Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Báo cáo thực tập 2016 tại đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.52 KB, 25 trang )

A. Giới thiệu về cơ quan thực tập
I. Khái quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài
Truyền hình Việt Nam.
1. Vị trí và chức năng
- Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính
phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo
dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các
chương trình truyền hình.
- Đài Truyền hình Việt Nam viết tắt bằng tiếng Việt là THVN; có tên giao dịch
quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Television, viết tắt là: VTV.
- Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và
Truyền thông về hoạt động báo chí và tần số phát sóng.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình Chính phủ quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ
chức của Đài Truyền hình Việt Nam; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, năm năm, hàng năm và các dự án quan trọng khác của Đài Truyền hình
Việt Nam thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Lập kế hoạch, xây dựng, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố
tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật; xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định tại Điều 20
1


Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; lập kế hoạch, xây dựng và trình Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày


01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống truyền hình
Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa
phương về kế hoạch sản xuất các chương trình phát trên sóng truyền hình quốc
gia.
- Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình và thời lượng phát
sóng hàng ngày của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Truyền hình Việt Nam
để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình
truyền hình quốc gia trong nước và ra nước ngoài.
- Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của
pháp luật, tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn,
nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính của Đài
Truyền hình Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định
của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật liên quan,
đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Thực hiện cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp nhà nước.
- Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.
2


- Quyết định dùng vốn nhà nước do Đài Truyền hình Việt Nam quản lý để đầu tư,
thành lập doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Đài Truyền hình Việt Nam là chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do Đài quyết
định thành lập và chủ sở hữu phần vốn góp tại các doanh nghiệp thuộc Đài theo
quy định của pháp luật.

- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài
Truyền hình Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành
chính nhà nước đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt.
- Hướng dẫn các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa phương về tên
viết tắt bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt bằng tiếng Anh của các
đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa phương và về nghiệp vụ, kỹ
thuật truyền hình.
- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành truyền hình theo quy
định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ truyền hình.
- Thực hiện hợp tác quốc tế với các đài truyền hình khu vực và thế giới về truyền
hình theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và
người lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy
định của pháp luật hiện hành.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối với các đơn vị trực thuộc.

3


- Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan của
Đảng, Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức
+ Ban Thư ký biên tập.
+ Ban Tổ chức cán bộ.
+ Ban Kế hoạch - Tài chính.

+ Ban Hợp tác quốc tế.
+ Ban Kiểm tra.
+ Văn phòng.
+ Ban Thời sự.
+ Ban Khoa giáo.
+ Ban Truyền hình tiếng dân tộc.
+ Ban Truyền hình đối ngoại.
+ Ban Văn nghệ.
+ Ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế.
+ Ban Biên tập truyền hình cáp.
+ Ban Thanh thiếu niên.
+ Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự.
+ Trung tâm Sản xuất phim truyền hình.
+ Trung tâm Tư liệu.
4


+ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế.
+ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.
+ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Phú Yên.
+ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ.
+ Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình.
+ Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng.
+ Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do Tổng
giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi được Thủ
tướng Chính phủ cho phép.
+ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình.
+ Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình.
+ Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình.

+ Trung tâm Tin học và Đo lường.
+ Tạp chí truyền hình.
- Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này là các tổ chức giúp việc
Tổng giám đốc. Các tổ chức quy định từ khoản 7 đến khoản 25 là các tổ chức
sản xuất và phát sóng chương trình. Các tổ chức quy định từ khoản 26 đến
khoản 30 là các tổ chức sự nghiệp khác.
- Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được phép giải thể, thành lập và tổ
chức sắp xếp các đơn vị còn lại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5


- Các Ban và các đơn vị tương đương trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có
Trưởng ban (và tương đương); giúp việc Trưởng ban có không quá 03 Phó
trưởng ban.
- Cơ cấu tổ chức của các Ban và các đơn vị tương đương có các phòng và các tổ
công tác.
4. Lãnh đạo
- Đài Truyền hình Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám
đốc.
- Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam; các Phó
Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
- Tổng giám đốc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
các đơn vị trực thuộc.
- Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi miễn người đứng đầu và cấp phó
của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc.


II.

