Thắc mắc về AMD thì hãy đọc.
Một vài đặc điểm về Máy tính AMD
* Các Công nghệ nổi bật của AMD
* Giải thích tốc độ hệ thống và tốc độ thực của CPU AMD
* Hướng tới CPU AMD 64bit
* AMD - Intel cuộc chiến chưa kết thúc
* Overclock - Ép xung , những điều cần biết :
* Ram máy tính ,những điều cần biết
* Bộ xử lý AMD - rẻ và hiệu quả
ngoakilong
Jul 14 2006, 08:54 AM
QUOTE(giganetvn @ Jul 7 2006, 11:15 AM)
Rất cám ơn bạn johan!
Nhưng sao mình nghe nói là SATA thì dùng tốt hơn ATA, tốc độ nhanh hơn, mình xem
qua bảng so sánh giữa ATA và SATA thì thấy SATA hơn hẳn về tốc độ cũng như gọn nhẹ.
VGA 256 thì mình chọn hơi cao (Vista thì chỉ cần 128), cũng vì công việc.
Nếu dùng bộ xử lý AMD thì dùng loại nào, với mainboard nào vì main trên thì chỉ
"Support CPU for Intel Pentium4/PentiumD"
Mình không biết nhiều về phần cứng, chỉ xem tài liệu thôi nên cũng không chắc. Mong
johan và các bạn chỉ dùm!
Mình rất cám ơn
Thắc mắc về AMD thì hãy đọc.
Một vài đặc điểm về Máy tính AMD
Công nghệ Vượt trội của AMD
1. Công nghệ “Siêu truyền” (HyperTransport Technology - HTT):
Cung cấp kết nối tốc độ cực nhanh theo kiểu điểm đến điểm để kết nối các thành phần trên
mainboard, được phát minh bởi AMD và được ứng dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi dữ
liệu được truyền đi với cường độ cao, tốc độ lớn và độ trễ nhỏ. Khi đó CPU sẽ giao tiếp
với memory và chipset thông qua HyperTransport bus (HTT) với băng thông cực lớn và
được mở cả 2 chiều không cản trở lẫn nhau (full-duplex). Giúp hạn chế hiện tượng “thắt cổ
chai” (bottle-neck) tạo điều kiện cho bộ xử lý tận dụng không gian trống bộ nhớ hiệu quả
hơn.Ứng dụng công nghệ HyperTransport trong kiến trúc hệ thống nhằm vào các lợi ích
sau:
- Tăng cường đáng kể độ rộng dải băng tần so với các ứng dụng khác
- Thời gian chờ thực thi chỉ lênh ngắn, giảm thiểu mọi hạn chế đối với xung nhịp bộ xử lý
- Xử lý giao thức dạng biểu kiến đối với hệ điều hành, không tạo xung đột trên các trình
điều khiển thiết bị ngoại vi.
- Chế độ song công hoàn toàn (full-duplex) cho phép thực thi qua kênh dữ liệu việc truyền-
nhận cùng lúc.
FSB: HyperTransport 1600MHz (full-duplex) cho AMD socket 754
FSB: HyperTransport 2000MHz (full-duplex) cho AMD socket 939
2. Công nghệ tính toán 64-bit (AMD64):
Chạy tốt cho Hệ điều hành (HĐH) 32-bit hiện nay và sẵn sàng tương thích cho HĐH 64-bit
trong tương lai.Cấu trúc nền của AMD64 đã được thiết kế để tương thích và thực thi hiệu
quả không những đối với các ứng dụng 32-bit mà kể cả các chế độ 64-bit đang ngày càng
phổ biến. Yêu cầu phát triển công nghệ 64-bit phát xuất từ các ứng dụng đòi hỏi các chế độ
thực thi cao, một không gian lớn cho địa chỉ vật lý lẫn địa chỉ dữ liệu ảo. Thông thường,
dòng máy chạy chương trình 32-bit luôn bị giới hạn trong không gian địa chỉ bộ nhớ tối đa
là 4GB; còn các HĐH 32-bit cũng chỉ có khả năng định địa chỉ vùng nhớ chưa quá 2GB.
