Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phát triển trồng cây cao su ở sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.97 KB, 21 trang )

1

Phát triển trồng cây cao su ở Sơn La


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới giá cao su tổng hợp tăng cao và chịu ảnh hưởng của giá dầu
thô nên nhiều nước đã chuyển sang sử dụng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên,
năng lực sản xuất cao su thiên nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu cùng với tốc
độ tăng trưởng nhanh của dân số thế giới. Tình trạng thiếu cao su thiên nhiên
trên toàn cầu đã khuyến khích nhiều nước mở rộng diện tích trồng cây cao
su, cả ở những vùng có điều kiện môi trường tự nhiên ít thuận lợi. Người
trồng đã nghiên cứu và tìm ra các loại giống cây phù hợp kết hợp tăng cường
đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại và thâm canh cây trồng để đạt năng
suất cao.
Theo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall năm 2008,
Việt Nam là một trong những nước nằm trong tốp đầu trên thế giới về sản
xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên. Kim ngạch xuất khẩu cao su thiên
nhiên của Việt Nam năm 2009 đạt 731,39 nghìn tấn, đạt trị giá 1,226 tỷ
USD, năm 2010 đạt 782,2 nghìn tấn cao su với trị giá 2,3 tỷ USD, năm 2011
kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam có triển vọng lên tới 2,5-2,7 tỷ USD.
Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ cây cao su tại nước ta là rất
lớn. Trước đây cây cao su chủ yếu trồng tập trung ở vùng Đông Nam Bộ
(339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và
Duyên Hải miền Trung (6.500 ha). Theo xu thế phát triển chung của thế giới,
từ năm 2007 nước ta đã mở rộng diện tích trồng cây cao su lên các tỉnh phía
Tây Bắc,vùng có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt với mùa
đông lạnh và kéo dài. Chương trình đã bắt đầu quy hoạch và trồng những
giống cây có khả năng chịu lạnh và hạn khá cao. Với quan điểm trồng cây


cao su trên núi nhằm góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, không những


3

đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tạo việc làm, tăng thu
nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng
bào dân tộc thiểu số và góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc vùng Tây
Bắc
Tỉnh Sơn La được xem là thủ phủ đầu tiên của cây cao su vùng Tây Bắc,
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 toàn tỉnh
sẽ trồng thêm 30.000 ha cây cao su. Tuy vậy Sơn La được xem là vùng
ngoài truyền thống về phát triển cây cao su, phần lớn diện tích có độ dốc
cao, manh mún, thời tiết khí hậu không ưu đãi, người dân địa phương với
nhiều thành phần dân tộc mới bắt đầu thích nghi với phương pháp canh tác
mới, trình độ tay nghề chưa có, cán bộ kỹ thuật còn yếu. Vì vậy việc phát
triển trồng cây cao su ở Sơn La cần có chủ trương chính sách và bước đi phù
hợp.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng các quốc gia ở Châu Á mới là
các quốc gia trồng và sản xuất cao su tự nhiên chính trên thế giới. Theo phân
tích của Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (2010) thì các nước Đông
Nam Á chiếm khoảng 90% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới và chủ yếu
tại các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

