Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu biến đồi một số thông số về hình thái, chức năng và huyết động của thất trái bằng siêu âm doppler tim ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.58 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

LÊ HOÀNG OANH

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI MỘT SỐ THÔNG SỐ VỀ HÌNH
THÁI, CHỨC NĂNG VÀ HUYẾT ĐỘNG CỦA THẤT TRÁI
BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở PHỤ NỮ MANG THAI
BÌNH THƯỜNG VÀ TIỀN SẢN GIẬT

Chuyên ngành : Nội Tim mạch
Mã số : 62 72 01 41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương
2. PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn

Phản biện 1: GS.TS Đỗ Doãn Lợi
Phản biện 2: PGS. TS Ngô Văn Tài
Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Viết Trung


Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại
Học viện Quân y.
Vào hồi: giờ ngày

tháng

năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Học viện Quân y


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1

Lê Hoàng Oanh., Đinh Thị Thu Hương., Phạm Nguyên Sơn.,
Nguyễn Thị Minh Tâm., Nguyễn Đức Công (2013). Nghiên
cứu biến đổi hình thái và cấu trúc tim ở sản phụ mang thai bị
tiền sản giật và mang thai bình thường. Tạp chí Y - Dược học
Quân sự (3): 17-23.

2

Lê Hoàng Oanh., Đinh Thị Thu Hương., Phạm Nguyên Sơn.,
Nguyễn Thị Minh Tâm., Nguyễn Đức Công (2013). Nghiên
cứu biến đổi hình thái và cấu trúc tim ở sản phụ mang thai bình
thường trong suốt quá trình mang thai. Tạp chí Y - Dược học
Quân sự (5): 147-152.



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, bệnh tim mạch ở phụ nữ mang thai đang có xu hướng tăng nhanh ở
những nước phát triển và đang phát triển. Tăng huyết áp ở người phụ nữ mang thai
kèm theo protein niệu (tiền sản giật TSG) là một trong những nguyên nhân quan
trọng liên quan chặt chẽ đến tăng tỉ lệ bệnh tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy
tim...) trong và sau sinh; làm thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tử vong
cho thai cũng như người mẹ mang thai... Hiện nay, phụ nữ mang thai cần được khám,
đánh giá chức năng tim mạch định kỳ, việc sử dụng các phương pháp đánh giá không
xâm nhập và có hại đến mẹ và thai nhi là một yêu cầu cần thiết, các phương pháp đánh
giá không xâm nhập trong đó siêu âm là phương pháp được lựa chọn tối ưu nhất. Siêu
âm Doppler tim là một phương pháp không xâm nhập, an toàn, rẻ tiền cho hiệu quả cao
trong việc đánh giá được toàn bộ hình thái, cấu trúc và chức năng tim của người mẹ
mang thai và vai trò của siêu âm, nhất là siêu âm Doppler mô cơ tim trong việc đánh
giá biến đổi hình thái, cấu trúc và sự suy giảm chức năng tâm trương thất trái ở phụ
nữ mang thai đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá rất cao, nhưng
ở Việt Nam lại chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Khảo sát các thông số về hình tháí, chức năng và huyết động thất trái bằng siêu
âm Doppler tim ở phụ nữ mang thai bình thường, tiền sản giật.
2. Tìm mối liên quan giữa các thông số về hình thái, chức năng và huyết động
thất trái với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai bình thường,
tiền sản giật.
* Những đóng góp của luận án:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên tương đối đầy đủ về các biến đổi
về các thông số hình thái, chức năng và huyết động của phụ nữ mang thai bình thường
(MTBT) và tiền sản giật (TSG) ở Việt Nam với những đóng góp mới như sau:
1. Phì đại đồng tâm (PĐĐT) thất trái ở phụ nữ MTBT tăng dần theo thời gian

mang thai, nhất là ở phụ nữ mang thai bị TSG thì tỉ lệ và mức độ PĐĐT cao hơn nhóm
phụ nữ mang thai bình thường (p< 0,001). Suy giảm chức năng tâm trương (CNTTr) thất
trái ở phụ nữ mang thai TSG cũng cao hơn nhóm MTBT có ý nghĩa thống kê (p< 0,001).
Sự thay đổi huyết động ở người phụ nữ MTBT: đó là tỉ lệ cung lượng tim (CO) tăng dần
và tỉ lệ tăng tổng kháng mạch ngoại vi giảm dần từ 3 tháng đầu so với 3 tháng cuối. Nhất
là, tỉ lệ tăng tăng tổng kháng mạch ngoại ở nhóm mang thai bị TSG cao hơn so với
nhóm MTBT tới 19,7 lần (p < 0,001). Sự thay đổi trên liên quan chặt chẽ đến tổn thương


2
tim mạch và các biến chứng quan trọng khác trong quá trình mang thai, sinh con và có
thể sau sinh con một thời gian dài.
2. Khi phụ nữ mang thai bị TSG có các triệu chứng đi kèm như: tăng huyết áp
nặng, protein niệu nặng, tăng men gan, giảm tiểu cầu, tăng creatinin và tăng acid urric
máu thì nguy cơ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái cao hơn nhiều so với phụ nữ
mang thai bị TSG không kèm theo các biểu hiện trên (p < 0,001). Đặc biệt là, phụ nữ
mang thai bị TSG có sinh con ≤ 34 tuần, sinh con ≤ 2500 g thì tăng tỉ lệ PĐĐT, suy
giảm CNTTr thất trái cao hơn nhiều so với phụ nữ mang thai sinh con > 34 tuần, sinh
con > 2500 g (p < 0,001). Những đặc điểm này, giúp ích nhiều cho các nhà thực hành
lâm sàng Tim mạch và Sản khoa trong đánh giá tiên lượng những người phụ nữ mang
thai bị TSG có kèm theo các biểu hiện trên cần phải được đưa vào các cơ sở y tế
chuyên khoa điều trị, theo dõi sát để tránh các nguy cơ biến chứng tim mạch cho
người mẹ, các biến chứng nguy hiểm khác và cũng như biến chứng cho thai nhi.
3. Có mối liên quan chặt chẽ cao giữa biến đổi hình thái, cấu trúc của tim ở người
phụ nữ mang thai bị TSG (nhất là độ dày thành tim tương đối-RWT) đến suy giảm CNTTr
thất trái với OR (95%, CI) = 29,4 (1,6 - 541,6), p < 0,001. Vì vậy, ở những cơ sở Y tế
không có siêu âm Doppler (hoặc không có năng lực siêu âm Doppler mô cơ tim), chỉ
cần có siêu âm tim 2D, TM cũng có thể sơ bộ đánh giá về hình thái, cấu trúc của tim,
từ đó dự đoán CNTTr thất trái của người bệnh để tiên lượng bệnh tim mạch ở đối
tượng này.

4. Nghiên cứu này, mở ra thêm hướng nghiên cứu tiếp theo là theo dõi các biến
chứng bệnh tim mạch của người phụ nữ mang thai bị TSG sau sinh, nhằm có các biện
pháp theo dõi và quản lý điều trị dự phòng kịp thời để giảm thiểu nguy cơ bệnh tim
mạch và tử vong cho người phụ nữ mang thai bị TSG sau sinh.
* Cấu trúc luận án: luận án có 131 trang (không kể phụ lục và tài liệu tham khảo):
Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan tài liệu 33 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu 18 trang; Kết quả nghiên cứu 37 trang; Bàn luận 36 trang; Kết luận và kiến nghị
3 trang. Kết quả nghiên cứu có: 39 bảng, 22 biểu đồ và 2 sơ đồ. Có 160 tài liệu tham
khảo gồm: 37 tài liệu tiếng Việt, 123 tài liệu tiếng Anh.


