Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

CHAM SOC DAU O TRE SƠ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.38 KB, 2 trang )

Y HỌC THƢỜNG THỨC
CHỦ ĐỀ: CHĂM SÓC ĐAU Ở TRẺ SƠ SINH
Bs. Đoàn Thị Huệ
Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
Trong quá trình làm việc tại Khoa Nhi sơ sinh, rất nhiều gia đình đã đặt câu hỏi: Trẻ sơ
sinh có đau không?
Câu trả lời là có, tất cả con người dù ở lứa tuổi nào cũng có thể cảm thấy đau, kể cả trẻ
sinh non tháng. Mặc dù trẻ sơ sinh không thể nói cho chúng ta biết đau như thế nào, tuy vậy,
chúng ta có thể nhận ra nỗi đau của trẻ sơ sinh và áp dụng các phương pháp để điều trị giảm
đau cho trẻ.
1. Khái niệm
Theo Hiệp hội Quốc tế nghiên cứu về đau đưa ra khái niệm: Đau như là một nền tảng
trải nghiệm cảm xúc chủ quan được mô tả về tổn thương mô, mức độ đau phụ thuộc vào
ngưỡng chịu đau của từng cá nhân và cá nhân tự báo cáo đau.
Vấn đề đau ở trẻ sơ sinh trước khia ít được nhắc tới trong chẩn đoán và điều trị, ngày
nay vấn đề này được quan tâm nhiều hơn.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau
Giống như người lớn, mỗi trẻ sơ sinh khi bị đau đều có phản ứng riêng theo cách của
mình, mức độ phản ứng với cảm giác đau đều tùy thuộc vào từng ngưỡng chịu đựng của
từng trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh:
- Các thủ thuật xâm lấn (tiêm, truyền, lấy máu xét nghiệm, đặt sonde dạ dày, . . .)
- Sau phẫu thuật
- Đau do quá trình tiêu hóa thức ăn
- Phát ban ở da hoặc lở loét
3. Làm thế nào để chúng ta biết một trẻ sơ sinh bị đau?
Để đánh giá một trẻ sơ sinh bị đau, cần quan sát các phản ứng không lời nói, trong đó
có hai loại: vận động cơ thể và đo đáp ứng sinh lý. Có thể quan sát trực tiếp và đánh giá dựa
vào thang đo, hoặc có thể dùng thiết bị cụ thể để theo dõi huyết áp và nồng độ hormone
căng thẳng.
Sử dụng thang điểm đánh giá đau (NIPS Pain Scale) cho trẻ sơ sinh; Nhìn vào biểu
hiện khuôn mặt của trẻ, tiếng khóc, tiếng thở, cử động tay chân và tinh thần trẻ để nhận biết


trẻ bị đau:
- Khóc: Trẻ sơ sinh bị đau có thể khóc to hơn và lâu hơn bình thường. Tiếng khóc có
thể khác với nỗi đau. Trẻ bị ốm hoặc sinh quá non có thể không có đủ năng lượng để khóc
khi bị đau. Chúng ta cần quan sát các biểu hiện khác.
- Biểu hiện nét mặt: Nhăn mặt, cằm run, nhăn mày, nhắm mắt chặt, rãnh mũi trẻ.
- Vận động tay chân trẻ: cơ căng cứng
- Trẻ sơ sinh non hoặc rất yếu có thể có giai điệu cơ mềm, xuất hiện yếu ớt và có vẻ
như li bì, phản xạ khém
- Thay đổi trong các hành vi khác.


- Khó chịu, bồn chồn, bứt dứt và không thể ngủ được. Một số trẻ có thể ngủ nhiều hơn
bình thường.
- Từ chối ăn
- Không thể ngừng khóc bằng các biện pháp thoải mái thông thường (vỗ về, hát ru, . .
.).
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau
- Thạo môi trường thoải mái, an toàn cho trẻ
- Hạn chế tiếng ồn và hoạt động ở cạnh giường của trẻ
- Cuốn ổ, đặt trẻ nằm trong ổ tạo cảm giác như trẻ đang được nằm trong bụng mẹ
- Chạm, giữ, vuốt ve, giữ ấm, nói chuyện và ca hát /âm nhạc là những cách mà người
lớn đã an ủi bé từ khi bắt đầu lịch sử nhân loại.
- Kích thích miệng trẻ: Cho bú hoặc sử dụng núm vú giả
- Giải thích cho trẻ trước khi thực thiện thủ thuật,
- Phân tâm trẻ bằng âm nhạc, kể câu chuyện hoặc hát một bài hát trước khi thực hiện
các kỹ thuật điều dưỡng
- Massage cho trẻ
- Tiếp xúc da kề da giúp giảm đau (Kangaroo Care). Tiếp xúc với da kề da trong quá
trình cho bú cùng với hành động mút bú có thể an ủi cho trẻ sơ sinh.
- Ngoài các phương pháp trên, có thể sử dụng đường sucrose đường uống và thuốc

giảm đau để giúp trẻ khi cần thiết.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×