Trong đó các nước xuất khẩu chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt
Nam. Cây Cao su được nhập vào Việt Nam năm 1877, người Pháp thành lập
vườn ươm hạt giống ở đồn điền Balland (nay thuộc xã Tân An Hội, Củ Chi,
Thành Phố Hồ Chí Minh) do một người Pháp tên Pierre phụ trách nhưng
không thành công. Đến năm 1897, toàn quyền Paul Doumer cho lập 2 trung
tâm nghiên cứu khác: Một ở Suối Dầu (Nha Trang) do bác sĩ Yersin phụ trách,
trung tâm thứ hai ở khu Bàu Ông Yệm (Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương) do
một sĩ quan quân y Pháp tên là Raoul phụ trách. Cả 2 nơi này đều thành công
nhưng chỉ những cây cao su ở Lai Khê được chọn để nhân giống trồng đại trà
ở Việt Nam. Năm 1906, các đồn điền cao su đầu tiên được xây dựng tại Đông
Nam Bộ. Từ sau năm 1975 hậu quả của chiến tranh và cơ chế bao cấp đã kìm
hãm sự phát triển của ngành cao su. Sau thời kỳ đổi mới ngành cao su đã dần
cải thiện được vị trí của mình và có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều
tỉnh phía nam, vùng có khí hậu nóng ẩm đã cố gắng tích cực trong công tác
mở rộng diện tích trồng cây cao su do người dân thực sự thấy được những giá
trị mang lại từ vườn cây cao su. Diện tích và sản lượng cao su đã tăng lên
nhanh tróng qua các năm, ngành công nghiệp cao su đã trở thành ngành công
nghiệp mũi nhọn của đất nước. Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su
được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp, bên cạnh


5

đó, sản phẩm phụ của cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su
làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Cây cao su còn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh
thái. Những điều trên đây được ghi trong quyển sách “L’histoire du plant de
Caoutchouc du Vietnam” (Lịch sử cây cao su Việt Nam) của tác giả Jean Le
Bras, xuất bản ở Paris năm 1949.
Theo đánh giá mới công bố của Hiệp hội cao su Việt Nam tháng 6/2011,

đến nay Việt Nam xuất khẩu cao su trên thị trường 46 nước, đối tác lớn nhất
là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Ngoài ra các nước như Singapore, Malaixia,
Hàn Quốc là khách hàng mới nhưng khối lượng mua tăng khá nhanh. Việt
Nam đứng thứ 6 về trồng và sản xuất và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su trên
thế giới sau Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Giá bán cao su của Việt Nam
bằng 80 – 90% giá bình quân của thị trường thế giới, điều này chủ yếu do
điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp làm chất lượng sản phẩm chưa
cao cũng như quá trình tổ chức xuất khẩu chưa tốt.
Hiện nay ở Việt Nam tồn tại ba mô hình tổ chức trồng và sản xuất cao su như
sau:
- Cao su quốc doanh của Tổng công ty cao su quản lý: Chủ yếu trồng trải
dài từ Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên và khu vực miền Trung, công ty thực
hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su.
- Cao su quốc doanh địa phương: Đó là các công ty nông trường quốc
doanh trực thuộc tỉnh, phần lớn tập trung tại vùng Tây Nguyên và Duyên hải
miền Trung.
- Cao su tiểu điền: Phần lớn là do nông dân hay công nhân cao su có đất và
vốn hay vay vốn của nhà nước và các quỹ tín dụng để tiến hành sản xuất với
quy mô dưới 4 ha.


6

Năm 2005, Đảng và Nhà nước đã phối hợp với Tập đoàn công nghiệp cao su
Việt Nam (VRG) đưa ra chủ trương đưa cây cao su lên núi. Bắt đầu từ năm
2005 cây cao su được đưa vào trồng ở vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu,
Sơn La, Điện Biên và Hòa Bình (Nguyễn Hoàng, 2010). Đây là một dự án
mới và thực hiện trên quy mô lớn áp dụng hình thức liên doanh liên kết giữa
công ty cao su với người dân và đặc biệt dự án triển khai tại vùng không có
truyền thống trồng cây cao su nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các

