Tải bản đầy đủ (.docx) (185 trang)

Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------------------

NGUYỄN VÂN ANH

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG QUYỀN TỰ CHỦ
VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội- 4/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------------------

NGUYỄN VÂN ANH

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG QUYỀN TỰ CHỦ
VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM.
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS Đỗ Văn


2. PGS.TS Nguyễn Công Giáp

Hà Nội- 4/2015


iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu
trong luận án là trung thực.
Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Vân Anh


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Cố TS. Đỗ Văn Chấn, PGS.TS. Nguyễn Công Giáp, là những người thầy
hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện Luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể tập thể giảng viên, cán bộ khoa Quản lý
giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi nghiên cứu và học tập tại Trường
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo
Hà Nội, cùng Ban Giám hiệu, cán bộ và giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Cừ đã
hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ quản lý giáo dục,

hiệu trưởng và phụ trách kế toán các trường THPT đã góp ý, tư vấn, giúp đỡ và
cung cấp thông tin cho tôi trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý
tài chính trường THPT trên địa bàn Hà Nội.
Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn
bè và đồng nghiệp, đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để hoàn thành Luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Vân Anh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BC và GT

: Báo cáo và giải trình

CBQLGD

: Cán bộ quản lý giáo dục

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CMHS

: Cha mẹ học sinh

CQNN

: Cơ quan nhà nước


ĐTNC

: Đề tài nghiên cứu

ĐVSN

: Đơn vị sự nghiệp

GDvàĐT

: Giáo dục và đào tạo

GD

: Giáo dục

GDĐH

: Giáo dục đại học

THPT

: Trung học phổ thông

NC

: Nghiên cứu

NCL


: Ngoài công lập

HT

: Hiệu trưởng

KT

: Kế toán

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QL

: Quản lý

QLNN

: Quản lý nhà nước

QLTC

: Quản lý tài chính


QLGD

: Quản lý giáo dục

TC

: Tự chủ

TCTN

: Tự chịu trách nhiệm

TC và TCTN

: Tự chủ và tự chịu trách nhiệm

TSCĐ

: Tài sản cố định

UBND

: Ủy ban nhân dân

XH

: Xã hội



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 4
7. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu............................................................. 4
8. Luận điểm bảo vệ................................................................................................. 5
9. Những đóng góp của luận án............................................................................... 6
10. Cấu trúc của luận án.......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG
QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM............................................. 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề............................................................................ 7
1.1.1. Các nghiên cứu về phân cấp, phân quyền và cơ chế quản lý...............................8
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tài chính trong nhà trường công lập hoạt động theo
hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm............................................... 10
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài..................................................................... 13
1.2.1. Quản lý tài chính................................................................................................ 13
1.2.2. Quản lý tài chính công....................................................................................... 13
1.2.3. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục............................................................. 16
1.2.4. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm........................................................................... 20
1.3. Nhà trường tự chủ theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường......................23
1.3.1. Mô hình quản lý dựa vào nhà trường................................................................. 23
1.3.2. Nhà trường tự chủ theo mô hình quản lý dựa vào nhà trường và hướng vận dụng
vào Việt Nam (quản lý nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm)....................................................................................................... 27
1.4. Quản lý tài chính nhà trường trung học phổ thông công lập.........................32

1.4.1. Tài chính trong các nhà trường trung học phổ thông công lập...........................32
1.4.2. Quản lý tài chính nhà trường............................................................................. 33


1.5. Quản lý tài chính trường trung học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm...................................................................................... 37
1.5.1. Lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách nhà trường theo định hướng tự chủ
................................................................................................................. 39
1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính nhà trường có sự tham gia của Hội
đồng trường và các đối tượng có liên quan........................................................40
1.5.3. Chỉ đạo, khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính theo kế hoạch, dự toán và
quy chế chi tiêu nội bộ....................................................................................... 44
1.5.4. Kiểm soát, giám sát các hoạt động tài chính...................................................... 48
1.5.5. Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm........................................................ 50
1.6. Những yếu tố đảm bảo thực hiện thành công quản lý tài chính trường trung
học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm..........55
1.6.1. Nhóm các nhân tố khách quan........................................................................... 55
1.6.2. Nhóm các nhân tố chủ quan............................................................................... 57
1.7. Kinh nghiệm quản lý tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ ở một số nước
trên thế giới....................................................................................................... 60
1.7.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới....................................................... 60
1.7.2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................... 61
Kết luận chương 1.................................................................................................. 62
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG QUYỀN TỰ
CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
64
2.1. Một số vấn đề chung về tài chính của địa bàn khảo sát................................64
2.2. Giới thiệu về hoạt động khảo sát..................................................................... 71
2.2.1. Mục đích khảo sát.................................................................................... 71

2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................... 72
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu................................................... 72
2.2.4. Tổ chức khảo sát...................................................................................... 73
2.2.5. Mức độ tin cậy và giá trị của dữ liệu........................................................ 73
2.3. Mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu............................................................................. 75
2.4. Phân tích và bàn luận về kết quả khảo sát...................................................... 77
2.4.1. Thực trạng trao quyền tự chủ và thực hiện quyền tự chủ trên thực tiễn của
nhà trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội...................................... 77


