Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tiểu luận tác phẩm kinh điển những vấn đề cơ bản về xây dựng chính quyền nhà nước qua tác phẩm “nhà nước và cách mạng” của lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.2 KB, 30 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài:
Năm 1917, “Nhà nước và cách mạng” - do Lênin soạn thảo – ra đời là
một tác phẩm mang nhiều ý nghĩa không chỉ cho nước Nga Xô viết mà cho
toàn thể nhân loại trong vấn đề xây dựng chính quyền nhà nước. Trong tác
phẩm, Lênin không những đã khôi phục được quan điểm của Mác và
Ăngghen về nhà nước mà còn phát triển được bước của Chủ nghĩa Mác về
nhà nước và chuyên chính vô sản.Trải qua bao biến cố, thăng trầm trong lịch
sử, mặc dù các thế lực phản động, bọn cơ hội chủ nghĩa và xét lại luôn cấu kết
với nhau tìm mọi cách chống phá, phủ nhận nhưng tính đúng đắn và khoa học
của những vấn đề cơ bản về xây dựng chính quyền nhà nước trong tác phẩm
“nhà nước và cách mạng” vẫn còn giữ nguyên giá trị có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc: Đối với tình hình nước Nga lúc bấy giờ, tác phẩm “Nhà
nước và cách mạng” là cương lĩnh cho cuộc đấu tranh thành lập nhà nước vô
sản, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động làm
cho những hành động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo của lí luận mác xít,
bảo đảm cho thắng lợi của chuyên chính vô sản. Và tác phẩm “Nhà nước và
cách mạng” là cương lĩnh cho cuộc đấu tranh thành lập nhà nước vô sản, là
kim chỉ nam cho hành động của đảng vô sản các nước trong việc giành chính
quyền từ tay giai cấp tư sản và xây dựng chính quyền của mình. Tác phẩm
còn góp phần đập tan chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vô chính phủ lúc bấy giờ,
làm rõ thêm và phát triển lí luận về nhà nước của Mác như: hình thức nhà
nước chuyên chính vô sản, vấn đề chuyên chính vô sản là liên minh công –
nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, vấn đề dân chủ của giai cấp vô
sản là chế độ dân chủ kiểu cao nhất trong xã hội có giai cấp. Đảng ta đã và
đang vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ
nghĩa Mác-Lênin vào việc xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam, nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, đảng và nhà nước vẫn cần nghiên
cứu và phát triển hơn nữa học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin vào công cuộc xây


dựng chính quyền nhà nước.


Đó là lý do em chọn đề tài “những vấn đề cơ bản về xây dựng chính
quyền nhà nước qua tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của Lênin. Liên hệ
với nhà nước Việt Nam hiện nay” làm nội dung tiểu luận kết thúc học phần
môn tác phẩm kinh điển.
Trong quá trình nghiên cứu em đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài
2.

tiểu luận hoàn chỉnh hơn.
Tình hình nghiên cứu đề tài.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu, các sách báo,
tạp chí, và nhiều trang website trên mạng internet viết về luận điểm: xây dựng
chính quyền nhà nước.
Bên cạnh những tài liệu, công trình nghiên cứu đó, với tư cách là sinh
viên chuyên ngành xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, tôi còn được
tiếp cận, được học tập, nghiên cứu tài liệu và trao đổi với giảng viên và học
viên về những vấn đề có liên quan đến Đảng và Nhà nước, vì vậy tôi làm đề
tài tiểu luận: những quan điểm của Lênin về xây dựng chính quyền nhà nước
qua tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” để có thể hiểu sâu sắc hơn về xây
dựng chính quyền nhà nước và có thể liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong

3.

giai đoạn hiện nay.
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm mục tiêu làm rõ tư tưởng của Lênin về xây dựng chính
quyền nhà nước , từ đó vận dụng sáng tạo những tư tưởng đó vào công tác

xây dựng chính quyền nhà nước Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó

-

cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Làm rõ hoàn cảnh ra đời của tác giả, tác phẩm.
Phân tích nội dung cơ bản về xây dựng chính quyền nhà nước của Lênin qua

-

tác phẩm: “Nhà nước và cách mạng”
Rút ra ý nghĩa của vấn đề đối với thực tiễn xây dựng chính quyền nhà nước

4.

Việt Nam hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Lênin có rất nhiều tác phẩm, rất nhiều vấn đề lí luận cần được nghiên
cứu, nhưng ở tiểu luận này tôi xin tập trung đi sâu vào vấn đề xây dựng chính

2


quyền nhà nước qua tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” và việc liên hệ với
5.
-

thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận: dựa vào những nguyên tắc phương pháp luận của chủ


-

nghĩa Mác-Lênin
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nhận thức, phân tích, logic lịch sử,

6.

nghiên cứu tư liệu, chọn lọc tổng hợp các tư liệu, hệ thống hóa các tri thức.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ việc nghiên cứu những vấn đề về xây dựng chính quyền nhà nước
qua tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của Lênin thì có thể hiểu biết rộng
hơn, sâu săc hơn về xây dựng chính quyền nhà nước và có thể liên hệ với thực

7.

tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
gồm 4 chương và 11 tiết

3


A.
I.
1.1.

NỘI DUNG


Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Giới thiệu về tác giả.
Lê-nin sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924.
Ông sinh ra tại làng Gorki, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vlardimir Llyich
Ulyanov. Lê-nin là người thành lập tổ chức Đảng cộng sản Liên Xô và thành
lập nên nước Nga Xô-viết. Ông được tạp chí Time bình chọn là một trong 100
nhân vật quan trọng nhất của thế kỉ XX, và là một trong 25 biểu tựng chính trị
gia hàng đầu qua mọi thời đại. Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Lê-nin
là tháng 5 năm 1887, anh cả của ông bị treo cổ vì tham gia một âm mưu ám
sát Sa hoàng Aleksandr III. Việc này đã làm Lê-nin trở thành người cấp tiến.
Năm 24 tuổi, Lê-nin và Đảng Xã hội dân chủ Nga. Từ đó, Lê-nin trở thành
người tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Năm 1905, Lê-nin tham gia lãnh đạo cách
mạng tư sản dân chủ Nga đầu tiên. Năm 1917, Lê-nin lãnh đạo cách mạng
tháng Mười Nga thành công. Năm 1919, Lê-nin cùng các lãnh tụ cách mạng
trên thế giới lập nên Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) để lãnh đạo phong
trào cách mạng trên thế giới. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao
vai trò vĩ đại của Lê-nin: “Lê-nin à người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa
Mác-Angghen. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải
phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới,
chẳng những bằng lí luận cách mạng khoa học nhất mà còn bằng đạo đức
cách mạng cao cả nhất”. (Trích bài của Bác Hồ viết đăng trên báo Nhân Dân,
số 42, ra ngày 24/1/1952). Trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Lê-nin đã để
lại cho nhân loại rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng, có ý nghĩa quan trọng
như: làm gì, một bước tiến hai bước lùi, những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xô-viết,... Đặc biệt, chúng ta không thể không kể đến tác phẩm “Nhà
nước và Cách mạng” có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng chính
quyền nhà nước không chỉ đối với nhà nước Nga Xô-viết mà còn làm cơ sở lí

4



luận cho các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong đó có nước Cộng hòa
1.2.
1.2.1.

xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Hoàn cảnh thế giới.
Đầu thế kỉ XX, chủ ngĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc với
những đặc điểm kinh tế hết sức cơ bản mà Lê-nin đã chỉ ra trong tác phẩm:
Chủ nghĩa đế quốc-giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Việc tập trung sản
xuất ngày càng sâu sắc để hình thành các tổ chức độc quyền. Sự thống trị của
các tổ chức độc quyền và tác động của các quy luật lợi nhuận độc quyền cao
dẫn đến mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản-tính chất xã hội hóa của lực
lựng sản xuất ngày càng cao mâu thuẫn với hình thức tư hữu tư bản chủ nghĩa
càng thêm gay gắt. Do đó, chu kì khủng hoảng kinh tế bị rút ngắn, có tính
chất phá hoại nhiều hơn. Thế giới tư bản đã bước vào ngưỡng cửa của tổng
khủng hoảng.
Gắn liền với cuộc khủng hoảng là tình trạng lao động bị bóc lột nặng nề
hơn. An toàn trong lao động đời sống không được đảm bảo. Chính quyền đối
lập với lợi ích nhân dân lao động. Tình trạng thất nghiệp diễn ra phổ biến, nếu
ai có việc làm thì bị trả với đồng lương vô cùng rẻ mạt. Những khẩu hiệu “tự
do kinh tế” “tự do chính trị của CNTB ngày càng trở nên hình thức, mị dân
một cách ngây thơ trước nạn thất nghiệp, đói rét, bệnh tật xảy ra với người lao
động. Tình trạng ấy ngày càng tạo nên xung đột mạnh mẽ trong lòng xã hội tư
bản, làm cho tình thần cách mạng của quần chúng thêm sôi sục.
Không thỏa mãn với sự thóng trị trong nước, tư bản tài chính cấu kết
với tư bản công nghiệp hình thành nên tổ chức độc quyền với tham vọng xâm
chiếm và thống trị các dân tộc, các quốc gia khác mà trước hết với tình hình
“xuất khẩu tư bản”. Thực chất đây là một phương pháp đấu tranh giành giật

thị trường thế giới của CNTB. Cuộc đấu tranh này dẫn đến kết quả cao hơn là
sự phân chia thế giới thành những khu vực ảnh hưởng của tổ chức độc quyền.
Và tất nhiên, việc phân chia thế giới về mặt kinh tế được củng cố và tăng
cường bằng việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ. Đó là bước xâm chiếm

5


toàn diện hơn nữa của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát
triển và lạc hậu về kinh tế. Tình hình này làm cho mâu thuẫn vốn có trong xã
hội tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Lúc này trên thế
giới nổi lên những loại mâu thuẫn sau: tư sản và vô sản, tư bản độc quyền và
tư bản không độc quyền, mâu thuẫn giữa các tư bản độc quyền với nhau trong
một đất nước và giữa các nước, tư bản độc quyền và nhân dân các nước bị nô
dịch. Từ sự phân chia thị trường thế giới, thị trường thuộc địa đã khiến các
nước đế quốc cạnh tranh giằng xé nhau. Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa
và các nước tư bản ở chính quốc ngày càng gay gắt và sâu sắc, báo hiệu cuộc
chiến tranh thế giới sắp nổ ra. Vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa cũng trở
thành vấn đề chính trị bức xúc, thúc đẩy nhanh quá trình chín muồi của phông
trào cách mạng vô sản ở nhiều nước đế quốc, tạo điều kiện cho sự tăng cường
liên minh giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động ở chính quốc
và ở thuộc dịa, cũng như nhân dân các nước thuộc địa với nhau trong cuộc
đấu tranh chống áp bức, thống trị của phong kiến, tư bản. Một khí thế cách
mạng đã giấy lên.
Cách mạng Nga 1905 đã kết thúc thời kì đình trệ tạm thời trong phong
trào công nhân quốc tế từ sau thất bại của Công xã Pari và mở đầu một loạt
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới: phong trào công nhân
Đức, Pháp, Rumani, Bunggari, Mĩ, Aó, Hunggari,... Từ sự phát triển không
đồng đều của CNTB thế giới tất yếu dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
I. Tất nhiên cuộc chiến tranh còn có ý đồ khác của bọn đế quốc là nhân đó

hòng dập tắt phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân đang phát triển
mạnh mẽ do ảnh hửng của cuộc Cách mạng Nga. Cuộc chiến tranh thế giới
xảy ra ở 28 nước, với gần 1,5 tỷ người, 74 triệu người bị đẩy vào cuộc chiến,
gây thiệt hại lớn về người và của đa thúc đẩy nhanh chóng sự khủng hoảng
1.2.2.

của CNTB trên phạm vi toàn thế giới.
Hoàn cảnh nước Nga.
Cuộc cách mạng dân chủ Nga 2-1917 giành được thắng lợi, chính
quyền Nga hoàng bị lật đổ. Chính quyền ở trung ương thuộc về tay GCVS,
6


chính quyền đại phương thuộc quyền quản lí của GCCN. Phái Mensevich đi
theo GCTS, phái Bonsevich đại diện cho GCCN và nông dân.
Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1917 à thời kì rất căng thẳng đối với bộ
máy lãnh đạo đất nước. Nội bộ Đảng đang dè chừng lân nhau.
Tháng 6 năm 1917, Đại hội Xo-viết toàn Nga lần I, phái Monsevich
bộc lộ mặt phản động của mình, tuyên bố giành nốt chính quyền và đàn áp
công-nông.
Tháng 4 năm 1917, Lê-nin từ Thụy Sĩ về Nga, vì bận rộn trong cong
việc nên không thể tiếp tục công trình nghiên cứu nhưng vẫn luon suy nghĩ và
tiếp tục bổ sung tư liệu.
Tháng 7 dến tháng 10 năm 1917 là thời điểm gay gắt trong Đảng cộng
sản. Chính phủ Trung ương (phái Monsevich) tuyên bố loại bỏ những người
Bonsevich. Phái Bonsevich phải rút vào hoạt động bí mật. Lê-nin đại diện cho
những người Công – nông chân chính phải lưu vong ở nước ngoài.
Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1917, dựa vào tài liệu đã chuẩn bị kĩ và
Người yêu cầu đồng chí của mình gửi quyển vở bìa xanh – Chủ nghĩa Mác và
những vấn đề nhà nước, tại đây Người đã viết tác phẩm “Nhà nước và cách

mạng”
Kết cấu của tác phẩm.

1.3.
-

Tác phẩm gồm 2 lời tựa cho 2 lần xuất bản: I (8-1917), II (tháng Chạp năm

-

1918, lần này, Lê-nin chỉ viết thêm 3 tiết vào chương II)
Tác phẩm gồm6 chương với 25 tiết. Chương thứ 7 Lê-nin mới viết xong dàn
bài với tiêu đề chương: “Kinh nghiệm các cuộc CM Nga năm 1905 và 1917”
nhưng do bận công việc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Mười nên ông dừng ở

+
+
+
+
+
+

chương 6, cụ thể:
Xã hội có giai cấp và nhà nước (4 tiết)
Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm những năm 1848-1851 (3 tiết)
Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm Công xã Pari 1871. Sự phân tích của
Mác (5 tiết)
Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Angghen (6 tiết)
Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong (4 tiết)
Bọn cơ hội chủ ngĩa tầm thường hóa chủ nghĩa Mác. (3 tiết)


7


II.