cấp chính quyền, người dân trong và ngoài nước.
Một số nghiên cứu liên quan đến cây cao su:
Đề tài của Nguyễn Cảnh Sơn (2008) về “Tình hình phát triển sản xuất cao
su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã đánh giá thực
trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn
huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề tài của Trần Ngọc Diệp (2006) về “Nghiên cứu một số cây trồng xen
trong vườn cao su tiểu điền thời kỳ kiến thiết cơ bản tại tỉnh Gia Lai” Nghiên
cứu các biện pháp canh tác không cày đất đối với cây trồng xen, khả năng
sinh trưởng và phát triển cây trồng xen trong vườn cao su tiểu điền. Phân tích
những lợi ích và bất lợi từ cây trồng xen từ đó lự chọn loại cây trồng phù hợp
để đạt hiệu quả cao nhất.
Đề tài của Tạ Tiểu Tần (2010) về “Nghiên cứu thành phần vật chất xói
mòn ở rừng cao su tại Hương Khê – Hà Tĩnh” vấn đề đặt ra là xác định được
lượng đất xói mòn, thành phần vật chất xói mòn, từ đó có những giải pháp
hợp lý nhằm giảm thiểu lượng chất dinh dưỡng bị mất do xói mòn, duy trì sức
sản xuất của đất. Để canh tác và phát triển cây cao su bền vững, đạt hiệu quả
cao về kinh tế - xã hội - môi trường theo quy hoạch.


7

Bài dự thi của Lò Thị Hà (2009) về “Tìm hiểu về chủ trương chính sách
phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La”. Nội dung nêu rõ về nguồn gốc, xuất sứ
của cây cao su và lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam. Những chủ
chương, chính sách và chiến lược phát triển cây cao su của huyện Mai Sơn và
tỉnh Sơn La đến năm 2020 và các lợi ích mà nhân dân, cộng đồng và xã hội
được hưởng lợi khi tham gia góp đất để trồng cây cao su.
Nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT)
(2008) về “Hiện trạng ngành giống cây cao su ở Việt Nam”. Đây là một

nghiên cứ đã nhìn nhận toàn diện hiện trạng ngành giống cây cao su trồng ở
nước ta hiện nay. Nêu lên những vấn đề trong ngành, những tồn tại cần khắc
phục để ngành công nghiệp cao su tồn tại và phát triển trong quá trình hội
nhập quốc tế hiện nay.
Một số ý kiến đánh giá về chủ trương trồng cây cao su tại các tỉnh phía Tây
Bắc:
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng ban chỉ đạo phát triển cây cao
su (BCĐ PTCCS) Tây Bắc khẳng định: “PTCCS tại các địa phương khu vực
Tây Bắc mở ra hướng mới cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác
tiềm năng, lợi thế của vùng theo Nghị quyết Trung ương VII (khóa X) về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn và quy hoạch phát triển cao su toàn quốc
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết: “ Bộ sẽ chịu trách
nhiệm quy hoạch và liên kết các nguồn vốn để tập trung đầu tư mạnh hơn nữa
vào chương trình phát triển cao su vùng Tây Bắc. Bộ chỉ đạo VRG nghiên
cứu, lựa chọn từng bộ giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí
hậu ở mỗi vùng. Song song đó, chủ động cùng với địa phương quy hoạch và
đầu tư xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến hợp lý và tạo môi trường thuận


8

lợi nhất để thu hút nguồn lực của doanh nghiệp xây dựng quan hệ liên kết,
hợp tác bền chặt giữa hộ nông dân và doanh nghiệp”.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh: “các Bộ, ngành chức năng,
địa phương có diện tích trồng cao su trong vùng cần tiếp tục khẩn trương hoàn
thiện việc khảo sát, xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch PTCCS trên
địa bàn, làm căn cứ khoa học và pháp lý cho việc tổ chức trồng cao su, đảm
bảo phát triển nhanh và hiệu quả bền vững; áp dụng cơ chế, chính sách mới
vào việc phát triển cây cao su cho hiệu quả”.

