mình để cho ra những phiên bản mới thích hợp
với việc sản xuất hàng loạt và giúp cho người sử dụng được dễ dàng.
Mặt khác do đòi hỏi của sản xuất hiện nay, sự đầu tư của doanh nghiệp nước
ngoài, những đòi hỏi đáp ứng của khách hàng, các doanh nghiệp may của tỉnh đã
không ngừng đầu tư vào sản xuất với những công nghệ tiên tiến, giảm tỷ lệ thủ công
trong các khâu thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ, cắt, …nâng cao tính cơ khí hóa hiện
đại hóa trong sản xuất
Để tìm hiểu tình hình ứng dụng công nghệ CAD-CAM tại các công ty may
trên địa bàn tỉnh tôi đã tiến hành đi thực tế nghiên cứu tình hình ứng dụng của các
doanh nghiệp may như: Công ty may Cổ Phần Tiên Hưng, công ty May Phố Hiến,
công ty may Kim Động, công ty may Anh Vũ, công ty may Hanes Brand, công ty
may Ki Do… Sử dụng phiếu điều tra với các câu hỏi.

13


Trường ĐHSPKT Hưng Yên
Khoa KT May &Thời Trang.

PHIẾU ĐIỀU TRA.
Công ty :
Câu 1. Công ty đã áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản xuất chưa?

Có.

Đang có dự án

Không.

Câu 2. Công ty đang sử dụng loại phần mềm CAD-CAM nào?
Gerber Technology

Lectra System

Investronica

Các loại khác
Câu 3. Công ty đang sử dụng phần mềm Crack hay bản quyền?
Phần mềm bản quyền.
Bản Crack
Câu 3. Lý do nào công ty lại quyết định áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản
xuất?
Tăng chất lượng và năng xuất

Chiến lược phát triển của công ty.

Do khách hàng yêu cầu.

Tất cả những lý do trên.

Câu 4. Lý do nào công ty lại chọn loại phần mềm đó?
Do khách hàng yêu cầu ( Khách hàng truyền thống)
Do dễ dàng và thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Do đầu tư của khách hàng nước ngoài.
Câu 5. Công đã áp dụng vào trong các khâu nào của quá trình sản xuất?(Đánh dấu chọn
những câu trả lời )
Trong thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ.
Trong khâu trải vải - cắt.
Trong khâu may và hoàn thiện.
Câu 6. Công ty đã đầu tư những loại thiết bị máy móc gì cho công nghệ CAD-CAM đó?
(Đánh dấu chọn những câu trả lời)
Hệ thống, máy tính, bảng số hoá

Máy vẽ sơ đồ

Máy trải vải và kiểm tra chất lượng vải tự động
Dây chuyền may tự động.

Máy cắt tự động
Tất cả

14


Câu 7. Việc thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ vào trong sản xuất bằng phần mềm như thế nào?
Thường xuyên.

Ít được sử dụng

Thỉnh thoảng.
Câu 8. Việc áp dụng các loại máy móc: Trải vải, cắt tự động vào trong sản xuất như thế
nào?
Thường xuyên.


Ít được sử dụng

Thỉnh thoảng.
Câu 9. Phần trăm áp dụng là bao nhiêu?
100%

100%-80%

50%-30%

30%-10%

80%-50%
Dưới 10%

Câu 10.Trong quá trình sử dụng công ty gặp những thuận lợi gì?
Dễ sử dụng.
Tăng năng xuất và chất lượng sản phẩm.
Tiết kiệm thời gian cũng như nhân công.
Tất cả những lý do trên
Ý kiến bổ xung.
…….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 11. Những khó khăn mà công ty gặp phải là gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý công ty. !
Hưng Yên , Ngày….tháng….năm…
Người thực hiện.

TM công ty.

-----------------

15


3.2. Đánh giá quá trình.
Qua cuộc tìm hiểu 13 công ty may mặc trên địa bàn tỉnh tôi thấy tình hình ứng
dụng công nghệ CAD-CAM tại các công ty may như sau:
STT
Gerber
Lectra
Công ty
9
3
Tỷ lệ các loại công nghệ CAD-CAM trên khu vực tỉnh.
-

Công nghệ khác
1

Huyện Tiên Lữ, Kim Động, Phù Cừ: sử dụng 90-100% Gerber, ngoài ra
khoảng 10% là Lectra.


-

Huyện Khoái Châu: 75% là Gerber và 30 % là Lectra.