Khái quát Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4):
Ban Truyền hình Đối ngoại là đơn vị đảm nhiệm kênh VTV4 của Đài Truyền
hình Việt Nam. Đây là kênh truyền hình tổng hợp duy nhất có tính chất đối
ngoại của của Việt Nam với tầm phủ sóng vệ tinh toàn cầu, phục vụ cho gần 4
triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài và hàng triệu khán giả trong

6


nước. Do vậy, các chương trình của VTV4 ngoài tiếng Việt còn được thực hiện
với nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật..
Từ một chương trình truyền hình mang tên “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa
Tổ quốc” ra đời năm 1998, VTV4 hiện đã phát triển thành một kênh truyền
hình tổng hợp phát sóng 24/24h với các chương trình thời sự, phim truyện, ca
nhạc, tài liệu, giải trí...
Với phương châm hoạt động “lấy khán giả làm trung tâm”, VTV4 không ngừng
nâng cao chất lượng chương trình, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khán giả.
Với sứ mạng “Mang giá trị Việt ra khắp thế giới”, VTV4 tôn vinh văn hóa, lịch
sử, đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến các thành công của
cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

1. Cơ cấu, nhiệm vụ, chức năng
Cơ cấu Ban Truyền hình Đối ngoại gồm Trưởng ban (Tào Thanh Xuân), ba
Phó Trưởng ban (Đỗ Đức Hoàng, Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Phương
Hà) và nhiều phòng bên dưới, mỗi phòng chịu trách nhiệm một lĩnh vực
riêng, giúp cho công việc của ban được thực hiện theo một chu trình hợp lý,
hoàn chỉnh.

a) Phòng Tổ chức Hành chính
- Giúp Lãnh đạo Ban theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch công tác
và làm báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Ban;
- Giúp Lãnh đạo Ban thực hiện tốt công tác quản lý nhân sự và các thủ tục
giấy tờ trong đơn vị theo quy định phân cấp quản lý hiện hành;
- Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của lãnh đạo Ban; tiếp nhận, chuyển
giao, lưu trữ các công văn, tài liệu của Ban; Quản lý và sử dụng con dấu
7


theo đúng quy định; phân phối văn phòng phẩm cho các đơn vị trong
Ban;
- Tổng hợp kế hoạch đăng ký sản xuất chương trình của các phòng theo
định hướng của Tổng giám đốc, giám đốc và trình Lãnh đạo Ban trên cơ
sở đã được thống nhất.
- Nhận, bảo quản và cung cấp cho các phòng trong Ban theo quy định về
quản lý băng, USB, File dữ liệu của Đài THVN.
b) Phòng Kế hoạch Tài chính:
- Theo dõi việc đánh giá lao động của các phòng để báo cáo hội đồng
lương.
- Tham gia xây dựng quy chế tiền lương của đơn vị.
- Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ, tài chính kế toán của đơn vị theo
đúng quy định của Bộ Tài chính và của Đài; lập dự toán thu, chi ngân
sách hàng năm, hàng quý của Ban;
- Theo dõi, hướng dẫn các Phòng, chuyên mục thực hiện nghiêm chỉnh chế
độ tài chính theo quy định hiện hành như: hướng dẫn xây dựng định mức
chương trình, hướng dẫn kê khai các chứng từ thanh toán, phối hợp làm
dự toán sản xuất chương trình v.v
- Làm báo cáo tài chính, báo cáo sản xuất chương trình hàng quý, năm gửi
Ban kế hoạch – Tài chính theo đúng thời gian quy định của luật Ngân

sách.
- Thực hiện những công việc khác về tài chính theo yêu cầu của Lãnh đạo
Ban.
- Xây dựng các quy chế về quản lý tài chính của đơn vị
8


c) Phòng Quay phim, Đạo diễn (Quản lý)
-

Quản lý lĩnh vực quay phim, các thiết bị quay, các vấn đề liên quan đến

quay phim và đạo diễn. Quản lý và phân công công việc cho đội ngũ thợ
quay phim.
d) Phòng Quay phim (thợ quay)
- Ghi hình các chương trình phim tài liệu và phóng sự theo lịch sản xuất
hàng ngày, hàng tuần. Chịu trách nhiệm về chất lượng hình ảnh theo yêu
cầu đối với các chương trình tham gia sản xuất.
e) Phòng Tiếng Anh:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập các chương trình, phóng sự bằng tiếng
Anh và các vấn đề khác liên quan đến tiếng Anh. hỗ trợ các phòng khác
trong các chương trình sử dụng tiếng Anh.
f) Phòng Ngoại ngữ:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập các chương trình, phóng sự bằng tiếng
Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga và các vấn đề khác liên quan đến ngoại
ngữ. hỗ trợ các phòng khác trong các chương trình sử dụng ngoại ngữ
hàng tháng, quý, năm, theo chủ đề, theo Series…
g) Phòng Chuyên mục Tiếng Việt:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập các chương trình, phóng sự tiếng Việt, các
chuyên mục có nội dung chủ yếu hướng đến những nét đẹp và các vấn đề

về nhân quyền, chủ quyền ở Việt Nam.