Ông Nguyễn Hồng Phú, Phó Tổng giám đốc VRG, Phó Ban thường trực
BCĐ PTCCS tại các tỉnh miền núi phía Tây Bắc khẳng định: “VRG sẽ kiên trì
chiến lược phát triển cây cao su ở khu vực này theo hướng nơi nào thuận lợi,
được chính quyền và người dân địa phương ủng hộ thì làm trước, nơi nào
chưa được đồng thuận cao, còn khó khăn thì triển khai sau, trồng cây cao su
đến đâu thì phải chắc chắn đến đó”.
Đồng chí Cầm Văn Chính, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh
Sơn La, Trưởng BCĐ PTCCS tỉnh đã nhận định: “Cây cao su đã góp phần
giúp tỉnh thực hiện điều chỉnh cơ cấu cây trồng, bố trí lại cơ cấu lao động, tạo
lập được các vùng sản xuất hàng hóa và thay đổi cơ bản tập quán canh tác,
trình độ sản xuất của nông dân trong vùng quy hoạch, từng bước xây dựng
nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ, đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh”.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho rằng: “Hiện nay PTCCS đang có xu
hướng phát triển theo phong trào nên cần cẩn trọng và phải được cân nhắc kỹ
lưỡng khi trồng loại cây này. Nguyên nhân được đưa ra là ngày xưa, người
Pháp nghiên cứu rất kỹ về điều kiện khí hậu, đất đai rồi mới đưa cây cao su
vào Việt Nam trồng thử nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, sau đó mới nhân rộng


9

ra các tỉnh có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp trong nước. Nay VRG đưa
cây cao su ra các tỉnh phía Tây Bắc chưa có mô hình thử nghiệm mà đã quyết
định trồng với diện tích lớn”.
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT cho
rằng: “Từ nay đến năm 2015 không nên đặt vấn đề điều chỉnh tăng quy hoạch
diện tích cao su. Phải đến sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá kết quả thử
nghiệm và hiệu quả thực tế, mới đề xuất Chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát
triển cao su phù hợp”.

Ông Sùng Chứ Thếnh, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Điện Biên bộc bạch:
“Trước đây ở một số huyện trong tỉnh đã phát động nông dân trồng một số
loại cây. Lúc làm thì gọi là cây mũi nhọn, quyết tâm cao, dồn lực lớn, nhưng
cũng chưa có loại cây nào thành mũi nhọn thật sự ở vùng cao Điện Biên. Cây
cao su chưa từng được thử nghiệm trọn vẹn ở Tây Bắc nên xem xét một cách
khoa học, chứ không nên trồng ồ ạt”.
Sau 3 năm trồng (2007– 2009), diện tích trồng tại vùng phía Tây Bắc đã
đạt xấp xỉ 15.000 ha chiếm 88% diện tích cao su toàn vùng miền núi phía
Bắc. Trong khí đó riêng tại tỉnh Sơn La theo Quyết định số 3079/QĐ-UBND
ngày 21/12/2007 về việc ban hành định hướng quy hoạch, kế hoạch PTCCS
trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2011 quy hoạch đất sản xuất nông
lâm nghiệp của tỉnh năm 2011 trồng 20.000 ha cây cao su, đến năm 2020
trồng 30.000 ha. Tỉnh đã đưa cao su vào cơ cấu cây trồng chủ lực với hy vọng
sẽ kích cầu nền kinh tế. Đó là một sự “nhanh chân” không bình thường nếu so
sánh với diện tích hiện tại đã trồng và quy hoạch của tỉnh Sơn La. Đặc biệt so
sánh với tiến độ rất trì trệ của các dự án 327 (phủ xanh đất trống đồi trọc),
trồng 5 triệu ha rừng, phát triển nguyên liệu giấy... trước đây. Do vậy để cao


10

su có thể là hướng đi mới có hiệu quả như trong kỳ vọng cần phải có bước đi
thận trọng và phù hợp. (Nam Tùng Sơn và Minh Tâm, 2011).
Tóm lại cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về cây cao su tại Việt
Nam nói chung và tại các tỉnh Tây Bắc nói riêng. Đề cập tới nhiều khía cạnh
khác nhau xung quanh vấn đề trồng cây cao su nhưng tập trung chủ yếu vào
kỹ thuật trồng, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây cao su. Các bài
báo cáo, ý kiến của các chuyên gia và các ban ngành liên qua đến trông cây
cao su lại có cái nhìn khác quan hơn, nội dung được đề cập chủ yếu là những
lợi ích của người dân nhận được và những ảnh hưởng của chính sách PTCCS

