Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CĐ 3 LIÊN kết hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.51 KB, 24 trang )

Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

CHUYÊN ĐỀ 3:

LIÊN KẾT HÓA HỌC

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1: Liên kết ion có bản chất là:
A. Sự dùng chung các electron.
B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.
C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.
D. Lực hút giữa các phân tử.
Câu 2: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử:
A. Kim loại điển hình.
B. Phi kim điển hình.
C. Kim loại và phi kim.
D. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 3: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết hidro.
Câu 4: Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết giữa:
A. Hai phi kim khác nhau.
B. Kim loại điển hình với phi kim yếu.
C. Hai phi kim giống nhau.
D. Hai kim loại với nhau
Câu 5: Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa:
A. Hai kim loại giống nhau.
B. Hai phi kim giống nhau.


C. Một kim loại mạnh và một phi kim mạnh.
D. Một kim loại yếu và một phi kim yếu.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion:
A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.
C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.
D. Chứa các liên kết ion.
Câu 7: Nhận định sai về hợp chất cộng hóa trị là:
A. Các hợp chất cộng hóa trị thường là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí, có
nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
B. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
C. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.

1


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
Câu 8: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:
A. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.
B. Đều có sự cho và nhận các e hóa trị.
C. Đều có sự góp chung các e hóa trị.
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 9: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là:
A. Đều có những cặp e dùng chung.
B. Đều tạo thành từ những e chung giữa các nguyên tử.
C. Đều là những liên kết tương đối kém bền.
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 10: Hầu hết các hợp chất ion :

A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
B. Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.
D. Tan trong nước thành dung dịch không điện li.
Câu 11: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là:
A. Có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.
B. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
C. Có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.
D. Khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.
Câu 12: Chọn câu sai: Khi nói về ion
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
Câu 13: Chọn câu sai:
A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.
B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
C. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
D. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị.
Câu 14: Nếu liên kết cộng hóa trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử
và 1 obitan trống của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là:
A. Liên kết cộng hóa trị có cực.
B. Liên kết “ cho – nhận”.
C. Liên kết tự do – phụ thuộc.

2


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long


D. Liên kết pi.
Câu 15: Tùy thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết
cộng hóa trị giữa hai nguyên tử mà liên kết được gọi là:
A. Liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết ba cực.
B. Liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
D. Liên kết xích ma, liên kết pi, liên kết đelta.
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 16: Nếu xét nguyên tử X có 3 electron hóa trị và nguyên tử Y có 6 electron
hóa trị thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là:
A. XY2.
B. X2Y3.
C. X2Y2.
D. X3Y2.
2
2
Câu 17: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2s 2p63s2, nguyên tử
nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử X và
Y thuộc loại liên kết:
A. Cho – nhận.
B. Kim loại.
C. Cộng hóa trị.
D. Ion.
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố oxi có 6 electron ở lớp ngoài cùng, khi tham gia
liên kết với các nguyên tố khác, oxi có xu hướng:
A. nhận thêm 1 electron.
B. nhường đi 2 electron.
C. nhận thêm 2 electron.
D. nhường đi 6 electron.
Câu 19: Cho Na (Z =11), Mg (Z=12), Al (Z =13), khi tham gia liên kết thì các

nguyên tử Na, Mg, Al có xu hướng tạo thành ion:
A. Na+, Mg+, Al+.
B. Na+, Mg2+, Al4+.
C. Na2+, Mg2+, Al3+. D. Na+, Mg2+, Al3+.
Câu 20: Phân tử KCl được hình thành do:
A. Sự kết hợp giữa nguyên tử K và nguyên tử Cl.
B. Sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl2-.
C. Sự kết hợp giữa ion K- và ion Cl+.
D. Sự kết hợp giữa ion K+ và ion Cl-.
Câu 21: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H 2S là loại liên kết nào
sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và S là 2,58):
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết hiđro.
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 22: Trong phân tử CO2 có chứa loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của
nguyên tử C là 2,55 và O là 3,44):
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

3


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

C. Liên kết cho – nhận.
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 23: Cho độ âm điện của các nguyên tố H (2,2) ; O (3,44) ; C (2,55) ; Cl (3,16);
S (2,58). Hãy cho biết trong các hợp chất sau: H2O ; HCl ; H2S ; CH4 ; CO2; CCl4,
chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. H2O, HCl, CO2, CCl4.
B. H2O, HCl, H2S, CO2.
C. H2O, HCl, H2S, CH4.
D. HCl, H2S, CH4, CO2.
Câu 24: Phân tử nào sau đây là phân tử không phân cực?
A. CO.
B. HCl.
C. CO2.
D. H2O.
Câu 25: Hợp chất nào sau đây có chứa liên kết ion trong phân tử:
A. Na2O ; KCl ; HCl.
B. K2O ; BaCl2 ; CaF.
C. Na2O ; H2S ; NaCl.
D. CO2 ; K2O ; CaO.
Câu 26: Chọn đáp án đúng: Dãy gồm các chất chứa liên kết cộng hóa trị không
phân cực là?
A. Cl2 ; O3 ; H2O.
B. K2O ; Cl2 ; O3.
C. O2 ; O3 ; H2O.
D. O3 ; O2 ; H2.
Câu 27: Xác định số hợp chất mà trong phân tử chứa liên kết ion trong dãy chất
sau: CO ; NaCl ; CaS ; SO2 ; O2 ; K2O ; BaBr2.
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 28: Cho các hợp chất sau: Na 2O ; H2O ; HCl ; Cl2 ; O3 ; CH4. Có bao nhiêu
chất mà trong phân tử chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. 2.
B. 3.

C. 5.
D. 6.
Câu 29: Trong phân tử HNO3 có bao nhiêu loại liên kết?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 30: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có chứa liên kết cho nhận?
A. HCl.
B. H2S.
C. HNO3.
D. NaI.
Câu 31: Trong phân tử BaS có loại liên kết nào, biết độ âm điện của Ba và S lần
lượt là: 0,89 và 2,58.
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết hiđro.
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Câu 32: Chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2.
B. Na2S.
C. Na2O.
D. NaI.
Câu 33: Liên kết ion thường là liên kết giữa một kim loại điển hình và một phi kim
điển hình. Hãy cho biết chất nào sau đây có chứa liên kết ion:
A. H2O.
B. MgBr2.
C. NH3.
D. KI.
Câu 34: Chất nào sau đây có chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. CH4.
B. CCl4.
C. HNO3.
D. CO2.