Nội dung cơ bản nghiên cứu về xây dựng chính quyền nhà nước
trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”.

1.1.

Bạo lực cách mạng
Lê-nin đã phát triển lí luận về cách mạng bạo lực của C.Mác, ông trích
lại một đoạn nghị luận của Angghen để nói về bạo lực cách mạng ““...Bạo lực
còn có một số tác dụng khác” (ngoài tác dụng gây hại của nó ra) “trong lịch
sử, chính là tác dụng cách mạng; bạo lực, như Mac nói , còn là bà đỡ cho mọi
xã hội cũ đương thai nghén một xã hội mới; là công cụ mà phong trào xã hội
dùng để mở đường cho mình và phá tan những hình thức chính trị cứng đờ và
chết khô”” Lê-nin đã đi đến khẳng định tất yếu của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa, đó à sự thay thế
nhà nước tư bản bằng vô sản. Sự thay thế đó không thể bằng con đường tiêu
vong, hòa bình cải lương, mà tất yếu phải là bạo lực cách mạng. Ông viết:
“Học thuyết của Mác và Angghen về tính tất yêu của cách mạng bạo lực là
nói về nhà nước tư sản;... Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản
(chuyên chính vô sản) không thể bằng con đường tiêu vong được, mà chỉ có
thể , theo quy luật chung, bằng một cuộc bạo lực mà thôi”[tr.27]
Lê-nin cho rằng: “...tất cả các đảng tư sản, ngay cả những đảng dân chủ
nhất, kể cả các đảng “dân chủ-cách mạng”, tất phải tăng cường đàn áp giai
cấp vô sản cách mạng, cũng cố bộ máy đàn áp, nghĩa là củng cố cũng chính
bộ máy nhà nước ấy”[tr.38]. Do đó, việc đầu tiên của mọi cuộc cách mạng là

xóa bỏ, đập tan bộ máy nhà nước cũ, việc đập tan này chỉ có thể bằng bạo lực
cách mạng, Lê-nin chho rằng: “tiến trình đó của những biến cố buộc cách
mạng phải “tập trung mọi lực lượng phá hoại” chống chính quyền nhà nước,
phải đề ra nhiệm vụ không phải là hoàn thiện bộ máy nhà nước, mà là phá
hủy bộ máy đó đi, tiêu diệt bộ máy đó đi”[tr.27]. Nhiệm vụ cách mạng bây
giờ là phải giáo dục cho quần chúng nhân dân hiểu được sự tât yếu của bạo
lực cách mạng – đây chính là cơ sở nền tảng cho cách mạng Nga giành được
thắng lợi. Lê-ninch rằng: “sự cần thiêt phải giáo dục một cách có hệ thống

8


cho quần chúng nhận thức được tư tưởng ấy, và chính tư tưởng ấy – tư tưởng
cách mạng bạo lực”[tr.28]
Thời điểm này cách mạng Nga đang ở thế giành chính quyền, cho nên,
bạo lực cách mạng bây giờ là vô cùng quan trọng, Lê-nin cho rằng: “không có
cách mạng bạo lực thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản
được”[tr28]. Đồng thời, Lê-nin cũng chỉ rõ tất cả các nhà nước trong lịch sử
khi thay thế đều phải thông qua bạo lực cách mạng. Tuy nhiên , chỉ có nhà
nước vô sản - nhà nước đặc biệt khác hẳn về bản chất với các nhà nước trước
đó - khi nó mất đi không phải bằng bạo lực cách mạng mà bằng con đường tự
tiêu vong, ông nhận định: “Việc thủ tiêu nhà nước vô sản, ngĩa là thủ tiêu mọi
nhà nước, chỉ có thể thực hiện bằng con đường “tiêu vong” thôi”[tr28] và bạo
lực cách mạng sẽ mất đi khi xã hội phát triến sang giai đoạn mới – giai đoạn
cộng sản chủ nghĩa. Ở xã hội mới đó “không cần có bạo lực, không cần có
cưỡng bức, không cần có sự phục tùng, không cần có bộ máy cưỡng bức đặc
biệt, gọi là nhà nước”[tr110]. Với lý luận về bạo lực cách mạng này, Lê-nin đã
tấn công vào quan niệm hòa bình chủ nghĩa khi tiến hành cách mạng của
những nhà lý luận theo khuynh hướng tiểu tư sản. Đồng thời, bảo vệ và phát
1.2.


triển học thuyết Mác về vấn đề cách mạng bạo lực.
Về chuyên chính vô sản
Lê-nin cho rằng: “một trong những tư tưởng đặc sắc nhất và trọng yếu
nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước chính là tư tưởng “chuyên chính
vô sản””[tr29]. Ông trích dẫn một luận điểm của Mác: “Nhà nước, tức là là
giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị”[tr.30] và cho rằng, đây
là một định nghĩa tuyệt hay về nhà nước. luận điểm này toát lên tính giai cấp
của nhà nước mới, tát lên thuộc tính bản chất nhất của chuyên chính vô sản.
Chuyên chính vô sản là sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản. Lênin định nghĩa: chuyên chính vô sản, nghĩa là “việc tổ chức đội tiền phong
của những người bị áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp
bức”[tr.30]. Sự thống trị đó không chia sẻ với ai và trực tiếp dựa vào lực
lượng vũ trang của quần chúng. Lê-nin trích luận điểm của Mác trong tuyên

9


ngôn của Đảng Cộng sản cho rằng chuyên chính vô sản là việc: “giai câp vô
sản dùng quyền thống trị về chính trị của mình để dần dần giành lại về tay
giai cấp tư sản toàn bộ tư bản, tập trung toàn bộ cung cụ sản xuất vào trong
tay nhà nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị, và
tăng hết sức nhanh chóng tổng số lực lượng sản xuất”[tr. 33]. Lê-nin đã phân
tích sâu sắc quan điểm của Mác trong bức thư Mác gửi Vaidemaio (3-1852):
“về phần tôi (Mac), tôi không hề có công phát hiện ra giai cấp trong xã hội
hiện đại, cũng không hề có công trong phát hiện ra cuộc đấu tranh giữa các
giai cấp ấy với nhau. Trước tôi từ lâu, các nhà sử học tư sản đã trình bày sự
phát triển lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp ấy, và các nhà kinh tế học tư sản
đã phân tích cơ cấu kinh tế của các giai cấp. Điều cống hiến mới của tôi là
chúng minh rằng: 1) sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai
đoạn lịch sử nhất định trong sự phát triển của sản xuất, 2) đấu tranh giai cấp

tất nhiên đưa đến chuyên chính vô sản, 3) chuyên chính đó, chinh nó cũng chỉ
là bước quá độ tiến lên thủ tiêu mọi giai cấp và tiến lên xã hội không có giai
cấp...”[tr.41-42]
Trong điều kiện giai cấp tư sản cùng chủ nghĩa cơ hội đang ra sức
xuyên tạc lý luận của chủ nghĩa Mác về vấn đề chuyên chính vô sản, thì sự
phát triển học thuyết Mác của Lê-nin vào lúc này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Lê-nin cho rằng: “chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp
đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người macxit. Đó là điều
khác nhau sâu sắc nhất giữa người macxit và người tiểu tư sản tầm thường.
chính phải dùng viên đá thử vàng ấy mà thử thách hiểu biết thực sự và sự thừa
nhận thực sự chủ nghiã Mác”[tr.42]. Lê-nin quan niệm chuyên chính vô sản
chính là chế độ dưới sự quản lý của nhà nước kiểu mới. Đây là nhà nước
không còn với tư cách là nhà nước, nhà nước không nguyên nghĩa, nhà nước
nửa nhà nước. Và từ đây, Lê-nin đã so sánh các kiểu nhà nước khác nhau
trong lịch và chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước vô sản với các nhà
nước trước đó, giữa chuyên chính vô sản với chuyên chính tư sản. Ông viết:

10


“Những hình thức của các nhà nước tư sản đã hết sức khác nhau, nhưng thực
chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả các nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng
tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản. Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa cộng sản, cố nhiên không thể không đem lại rất nhiều hình thức
chính trị khác nhau, nhưng thực chất của những hình thức ấy tất nhiên sẽ chỉ
là một, tức là: chuyên chính vô sản “[tr.44] Lê-nin cho rằng đi cùng chuyên
chính là sự trấn áp đối với giai cấp tư sản. Ở thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, mặc dù giai cấp tư sản đã bị đánh đổ nhưng chúng vẫn chưa mất đi,
chúng nuôi hi vọng giành lại chính quyền đã mất. Do đó, việc trấn áp ở thời kì
này là tất yếu: “trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng

sản, sự trấn áp vẫn còn yếu, nhưng nó là sự trấn áp của đa số bị bóc lột đối với
thiểu số bóc lột”[tr.111]
Do đó, chuyên chính vô sản là tất yếu, là chính quyền của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, là sự chuyên chính với những bộ phận đi
ngược lại với lợi ích của nhân dân lao động, là bảo vệ chính quyền nhân
1.3.

dân còn non trẻ.
Vấn đề nhà nước
Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước lần đầu tiên vấn đề nhà nước được Angghen trình bày một cách hệ thống
và đầy đủ nhất. Lê-nin đã phân tích rất kỹ lưỡng và kế thừa quan điểm của

1.3.1.

Angghen về vấn đề nhà nước.
Nguồn gốc của nhà nước
Lê-nin chú ý đến cơ sở kinh tế bắt đầu từ hai sự kiệ quan trọng trong
phân công lao động xã hội ở thời đại dã man
Lần thứ nhất: là tách chăn nuôi thành một lĩnh vực sản xuất riêng và
dần dần chiếm vị trí quan trọng;
Lần thứ hai: là tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp.
Đây là hai sự kiện quan trọng thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế. Từ đó làm cho sự phân hóa mạnh mẽ giữa thành thị và nông thôn,
giữa kẻ giàu và người nghèo. Đây là nguyên nhân làm xã hội phân chia thành
các giai cấp khác nhau. Hai cuộc đại phân công đó đã làm cho xã hội có sự

11



biến đổi mạnh mẽ, kinh tế không ngừng phát triển, nhu cầu trao đổi sản phẩm
nảy sinh. Đến thời đại văn minh, bổ sung vào đó là sự phân công lần thứ ba có
ý nghĩa quyết định: thương nghiệp ra đời và trở thành một lĩnh vực độc lập có
một ý nghĩa lớn. Lực lượng này đóng vai trò không thể thiếu và mang tính
trung gian giữa người sản xuất và người bóc lột. Và một bộ phận người quan
trọng ra đời đó là thương nhân. Thương nhân không tham gia sản xuất nhưng
bắt người sản xuất phải phụ thuộc vào mình.
Cũng vào thời điểm này, tiền vàng đã ra đời làm vật ngang giá chung
cho mọi thứ hàng hóa. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho tình trạng phân
hóa, mâu thuẫn, xung đột trong xã hội nảy sinh. Lê-nin đã phân tích, kế thưà
Angghen trong nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước:
“nhà nước quyết không phải là một lực lượng được áp đặt từ bên ngoài vào xã
hội...Nhà nước là sản phẩm của xã hôi trong một giai đoạn nhất định; nhà
nước là một sự thừa nhận rằng xã hội đó bị hãm hại trong vòng mâu thuẫn với
chính bản thân nó mà không sao giải quyết được”[tr.9]
Để tóm tắt một cách khái quát về nguồn gốc của nhà nước,Lê-nin kết
luận: “nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được. Bất kì ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt
khách quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước
xuât hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu
thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”[tr.9]. Hai luận điểm của Lê-nin vô
1.3.2.

cùng quan trọng khi nói đến nguồn gốc ra đời của nhà nước.
Bản chất của nhà nước
Lê-nin cho rằng: nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc. Từ chỗ quan
niệm: “nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt, nó là tổ chức quyền lực đặc
biệt, nó là tổ chức bạo lực để trấn áp một giai cấp nào đó”[tr.30]. Lê-nin đã
trích dẫn quan điểm của Mác để chỉ ra bản chất giai cấp thống trị của nhà
nước: “nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của

giai cấp này với giai cấp khác; đó là sự kiến lập một trật tự, trật tự này hợp

12


pháp hóa và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai
cấp”[tr.10]
Tiếp tục, Lê-nin cho rằng nhà nước là một giai cấp, khi giai cấp này
không thể điều hòa được xung đột xã hội bằng giá trị đạo đức, tập quán,
phong tục,...thì khi đó nhà nước cùng các phương tiện cưỡng chế được thành
lập: “nhà nước là cơ quan thống trị của một giai cấp nhất định, giai cấp này
không thể điều hòa được đối với đối phương”. Và rõ ràng nhà nước mang bản
chất của giai cấp thống trị xã hội: “nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ
cho giai cấp này đàn áp giai cấp khác, nó tồn tại trong hình thái kinh tế-xã hội
nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa”. Để đàn áp các giai cấp đối lập, giai cấp
thống trị sử dụng các lực lượng vật chất cơ bản: “là những đội vũ trang đặc
biệt, trong tay có những nhà tù,...” cùng với “Quân đội thường trực và cảnh
sát là những công cụ vũ lực chủ yếu của quyền lực nhà nước”
Đến thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước vẫn còn, nhưng đây
là nhà nước đặc biệt, nhà nước nửa nhà nước, nhà nước cuối cùng trong lịch
sử. Đó là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước này mang bản chất giai cấp
công nhân và nhân dân lao động. Lê-nin cho rằng ở thời kì quá độ, “nhà
nước” vẫn còn cần thiết , nhưng nó là nhà nước quá độ, mà không còn là nhà
1.3.3.

nước theo đúng nghĩa của nó nữa.
Đặc trưng của nhà nước
Lê-nin đã dẫn luận lại những quan điểm của Angghen về đặc trưng của
nhà nước: ““...so với tổ chức huyết tộc trước kia thì đặc trưng thứ nhất của
nhà nước là ở chỗ nó phân chia thần dân trong quốc gia theo sự phân chia

lãnh thổ... ” Cách phân chia ấy, chúng ta tựa hồ như là “tự nhiên”, nhưng nó
đã phải trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài với tổ chức cổ xưa theo tông tộc,
thị tộc.
“Đặc trưng thứ hai là sự thiết lập một quyền lực xã hội, quyền lực này
không còn trực tiếp là dân cư tự tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Quyền
lực xã hội đặc biệt đó là cần thiết vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai
cấp thì không thể có tổ chức vũ trang tự động của dân cư được nữa... Quyền