2.4.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính theo định hướng tăng quyền tự
chủ trong các trường THPT công lập Hà Nội.......................................... 82
2.4.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý tài chính nhà trường theo hướng mở
(sự tham gia của hội đồng trường và các đối tượng có liên quan vào công
tác quản lý tài chính nhà trường)............................................................. 83
2.4.4.Thực trạng công tác quản lý các nguồn lực tài chính theo kế hoạch, dự toán và
quy chế chi tiêu nội bộ............................................................................... 88
2.4.5. Thực trạng công tác kiểm soát, giám sát các hoạt động tài chính............94
2.4.6. Thực trạng Hiệu trưởng thực hiện tự chịu trách nhiệm............................99
2.4.7. Kết quả khảo sát thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng..............................107
Kết luận chương 2................................................................................................ 113
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG QUYỀN TỰ CHỦ.........116
VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM......................................................................... 116
3.1. Định hướng đổi mới quản lý giáo dục và quản lý tài chính trong các cơ sở
giáo dục công lập............................................................................................. 116
3.1.1. Định hướng đổi mới quản lý giáo dục.................................................... 116
3.1.1. Quan điểm đổi mới quản lý tài chính trường trung học phổ thông công lập ... 117
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................................ 119
3.3. Hệ thống các biện pháp................................................................................... 120

3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về quản lý tài chính theo hướng tăng quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể quản lý và các đối tượng có liên
quan 120
3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện công cụ quản lý tài chính hướng đến tăng quyền tự chủ
thực sự cho các chủ thể quản lý (hoàn thiện các văn bản pháp quy và quy chế chi
tiêu nội bộ)....................................................................................................... 123
3.3.3. Biện pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lý và quản lý tài chính
nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và các đối tượng có liên quan................124
3.3.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò định hướng, giám sát của Hội đồng trường trong
quản lý tài chính.............................................................................................. 126
3.3.5. Biện pháp 5: Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tự chịu trách nhiệm
đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng xã hội và các đối tượng liên quan 129
3.3.6. Quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất........................................................ 132
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.................133


3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát mức độ cần thiết và mức
độ khả thi của các biện pháp............................................................................ 133
3.4.2. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.....................134
3.4.3. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất........................135
3.5. Thử nghiệm biện pháp quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ
thông công lập theo hướng tự chủ.................................................................. 137
3.5.1. Mục đích thử nghiệm....................................................................................... 137
3.5.2.
3.5.3.
3.5.4.
3.5.5.
3.5.6.
3.5.7.
3.5.8.


Nội dung thử nghiệm....................................................................................... 137
Mẫu thử nghiệm............................................................................................... 137
Tiêu chí đánh giá thử nghiệm........................................................................... 138
Giả thuyết thử nghiệm..................................................................................... 139
Cách thức thử nghiệm.................................................................................... 140
Kết quả thử nghiệm........................................................................................ 141
Kết luận về thử nghiệm.................................................................................... 143

Kết luận chương 3................................................................................................ 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................... 145
1. Kết luận............................................................................................................. 145
1.1. Về lý luận................................................................................................. 145
1.2. Về thực tiễn.............................................................................................. 146
2. Khuyến nghị...................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Thứ tự
Bảng số 1.1
Bảng số 2.1
Bảng số 2.2
Bảng số 2.3
Bảng số 2.4
Bảng số 2.5
Bảng số 2.6

Bảng số 2.7
Bảng số 2.8
Bảng số 2.9
Bảng số 2.10
Bảng số 2.11
Bảng số 2.12
Bảng số 2.13
Bảng số 2.14
Bảng số 2.15
Bảng số 2.16
Bảng số 2.17
Bảng số 2.18

Nội dung
So sánh đặc điểm QLTC theo cơ chế kiểm soát tập trung
và định hướng trao quyền tự chủ cho nhà trường
Số liệu tổng hợp các nguồn thu của các đơn vị trực thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2013
Số liệu tổng hợp các nguồn thu của các trường THPT
trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2013
Phân nhóm các khoản chi cơ bản theo nội dung thực hiện
chi của khối các trường THPT tại Hà Nội cho năm tài
chính 2013
Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo
Thông tin về mẫu khảo sát
Mức độ tự chủ được giao của các trường THPT
Khảo sát mức độ tự chủ trong thực tiễn khi thực hiện
khoản thu, chi và kỳ vọng về mức độ tự với các khoản
thu chi này trong tương lai
Số liệu khảo sát về tình hình lập các loại kế hoạch tài

chính theo quy định tại các trường THPT công lập
Thực trạng sự tham gia của các tổ chức đoàn thể tham gia
công tác lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách
Thực trạng sự tham gia của các tổ chức đoàn thể tham gia
công tác quản lý điều hành (quản lý hoạt động thu – chi)
các nguồn lực tài chính
Thực trạng thực hiện các khoản thu theo quy định của
các nhà trường THPT công lập tự chủ tài chính
Thực trạng thực hiện các khoản thu theo thỏa thuận giữa
nhà trường với cha mẹ học sinh
Thực trạng thực hiện các khoản thu hộ (nhà trường tiến
hành thu các khoản thu hộ cho các tổ chức khác)
Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
Các khoản chi cho con người (ngoài khoản lương cơ bản)
Thực trạng công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính
Các thành phần tham gia giám sát quá trình QLTC (hoạt
động thu và chi các nguồn lực tài chính)
Các nội dung thực hiện kiểm tra khi thực hiện công tác
kiểm tra kế toán nội bộ