tới kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường của vùng quy hoạch. Tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu khi triển khai dự án để tìm ra hướng khắc phục và thúc đẩy
trồng cao su đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy vấn đề này cần nghiên cứu tiếp.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Khái niệm rừng
Trong khoản 1 điều 3 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã
định nghĩa: "Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động
vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó
cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là các thành phần chính. Rừng gồm
rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất
rừng đặc dụng". Như vậy cây gỗ là dạng sống quyết định cấu trúc của quần xã
rừng, cây gỗ phải tồn tại trên diện tích và số lượng đủ lớn, mật độ đủ dày sao
cho tán có độ che phủ tương đối, nó sẽ tạo ra trạng thái đất đặc thù và môi
trường khí hậu riêng. Theo quan điểm như trên, nếu diện tích trồng cao su tại
địa bàn nghiên cứu mà có diện tích đủ lớn sẽ được coi là rừng. Và rừng trồng
ngoài nhiệm vụ là rừng sản xuất còn đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ của
rừng phòng hộ, bảo vệ đất đai và môi trương tự nhiên.


11

1.2.2. Khái niệm về đất rừng
Về mặt lý thuyết đất rừng là các loại đất có rừng, đất chưa có rừng, đất
không có rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy hoạch cho mục đích lâm
nghiệp. Theo đó tất cả các loại đất được quy hoạch liên quan tới mục đích lâm
nghiệp đều được coi là đất rừng. Tại địa bàn nghiên cứu đất rừng được quy
hoạch trồng cây cao su gồm: đất trống, đồi núi trọc, đất rừng, đất lâm
trường…Khái niệm được đề cập trong đề tài nghiên cứu của Quàng Thị Lan
(2008).
1.2.3. Đất trồng cây lâu năm

Theo cách phân loại đất được quy định tại Điều 13, Luật Đất đai thì đất
trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp. Trong các loại đất góp vào chương
trình trồng cây cao su ngoài đất rừng tại địa phương thì đất nông nghiệp thuộc
sở hữu của cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức chiếm tỷ phần rất lớn.
1.2.4. Đất chuyển mục đích sử dụng
Đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử
dụng đất chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Ngoài
ra, còn phải đáp ứng được diện tích đất ở mức tối thiểu cho phép chuyển đổi
mục đích sử dụng tại địa phương nơi có đất. Như vậy trước khi quy hoạch đất
chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây cao su phải thực hiện công tác
khảo sát tình hình địa chất, thổ nhưỡng tại địa bàn để đánh giá mức độ phù
hợp đất đai với quy hoạch sử dụng đất cho dự án.
1.2.5. Khái niệm về mô hình sử dụng đất
Mô hình sử dụng đất có thể coi là một kiểu sử dụng đất hay một hệ thống
sử dụng đất. Ví dụ: Mô hình lúa vườn cây ăn quả, mô hình rừng trồng cây


12

tếch, mô hình trồng cây lát...Mô hình cây cao su ở địa phương nghiên cứu là
một hệ thống sử dụng đất trên quy mô diện tích lớn.
1.2.6. Kiến thức bản địa
Là một hệ thống kiến thức của một dân tộc bản địa hoặc một cộng đồng tại
một khu vực địa lý nào đó, nó được hình thành từ quá trình lao động sản xuất,
được tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nó tồn tại với sự đóng
góp của mọi thành viên trong cộng đồng (Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc,
1998). Dự án trồng cây cao su với phương thức canh tác hoàn toàn mới, yêu
cầu trình độ kỹ thuật cao là yếu tố tác động đến kiến thức bản địa của người
dân tộc tại địa bàn trồng cây cao su.
1.3. Cơ sở hệ thống chính sách