3
Chương 1. TỔNG QUAN
1. Biến đổi bệnh lý tim mạch ở người phụ nữ mang thai bị tiền sản giật
1.1. Khái niệm tiền sản giật
- TSG thường được chẩn đoán dựa vào protein niệu ( ≥ 0,3g/24 giờ) kết hợp
với huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥
90 mmHg xảy ra từ tuần thứ 20 của người mẹ mang thai có huyết áp bình thường
trước đó hoặc THA mạn tính trong suốt thời kỳ mang thai.
- Chẩn đoán mức độ bị TSG: Theo tiêu chuẩn của ACOG
1.2. Cơ chế bệnh sinh gây rối loạn chức năng tim mạch ở người bị tiền sản giật
Trong suốt quá trình mang thai, tế bào thuộc lớp trong lá nuôi di chuyển đến động
mạch xoắn tử cung, thay thế lớp tế bào nội mô mao mạch, phá hủy sự đàn hồi của lớp áo
giữa, cơ trơn, mô thần kinh. Vào kỳ cuối của 3 tháng giữa của quá trình mang thai, các
động mạch xoăn tử cung bị tổn thương bởi tế bào thuộc lớp trong lá nuôi, các tế bào nội
mạc không hiện diện lâu dài ở màng trong tử cung làm tổn thương hệ thống mạch máu
nhỏ, giảm khẩu kính động mạch, tăng sức cảnh mao mạch, làm giảm cung cấp máu cho
thai nhi, thiếu oxy mô từ đó sản sinh ra các yếu tố trung gian hóa học làm THA, gây tổn
thương thận, não và gan.
Ở người mang thai bình thường đi kèm với tăng thể tích nội mạch, cung lượng

tim cao và giãn mạch làm giảm sức cản ngoại vi thì người bị TSG là giảm thể tích nội
mạch, giảm cung lượng tim, giảm chỉ số tim và co mạch làm tăng TVR, tăng áp lực
mao mạch phổi bít. Sự giảm lưu lượng máu động mạch tử cung, làm cho thiếu máu cục
bộ bánh rau, dẫn đến các tế bào nội mạc giải phóng ra các yếu tố: tăng endothelin-1 làm
co cơ trơn, tăng cytokine và các chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm, giảm yếu tố
nitric oxide ở thận, giảm prostaglandin, tăng kháng thể kháng receptor hoạt động của
angiotensin II, tăng αTNF làm giảm dòng máu tới thận và tăng sức cản ngoại vi làm
THA. Do biến đổi huyết động học như: tăng nhịp tim, tăng CO thời kỳ đầu, tăng sức cản
hệ thống mạch, nhất là sự THA ở người bị TSG làm cho tăng công tim (CW) và tăng áp
lực đổ đầy thất trái tâm trương. Đồng thời, sự rối loạn chức năng tâm trương cùng với ảnh
hưởng của tăng hoạt động hệ Renin-angiotensin-aldosterol làm tăng sợi hóa cơ tim.
Sự quá tải về thể tích, tăng sợi hóa cơ tim và tăng co ngắn sợi cơ tim cuối cùng dẫn
đến tăng khối lượng cơ thất trái làm thành tim dày lên, giãn các buồng tim, kết hợp với sự
biến đổi tái cấu trúc thành thất trái làm biến đổi hình thái và cấu trúc tim như: phì đại đồng
tâm, phì đại lệch tâm, hở van tim, dịch màng ngoài tim.
Người phụ nữ mang thai bị TSG do kháng insulin, tăng đông máu và do thiếu
máu cục bộ nhau thai làm giải phóng ra các yếu tố trung gian hóa học gây viêm như:
interleukin-6 (IL-6), cytokine, αTNF…cùng với các yếu tố nguy cơ liên quan đến


4
TSG gây biến đổi chuyển hóa và hệ thống tuần hoàn, gây tăng huyết áp và thiếu máu
cơ tim làm biến đổi hình thái và cấu trúc tim, rối loạn chức năng tâm trương thất trái,
nhất là phụ nữ mang thai TSG có thai chậm phát triển trong tử cung có cả sự rối loạn
hình thái cấu trúc, chức năng tâm trương và chức năng tâm thu thất trái, sự thay đổi
này dẫn đến kết quả là làm rối loạn nhịp tim, suy tim ở phụ nữ mang thai bị TSG.
2. Đánh giá hình thái, cấu trúc, huyết động và chức năng thất trái bằng siêu âm
tim ở người phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật
2.1. Đánh giá hình thái và cấu trúc tim
* Khối lượng cơ thất trái và chỉ số khối lượng cơ thất trái

* Bề dày thành tim tương đối (RWT)
2.2. Đánh giá chức năng tâm thu và huyết động thất trái
* Cung lượng tim (CO) và chỉ số cung lượng tim (CI)
* Tổng kháng mạch ngoại vi (TVR) và chỉ số TVRI (TVR index):
2.3. Đánh giá chức năng và phân loại suy chức năng tâm trương:
Theo ASE (American Society of echocardiography) 2016
2.4. Tình hình nghiên cứu về hình thái và chức năng tim bằng siêu âm Doppler tim ở
người phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật
Alicia T. Dennis (2010) nghiên cứu ở 40 phụ nữ mang thai bị TSG có so sánh với
nhóm mang thai bình thường và phụ nữ không mang thai. Tác giả thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) giữa sự thay đổi hình thái và chức năng tim của các
đối tượng này.
Fok W.Y. và cộng sự (2006), thấy tăng chỉ số LVM (g) từ 3 tháng đầu đến 3
tháng cuối ở người phụ nữ MTBT, trong khi đó tỉ lệ suy giảm chức năng tâm trương
giảm dần (p < 0,05).
Melchiorre K. và CS (2012) nghiên cứu ở đối tượng mang thai bị TSG kèm
theo thai chậm phát triển trong tử cung: chỉ số LVMI (g/m 2) và RWT cao hơn so
với nhóm bình thường (p < 0,001) và giảm CNTTr thất trái ở nhóm bị TSG kết hợp
thai chậm tiến triển trong tử cung so với nhóm bình thường (p < 0,001). Tỉ lệ rối loạn
chức năng tâm trương ở nhóm này (52%) cao hơn so với nhóm MTBT (4%) với p <
0,001. Rối loạn chức năng cơ tim (giãn và co lần lượt: 76% và 48%) so với nhóm
MTBT (lần lượt là: 21% và 5%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001
Ở Việt Nam, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về hình thái,
cấu trúc và chức năng tim ở phụ nữ mang thai bình thường, nhất là ở nhóm phụ nữ
mang thai bị TSG, đặc biệt TSG có mối liên quan mật thiết đến bệnh tim mạch và tử
vong cho bà mẹ mang thai, thai nhi trong quá trình mang thai cũng như sau sinh.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 190 người chia làm hai nhóm:
- Nhóm nghiên cứu gồm: 86 phụ nữ mang thai có tuổi thai từ 26 đến 36 tuần
bị TSG.
- Nhóm phụ nữ mang thai bình thường gồm: 104 người có độ tuổi tương
đương nhóm nghiên cứu, đến đăng ký khám thai định kỳ.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
2.1.1.1. Nhóm phụ nữ mang thai bị tiền sản giật
Phân làm hai mức độ tiền sản giật theo tiêu chuẩn của Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ
- ACOG (2013).
2.1.1.2. Nhóm phụ nữ mang thai bình thường
Những sản phụ khoẻ mạnh trong quá trình mang thai không bị tăng huyết áp, TSG
đến đăng ký sinh con tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông và phải được theo dõi đủ 3 thời
điểm của các kỳ mang thai phân theo khoảng cách mang thai được qui định trong sản
khoa (ba tháng đầu, giữa, cuối):
+ Kỳ 3 tháng đầu: vào tuần thai thứ 10 đến tuần 14.
+ Kỳ 3 tháng giữa: vào tuần thứ 18 đến tuần 24.
+ Kỳ 3 tháng cuối: vào tuần thai thứ 26 đến tuần 36.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Các sản phụ trước khi mang thai có tiền sử các bệnh về nội khoa và tim
mạch như:
+ Tăng huyết áp, tim bẩm sinh, bệnh van tim hở van hai lá (HoHL), hở van
động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, bệnh hệ thống: luput ban đỏ, xơ cứng bì...
+ Có các rối loạn về nhịp như: rung nhĩ, ngoại tâm thu thất và trên thất
>10%, cơn nhịp nhanh trên thất, Block nhĩ thất cấp II, III.
+ Suy gan, suy thận, tâm phế mạn tính, lao phổi
+ Những sản phụ trong thời gian mang thai phát hiện dị tật bất thường của
thai nhi có thể có bị chỉ định đình chỉ thai sớm kỳ 3 tháng giữa.
+ Những sản phụ bị đái tháo đường type 1.
+ Bệnh nhân không đủ các chỉ tiêu xét nghiệm cận lâm sàng, và siêu âm tim

theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2013.
* Địa điểm nghiên cứu:
- Viện Tim mạch Trung ương - Bệnh viện Bạch Mai: Siêu âm tim cho đối tượng