-

Huyện Văn Lâm: 80-90 % là Lectra

-

Huyện Mỹ Hào: 40% là Gerber, 40% là Lectra và 20% là các công nghệ khác

-

Khu vực tỉnh Hưng Yên: 100% là Gerber.
Biểu đồ tỷ lệ các loại công nghệ trên khu vực Tỉnh
120
100
80

%

60
40
20
0
Thị xã Tiên lữu, Phù Cừ
Khoái Châu Văn Lâm


Mỹ Hào

Huyện-TX

Gerber

Lectra

Công nghệ khác

- Hầu hết các công ty đều sử dụng phần mềm bản quyền, nhưng cũng có một

16


số các công ty vẫn đang áp dụng bản Crack, nguyên nhân vì đầu tư hệ thống bản
quyền thì tốn kém hơn rất nhiều so với bản Crack. Tỷ lệ các công ty đang áp dụng
công nghệ CAD-CAM bản quyền so với bản Crack là: 70-30.
- Lý do mà các công ty áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản xuất đó
là giúp tăng chất lượng cũng như năng xuất..
- Hầu hết các công ty đã đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất mà áp
dụng công nghệ CAD-CAM như: hệ thống máy tính, máy vẽ sơ đồ, bàn số hóa, máy
trải vải tự động, và chủ yếu áp dụng trong các khâu như: thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ
đồ, trải vải và cắt. Trong đó 80-90 % là trong các khâu thiết kế, nhảy mẫu và giác sơ
đồ, còn số ít là trong khâu trải - cắt bán thành phẩm.

- Mỗi loại công nghệ CAD - CAM có những ưu và nhược điểm riêng đó cũng
là lý do mà mỗi công ty lại chọn sử dụng phần mềm đó.
- Thành phần các loại công nghệ CAD-CAM đang được áp dụng.
1 0%


Gerber
Lect ra

32%
58%

17

Cô ng nghệ khác


- Thiết bị máy móc sử dụng: hầu hết các công ty đã đầu tư các trang thiết bị
máy móc như: máy vẽ, máy trải - cắt tự động, bảng số hóa.

Máy vẽ sơ đồ

Hệ thống bảng số hóa

Dây chuyền may CP Hưng Yên

Dây chuyền áo Vest
( may CP Hưng yên)

- Những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải khi áp dụng vào trong sản
xuất:
* Thuận lợi:
- Dễ dàng sử dụng trong sản xuất.
- Quản lý và kiểm tra chất lượng một cách dễ dàng.
- Giảm chi phí cũng như nhân công thực hiện các bước công việc đó: Ví dụ.

Nếu trước đó phải cần tới ít nhất là 5 người cho việc giác sơ đồ thì sau khi sử dụng
công nghệ thì chỉ cần tới 1 người là đủ.
- Giúp cho việc quản lý nguồn nhân lực trong công ty dễ dàng, cũng như giảm
tải sự cồng kềnh trong cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty.

18


* Khó khăn:
- Do một số công ty đang áp dụng phần mềm Crack cho lên không cập nhật
được thường xuyên những tính năng mới mà các công ty chuyên sản xuất phần
mềm (Gerber technology, Lectra) cung cấp.
- Chi phí đầu tư tốn kém, khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ.
4. Những hiệu quả do áp dụng công nghệ CAD-CAM.
4.1. Sản lượng may mặc.
Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 1998-2003

19


Năm 2003, sản lượng may mặc đạt 14,269 triệu sản phẩm các loại, quần áo
may sẵn của Hưng Yên đã tạo được uy tín với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước,
một số doanh nghiệp đã có sức để đảm nhận những hợp đồng lớn như Công ty May
Hưng Yên, Công ty TNHH Global Sourcenet, Công ty liên doanh May Kyung Việt,
Công ty May Minh Anh,.... với những sản phẩm có độ khó cao như: Comple,
veston,...Sản phẩm quần áo may sẵn của Hưng Yên chủ yếu là hàng xuất khẩu,
hàng tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Sau những chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh cùng với sự đầu tư của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước vào sản xuất nhất là đối với các công ty may mặc
với việc đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất thì sản lượng may mặc nói riêng và

công nghiệp tỉnh nói chung đã vượt những bước tiến thần tốc.
Năm 2007, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế
- xã hội của tỉnh vẫn đạt vượt kế hoạch: Tổng sản phẩm của tỉnh(GDP) tăng
13,75%; cơ cấu kinh tế NN, CN - XD, DV 25,9% - 42,8% - 31,3%; kim ngạch xuất
khẩu đạt 368 triệu USD.  Trong đó đóng góp nhiều vào tốc độ  tăng trưởng công
nghiệp 2 tháng đầu năm là: Hàng may mặc, mỳ ăn liền, rượu trắng…