9


h) Phòng Thời sự Bản tin:
- Đảm nhiệm sản xuất, biên tập chính các phóng sự thời sự tiếng Việt, có
nội dung chủ yếu là những vấn đề nóng, nổi cộm ở Việt Nam để đưa tới
người Việt Nam ở nước ngoài trong các chương trình bản tin thời sự.
i) Phòng Chương trình:
- Quản lý 60% lượng chương trình còn lại của kênh VTV4, chủ yếu là khai
thác, lưu trữ các chương trình truyền hình hay, tiêu biểu được chọn lọc từ
các kênh khác của Đài, ngoài ra cũng có những bài viết quảng bá riêng.

2. Tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình
-

Tất cả công chức, viên chức và người lao động của Ban truyền hình đối
ngoại đều được tham gia sản xuất và phục vụ sản xuất cho các chương trình
phát sóng của Đài THVN nằm trong nội dung định hướng kế hoạch tuyên
truyền của Tổng Giám Đốc và Lãnh đạo Ban. Với nguyên tắc phát huy tính
chủ động sáng tạo của cán bộ, viên chức và người lao động trong Ban tuân
theo một quy trình sản xuất chuyên nghiệp

- Kế hoạch sản xuất chương trình.
+ Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất chương trình của Tổng giám đốc
giao cho Ban, hoặc do đơn vị tự xây dựng theo tuần, tháng hoặc năm,
phóng viên, biên tập viên, đạo diễn phát hiện và chọn được đề tài theo
định hướng tuyên truyền, được Lãnh đạo phòng và Lãnh đạo Ban phê
duyệt.


10


+ Sáng thứ 5 hàng tuần các phòng đăng ký tên và nội dung chương trình
phát sóng của tuần sau nữa (tức 10 ngày sau so với tuần phát sóng) qua
mạng hoặc trực tiếp với phòng Hành chính Tổng hợp để Giám đốc duyệt
và đăng ký lịch phát sóng với Lãnh đạo Đài.(Qua ban Thư ký biên tập)
+ Lãnh đạo Ban chỉ bố trí phát sóng những chương trình nằm trong kế
hoạch tuyên truyền hàng tuần, hàng tháng đã được duyệt (trừ những
chương trình đột xuất, phóng sự nóng và đặc biệt)
+ Phòng Hành chính – Tổng hợp phải thường xuyên báo cáo số chương
trình đã phát sóng của từng chuyên mục theo tháng, quý để lãnh đạo
phòng, Ban có cở sở điều chỉnh cho phù hợp với số Quota (sản phẩm) đã
được phân bổ cả năm.
+ Để nâng cao chất lượng chương trình thông qua sự cạnh tranh, căn cứ số
lượng quota Tổng giám đốc giao cho các chuyên mục của Ban hàng năm,
Giám đốc sẽ giao 3/4 số lượng cho các mục, còn 1/4 để các phóng viên,
biên tập, đạo diễn của các chuyên mục khác đăng ký chéo. Hoặc hàng
tháng các phòng đăng ký đề tài phóng sự nóng, phóng sự điều tra, phóng
sự chuyên đề và lãnh đạo sẽ chọn chương trình tốt cho sản xuất.
- Quy trình sản xuất chương trình
+ Tất cả các chương trình đã được duyệt nằm trong kế hoạch sản xuất tuần,
tháng, năm, trước khi đi sản xuất bắt buộc phải lên đề cương kịch bản chi
tiết và có kế hoạch đăng ký sử dụng máy, thiết bị, ôtô và các thủ tục giấy
tờ cần thiết thông qua phê duyệt của phòng hành chính và lãnh đạo
phòng, Ban (trừ trường hợp đặc biệt).
+ Đối với những chương trình lớn (theo chủ đề, theo series, trực tiếp, cầu
truyền hình v.v) cần tập trung trí tuệ tập thể thì lãnh đạo Ban sẽ quyết
định trưng dụng anh chị em trong Ban phối hợp kíp sản xuất.