6
nghiên cứu bị TSG được chuyển từ bệnh viện Phụ sản Hà Nội sang.
- Bệnh viện Phụ sản Hà nội: Xét nghiệm cận lâm sàng và siêu âm sản khoa cho sản
phụ bị TSG
- Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm tim, siêu âm
sản cho sản phụ mang thai bình thường.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc có
đối chứng.
- Nghiên cứu mô tả có đối chứng: so sánh hai nhóm mang thai bình thường kỳ 3
tháng cuối từ tuần mang thai thứ 26 đến tuần 36 cùng với nhóm mang thai TSG có tuổi
thai tương tự.
- Theo dõi dọc kỳ 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối ở nhóm mang thai
bình thường.
2.2.2. Tính cỡ mẫu nghiên cứu: Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả của hai
nhóm là:
2
(Zα/2β× 2pq+Z
1 1 ×
2 p q +p q 2 )
n=
(p1-p2 )2

Theo Melchiorre K. thấy tỉ lệ suy CNTTr ở nhóm mang thai bị TSG (40%) so
với nhóm MTBT (14%). Ta có:
p = (0,4 + 0,14)/2 = 0,27; q = 1-0,27 = 0,73.
Thay vào công thức ta được: n = 72,78
Từ kết quả trên tổng số mẫu nghiên cứu ít nhất là: 73x2 = 146 phụ nữ MTBT và
TSG. Do chúng tôi chọn nhóm MTBT trong nghiên cứu làm nhóm đối chiếu với
nhóm mang thai bị TSG để kết quả thống kê chính xác hơn nên chúng tôi chọn tiếp cỡ
mẫu điều chỉnh theo công thức sau: n* = 146×32/8 = 164,25.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là: n = 165. Trong nghiên cứu này n = 190
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.2.3.1. Khám lâm sàng và các một số xét nghiệm cận lâm sàng
- Huyết áp: Chẩn đoán tăng huyết áp và mức độ tăng huyết áp ở người mang thai
theo tiêu chuẩn của ACOG
- Khám lâm sàng:
+ Tìm các triệu chứng cơ năng liên quan đến TSG
+ Tăng BMI: dựa theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới (2011)
+ Đánh giá sinh con non (≤34 tuần) và sinh con thiếu cân (≤ 2500)g của người mẹ
mang thai dựa tiêu chuẩn của ACOG và Bộ Y Tế Việt Nam.


7
- Biến đổi điện tâm đồ: làm đủ 12 đạo trình
- Xét nghiệm nước tiểu: Chẩn đoán có protein niệu và phân độ mức độ protein niệu
theo tiêu chuẩn Bộ Y tế (2015) và ACOG (2013)
- Xét nghiệm huyết học:
+ Thiếu máu khi: HST < 110 g/L.
+ Giảm tiểu cầu khi: tiểu cầu < 100 G
+ Tăng bạch cầu khi: bạch cầu > 11,0 G/L.
- Xét nghiệm sinh hóa máu
+ Tăng acid uric khi: ≥ 360 µmol/L.

+ Tăng creatinin khi: ≥ 100 µmol/L.
+ Tăng men gan: khi ≥ 40UI/L; tăng mức độ nặng ≥ 80UI/L.
2.2.3.2. Siêu âm thai
Siêu âm thai đánh giá tuổi thai, cân nặng thai, sự phát triển của thai và dị tật thai.
2.2.4. Qui trình làm Siêu âm Doppler tim
- Thăm dò hình thái và cấu trúc tim: Đánh giá thay đổi hình thái và cấu trúc tim
ở phụ nữ mang thai theo tiêu chuẩn của ASE (2013):
+ Tăng LVM (g): ≥ 130 g.
+ Tăng LVMI (g/m2): ≥ 95 (g/m2).
+ Tăng RWT: > 0,42.
Đánh giá biến đổi cấu trúc thất trái:
-Tái cấu trúc đồng tâm RWT: > 0,42.
-Phì đại lệch tâm: LVMI (≥ 95 (g/m 2) + RWT (≤ 0,42).
- Phì đại đồng tâm: LVMI (≥95 (g/m 2) + RWT (> 0,42).
- Khảo sát dịch màng ngoài tim: có khoảng trống thành sau thất trái thì tâm
trương trên 2D và đo kích thước khoảng trống trên M-mode ≥ 5 mm.
- Xác định HoHL: siêu âm Doppler mầu có dòng phụt ngược vào nhĩ trái trong thì
tâm thu.
- Thăm dò chức năng tâm thu và chức năng tâm trương thất trái:
Theo Hội Tim mạch Hoa kỳ (ASE 2016)
2.2.5. Các chỉ tiêu chính sử dụng trong nghiên cứu
2.2.5.1. Chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng
a) Chỉ tiêu chung:
+ Tuổi trung bình và phân độ tuổi giữa hai nhóm.
+ Chỉ số BMI (kg/m2), cân nặng thai nhi.
+ Phù và mức độ phù.
+ Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và mức độ tăng huyết áp.
+ Biến chứng thai nhi: thai chết lưu, đẻ non < 34 tuần



8
b) Chỉ tiêu huyết học và sinh hóa máu:
+ Hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit và tỉ lệ thiếu máu giữa hai nhóm.
+ Bạch cầu và tỉ lệ tăng bạch cầu (> 11,0 G/L) giữa hai nhóm.
+ Tiểu cầu, tỉ lệ giảm tiểu cầu.
+ Nồng độ acid uric, creatinin và tỉ lệ tăng acid uric, creatinin giữa hai nhóm.
+ Men gan (AST, ALT) và tỉ lệ tăng men gan, phân độ tăng men gan.
+ Protein niệu, albumin máu và phân độ protein niệu ở nhóm TSG.
2.2.5.2. Các chỉ tiêu về hình thái thất trái giữa hai nhóm mang thai bình
thường và tiền sản giật
+ LVM (g) và chỉ số LVMI (g/m2) và tỉ lệ tăng LVM (g), LVMI (g/m2).
+ RWT và tăng RWT.
+ Tỉ lệ tái cấu trúc đồng tâm.
+ Tỉ lệ phì đại lệch tâm.
+ Tỉ lệ phì đại đồng tâm thất trái.
+ Tỉ lệ dịch màng ngoài tim
+ Tỉ lệ hở hai lá
2.2.5.3. Các chỉ tiêu chức năng tâm thu và huyết động giữa hai nhóm mang
thai bình thường và tiền sản giật
+ Huyết áp trung bình (mmHg).
+ Phân suất tống máu EF%.
+ CO (L/phút) và tỉ lệ tăng CO (L/phút).
+ TVR (dynes/s/cm5) và tỉ lệ tăng TVR (dynes/s/cm5).
2.2.5.4. Chức năng tâm trương giữa hai nhóm mang MTBT và TSG
+ Vận tốc sóng E (cm/s).
+ Vận tốc sóng A (cm/s).
+ Tỉ lệ E/A.
+ Thời gian DT (ms) và tỉ lệ tăng DT (ms).
+ IVRT′ (ms) và tỉ lệ tăng IVRT′ (ms).
+ Vận tốc sóng e′ (cm/s) và tỉ lệ giảm vận tốc sóng e′ (< 10).