Nói cách khác, hiệu suất hoạt động của các bộ xử lý này chỉ đạt 50% so với cấu trúc thực
tế. Những bước tiến của AMD trong lĩnh vực 64-bit đã tạo điều kiện cho người sử dụng có
cơ hội chuyển dần từ kiến trúc 32-bit “thân quen” nhưng hạn hẹp, sang nền 64-bit mới lạ,
rộng mở đối với cả hệ thống phần cứng lẫn phần mềm, nhằm hướng đến một môi trường
điện toán có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu hỗ trợ mạnh trong nhiều ứng dụng, hình thành
phân lập hệ thống đa bộ xử lý, mở rộng không gian địa chỉ bộ nhớ, tăng cường hiệu năng
video, audio, thiết kế 3D cùng với năng lực tính toán thật chính xác. Microsoft đã chính
thức cho ra đời HĐH Windows 64-bit cho thị trường máy chủ và máy để bàn. Riêng các
nhà phát triển HĐH Linux, Solaris cũng đã hỗ trợ 64-bit thông qua các HĐH 64-bit của họ
nhằm giúp bộ xử lý thực thi triệt để tốc độ 64-bit.
3. Bộ điều khiển bộ nhớ (Memory control):
Tích hợp luôn vào trong nhân của CPU (core) nên cho dù bus bộ nhớ cao đến mấy thì CPU
đếu đáp ứng được. Đồng thời giúp giảm đáng kể “độ trễ” của dữ liệu do không phải truyền
từ CPU qua chipset cầu Bắc và ngược lại, giúp “vứt bỏ” nút thắt dữ liệu và gia tăng băng
thông giữa CPU với bộ nhớ RAM.
Single-DDR cho AMD socket 754
Dual-DDR cho AMD socket 939
4. Công nghệ Cool’n’Quiet:
Trước đây, việc tăng cường hiệu năng bộ xử lý luôn đồng nghĩa với việc gia tăng điện
năng tiêu hao và tiếng ồn. Công nghệ Cool’n’Quiet của AMD qua kiểm nghiệm thực tế đã
tỏ ra hiệu dụng trong việc giảm thiểu tối đa mức tiêu thụ điện năng, giúp hệ thống chạy
thật êm mượt khi thực thi các chuỗi lệnh, đồng thời giải nhiệt hiệu quả, tạo nên một môi
trường làm việc thật yên tĩnh, thông thoáng
5. Phòng chống virus (Enhanced Virus Protection):
Được kích hoạt khi sử dụng HĐH Windows XP SP2 trở lên, tự động ngăn ngừa hiện tượng
tràn bộ đệm (buffer overflow) khi bị Virus tấn công.
6. Tích hợp tấm tản nhiệt trên CPU (Intergrated Heat Spreader):
Bảo vệ an toàn cho CPU, tránh hiện tượng mẻ core trước đây của dòng CPU AMD, tăng
tính giải nhiệt hơn cho CPU vì có mặt tiếp xúc lớn với bộ tản nhiệt.
7. Các công nghệ khác:
- Hiệu năng: nói tới AMD là phải nói tới hiệu năng, đừng nhìn vào xung mà hãy nhìn vào
tên của sản phẩm, nó nói lên tất cả. VD: AMD Athlon64 3000+ tuy xung thật “chỉ có”
1.8GHz, nhưng hiệu năng của nó là tương đương bộ xử lý 3.0GHz, dấu + biểu thị sự vượt
trội hơn về công nghệ. Đây là một điểm xuất sắc của AMD, chỉ với xung là 1.8GHz mà
hiệu năng đã đạt hơn một bộ xử lý 3.0GHz, như vậy nhiệt lượng sẽ tỏa ra ít hơn, ít tiêu thụ
điện hơn (mà hiệu năng vẫn cao), hơn nữa cứ thử nghĩ xem nếu kéo được xung lên cao
(overclock) khoảng 2.5GHz thì hiệu năng của bộ xử lý này sẽ đạt đến... 4.0GHz~4.2GHz
- Oveclock: hầu hết các dòng sản phẩm của AMD đều được sản xuất dựa trên nền 90-
namometer SOI, nên rất mát, ít tiêu hao nhiệt năng, và đều là những “món quà tặng” của
AMD cho giới Overclockers. Với một mainboard “chiến” cùng với hệ thống tản nhiệt hiệu
quả thì khả năng ép xung của AMD là rất tuyệt vời, hơn cả những gì bạn mong đợi
- Giải nhiệt: nếu như trước đây điểm yếu nhất của AMD là vấn đề giải nhiệt, thì hiện nay
bên việc dẫn đầu về công nghệ đỉnh cao-hiệu năng tuyệt vời, AMD cũng dẫn đầu luôn về
khả năng giải nhiệt. Công nghệ SOI đã đưa AMD bức hẳn lên so với các đối thủ về vấn đề
này. Cho dù luôn hoạt động ở công suất cao nhất, cho dù điều kiện môi trường hoạt động
có khắc nghiệt đến đâu, AMD vẫn luôn “mát mẻ”. Hiện các bộ xử lý của AMD luôn được
đánh giá là mát nhất khi so với các bộ vi xử lý của các hãng khác.