13


lực xã hội đó tồn tại ở mọi quốc gia. Nó không phải chỉ gồm những người
được vũ trang, mà còn gồm cả những vật phụ thêm nữa, như nhà tù và đủ loại
cơ quan cưỡng bức mà cơ cấu của xã hội thị tộc chưa hề biết đến...” [tr11-12]
Từ khi ra đời, nhà nước đánh dấu một sự phát triển mới – một xã hội văn
minh. Để bảo vệ cho sự tồn tại của nhà nước, là hàng loạt đội vũ trang đặc
biệt được trang bị các loại công cụ đặc biệt, cùng các loại phương tiện cưỡng
chế khác. Lê-nin viết: “xã hội văn minh đã chia thành giai cấp đối địch, và
hơn nữa, đối địch không thể điều hòa được, sự vũ trang “tự động” của những
giai cấp ấy sẽ dẫn đến cuộc xung đột vũ trang giữa họ với nhau. Nhà nước
hình thành, một lực lượng đặc biệt, tức là những đội vũ trang đặc biệt được
tạo ra...phục vụ nó, còn giai cấp bị áp bức cố tạo ra tổ chức mới, cùng một
loại như thế, có thể phục vụ người bị bóc lột, chứ không phục vụ bọn bóc
1.3.4.

lột”[tr13]
Nhà nước tiêu vong
Trước tiên Lê-nin đánh giá rất cao việc chọn thành ngữ “nhà nước tiêu
vong”. Ông viết: “thành ngữ “nhà nước tiêu vong” là một thành ngữ chọn rất
đạt, vì nó nói lên được cả tính chất tuần tự, lẫn tính chất tự phát của quá

trình”[tr110]
Lê-nin đã trích dẫn luận điểm của Angghen về vấn đề nhà nước tiêu
vong: “..đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, một giai đoạn tất
nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp, thì nhà nước mới
trở thành một tất yếu do sự phân chia đó. Bây giờ chúng ta đang bước nhanh
đến gần một giai đoạn phát triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai
cấp nói trên không những không còn là một tất yếu nữa mà trở thành một trở
ngại trực tiếp cho sản xuất. Những giai cấp đó tất yếu sẽ mất đi...thì nhà nước
cũng không tránh khỏi mất theo”[tr19].
Lê-nin chỉ ra cơ sở khách quan để cho nhà nước tiêu vong: “cơ sở kinh
tế làm cho nhà nước tiêu vong hoàn toàn”[tr.118] khi đó kinh tế có sự phát
triển mạnh mẽ, mọi người tự nguyện lao động, năng suất lao động cao.

14


Đồng thời, Lê-nin chỉ ra trong xã hội, khi nhiệm vụ trấn áp giai cấp của
nhà nước không còn nữa thì nhà nước cũng không còn cơ sở tồn tại: “Nhà
nước sẽ tiêu vong, chừng nào không còn có bọn tư bản, không còn có giai cấp
và, do đó, không còn giai cấp nào để trấn áp nữa.”[tr117]
Khi chức năng thống trị giai cấp không còn nữa thì “nhà nước thật sự
trở thành đại diện của toàn thể xã hội, thì tự nó làm cho nó trở thành
thừa”[tr117]
Lê-nin trích một đoạn của Anggen về “công thức tiêu vong” của nhà
nước được trình bày trong tác phẩm chống Đuy rinh: “...giai cấp vô sản chiếm
lấy chính quyền nhà nước và biến những tư liệu sản xuất trước hết trở thành
sở hữu của nhà nước. Nhưng như vậy, giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu mình
với tính cách là giai cấp vô sản, thủ tiêu hết thẩy mọi sự khác biệt giai cấp,
mọi sự đối lập giai cấp, đồng thời thủ tiêu cả nhà nước với tính cách là nhà
nước”[tr21]

Nhà nước tiêu vong là hệ quả tất yếu của tự tiêu vong các yếu tố trong
xã hội như: giai cấp, trấn áp, chuyên chính... Đó là, ở thời kì cộng sản chủ
nghĩa: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới àm cho nhà nước trở nên không cần
thiết, vì lúc bấy giờ không cong ai để trấn áp, chữ “ai” hiểu theo nghĩa là giai
cấp, không còn phải đấu tranh có hệ thóng chống một bộ phận dân cư nhất
định nào đó”[tr20]
Câu hỏi đặt ra: khi nào nhà nước tiêu vong? Lê-nin trả lời không phải
ngày một ngày hai mà đó là một quá trình hết sức lâu dài, khó khăn, phức tạp.
Ông khẳng định: “nhà nước sẽ có thể tiêu vong hoàn toàn khi xã hội thực hiện
được nguyên tắc: “làm hết năng lực hưởng theo nhu cầu”, nghĩa là khi người
ta đã rất quen tôn trọng những quy tắc cơ bản của đời sống chung trong xã
hội, và năng suất lao động của người ta đã lên cao đến mức người ta se tự
1.4.
-

nguyện làm hết năng lực”[tr118]
Lý luận về dân chủ
Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn thấp)
Lê-nin đã phân tích cụ thể những luận điểm của mác về giai đoạn đầu
của xã hội cộng sản chủ nghĩa và chỉ rõ: “ chính xã hội cộng sản chủ nghĩa ấy,

15


xã hội vừa thoát thai từ chủ nghĩa tư bản và, về mọi phương diện, vẫn còn
mang dấu vết của xã hội cũ. Mác gọi là giai đoạn đầu hay giai đoạn thấp của
xã hội cộng sản chủ nghĩa” [tr.111].
Lê- nin chỉ rõ: “ khi nói đến xã hội ấy ( thường vẫn gọi là chủ nghĩa xã
hội, cò mác thì gọi là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản)”[tr.113].
Lê-nin chỉ ra đặc trưng của xã hội này: “tư liệu sản xuất không còn là

của riêng của cá nhân nữa, mà thuộc về toàn thể xã hội. Mọi thành viên trong
xã hội, khi đã hoàn thành một phần nào đó của lao động xẫ hội- tất yếu, thì
được xã hội cấp cho một giấy chứng nhận số lượng lao động mình đã làm.
Với giấy chứng nhận ấy người lấy sẽ được lĩnh trong các kho công cộng chứa
vật phẩm tiêu dùng, một số lượng sản phẩm thích ứng. vì vậy, sau khi đã khấu
trừ số lường lao động góp vào quỹ chung của xã hội, thì mỗi công nhân sẽ
lĩnh được của xã hội một phần bằng phần mình đã cống hiến cho xã hội
[tr.113].
Trong xã hội này, chưa thể thực hiện được cộng bằng và bình đẳng một
cách tuyệt đối. Tình trạng chênh lệch giàu nghèo vẫn còn, đó là vì người lao
động hoàn toàn chưa giống nhau khi tiếp cận với những điều kiện xã hội. Tuy
nhiên, tình trạng người bóc lột người là không còn, Lê-nin viết: “ giai đoạn
đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa thể thực hiện được công bằng và bình đẳng:
về mặt của cải, thì vẫn còn chênh lệch, mà chênh lệch ấy là bất công, nhưng
tình trạng người bóc lột người là không còn nữa, vì không ai có thể chiếm tư
liệu sản xuất, công xưởng, máy móc, đất đai làm của riêng được”[tr.114] .
Và như thế, ở đây: “phương pháp quyền tư sản” chưa bị xóa bỏ hoàn
toàn mà chỉ bị xóa bỏ một phần - tức xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. “ pháp quyền ấy vẫn còn tồn tại với tư cách là
yếu tố quyết định việc phân phối sản phẩm và phân phối lao động giữa những
thành viên trong xã hội”[tr,114].
Ở xã hội này, phân phái chủ yếu vẫn theo lao động. Lê-nin phân tích rất
rõ: ““người nào không làm thì không có ăn” nguyên tắc xã hội chủ nghĩa ấy