11


+ Các phóng viên, biên tập, đạo diễn có trách nhiệm trao đổi kịch bản phân
cảnh với quay phim trước khi đi sản xuất chương trình.
+ Tất cả lời bình (thuyết minh) của chưong trình trước khi đọc phải được
lãnh đạo phòng xem và ký duyệt (riêng lời bình của phim tài liệu, các
phóng sự điều tra, các chương trình theo series và các chương trình lớn
như cầu truyền hình, truyền hình trực tiếp v.v thì lãnh đạo Ban phụ trách
trực tiếp duyệt)
+ Trong quá trình phóng viên đi cơ sở phát hiện những đề tài hay, có nội
dung tốt hoặc những vấn đề bức xúc đang được xã hội quan tâm (nằm
ngoài kế hoạch) thì báo cáo lãnh đạo phòng và lãnh đạo Ban xem xét cụ
thể để quyết định sản xuất và làm hồ sơ sau .
+ Phòng Quay phim có trách nhiệm lưu giữ các tư liệu quay tiền kỳ để làm
tư liệu sử dụng chung. Chỉ được phép xóa tư liệu khi có ý kiến của Giám
đốc. Trước khi bàn giao tư liệu cho cá nhân và đơn vị khác phải có ý kiến
của giám đốc
+ Trước ngày chương trình phát sóng chậm nhất là một tuần tác giả phải
viết tóm tắt nội dung và chọn lọc một số hình ảnh phản ánh được nội
dung chính của chưong trình gửi ngay cho nhóm quảng bá thương hiệu
Ban Thư ký Biên tập để giới thiệu, quảng bá trước.
+ Trưởng, phó phòng nếu đi cơ sở khảo sát, nắm tình hình thì trước khi đi
có kế hoạch công tác của chuyến đi trình Giám đốc phê duyệt. Sau khi đi
công tác về báo cáo kết quả chuyến công tác trước cuộc họp giao ban
hàng tuần của Ban hoặc báo cáo với Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách
trực tiếp
- Duyệt và nghiệm thu phát sóng chương trình

12



+ Chương trình phát sóng phải được duyệt ở phòng trước khi trình Lãnh
đạo Ban duyệt. Lãnh đạo phòng và tác giả chịu trách nhiệm trước
Lãnh đạo Ban về nội dung, chất lượng chương trình thuộc phòng sản
xuất (trừ chưong trình đặc biệt do Lãnh đạo Ban chỉ đạo)
+ Các chương trình phát sóng phải được duyệt và nghiệm thu trước
ngày phát sóng ít nhất là 3 ngày trừ trường hợp đặc biệt Lãnh đạo Ban
sẽ xem xét cụ thể.
+ Tác giả có trách nhiệm tự mang chương trình của mình đi duyệt và nhận
lại USB, File đã được duyệt xong. Các chương trình sau khi được duyệt
nghiệm thu của Lãnh đạo phòng, Lãnh đạo Ban và Hội đồng duyệt
chương trình của Đài THVN mà có ý kiến phải sửa chữa (Bao gồm cả lời
bình và hình ảnh) yêu cầu tác giả phải nghiêm túc thực hiện.
+ Căn cứ vào nội dung đề tài, tính chất cũng như chất lượng chương trình
sau khi phát sóng giám đốc quyết định thể loại báo chí cụ thể của sản
phẩm. Các phó giám đốc có trách nhiệm đề xuất thể loại báo chí cụ thể
của các chương trình thuộc mục mình phụ trách để giám đốc quyết định.

13


B.

Nhật kí thực tập
STT
1)

THỜI GIAN


CÔNG VIỆC

22/2/2016 – 1/3/2015

Hoàn tất thủ tục xin xác nhận thực
tập.
Làm thẻ ra vào.
Làm quen với phòng thực tập (Phòng
Chuyên mục Tiếng Việt, các anh chị
hướng dẫn và tìm hiểu về các phòng
khác trong ban.

2)

2/3/2015 – 31/3/2015

-Tìm hiểu quy trình làm việc, sản
xuất cụ thể của phòng, ban.
-Đi theo giúp đỡ, học hỏi kinh
nghiệm các anh, chị đến hiện trường
khi đi quay các phóng sự (phóng sự
“Hoa văn Đại Việt”, “Đĩa than Hà
Nội”,…). Hỗ trợ tìm nhân vật, giải
băng.
-Tham gia các buổi họp phòng để có
cái nhìn tổng quát và hiểu được
chính xác cách làm việc của phòng.

3)


1/4/2015 – 15/4/2015

Hỗ trợ các anh chị làm các phóng sự
“Ký ức hoa bưởi”, “Ký ức xe đạp”.
Tự nghiên cứu, đề xuất đề tài và làm
phóng sự riêng với sự giúp đỡ của
các anh chị trong phòng (Phóng sự
14


Tủ bánh mì từ thiện).
4)

16/4/2015 – 22/4/2015

Tổng hợp lại cả quả trình thực tập,
làm báo cáo, xin nhận xét đánh giá
của lãnh đạo phòng và người hướng
dẫn.

15


KỊCH BẢN PHÓNG SỰ
“KÝ ỨC XE ĐẠP”
Tên đề tài/Góc độ: Xe đạp trong ký ức xưa.
Người thực hiện: Thùy Anh, Trọng Hiếu.
Chuyên mục/Bản tin: Gặp gỡ khán giả.