4


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Câu 35: Biết hiệu độ âm điện của hai nguyên tử hai nguyên tố Kali và Oxi là 2,62.
Xác định loại liên kết hóa học trong phân tử K2O?
A. Cộng hóa trị phân cực.
B. Cộng hóa trị không phân cực.
C. Ion.
D. Cho – nhận.
Câu 36: Hợp chất nào sau đây có chứa 3 loại liên kết trong phân tử?
A. NH4Cl.
B. NaF.
C. H2O.
D. HCl.
Câu 37: Cho dãy chất sau: NaCl ; NH4Cl ; AlCl3 ; BaO ; HCl ; H2S ; Li2S ; CH4 ;
CCl4 ; C2H2 ; H2O2 ; CO2 ; SO2 ; CO ; N2 ; H2 .
a) Có bao nhiêu chất chứa liên kết ion trong phân tử?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
b) Có bao nhiêu chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. 7.

B. 5.
C. 9.
D. 8.
c) Có bao nhiêu chất chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
d) Có bao nhiêu chất chứa liên kết cho – nhận?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 38: Dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. CO2 ; SO2 ; HCl ; O2.
B. CO2 ; SO2 ; Na2S ; NaCl.
C. CO2 ; CO ; H2S ; HCl.
D. CO2 ; HCl ; H2O ; AlCl3.
Câu 39: Dãy chất nào sau đây chỉ chứa liên kết ion?
A. K2O ; BaCl2 ; HCl ; NaCl.
B. CO2 ; BaO ; Na2O ; NaCl.
C. KI ; Li2O ; BaCl2 ; NaF.
D. BaO ; CaO ; NaCl ; Na2S.
Câu 40: Nguyên tố X là một kim loại, nguyên tố Y là một phi kim. Biết giữa X và
Y là liên kết ion. Hợp chất giữa X và Y có thể là:
A. CO2 ; SO2 ; HCl ; NaCl.
B. CO2 ; CaO ; Na2S ; NaCl.
C. BaO ; CO ; H2S ; NaCl.
D. K2O ; NaCl ; CaS ; BaBr2.
Câu 41: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion?

A. H2S, Na2O.
B. CH4, CO2.
C. CaO, NaCl.
D. SO2, KCl.
Câu 42: Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là:
A. 2 và 1.
B. 2+ và 1-.
C. +2 và -1.
D. 2+ và 2-.
Câu 43: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1),
S (2,5), O ( 3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion?
A. H2S, NH3.
B. BeCl2, BeS.
C. MgO, Al2O3.
D. MgCl2, AlCl3.
Câu 44: Cho các chất NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ
âm điện của K: 0,82 ; Al: 1,61 ; S: 2,58 ; Cl: 3,16 và O: 3,44 ; Mg:1,31 ;
H:
2,20 ; C: 2,55)
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

5


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Câu 45: Cho các phân tử: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl liên kết trong phân tử

mang nhiều tính ion nhất là:
A. CsCl.
B. LiCl và NaCl.
C. KCl.
D. RbCl.
Câu 46: Xét oxit các nguyên tử thuộc chu kì 3, oxit có liên kết ion là:
A. Na2O, MgO, Al2O3.
B. SiO2, P2O5, SO3.
C. SO3, Cl2O7, Cl2O.
D. Al2O3, SiO2, SO2.
Câu 47: Có 2 nguyên tố X (Z =19) ; Y (Z = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công
thức và kiểu liên kết là
A. XY, liên kết ion.
B. X2Y, liên kết ion.
C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực.
D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 48: Cộng hóa trị của Cl và O trong Cl2O7, theo thứ tự là
A. 7 và 2.
B. 2 và 7.
C. 4 và 1.
D. 1 và 2.

Câu 49: Cộng hóa trị của N trong phân tử HNO3 và NH4 ( theo thứ tự ) là
A. 5 và 4.
B. 4 và 4.
C. 3 và 4.
D. 4 và 3.
Câu 50: Chọn hợp chất có liên kết cộng hóa trị:
A. NaCl, CaO.
B. HCl, CO2.

C. KCl, Al2O3.
D. MgCl2, Na2O.
Câu 51: Loại liên kết hình thành trong phân tử khí hiđroclorua là liên kết
A. Cho – nhận.
B. Cộng hóa trị có cực.
C. Cộng hóa trị không cực.
D. Ion.
Câu 52: Cho các oxit: Na2O, MgO, Al2O3,SiO2,P2O5, SO3, Cl2O7. Dãy các hợp chất
trong phân tử không chứa liên kết ion là:
A. SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
B. SiO2, P2O5, Cl2O7, Al2O3.
C. Na2O, SiO2, MgO, SO3.
D. SiO2, P2O5, SO3, Al2O3.
Câu 53: Trong các hợp chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hóa trị?
1) H2S
2) SO2
3) NaCl
4) CaO
5) NH3
6) HBr
7) H2SO4
8) CO2
9) K2S
10) H2O
A. 1,2,3,4,8,9,10.
B. 1,4,5,7,8,9,10.
C. 1,2,5,6,7,8,10.
D. 3,5,6,7,8,9,10.
Câu 54: Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. HCl.

B. Cl2.
C. NH3.
D. H2O.
Câu 55: Liên kết trong phân tử nào sau đây phân cực mạnh nhất?
A. H2O.
B. NH3.
C. NCl3.
D. CO2.
Câu 56: Phân tử nào sau đây không phân cực?
A. H2O.
B. NH3.
C. NCl3.
D. CO2.
Câu 57: Dãy các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. HCl, KCl, HNO3, NO.
B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.
C. N2, H2S, H2SO4, CO2.
D. HCl, H2S, H3PO4, NO2.
Câu 58: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân
cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2.
B. N2, Cl2, H2, HCl.

