Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Danh gia tuan thu phap luat bao ve moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.92 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN MINH TÚ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH
DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT EH HÀ TÂY - KCN PHÚ NGHĨA,
CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành

: 52 85 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân em, được thực hiện dưa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình
thực tế và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Phạm Thị Hồng Phương – Giảng
viên khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trung thực, do Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây và Ban quản lý khu công nghiệp Phú


Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội cung cấp

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Minh Tú


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................(i)
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................(ii)
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................(iii)
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.................................3
1.1.1. Các khái niệm chung.......................................................................................3
1.1.2. Tổng quan về công cụ quản lý môi trường.....................................................4
1.1.3. Hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường doanh nghiệp cần
tuân thủ trong quá trình hoạt động.............................................................................7
1.2. Tổng quan về Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây.....................11
1.2.1. Thông tin chung.............................................................................................11
1.2.2. Cơ cấu tổ chức...............................................................................................12
1.2.3. Tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu, hoá chất sử dụng..............................13
1.2.4. Hệ thống thiết bị............................................................................................14
1.2.5. Quy trình công nghệ......................................................................................15
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường Công ty TNHH Dinh dưỡng
động vật E.H Hà Tây cần tuân thủ...........................................................................16

1.3.1. Quy định về Đánh giá tác động môi trường...................................................16
1.3.2. Quy định về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ........................................18
1.3.3. Quy định về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại................................19
1.3.4. Quy định về quản lý nước thải.......................................................................21
1.3.5. Quy định về quản lý khí thải và tiếng ồn.......................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................23
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................23


2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu........................................................................23
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát......................................................................24
2.2.3. Phương pháp so sánh.....................................................................................25
2.2.4. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo..............................................................25
2.3. Tổng quát tiến trình đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến
bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây...............25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................27
3.1. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường
tại Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây.............................................27
3.1.1. Đánh giá sự tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.........................29
3.1.2. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại. .44
3.1.3. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ........51
3.1.4. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục khác tại Công ty...............................................56
3.2. Kết quả xử lý số liệu thu thập từ phiếu điều tra người dân sống tại thôn Đồng
Trữ........................................................................................................................... 58
3.3. Khó khăn, hạn chế trong việc tuân thủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi
trường tại Doanh nghiệp..........................................................................................61
3.4. Đề xuất giải pháp phù hợp để Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà

Tây hoàn thiện các thủ tục về môi trường................................................................63
3.4.1. Các biện pháp duy trì và tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.....64
3.4.3. Các biện pháp duy trì và tuân thủ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.......68
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ....................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO72
PHỤ LỤC74


DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT
BVMT
CTNH
CP
ĐTM
HĐBM
KBM
KCN

PTN
QCVN

QH
STNMT
TCVN
TNHH
TPNH
TT
TTLT
UBND


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Bộ Tài nguyên Môi trường
Bảo vệ môi trường
Chất thải nguy hại
Chính phủ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hoạt động bề mặt
Cam kết bảo vệ môi trường
Khu công nghiệp
Nghị định

Phòng thí nghiệm
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Quốc hội
Sở Tài nguyên và Môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phần nguy hại
Thông tư
Thông tư liên tịch
Uỷ ban nhân dân

(1)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường
doanh nghiệp cần tuân thủ.........................................................................................8
Bảng 1.2: Nguyên liệu cho sản xuất của Công ty trung bình 1 năm........................13
Bảng 1.3: Danh mục máy móc và thiết bị được lắp đặt tại nhà máy........................14
Bảng 1.4: Danh mục hạng mục công trình bảo vệ môi trường................................14
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường
tại Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây.............................................27
Bảng 3.2: Bảng đánh giá các thủ tục hành chính liên quan đến báo cáo đánh giá tác
động môi trường......................................................................................................30
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá tổng quan sự tuân thủ thủ tục lập Báo cáo đánh giá tác
động môi trường......................................................................................................32
Bảng 3.4: Tải lượng các chất gây ô nhiễm không khí theo tính toán.......................34
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động
môi trường............................................................................................................... 42

Bảng 3.6: Danh sách CTNH đã đăng ký phát sinh thường xuyên trong Sổ đăng ký
chủ nguồn chất thải nguy hại...................................................................................45
Bảng 3.7: Đánh giá tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký
Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H
Hà Tây trong năm 2016...........................................................................................49
Bảng 3.8: Bảng đánh giá sự tuân thủ vị trí, chỉ tiêu quan trắc trong báo cáo giám sát
môi trường định kỳ của Công ty .............................................................................53
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp QCVN công ty đang áp dụng trong báo cáo giám sát môi
trường định kỳ.........................................................................................................54
Bảng 3.10: Danh mục tần suất quan trắc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. .55
Bảng 3.11: Bảng tổng kết sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ
môi trường tại công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây...........................63

(2)


