Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

Xây dựng tài liệu kỹ thuật về mặt thiết kế cho đơn hàng quần âu, áo sơ mi trong sản xuất công nghiệp và nghiên cứu cho chế độ nhảy mẫu tối ưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 155 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian làm đồ án tốt nghiệp, bằng sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, sự giúp đỡ của cán bộ, công nhân Công ty XNK ……, sự hướng dẫn nhệt tình
của thầy giáo …………. và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng môn, em đã hoàn
thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Do thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa được nhiều nên đề tài của em còn
chưa được hoàn thiện. Em mong các thày cô đóng góp ý kiến để đề tài của em được
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:

1


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.........................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN............................................................................2
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................3
MỤC LỤC.......................................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................6
PHẦN I: NGHIÊN CỨU CÁC CHẾ ĐỘ NHẢY MẪU CHO SẢN PHẨM QUẦN ÂU,
ÁO SƠ MI.......................................................................................................................................8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHẦN MỀM CAD - CAM

8

1.1. Giới thiệu về hệ thống phần mềm CAD-CAM.............................................................8
1.2. Tầm quan trọng của hệ thống CAD-CAM....................................................................9
1.3 Hệ thống CAD – CAM được dùng như thế nào..........................................................11
1.4.Ứng dụng của kỹ thuật CAD – CAM trong công nghiệp may mặc............................13
1.4.1.Quá trình gia công sản phẩm may công nghiệp........................................................13


1.4.2 Phương pháp thiết kế mẫu thời trang........................................................................14
1.4.3 Phương pháp “Thiết kế mẫu giấy”............................................................................15
1.4.4. Phương pháp nhân mẫu...........................................................................................15
1.4.5. Phương pháp giác sơ đồ...........................................................................................15
1.4.6. Phương pháp trải vải................................................................................................16
1.4.7. Phương pháp cắt phôi liệu may...............................................................................16
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU........................................................................17
2.1. Các phương pháp nhảy mẫu...........................................................................................18
2.1.1. Phương pháp tia.......................................................................................................18
2.1.2. Phương pháp nhóm..................................................................................................21
2.1.3. Phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế......................................................23
2.1.4 Phương pháp tổng hợp..............................................................................................24
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU SẢN PHẨM QUẦN...................................26
3.1. Phương pháp chung........................................................................................................26
3.2. Nhảy mẫu sản phẩm quần với bảng thông số.................................................................28
CHƯƠNG IV: NHẢY MẪU SẢN PHẨM ÁO SƠ MI............................................................41
4.1. Phương pháp chung........................................................................................................41
3.2 Nhảy mẫu sản phẩm áo với bảng thông số......................................................................42
PHẦN II: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT THIẾT KẾ CHO MÃ HÀNG CS-09.........60
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.........................................................................60
1.1 Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường......................................................................60
1.2 Các phương pháp nghiên cứu thị trường.........................................................................61
1.3 Lựa chọn thời điểm nghiên cứu.......................................................................................62
1.4 Thị trường mục tiêu.........................................................................................................63
1.5 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu....................................................................................64
1.6 Tìm hiểu về xu hướng thời trang.....................................................................................65
CHƯƠNGII: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ MẶT THIẾT KẾ...............................................72
2.1. Phác thảo và chọn mẫu...................................................................................................72
2.1.1. Phác thảo mẫu..........................................................................................................72
2.1.2 Đề xuất và chọn mẫu................................................................................................72

2.2 Nghiên cứu mẫu...............................................................................................................74
2.2.1 Đặc điểm hình dáng sản phẩm..................................................................................75

2


2.2.2 kết cấu sản phẩm.......................................................................................................77
2.2.3 Xây dựng bảng hệ thống cỡ số.................................................................................84
2.3 Thiết kế mẫu....................................................................................................................89
2.3.1. Bảng thông số kích thước thiết kế cỡ M..................................................................89
2.3.2. Thiết kế mẫu............................................................................................................92
2.3.3. Xây dựng bộ mẫu mỏng...........................................................................................97
2.3.4. Chế thử sản phẩm...................................................................................................110
2.3.5. Hiệu chỉnh mẫu......................................................................................................111
2.4. Nhảy mẫu......................................................................................................................111
2.4.1. Các nguyên tắc khi nhảy mẫu................................................................................111
2.4.2. Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu cho sản phẩm...................................................111
2.4.2. Bảng hệ số nhảy mẫu.............................................................................................117
2.5. Xây dựng bộ mẫu sản xuất...........................................................................................130
2.5.1. Mẫu cứng...............................................................................................................130
2.5.2. Mẫu phụ trợ...........................................................................................................136
2.5.3. Bảng thông số kích thước thành phẩm mã hàng CS-09.........................................140
2.6. Giác sơ đồ.....................................................................................................................147
PHẦN III: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT.............................................................................157
3.1 Cơ sở lý luận lập kế hoạch sản xuất..............................................................................157
3.1.1 Định nghĩa lập kế hoạch sản xuất...........................................................................157
3.1.2 Vai trò của lập kế hoạch sản xuất với doanh nghiệp...............................................157
3.1.3 Các nguyên tắc khi lập kế hoạch sản xuất..............................................................157
3.1.4 Lập kế hoạch sản xuất cho nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu thiết kế..............................158
3.1.5 Các điều kiện có sẵn của phòng kỹ thuật................................................................158

KẾT LUẬN.................................................................................................................................162