16


đã được thực hiện; “ số lượng lao động ngang nhau, thì hưởng số lượng sản
phẩm ngang nhau”, nguyên tắc xã hội chủ nghĩa này cũng đã được thực hiện.
Lê-nin cho rằng như vậy xã hội này vẫn còn thiếu sót mà không thể

tránh khỏi, đó là những thiếu sót tất yếu phải trải qua, ông trích lời Mác: “
...nhưng những thiếu sót này không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã
hội cộng sản chủ nghĩa là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa sau
những cơn đau đẻ kéo dài. Pháp quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ
kinh tế, và trình độ phát triển văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế quyết
định”[tr.115].
Ở thời kỳ này,nhà nước vẫn còn để bảo vệ chế độ công hữu, nhà nước
chỉ mất đi ở xã hội cộng sản chủ nghĩa, Lê-nin khẳng định: “do đó, vẫn cần có
nhà nước vừa để bảo vệ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất...cộng sản hoàn
-

toàn
Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn sau)
Lê-nin đã trích một đoạn dài của Mác về những nét khái quát về giai
đoạn này: “...trong giai đoạn cao của XHCSCN, sau khi tình trạng lệ thuộc
vào sự phân công lao động...khi mà lao động không chỉ là phương tiện sinh
sống, mà bản thân nó trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống; khi mà cùng
với sự phát triển toàn diện của các cá nhân thì cả những lực lượng sản xuất
cũng phát triển, và tất cả các nguồn của cải của xã hội tuôn ra tràn đầy, - chỉ
lúc ấy mới có thể hoàn toàn khắc phục được cái giới hạn chật hẹp của pháp
quyền tư sản, và xã hội mới có thể viết trên lá cờ của mình: “làm hết năng lực,
hưởng theo nhu cầu””[tr117]
Lê-nin chỉ ra đặc trưng cơ bản của xa hội này: nhà nước mất đi, năng
suất lao động cao, phân phối sản phẩm xã hội theo nhu cầu, mọi các nhân đều
được hưởng tự do và bình đẳng hoàn toàn. Ông viết: “nhà nước có thể tiêu
vong hoàn toàn khi xã hội đã thực hiện được nguyên tắc: “làm hết năng lực,
hưởng theo nhu cầu”, nghĩa là khi người ta rất quen tôn trọng những nguyên
tắc cơ bản của đời sống chung trong xã hội, và năng suất lao động người ta đã
cao đến mức người ta sẽ tự nhận làm việc hết năng lực”[tr118]


17


Lê-nin cho rằng, xã hội này, giá trị bình đảng hoàn toàn giữa các cá
nhân được thực hiện, là cơ sở quan trọng cho việc phân phối ngang nhau giữa
các thành viên và chính sự phân phối nagng nhau đẻ chuyền tới phân phối
theo nhu cầu. Lê-nin phân tích: “khi thực iện được quyền bình đẳng của mọi
thành viên trong xã hội đôi với việc chiếm hữu tư liệu sản xuất, nghĩa là lao
động ngang nhau, tiền công ngang nhau, thì liền sau đó, nhân loại tất nhiên sẽ
đứng trước vấn đề phải tiến thêm 1 bước mới để chuyển từ bình đẳng hình
thức sang bình đẳng thực sự, tức là sang thực hiện nguyên tắc: “làm hết năng
lực hưởng theo nhu cầu””[tr122]
Tất cả mọi người học được cách quản lý và thực sự tự mình quản lý
nền sản xuất, quản lý xã hội. Nền dân chủ đạt đến độ hoàn thiện nhất, nhà
nước tự tiêu vong, pháp luật cũng không còn và khi đấy, xã họi tự quản. Tuy
nhiên, đó là điều mà hiện nay (ở điều kiện tồn tại xã hội này) chúng ta có thể
không thể hình dung và tưởng tượng được xã hội đó. Lê-nin chỉ ra: “những
nhà xã hội chủ nghĩa vĩ đại, dự kiến giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ
đến, thì việc đó giả định rằng năng suất lao động lúc đó, sẽ khác năng suất
lao động ngày nay và sẽ không còn con người tầm thường ngày nay
nữa”[tr119]
Lê-nin cho rằng, để tiến tới xã hội chủ nghĩa cộng sản đó là một quá
trình lâu dài. Sẽ có nhưng bước đi cụ thể, điều đó do lịch sử lựa chọn. Tuy
nhiên, đó là 1 xu hướng vận động của nhân loại sẽ đi qua giai đoạn nào, sẽ
dùng những biện pháp thực tiễn nào để tiến tới mục đích tối cao ấy (làm hết
năng lực hưởng theo nhu cầu) , thì chúng ta chưa biết và cũng chưa thể biết
được”[t122]
III.
1.1.


Ý nghĩa của tác phẩm.
Tác phẩm là công trình lí luận tiêu biểu, qua đó thể hiện Lênin là một
mẫu mực trong nghiên cứu.
Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản, bức thiết mà thực tiễn xã hội
và phong trào cách mạng nước Nga đang đặt ra. Qua tác phẩm, lần đầu tiên

18


vấn đề nhà nước được học thuyết Mác trình bày một cách có hệ thống và đầy
đủ nhất.
Vào cuối năm 1916, đầu năm 1917, khi ở nước ngoài, Lê-nin đã nghiên
cứu rất kĩ lưỡng và tập hợp công phu rất nhiều tài liệu, tác phẩm, thư từ của
Mác và Angghen về vấn đề nhà nước. Đồng thời, Lê-nin cũng đã nghiên cứu
một cách cẩn thận, kĩ lưỡng nhiều công trình, bài viết của những người thủ
lĩnh chủ ngĩa cơ hội trong quốc tế II như: C.Cauxky, E.Becxtanh và những
người khác. Bởi vì những người này công khai chống lại nguyên lý chủ nghĩa
Mác, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản, chống lại
việc dùng phương pháp cách mạng bạo lực để thay thế nhà nước tư sản bằng
nhà nức vô sản. Toàn bộ tài liệu ấy được Lê-nin xếp thành một phần riêng và
lấy tên là Học thuyết của chủ ngĩa Mác về nhà nước và những nhiệm vụ của
giai cấp vô sản trong cách mạng. Người tỉ mỉ trích dẫn những đoạn tài liệu
cần thiết cùng với nhận xét phê phán, kết luận của mình trong cuốn sổ tay bìa
xanh với nhan đề Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước.
Có thể nói đây là một sự chuẩn bị chi tiết, đầy đủ phản ánh một thái độ
làm việc khoa học, nghiêm túc của Lê-nin. Người đã cẩn thận ghi chép tất cả
những đoạn trích liên quan đến vấn đề nghiên cứu một cách trung thực, chính
xác từ tài liệu của Mác-Angghen, A.Panecuc, E.Becxtanh,... Và Người đã chú
thích bình luận, phê phán và thể hiện ý kiến, quan điểm của mình vào những
vấn đề đó.