6


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

C. N2, HI, Cl2, CH4.
D. Cl2, O2, N2, F2.

Câu 59: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns 2np5. Liên kết
của các nguyên tố này với nguyên tố hiđro thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị không cực.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết tinh thể.
Câu 60: Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận”?
A. NaCl, CO2.
B. HCl, MgCl2.
C. H2S, HCl.
D. NH4NO3, HNO3.
Câu 61: Hợp chất nào sau đây mà trong phân tử có liên kết ion?
A. H2SO4.
B. H2S.
C. NaNO3.
D. HBr.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Vinh – năm 2015)
Câu 62: Trong các phân tử: CO2, NH3, C2H2, SO2, H2O có bao nhiêu phân tử phân
cực?
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
(Trích đề thi thử lần 2 – THPT Chuyên Vinh – năm 2015)
Câu 63: Chất nào sau đây chứa cả 3 liên kết (ion, cộng hóa trị, cho – nhận )?
A. K2CO3.
B. NaHCO3.
C. NaNO3.
D. HNO3.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Vinh – năm 2014)

3. Mức độ vận dụng:
Câu 64: Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO 2. Trong hợp chất khí
của nó với hidro, R chiếm 75% về khối lượng. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 2 electron độc
thân.
B. Phân tử RO2 là phân tử phân cực.
C. Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố R lớn hơn độ âm điện của nguyên tử
nguyên tố hidro.
D. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử RO 2 là liên kết cộng hóa
trị có cực.
(Trích đề thi thử lần 3 – THPT Chuyên Vinh – năm 2014)
Câu 65: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là?
A. HCl, CH4, H2S.
B. O2, H2O, NH3.
C. HF, Cl2, H2O.
D. H2O, HF, NH3.
(Trích đề thi thử lần 7 – THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội – năm 2014)
Câu 66: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong hai nguyên tử M và X tương
ứng là 58 và 52. Hợp chất MXn chứa liên kết nào sau đây?
A. Liên kết ion.
B. Cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết cho – nhận.
D. Cộng hóa trị phân cực.
(Trích đề thi thử lần 4 – THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội – năm 2015)

7


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long


Câu 67: Nguyên tử nguyên tố X có 5 electron nằm trong các phân lớp s, nguyên tử
nguyên tố Y có 11 electron nằm trong các phân lớp p. Hợp chất M tạo bởi X và Y.
Hợp chất M chứa liên kết?
A. Cộng hóa trị phân cực.
B. Cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết cho – nhận.
D. Liên kết ion.
(Trích đề thi thử lần 6 – THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội – năm 2015)
Câu 68: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Liên kết trong phân tử NH3, H2O, C2H4 là liên kết cộng hóa trị có cực.
B. Liên kết trong phân tử CaF2 và CsCl là liên kết ion.
C. Liên kết trong phân tử CaS và AlCl3 là liên kết ion.
D. Liên kết trong phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không cực.
(Trích đề thi thử lần 4 – THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội – năm 2014)
Câu 69: Phân tử hợp chất M tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim R và Y
(số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của Y). Tổng số hạt mang điện
trong phân tử M là 20. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Ở trạng thái kích thích nguyên tử nguyên tố Y có 5 electron độc thân.
B. Trong hầu hết các hợp chất với các nguyên tố khác, R có số oxi hóa +1.
C. Trong phân tử hợp chất M, nguyên tử Y còn chứa một electron tự do.
D. Cho M tác dụng với HCl tạo ra hợp chất có chứa liên kết ion.
(Trích đề thi thử lần 2 – THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội – năm 2014)
Câu 70: Theo quy tắc bát tử trong phân tử NH4Cl có số kiểu liên kết khác nhau là?
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
(Trích đề thi thử lần 3 – THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội – năm 2015)
Câu 71: Cho các nguyên tố: Na, Ca, H, O, S có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hợp
chất có khối lượng phân tử ≤ 82 mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị?

A. 8.
B. 7.
C. 5.
D. 6.
(Trích đề thi thử lần 4 – THPT Chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội – năm 2015)
Câu 72: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố
halogen?
A. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị với hidro.
C. Nguyên tử có khả năng thu thêm một electron.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
(Trích đề thi thử lần 2 – THPT Chuyên Thái Bình – năm 2014)
Câu 73: Nhận xét nào sau đây không đúng về SO2?
A. Khí này làm mất màu dung dịch brom và dung dịch thuốc tím.
B. Phản ứng được với H2S tạo ra S.
C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực.
D. Được tạo ra khi sục khí O2 vào dung dịch H2S.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Biên Hòa Hà Nam – năm 2014)
Câu 74: Trong phân tử hidroclorua có liên kết hóa học thuộc loại:
A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

8


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

C. Liên kết hidro.
D. Liên kết ion.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa – năm 2014)
Câu 75: Hợp chất nào sau thuộc loại hợp chất ion?

A. KCl.
B. H2S.
C. CO2.
D. Cl2.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Bắc Giang – năm 2014)
Câu 76: Dãy gồm các chất có cùng kiểu liên kết trong phân tử là?
A. N2, O2, Cl2, K2O.
B. Na2O, CsCl, MgO, NaF.
C. NH4Cl, NaH, PH3, MgO.
D. HCl, H2S, NaCl, NO.
(Trích đề thi thử lần 2 – THPT Chuyên Lý Tự Trọng – Cần Thơ – năm 2014)
Câu 77: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong
phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron và electron
là 10. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion.
B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất.
C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY.
D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì
với nó.
(Trích đề thi thử lần 3 – THPT Chuyên Chu Văn An – Hà Nội – năm 2014)
Câu 78: Cho các chất sau: CO, O3, CO2, HNO3, PCl5, NH4Cl, NaNO3, H2O2. Số
chất có chứa liên kết cho – nhận ( liên kết phối – trí ) là:
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
( Trích đề thi chọn lọc học sinh giỏi tỉnh Thái Bình - Lớp 12 - năm 2015 )
Câu 79: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà
phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. 2.