+ Vận tốc sóng a′ (cm/s).
+ Tỉ lệ E/e′ và tăng tỉ lệ E/e′ (> 10).
+ Tỉ lệ e′/a′ và tăng tỉ lệ e′/a′ (< 1).
+ Phân độ suy giảm CNTTr giữa hai nhóm MTBT và TSG.


9
2.2.5.5. Chỉ số Tei và Tei′ ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật
2.2.5.6. Mối liên quan giữa hình thái, chức năng thất trái và huyết động với
một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản
giật
a) Nhóm mang thai bình thường
+ Tuổi người mẹ mang thai > 30.

+ Có phù.

+ Tăng BMI.
+ Thiếu máu.
b) Nhóm mang thai bị TSG
+ THA mức độ nặng.
+ Tăng creatinin.
+ Tăng Protein niệu mức độ nặng. + Tăng acid uric.
+ Tăng men gan.
+ Sinh con ≤ 34 tuần thai.
+ Giảm tiểu cầu.
+ Sinh con trọng lượng ≤ 2500 g.
2.2.6. Xử lý số liệu thống kê
Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Đề tài được tuân thủ
theo đề cương đã được hội đồng khoa học Học Viện Quân Y thông qua và ban Giám
đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai

đồng ý cho phép thực hiện thu thập số liệu nghiên cứu. Nghiên cứu hoàn toàn không
gây bất lợi cho người bệnh về việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.


10
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tuổi, các yếu tố nguy cơ ở nhóm mang thai bình thường và tiền sản giật
- Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa phụ nữ MTBT (29,1 ± 4,5) và nhóm có
TSG (29,9 ± 4,4) và tỉ lệ phân bố theo độ tuổi (< 25, 25-29, 30-34 và ≥ 35) (p > 0,05).
- Cân nặng của thai nhi ở nhóm TSG (2,5 ± 0,6 kg) thấp hơn so với nhóm
MTBT 3 tháng cuối (2,9 ± 0,5 kg) có ý nghĩa thống kê p < 0,01.
- Tỉ lệ tăng chỉ số BMI (≥ 25kg/m 2) tăng dần theo các kỳ mang thai (p < 0,001); tỉ
lệ tăng chỉ số BMI ở nhóm TSG (75,6%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng
cuối (49,0%) có ý nghĩa thống kê p < 0,01.
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng ở
nhóm mang thai bình thường và tiền sản giật
- Mức độ phù và phù nặng ở nhóm TSG (lần lượt là: 96,5% và 16,3%) cao hơn
so với nhóm MTBT 3 tháng cuối (lần lượt là: 39,4% và 2,9%) có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001.
- Tỉ lệ THA mức độ nặng ở nhóm mang thai bị TSG chiếm tới 52,2%.
- Tiểu cầu ở nhóm TSG (201,2 ± 93,1 G/L) thấp hơn so với MTBT (226,6 ±
46,7 G/L) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỉ lệ giảm tiểu cầu cũng cao hơn (18,6%)
so với nhóm MTBT (0%) có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2. Đặc điểm hình thái và chức năng tim ở nhóm mang thai bình thường và tiền
sản giật
3.2.1. Hình thái và chức năng tim ở nhóm mang thai bình thường
3.2.1.1. Biến đổi hình thái tim ở nhóm mang thai bình thường

Biểu đồ 3.6. Biến đổi cấu trúc thất trái ở nhóm phụ nữ mang thai bình thường

Nhận xét: Tỷ lệ tái cấu trúc đồng tâm, phì đại lệch tâm, phì đại đồng tâm thất trái ở
nhóm MTBT tăng dần theo các thời kỳ mang thai, có ý nghĩa thống kê P<0,001


11
3.2.1.2. Biến đổi chức năng tâm thu và huyết động ở phụ nữ
mang thai bình thường
Bảng 3.12. Biến đổi CNTT và huyết động học ở phụ nữ mang thai bình thường
Nhóm
Chỉ tiêu
CO (L/phút)
Tăng CO (> 8 L/phút) , n (%)
TVR (dyne/s/cm5)

3 tháng

MTBT (n = 104)
3 tháng

3 tháng

đầua

giữab

cuốic

5,6 ± 1,7a

6,4 ± 1,0b


7,2 ± 1,5c

4(3,8)
7(6,7)
26(25,0)c
1243,5±281,4a 1029,3±179,2b 955,2±247,2c

TVR ≥1400 (dyne/s/cm5), n (%)
23(22,1)a
4(3,8)
6(5,8)c
Nhận xét: - Chỉ số CO tăng dần theo thời kỳ mang thai có ý nghĩa thống kê p<0,05 .
- Chỉ số TVR giảm dần theo thời kỳ mang thai có ý nghĩa thống kê p<0,05.
3.2.1.3. Biến đổi CNTTr ở nhóm mang thai bình thường
Bảng 3.14. Tỉ lệ các thông số CNTTr thất trái rối loạn ở phụ nữ mang thai bình
thường
Nhóm
Chỉ tiêu
DT > 200 ms, n (%)
IVRT´ > 90 ms, n (%)
Ve′ < 10 cm/s, n (%)
Tăng tỉ lệ E/e′ (>10), n (%)
Giảm tỉ lệ e′/a′ (< 1), n (%)
Suy
Giai đoạn 1, n (%)
Giai đoạn 2, n (%)
giảm
Giai đoạn 3, n (%)
CNTTr


MTBT (n = 104)
3 tháng
3 tháng
3 tháng
đầu

giữa

cuối

0
19(18,3)
0
0
1(1,0)
0
0
0

4(3,8)
35(33,7)
0
0
7(6,7)
0
0
0

11(10,6)

53(51,0)
12(11,6)
12(11,6)
20(19,2)
8(8,6)
3(2,9)
0

pd-cχ2
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001

Nhận xét:Tỉ lệ suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm MTBT xuất hiện ở kỳ 3 tháng cuối
(11,6%). Trong đó, tỷ lệ suy giảm CNTTr thất trái giai đoạn 1, 2 lần lượt là: 8,6%
và 2,9% . Tỷ lệ suy giảm CNTTr giai đoạn 3 (0%).


12
3.2.2. Hình thái và chức năng tim ở phụ nữ mang thai tiền sản giật
3.2.2.1. Biến đổi hình thái ở nhóm mang thai tiền sản giật

OR PĐĐT =6,7 (CI = 3,3 – 13,6), p <0,01

Biểu đồ 3.9. Biến đổi hình thái thất trái ở phụ nữ mang thai tiền sản giật
Nhận xét: Tỷ lệ biến đổi cấu trúc thất trái phì đại đồng tâm ở nhóm TSG cao hơn
nhóm mang thai bình thường có ý nghĩa thống kê p<0,001.

3.2.2.2. Chức năng tâm thu và huyết động ở nhóm phụ nữ
mang thai tiền sản giật
Chỉ số tổng kháng mạch TVR và tỉ lệ tăng TVR ở nhóm mang thai bị TSG cao
hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2.2.3. CNTTr ở nhóm phụ nữ mang thai tiền sản giật:
- Tỷ lệ suy giảm chức năng tâm trương ở nhóm mang thai bị TSG (48,8%) cao hơn so
với nhóm mang thai bình thường kỳ ba tháng cuối (11,6%) có ý nghĩa thống kê
p<0,001.
- Tỷ lệ suy giảm chức năng tâm trương độ 1,2 và 3 ở nhóm tiền sản giật (lần lượt là:
23,3%; 23,3% và 2,3%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ ba tháng cuối (lần lượt là:
8,6%; 2,9% và 0%) có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
3.3. Mối liên quan giữa hình thái và chức năng thất trái ở phụ nữ mang thai với
một số đạc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
3.3.1. Nhóm phụ nữ mang thai bình thường kỳ 3 tháng cuối
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc và chức năng thất trái
ở nhóm mang thai bình thường kỳ 3 tháng cuối với BMI mang thai ≥ 25
kg/m2.
Nhóm
Chỉ tiêu
RWT > 0,42
Ve′< 10 cm/s