Nông nghiệp; 25.9;
26%

Dịch vụ; 31.3; 31%

CN-XD; 42.8; 43%

Năm 2007.
Trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Hưng Yên thực
hiện trên 15 triệu USD, tăng 23,37% so với cùng kỳ, nâng tổng số kim ngạch xuất

20


khẩu ngành này của cả 2 tháng đầu năm đạt 31 triệu 651 nghìn USD, tăng 28,96%
so với cùng kỳ, chiếm tỷ   trọng 63,65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ( Số
liệu 3/2007 – Báo Hưng Yên).
6 tháng đầu năm 2008 giá trị sản lượng hàng hoá ngành công nghiệp may ước
đạt trên 35 triệu 466 nghìn sản phẩm, tăng 33,09% so với cùng kỳ năm trước và đạt
61,68% kế hoạch năm.(Số liệu báo Hưng Yên)
4.2. Trong quá trình sản xuất.
Việc áp dụng công nghệ CAD-CAM vào trong sản xuất nhất là trong việc thiết
kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ và may hoàn tất sản phẩm đã mang lại những hiệu quả

nhất định nhât là đối với đặc điểm ngành may của tỉnh nói riêng hiện nay là gia
công sản phẩm.
- Thứ nhất: Giúp tăng năng suất sản xuất đáp ứng nhanh tróng đối với những
mã hàng ngắn đòi hỏi việc thay đổi mẫu mã liên tục.
- Thứ hai: Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì là gia công sản phẩm cho
khách hàng nước ngoài lên hầu như khách hàng đã thiết kế mẫu mã có sẵn rồi
chuyển cho chúng ta thực hiện tiếp công việc còn lại.
- Thứ ba: Giảm nguồn lao động thủ công tăng tính cơ khí hóa hiện đại hóa
trong sản xuất tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
4.3. Một số công ty đã áp dụng hiệu quả công nghệ CAD-CAM.
* Công ty May CP Hưng Yên:
Năng lực sản xuất:
1. Năng suất / năm : 8.500.000 sản phẩm
2. Tổng số chuyền may : 31 chuyền
3. Các sản phẩm chính và năng suất theo loại sản phẩm /tháng :
+ Áo Jacket: trên 200,000
+ Quần: 100,000
+ Áo sơ mi: trên 50,000
+ Áo cổ lọ /áo cộc tay/ Áo thun: trên 100,000
+ Áo Vest nữ: 30,000

21


- Năm 2004, Công ty sản xuất hơn 5 triệu sản phẩm, đạt giá trị sản xuất công nghiệp
95 tỷ đồng, với tổng doanh thu đạt hơn 210 tỷ đồng.
- Năm 2006, đạt mức tăng trưởng 21%, lợi nhuận đạt sáu tỷ đồng, bằng 214% năm
2005
* Công ty may Hồ Gươm.
2003 đạt hơn 9 triệu USD; năm 2004 xấp xỉ 13,6 triệu USD, và đến năm 2005

xuất khẩu của công ty đạt gần 20 triệu USD.
* Công ty may Hưng Long, công ty CP may Tiên Hưng…
5. Đánh giá và giải pháp công nghệ.
5.1. Đánh giá việc áp dụng công nghệ của các công ty.
- Việc áp dụng công nghệ CAD-CAM trong các công ty may hiện nay hầu hết
chỉ dừng lại ở việc thiết kế, nhảy mẫu và giác sơ đồ chiếm tỷ trọng 80-90%, 20-10%
trong các khâu trải vải và cắt. Khả năng tận dụng công nghệ lại chỉ dừng lại ở 5060% thiết bị máy móc cũng như hệ thống phần mềm có thể làm được vào trong sản
xuất.
- Đầu tư hệ thống máy móc tiên tiến như trải vải và cắt tự động nhưng lại
không tận dụng hết năng lực của máy mà vẫn sử dụng thủ công là chính trong các
khâu trải vải và cắt bán thành phẩm. Hiệu suất sử dụng là 10-25%

- Việc tiếp cận công nghệ mới của các công ty còn yếu, lý do là các công ty
may của tỉnh sản xuất chủ yếu là gia công do vậy mà sự đầu tư theo chiều sâu cho
sự phát triển còn thấp. Ví dụ: hầu như không có một công ty nào có sự đầu tư hệ
thống phần mềm CAD-CAM 3D vào sản xuất như V-stitcher trong việc hiệu chỉnh

22


mô phỏng mẫu trực tiếp trên manocanh điều này giúp cho việc tiết kiệm được thời
gian cho việc chế thử cũng như điều chỉnh mẫu.