MC

Ngày nay rất nhiều các phương tiện được sử dụng phục vụ cho việc đi lại: gần thì là
xe đạp, xe máy, ô tô, xa hơn nữa là tàu hỏa, máy bay. Nhưng ở thời kỳ bao cấp tại Việt
Nam, khoảng những năm 60 đến cuối những năm 80 thì chiếc xe đạp rất quý.
Chiếc xe đạp là phương tiện giao thông của cả nhà trong những năm tháng chiến
tranh ác liệt và … đặc biệt hình ảnh chiếc xe đạp gắn liền với một thời bao cấp khó
khăn. Thậm chí, ở thời ấy, người ta thầm hiểu với nhau rằng: gia đình nào có xe đạp là
gia đình đó thuộc hàng khá giả . Những chiếc xe đạp hiệu Peugeot, Arena đến Thống
Nhất, Phượng hoàng đã từng là những hình ảnh thân thuộc trên phố phường Hà Nội.
Giờ đây đã vắng bóng những chiếc xe đạp đó , nhưng nhắc đến những cái tên quen
thuộc đó có một thế hệ những người gắn bó với xe đạp không thể phai mờ trong ký
ức.
Hoàn cảnh lúc bấy giờ nếu không có xe đạp thì rất là khó khăn. //bởi vì là phương
tiện duy nhất và cũng là tài sẳn lớn nhất trong nhà.
(Hiện chữ: Xe đạp trong kí ức xưa)
Mấy chục năm trước, chiếc xe đạp trị giá cả cây vàng, được cấp giấy chứng nhận sở
hữu, có biển số và được giữ gìn như vật báu trong nhà. Và nó cũng là niềm tự hào của
nhiều gia đình trong những thập niên 70,80.
16


Ông Đỗ Sách- Thanh Xuân, Hà Nội
Cái xe đạp quý như thế thì các gia đình đều coi như 1 tài sản rất lớn. Đi ra ngoài mà
đi đâu ý mà là phải khoá rất kỹ, mất cắp thì rất nguy hiểm bởi vì là phương tiện duy
nhất và cũng là tài sẳn lớn nhất trong nhà.
Từ những năm 70, xe đạp thay thế mọi giao dịch như điện thoại hay bưu điện trong
những tình huống khẩn cấp. Đó là phương tiện để đi làm, để bố mẹ chở con đi học và
là chứng nhân của biết bao đôi tình nhân trong những năm tháng đó .
Thủa ấy, hình ảnh những cặp đôi cùng nhau thong dong dưới những bóng cây rợp mát
đã quá quen thuộc với 36 phố phường HN.
(Tự sự nhân vật)

Ông Đỗ Sách- Thanh Xuân, Hà Nội ( Trám hình xe đạp đi trên đường phố xưa)
Thê thì cả lúc mình tuổi trẻ, khi vừa tốt nghiệp ra trường rồi xây dựng gia đình thì 2
vợ chóng mà muốn đi chơi đâu cũng phải bằng cái xe đạp. Thậm chí đi về quê hương
thăm các gia đình bên nội, bên ngoại cũng đèo nhau bằng cái xe đạp, //. Thế thì đấy
là những cái xe đạp mà từ thời xưa chúng tôi không thể tách rời được//
- Khi mà chúng tôi yêu nhau ý và cũng như nhiều cặp đôi khác là đều thích lên đường
Thanh Niên
Xe đạp ngày xưa ở thời bao cấp được bán phân phối và phải là cán bộ ở một cấp nhất
định nào đó thì mới có thể mua được .
Ông Đỗ Sách- Thanh Xuân, Hà Nội
Khi đất nước mình có xe đạp rồi thì lại chia 2 cái đẳng cấp. Một là cái diện phân
phối, 2 là cái diện phải mua. Cái diện phân phối thì là người trong cơ quan hàng
ngày phải tiếp xúc, đi lại nhiều thì được phân phối với giá rẻ một nửa, còn như chúng
tôi thì phải mua với cái giá ở ngoài.
17


Mỗi chiếc xe sau khi mua được sẽ được cấp biển số như xe máy ô tô thời nay .Mua
được sẽ đạp đã khó sử dụng và bảo dưỡng cũng không phải là điều dễ dàng .
Ông Đỗ Sách- Thanh Xuân, Hà Nội
Ôi có cái xe đạp đầu tiên thì thích thú lắm, không một ngày nào khi về đế nhà mà
không lau nó, tức là lau nó sáng bóng. Mà chúng tôi cứ đua nhau xem xe đạp nào đẹp
là ở cái chỗ lau, tra dầu mỡ xích líp rất đẹp lúc nào cũng sáng, về đến nhà là lau rồi.
Trước khi đi thì phải nắn bóp cái bánh xem đủ cái hơi không thì mới đi được.
Ngày đó phụ tùng xe đạp thay thế hoặc là mua phân phối hoặc phải mua ở ngoài chợ
đen với giá rất cao . Mỗi người đều phải tự trang bị cho mình những dụng cụ sửa xe
ngay tại chỗ .
Ông Đỗ Sách- Thanh Xuân, Hà Nội ( Trám ảnh phụ tùng xe đạp xưa )
Hồi ấy là đi xe thống nhất, cái thống nhất thì luôn có cái tuýp giữa và chế tạo ra 2 cái
móc dẻ đặt cái bơm. Thế thì cái hành trình đi trong thủ đô cũng như đi ra ngoài công