BMI ≥ 25 kg/m2 BMI < 25 kg/m2
(n = 51)
(n = 53)
16 (31,4%)
8 (15,1%)
11 (21,6%)

1 (1,9%)


OR (CI); p
2,57 (1,00-6,69); <
0,05
14,3 (1,8-115,4); < 0,05


13
Nhận xét: Có sự tăng tỉ lệ RWT (> 0,42), Veꞌ (< 10 m/s) thất trái ở nhóm MTBT có
BMI ≥ 25 kg/m2 so với nhóm MTBT có BMI < 25 kg/m2 có ý nghĩa thống kê (p <
0,05)
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa biến đổi hình thái, cấu trúc và chức năng thất trái
ở nhóm mang thai bình kỳ 3 tháng cuối với triệu chứng phù.
Nhóm Có phù (n = 41) Không phù(n = 63)
OR (CI); p
Chỉ tiêu
n (%)
n (%)
PĐĐT
9 (22,0)
5 (7,9)
3,26 (1,01-10,57); < 0,05
Ve′ < 10c m/s
11 (26,8)
1 (1,6)
22,7 (2,8-184,4); < 0,05
Nhận xét: Có sự tăng tỷ lệ PĐTT và Veꞌ (< 10 m/s) thất trái ở nhóm MTBT có phù so với
nhóm MTBT không phù có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3.3.2. Nhóm phụ nữ mang thai tiền sản giật
* Các đặc điểm lâm sàng đi kèm:

Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr ở nhóm TSG có THA nặng cao hơn so với
nhóm TSG có THA nhẹ, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm TSG có protein niệu nặng (lần
lượt là: 92,6% và 88,9%) cao hơn so với nhóm TSG có protein niệu nhẹ (lần lượt là:
33,9% và 30,5%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 24,4 (22,8-529,7) và 18,2
(4,9-68,3).
Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm TSG có tăng men gan (lần lượt là:
73,3% và 71,1%) cao hơn so với nhóm TSG không tăng men gan (lần lượt là: 29,3% và
22,4%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 6,6 (2,6-17,1) và 7,6 (2,9 - 19,9).
Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm TSG có tiểu cầu ≤ 100 G/L
(lần lượt là: 100% và 100%) cao hơn so với nhóm TSG không giảm tiểu cầu (lần lượt
là: 41,1% và 37,1%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 17,1 (2,1 -137,3) và
27,1 (3,4 – 216,2).
Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm TSG có creatinin máu (lần lượt
là: 100% và 100%) cao hơn so với nhóm TSG không tăng creatinin máu (lần lượt là:
38,8% và 34,3%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 30,0(3,8 - 237,5) và
36,3(4,6 - 289,0).
Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm TSG có tăng acid uric (lần lượt
là: 67,9% và 62,5%) cao hơn so với nhóm TSG không tăng acid uric (lần lượt là:
23,3% và 22,3%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 6,9 (2,5 – 19,1) và 5,5
(2,0-15,0).
* Có biến chứng thai:
Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm TSG sinh con ≤ 34 tuần (lần
lượt là: 78,6% và 89,3%) cao hơn so với nhóm TSG sinh > 34 tuần (lần lượt là:


14
39,7% và 29,3%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 5,6 (1,9 – 15,9) và 20,1
(5,3 - 75,6).
Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm TSG sinh con cân nặng ≤

2500 g tuần (lần lượt là: 70,3% và 73,0%) cao hơn so với nhóm TSG sinh con cân
nặng > 2500 g (lần lượt là: 38,8% và 30,6%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là:
3,7(1,5 – 9,3) và = 6,1 (2,4 - 15,8).
3.3.3. Tương quan hồi quy đa biến giữa hình thái, cấu trúc và chức năng thất trái với
một số yếu tố ở phụ nữ mang thai tiền sản giật
3.3.3.1. Hình thái và cấu trúc tim
Bảng 3.35. Liên quan đa biến giữa biến đổi hình thái, cấu trúc tim với một số
đặc điểm lâm sàng ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.
-2 Log
Dự đoán đúng PĐĐT
Hệ số tương quan R2
P
Likelihood
70,0%
96,574
0,307
< 0,001
Yếu tố
Exp (B)
Khoảng tin cậy (95%, CI)
P
THA nặng
4,492
1,568 - 12,868
0,005
Chỉ có THA nặng có mối liên quan chặt chẽ đến PĐĐT thất trái có ý nghĩa thống
kê (p < 0,01). Khi THA nặng có nguy cơ PĐĐT thất trái ở phụ nữ mang thai bị TSG
với OR (95%, CI) = 4,492 (1,568 - 12,868).
Bảng 3.36. Liên quan đa biến giữa biến đổi hình thái, cấu trúc tim với một số chỉ
số cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.

Dự đoán đúng
-2 Log
Hệ số tương quan R2
P
PĐĐT
Likelihood
76,7%
77,517
0,511
< 0,001
Yếu tố
Exp (B)
Khoảng tin cậy (95%, CI)
P
Tăng men gan
5,198
1,623 - 16,644
0,006
Protein niệu nặng
8,140
1,205-55,009
0,031
Nhận xét: Khi có tăng men gan và nhất là protein niệu nặng thì nguy cơ PĐĐT thất
trái ở phụ nữ mang thai bị TSG
3.3.3.2. CNTTr thất trái
Bảng 3.37. Liên quan đa giữa suy giảm CNTTr thất trái với một số đặc điểm lâm
sàng ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.
Dự đoán đúng suy
-2 Log
Hệ số tương quan

p
CNTTr
Likelihood
R2
79,1%
77,778
0,510
< 0,001
Khoảng tin cậy
Yếu tố
Exp (B)
P
(95%, CI)
THA nặng
6,368
2,011 - 20,166
0,005
Nhận xét: Khi có THA nặng có nguy suy CNTTr thất trái ở phụ nữ mang thai bị TSG


15
Bảng 3.38. Liên quan đa giữa suy giảm CNTTr thất trái với một số chỉ số cận lâm
sàng ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.
Dự đoán đúng
suy CNTTr
76,7%
Yếu tố
Tăng creatinine
Tăng men gan


-2 Log
Likeliho

Hệ số tương quan R2

P

od
69,900
Exp (B)

0,582
Khoảng tin cậy (95%,

< 0,001
P

1,051
3,863

CI)
1,006 - 1,098
1,198 - 12,454

0,025
0,024

Nhận xét: Nồng độ creatinin và nhất là khi tăng men gan có liên quan chặt chẽ
đến suy giảm CNTTr thất trái có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khi có TMG thì nguy cơ
suy CNTTr thất trái ở phụ nữ mang thai bị TSG với OR (95%, CI) = 3,863 (1,19812,454).

Bảng 3.39. Tương quan đa biến giữa suy giảm CNTTr thất trái với một số chỉ số
hình thái, cấu trúc tim ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật.
Dự đoán đúng suy
CNTTr
89,5%
Yếu tố
Tăng RWT

-2 Log

Hệ số tương quan R2

P

Likelihood
50,260
Exp (B)
29,437

0,735
Khoảng tin cậy (95%, CI)
1,600 - 541,569

< 0,001
P
0,023

Nhận xét: Khi tăng RWT có mối liên quan chặt chẽ nguy cơ suy CNTTr thất trái ở
phụ nữ mang thai bị TSG với OR (95%, CI) = 29,437 (1,600 - 541,569).