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, Việt nam đang từng bước hội nhập đặc biệt là
sự thay đổi và phát triển của một số ngành công nghiệp như: Dầu khí, Dệt may,
Thuỷ sản, Than và khoáng sản…Dệt may cũng là ngành góp phần vào sự tăng
trưởng của nền kinh tế đất nước: năm 2005 Dệt may Việt Nam đạt trên 4,8 tỷ
USD/năm và đứng thứ 2 sau dầu khí.Và dự kiến đưa ngành may Việt Nam đứng vị
trí thứ 10 vào năm 2010, kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 đạt 15 tỷ USD/năm.
Cùng với sự ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO(năm 2006) nền kinh
tế Việt nam đã có những bước chuyển rõ rệt: tăng trưởng kinh tế khoảng 8.4%(năm
2006), khoảng trên 8.5%(năm 2007). Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển bền vững,
cạnh tranh với các nước trên thế giới thì các doanh nghiệp cần phải trang bị cho
mình đầy đủ về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn.
Đặc biệt, đối với ngành may phải chuyển từ sản xuất(CMT) sang sản xuất trọn
gói(FOB). Đó là một quá trình đầy khó khăn và thử thách. Chính phủ cũng có nhiều
chính sách quan tâm đầu tư và phát triển, nhà nước ta đã và đang dành rất nhiều
vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành công nghiệp may.
Ngành may có nguồn lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo. Tuy nhiên, nguồn lao động
kỹ thuật cao chưa có, thể chế kinh tế thị trường đã hình thành nhưng còn mới chưa
hoàn thiện, chất lượng lao động thấp, thiếu lao động kỹ thuật cao và lao động lành
nghề. Vì vậy, ngành may phải tập trung vào việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng,
và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ chuyên môn.
Tiềm năng của ngành dệt may rất lớn đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ: năm
2004 Hoa Kỳ nhập khẩu 2,2 t ỷ USD hàng dệt may chiếm gần 55% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may.Với giá nhân công thấp sản phẩm dệt may Việt nam đang
có lợi thế so sánh đối với các nước Mỹ, EU mà nếu khai thác tốt thị trường xuất

khẩu sang các nước đó thì lợi nhuận thu được rất hấp dẫn.
Chính vì thế mà chúng ta phải nghiên cứu áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật để đạt được năng suất cao chất lượng tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng. Xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng mã hàng là công việc rất cần
thiết và quan trọng. Từ đó, chúng ta biết được mong muốn của khách hàng về sản
phẩm như thế nào và kiểm soát được quá trình sản xuất. Xây dựng quy trình công

4


nghệ để quá trình triển khai sản xuất nhanh nhất đạt hiệu quả nhất. Điều này càng
quan trọng hơn khi chúng ta chuyển sang sản xuất hàng FOB.
Trên thế giới việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu chuẩn bị sản xuất đã
có từ lâu nhưng ở Việt Nam, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào tổ chức chuẩn bị
sản xuất chưa được rộng rãi. Một trong những thành tựu khoa học có tác động lớn
đến nền công nghiệp may mặc đó là hệ thống CAD – CAM (Computer Aided
Design và Computer Aided Manufacturing) nghĩa là: thiết kế với sự trợ giúp của
máy tính và sản xuất với sự trợ giúp của máy tính. Chúng trợ giúp cho người thiết
kế và người sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm, làm giảm thời gian, giảm chi
phí giá thành và cải tiến mối quan hệ giao lưu với khách hàng và các nhà cung cấp.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có những học hỏi về thành tựu khoa học này và
đưa vào áp dụng trong sản xuất. Phần lớn là được áp dụng trong khâu chuẩn bị sản
xuất : Thiết kế - Nhảy mẫu – Giác sơ đồ.
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự hướng dẫn của thầy(cô) trong khoa
em đã chọn đề tài: “Xây dựng tài liệu kỹ thuật về mặt thiết kế cho đơn hàng quần
âu, áo sơ mi trong sản xuất công nghiệp và nghiên cứu cho chế độ nhảy mẫu tối ưu
nhất cho sản phẩm đó” làm đề tài tốt nghiệp. Bao gồm:
Phần I: Nghiên cứu các phương pháp nhảy mẫu và đề xuất.
Phần II: Xây dựng tài liệu kỹ thuật về mặt thiết kế cho đơn hàng quần âu, áo sơ mi.
Việc thực hiện đồ án này giúp chúng em bước đầu tiếp cận với về thực tế sản xuất,

hiểu sâu hơn về quá trình triển khai sản xuất ở từng công đoạn và ứng dụng của
thành tựu khoa học trên thế giới vào thực tế sản xuất.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này được sự quan tâm, hướng dẫn
của thầy --- và các thầy (cô) trong khoa Kỹ thuật may và thời trang, cùng với sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân nhưng kinh nghiêm thực tế còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy (cô) và các bạn góp ý cho em có những
hiểu biết thêm về kiến thức chuyên môn, và thực tế khi em ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
--------------------------

5


PHẦN I: NGHIÊN CỨU CÁC CHẾ ĐỘ NHẢY MẪU CHO SẢN PHẨM
QUẦN ÂU, ÁO SƠ MI
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHẦN MỀM CAD - CAM
1.1. Giới thiệu về hệ thống phần mềm CAD-CAM
- Hệ thống CAD – CAM bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu thập kỷ
70: ứng dụng đầu tiên của chúng được dùng để thiết kế và dàn trải các mẫu mỏng
thể hiện làm sao cho cho các mảnh mẫu sẽ được cắt ra trên quần áo, giảm tối thiểu
tổng số các chất liệu lãng phí mà tại đó nó xuất hiện. Ứng dụng này phát triển trực
tiếp mối liên kết đã được làm từ dản trải các thiết bị đầu cuối máy tính tới các máy
cắt tự động. Hai công ty Gerber (của Mỹ) và Lectra (của Pháp) là những người lập
kế hoạch đầu tiên.
- CAD – CAM là dạng viết tắt của 2 khái niệm: Computer Aided Design và
Computer Aided Manufacturing nghĩa là: thiết kế với sự trợ giúp của máy tính và
sản xuất với sự trợ giúp của máy tính. Hệ thống này trợ giúp cho người thiết kế và
người sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm, làm giảm thời gian, giảm chi phí giá
thành và cải tiến mối quan hệ giao lưu với khách hàng và các nhà cung cấp. Sự