- Thực tế dùng AMD, không những chi phí thấp hơn 30% so với dùng các bộ xử lý tương
đương của các hãng khác, mà còn được hiệu năng vượt trội hơn, nhất là trong các ứng
dụng đồ họa, 3D... và đặc biệt là games và overclock.
Giải Thích Tốc Độ hệ thống và Tốc Độ Thực của CPU AMD
Tốc độ hệ thống và tốc độ thực của CPU
Những nhà sản xuất lớn thường có những chiêu tiếp thị tinh vi, bằng cách sử dụng những
từ chuyên môn khó hiểu khiến người dùng dễ bị 'rối loạn'. Hẵn bạn cũng từng bối rối về
hiệu năng thực sự của CPU. Mỗi bộ xử lý đều có một tốc độ nhất định, gọi là tốc độ CPU
hay tốc độ lõi (core speed). Vào lúc viết bài này, CPU nhanh nhất của Intel chạy ở tốc độ
3,2GHz và của AMD là 2,2GHz. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng tốc độ của hệ thống không
thể chỉ nhìn vào số MHz, GHz của CPU, đặc biệt đối với 2 họ CPU khác nhau. AMD
thường để tên CPU theo tốc độ benchmark tương ứng với CPU của Intel, ví dụ AthlonXP
3200+.
Ngoài tốc độ bản thân, CPU cũng cần phải liên lạc với các thành phần bên ngoài và bus hệ
thống hay còn gọi là Front Side Bus (FSB) sẽ đảm nhận công việc này. Chỉ có bộ xử lý
Athlon64 sử dụng giao thức HyperTransport là có cách thức liên lạc hơi khác. Tốc độ cao
hàng Gigahertz chỉ thực sự hiệu quả ở khoảng cách ngắn, nói cách khác, nếu khoảng cách
quá xa, ví dụ như đến chipset thì tốc độ sẽ bị giảm nhưng thường không quá 200MHz, do
đó các nhà sản xuất luôn tìm cách cải thiện con đường này.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy CPU sử dụng những công nghệ bus khác nhau, trong khi Intel
Pentium 4 dùng Quad Data Rate thì AMD Athlon sử dụng Double Data Rate. Hiểu một
cách đơn giản thì đối với bộ xử lý Athlon và RAM DDR thì dữ liệu được truyền đi trong
cả 2 chu kì dẫn tín hiệu lên và xuống. Đối với DDR thì tốc độ vật lý 200MHz sẽ đem lại
băng thông như là 400MHz đối với SDR, đó là lý do tại sao AMD luôn quảng cáo FSB
400MHz còn Intel là 800MHz.
Thực tế tốc độ CPU là một hệ quả của bus hệ thống, ví dụ Pentium 4 3,2GHz có nghĩa nó
có hệ số nhân 16 và tốc độ bus 200MHz và như vậy 3200MHz được tính theo công thức
16x200=3200.
CPU, CPU và CPU
1. Athlon XP - Người trung thành
Một CPU AMD AthlonXP 2000+ có thể so sánh với Intel Pentium 4 2000MHz mặc dù nó
làm việc ở tốc độ 1666MHz. Tuy nhiên chỉ số '+' còn tùy thuộc vào từng loại CPU AMD
AthlonXP, ví dụ với lõi T-bred thì 3200+ tương ứng với 2,4GHz nhưng với lõi Barton thì
nó chỉ là 2,2GHz.
AMD lần đầu tiên vượt qua Intel khi loại chip Athlon của họ đạt tới tốc độ 1GHz trong khi
đó Pentium III của Intel chỉ đạt đến tốc độ 933MHz. Trong năm sau đó, Intel đã đưa ra
Pentium 4 đời đầu và đã bỏ xa Athlon về xung nhịp. Vì vậy AMD đã đưa ra một chỉ số gọi
là số đo hiệu năng (Performance Rating) để xác định công suất của CPU, do cấu trúc CPU
của họ khác hẳn của Intel.