tác là bao giờ cũng phải mang một cái bơm và một cái túi con trong đó có 1 đoạn cái
săm hỏng rồi cao dính, rồi đắp lốp và một cái que con con, que tre. //để giữa đường
mà non lốp thì có cái bơm sẵn gài ở đấy để bơm tay, bơm cho nó khoẻ để đi. Thế còn
cái que tre, đi lúc bấy giờ đường xá nó không tốt như bây giờ, phần lớn là nó dính đất
vào, nó kẹt vào giữa cái bánh và cái chắn bùn ý là phải có cái que kều nó ra. //
Gần nửa thập kỉ trôi qua , việc sử dụng xe đạp vẫn là một thói quen hàng ngày của
ông Sách .
Ông Đỗ Sách- Thanh Xuân, Hà Nội ( Trám ảnh phụ tùng xe đạp xưa )
Đấy là cái xe đạp nó gắn bó trong cuộc đời đến bây giờ mà tôi vẫn không thể rời
được cái xe đạp, bởi cái xe đạp với người già thì tối chiều tà thì đi vận động cho nó
khoẻ người. Cho nên đến bây giờ 80 tuổi mà vẫn không thể rời được cái xe đạp.
18


Xe đạp đã và vẫn luôn là minh chứng cho tình yêu của ông từ những năm tháng tuổi
trẻ đến lúc xế chiều.
(Hình ảnh ông bà dắt nhau đi bộ bên chiếc xe đạp)
Giờ đây giữa việc lựa chọn một phương tiện giao thông để phục vụ cuộc sống hàng
ngày có lẽ ít ai lựa chọn xe đạp .Nhưng đâu đó có những người vẫn còn muốn hoài
niệm kí ức về xe đạp,họ tìm đến với những câu lạc bộ xe đạp cổ để nhìn lại chính
mình trong những năm tháng xưa.
Vũ Thành Công -Phụ trách CLB Peigeot Việt Nam.
Tôi có ý định sưu tập lại chiếc xe cổ như vậy vì vốn dĩ muốn gìn giữ vì mình sinh ra
và lớn lên ở HN, chính vì vậy muốn gìn giữ cái nét văn hoá mà nhất là nét văn hoá xe
đạp, văn hoá của môi trường, văn hoá của sức khoẻ nữa. Sáng ngày ra tôi vẫn đạp xe
đạp quanh HỒ Tây 1 vòng khoảng chừng 20 cây số rồi mới lại đi cùng anh em trong
CLB// Đã từ lâu tôi có ý nguyện được làm cái bảo tàng, bây giờ thì mình đã chính
thức được vào bao tàng HN, cũng rất là tự hào, rất vinh dự là được mang những cái
nét văn hoá của thời gian, nét văn hoá của sống chậm, của cái cuộc sống như người
HN mình là sống chậm để giữ gìn nét văn hoá ở trong bảo tàng.

(Hình ảnh ông Sách tham gia câu lạc bộ và ngắm nghía xe đạp)
Với những câu lạc bộ của người yêu xe đạp cổ như thế này, những chiếc xe đạp cổ sẽ
không chỉ xuất hiện trong hồi ức của những thế hệ thời bao cấp mà còn được gìn giữ
và phát triển như một nét văn hoá đặc trưng vốn có của người Hà Nội.

19


KỊCH BẢN PHÓNG SỰ
“KÝ ỨC HOA BƯỞI”

Tên đề tài/Góc độ: Hoa bưởi tháng 3.
Người thực hiện: Hoài An, Trọng Hiếu.
Chuyên mục/Bản tin: Gặp gỡ khán giả.

MC:
“Khung cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa”
Vâng, quý vị khán giả chắc đã nhận ra những câu thơ quen thuộc trong bài thơ
“Hương thầm” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn phải không ạ?
Đây là bài thơ mà Tú Anh rất thích. Ý thơ ngọt ngào sâu lắng như đã nói hộ cái bối
rối, cái xao xuyến của con người, nhẹ nhàng mà vương vấn như hương hoa bưởi đầu
mùa.
Vâng, cứ mỗi khi đến dịp tháng Ba, sau những ngày mưa phùn liu riu, cây cối đâm
chồi nảy lộc, hoa bưởi lại bung nở trắng ngần như gọi về những ký ức ngọt ngào,
dung dị. Hương hoa bưởi thanh tao, sắc hoa bưởi dịu dàng trên mỗi nẻo đường Hà
Nội khiến ai đi xa cũng nhớ, như một nốt trầm cho lòng lắng lại giữa tấp nập thị
thành.