B. 3.
C. 4.
D. 5.
(Trích đề thi thử lần 2 – THPT Chuyên Vĩnh Phúc – năm 2014)
Câu 80: Hợp chất có chứa liên kết ion là?
A. NH3.
B. CH3COOH.
C. NH4NO3.
D. HNO3.
(Trích đề thi thử lần 2 – THPT Chuyên Vĩnh Phúc – năm 2014)
Câu 81: Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. H2CO3.
B. Na2O.
C. NO2.
D. O3.
(Trích đề thi thử lần 4 – THPT Chuyên Vĩnh Phúc – năm 2015)
Câu 82: Hợp chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị có cực?
A. CO2.
B. NaF.
C. CH4.
D. Cl2.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Lê Khiết – Quảng Ngãi – năm
2015)
Câu 83: Độ âm điện của Al và Cl lần lượt bằng 1,6 và 3,0.Liên kết hóa học giữa
các nguyên tử trong phân tử AlCl3 là
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết cộng hóa trị không cực.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng – năm 2015)

Câu 84: Cho các hợp chất sau: CaC2, CO, NaCl, H2O2, CH3COOH, O3, C2H2,
H2SO4, HNO3.Số trường hợp phân tử có chứa liên kết cộng hóa trị không cực là?
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Thái Bình – năm 2014)

9


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Câu 85: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết hiđro.
D. Liên kết cộng hóa trị không cực.
(Trích đề thi đại học – Khối A – năm 2010)
Câu 86: Cho các chất sau: Cl 2, HCl, O2, H2O, NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl .Số chất
mà trong phân tử chứa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa
trị không phân cực lần lượt là:
A. 4, 2, 2.
B. 3, 3, 2.
C. 4, 1, 2.
D. 4, 3, 2.
Câu 87: Chất nào sau đây chứa liên kết ion trong phân tử?
A. H2SO4.
B. NH4NO3.
C. CH3OH.

D. HCl.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội – năm 2016)
Câu 88: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. HCl, O2.
B. HF, Cl2.
C. H2O, HF.
D. H2O, N2.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội – năm 2016)
Câu 89: Cho dãy các chất: H2O, H2, CO2, HCl, N2, O2, NH3. Số chất mà trong phân
tử chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
(Trích đề thi thử lần 3 – THPT Chuyên Vinh – năm 2016)
Câu 90: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. HClO.
B. Cl2.
C. KCl.
D. HCl.
(Trích đề thi thử lần 1 – THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển – năm 2016)

ĐÁP ÁN
1B
2D
3B
4A
5B
6C
7C

8A
9B
11A 12D
13B
14B
15C
16B
17D
18C
19D
21D 22B
23A
24C
25B
26D
27B
28B
29B
31D 32B
33D
34A
35C
36A 37CCAD 38D
39C
41C 42B
43C
44D
45A
46A
47A

48A
49B
51B 52A
53C
54B
55A
56D
57D
58D
59B
61C 62C
63C
64B
65D
66A
67D
68C
69C
71A 72A
73D
74B
75A
76B
77B
78D
79B
81B 82A
83B
84C
85B

86D
87B
88C
89C
C. PHÂN DẠNG BÀI TẬP VÀ VÍ DỤ MINH HỌA
 Dạng 1: Xác định công thức electron – công thức cấu tạo
Nhắc lại:
+ Công thức electron là công thức biểu diễn sự liên kết của các nguyên tử
trong phân tử hợp chất bằng các electron hóa trị của mỗi nguyên tố.
+ Khi thay thế mỗi cặp electron dùng chung bằng dấu “ – “ trong công thức
electron ta thu được công thức cấu tạo .
Cách viết công thức electron và công thức cấu tạo:
- Bước 1: Viết công thức electron của các nguyên tử .
- Bước 2: Ghép electron tự do của các nguyên tử sao cho xung quanh các
nguyên tử có 8 electron của khí hiếm (hoặc 2 electron đối với hidro) ta thu

10

10A
20D
30C
40D
50B
60B
70B
80C
90C


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long


được công thức electron.
- Bước 3: Thay các cặp electron dùng chung của hai nguyên tử bằng dấu
“ – “ ta thu được công thức cấu tạo.
Ví dụ:

Ví dụ 1: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất sau: H 2O,
HNO3, H2S, H2, H2O2, CO, CO2, NH3.
Hướng dẫn giải
Bước 1 � Bước 2 � Bước 3

Ví dụ 2: Số cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết trong phân
tử NH3 là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án A

11


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Ví dụ 3: Số cặp electron dùng chung của N với các nguyên tử H trong phân tử
NH3 là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Hướng dẫn giải
-

Chọn đáp án C

Ví dụ 4: Phân tử nào sau đây chứa nhiều cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa
tham gia liên kết nhất?
A. H2.
B. HCl.
C. CO2.
D. N2.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án C
- Phân tử H2: có 1 cặp electron đã ghép đôi nhưng đã tham gia liên kết .
- Phân tử HCl: có 4 cặp electron ghép đôi nhưng đã có 1 cặp tham gia liên
kết, còn lại 3 cặp chưa tham gia liên kết .
- Phân tử CO2: có 8 cặp electron ghép đôi nhưng đã có 4 cặp tham gia liên
kết còn lại 4 cặp chưa tham gia liên kết .
- Phân tử N2: có 5 cặp electron ghép đôi nhưng đã có 3 cặp tham gia liên kết
còn lại 2 cặp chưa tham gia liên kết .
Như vậy phân tử CO2 chứa nhiều cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa
tham gia liên kết nhất .
Ví dụ 5: Tổng số cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết trong
phân tử HNO3 là:
A. 7.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Hướng dẫn giải

- Chọn đáp án B
- Từ công thức electron của phân tử HNO3, dễ dàng thấy có 7 cặp electron
đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết .

12


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Ví dụ 6: Công thức cấu tạo nào sau đây là của Cacbon đioxit ?
A. O  C  O .
B. O  C  O .
C. O  C  O .
D. O  C � O .
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án C
- Ta dễ dàng nhận thấy:
Ví dụ 7: Ozon (O3) có công thức electron nào sau đây?
A.

.

C.

.

B.

.


D.

.