1.3.1. Các khái niệm về chủ trương và chính sách
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách
làm để đạt được các mục tiêu đó. Hay chính sách là tập hợp các chủ trương,
các biện pháp khuyến khích đối tượng phụ thuộc vào chính sách nhằm đạt
được mục đích của chủ thể ra chính sách. Những mục tiêu này bao gồm sự
phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường.
Khái niệm được đề cập trong đề tài nghiên cứu của Hoàng Việt Dũng (2007).
Chủ trương là những phương sách, giải pháp thực hiện hay là biện pháp
hoạt động cụ thể trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng và thực trạng kinh
tế - xã hội trong và ngoài nước. Hay chủ chương là cụ thể hóa những ý đồ của
Chính phủ về mong muốn điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu đã xác định.
Như vậy, hệ thống chủ trương chính sách quy định hành lang vận động,
xác định những điều được phép làm và những điều không được phép làm, cơ


13

chế khuyến khích để mọi người trong xã hội có thể tham gia vào công việc
của mình một cách chủ động tích cực. Chính sách phát triển cây cao su là tập
hợp các chủ trương và hành động của nhà nước nhằm tạo cho nông thôn phát
triển bằng cách PTCCS thông qua tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu
vào (đất đai, cây trồng, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tới giá đầu vào
hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ chức,chuyển giao
công nghệ.
Chính sách trồng cây cao su nói chung được xây dựng trên cơ sở mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm đạt 3 mục tiêu:
- Xây dựng và phát triển nguồn cung cấp sản phẩm từ rừng cây cao su cho
phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nhân dân.
- Giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng thu nhập cho người dân,

góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Bảo vệ và phát triển diện tích và chất lượng rừng cao su, góp phần bảo
tồn đa dạng sinh học, chống suy thoái môi trường sống.
1.3.2. Một số chủ trương chính sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Kết luận số: 139 - KL/TU ngày 20/4/2007 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh
về chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Nghi quyết số: 179/2007/NQ - HDNN ngày 10/12/2007 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Sơn La về việc phê chuẩn định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2011 và tầm nhìn đến
năm 2020.
- Nghi quyết số: 180/2007/NQ - HĐNN ngày 10/12/2007 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Sơn La về việc phê chuẩn chính sách phát triển cây cao su trên địa
bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2011.


14

- Quyết định số: 30/2007/QĐ - UBND ngày 21/12/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc ban hành chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn
tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 – 2011.
- Quyết định số: 1852/2007/QĐ - UBND ngày 04/8/2008 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Sơn La về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1095/QĐ UBND ngày 01/5/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương
và dự toán lập quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Quyết định số: 2908/QĐ - UBND ngày 21/11/2008 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc giao nhiệm vụ cho Uỷ ban nhân dân các huyện thực hiện
nhiệm vụ đo đạc địa chính và giao đất trồng cao su năm 2009.
- Nghi quyết số: 207/2009/NQ - HDND ngày 17/04/2009 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Sơn La về chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La
năm 2009.
- Quyết định số: 750/QĐ – TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm
2020.
- Thông tư số: 58/2009/TT - BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bô nông nghiệp
và phát triển nông thôn về hướng dẫn trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp.
- Quyết định số: 3338/QĐ - UBND ngày 10/12/2009 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 – 2020.
- Quyết định số: 244/QĐ - CSVN ngày 06/4/2011 của Tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam về việc ban hành tạm thời định mức lao động trồng mới và
chăm sóc cây cây cao khu vực miền núi phía bắc.


15

- Nghi quyết số: 363/2011/NQ - HĐND ngày 17/04/2011 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Sơn La về chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Nghị định số: 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ quy định việc thi hành
pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được nhà nước
giao đất, cho thuê đất.