giảm giá thành của hệ thống máy tính và có khả năng nâng cao hiệu suất và giá
phần mềm rẻ đã làm cho hệ thống CAD – CAM ngày càng hấp dẫn các công ty.
- Hệ thống CAD – CAM cho phép người sử dụng hướng tới khả năng làm
việc linh hoạt hơn và đáp ứng được các dịch vụ khách hàng, nó có thể được phân
phối cho sự phát triển thương mại. Các công ty nhỏ hơn thường hướng tới dịch vụ
làm thỏa mãn các nhu cầu và ngày càng tăng trong thị trường bán lẻ, đáp ứng cho
mối quan hệ trong thương mại với các nhà cung cấp ở tất cả các mức mà công
nghiệp cần đến hệ thống CAD – CAM .
- CAD nghĩa là thiết kế với sự trợ giúp của máy tính. Các nhà thiết kế thời
trang sử dụng hệ thống CAD trong việc đưa các ý tưởng thiết kế của họ thành
những bộ trang phục trên máy và bố trí sắp xếp các mẫu mỏng. Các nhà thiết kế dệt
kim sẽ tạo ra cấu trúc các mũi dệt và các nhà thiết kế vải sẽ dùng CAD để tạo ra
phương thức thiết kế đa mầu. Tất cả 3 phương thức sử dụng CAD đều tạo ra các họa
tiết thời trang.

6


- CAM nghĩa là sự sắp xếp các loại máy khác nhau có thể được điều khiển
với sự trợ giúp của hệ thống máy tính. Các máy cắt tự động, máy dệt và khung cửi
điện tử, tất cả có thể được số hóa bởi hệ thống CAM. Mỗi máy tính yêu cầu điều
khiển một phần chuyển động thông qua các câu lệnh từ người dùng đến các loại
máy.
1.2. Tầm quan trọng của hệ thống CAD-CAM
- Thông thường hệ thống CAD – CAM nghĩa là ở nơi thông tin có thể được
sắp xếp tại các giai đoạn thiết kế và sau đó đầu ra tới quá trình sản xuất. Ba đặc
trưng của bất kỳ hệ thống CAD – CAM nào cũng có đó là : Tính linh hoạt, năng
suất và khả năng lưu trữ thông tin.
- Công dụng của hệ thống CAD – CAM là tăng cường thêm các chức năng từ
khả năng lập kế hoạch dàn trải cơ bản tạo ra tất cả các kích cỡ khác nhau của sản

phẩm may, một quá trình xử lý được hiểu là phát triển mẫu (grading). Máy tính có
thể phát triển mẫu tiết kiệm được một lượng thời gian rất lớn với độ chính xác 100
%.
- Tính đáp ứng nhanh : Hệ thống CAD – CAM đã được phát triển để đáp ứng
các nhu cầu đòi hỏi từ phía các nhà sản xuất. Tối thiểu hóa các lợi nhuận của họ và
tạo ra sự cạnh tranh mà họ yêu cầu các nhà cung cấp sản xuất sản phẩm nhanh và
đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Ngành công nghiệp dệt may hiện nay đang được tăng
cường trước đòi hỏi của thị trường, có nghĩa là cần thay đổi về kiểu mẫu, kích cỡ,
chất liệu và đóng gói đáp ứng cho hiệu quả cạnh tranh cao.
- CAD – CAM là một con đường đáp ứng nhanh trước nhu cầu của thị
trường mà hệ thống phân phối với chất lượng bảo hành cao. Các nhà sản xuất phần
mềm cho lợi nhuận cao nhất từ công nghệ, một chuỗi các bước cần thiết để cài đặt
hệ thống đúng giá với đúng yêu cầu đòi hỏi. CAD – CAM sẽ tạo ra lợi nhuận
thương mại trong chính bản thân nó nhờ sự đào tạo về công nghệ. Việc sử dụng
CAD – CAM tăng cường nhanh sự chấp nhận hoạt động thiết kế đang điều khiển
nhiều phần mềm và thiết bị mới và nó làm tăng chất lượng máy in và màn hình. Các

7


nhà thiết kế có thể sử dụng CAD trong việc sản xuất đa màu, lặp lại các mảnh mẫu
riêng biệt và tạo ra những sự thay đổi lớn và rất tiết kiệm thời gian.
Ảnh hưởng của hệ thống CAD – CAM là sự thể hiện tất cả các hoạt động
khác nhau của chu kỳ sản phẩm. Máy tính trợ giúp thiết kế, tự động biên soạn và tối
ưu hóa các khái niệm, thiết kế và các tài liệu của sản phẩm. Máy tính được sử dụng
lập kế hoạch và thời gian biểu sản xuất thực hiện các chức năng có hiệu quả hơn.
Các máy tính sử dụng trong quá trình sản xuất, tổ chức quản lý và điều hành các
thao tác sản xuất. Trong việc điều khiển chất lượng, máy tính được dùng để thực
hiện kiểm tra chất lượng của sản phẩm và các bộ phân của sản phẩm.