Trang
58
64
65
68
73
74
76
78

81
82
83
86
88
89
90
90
93
93
95


xi
Bảng số 2.19 Nội dung điều tra thực trạng về quy chế chi tiêu nội bộ
Bảng số 2.20 Các hình thức thực hiện công khai tài chính
Bảng số 2.21 Các nội dung thực hiện công khai tài chính
Kết quả khảo sát thực hiện trách nhiệm báo cáo, giải trình
Bảng số 2.22
với các cơ quan quản lý cấp trên.
Số liệu khảo sát thực hiện trách nhiệm BC và GT với các
Bảng số 2.23 đối tượng trực tiếp được thụ hưởng lợi ích từ công tác
QLTC của nhà trường
Thực trạng trình độ được đào tạo của đội ngũ cán bộ làm
Bảng số 2.24
công tác QLTC
Số liệu về tự đánh giá về năng lực QL của CB QLGD
Bảng số 2.25 đáp ứng yêu cầu QLTC nhà trường theo quan điểm TC
và TNGT
Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức và

kỹ năng QL và tự đánh giá về trình độ của đội ngũ CB
Bảng số 2.26
QLTC đáp ứng yêu cầu công tác QLTC theo quan điểm
TC và TNGT
Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các
Bảng số 3.1
biện pháp được đề xuất
Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ khả thi của các biện
Bảng số 3.2
pháp được đề xuất
Bảng số 3.3 Mô tả 2 nhóm đối tượng thử nghiệm
Bảng số 3.4 Kết quả thử nghiệm

96
99
100
101
103
106
107

109
132
133
134
138


Thứ tự
Sơ đồ số 1.1

Sơ đồ số 1.2
Sơ đồ số 1.3
Biểu đồ số 2.1
Biểu đồ số 2.2
Biểu đồ số 2.3
Biểu đồ số 2.4
Biểu đồ số 2.5
Biểu đồ số 2.6
Biểu đồ số 2.7
Biểu đồ số 2.8
Biểu đồ số 2.9
Biểu đồ số 2.10
Biểu đồ số 2.11
Biểu đồ số 2.12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Nội dung
Quan hệ các cấp quản lý nhà nước trong quản lý trường
THPT
Quản lý tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập
Khung lý thuyết về quản lý tài chính nhà trường THPT theo
hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Tỷ lệ các nguồn thu ngoài NSNN trên tổng số thu của các
đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Tỷ lệ các nguồn thu ngoài NSNN trên tổng số thu của của
khối các trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội.
Tỷ lệ các khoản thu hỗ trợ ngân sách của khối các nhà
trường THPT công lập trên địa bàn Hà Nội
Tỷ lệ các khoản chi theo phân nhóm trong tổng số chi cho GD
của khối các trường THPT công lập Hà Nội năm tài chính

2013
So sánh về thực tiễn thực hiện tự chủ qua các hoạt động thu
chi trong nhà trường và kỳ vọng về mức độ tự chủ được
giao đối với các khoản thu chi này
Hội đồng trường tham gia vào hoạt động của bộ máy QLTC
nhà trường
Đại diện Hội CMHS trường tham gia vào hoạt động của bộ
máy QLTC nhà trường
Các hình thức thực hiện công khai tài chính
So sánh kết quả thực hiện tự chịu trách nhiệm dựa trên các
loại báo cáo
So sánh mức độ thực hiện tự chịu trách nhiệm của nhà
trường với cán bộ, giảng viên và cha mẹ họ sinh theo từng
nội dung
Thực trạng về trình độ được đào tạo về linh vực quản lý của
đội ngũ cán bộ làm công tác QLTC
Thực trạng tự đánh giá của CBQLGD về sự đáp ứng của
năng QL hiện có của đội ngũ CBQL với nhu cầu QL

Trang
18
35
53
66
66
67
69
77
83
85

100
102
103
106
107

Biểu đồ số 2.13

Thực trạng tự đánh giá của đội ngũ cán bộ QL về mức độ
quan trọng và khả năng đáp ứng các kiến thức chung về
khoa học quản lý và QLGD nhà trường