16

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng trồng cây cao su tại xã Chiềng Pằn – Yên Châu – Sơn
La làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
trồng cây cao su hướng tới phát triển kinh tế vùng tại Tây Bắc.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng bước đầu phát triển cây cao su tại xã Chiềng Pằn huyện
Yên Châu tỉnh Sơn La
- Phân tích những nguyên nhân cụ thể dẫn đến những tác động sau khi trồng
cây cao su trên địa bàn
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trồng cây cao su tại địa bàn
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương phát triển cây cao su của xã Chiềng Pằn huyện Yên Châu tỉnh
Sơn La
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Số liệu tập trung từ năm 2007 ÷ 2013
- Nghiên cứu tại dự án trồng cây cao su tại xã Chiềng Pằn - Yên Châu - Sơn
La
2.4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:


17

- Thực trạng triển khai dự án và phương hướng phát triển trồng cây cao su tại
địa phương
- Đánh giá các tác động của dự án đến văn hóa, kinh tế, xã hội và môi trường
địa phương
- Thuận lợi và khó khăn chính trong trồng cây cao su
- Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng cây cao su
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứu về các
mặt: điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua tìm hiểu tài liệu thứ cấp
có liên quan, đề tài chọn xã Chiềng Pằn huyên Yên Châu tỉnh Sơn La là địa

điểm nghiên cứu với nguyên nhân sau: Chiềng Pằn là xã vùng núi của huyện
Yên Châu tỉnh Sơn La với thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Thái chiếm
72% nên đời sống gắn bó mật thiết với nương rẫy và cây rừng. Xã có điều
kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc trồng cây cao su như: diện tích
rộng, độ dốc địa hình tương đối vào khoảng 20 - 300, nhiệt độ hàng năm từ
22 - 330C, lượng mưa từ 1500 - 3000mm/năm, độ ẩm không khí bình quân
hàng năm trên 75%. Xã nằm dọc đường quốc lộ 6 nên rất thuận lợi cho giao
thông vận tải. Mức sống của người dân tương đối cao so với các vùng lân cận.
2.5.2. Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu có sẵn, bao gồm:
- Tài liệu về chính sách, pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn
thực hiện có liên quan đến việc sử dụng đất và trồng cao su.
- Tài liệu của khu vực nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế


18

- Các báo cáo chuyên ngành về lĩnh vực nông lâm nghiệp, báo cáo kết quả
giao đất nông nghiệp và đất rừng của xã, tài liệu cơ bản về năng suất và sản
lượng các loại cây trồng, các kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn của dự
án trồng cây cao su.
2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp quan sát: bản thân trực tiếp quan sát vùng trồng cây cao su, tiếp
xúc với các phòng ban, lãnh đạo, cán bộ quản lý dự án và người dân tại xã.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn với
tổng mẫu nghiên cứu là 63, trong đó:
+ Phỏng vấn các hộ gia đình (HGĐ) trong xã, với số mẫu điều tra là 47 hộ
(Phụ lục 1) trong đó 13 hộ tại bản Chiềng Phú, 18 hộ tại bản Boong, 16 hộ tại
bản Ngùa. Bảng câu hỏi được thiết kế nhằm trả lời các vấn đề: thông tin chung
về HGĐ, cơ cấu đất đai, tình hình góp đất, chính sách hưởng lợi và ảnh hưởng

của dự án đến đời sống gia đình. Với tiêu chí lựa chọn bao gồm các hộ tham
gia và không tham gia vào dự án, phân loại theo nhóm hộ theo tiêu chí phân
loại HGĐ. Tiến hành phỏng vấn theo nhóm hộ nghèo, trung bình, khá với đủ
các thành phần dân tộc tại xã. Vì như vậy nghiên cứu này sẽ thiết thực và
cung cấp đầy đủ thông tin nghiên cứu.
+ Thông tin viên với số mẫu điều tra là 11 người gồm: 1 trưởng bản, 2 cán
bộ kiểm lâm, 2 cán bộ trong Đội cao su Chiềng Pằn, 1 cán bộ trong hội phụ nữ
làm công tác vận động tuyên truyền, 1 cán bộ địa chính, 1 cán bộ phòng
khuyến nông, 1 cán bộ hội nông dân, 2 cán bộ trong BCĐ PTCCS xã Chiềng
Pằn. Nội dung tập trung vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương,
hiện trạng trồng cao su, hoạt động quản lý trồng cây cao su, đề xuất kế hoạch
và phương hướng để hoạt động trồng cao su hiệu quả.