AMD Athlon XP dù giữ nguyên khe cắm Socket 462 nhưng tính năng được thay đổi khá
nhiều trong những năm qua. Bộ nhớ hệ thống cải tiến liên tục từ chỗ chỉ sử dụng SDRAM
PC133 cho tới DDR 266 rồi tới 333 và 400, sự ra đời của chipset nForce 2 đã mang lại
công nghệ bộ nhớ kênh đôi (Dual Channel)... giúp hiệu năng tăng lên đáng kể.
Sự ra đời của Athlon64 và 64FX đã báo hiệu sự kết thúc của thời Socket A tuy nhiên trong
vài tháng tới, thậm chí là vài năm tới bạn vẫn sẽ thấy sự xuất hiện của CPU dùng đế cắm
này. Dù sao AthlonXP vẫn là lựa chọn số 1 của người dùng vào thời điểm hiện tại tuy hiệu
năng còn kém xa so với những hệ thống Intel Pentium 4 HT của Intel. Một CPU thông
dụng bán ở thị trường VN là Barton 2500+ cho thấy khá nhiều ưu thế so với Pentium 4 A
và B của Intel. Bạn có thể thấy ở rất nhiều diễn đàn tin học có những cuộc chiến không bao
giờ dứt về sức mạnh của AMD Athlon XP và Intel Pentium 4; tuy ý kiến thường theo xu
hướng dùng gì bênh nấy, nhưng nếu nhìn một cách khách quan, ta có thể nhận thấy những
ưu nhược điểm cơ bản sau của Athlon XP (xem bảng 2).
2. Người bạn mới Athlon64:
Mới được ra mắt cách đây không lâu nhưng hiệu năng vượt trội của Athlon64 đã nhanh
chóng được biết đến. AMD cho biết họ sẽ sử dụng Athlon64 ở dòng máy phổ thông. Trong
tháng 9/2003 chỉ có loại 3200+ 1MB cache được giới thiệu dù hiệu năng rất hấp dẫn nhưng
mức giá hơi cao đã khiến cho nhiều người còn ngần ngại. Ngay sau đó AMD Athlon64
3000+ được giới thiệu với 512K cache có giá hợp lý hơn mặc dù được xác định
Performance Rating thấp hơn nhưng chúng có cùng tốc độ thực 2GHz.
Một trong những điểm mạnh của AMD là việc hiệu năng sử dụng bộ nhớ tăng rõ rệt do có
cache L2 lớn hơn và mạch điều khiển bộ nhớ được tích hợp thẳng vào CPU; cho phép CPU
liên lạc trực tiếp với bộ nhớ chính và mạch điều khiển bộ nhớ hoạt động ở tốc độ của CPU.
Hiện trên thị trường, giá của Athlon64 , một CPU 3000+ có giá khoảng170 USD trong khi
tính năng hỗ trợ 64 bit của nó vẫn chưa thực sự có ích đối với dòng máy để bàn, khả năng
định vị bộ nhớ lớn hơn 4GB là chưa cần thiết. Hiện tại một máy tính để bàn cắm khoảng
1GB RAM đã có thể coi là hơi thừa thãi; hơn nữa càng nhiều module bộ nhớ cắm vào thì
tốc độ hoạt động của chúng sẽ càng giảm. Một thanh DDR400 chỉ có thể hoạt động ở đúng
400MHz nếu chỉ một mình nó được cắm vào main. Thêm vào đó là những ứng dụng 64 bit
hầu như chưa có. Cơ bản nhất là hệ điều hành vẫn chưa sẵn sàng, hiện tại với nền tảng
Windows thì chỉ có Windows 2003 Server 64 bit là hỗ trợ xử lý 64 bit nhưng đây là hệ
điều hành mạng rất đắt tiền và rắc rối. Windows XP 64 bit Edition cho thị trường văn
phòng và gia đình vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm Beta. Đối với những ứng dụng 32
bit, hiệu năng cải thiện không lớn, chủ yếu là do những cải tiến về cache và tốc độ băng
thông. Ưu điểm tiêu thụ ít điện và có mạch xử lý tích hợp có thể khiến Athlon64 sẽ có giá
trị hơn trong thị trường tính toán di động. Hiện tại một số thành viên của VOZ Forum
(www.vozforums.com) đã có may mắn được sử dụng loại CPU này, bạn cũng có thể đọc
thêm bài 'Mở rộng chân trời 64' trong số này.