16
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình chung của nhóm phụ nữ MTBT
và TSG lần lượt là: 29,1±4,5 và 29,9 ± 4,4 (năm); tỉ lệ phân bố theo độ tuổi giữa 2
nhóm sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Vì tuổi có liên quan đến sự
thay đổi CNTTr theo Nagueh S.F. (2009) và nhiều nhà khoa học thì giá trị trung bình
sóng e′ (biểu hiện đặc trưng của CNTTr) thành bên giảm dần theo phân độ tuổi, thời
gian IVRT (m/s), thời gian DT cũng tăng dần theo độ tuổi ở người bình thường. Do
vậy, lựa chọn phân bố độ tuổi tương đương nhau giữa hai nhóm để tránh yếu tố gây
nhiễu cho các thông số đánh giá hình thái và chức năng tâm trương thất trái ở người
phụ nữ MTBT và TSG, đồng thời so sánh với các giá trị bình thường ở người phụ nữ
không mang thai.
Béo phì thường có mối liên quan mật thiết đến hội chứng chuyển hóa, kháng
insulin, THA, tăng glucose máu, tăng acid uric… làm tăng nguy cơ bị TSG. Trong
nghiên cứu này thấy chỉ số BMI và tỉ lệ tăng chỉ số BMI ở nhóm TSG (75,6%) cao
hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối (49,0%) với p < 0,01. Gaugler-Senden I.
(2011) ở người phụ nữ TSG nhẹ béo nguy cơ bị sản giật gấp 2,5 lần; TSG nặng béo
nguy cơ sản giật gấp 3,5 lần so với người phụ nữ TSG không béo.
Phù là tình trạng tích nước quá mức bình thường của dịch kẽ, các hốc tự nhiên của
cơ thể. Ở nhóm TSG tỉ lệ có phù gặp rất cao (96,5%); nhất là phù nặng (16,3%) cao hơn
so với MTBT kỳ 3 tháng cuối (2,9%) với p < 0,001. Các tác giả trong và ngoài nước đều
cho rằng phù, nhất là phù nặng trong TSG có mối liên quan mật thiết đến các biến chứng
của người mẹ và thai chậm phát triển trong tử cung.
Tỉ lệ THA nhẹ và nặng trong nghiên cứu này lần lượt là: 47,8% và 52,2% trị số
HATT và HATTr là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong phân độ TSG.
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Nồng độ creatinin và tỉ lệ tăng creatinin (≥ 100 µmol/L) ở nhóm TSG 80,9 ± 24,3

µmol/L (22,1%)] cao hơn so với nhóm MTBT 78,5 ± 13,3 µmol/L (1,0%)] với p < 0,001;
tỉ lệ có protein niệu nhẹ và nặng ở nhóm TSG lần lượt là: 68,6% và 31,4%. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả Koopmans C.M. (2011). Sự mất
protein qua đường niệu và tăng áp lực mao mạch dẫn đến thoát protein vào dịch kẽ
làm giảm áp lực keo. Đồng thời, có mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ protein/creatinin
nước tiểu so với lượng protein niệu 24 giờ.


17
Tăng acid uric thường kèm theo là TSG ở người phụ nữ mang thai bởi có mối liên
quan mật thiết giữa tăng acid uric với tổn thương tế bào nội mô tiểu cầu thận, tăng acid
uric có liên quan đến những thay đổi trong cơ thể người mẹ mang thai và làm thai chậm
phát triển trong tử cung. Kết quả nghiên cứu này về acid uric tương tự với tổng kết của
Seow K.M. (2005) thấy có mối tương quan thuận khá giữa HATT, HATTr với nồng độ
acid uric ở phụ nữ TSG nặng. Vì thế, các nghiên cứu gần đây cho rằng sự tăng acid uric
ở phụ nữ mang thai bị TSG có mối liên quan mật thiết đến thai chậm phát triển trong tử
cung, nhất là ở phụ nữ mang thai bị TSG nặng và giá trị của acid uric có độ chính xác
cao hơn so với trị số huyết áp trong dự đoán tử vong của thai nhi.
Tổn thương gan thường phổ biến ở phụ nữ mang thai bị TSG, nhất là TSG nặng
và hội chứng HELLP. Trong nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Koopmans
C.M. (2011), Martin M.N. (2012) thấy ở nhóm hội chứng HELLP nhẹ (TSG nặng) thì
tỉ lệ tăng AST, ALT nặng lần lượt là: 49% và 23%.
Trong khi ở người phụ nữ MTBT thì tiểu cầu tăng trong suốt thai kỳ có thể có liên
quan đến việc phòng ngừa chảy máu khi mang thai. Thì ở phụ nữ mang thai bị TSG, nhất
là TSG nặng và hội chứng HELLP thì tiểu cầu lại giảm, đồng thời liên quan quan đến xuất
huyết não, xuất huyết tạng, đông máu rải rác trong lòng mạch…. Trong nghiên cứu này,
thấy số lượng tiểu cầu và tỉ lệ giảm tiểu cầu ở nhóm TSG 202,2 ± 93,1 G/L (18,6%)],
trong khi nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối 226,6 ± 41,3 G/L (0%)], sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001); phù hợp với nghiên cứu của Koopmans C.M. (2011), Reyes L.M.
(2012), Seow K.M. (2005), Tejera E. (2012), Martin J.N. (2012).

4.1.3. Biến chứng thai ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật
Tổn thương thai nhi như: thai chết lưu, sinh non, chậm phát triển trong tử cung,
thiếu cân và chết chu sinh… là một trong những vấn đề rất quan trọng trong theo dõi và
chăm sóc người mẹ mang thai, TSG là một trong những nguyên nhân quan trọng liên
quan đến thai chậm phát triển trong tử cung và tử vong. Trong nghiên cứu này, thấy cân
nặng thai nhi của nhóm TSG (2,5 ± 0,6 kg) thấp hơn so với nhóm MTBT 3 tháng cuối
(2,9 ± 0,5 kg) có ý nghĩa thống kê p < 0,01. Tỉ lệ các biến chứng liên quan đến thai
chiếm khá cao (46,5%). Ngày nay, các nghiên cứu cơ chế sinh bệnh học ở TSG cho thấy
sự thiếu máu cục bộ nhau thai sẽ tạo ra các chất trung gian hóa học và thay đổi huyết
động học làm cho biến đổi hình thái, cấu trúc cũng như chức năng của tim, đồng thời các
chất trung gian viêm cũng gây tổn thương thai nhi.


18
4.2. Đặc điểm hình thái, chức năng thất trái và huyết động ở phụ nữ mang thai
bình thường và tiền sản giật
4.2.1. Hình thái và chức năng tim ở phụ nữ mang thai bình thường
* Hình thái và cấu trúc tim:
Trong nghiên cứu này, chỉ số LVMI (g/m2) và tỉ lệ LVMI > 95 g/m 2 tăng dần theo
các kỳ mang thai lần lượt là: 84,2 ± 8,3 (9,6%); 91,9 ± 16,5 (26,0%) và 95,3 ± 11,5
(42,3%) với p < 0,001]; tỉ lệ tăng RWT cũng tương tự (lần lượt là: 2,9%; 11,5% và 23,1%
với p < 0,001); tương tự như một số nghiên cứu trước như: Mesa A. (1999), Kametas N.A.
(2001)... Tuy nhiên, sự thay đổi về hình thái và cấu trúc này chỉ mang tính cơ năng do biến
đổi huyết động học, và các chỉ số biến đổi trên sẽ trở lại bình thường sau sinh theo kết quả
nghiên cứu của Savu O. (2012) thấy các chỉ số LVEDd, LVEDs, RWT, LVMI giảm nhiều
sau 4 tháng sinh con và tương đương với nhóm phụ nữ khỏe mạnh không mang thai (p >
0,05).
* Chức năng tâm thu và huyết động học:
Kết quả của nghiên cứu này tương tự nghiên cứu của Bamfo J.E. (2007): ở các
kỳ mang thai tăng dần theo các kỳ theo dõi (p < 0,001) và tỉ lệ tăng CO chiếm khá