- Hệ thống dây chuyền may tự động vẫn chưa có một công ty nào đầu tư mà
vẫn chủ yếu (100%) tận dụng lao động thủ công trong việc vận chuyển BTP cũng
như thành phẩm trên chuyền, riêng chỉ có công ty may Hưng Yên đã đầu tư hệ
thống dây chuyền may áo Veston nhưng quản lý và năng suất hoạt động chưa hiệu
quả.
- Chỉ có một số công ty có sự đầu tư thích đáng vào công nghệ: Thiết bị máy
móc, con người, hệ thống phần mềm như: công ty KiDo, công ty TNHH Hannes

Brand, công ty VieBa, công ty Cổ Phần Tiên Hưng, công ty Hưng Long, công ty
may Hưng Yên. Bên cạnh đó vẫn có những công ty sự đầu tư vào đó còn ít như:
công ty may Anh Vũ, công ty may Kim Động, công ty may Yên Mỹ...
- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nước hay khách hàng Châu
Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc thì chủ yếu là sử dụng công nghệ
Lectra System ( công ty KiDo, công ty may Ngọc Đỉnh, công ty dệt may
VieBa(Lypit)...), còn đối với những khách hàng là Châu Âu, Mỹ thì chủ yếu là công
nghệ Gerber Technology ( Công ty Hannesbrand, Anh Vũ, công ty CP Tiên Hưng,
công ty CP may Hưng Yên...)
5.2. Đề xuất giải quyết.
Để áp dụng công nghệ vào trong sản xuất một cách có hiệu quả và tốt nhất thì
các công ty cần phải:

23


- Sử dụng công nghệ bản quyền do các công ty chuyên sản xuất cho ngành
may cung cấp điều này giúp công ty có thể sử dụng những tính năng mới, những
giải pháp cũng như công nghệ mới thường xuyên do nhà sản xuất phần mềm cung
cấp.
- Cần phải có sự đầu tư sâu hơn vào hệ thống máy móc thiết bị sử dụng hiện
đại: Hệ thống máy tính, máy vẽ, phần mềm (phần mềm 3D)...
- Đầu tư con người có sự hiểu biết và sử dụng thành thạo công nghệ mới.
- Lên đưa và áp dụng tốt hơn năng lực của trang thiết bị máy móc tránh tình
trạng đầu tư rất nhiều vào trang thiết bị máy móc sau đó lại không hay ít sử dụng
tới. Để làm được điều này công ty cần phải hoàn thiện hóa hệ thống quản lý cũng
như có sự đầu tư vào nguồn lực con người.
- Lựa chọn loại công nghệ thích hợp đối với đặc điểm sản xuất của công ty
mình. Vì mỗi loại công nghệ có những ưu và nhược điểm riêng như: hệ thống
Gerber thì thích hợp rất tốt cho việc giác sơ đồ và nhảy mẫu nhưng lại yếu trong

việc thiết kế còn Lectra thì lại có ưu điểm về thiết kế trong khi đó lại yếu trong việc
nhảy mẫu và giác sơ đồ.
- Hoàn thiện hóa bộ máy tổ chức quản lý, sản xuất đưa công nghệ tiên tiến vào
trong hoạt động sản xuất.
5.2.1. Một số công nghệ tiên tiến hiện nay.
Hiện nay trên thế giới nói về sản xuất công nghệ dành cho ngành may thì hai
công ty Gerber Technology và Lectra System vẫn là những công ty luôn luôn đi đầu
trong lĩnh vực này. Với những sản phẩm mà hầu hết các công ty may mặc Việt Nam
đang áp dụng đó là Accumark Gerber và Lectra
Hiện nay công ty Gerber sẽ và đang xây dựng nhà máy tại Việt Nam đưa Việt
Nam thành một trong ba địa điểm sản xuất chính lớn nhất của mình. Với những sản
phẩm: Accumak Gerber, V-stitcher..., các trang thiết bị máy móc: máy cắt, máy trải,
dây chuyền may ... tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp nói chung và ngành dệt
- may cũng như thời trang Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với những công nghệ
tiên tiến nhất: công nghệ cắt tự động bằng Lazer, công nghệ may bằng robot...

24


Một số hệ thống phần mềm.
* Accumark Gerber.
- Pattern Design: là phần mềm hỗ trợ thiết kế, nhảy mẫu trên máy tính
- Marker Creation, Editor: giúp cho người sử dụng sinh ra sơ đồ phục vụ cho
sản xuất nó bao gồm: Marker Marking( giác sơ đồ thủ công trên máy) và AutoMark
Editor ( Giác sơ đồ tự động).
- Bên cạnh đó cùng với những thiết bị máy móc như: Digitizer Table(Bảng số
hóa), automatic plotting and Cutting...

Accumark V8.2-V8.3


Pattern Design

Marker Creation

25


×