Chính sự chuẩn bị cẩn thận, chu dáo này đã giúp cho Lê-nin hoàn thành
tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” một cách xuất sác với thời gian nhanh
chóng. Tác phẩm hoàn thành vào đúng lúc bão táp của cách mạng Nga chuẩn
bị nổ ra, trong lúc cuộc luận chiến quyết liệt với nhiều phe phái chống lại chủ
1.2.

nghĩa Mác nhằm phân hóa phong trào vô sản.
Tác phẩm là kim chỉ nam cho đảng chân chính trong việc lãnh đạo cách
mạng.
Nhà nước và cách mạng ngay từ đầu đã mang một ý nghĩa vô cùng lớn
lao. Nội dung trong tác phẩm đã trở thành kim chỉ nam cho đảng Bonsevich

19


và nhân dân lao động Nga giành được thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng
Mười vĩ đại.
Những lý luậ trong tác phẩm như về nhà nước, về chuyên chính vô sản,
về dân chủ...có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc định hướng phong trào cách
mạng của giai cấp công nhân.
Đặc biệt, lý luận về bao lực cách mạng đã chỉ ra phương pháp đấu tranh
đúng đắn cho giai cấp công nhân, xóa bỏ được tư tưởng đấu tranh theo
khuynh hướng cải lương chủ nghĩa. Chính điều này đã àm cuocj đấu tranh trở
nên thắng lợi
Lý luận về chuyên chính vô sẩn, về xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra chính
quyền mà mà cuộc cách mạng phải thiết lập. Đồng thời tác phẩm đã chỉ ra
tương lai của xã họi loài người là tất yếu tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản qua lý luận về các giai đoạn của xã hooijcoongj sản chủ nghĩa.
Sau khi chính quyền Xô-viết được thiết ập trên toàn nước Nga thì tác
phẩm trở thành cương linhxcho việc xây dựng đất nước về chính trị, chính

quyền kiểu mới của giai cấp vô sản.
Đảng Bonsevich dưới sự lãnh đạo của Lê-nin được vũ trang bằng lý
luận khoa học tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải tạo, kiến thiết đất nước. nhà
nước Xô viết được thành lập the đúng như lý luận của Lê-nin chỉ ra trong tác
phẩm.điều này đã gpws phần cho hoạt động quản lý kinh tế, xã họi của đất
nước hiệu quả, từng bước đưa nước Nga đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời tác phẩm đã vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội: công
nghiệp hóa nhà nước, hợp tác hóa nông nghiệp, hiện đại hóa văn hóa.
Như vậy, những nội dung trong tác phẩm đã giúp nhân dân Nga thực
hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, từng bước xây dựng chính quyền
công nông đầu tiên trên thế giới.
Sau thành công cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thực sự mở ra cho
loài người một thời đại mới: quá độ từ chủ nghĩa tư bản ên chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa xô viết được thiết lập theo lý luận của chu nghĩa
Mac-Lenin là một tấm gương ch phong trào vô sản trên thế giới học tập

20


1.3.

Tác phẩm là vũ khí lí luận tấn công vào tư tưởng sai trái, bảo vệ sự đúng
đắn của chủ nghĩa Mác.
Nhà nước và cách mạng là tác phẩm điển hình về việc bảo vệ và phát
triển học thuyết Mác trong điều kiện cách mạng mới. Tác phẩm góp phần
vạch trần và tấn công vào lý luận phi macxit như chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa
xét lại, chủ nghĩa vô chính phủ....khi họ đang ra sức xóa nhòa, xuyên tạc
những lý luận của Mác và Angghen. Thực chất những trào lưu tư tưởng phi
macxit đều theo dduoi giai cấp tư sản, cản trở phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân.

Các thủ lĩnh của chủ nghĩa cơ họi, chủ nghĩa xét lại cố tình xuyên tạc
làm khúc xạ các luận điểm quan trọng nhất về bản chất, nguồn gốc của nhà
nước trong học thuyết của Mác và Angghen. Do đó, những lập luận chính xác
của Lê-nin trong tác phẩm này đã khẳng định lại tính chính xác, khoa học các
luận điểm của chủ nghĩa Mác và Angghen, đồng thời vạch rõ sự sai trái,
xuyên tạc theo ý đồ của chủ nghia cơ hội và xét lại.
Chủ ngĩa cơ hội và chủ nghĩa vô chính phủ đã phủ nhận quy luật cách
mạng bạo lực. Họ cho rằng, việc giành chính quyền không cần đập tan nhà
nước cũ mà việc giành chính quyền chỉ cần nắm đa số, chính quyền nhà nước
tư sản sang vô sản chỉ cần thông qua việc cải tạo dần dần, không cần cách
mạng, không cần xóa bỏ nhà nước tư sản.
Chúng xuyên tạc bài học kinh nghiệm được rút ra từ nền chuyên chính
vô sản đầu tiên – Công xã Pari. Lê-nin đã tấn công vào chủ nghĩa cơ hội và vô
chính phủ với luận điểm: “không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế
nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”
Lê-nin có những khái quát đặc sắc để vạch trần sự xuyên tạc trên. Ông
nhấn mạnh rằng, cách giải thích của bọn cơ hội đã biến chủ nghĩa Mác thành
chủ nghĩa cơ hội, đó là sự xuyên tạc thô bỉ nhất, chỉ có lợi riêng giai cấp tư
sản.
Còn chủ ngĩa vô chính phủ, tuy thừa nhận việc đập tan nhà nước cũ
nhưng lại muốn thủ tiêu luon nhà nước nói chung ngay lập tức, không cần

21


thiết và không để ý đến việc xây dựng một nhà nước kiểu mới. Thực chất chủ
ngĩa vô chính phủ là phủ nhận chuyên chính vô sản.
Lê-nin cho rằng, chủ ngĩa cơ hội, chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa
xét lại vê hình thức hoặc một vài điểm nào đó chúng có vẻ trùng với chủ
nghĩa Mác, tuân theo chủ nghĩa Mác. Nhưng phải đi sâu vào vấn đề mới thấy

rõ được bộ mặt thật của các trào lưu phi macxit. Phân biệt được người macxit
chân chính và những kẻ cơ hội xét lại.
Trong tác phẩm, Lê-nin đã vạch trần thực chất phẩn động và xâm lược
của các nhà nước đế quốcđang bóc lột quần chúng nhân dân lao động ở trong
nước và các nước thuộc địa. Lê-nin cho rằng chủ nghĩa đế quốc tất yếu phải bị
sụp đổ bởi chúng đã tạo ra những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội. Và chắc
chăn cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra và đi đến thành công.
Qua tác phẩm một lần nữa Lê-nin đã bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác về các vấn đề lý luận quan trọng trước sự tấn công một cách công
1.4.