cao (30%). TVR (dyne/s/cm5) và sóng s′ trên Doppler mô thành bên lại giảm dần theo
các kỳ mang thai (p < 0,05). Savu O. (2012): TVR (dyne/s/cm 5) lại giảm dần từ kỳ 3
tháng đầu đến kỳ 3 tháng cuối với p < 0,05.
* Chức năng tâm trương thất trái:
Trong nghiên cứu này kết quả các thông số biểu hiện CNTTr như: thời gian DT
(m/s), tăng DT (> 200 m/s) và IVRT′ (m/s), tăng IVRT´ (> 90 m/s) tăng dần theo các
kỳ mang thai. Tương tự, tỉ lệ E/A, Ve′ và e′/a′ giảm dần có ý nghĩa thống kê (p < 0,05);
còn tỉ lệ E/e′ lại tăng dần (p < 0,001). Tỉ lệ suy CNTTr ở nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối
chiếm 11,5% (suy CNTTr giai đoạn 1 và 2 lần lượt là: 8,6% và 2,9%), ở kỳ mang thai 3
tháng đầu và giữa không gặp trường hợp nào có biểu hiện suy giảm CNTTr; phù hợp
với các kết quả nghiên cứu trên thế giới như: Mesa A. (1999), Fok W.Y. (2006),
Simmons L.A (2002). Mặt khác, tỉ lệ tăng chỉ số Tei (lần lượt là: 1,9%; 3,8% và 7,7%; p
= 0,045); Tei′ cũng cho kết quả tương tự (lần lượt là: 5,8%; 77,7% và 13,5%; p = 0,053)
theo các kỳ mang thai. Sự thay đổi chỉ số Tei và Tei´ phù hợp với sự thay đổi của các
thông số CNTT và CNTTr ở người phụ nữ MTBT của nghiên cứu này và các nghiên cứu
trước đây.
4.2.2. Hình thái, cấu trúc chức năng tim ở phụ nữ mang thai bị tiền sản giật
* Hình thái và cấu trúc:
Sự thay đổi hình thái và cấu trúc tim ở phụ nữ mang thai bị TSG đã được nhiều
nghiên cứu trên thế giới chứng minh như: Dennis A.T. (2010), Cho K.I. (2005),
Simmons LA (2002), Novelli G.P. (2003).


19
Kết quả của nghiên cứu này các chỉ số biểu hiện hình thái và cấu trúc tim ở nhóm
TSG phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây. Chỉ số LVM (g) và LVMI (g/m 2) ở
nhóm TSG lần lượt là: 182,7 ± 33,0 (g) và 111,1 ± 21,2 (g/m 2) cao hơn so với nhóm
MTBT kỳ 3 tháng cuối lần lượt là: 152,9 ± 19,4 (g) và 95,3 ± 11,5 (g/m 2)]; đồng thời tỉ
lệ tăng LVMI (g/m2) ở nhóm TSG (79,1%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối
(42,3%) với p < 0,001. Chỉ số RWT và tỉ lệ tăng RWT ở nhóm TSG (lần lượt là: 0,45 ±

0,07 và 60,5%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối (lần lượt là: 0,39 ± 0,05 và
23,1%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001.
Sự quá tải về thể tích máu trong TSG, tăng công tim và áp lực đổ đầy nhĩ trái làm
tăng áp lực co cơ tim, tăng co ngắn sợi cơ tim cuối cùng dẫn đến tăng khối lượng cơ thất
trái làm thành tim dày lên, giãn các buồng tim, biến đổi tái cấu trúc thành thất trái gây tái
cầu trúc đồng tâm, phì đại lệnh tâm và nhất là PĐĐT. Novelli G.P. (2003) thấy nguy cơ
PĐĐT thất trái ở nhóm mang thai bị THA thực sự gấp 3,65 lần so với nhóm không THA
(p < 0,05). Melchiorre K. (2011) thấy tỉ lệ biến đổi cấu trúc thất trái ở nhóm TSG
(40,7%) cao hơn so với nhóm MTBT (6,4%) với p < 0,001. Mặt khác, tỉ lệ biến đổi cấu
trúc thất trái ở nhóm TSG (nhất là PĐĐT: 52,3%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3
tháng cuối (13,4%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; Tỉ lệ có DMNT và HoHL ở nhóm
TSG (lần lượt là: 32,6% và 52,3%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối (lần
lượt là: 0,0% và 20,2%) với p < 0,001 . Dennis A.T. (2010) thấy ở nhóm MTBT không
có trường hợp nào có tràn DMNT; trong khi đó ở nhóm TSG tỉ lệ gặp có DMNT tương
đối cao (37,5%) phù hợp với nguyên nhân do mất protein qua đường niệu ở phụ nữ
mang thai bị TSG, nhất là TSG nặng làm giảm albumin máu gây tràn dịch đa màng.
* Chức năng tâm thu và huyết động học:
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của Marshall L (2009), Dennis
A.T. (2010), Simmons L.A. (2002). Tuy nhiên, sự thay đổi CNTT ở phụ nữ mang thai
bị TSG khác với nhóm MTBT bởi quá trình thay đổi diễn ra dài sau khi sinh. Vì vậy,
cần có những nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ vai trò của biến đổi CNTT và huyết
động học liên quan đến bệnh tim mạch ở người phụ nữ bị TSG trong thời gian mang
thai và sau sinh.
* Chức năng tâm trương:
Do có sự thay đổi hình thái và cấu trúc tim ở phụ nữ mang thai bị TSG, nên ở
phụ nữ mang thai bị TSG thường có sự biến đổi sâu sắc về CNTTr thất trái. Theo kết
quả của Cho K.I. (2005), Novelli G.P. (2003), Yuan L (2006), Vasapollo B. (2008),
Dennis A.T. (2010), Melchiorre K. (2011-2012, 2013). Kết quả nghiên cứu này phù
hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, nhất là thấy tỉ lệ suy giảm CNTTr ở
nhóm TSG (48,8%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối (11,5%) có ý nghĩa



20
thống kê p < 0,001 với OR (95%, CI) = 7,3 (3,5-15,3). Tỉ lệ suy CNTT giai đoạn 1, 2 và 3
ở nhóm TSG cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối với p < 0,001.
Dennis A.T. (2010) thấy tỉ lệ suy CNTTr dựa vào sóng e′ vách liên thất (Ve′ vách
liên thất < 8 cm/s) ở nhóm TSG (50,0%) cao hơn so với nhóm MTBT (8,0%) với p =
0,006. Ngoài ra các chỉ số khác như tỉ lệ E/A (< 1,4); E/e′ (> 8) và e′/a′ (< 1) ở nhóm
TSG (lần lượt là: 73,0%; 85,0% và 50,0%) đều cao hơn so với nhóm MTBT (lần lượt là:
45,0%; 15,0% và 0%) với p < 0,05 và p < 0,001.
Melchiorre K. (2011) thấy suy CNTTr giai đoạn 1 và 2 ở nhóm TSG lần lượt là:
29,6% và 22,2%.
Chỉ số Tei có ưu điểm hơn so với EF% ở chỗ chỉ số này không phụ thuộc vào hình
thái của thất trái. Kansal M. (2012) cho rằng có mối liên quan rối loạn CNTTr với suy
tim sung huyết và peptit BNP (brain natriuretic peptide) ở phụ nữ mang thai. Trong
nghiên cứu này về chỉ số Tei và Tei′ ở nhóm TSG phù hợp với nghiên cứu của Dennis
A.T. (2010), Bamfo J.E. (2008), Strobl I. (2010). Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu
tiếp theo để đánh giá vai trò của chỉ số Tei, nhất là chỉ số Tei´ trong theo dõi CNTTr thất
trái ở phụ nữ mang thai bị TSG.
* Hình thái, cấu trúc và chức năng tim ở phụ nữ mang thai tiền sản giật nặng
Trong nghiên cứu này thấy các chỉ số biểu hiện hình hình thái và cấu trúc tim ở
nhóm TSG nặng như: tần suất tăng LVMI (g/m 2), tăng RWT, PĐĐT thất trái và có
DMNT cao hơn so với nhóm TSG nhẹ (p < 0,001). Tỉ lệ PĐĐT ở nhóm TSG nặng
(80,6%) cao hơn so với nhóm TSG nhẹ (32,0%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Tỉ lệ suy giảm CNTTr ở nhóm TSG nặng (83,3%) cao hơn so với nhóm TSG nhẹ
(24,0%) với OR (95%, CI) = 15,8 (5,3-47,1), p < 0,001; phù hợp với nghiên cứu của
Dennis A.T. (2010). Ngoài ra tác giả còn thấy ở nhóm TSG nặng có DMNT với kích
thước > 1 cm (63,0%) cao hơn so với nhóm TSG nhẹ (14%) với p = 0,007. Sự tràn
DMNT ở nhóm TSG nặng càng lớn nguy cơ suy tim và tử vong cho người mẹ cũng như
thai nhi càng cao, phù hợp với cơ chế bệnh sinh ở người phụ nữ TSG nặng thì do mất

protein niệu và tăng tính thấm mao mạch nên thường bị phù nặng (tràn dịch đa màng) do
vậy trên siêu âm hình ảnh tràn DMNT khá phổ biến ở phụ nữ TSG nặng.
Biến đổi CNTTr ở nhóm mang thai TSG nặng cũng rõ rệt so với nhóm mang
thai bị TSG nhẹ có ý nghĩa thống kê (với p < 0,001). Tượng tự như kết quả nghiên
cứu của Melchiorre K. (2011), Dennis A.T. (2010).