Hướng dẫn giải
-

Chọn đáp án A

+ Phân tử O3:


Dạng 2: Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất
Để xác định số oxi hóa của một nguyên tố ta phải tuân theo 4 qui tắc cơ
bản sau:
Qui tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng không .
Qui tắc 2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng
không.
Qui tắc 3: Trong các ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện
tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố
bằng điện tích của ion.
Qui tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hidro là +1 trừ hidrua
kim loại (NaH, CaH2 …).Số oxi hóa của oxi bằng -2 trừ trường hợp OF 2 và
peoxit ( chẳng hạn H2O2 …)

13


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long


Ví dụ 8: Dãy số oxi hóa lần lượt của Nitơ trong các hợp chất sau là: NO, NO 2,
N2, N2O, NH3, HNO3
A. +2, +4, 0, +1, -3, +5.
B. -2, +4, 0, +1, -3, +4.
C. +2, +4, 0, +1, +3, +5.
D. +2, +3, 0, +1, -3, +4.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án A
a 2

N O: a +(-2) =0 � a =+2
a 2

N O2 : a +2.(-2) =0 � a =+4
-

0

N2 : �

n ch�
t lu�
n lu�
n c�s�oxi h�
a b�
ng 0
a 1

N H3 : a +3.(+1) =0 � a =-3
1 a 2


H N O3 : (+1) +a +3.(-2) =0 � a =+5
Ví dụ 9: Dãy số oxi hóa lần lượt của Nitơ trong các hợp chất sau là: NaNO 3,
KNO2, N2O5, NH4Cl, NH3, (NH2)2CO
A. +5, +3, +5, -3, +3, -3.
B. -5, -3, +5, +3, -3, +3.
C. +5, +3, +5, -3, -3, -3.
D. +4, -3, +5, -3, -3, -3.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án C
- Tương tự cách tính ở ví dụ 8 ta có thể xác định nhanh:
5
3
5
3
3
�3 �
NaN O3, K N O2, N2 O5, N H 4Cl , N H3, �
N H 2 �CO


2

Ví dụ 10: Xác định số oxi hóa của Cacbon trong các hợp chất sau: CO, CO 2,
CCl4, CH4, CaCO3
A. +2, -4, +4, +4, -4.
B. +2, -4, +4, -4, +4.
C. +2, +4, -4, +3, +4.
D. +2, +4, +4, -4, +4.
Hướng dẫn giải

- Chọn đáp án D
-

2

4

4

4

4

C O , CO2, C Cl 4, C H 4, CaCO3

Ví dụ 11: Chất nào sau đây có số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất là cao
nhất?
A. H2S.
B. Na2S.
C. SO2.
D. K2SO4.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án D
-

2

2

4


6

H2 S , Na2 S , SO2 , K 2 SO4

Ví dụ 12: Chất nào sau đây có số oxi hóa của nitơ trong hợp chất là thấp nhất?
A. HNO3.
B. NaNO2.

14


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

C. NO.

D. (NH4)2SO4.
Hướng dẫn giải



-

Chọn đáp án D

-

H N O3 , NaN O2 , N O , (N H4 )2SO4

5


3

2

3

Dạng 3: Tổng hợp – chọn mệnh đề đúng, sai về liên kết hóa học
- Dạng bài tập kết hợp giữa các phần cấu tạo nguyên tử - bảng tuần
hoàn hóa học các nguyên tố và liên kết hóa học cũng đang dần phổ
biến hơn trong các đề thi gần đây. Thường thì khi gặp dạng bài tập
này, ta phải xác định được hợp chất mà đề bài yêu cầu phân loại liên
kết, sau đó dựa vào cấu tạo phân tử của hợp chất đó mà xác định loại
liên kết. Ta có thể thực hiện theo từng bước sau:
 Bước 1: Xác định số điện tích hạt nhân (Z) hoặc cấu hình nguyên tử của
nguyên tố để xác định nguyên tố đó là nguyên tố gì.
Ví dụ: Khi đề bài cho Cấu hình electron của một nguyên tố X là:
1s22s22p63s1, cấu hình electron của nguyên tố Y là: 1s22s22p63s23p5 thì ta
có thể xác định ngay ZX = 11  X là Natri và ZY = 17  Y là Clo .
 Bước 2: Xác định loại liên kết chứa trong phân tử XY: NaCl chứa liên kết
ion .
- Ngoài ra, còn rất nhiều dạng bài tập như thế này, chỉ thay đổi một
chút về cấu trúc đề, ta vẫn có thể xử lý tương tự như ví dụ trên .
Ví dụ 13: Cho cấu hình electron của một nguyên tử nguyên tố A là: 1s 22s1 và
cấu hình electron của một nguyên tử nguyên B là: 1s 22s22p4. Hãy cho biết
trong phân tử A2B có chứa loại liên kết hóa học nào?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
Hướng dẫn giải

- Chọn đáp án B
- Có thể thấy ngay: ZA = 3  A là Liti ; ZB = 8  B là Oxi.Vậy hợp chất
A2B chính là Li2O trong phân tử của nó có chứa liên kết ion ( Liên kết
giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình )
Ví dụ 14: Cho biết số hiệu nguyên tử của một nguyên tử nguyên tố M là 13,
nguyên tử nguyên tố X có số proton nhiều hơn nguyên tử nguyên tố M là
4.Cho biết trong hợp chất giữa hai nguyên tố M và X có chứa loại liên kết
nào?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án A
- Số hiệu nguyên tử = ZM = 13  M là kim loại Nhôm ( Al )
- ZX – ZM = 4  ZX = 13 + 4 = 17  X là halogen Clo ( Cl )

15


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Hợp chất giữa Al và Cl là AlCl3 chứa liên kết cộng hóa trị phân cực
( do có hiệu độ âm điện bằng 1,55 )
Ví dụ 15: Nguyên tử nguyên tố X có mức năng lượng cao nhất ở phân lớp
3p .Nguyên tử nguyên tố Y cũng có mức năng lượng ở phân lớp 3p và có tổng
số electron ở lớp ngoài cùng là 1. Biết số hạt mang điện dương trong hạt nhân
nguyên tử nguyên tố Y nhiều hơn trong nguyên tố X là 3 hạt. Xác định loại
liên kết trong hợp chất của X và Y?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án B
- Nguyên tố Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s1  Y là Kali ( K )
- Nguyên tố Y có số hạt mang điện dương ( số proton ) nhiều hơn nguyên tố
X là 3: ZY – ZX = 3  ZX = 19 – 3 = 16  X là Lưu huỳnh ( S )
- Hợp chất của K2S chứa liên kết ion ( hiệu độ âm điện = 1,76 > 1,7 )
Ví dụ 16: Hợp chất H2X chứa loại liên kết hóa học nào sau đây? Biết tổng số
hạt (p,n,e) trong nguyên tử nguyên tố X là 48.
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án A