Máy tính trợ giúp
thiết kế

Sản phẩm
khái niệm

Khách hàng và
thị trường

Điều khiển chất
lượng sản phẩm

Máy tính trợ giúp
điều khiển chất
lượng

Máy tính tự động biên soạn và
chứng minh bằng tài liệu

Đưa ra bản dự thảo
QTSX

Thiết kế quy
trình sản xuất

Đề nghị công và
thiết bị mới

Lập kế hoạch xử



Sản xuất

Máy tính trợ giúp
người học

Lập thời gian
biểu sản xuất

Máy tính điều khiển
rô bốt, máy móc…

8

Máy tính lập thời gian biểu, lập kế
hoạch nguyên vật liệu, điều khiển sản
xuất


1.3 Hệ thống CAD – CAM được dùng như thế nào
Hệ thống CAD – CAM hướng tới sự gia tăng thương mại tới tất cả các công
ty trong ngành công nghiệp dệt may. Hệ thống có thể hỗ trợ luồng liên kết giữa thiết
kế và sản xuất, tạo ra một sự phân phối tới việc đáp ứng nhanh các nhu cầu của
người bán lẻ và liên kết sản xuất với các kỹ thuật linh hoạt tăng thêm hiệu suất, tính
thích ứng và vị trí trên thị trường của các công ty sử dụng phần mềm này.
- CAD cho thiết kế : các nhà thiết kế sử dụng tất cả các dạng của CAD. Nó
ảnh hưởng đến sự phân bố từ dòng chất liệu sản xuất tới thị trường bán lẻ và có một
phạm vi ứng dụng rất rộng từ việc biểu diễn các tổ hợp màu tới các thiết kế nguyên
bản và họa tiết. Các nhà thiết kế quần áo sử dụng hệ thống CAD để xác định thời
gian bao gồm các chức năng ép nếp, tạo ly, di chuyển các cử động, độ dài ngắn,

thêm và bỏ các ly và nếp. Tất cả các nhiệm vụ đó được xác định có hoặc không có
đường may bao ngoài và rất nhiều hệ thống cho phép người dùng có thể đo các
điểm nối tới các điểm xác định, kết quả sẽ là các đường may nối với nhau chính
xác. Một số chức năng bổ sung trong thiết kế của CAD cho việc phát triển mẫu
hướng tới sự thay đổi của các phương pháp, mỗi một liên kết tuân theo thư viện luật
nhảy mẫu tới bảng kích cỡ. Các chức năng đã được xác định trong phần thập phân
của thời gian cần bởi các phương pháp thông thường và tần số liên kết được sử
dụng như là mối quan hệ giữa thiết kế và sản xuất.
- CAD – CAM đối với sản xuất :
CAM là việc sử dụng mở rộng trong điều khiển sự sản xuất vải và dành cho
quá trình xử lý cắt trong sản xuất sản phẩm may.
- CAD đối với ngành dệt:
Giống như các hệ thống đan các loại vải dệt sợi có thể cần tới các họa tiết và
sự phối màu được thể hiện bằng các mũi kim và cấu trúc khác nhau.
- CAD đối với thiết kế mẫu:
Các mẫu trong ngành công nghiệp may có thể được phat triển với sự trợ giúp
của CAD thông qua khả năng biến đổi của các phần mềm trên thị trường. Các chức
năng biến đổi như là độ dài ngắn, cắt và nhóm các mảnh mẫu, cuộn và xếp nếp, sắp
xếp các cử động. Một mẫu được biểu diễn trên màn hình có các chức năng của các

9


thiết bị được điều phối và quá trình xử lý. Các thao tác thay thế phương thức cắt,
viền và vạch dấu xác định trên giấy.
- CAD cho phát triển mẫu(grading):
Hệ thống này rất thông dụng và hữu ích cho các đối tượng phát triển mẫu.
Nó tiết kiệm thời gian và có độ chính xác cao được thực hiện cho việc phát triển
mẫu trên máy tính.Một số lượng lớn các kích cỡ có thể được thay đổi chỉ cần một
cái kích chuột.

- CAD cho việc giác sơ đồ mẫu:
Lập kế hoạch giác mẫu là một việc làm hết sức quan trọng trong bất kỳ công
ty nào. Các mảnh vải được sử dụng như một hằng số trên màn hình và người sử
dụng có tất cả các mảnh mẫu trên màn hình. Việc thiết lập giá có thể được thực hiện
trước khi phải trả cho các thành phần của mẫu. Các kết quả hoàn hảo được hiển thị
với hệ thống máy tính.
- CAD đối với ngành công nghiệp may:
Trong thời điểm hiện nay sự thành công của các công ty phụ thuộc vào hiệu
quả của hệ thống CAD – CAM đã cài đặt. Không chỉ mang tính chất quảng cáo mà
bất kỳ công ty nào cũng có thể tạo nên sự đột biến nhờ sự hỗ trợ của hệ thống CAD
– CAM với các chức năng sau:
+ Số hóa
+ Thiết kế mẫu
+ Sửa đổi mẫu
+ Phát triển mẫu
+ Giác mẫu
Một phần các hoạt động của các công ty cố gắng giữ sự điều phối chi tiết với
khách hàng và sự hiểu biết sâu xa mà họ cần thiết để cập nhật phần mềm của
họ,người điều hành các hệ thống này cần có. Đặc biệt, trong vùng thiết kế mẫu và
họ có thể có khả năng thu hút các thao tác máy tính cần thiết. Các máy tính cần cho
các công việc thông thường cho việc cắt, vẽ mẫu và người lao động giác mẫu trên
giấy. Việc làm này sẽ tiết kiệm thời gian và chính xác hơn là yêu cầu của các kiểu

10


công việc. Thêm vào đó, dung lượng bộ nhớ và các thiết bị lưu trữ được giới thiệu
nhanh và chính xác.
1.4.Ứng dụng của kỹ thuật CAD – CAM trong công nghiệp may mặc
1.4.1.Quá trình gia công sản phẩm may công nghiệp

May công nghiệp là quá trình công nghệ gia công sản phẩm may mặc theo
quy trình, cùng với việc sử dụng các trang thiết bị và được vận hành bởi người công
nhân may công nghiệp.
May công nghiệp cho chúng ta chất lượng tốt, năng suất cao, giá thành sản
phẩm hạ và sản xuất có tính chuyên môn hóa cao.
Quá trình công nghệ may công nghiệp có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau :

Ý tưởng
thiết kế

Nguyên
liệu

Thiết kế mẫu
thời trang

Nhân
mẫu

Giác
sơ đồ

Thiết kế mẫu
giấy

Cắt mẫu
giấy

Cắt


Lập kế
hoạch cắt

May

Hoàn
thành

Trải
vải

Ngày nay sự phát triển kỹ thuật CAD – CAM đã đạt đến mức độ cao cả về số
lượng và chất lượng và được ứng dụng rất nhiều vào lĩnh vực công nghệ may &
thiết kế thời trang. Hiện nay có rất nhiều hãng phần mềm cho lĩnh vực này :
- GGT (Gerber Garment Technology ) của Mỹ
- Lectra System của hãng Lectra Pháp
- Tuka Tech của hãng Tuka Tech - ấn Độ
- Investronica của hãng Investronica .v.v.

11

Cắt
vải


Các công ty may ở Việt Nam và các nước trên thế giới đã và đang sử dụng
các ứng dụng của các công ty này vào lĩnh vực công nghiệp may và thiết kế thời
trang.
Kỹ thuật CAD – CAM được ứng dụng vào các lĩnh vực sau trong ngành
công nghiệp may :

1- Thiết kế mẫu thời trang : Cung cấp khả năng thiết kế mẫu mốt mới hơn,
nhanh hơn.
2- Tạo mẫu giấy : Nhanh chóng tạo ra các mẫu giấy với các kiểu dáng phù
hợp.
3- Nhân mãu : Nhân mẫu với các kích cỡ khác nhau một cách nhanh chóng
và linh hoạt.
4- Giác sơ đồ mẫu : Tự động giác sơ đồ mẫu một cách chính xác, linh hoạt.
5- Trải vải : Nâng cao năng suất và chất lượng bằng việc trải vải tự động.
6- Cắt phôi liệu may : Tăng độ linh hoạt và hiệu suất cắt vải.
1.4.2 Phương pháp thiết kế mẫu thời trang
Thiết kế mẫu với sự trợ giúp của máy tính (CAD) làm tăng khả năng sáng
tạo của người thiết kế kết hợp với các công cụ thiết kế quen thuộc, bổ sung thêm tác
dụng của công nghệ máy tính bằng việc vẽ các bản vẽ trên màn hình một cách chính
xác và hoàn thiện.
Máy tính thể hiện một cách có hiệu quả các thiết kế thông qua các mô phỏng
2 chiều hoặc 3 chiều nhờ các catalog sắp trang in. Người thiết kế có thể đánh giá
được bản vẽ của mình trước khi tạo sản phẩm mẫu hoặc sản xuất.
Hệ thống thiết kế mẫu thời trang được phát huy mạnh mẽ trong những cơ sở
sáng tác mẫu. Nó cho phép các nhà thiết kế, những họa sĩ có thể tạo ra nhiều mẫu
khác nhau từ mẫu cơ bản của mình bằng cách lắp ghép các kiểu, thay đổi loại
nguyên liệu, màu sắc .v.v. Nhờ mô phỏng 3 chiều của sản phẩm khoác trên người có
thể thể hiện những nếp lượn, xếp tự nhiên của nguyên liệu.

12


1.4.3 Phương pháp “Thiết kế mẫu giấy”
Máy tính cho phép tự động tạo ra các chi tiết từ khối mẫu (CAD). Tạo ra 1
chi tiết cho cỡ cụ thể, sau đó chức năng thiết kế mẫu mọi cỡ độc đáo sẽ cho ta các
cỡ còn lại. Các sửa đổi được thực hiện nhanh hơn và rất dễ dàng.

Thông qua khâu tạo mẫu đã giải phóng cho người thiết kế các công việc
nặng nhọc khi thiết kế bằng phương pháp thủ công như trước đây, đồng thời đáp
ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Hệ thiết kế mẫu có khả năng cùng làm các chức năng tạo mẫu giấy, nhân
mẫu, giác sơ đồ sử dụng rất rộng rãi trong các công ty may.
1.4.4. Phương pháp nhân mẫu
Khi thiết kế mẫu sản phẩm may người ta bắt đầu với một mẫu cơ sở. Ví dụ:
khi thiết kế mẫu cơ sở là áo sơ mi nữ, thì việc thiết kế được tiến hành với mẫu cỡ
M, sau khi thiết kế xong cỡ này để đưa vào sản xuất, phải tiến hành nhân mẫu để
được các cỡ số khác nhau. Việc này được tiến hành nhờ nhân mẫu.
Nhờ những công cụ nhân mẫu rất mạnh và rất chuyên dụng có sự trợ giúp
của máy tính (CAD) như nhân mẫu theo khoảng cách hoặc nhân mẫu theo định
hướng phần mềm này có những tiêu chuẩn mới để nhân mẫu bất kỳ loại sản phẩm
nào, bất kỳ kiểu nhân mẫu nào.
Nhân mẫu theo đặc trưng số đo của các khu vực trên thế giới với thao tác
kích chuột trên biểu đồ đó, áp dụng 1 mẫu thiết kế cho các dáng người thuộc các
dân tộc khác nhau.
1.4.5. Phương pháp giác sơ đồ
Đây là một khâu quan trọng trong việc tính toán định mức tiêu thụ vải, tiết
kiệm nguyên liệu, giác sơ đồ cho các sản phẩm mẫu, kiểm tra các sơ đồ cho cơ sở
cắt gia công.
Khi cho các thông số về tiết kiệm nguyên liệu và hiệu suất đích cần đạt, máy
tự động tạo ra các sơ đồ giác hoàn chỉnh. Nó bao gồm các chức năng cơ bản để xử
lý tất cả các loại vải và kiểu in khác nhau (khổ đơn khổ đúp, dệt ống, in hoa, kẻ, ca

13


rô…). Việc giác sơ đồ với công nghệ mới của máy vẽ tốc độ cao, chính xác và liên
tục, hiệu suất vẽ và in, cắt sơ đồ cao.