Socket 754 và CPU Athlon64
Bộ xử lý Athlon64 FX ở bên trái và Opteron ở bên phải
3. Ngôi sao sáng Athlon64 FX:
Bộ vi xử lý Athlon64 FX hiện đang là sản phẩm cao cấp hàng đầu của AMD. Về mặt kỹ
thuật, CPU này không có gì khác về kiến trúc so với Opteron dành cho máy chủ ngoài việc
cache L2 nhỏ hơn và không hỗ trợ đa bộ xử lý. Điều này có thể thấy rõ qua hình dưới:
Những đặc điểm chính của nó là hoạt động ở tốc độ 2,2GHz, nhanh hơn 200MHz so với
Athlon64 tuy nhiên lại cắm cùng khe cắm 940 với AMD Opteron; hỗ trợ 2 kênh bộ nhớ
DDR400. Tuy nhiên do có cùng cấu trúc với Opteron nên FX51 có một số đặc điểm như
chỉ hoạt động với Registered DIMM, điều này cho phép tín hiệu được bảo đảm và giảm
bớt lượng điện năng tiêu thụ trong quá trình trao đổi thông tin. Hiệu năng làm việc của nó
có thể khiến nhiều người phải bất ngờ. Nếu không nói quá lời thì nó sẽ cho Pentium 4
3,2GHz với công nghệ siêu phân luồng 'hụt hơi' trong hầu hết thử nghiệm benchmark. Tuy
nhiên giá cả lại là điểm yếu của CPU mới này: khoảng 750 USD. Đây là một trong những
loại CPU thuộc chuẩn x86 đắt nhất, chỉ thua Intel Pentium 4 Extreme Edition. Hiện tại ở
VN hầu như chưa có công ty hay người dùng cá nhân nào nhập về loại CPU này, tuy nhiên
một số hãng sản xuất bo mạch chủ đã giới thiệu sản phẩm hỗ trợ nó, điển hình là model
SK8N của Asus sử dụng chipset nForce 3 Pro của nVIDIA (xem bảng 3).
Hướng tới AMD 64bit
* * * *
Mục tiêu chính tiếp theo của thị trường CPU là thiết kế đa lõi, cho phép đặt hai bộ vi xử lý
hoặc nhiều hơn trên một chip CPU.
Opteron của AMD là bộ xử lý của hôm nay và ngày mai. Không như các CPU loại 64Bit
khác. Opteron có thể chạy các phần mềm 32bit thông dụng hiện nay, hơn nữa các phần
mềm 64bit sẽ rất phát triển trong nay mai. Ở thế hệ đầu tiên, tốc độ của Opteron 64bit đã
sánh ngang với IBM Power, HP Alpha và Intel Itanium 2 – theo đánh giá của System
Performance Evaluation and Transaction Processing Performance CAouncil.
Opteron đã có trên thị trường cho loại máy chủ 2 và 4 BXL. IBM ngay lập tức đưa ra cam
kết sẽ hỗ trợ BXL này với bản beta của CSDL DB2 64bit, đồng thời hứa hẹn một thị
trường máy chủ trên cơ sở BXL Opteron, đối đầu với BXL Xeon và Itanium 2 của Intel.
Opteron đang là đối thủ trên thị trường máy chủ và trạm làm việc tính toán tốc độ cao
(HPC: hight-performance computing) mức khởi đầu và đã được một số nhà sản xuất hệ
thống tích hợp vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên, các đấu thủ khác không ngồi yên. Trùm
Intel đang đe doạ Opteron bằng Itanium 2, trong khi mặc dù lớn tiếng về sự hỗ trợ, Big
Blue vẫn gây trở ngại cho Opteron với chip Power5 của mình. Thực chất, AMD đang phải
đối mặt với những địch thủ mạnh hơn rất nhiều.