TB:
(15s mở đầu - Hình ảnh bà và cháu)
- Bà ơi hoa này là hoa gì mà thơm thế ạ?
20


- Đây là hoa bưởi cháu ạ. Để bà kể cho cháu nghe câu chuyện về hoa bưởi nhé.
Hiện chữ: Hoa bưởi tháng 3
(Hình ảnh hoa bưởi trong vườn)
Tháng Ba, những hạt mưa xuân phủ sương cây lá, như báo hiệu mùa về của hoa bưởi
trắng muốt, tinh khôi.
Hoa không rực rỡ, không ngào ngạt mà nhẹ nhàng tinh khiết. Hương hoa bưởi dịu
dàng mà cứ mãi vấn vương.
Hình ảnh những chùm hoa trắng muốt trên cành, rụng trắng ngoài sân đầu ngõ khiến
con người ta bâng khuâng, xao duyến cùng bao nỗi nhớ thuở ấu thơ.
Những vườn bưởi quê với bao nhiêu kỷ niệm.
Những ấm trà ướp hoa bưởi thơm ngọt chiều gió mùa về.
(Hình ảnh gội đầu bằng nước hoa bưởi)
Những mùa hoa xưa, chắc ai cũng đã từng một lần được gội đầu bằng nước hoa bưởi.
Những chùm hoa bưởi được đun với lá bưởi, vỏ bưởi, bồ kết hay lá sả làm thành một
thứ nước đặc biệt với hương thơm nhẹ nhàng thanh khiết.
Mùi thơm ấy cứ thoang thoảng, vương vấn trên mái tóc đen dài của bà, của mẹ, tuy
bình dị mà khó quên. Để sau này nhìn lại, ký ức về hương hoa bưởi trở thành hương
vị riêng biệt của quê nhà, của thời ấu thơ hồn nhiên dân dã.
(Hình ảnh hoa bưởi trên đường phố Hà Nội)
Với nhiều người thành phố, mùa hoa bưởi về theo gánh hàng rong.
Một Hà Nội tháng Ba ngan ngát hương hoa bưởi nồng nàn như một điều diệu kỳ gợi
lên trong lòng phố.
Một Hà Nội tháng Ba dịu dàng với những gánh hoa nhỏ xinh, trắng muốt.
Mùa hoa bưởi là mùa của sắc của hương. Nhưng mùa hoa bưởi còn là mùa kí ức, mà

ta mang theo suốt cuộc đời.
(Kết: Những hình ảnh đẹp về hoa bưởi)

21


ĐỀ CƯƠNG KỊCH BẢN PHÓNG SỰ
“TỦ BÁNH MÌ TỪ THIỆN Ở HÀ NỘI”

Tên đề tài/Góc độ: Tủ bánh mì từ thiện ở Hà Nội.
Người thực hiện: Trọng Hiếu, Minh Hiếu.
Chuyên mục/Bản tin: Bản tin thời sự.
STT
1

CÁC
MỤC
Bánh

từ
thiện

CÁC NỘI DUNG CHÍNH VÀ NHÂN VẬT

HÌNH ẢNH

Giới thiệu tủ bánh mì từ thiện trên đường

Nhịp sống hối hả:


Kim Mã.

Cảnh xe cộ, dòng

Tủ bánh mì từ thiện được đặt tại địa chỉ 96
Kim Mã từ ngày 31/1. Đây được xem là thùng
bánh mì miễn phí cho người nghèo đầu tiên ở
Hà Nội thời điểm đó. Chủ nhân tủ bánh là chị

người trên phố, những
người lao động nghèo
khó (xe ôm, quét dọn,
đồng nát,…)

Xuân Ly, xúc động trước ý tưởng tủ bánh từ Tủ

bánh

mì:

Tủ

thiện của người Sài Gòn, đồng thời với mong bánh, những người
muốn giúp đỡ những người nghèo khó ở Hà đưa bánh mì đến mỗi
Nội, chị đã mở ra tủ bánh từ thiện.
Tủ bánh được đặt từ 8h30 sáng tới 9 giờ đêm
hàng ngày. Ngày đầu mở tủ bánh, chị chỉ đặt
20 chiếc vì nghĩ ít người lui tới, bây giờ đặt

sáng, những dòng chữ

trên

tủ,

“Nếu

đói

quá…”, chị Ly cho
bánh vào tủ..