21
4.3. Mối liên quan giữa một số chỉ số hình thái, chức năng thất trái và huyết
động với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mang thai bình
thường và tiền sản giật
4.3.1 Mang thai bình thường
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa
hình thái, cấu trúc và chức năng tim ở phụ nữ MTBT vào thời kỳ mang thai 3 tháng cuối
và TSG với các yếu tố nguy cơ trong quá trình mang thai như: tuổi, béo phì, protein
niệu, trị số huyết áp, acid uric, creatinin và mối liên quan rối loạn CNTTr với biến đổi
hình thái và cấu trúc…
Kết quả của nghiên cứu cho thấy ở nhóm MTBT thấy có sự tăng tỉ lệ LVMI, tỉ lệ
RWT, PĐĐT và CO (> 8 L/phút) thất trái, nhất là có biểu hiện suy giảm CNTTr thất trái
ở nhóm MTBT có BMI ≥ 25 kg/m2 và có phù so với với nhóm MTBT có BMI < 25
kg/m2 và không phù có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 14,3
(1,8-115,4) và 22,7 (2,8-184,4). Phù hợp với nghiên cứu của Zentner F. (2009),
Melchiorre K. (2011).
Như vậy, ở kỳ mang thai 3 tháng cuối sự biến đổi hình thái, cấu trúc tim và suy
giảm CNTTr thất trái cần được theo dõi thường quy để nhận biết và phòng ngừa bệnh
tim mạch của người phụ nữ MTBT sau sinh, nhất là khi người phụ nữ có tuổi cao, béo
phì và phù nhiều.
4.3.2 Mang thai tiền sản giật
Trong nghiên cứu này ở nhóm phụ nữ mang thai bị TSG thấy có mối liên quan
chặt chẽ có ý nghĩa thống kê (p < 0,01 và p < 0,001) ở nhóm phụ nữ mang thai bị

TSG có triệu chứng lâm sàng kèm theo như: tăng THA nặng, protein niệu nặng, tăng
men gan, giảm tiểu cầu, tăng creatinin và tăng acid urric máu thì nguy cơ biến đổi
PĐĐT thất trái cao hơn so với nhóm TSG có THA nhẹ, protein niệu nhẹ, không tăng
men gan, không giảm tiểu cầu, không tăng creatinin và không tăng acid uric với OR
(95%, CI) lần lượt là: 5,9 (2,3-15,1); 24,4 (5,2-113,4); 6,6 (2,6-17,1); 17,1 (2,1-137,3); 30,0
(3,8-237,5) và 6,9 (2,5-19,1).
Tương tự khi người phụ nữ mang thai bị TSG có các triệu chứng đi kèm như:
tăng THA nặng, protein niệu nặng, tăng men gan, giảm tiểu cầu, tăng creatinin và
tăng acid urric máu thì nguy cơ suy giảm CNTTr thất trái cao hơn so với nhóm TSG
có THA nhẹ, protein niệu nhẹ, không tăng men gan, không giảm tiểu cầu, không tăng
creatinin và không tăng acid uric với OR (95%, CI) lần lượt là: 11,0 (4,0-30,0); 18,2
(4,9-68,3); 7,6 (2,9-19,9); 27,1 (3,4-216,2); 36,3 (4,6-289,0) và 5,5 (2,0-15,0) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001); phù hợp với cơ chế bệnh sinh đó là sự tăng tổng kháng mạch ngoại


22
vi, đặc biệt có sự tăng hoạt động của trung khu tim mạch ở phụ nữ mang thai TSG làm
tăng gánh nặng cho tim kết quả là làm rối loạn CNTTr thất trái và tăng nặng thêm PĐĐT
thất trái.
Các biến chứng thai nhi như: thai chết lưu, sinh non (< 34 tuần hoặc 37 tuần),
nhẹ cân < 2500… là những biến chứng ở người phụ nữ mang thai bị TSG đem lại.
Dennis A.T. (2010) thấy ở nhóm TSG nặng tỉ lệ biến chứng cho mẹ (53%) so với
nhóm TSG nhẹ (28%); tuần thai đẻ sớm hơn (37,6 ± 3,4 tuần so với TSG nhẹ:
40,1±1,0 tuần).
Mongraw-Chaffin M.L. (2010) nghiên cứu theo dõi bệnh tim mạch sau 37 năm
ở phụ nữ mang thai bị TSG có sinh non < 34 tuần, tác giả thấy nguy cơ bị bệnh tim
mạch ở nhóm này 9,54 lần (CI = 4,50-20,76) so với nhóm MTBT.
Trong nghiên cứu này, thấy tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm
TSG sinh con ≤ 34 tuần (lần lượt là: 78,6% và 89,3%) cao hơn so với nhóm TSG sinh
> 34 tuần (lần lượt là: 39,7% và 29,3%) (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt là: 5,6

(1,9 – 15,9) và 20,1 (5,3 - 75,6). Tỉ lệ PĐĐT và suy giảm CNTTr thất trái ở nhóm
TSG sinh con cân nặng ≤ 2500 g tuần (lần lượt là: 70,3% và 73,0%) cao hơn so với
nhóm TSG sinh con cân nặng > 2500 g (lần lượt là: 38,8% và 30,6%) (p < 0,05) với
OR (95%, CI) lần lượt là: 3,7(1,5 – 9,3) và = 6,1 (2,4 - 15,8); phù hợp với Melchiorre K.
(2012) cũng thấy ở nhóm TSG có sinh non thì tỉ lệ suy giảm CNTTr cao (52%) so với
nhóm chứng (0%) sinh đúng tuổi thai (39 tuần) với p < 0,001; tỷ lệ biến đổi cấu trúc
rất cao (81%), cao hơn so với nhóm chứng (13%) với p < 0,001; rối loạn chức năng
giãn cơ, co cơ tâm trương lần lượt là (85,2% và 59,3%) cao hơn so với nhóm chứng
(lần lượt là: 18% và 18,5%) với p < 0,001; Chỉ số DT (m/s) và IVRT´ (m/s) thì cao
hơn trong khi các chỉ số E/A, Ve´ thành bên, e´/a´ ở nhóm TSG sinh non thấp hơn
nhiều so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Do nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ đến hình thái và chức năng thất trái ở phụ
nữ mang thai bị TSG như: protein niệu nặng, tăng men gan, creatinin, giảm tiểu cầu,
tăng acid uric... chúng tôi thực hiện tính hồi quy đa biến logistic nhằm tìm ra những
yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng có mối liên quan mật thiết đến PĐĐT và suy giảm
CNTTr thất trái, nhằm mục đích giúp cho các thầy thuốc lâm sàng có những tiêu chí
dự đoán mức độ nguy cơ suy CNTTr, tổn thương tim ở phụ nữ mang thai bị TSG. Kết
quả của nghiên cứu cho thấy khi THA nặng thì có mối liên quan chặt chẽ đến PĐTT,
suy giảm CNTTr thất trái có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với OR (95%, CI) lần lượt
là:4,492 (1,568-12,868) và 6,368 (2,011-20,166).


×