Rào cản lớn nhất của AMD là Intel. Chip Xeon đang thống lĩnh thị trường máy chủ 32bit,
trải rộng từ mức khởi đầu cho đến các hệ thống tầm trung. Intel đã tăng cường cho Xeon
bus nhanh hơn và tốc độ bộ nhớ cao hơn. Các hệ thống chạy Xeon có thể tích hợp tới 32
BXL. Điều mà Xeon không đạt được là tính toán 64bit, rất cần thiết cho việc xử lý các
CSDL cực lớn và tính toán khoa học. Đây là lĩnh vực mà Itanium 2 và Opteron đang tỏ rõ
sức mạnh. Ở mặt trận này, Itanium 2 cũng đang chiếm ưu thế lớn, được các nhà cung cấp
hệ thống tín nhiệm, kể cả IBM. Hơn nữa Itanium còn đạt được tốc độ xử lý cao nhờ bộ
biên dịch thông minh. Bởi vậy, điều mà AMD trông cậy vào Opteron là giá thấp, tiêu thụ
điện năng ít và khả năng chạy được các phần mềm 32bit ở tốc độ hệ thống (native).
TỰ NHIÊN HAY MÔ PHỎNG
Ưu thế lớn nhất của Opteron mà không BXL 64Bit nào có được là khả năng chạy các ứng
dụng 32Bit ở tốc độ xung nhịp đầy đủ, hay còn gọi là tốc độ tự nhiên của hệ thống
(native). Chip Opteron 1,8 GHz chạy các phần mềm 32bit với tốc độ tương đương Xeon 2
GHz của Intel. Ở chế độ này, hay còn gọi là Legacy Mode, Opteron hoạt động không khác
gì các chip Athlon với những ứng dụng 32bit và 16bit. Các HĐH 32bit như Windows,
Linux và Unix cài đặt và chạy với Opteron ở chế độ Legacy Mode giống như các hệ Xeon.
Ở chế độ Long Mode, phần cứng 64bit của Opteron được kích hoạt, loại bỏ sự trở ngại về
kích thước bộ nhớ, cho phép truy cập vào các thanh ghi 64bit - là phần lưu trữ tạm thời
toán tử, toán hạng và xử lý dấu chấm động trong bộ nhớ. Long Mode được kích hoạt bởi
HĐH, và đặc biệt là nó vẫn chạy được phần mềm 32bit và 16bit. Các ứng dụng 32bit này
chạy ở Long Mode mà hoàn toàn không có ý thức về môi trường 64bit. Mặc dù vậy, những
dịch vụ cơ bản của HĐH - như quản lý bộ nhớ, lưu trữ – vẫn xử lý dữ liệu ở 64bit và truy
cập tới các thanh ghi mở rộng của Opteron. Đây là cách thức mà Opteron loại bỏ mọi trở
ngại để mang lại ưu thế về tốc độ cho các ứng dụng 32bit chạy trong môi trường 64bit.
Trong khi đó, Intel công bố kế hoạch đưa ra phần mềm mô phỏng giúp họ CPU 64bit
Itanium của mình chạy các chương trình x86 (32bit) và cho rằng tốc độ mô phỏng sẽ tương
đương với tốc độ của Xeon 1,5 GHz, tức là khoảng một nửa so với tốc độ lớn nhất hiện
nay của Xeon và P4. Việc mô phỏng x86 không thể thực hiện được trên Alpha và
PowerPC. Tuy nhiên, một sự mô phỏng hoàn thiện là khó có thể đạt được. Chính vì vậy,
đây sẽ không phải là trở ngại đối với AMD.
ĐƯỢC VÀ CHƯA ĐƯỢC
Ngoài sự tương thích của Opteron còn nhắm vào nhiều đặc tính mới có trong các CPU
khác. Đa kênh, bus I/O tốc độ cao, Dubbed HyperTransport, liên kết CPU đến bộ nhớ,
ngoại vi và các CPU khác trên cùng một hệ thống. Đối với những thiết kế CPU khác, bộ
nhớ và bộ điều khiển bus là những thành phần nằm ngoài; nhưng AMD lại tích hợp các
chức năng này lên cùng lõi của chip xử lý, làm đơn giản thiết kế hệ thống. Bộ điều khiển
trên chip cũng làm giảm thời gian gửi và nhận dữ liệu từ bộ nhớ và các thiết bị. Tốc độ I/O
và thông lượng bộ nhớ là những chỉ tiêu rất quan trọng đối với các ứng dụng lớn, và chúng
thường có ý nghĩa hơn là tốc độ tính toán.
So sánh về cache L1 và L2, thông lượng bộ nhớ và một số đặc tả khác của Opteron được
chỉ ra ở bảng.
Một ứng dụng khác của Opteron là NUMA (nonuniform memory access – truy cập bộ nhớ