19

+ Thảo luận nhóm gồm 5 người với đầy đủ các thành phần kinh tế hộ trong
xã, được tiến hành sau khi phỏng vấn HGĐ và các thông tin viên thảo luận về
chủ đề chính sách và các vấn đề chủ chốt của dự án. Tìm ra các mặt thuận lợi
và khó khăn khi tiến hành nghiên cứu tại hiện trường.
- Phương pháp chuyên gia : Tham khảo và trích dẫn đánh giá, nhận định của
các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
Quá trình tiến hành thu thập số liệu tại xã được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các HGĐ và thông tin viên. Tuy vậy thời gian thu thập số liệu bị kéo dài do
trùng với vụ mùa của người dân và thời tiết bất lợi, số liệu thu thập được nhỏ
lẻ nên cần chọn lọc, phân tích và xử lý thích hợp để có được số liệu phù hợp
với nghiên cứu.
2.5.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Sau khi thu thập được các số liệu có liên quan, tiến hành chỉnh lý và phân

tích số liệu theo hướng chọn lọc:
- Tổng hợp các số liệu thu thập được từ hiện trường về điều kiện tự nhiên và
dân sinh kinh tế, tình hình trồng cây cao su tại địa phương.
- Tổng hợp kết quả của bảng hỏi hộ gia đình, thông tin viên, kết quả thảo luận
đề xuất các giải pháp của người dân.
Tôi tiến hành thảo luận cùng giáo viên hướng dẫn, phân tích số liệu theo
phương pháp thống kê. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS.


20

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát tình hình phát triển cây cao su của tỉnh Sơn La
4.2. Tình hình triển khai trồng cây cao su tại xã Chiềng Pằn huyện Yên
Châu
4.2.1. Khung pháp lý liên quan đến trồng cây cao su tại địa phương
4.2.1.1. Chính sách đất đai
4.2.1.2. Thực hiện chính sách trồng cây cao su tại địa phương
4.2.1.3. Đánh giá nhận xét hệ thống chính sách liên quan
4.2.2. Tình hình quản lý, chỉ đạo trồng cây cao su
4.2.2.1. Công tác chỉ đạo của cấp ủy và BCĐ PTCCS xã Chiềng Pằn.
4.2.2.2. Đặc điểm Đội cao su Chiềng Pằn
4.2.3. Quy trình thực hiện dự án trồng cao su
4.2.3.1. Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền vận động, ký cam kết
4.2.3.2. Tình hình thực hiện công tác đo đạc địa chính
4.2.3.3. Tình hình thực hiện góp đất và bàn giao đất đai
4.2.3.4. Tình hình thực hiện công tác trồng cây cao su
4.2.3.5. Tình hình thực hiện công tác tuyển công nhân cao su
4.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai dự án
4.2.4.1. Thuận lợi

4.2.4.2. Khó khăn.


21

4.3. Đánh giá kết quả ban đầu đạt được của dự án
4.3.1. Đánh giá mức độ tham gia và mong muốn của người dân địa phương
4.3.2. Đánh giá số lượng, chất lượng rừng cây cao su
4.3.3. Đánh giá tính khả thi của dự án
4.3.4. Đánh giá lợi ích của người dân địa phương
4.3.4.1. Về cơ chế góp đất
4.3.4.2. Về cơ chế tuyển dụng lao động
4.3.4.3. Thu nhập của người dân từ cây cao su
4.3.5. Đánh giá các tác động xã hội
4.3.6. Đánh giá tác động môi trường
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trồng cây cao su



×