ZX <82 n�
n ta c�: ZX �NX �1,52.ZX
-

-

ۣ
ۣ
� 3ZX

2ZX


ۣ


3ZX

48


ۣ

13,6

ZX

NX

3,52ZX
3,52ZX
16

ZX là số nguyên nên ZX = 14, 15, 16 ứng với 3 nguyên tố: N, P, S
Vì là hợp chất H2X nên chỉ nhận X là S : H2S chứa liên kết cộng hóa trị
phân cực .
Ví dụ 17: Hợp chất A2B có tổng số hạt (p,n,e) là 92, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt.Nguyên tử nguyên tố A có số
proton nhiều hơn so với nguyên tử nguyên tố B là 3. Phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Hợp chất A2B chứa liên kết ion.
B. Nguyên tố A là natri.
C. Nguyên tố B thuộc nhóm VIA trong bảng hệ thống tuần hoàn.
D. Hợp chất A2B có tên gọi là natri đioxit.
Hướng dẫn giải
- Chọn đáp án A


16


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

-


2(2ZA  NA )  (2ZB  NB )  92�
�� 8ZA  4ZB  120

(4ZA  2ZB )  (2NA  NB )  28�


ZA  ZB  3 (2)

Z  11 �
A l�Na

(1)(2) � � A
��
� Na2O
�ZB  8 �B l�O

(1)

- Na2O là hợp chất chứa liên kết ion .
- Oxi thuộc nhóm VIA
- Tên gọi của Na2O là đinatri oxit hoặc natri oxit

Ví dụ 18: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p,n,e) là 34, biết X thuộc
nhóm IA.Chọn số mệnh đề đúng:
a) Hợp chất X2O là hợp chất ion.
b) Nguyên tố X có số khối là 23.
c) Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố s.
d) X có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường sinh ra chất khí có mùi khai.
e) X là kim loại.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
-

Chọn đáp án D .

ZZ �NX �1,52ZX
-

ۣ
ۣ�3ZX

2ZX

NX

3,52ZX

� 3ZX
ۣ


34

3,52ZX

� 9,66
ۣ

ZX

11,3

-

ZX là số nguyên nên ZX = 10, 11. Vậy X có thể là: Ne hoặc Na, vì X thuộc
nhóm IA nên chọn X là Natri (Na).
- Na2O là hợp chất ion: Đúng .
- Na có số khối là 23: Đúng .
- Cấu hình electron Na: 1s22s22p63s1, electron cuối cùng phân vào phân lớp s
nên X là nguyên tố s: Đúng
- Na tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường sinh ra khí H2 là khí không màu,
không mùi: Sai
- Na là kim loại: Đúng .
D. HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬN DỤNG
 Dạng 1: Xác định công thức electron – công thức cấu tạo
 Mức độ vận dụng:
 Công thức electron:
Câu 1: Công thức electron nào sau đây là của phân tử H2O?

17



Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Câu 2: Công thức electron nào sau đây là của phân tử khí nitơ?

Câu 3: Phân tử NaOH có công thức electron nào trong các công thức sau:

Câu 4: Công thức electron của phân tử BaCl2 là:

Câu 5: Số cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết trong phân tử
SO2 là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 6: Số cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết trong phân tử
H2S là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Số cặp electron dùng chung của nguyên tử nitơ với các nguyên tử khác
trong phân tử HNO3 là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Trong phân tử NH4Cl còn bao nhiêu cặp electron chưa tham gia liên kết:
A. 0.

B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 9: Có tất cả bao nhiêu cặp electron trong phân tử CO2:
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 10: Có bao nhiêu cặp electron đã ghép đôi nhưng chưa tham gia liên kết trong
phân tử H2O2:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
 Công thức cấu tạo:
Câu 11: Công thức cấu tạo nào sau đây là của phân tử O2?
A. O  O .
B. O  O .
C. O �O .
D. O � O .
Câu 12: Công thức cấu tạo của phân tử HCl nào sau đây là đúng:
A. H  Cl .
B. H  Cl .
C. H � Cl .
D. H � Cl .
Câu 13: Công thức cấu tạo tương ứng với hợp chất CO là:
A. C  O .
B. C  O .
C


O
C.
.
D.
.
Câu 14: Công thức cấu tạo đúng của phân tử CCl4 là:

18


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Câu 15: Hợp chất NaNO3 có công thức cấu tạo là:

Câu 16: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s 22s22p63s23p64s1.
Nguyên tử nguyên tố Y có hình electron là 1s 22s22p63s23p5. Hãy cho biết hợp chất
được tạo bởi X và Y có công thức cấu tạo nào sau đây là chính xác nhất?
A. [K] [Cl] .
B. K - Cl .
C. [Na] [Cl] .
D. Na - Cl .
Câu 17: Phân tử A2B là hợp chất cộng hóa trị, được hình thành từ nguyên tố A có
khối lượng mol nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn hóa học và nguyên tố B có phần
trăm theo khối lượng trong hợp chất A2B là 88,89%.Công thức cấu tạo của A2B là:
A. H - S - H .
B. H - O - H .



C. [H] [O] [H] .

D. Na - O - Na .
Câu 18: Nguyên tử nguyên tố A có số hạt mang điện trong hạt nhân là 16, nguyên
tử nguyên tố B có tổng số hạt mang điện là 16.Cho biết hợp chất tạo bởi 2 nguyên
tố A và B có công thức cấu tạo nào sau đây ( biết tổng số nguyên tử trong hợp chất
đó là 3 ):
A. O =S =O .
B. O - S - O .
C. O =S � O .
D. O =C =O .
 Dạng 2: Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất
 Mức độ vận dụng:
Câu 19: Số oxi hóa của nguyên tố clo trong hợp chất nào sau đây là cao nhất:
A. HCl.
B. HClO.
C. HClO4.
D. AlCl.