1.4.6. Phương pháp trải vải
Từ trước tới nay trong các công ty may, việc trải xúc vải thường được tiến
hành bằng phương pháp thủ công. Số lao động trong khu vực này rất lớn. Việc cắt
vải ở đầu bàn bằng tay còn lượng dư thừa lớn, dẫn đến lãng phí về nguyên vật liệu
may, tăng chi phí và giá thành sản phẩm .
Phương pháp trải vải điều khiển bằng máy tính (CAM) mang lại ưu thế nhờ
việc lập các chương trình ngoài dây chuyền không cần cùng thao tác trải vải. Mang
lại lợi ích do giảm được các lãng phí phần đầu xúc vải và chi phí lao động cho quá
trình trải vải, tiết kiệm nguyên liệu, tự động quản lý các mép nối. Mang lại ưu thế
cho việc căn lề chính xác thông qua việc điểu khiển bằng điện tử. Xử lý các thao tác
tất cả các kiểu trải vải.
1.4.7. Phương pháp cắt phôi liệu may
Các phương pháp cắt phôi liệu may trước đây được tiến hành bằng máy cắt
vòng và cắt đẩy tay do điều khiển của người công nhân. Phương pháp cắt tự động
qua điều khiển bằng máy tính (CAM) cho phép giảm lãng phí nguyên liệu và tăng
hiệu suất của dây chuyền may do chất lượng cắt các chi tiết cao hơn, đảm bảo tính
chính xác cho quá trình sản xuất, loại trừ các thao tác cắt bằng tay trong các khâu
lấy dấu và cắt các đường cong dạng lỗ.
Hiện nay, ở Việt nam hệ trải vải và cắt phôi nguyên liệu may hầu như chưa
được áp dụng do giá thành thiết bị còn cao so với nhu cầu.

14


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU
Trong sản xuất công nghiệp, đối với mỗi mã hàng chúng ta không chỉ sản
xuất một cỡ mà phải sản xuất nhiều cỡ vóc khác nhau. Các cỡ vóc do khách hàng
yêu cầu hoặc do chúng ta tiến hành nghiên cứu nhân trắc học đưa ra. Chúng ta
không thể thiết kế từng cỡ một để đưa vào sản xuất, sẽ rất tốn thời gian và công sức.
Vì vậy, chúng ta chỉ cần thiết kế mẫu cỡ trung bình, các cỡ còn lại dùng phương

pháp biến đổi hình học để thiết kế, được gọi là nhảy mẫu.
 Điều kiện nhảy mẫu: để tiến hành công việc nhảy mẫu chúng ta phải có đủ
các tài liệu kỹ thuật của mã hàng. Bao gồm:
-

Mẫu giấy chuẩn của một cỡ số, thông thường là cỡ số trung bình.

-

Hệ thống cỡ số của mã hàng.

-

Bảng thông số thành phẩm của một mã hàng, hệ số nhảy mẫu, bước nhảy.
+ Hệ số nhảy mẫu: độ chênh lệch giữa các cỡ, ký hiệu là .
+ Bước nhảy: là cự ly di chuyển của điểm nhảy mẫu từ cỡ này sang cỡ
khác (x: cự ly di chuyển theo trực ox, y: cự ly di chuyển theo trục oy).

 Các nguyên tắc khi nhảy mẫu
-

Dựa vào bảng thông số để lập bảng hệ số nhảy mẫu cho các cỡ.

-

Nhảy các chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn.

-

Đối với các chi tiết lớn phải khớp mẫu giữa các chi tiết trước khi nhảy mẫu.


Trong khi nhảy mẫu ta phải xác định các yếu tố:
1. Hai trục ngang và trục dọc cố định mà theo đó ta di chuyển các điểm
chủ yếu của mẫu.
2. Xác định cự ly di chuyển của từng điểm trên mẫu. Cự ly này phụ
thuộc vào độ chênh lệch nhau giữa các cỡ của cùng một chi tiết trong
bảng thông số và phụ thuộc vào công thức chia cắt mẫu.
Sau khi đã xác định được các điểm chủ yếu nối các điểm đó lại theo hình
dáng mẫu.

15


2.1. Các phương pháp nhảy mẫu
2.1.1. Phương pháp tia
 Khái niệm: Phương pháp tia là phương pháp biến đổi hình học dựa trên cơ sở
dựng các tia đi qua gốc tọa độ và các điểm thiết kế quan trọng, xác định các
điểm nhảy mẫu.
 Phương pháp
-

Đặt mẫu lên một hệ trục tọa độ, xác định các điểm thiết kế quan trọng, nối
gốc tọa độ với các điểm quan trọng tạo ra một chùm tia.

-

Trên các tia xác định các điểm theo hệ số nhảy mẫu tương ứng với các kích
thước của bảng thông số.

-


Nối các điểm vừa xác định được với nhau ta được cỡ mới.

 Ưu, nhược điểm
-

Ưu điểm: Áp dụng đối với các chi tiết đồng dạng.