110

Biểu đồ số 3.1

So sánh mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

133


13
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự phát
triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh
quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Xuất
phát từ yêu cầu nêu trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ chương, chính
sách nhằm thay đổi cơ chế quản lý, phát triển hệ thống giáo dục công lập đáp ứng
yêu cầu phát triển của đất nước. Có thể nói, các chủ chương và chính sách của nhà

nước lĩnh vực quản lý giáo dục trong hai thập niên gần đây đều hướng tới việc gia
tăng sự phân cấp trong quản lý, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt
trong lĩnh vực tài chính.
Quá trình phân cấp quản lý giáo dục nói chung và phân cấp quản lý tài chính
giáo dục nói riêng ở Việt Nam chính thức được hình thành và phát triển bắt đầu từ
năm 1993 khi Nghi quyết trung ương 4 (khóa VII) đã xác định: Đổi mới cơ chế
quản lý tài chính giáo dục, giao cho ngành giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý
ngân sách và các nguồn đầu tư ngoài ngân sách. Thực hiện chủ chương trên, từ năm
1993 tới nay Chính phủ Việt Nam đã có thêm nhiều các chính sách lớn và các văn
bản pháp quy được ban hành nhằm hướng tới tăng cường sự phân cấp quản lý đối
với lĩnh vực tài chính giáo dục như: Luật Giáo dục 1998; Nghị định số 10/2002/NĐCP ngày 16/09/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp nối những thành công của chủ trương đổi
mới cơ chế phân cấp quản lý, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013
được ban hành nhằm định hướng phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới.
Để đưa định hướng trên vào thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập


quốc tế. Trong chương trình hành động này của Chính phủ Việt Nam, tại mục 7
điểm d đã nhấn mạnh cần: Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và
đào tạo cho các Bộ, ngành, địa phương; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề một cách thống nhất và
hiệu quả; rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế để các cơ quan quản lý giáo dục địa
phương được tham gia quyết định trong quản lý nhân sự và các nguồn tài chính
dành cho giáo dục. Như vậy, có thể khẳng định, để đổi mới giáo dục cần đổi mới
quản lý cơ sở giáo dục theo hướng phát huy dân chủ, tính sáng tạo, giao quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài
chính, tài sản. Đây chính là việc thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm,
thực hiện công khai, chịu sự giám sát của các chủ thể trong nhà trường, của Nhà
nước và của xã hội đối với cơ sở giáo dục.
Xác định giáo dục là cơ sở và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, do đó
Việt Nam đã dành một tỷ trọng lớn trong tổng chi Ngân sách Nhà nước để đầu tư
cho sự nghiệp giáo dục trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, vì nguồn thu ngân
sách Nhà nước hạn chế, nên mức đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam chủ
yếu tập trung ở các trường công lập. Trong khi đó, việc sử dụng nguồn tài chính tại
các trường công lập chưa mang lại kết quả mong muốn, vẫn còn tồn tại những yếu
kém và chưa phát huy, sử dụng tốt các quyền được giao.
Mặt khác, trong thời gian gần đây, thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến
những sai phạm trong quản lý tài chính tại các nhà trường công lập, gây nhiều bức
xúc trong dư luận. Từ thực trạng trên, hoàn thiện quản lý tài chính đối với các
trường trung học phổ thông công lập ở Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết.
Từ những các kết quả bước đầu đã đạt được trong thực hiện phân cấp quản lý
tài chính giáo dục, có thể khẳng định đây là một định hướng hoàn toàn đúng đắn,
cần quán triệt phát huy, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong việc
thực hiện tăng quyền tự chủ về tài chính cho nhà trường THPT công lập, do đó
chúng tôi chọn hướng nghiên cứu của luận án là: “Quản lý tài chính trong nhà
trường trung học phổ thông theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm”.


2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu và mong muốn đạt được của đề tài là hướng tới việc đề xuất được
các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm sự tác động và thực thi các biện pháp quản lý
của chủ thể quản lý phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với mục tiêu, đặc
điểm của các nhà trường trung học phổ thông công lập, nhằm đảm bảo rằng nguồn
lực tài chính cho giáo dục được quản lý và sử dụng có hiệu quả trên cơ sở nâng cao
tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với

Nhà nước, người học và xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý trường trung học phổ thông
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý tài chính trong nhà trường trung học phổ thông trên địa bàn thành
phố Hà Nội
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu

Hoạt động QLTC trong các nhà trường THPT công lập trên địa bàn thành
phố Hà Nội áp dụng cơ chế QL tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/ NĐ - CP
4.2. Phạm vi về địa bàn và thời gian nghiên cứu

Đề tài triển khai nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến 2014
4.3. Phạm vi về khách thể khảo sát và thử nghiệm tác động

-

Khách thể khảo sát: 180 CBQL trực tiếp làm công tác QLTC trường THPT công
lập trên địa bàn Hà Nội (hiệu trưởng và phụ trách kế toán)

-

Khách thể thử nghiệm: 84 cha mẹ học sinh của hai lớp 11 năm học 2013
- 2014 tại trường THPT công lập Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm - Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học

Công tác QLTC trong các nhà trường THPT công lập theo hướng tăng quyền
tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các năm qua đã đạt được những kết quả nhất
định song vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Việc đề xuất các biện pháp quản lý theo


hướng làm tăng sự minh bạch, và công khai trong quản lý tài chính nhà trường, tác
động đồng bộ vào các khâu cơ bản của quá trình quản lý sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý tài chính nói riêng, công tác quản lý nhà trường nói chung,
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tài chính trường THPT theo hướng tăng quyền

tự chủ và tự chịu trách nhiệm
6.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLTC trường trung học phổ thông trên

địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
6.3. Đề xuất các biện pháp QLTC trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội theo

hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm phù hợp với định hướng đổi mới cơ
chế QL và sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng công tác QLGD và tổ chức thử nghiệm một trong số các biện pháp đề xuất.
7. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ nêu trên, luận án sử dụng các cách tiếp cận và
phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận logic lịch sử: việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới quản
lý nhà trường phổ thông Việt Nam cần phải dựa trên cơ sở phân tích không chỉ bối
cảnh hiện tại và tương lai mà cả những cái đã có trong quá khứ.
Tiếp cận hệ thống: Hệ thống quản lý nhà trường phổ thông chỉ hoạt động có
hiệu quả khi cấu trúc và cách vận hành rõ ràng và hợp lý, vì vậy nghiên cứu tập

trung vào làm rõ vấn đề cấu trúc, vai trò, quyền hạn và trách nhiệm cũng như cách
điều hành các hoạt động trong nhà trường đảm bảo tính khoa học và khả thi.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, so sánh
các tài liệu, các lý thuyết về các vấn đề nhà trường tự chủ, cơ chế phân cấp quản lý
nhà trường phổ thông công lập tự chủ trong và ngoài nước, các văn bản pháp quy về
cơ chế QLTC và NSNN Việt Nam, cơ chế QLTC công và công tác QLTC trong các


nhà trường phổ thông công lập làm căn cứ cho việc đề xuất khung lý luận về QLTC
trường THPT theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Nhóm phương phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát (phỏng vấn,
phiếu thu thập ý kiến) xin ý kiến chuyên gia, xêmina khoa học… để tìm hiểu hiện
trạng và lấy ý kiến phản biện cho việc đề xuất biện pháp về đổi mới QLTC trường
THPT theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần
mềm SPSS để mã hóa, nhập liệu, phân tích thống kê (phân tích độ tin cậy của thang
đo, độ tin cậy của kết quả khảo sát dựa vào chỉ số Cronbach’s Alpha; xác định tần số
và tỉ lệ phần trăm của các yếu tố; xác định giá trị trung bình các bảng số; phân tích
nhân tố ảnh hưởng; sử dụng thông số kiểm định Chi bình phương; ...) nhằm đánh
giá định lượng, đảm bảo độ tin cậy của kết quả thu được.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Tài chính là nhân tố có tính chất quyết định trong nhà trường, nó là điều kiện đảm

bảo cho chất lượng giáo dục. Vì thế, việc tìm ra các phương pháp, biện pháp hợp lý
để quản lý và huy động nguồn lực tài chính trong các nhà trường cho giáo dục là rất
cần thiết.
8.2. Tăng cường phân cấp QL và hoàn thiện cơ chế phối hợp trong QLGD nói chung,

QLTC trường THPT công lập nói riêng theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm

vụ, thẩm quyền gắn với tự chịu trách nhiệm của từng chủ thể tham gia quản lý nhà
trường là nhằm đảm bảo tính hiệu quả, công khai, minh bạch. Đây không chỉ là yêu
cầu có tính nguyên tắc trong QLNN về TC, mà còn là điều kiện cần để làm gia tăng
mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm với xã hội của các nhà trường trong hệ thống
giáo dục quốc dân.
8.3. Để đảm bảo QLTC trường THPT được thực hiện đúng theo định hướng tăng quyền

tự chủ và tự chịu trách nhiệm cần một số điều sau: (i) Nâng cao năng lực của đội
ngũ CBQL làm công tác QLTC,(ii) tăng cường sự phối hợp giữa bộ máy điều hành
của Hiệu trưởng với các tổ chức đệm trong nhà trường; (iii)Hoàn thiện công cụ
quản lý tài chính nhà trường; (iv) Hiệu trưởng thực hiện đầy đủ tự chịu


trách nhiệm. Sự phối hợp chặt chẽ và hài hòa các điểm nêu trên sẽ đảm bảo cho các
nhà trường THPT công lập thực sự trở thành một thực thể tự chủ nhưng dân chủ.
9. Những đóng góp của luận án
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QL trường THPT và bản chất công
tác QLTC trong các nhà trường THPT công lập theo định hướng tự chủ và tự chịu
trách nhiệm .
- Chỉ ra thực trạng công tác QLTC trường THPT công lập (các kết quả đã đạt được,
các mặt yếu kém cần khắc phục, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đã nêu)
theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Đề xuất biện pháp QLTC trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội theo
định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong nhà trường trung học
phổ thông công lập theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính trong nhà trường THPT công lập