19


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Câu 20: Nguyên tố nitơ có nhiều số oxi hóa khác nhau, hãy cho biết cặp chất nào
sau đây mà nguyên tố nitơ mang số oxi hóa thấp nhất:
A. NO, N2.
B. NH3, NaNO3.
C. NH3, N2O.
D. NH3, NH4Cl.
Câu 21: Trong dãy chất sau: NO, NO2, N2O, NaNO3, KNO2, N2O5, NH4NO3,
NH4Cl,HNO3, có bao nhiêu chất mà trong phân tử có nitơ mang số oxi hóa cao

nhất?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 22: Số oxi hóa của Cacbon trong dãy chất sau: CaC 2, CH4, CCl4, CaCO3, CO,
CO2, Al4C3, NaHCO3, sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải lần lượt là:
A. -1 ; +4 ; +4 ; +4 ; +2 ; -4 ; -4 ; +4
B. -1 ; -4 ; +4 ; +4 ; +2 ; +4 ; -4 ; +4
C. -1 ; -4 ; +4 ; +4 ; +2 ; -4 ; -4 ; +4
D. +1 ; +4 ; +4 ; +4 ; +2 ; -4 ; -4 ; +4
Câu 23: Sắp xếp nào dưới đây trong các hợp chất sau: HCl ; NaClO ; HClO 2 ;
KClO3 ; HClO4 là theo chiều giảm dần số oxi hóa của nguyên tố Clo:
A. HClO2 ; NaClO ; KClO3 ; HClO4
B. HClO4 ; KClO3 ; HClO2 ; NaClO ; HCl
C. HCl ; NaClO ; HClO2 ; KClO3 ; HClO4
D. HCl ; NaClO ; KClO3 ; HClO2 ; HClO4
Câu 24: Số oxi hóa lần lượt từ trái sang phải của nguyên tố Crom có trong các hợp
chất và ion sau: CrO ; Cr2O3 ; CrO2- ; CrO42- ; CrCl3 ; K2Cr2O7 là:
A. +2, +3, +4, +6, +2, +6
B. +2, +3, +4, +6, +3, +6
C. +2, +3, +3, +6, +3, +6
D. +2, +3, +3, +7, +3, +7
Câu 25: Số oxi hóa thấp nhất của nguyên tố Crom là:
A. 0.
B. +2.
C. -2.
D. +1.
Câu 26: Số oxi hóa cao nhất và thấp nhất của Crom có trong hợp chất là:
A. +6 và 0.

B. +6 và +2.
C. +7 và +2.
D. +6 và -2.
Câu 27: Mangan có số oxi hóa là +7 trong hợp chất nào sau đây:
A. MnSO4.
B. MnO2.
C. KMnO4.
D. K2MnO4.
Câu 28: Cho các chất sau: MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; Mn ; MnO2 ; K2MnO4 ; KMnO4
a) Chất mà trong đó nguyên tố Mn thể hiện số oxi hóa thấp nhất là:
A. MnCl2.
B. MnO2.
C. Mn.
D. KMnO4.
b) Chất mà trong đó nguyên tố Mn thể hiện số oxi hóa cao nhất là:
A. MnCl2.
B. MnO2.
C. Mn2(SO4)3.
D. KMnO4.
c) Sắp xếp nào sau đây là theo chiều tăng dần từ phải sang trái số oxi hóa của Mn
trong các hợp chất trên:
A. Mn ; MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; MnO2 ; K2MnO4 ; KMnO4
B. MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; Mn ; MnO2 ; K2MnO4 ; KMnO4
C. KMnO4 ; K2MnO4 ; MnO2 ; Mn2(SO4)3 ; MnCl2 ; Mn
D. Mn ; MnCl2 ; Mn2(SO4)3 ; MnO2 ; KMnO4 ; K2MnO4
Câu 29: Nguyên tố R có cấu hình electron là: 1s 22s22p63s23p4. Trong hợp chất giữa
R với hidro, thì R có số oxi hóa là:
A. +6.
B. +4.
C. +2.

D. -2.

20


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

Câu 30: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 34. Tên gọi và số oxi
hóa thấp nhất của X trong hợp chất là:
A. Clo và -1.
B. Flo và -1.
C. Brom và +1.
D. Clo và 0.
Câu 31: Trong hợp chất với oxi, nguyên tố X có số oxi hóa cao nhất là +6, còn
trong hợp chất với hiđro số oxi hóa thấp nhất của X là -2.Vậy X là nguyên tố nào
sau đây:
A. Oxi.
B. Lưu huỳnh.
C. Clo.
D. Nitơ.
Câu 32: Số oxi hóa của R trong hợp chất với oxi là +2, số oxi hóa của hiđro trong
hợp chất với R là -1.Vậy R có thể là nguyên tố nào sau đây:
A. Cu.
B. Fe.
C. Na.
D. Ca.
 Mức độ vận dụng cao:
Câu 33: Biết trong hợp chất nguyên tố X có 3 số oxi hóa là: -2 ; +4 ; +6 . Mặt
khác, trong hợp chất với oxi, X thể hiện số oxi hóa là +4 và X chiếm 50% về khối
lượng trong hợp chất đó.Nguyên tố X là:

A. N.
B. P.
C. S.
D. Cl.
Câu 34: Trong hợp chất, nguyên tố A thường có số oxi hóa là -1, được biết ở dạng
đơn chất A2 là một chất khí có màu vàng lục và có tính oxi hóa rất mạnh. Số oxi
hóa cao nhất của nguyên tố A thể hiện trong hợp chất nào sau đây:
A. HCl.
B. HClO4.
C. HClO3.
D. HNO3.
Câu 35: Trong hợp chất với oxi, nguyên tố R có số oxi hóa cao nhất là +a, được
biết hợp chất của R với hiđro có công thức là RH3. Giá trị của a là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 36: Phần trăm theo khối lượng của nguyên tố M trong hợp chất với oxi và
hiđro lần lượt như bảng sau:
Hợp chất
M2On
MH(8-n)
%M trong hợp chất
43,66%
91,176%
a) Nguyên tố M là:
A. Cacbon.
B. Lưu huỳnh.
C. Photpho.
D. Nitơ.

b) Số oxi hóa cao nhất và thấp nhất của nguyên tố M lần lượt là:
A. +5 và -3.
B. +3 và -5.
C. -3 và +5.
D. +3 và -3.
Câu 37: Trong oxit cao nhất, nguyên tố R có số oxi hóa là +6 và phần trăm của oxi
có trong oxit này chiếm 60% theo khối lượng. Công thức của hợp chất tạo bởi
nguyên tố R và hiđro là:
A. NH3.
B. SH.
C. HCl.
D. H2S.
Câu 38: Một kim loại A có số oxi hóa cao nhất trong hợp chất với oxi là +2, khi
hòa tan hoàn toàn 4 gam A vào nước thì thấy có 2,24 lít khí thoát ra (đktc).Tên gọi
của A và hợp chất của A với hiđro lần lượt là (biết số oxi hóa của hiđro trong hợp
chất này là -1):
A. Mg và MgH2.
B. Ca và CaH2.
C. Ba và BaH2.
D. Ca và Ca2H.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 6,72 gam một kim loại M với dung dịch HCl loãng dư,
sau phản ứng thu được 2,688 lít khí (đktc).Tên của kim loại M và số oxi hóa của M
có trong hợp chất muối clorua được tạo ra khi cho M tác dụng với khí Clo lần lượt
là:

21


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long


A. Mg và +2.
B. Cu và +2.
C. Fe và +3.
D. Fe và +2.
Câu 40: Cho 24 gam một oxit sắt có dạng FexOy vào một lượng dư dung dịch HCl,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 48,75 gam muối clorua.
a) Công thức oxit sắt có thể là:
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Cả A và B.
b) Số oxi hóa của Fe có trong hợp chất oxit ở trên là:
A. +2.
B. +3.
C. +1.
D. +8/3.
 Dạng 3: Tổng hợp – chọn mệnh đề đúng, sai về liên kết hóa học
 Mức độ vận dụng:
Câu 41: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron lớp ngoài cùng là 1, nguyên tử
nguyên tố X có số electron hóa trị là 7. Liên kết hóa học giữa 2 nguyên tố M và X
là liên kết:
A. Cộng hóa trị phân cực.
B. Cộng hóa trị không cực.
C. Ion.
D. Cho – nhận.
Câu 42: Nguyên tố A có cấu hình electron là: 1s 22s22p5, nguyên tố B có cấu hình
electron là: 1s22s22p63s1.Hãy cho biết trong hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố A và
B có chứa loại liên kết hóa học nào sau đây?
A. Cộng hóa trị phân cực.
B. Cộng hóa trị không cực.

C. Ion.
D. Kim loại.
Câu 43: Nguyên tố X thuộc cột thứ 2 và hàng thứ 4 trong bảng tuần hoàn hóa
học,nguyên tố Y thuộc chu kỳ 2 và nhóm VIA trong bảng tuần hoàn hóa học. Hãy
cho biết trong hợp chất giữa X và Y có chứa loại liên kết hóa học nào sau đây:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị không cực.
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
D. Liên kết cho – nhận.
Câu 44: Một cation M2+ có cấu hình electron là: 1s22s22p6, biết liên kết hóa học
giữa nguyên tố M và nguyên tố X là liên kết cộng hóa trị phân cực. Vậy nguyên tố
X là nguyên tố nào sau đây:
A. Oxi.
B. Lưu huỳnh.
C. Nitơ.
D. Clo.
Câu 45: Cation M+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6, anion X2- có cấu hình
electron là: 1s22s22p6. Liên kết hóa học chứa trong hợp chất của 2 loại ion trên là:
A. cho – nhận.
B. cộng hóa trị không cực.
C. cộng hóa trị phân cực.
D. Ion.
Câu 46: Nguyên tử nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất phân vào
phân lớp 3s1. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 23p4.
Trong hợp chất của X và Y có chứa loại liên kết:
A. ion.
B. cộng hóa trị không cực.
C. cộng hóa trị phân cực.
D. cho – nhận.
 Mức độ vận dụng cao:

Câu 47: X thuộc nguyên tố s. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron ở
phân lớp s là 8, nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện là 34 .Phát biểu
nào sau đây là sai?
A. X là kim loại, Y là phi kim
B. Cấu hình electron của X là: [Ar]4s 2

22


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

C. Nguyên tố Y thuộc chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn hóa học.
D. Liên kết hóa học trong hợp chất của X và Y là liên kết cộng hóa trị phân
cực .
Câu 48: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố A là 34, tổng số hạt cơ bản
trong nguyên tử nguyên tố B là 48 và biết B thuộc nhóm VIA. Phát biểu nào sau
đây là đúng khi nói về hợp chất của A và B:
A. Nguyên tố A là kim loại, nguyên tố B là phi kim
B. Công thức hợp chất của A và B có dạng AB2
C. Trong hợp chất của A và B có chứa liên kết ion
D. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố A có khả năng nhường 2
electron .
Câu 49: Trong hợp chất XY2 có tổng số hạt bản là 96, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 32 hạt. Trong hạt nhân nguyên tố X có số hạt
mang điện gấp 2 lần số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tố Y. Ngoài ra, ở lớp
vỏ số hạt mang điện âm của nguyên tử X nhiều nguyên tử Y là 8 hạt .Cho các phát
biểu sau:
a) X là phi kim, Y cũng là phi kim
b) X và Y cùng thuộc một phân nhóm chính nhóm A
c) Hợp chất XY2 có chứa liên kết cho – nhận

d) Hợp chất XY2 có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực
e) Hợp chất XY2 có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
Số phát biểu không đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 0.
Câu 50: Tổng số hạt cơ bản trong hợp chất MX 3 là 196, trong đó số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 60 hạt. Biết rằng số hạt mang điện dương
trong M3+ ít hơn số hạt mang điện dương trong X - là 4 hạt . Mặt khác, số hạt mang
điện âm trong X- nhiều hơn số hạt mang điện âm trong M 3+ là 8. Cho các phát biểu
sau:
a) X là phi kim thuộc nhóm halogen
b) Hợp chất MX3 có chứa liên kết ion
c) M là kim loại nhẹ, được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế tạo
máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ
d) Khi cho 0,1 mol M tác dụng vừa đủ với HCl thì thu được 3,36 lít khí H 2
(đktc).
e) Nguyên tố M và X cùng thuộc một chu kỳ
f) Khi cho đơn chất X tác dụng với kim loại Fe, sẽ thu được FeX2
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

1A
11B
21A
31B


2B
12A
22B
32D

3C
13D
23B
33C

4D
14A
24C
34B

ĐÁP ÁN
5C
6B
15D
16A
25A
26B
35C
36A

7C
17B
27C
37D


8B
18C
28CDC
38B

9C
19C
29D
39C

10A
20D
30A
40BB

23


Phát triển tư duy sáng tạo giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10 – Trần Nguyễn Thành Long

41C

24

42C

43A

44B


45D

46C

47D

48A

49D

50B



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×