-

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, nhất là khi thiết kế các đường cong

Nhảy mẫu thân trước theo phương pháp tia

16


Ví dụ, nhảy mẫu thân trước áo sơ mi
Bảng thông số thành phẩm áo sơ mi (đơn vị: inch)
TT

Vị trí đo

XS

S

M

L


XL

1

Dài áo đo từ họng
cổ
1/2 Rộng ngang
ngực
1/2 Rộng ngang eo
1/2 Rộng ngang
gấu
1/2 Rộng ngang vai
Sâu cổ trước
Ngang cổ trước

25

25 3/4

26 1/2

27 1/4

28

Độ chênh
lệch ()
3/4


16

16 3/4

17 1/2

18 1/4

19

3/4

15
16 1/2

15 3/4
17 1/4

16 1/2
18

17 1/4
18 3/4

18
19 1/2

3/4
3/4


7 1/2
3
5

7 3/4
3 1/4
5 3/4

8
3 1/2
6

8 1/4
3 3/4
6 1/4

8 1/2
4
6 1/2

1/4
1/4
1/4

2
3
4
5
6
7


 Phương pháp:
-

Đặt mẫu thân trước lên hệ trục tọa độ như hình vẽ, xác định các điểm thiết kế
quan trọng: sâu cổ, ngang cổ, đầu vai, hạ nách, ngang gấu. Sau đó nối các
điểm đó với gốc tọa độ tạo ra một chùm tia.

-

Trên các tia xác định các điểm nhảy theo hệ số nhảy mẫu ứng với các kích
thước của bảng thông số thành phẩm.

+ Điểm đầu cổ: Sâu cổ trước = 1/4 nên hệ số nhảy theo trục ox là 1/4".
+ Điểm họng cổ: Dài áo = 3/4" ( x = 3/4).
1/2Ngang cổ = 1/8” (y = 1/8).
+ Điểm đầu vai: Dài áo = x = 3/4".
Ngang vai = 1/4”

y = 1/4".

+ Điểm hạ nách: x = 21/32” (độ chênh lệch hạ ngực 3/32).
y = 3/8”.
+ Điểm ngang gấu: Độ chênh lệch ngang gấuy = 3/8”.
x = 0.

17


Nhảy mẫu bằng phương pháp này thì độ chính xác thu được là không cao,

nhất là đối với các đường cong. Nếu nhảy mẫu với nhiều cỡ khác nhau thì sẽ không
giữ được hình dáng ban đầu.
Ví dụ, như đối với trường hợp nhảy mẫu sản phẩm áo sơ mi và bảng thông số trên
ta tiến hành đo độ chênh lệch vòng nách thu được kết quả:

Như vậy, phương pháp này có độ chính xác không cao và chỉ có thể áp dụng được
với các chi tiết đồng dạng. Đối với mã hàng CS-09 độ chênh lệch giữa các cỡ thay
đổi cho nên chúng ta không sử dụng phương pháp nhảy mẫu này.

18


2.1.2. Phương pháp nhóm
 Khái niệm: Phương pháp ghép nhóm là phương pháp biến đổi hình học dựa
trên cơ sở nối các điểm thiết kế quan trọng của hai mẫu, chia đoạn thẳng đó
thành n điểm, nối các điểm đã chia ta được mẫu mới.
 Phương pháp
-

Đặt hai mẫu của hai cỡ khác nhau lên cùng một hệ trục tọa độ. Nối các điểm
thiết kế tương ứng của hai mẫu lại với nhau.

-

Trên đoạn thẳng nối đó chia thành n đoạn (n là số cỡ số xuất hiện trong
khoảng hai mẫu đã có). Xác định các điểm đầu mỗi đoạn (điểm nhảy).

-

Nối các điểm nhảy đó ta được một mẫu mới.


-

Trường hợp cần nhảy mẫu lớn hơn hoặc nhỏ hơn mẫu cơ sở, kéo dài đoạn
thẳng nối đó về hai phía. Xác định điểm của mẫu mới (theo hệ số nhảy), nối
các điểm đó ta được mẫu mới.

 Ưu, nhược điểm
-

Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn phương pháp tia

-

Nhược điểm: Chuẩn bị hai bộ mẫu làm tốn thời gian và nguyên liệu làm
mẫu, không đảm bảo chắc chắn sự tương ứng về mạt hình dáng của các cỡ
còn lại.

Nhảy mẫu theo phương pháp nhóm

Ví dụ: Nhảy mẫu thân trước áo sơ mi

19


Bảng thông số thành phẩm áo sơ mi
STT
1
2
3

4
5
6
7

Vị trí đo
Dài áo đo từ họng
cổ
1/2 Rộng ngang
ngực
1/2 Rộng ngang eo
1/2 Rộng ngang
gấu
1/2 Rộng ngang vai
Sâu cổ trước
Ngang cổ trước
 Phương pháp:
-

XS

S

M

L

XL

25


25 3/4

26 1/2

27 1/4

28

Độ chênh
lệch ()
3/4

16

16 3/4

17 1/2

18 1/4

19

3/4

15
16 1/2

15 3/4
17 1/4


16 1/2
18

17 1/4
18 3/4

18
19 1/2

3/4
3/4

7 1/2
3
5

8
3 1/4
5 3/4

8 1/2
3 1/2
6

9
3 3/4
6 1/4

9 1/2

4
6 1/2

1/2
1/4
1/4

Đặt hai mẫu của hai cỡ XS và XL lên cùng một hệ trục tọa độ. Nối các điểm
thiết kế tương ứng của hai mẫu lại với nhau.

-

Chia đoạn thẳng vừa nối thành 4 đoạn (vì có cỡ S – L xuất hiện trong khoảng
hai cỡ).

-

Nối các điểm nhảy đó ta được mẫu mới.

So sánh kết quả thu được của việc áp dụng 2 phương pháp trên ta thấy được nhảy
mẫu theo phương pháp này được kết quả chính xác hơn.