khai hoặc đội lốt của kẻ thù lý luận.
Ý nghĩa của tác phẩm trong giai đoạn ngày nay.
Ngày nay, những nội dung lý luận trong “nhà nước và cách mạng” nói
chung, vẫn còn ý nghĩa thực tiễn sát thực:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy đang ở bước thoái trào, nhưng nhất
định những năm tháng của thế kỉ mới sẽ xuât hiện những khả năng, những
tình thế mới của cach mạng ở nhiều nước trên thế giới. Cho nên, vấn đề con
đường của cách mạng vẫn luôn đặt ra cho đảng tiên phong. Với bản chất
không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc, thì chắc chắn, cách mạng bạo lực vẫn
phổ biến, đồng thời không quên tìm kiếm và kết hợp các phương thức không
bạo lực khác có thể nảy sinh trong các điều kiện phong phú của thời đại.
Mấy năm gần đây trong lý luận chúng ta không dùng từ chuyên chính
vô sản. Nhưng tinh thần về bản chất chuyên chính vô sản trong “Nhà nước và
cách mạng” thì vẫn thể hiện đầy đủ với nội dung phù hợp trong xây dựng nền
dân chủ XHCN và nhà nức XHCN ở nước ta hiện nay.
Trong sự nghiệp đổi mới, lý luận về phân kỳ đã được Đảng ta chú ý,
biểu hiện trong việc xác định những giai đoạn cụ thể của thời kì quá độ ên chủ

22



nghĩa xã hội ở nước ta để từ đó co những phương hướng, đường lối thích hợp.
Đại hội VI của Đảng (1986) đã nêu rõ nước ta đang ở “chặng đường đầu tiên”
và “là bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn” (Văn kiện Đại hội VI tr.41)
và nhiệm vụ chủ yếu là “xây dựng những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cần
thiết để triển khai công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn” (sđd.
Tr.42). Sau 10 năm, đến Đại hộiVIII (1996), Đảng ta nhận định, thắng lợi của
công cục đổi mới rất to lớn, nhiệm vụ của chặng đường đầu của thời kì quá độ
đã xơ bản hoàn thành và nước ta bắt đầu chuyển sang thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu “xây dựng nước ta trở thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh
vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Từ nay
đến 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” (văn
kiện Đại hội VIII, tr.80)
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đặc biệt chú trọng đến xây dựng và
củng cố nhà nước. Đã có Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (1995) đặt ra yêu
cầu cấp thiết phải xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong
sạch, có hiệu lực và hiệu quả; bài trừ quan liêu, tham nhũng luôn giữ vững và
phát huy bản chất cách mạng của một nhà nước. Nghị quyết này đã nêu ra
những quan điểm cơ bản để xây dựng, hoàn thiện nhà nước: Xây dựng nhà
nước XHCN của dân tộc, do dân vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh
đạ. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỉ cương xã
hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của
nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt
động của nhà nước. Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo


23


dục, nâng cao đạo đức XHCN. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước.
Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng ca đối với việc xây dựng nhà nước trong
thời kì mới, Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba khóa VIII (1997) đã nhấn
mạnh một số chủ trương để tiếp tục xây dựng nhà nước ta trong sạc, vững
mạnh. Những chủ trương lớn là: Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
quyền àm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước, nâng cao
chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức Quốc hội; tiếp tục cải cách nền
hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với
Nhà nước.
Đại hội IX Đảng ta đã chuẩn hóa khái niệm và nêu thực chất về con
đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ
TBCN tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân
loại đạt được dưới chế độ TBCN , đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại (Văn kiện Đại hội, tr.
84). Đó à tinh thần biện chứng trong xóa bỏ nhà nước cũ, trong kế thừa giữa
các nền chuyên chính, giữa các chế độ xã hội khác nhau của tiến trình phát
triển chung.
IV.

Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Qua nghiên cứu tác phẩm Nhà nước và cách mạng, chúng ta thấy rằng
đây là sự chuẩn bị về lý luận, phương pháp luận trực tiếp cho việc giành thắng
lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Nội dung lý luận về nhà nước
và cách mạng là kim chỉ nam cho đảng Bonsevich và nhân dân lao động cách

mạng Nga thực hiện Cách mạng 1917. Tác phẩm không có những ý nghĩa
chính trị - thực tiễn mà còn có tính chất nóng hổi. Vì đây là vấn đề làm quần
chúng thấy rõ những việc họ phải làm. Nhân dân Nga đã àm được cuộc cách
mạng đập tan nhà nước Tư sản, xây dựng chính quyền xô viết tồn tại trên 70
năm. Đến nay tuy khong còn tồn tại nữa, nhưng nhân loại đánh giá rất cao
cuộc cách mạng ấy. Nó đã mở ra một thời kì mới của nhân loại, cách mạng

24


Tháng Mười đã cổ vũ nhân dân nhiều nước trên thế giới làm cách mạng như
cách mạng các nước châu Á, cách mạng Việt Nam, cách mạng Trung Quốc,
cách mạng Cuba,...
Những luận điểm về nhà nước và cách mạng là căn cứ, là cơ sở lý luận
quan trọng cho việc nghiên cứu về Nhà nước. Qua tác phẩm, người nghiên
cứu, học tập có thể thấy được hệ thống các quan điểm lý luận về nhà nước của
Mác và Angghen được phát triển như thế nào qua các giai đoạn lịch sử về
ngùôn gốc, vai trò, bản chất, đặc trựng, đặc điểm và cũng như tương lai của
mình (Nhà nước). Thái độ của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân
dân lao động đối với các loại Nhà nước như thế nào. Tác phẩm “Nhà nước và
cách mạng” của Lê-nin là một công trình khoa học bao quát từ cả sự tổng thể
thực tiễn và khái quát lý luận, do đó nó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Tác phẩm còn thể hiện là một kiểu mẫu về phương pháp bảo vệ và phát triển
+

chủ nghĩa Mác trong điều kiện mới.
Ngày nay, những nội dung lý luận trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
vẫn có ý nghĩa thực tiễn sát thực trong việc bảo vệ và xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Thực tiễn đời sống chính trị xã hội ngày nay đã có những biến chuyển

lớn lao. Các thế lực của chủ nghĩa tư bản vẫn đang ngày đêm ráo riết tấn công
vào những giá trị nền tảng của chủ nghĩa Mác-lenin. Chúng không ngừng
xuyên tạc thậm chí phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa Mác-Lênin. Trước thực tế
đó, việc bảo vệ giá trị đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin lại càng

+

có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
Xây dựng nhà nước theo tư tưởng Lê-nin trong giai đoạn ngày nay
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vì mục tieu của chủ nghĩa xã hội
ở nước ta đã trải qua gần 25 năm. Đất nước đang đứng trước thời cơ, nguy cơ
và thách thức lớn, nếu nước ta biết nắm lấy thời cơ, vượt qua thách thức, đề
phòng nguy cơ thì sự nghiệp cách mạng ở nước ta còn giành được nhiều thăng
lợi hơn nữa. Đối với nước ta, sự nghiệp đổi mới hiện nay đang đứng trước
thời cơ lớn mà những biểu hiện chủ yếu của chúng ta là: đất nước đang tích

25


×