tới 50-70 bánh mà đến khoảng 4h chiều là hết  Phỏng vấn chị Ly
sạch. Không giống tủ bánh của người Sài Gòn
là mỗi người chỉ lấy 1 ổ, tủ bánh của chị còn
có thêm dòng chữ “Nếu đói quá, bạn có thể
22

Những
động

người
nghèo

lao
lấy

bánh: cảnh mọi người


lấy hai ổ”. Nhiều người nghèo đến nhận bánh ghé vào lấy bánh

tỏ ra biết ơn đối với tấm lòng hảo tâm của chị.
Không chỉ dành cho những người lao động
nghèo, chị mong cả những bạn học sinh – sinh

 Phỏng vấn người
đến lấy bánh

viên nghèo, những ai không đủ điều kiện đều Hình ảnh nét mặt
phấn khởi của những

có thể qua lấy.

người lao động khi

Câu hỏi phỏng vấn

lấy bánh, ăn bánh

Chị Ly

xong, tiếp tục bắt tay

1. Điều gì khiến chị nảy ra ý tưởng về tủ
bánh mì từ thiện?

vào công việc
 Phỏng vấn người

2. Chị đặt bánh ở đâu? Việc mở tủ bánh có
gặp khó khăn gì không?

3. Chị cảm thấy thế nào khi tủ bánh của
mình được rất nhiều người ủng hộ, ca
ngợi?
4. Chị có ý định duy trì lâu dài tủ bánh từ
thiện này không? Nếu có thì trong thời
gian tới chị có dự định gì mới cho tủ
bánh mì không? (vd như mở rộng mô
hình, nâng cấp tủ bánh…
Những người lao động nghèo đến lấy bánh
1. Chia sẻ về công việc, hoàn cảnh cuộc
sống..
2. Anh/chị cảm thấy thế nào kể từ ngày có
23

dân xung quanh


tủ bánh này?
Người dân hay đi qua khu vực tủ bánh
1. Anh/chị biết gì về tủ bánh?
2. Anh/chị suy nghĩ gì về tủ bánh mì từ
thiện.
2

Giới thiệu tủ bánh mì từ thiện trên đường

Đường phố hối hả:

Trần Nhân Tông.


cành đường phố buổi

Tủ bánh đặt ở ngã ba Trần Nhân Tông –

chiều..

Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội),

Tủ bánh mì: Tủ bánh

từ khoảng tháng 2 vừa rồi. Chủ nhân của tủ

lúc chiều muộn, gần

bánh không để lộ danh tính. Người dân xung

hết bánh, những dòng

quanh cũng không biết đó là ai.

chữ trên tủ bánh, hộp

Tủ bánh được đặt ở vỉa hè từ sáng sớm, đến

sữa đặc, bình nước,…

tối hết bánh lại có người ra dọn tủ. Sáng nào

Những


người



cũng có 100 chiếc bánh đặt sẵn ngay ngắn

nghèo đến lấy bánh:

trong tủ, chỉ tầm 4h chiều là hết. Không chỉ có sự vất vả, gương mặt,
bánh mì miễn phí, mọi người đến đây còn
được dùng thêm sữa đặc có đường và uống
nước trong bình cho đỡ khô, nghẹn, tất cả đều
miễn phí. Những người đến lấy bánh thường


Phỏng vấn người
lấy bánh

là những người dọn rác, đồng nát và những

Cảnh họ cho sữa vào

người làm các công việc chân tay nặng nhọc.

ăn, uống nước tại đó/

Đôi khi còn có người khác cũng đến đóng góp mang bánh đi…
thêm những chiếc bánh mì hay hộp sữa cho tủ
bánh.


 Phỏng vấn người
dân trong khu vực

24


Câu hỏi phỏng vấn
Những người lao động nghèo đến lấy bánh
1. Chia sẻ về công việc, hoàn cảnh cuộc
sống..
2. Anh/chị cảm thấy thế nào kể từ ngày có
tủ bánh này?
Người dân hay đi qua khu vực tủ bánh
1. Anh/chị biết gì về tủ bánh?
2. Anh/chị suy nghĩ gì về tủ bánh mì từ
thiện.

Mục đích phóng sự:
-Cung cấp thông tin về các tủ bánh mì từ thiện.
-Khen ngợi và bày tỏ sự cảm ơn tới chủ nhân các tủ bánh từ thiện cũng như tấm lòng,
hành động hảo tâm của họ.
-Truyền đi những thông điệp về tình người: lá lành đùm lá rách, thương người như thể
thương thân, từ đó khơi dậy tinh thần dân tộc của người Việt Nam ở khắp nơi trên thế
giới cùng chung tay giúp đỡ nhau, mở rộng hơn những hình thức từ thiện như thế này.

25


×