20


2.1.3. Phương pháp nhảy mẫu theo công thức thiết kế
 Khái niệm:
Là phương pháp dựa trên cơ sở tính toán mối tương quan tỷ lệ trên cùng một
hệ trục tọa độ, số gia chia làm hai phần:
-


Phương ngang

-

Phương thẳng đứng
+ 1( X1,Y1) x1, y1
+ 2( X2, Y2) x2, y2
= , =
Khoảng cách các điểm thiết kế đến điểm thiết kế đến trục tọa độ, số gia của
các điểm được tính theo hai phần:
+ Theo phương nằm ngang
+ Theo phương thẳng đứng
Số gia toàn phần là tổng hai vectơ
 Phương pháp
-

Xác định các điểm nhảy mẫu quan trọng

-

Xác định hệ trục tọa độ cho từng chi tiết

-

Xác định độ chênh lệch cự ly cho từng điểm

-

Xác định cự ly di chuyển theo hệ trục tọa độ


+ Điểm thiết kế trên trục ox dịch chuyển theo trục ox
+ Điểm thiết kế trên trục oy dịch chuyển theo trục oy
+ Điểm thiết kế ở vị trí bất kỳ dịch chuyển theo cả hai phương
Đối với phương pháp này thì việc xác định hệ trục tọa độ là rất quan trọng.

21


 VD: - Áo sơ mi: + Trục đứng là đường gập nẹp, sống lưng, sống tay.
+ Trục ngang là đường hạ ngang nách, hạ mang tay.
- Quần âu: + Trục đứng là ly chính
+ Trục ngang là đũng quần
Còn các chi tiết phụ dựa vào hình dáng của chi tiết để xác định hệ trục tọa độ.
 Ưu, nhược điểm
-

Ưu điểm: Cho kết quả chính xác khi hai điểm thiết kế có mối liên hệ chặt
chẽ, thường dùng cho chiết ly hoặc đề cúp.

-

Nhược điểm: Độ chính xác của phương pháp này không cao khi giữa các
điểm thiết kế không có mối liên hệ với nhau.

Trong sản xuất may công nghiệp, khi nhân mẫu thông thường ít thay đổi các số
đo: độ to bản cổ, chân cổ, thép tay, moi, cạp…
2.1.4 Phương pháp tổng hợp
 Khái niệm: Phương pháp nhảy mẫu tổng hợp là xác định các điểm thiết kế
của sản phẩm kết hợp với việc dựng hệ trục tọa độ để tính toán thông số theo

bảng thông số từ đó nhảy mẫu theo các trục tọa độ.
 Phương pháp
-

Xác định các điểm thiết kế quan trọng trên mẫu chi tiết

-

Đặt mẫu chi tiết lên hệ trục tọa độ

-

Xác định tọa độ của các điểm thiết kế quan trọng

-

Xác định số gia nhảy mẫu của điểm đầu tiên (bằng cách dựa vào hệ công
thức thiết kế).

-

Tính số gia nhảy mẫu của các điểm còn lại (bằng cách dựa vào hệ công thức
thiết kế và bảng thông số thành phẩm).

-

Sự dịch chuyển các tiêu điểm thiết kế tong chi tiết mẫu theo hệ trục tọa độ
phương nằm ngang theo trụ hoành, phương thẳng đứng theo trục tung. Trên
cơ sở giữ đúng hình dáng các chi tiết trong quá trình tiến hành nhảy.


22


-

Ngoài điều kiện như hai phương pháp trên ta phải xác định được hệ trục
nhảy mẫu cho từng chi tiết tính tại mỗi tiêu điểm thiết kế, theo phương thẳng
đứng và phương nằm ngang.

-

Đối với phương pháp này việc xác định hệ trục tọa độ và các điểm thiết kế là
rất quan trọng.

 Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: Phương pháp này cho độ chính xác cao.

23


CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NHẢY MẪU SẢN PHẨM QUẦN
3.1. Phương pháp chung
- Rộng cạp = 1/4 hệ số nhảy cho mỗi thân.
-

Dài quần

+ Nhảy dài quần về phía gấu
+ Nhảy rộng quần về phía dọc + giàng = 1/2 hệ số nhảy cho một thân
+ Nhảy vòng mông thì nhảy về phía đũng + dọc quần = 1/4 hệ số nhảy cho một

thân
-

Rộng ngang gấu =1/2 hệ số nhảy cho một thân

-

Hạ đũng:

+ Có thông số dài giàng thì lấy bằng thông số còn lại là hạ đũng. Khi nhảy mẫu
lấy lên phía trên theo thông số.
+ Có thông số dài đũng thì lấy bằng thông số dài đũng.
+ Nếu không có dài giàng, dài đũng thì khi nhảy mẫu lấy độ chênh lệch là 3/8 –
5/8 inch.
+ Theo công thức thiết kế thì cự ly di chuyển của hạ đũng = 1/4 Vm + P (P =
0)
Tức là cự ly di chuyển của hạ đũng tính theo 1/4 độ chênh lệch vòng mông.
-

Rộng ngang đũng: Cự ly di chuyển rộng ngang đũng = 1/4Vm + P

(P =

0)
-

Vòng gối:

+ Rộng ngang gấu = 1/2Vòng gấu = hệ số nhảy cho một thân.
+ Hạ gối:

Theo công thức thiết kế chung thì:
Hạ gối = 1/2Dài quần + P(P=0)
Theo công thức thiết kế phương Tây thì:
Hạ gối = 1/2Từ hạ đũng đến gấu + P(P=0)
Có bảng thông số thì lấy hạ gối theo thông số va nhảy mẫu theo bảng thông số.
Việc lựa chọn công thức nhảy mẫu tùy thuộc vào việc thiết kế mẫu theo công thức
nào.

24


Đối với những sản phẩm bổ thân thì tiến hành nhảy các chi tiết lớn rồi mới tiến
hành bổ thân.
Các phương án nhảy mẫu quần

25


×