theo hướng tang quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Chương 3: Biện pháp quản lý tài chính trường THPT công lập theo hướng
tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP THEO HƯỚNG TĂNG
QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Chất lượng giáo dục luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, trong đó tài chính được xem là
một yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp lên chất lượng giáo dục thông qua việc tác động
của nó lên các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục như tác động lên giáo viên, cơ
sở vật chất nhà trường, đầu tư cho các hoạt động dạy học và giáo dục… Việc sử
dụng hiệu quả nguồn lực tài chính sẽ có tác động tích cực đến chất lượng giáo dục,
giúp nhà trường cải thiện chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng nguồn
lực tài chính trong giáo dục nói chung, trong các nhà trường nói riêng phụ thuộc rất
nhiều vào các chính sách tài chính của chính phủ, cơ chế phân bổ nguồn lực và quan
trọng hơn cả đó chính là cách thức hay phương thức quản lý các nguồn lực tài chính
trong các cơ sở giáo dục.
Kinh nghiệm tại các quốc gia thực hiện thành công cải cách giáo dục đều có
chung đặc điểm là đi theo định hướng phân cấp mạnh cho các trường hay nâng cao
quyền tự chủ cho các trường mà vẫn tuân thủ các quy định của chính quyền trung
ương và địa phương. Ở Việt Nam, việc trao quyền tự chủ, tăng cường tự chịu trách
nhiệm cho các nhà trường cũng đang là một xu thế tất yếu.
Để có cái nhìn chung và bao quát về vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu này xin
được tiếp cận vấn đề quản lý tài chính nhà trường theo định hướng tự chủ và tự chịu
trách nhiệm trên các cấp độ từ các nghiên cứu chung nhất như phân cấp, phân
quyền và cơ chế quản lý tài chính công nói chung, và phân cấp, phân quyền và cơ
chế quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục công, và dần tiếp cận gần hơn nữa với

các nghiên cứu về cách thức hay phương thức quản lý tài chính trong các nhà
trường công lập hoạt động theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm đó là
chính các nghiên cứu gần nhất đối với nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.


1.1.1. Các nghiên cứu về phân cấp, phân quyền và cơ chế quản lý
Những năm gần đây trên thế giới và tại Việt nam có nhiều công trình nghiên
cứu về quản lý giáo dục nói chung và quản lý tài chính trong giáo dục nói riêng.
Nhiều công trình đã nghiên cứu một cách sâu sắc mối quan hệ giữa chính sách giáo
dục, việc thực hiện chính sách giáo dục của các trường học trong cơ chế phân cấp
quản lý tài chính.
Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kế tới là: Paulsen M.B, Smart J.C, (2001) [83]
nói về sự đa dạng của các chính sách tài chính giáo dục: Các chính sách cho việc
phân bổ ngân sách (công thức phân bổ, phân bổ dựa trên hiệu quả hoạt động, phân
bổ theo các lĩnh vực hoạt động), chính sách tài chính cho học phí, chính sách tài
chính công và khu vực tư nhân, chính sách tài chính cho giáo viên và học sinh...
Các tác giả đã tìm ra bản chất và quá trình hình thành các chính sách tài chính ở các
cấp độ trung ương, địa phương và cấp độ nhà trường; Chandrasekhar C.P (2003)[65]
nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách tài chính, cho rằng các chính sách tài
chính được sử dụng để ảnh hưởng, hoàn thiện và điều hành các hoạt động tài chính
của các tổ chức tài chính nhằm thực hiện mục tiêu kép của việc tăng trưởng và sự
phát triển con người. Tác giả chỉ ra rằng các chính sách tài chính cần được hình
thành là các chính sách giúp xác lập cơ cấu tổ chức tài chính, các chính sách điều
hành hoạt động tài chính và các chính sách thực hiện các thành tố của cấu trúc tài
chính để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Cùng với các nhà nghiên cứu nêu trên chúng tôi cũng còn thấy Dyer, Kate.
(ed) (2004); Garzòn, Hernando (ed) (2007)[74] cũng có các nghiên cứu về tài chính
giáo dục và phân cấp, phân quyền trong quản lý tài chính giáo dục đã được các tổ
chức quốc tế như UNESCO và Ngân hàng Thế giới thực hiện và tài trợ nghiên cứu.
Cùng với UNESCO, Ngân hàng thế giới trong những năm tài chính từ 2000 – 2006

đã thực hiện hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu về QLTC trong giáo dục mà
chủ yếu là các nghiên cứu về quản lý dựa vào nhà trường hay gọi cách khác đi là
trao quyền tự chủ cho các nhà trường, tổng cộng có 17 trong tổng số 157 dự án (các
nghiên cứu này được đầu tư 1,74 tỉ đô la tương đương 23% tổng số tiền đầu tư cho


giáo dục của Ngân hàng thế giới (WB/World Bank). Nhìn chung, các nghiên cứu
này không chỉ hướng tới các vấn đề lý luận về chính sách tài chính và quản lý tài
chính trong giáo dục mà còn đưa ra các ví dụ, bằng chứng cụ thể từ các nước khác
nhau trong đó có đề cập tới các nước châu Á và Việt Nam.
Nhiều công trình của các tác giả nước ngoài cũng đã nghiên cứu về vấn đề
tài chính giáo dục ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu về giáo dục Việt Nam được
thực hiện bởi Kellaghan T, Greany V, Muray T.S ( 2009) [81] thì Việt nam trong
những năm qua đã có những bước chuyển biến quan trọng về giáo dục, đăc biệt là
tỷ lệ chi cho giáo dục và đào tạo từ nguồn NSNN tăng một cách đáng kể trong
vòng năm năm, từ 14,99% tổng chi NSNN năm 2000 lên 20% ở năm 2008 (chiếm
8.3% GDP); đồng thời các tác giả trong các nghiên cứu của mình cũng đề cập tới
các vấn đề có liên quan nhiều đến ảnh hưởng của nguồn lực tài chính và cách thức
phân bổ và quản lý nguồn lực này ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục và việc thực
hiện các chính sách nâng cao chất lượng giáo dục.
Tại Việt Nam, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới cũng đã có nhiều
đề tài NCKH tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình phân cấp quản lý nói
chung, quản lý tài chính ngành giáo dục nói riêng trong điều kiện thực tiễn của Việt
Nam. Các công trình NC trong nước "gần" với lĩnh vực nghiên cứu của luận án này
phải kể đến các đề tài NCKH và Luận án tiến sĩ tiêu biểu như:
Đề tài nghiên cứu: Các biện pháp huy động nguồn tài chính trong đầu tư phát
triển giáo dục đại học Việt Nam của Đỗ Bích Loan [40] với mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các biện pháp (trong khuôn khổ chính sách, cơ chế) huy động các nguồn tài
chính trong đầu tư phát triền giáo dục đại học Việt Nam; Luận án tiến sỹ Giáo dục
học của Nguyễn Tiến Hùng với đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản

lý trường trường trung học phổ thông Việt Nam [35]; Luận án tiến sĩ kinh tế của
Nguyễn Anh Thái với tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các
trường đại học ở Việt Nam [56] và đề tài nghiên cứu của Vương Thanh Hương:
Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số nước trên thế giới [30];
Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thuận: Đổi mới phân cấp quản lý trường


THPT Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế [57]; Gần đây nhất còn phải kể đến
đề tài trọng điểm cấp Đại học quốc gia của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Đỗ Thị Thu Hằng và cộng sự: Nghiên cứu các chính sách phi tập trung hóa tài chính
cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đối với các trường trung học phổ thông Việt
Nam [42]; Với các nghiên cứu tiêu biểu nêu trên, các tác giả, các nhà nghiên cứu đã
đưa ra được một số các khái niệm liên quan đến vấn đề phân cấp, phân quyền trong
quản lý tài chính công, đồng thời cũng đã tập trung đánh giá thực trạng và các điều
kiện cần thiết cho tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục công lập từ đó chỉ ra các
thành tựu và các điểm còn hạn chế cần khắc phục của chính sách phân cấp, phân
quyền trong quản lý tài chính công nhằm hướng tới xây dựng một cơ chế, chính
sách phù hợp với xu thế phát triển chung theo định hướng đổi mới cơ chế quản lý
của Nhà nươc Việt Nam hiện nay.
Có thể nói rằng, đã có nhiều nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối với chính sách
phân cấp, phân quyền quản lý tài chính giáo dục, và quá trình thực hiện nó trong công
tác quản lý giáo dục đã được thực hiện ở các nước có nền giáo dục phát triển và đang
phát triển mang lại những kết quả đáng khích lệ thúc đẩy nền giáo dục phát triển.
Những nghiên cứu này đã đưa ra một cơ sở lý luận tốt cho đề tài nghiên cứu quản lý tài
chính nhà trường THPT theo định hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm tại Việt Nam
hiện nay.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý tài chính trong nhà trường công lập hoạt động theo
hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Mục đích chủ yếu của việc trao quyền là làm cho hệ thống giáo dục có thể hoạt
động một cách có hiệu quả đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của xã hội. Để đạt được

mục đích này các nhà trường phải là những hạt nhân cốt lõi, vì vậy việc nghiên cứu
phương thức quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục là một đòi hỏi cấp bách nhưng
lại chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách đúng mức vì vậy nhìn chung
chưa có nhiều các nghiên cứu ở Việt Nam đề cập sâu tới cho nội dung này.
Trên thế giới, một số các nhà nghiên cứu đã có những nghiên cứu liên quan
đến nội dung này có thể kể đến như sau: Osorio F.B, Tazeen Fasih và Patrinos H.A
cùng với Lucrecia Santibanez, (2009) [29]. Các tác giả nói trên đã có các nghiên


cứu về phương thức quản lý nhà trường tự chủ dựa trên việc đưa ra khung khái
niệm về phân tích việc trao quyền tự chủ cho các nhà trường (quản lý dựa vào nhà
trường) có tác dụng như thế nào đối với sự tham gia của các thành viên trong nhà
trường để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường. Cùng với việc đưa ra
khung khái niệm về nhà trường tự chủ, các nghiên cứu này cũng đề cập tới việc quản
lý nhà trường thông qua việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý nhà trường có sự tham
gia của các tiểu ủy ban và hội đồng trường để từ đó có thể huy động tối đa và toàn
diện sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nhà trường vào công tác
quản lý nhà trường nói chung, phân bổ và sử dụng ngân sách, phát huy tối đa quyền
làm chủ và trách nhiệm của các thành viên trong việc sử dụng có hiệu quả các ngồn
lực tài chính trong nhà trường nói riêng. Nghiên cứu của các tác giả này cũng bàn về
tác dụng của quá trình phân cấp quản lý, trao quyền tự chủ cho nhà trường trong việc
quản lý tài chính giúp nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục nhờ việc đưa ra các
quyết định phù hợp hơn với nhu cầu của học sinh, cha mẹ họ sinh (các khách hàng của
nhà trường) cũng như của bản thân nhà trường. Trong nghiên cứu nói trên cũng đồng
thời thực hiện một số nghiên cứu về so sánh chất lượng giữa trường tư và trường
công ở Mỹ và nhận thấy chất lượng các trường tư thường cao hơn các trường công vì
các trường tư thường có nhiều quyền tự chủ, tự quản và tạo nhiều điều kiện thuận lợi
để giáo viên phát huy các sáng kiến hơn các trường công.
Tại Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Đề
tài nghiên cứu do Vũ Lan Hương làm chủ nhiệm với tiêu đề: Một số biện pháp thực

hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các trường phổ thông công
lập ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, kết quả nghiên cứu của đề tài này đã làm
rõ được một số vấn đề: (i) về lý luận đã hệ thống hóa lý luận về nhà trường tự chủ
nói chung và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý tài chính nói riêng trong
xu hướng phân cấp, phân quyền làm cơ sở cho việc xây dựng và nâng cao chất
lượng quản lý giáo dục ở Việt Nam; (ii) về thực tiễn NC cũng chỉ ra một số bất cập
(như năng lực của cán bộ quản lý; một số vướng mắc về mặt cơ chế và quan hệ giữa
các cấp có thẩm quyền trong công tác phân bổ và quản lý nguồn lực tài chính cho


giáo dục) ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm (hay tự
chịu trách nhiệm ) trong các trường phổ thông công lập ở các tỉnh miền Đông và
Tây Nam Bộ. Kết quả ĐTNC đã dừng lại ở việc đề xuất một số biện pháp về điều
chỉnh cơ chế và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trường
THPT. Tuy nhiên ĐTNC cũng chưa xây dựng được các biện pháp đồng bộ hay mô
hình quản lý tài chính hiệu quả cho trường THPT theo định hướng tự chủ và tự chịu
trách nhiệm hiện nay của nhà nước Việt Nam. [31]
Qua một số nghiên cứu nêu trên chúng ta nhận thấy, khái niệm trao quyền tự
chủ cho nhà trường hay quản lý dựa vào nhà trường mang tính phổ quát quốc tế,
trong đó có Việt Nam. Nội dung quản lý dựa vào nhà trường ở nước ta được thực
hiện thông qua quá trình phân cấp quản lý giáo dục và hiện nay đối với công tác
quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đã được thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên một
số kết luận nghiên cứu của nhóm các nhà nghiên cứu của đề tài trọng điểm cấp quốc
gia: nghiên cứu các chính sách phi tập trung hóa tài chính cho giáo dục nhằm nâng
cao chất lượng đối với các trường trung học phổ thông Việt Nam cũng cho rằng: các
chính sách tài chính mới trong giáo dục là tốt, nhưng việc thực hiện chưa thực sự có
hiệu quả, và chỉ ra một số lý do khiến cho việc thi hành chính sách này kém hiệu
quả, đó là: việc trao quyền tự chủ cho các nhà trường ở nước ta chưa thực sự đáp
ứng được yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn hiện nay, việc phổ biến các kiến thức,
thông tin về phương thức quản lý này chưa thực sự đáp ứng nhu cầu QLGD ở các

cấp học, vì vậy các vấn đề này cần được nghiên cứu sâu và rộng hơn nữa để có thể
cập nhật, tiếp cận trong xây dựng và triển khai phương thức này nhằm hướng tới đạt
được các mục tiêu phát triển nền giáo dục nước nhà như đã đề ra.[42]
Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước rất hữu ích trong việc định
hướng, cung cấp nội dung và phương thức QLNN nhằm tăng quyền tự chủ và nâng
cao trách nhiệm giải trình, tự chịu trách nhiệm của nhà trường. Tuy nhiên, còn sơ
lược, mang tính gợi mở hay đặt vấn đề mà chưa làm rõ được thực tiễn công tác
quản lý tài chính, cũng như chưa xây dựng được một hệ thống các nghiệp vụ cụ thể
hay đề xuất được các biện pháp khoa học và có mức độ khả thi phục vụ cho công


tác quản lý tài chính trong nhà trường THPT đặt trong tiến trình cải cách hành chính
công ở nước ta hiện nay.
1.2. Các khái niệm công cụ của đề tài.
1.2.1. Quản lý tài chính
Nhằm làm rõ khái niệm quản lý tài chính trong các trường THPT công lập,
nghiên cứu này đề cập một số quan điểm và khái niệm về tài chính, tài chính công,
quản lý và quản lý tài chính công để từ đó tạo cơ sở hình thành khái niệm về quản lý
trong phạm trù “quản lý tài chính nhà trường” phục vụ cho việc nghiên của của đề tài.
- Tài chính: Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.[49]
- Quản lý tài chính: Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Era
Solomon cho rằng: Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính
xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và
lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và
nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho
đơn vị đó [47]. Như vậy, quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân
bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm
nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách

quan về kinh tế-tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế
của đất nước. Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý nhằm phản ánh
chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và
sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
1.2.2. Quản lý tài chính công
- Tài chính công: Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu
và chi bằng tiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước
nhằm phục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội
(không vì mục tiêu thu lợi nhuận) [49].


×