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây......13
Hình 1.2: Dây chuyền công nghệ của nhà máy........................................................15
Hình 2.1: Tiến trình đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo
vệ môi trường tại Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây.....................26
Hình 3.1: Tỷ lệ người dân tham gia tham vấn trong quá trình thực hiện báo cáo đánh
giá tác động môi trường...........................................................................................31
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty TNHH Dinh dưỡng
động vật E.H Hà Tây...............................................................................................33
Hình 3.3: Công nghệ xử lý khí thải lò hơi...............................................................35
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống hút và xử lý bụi...............................................................36
Hình 3.5: Kết quả điều tra công nhân được trang bị bảo hộ lao động......................36
Hình 3.7: Thùng container tập kết chất thải thông thường tại Công ty TNHH Dinh
dưỡng động vật E.H Hà Tây....................................................................................40

Hình 3.8: Kho lưu chứa CTNH tại Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây.41
Hình 3.9: Tỷ lệ thu gom chất thải nguy hại của công nhân khi phát sinh................41
Hình 3.10: Biểu đồ phát sinh chất thải nguy hại thực tế so với lượng phát sinh đã
đăng ký trong năm 2016..........................................................................................47
Hình 3.11: Tỷ lệ công nhân được tập huấn về bảo vệ môi trường...........................48
Hình 3.12: Hình ảnh kho lưu trữ chất thải nguy hại tại công ty TNHH Dinh dưỡng
động vật E.H Hà Tây...............................................................................................49
Hình 3.13: Cổng thoát nước thải của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà
Tây vào hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp..........................................57
Hình 3.14: Kết quả điều tra hiện trạng môi trường khu vực xã Phú Nghĩa..............58
Hình 3.15: Vị trí cổng xả của nhà máy xử lý nước thải KCN Phú Nghĩa................59
Hình 3.16: Tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng tại thôn Đồng Trữ............................60
Hình 3.17: Cá chết trên Máng Cửu Khê – nguồn tiếp nhận nước thải.....................61
Hình 3.18: Tỷ lệ đánh giá nguyên nhân gây khó khăn trong việc tuân thủ các thủ tục
hành chính về bảo vệ môi trường ...........................................................................61

(3)


MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự tăng dân số và thu nhập, nhu cầu về các sản phẩm từ thịt
và sữa cũng có xu hướng tăng mạnh, cụ thể tổng nhu cầu tiêu thụ thịt trên toàn thế
giới được dự đoán là sẽ tăng gấp đôi, từ 229 triệu tấn năm 1999 lên 465 triệu tấn
vào năm 2050, và sản lượng sữa cũng sẽ tăng từ 580 lên 1043 triệu tấn trong cùng
thời gian này. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi mà công nghiệp chế
biến thức ăn chăn nuôi đã có nhiều thay đổi. Theo Cục chăn nuôi, mỗi năm Việt
Nam sử dụng trên 27 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại, trong đó có khoảng 17-18
triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt
Nam, thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi trong những năm tới vẫn sôi động và dự
kiến mỗi năm, thị trường cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi các loại để đáp ứng

nhu cầu. Với điều kiện như vậy, sự ra đời, mở rộng các nhà máy chuyên cung cấp
các loại thức ăn cho chăn nuôi là hợp lý nhằm giải quyết nhu cầu, đảm bảo kinh tế,
tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm phục vụ cho chăn nuôi. Công ty TNHH Dinh
dưỡng động vật EH Hà Tây Việt Nam là một trong số các doanh nghiệp tham gia
vào thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi với mục tiêu mở rộng nguồn cung về thức
ăn phục cụ ngành chăn nuôi Việt Nam.
Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động công nghiệp nói chung và hoạt
động công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi nói riêng đã và đang tác động trực
tiếp đến chất lượng môi trường. Xu hướng mở rộng khu vực sản xuất từ vùng nông
thôn đến vùng đô thị và ven đô, đã mở rộng phạm vi gây ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường, dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường khu vực. Chính vì vậy,
việc bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hoá –
hiện đại hoá là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách hàng đầu của nước
ta. Một trong những biện pháp kiểm soát tình trạng hiệu quả là việc Nhà nước sử
dụng các công cụ nhằm hỗ trợ công tác quản lý môi trường. Đối với các nhà quản lý
môi trường, công cụ Pháp luật – một trong 4 nhóm công cụ quản lý môi trường, là
công cụ trợ giúp đắc lực nhất trong việc kiểm soát, nắm rõ hoạt động liên quan đến
môi trường của doanh nghiệp và sự tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp.
Ở nước ta hiện nay, đa số các doanh nghiệp chưa chú trọng việc coi trọng trách
nghiệm hoạt động của mình với việc bảo vệ môi trường. Chỉ một số doanh nghiệp
lớn và liên doanh với nước ngoài mới thực sự chú trọng vấn đề môi trường. Do đó
việc quản lý các trách nghiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo hình thức
pháp luật cần ưu tiên hàng đầu, nhằm thay đổi và định hướng ý thức, hành vi trong
1


hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời tránh các rủi ro về môi trường.
Và đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường đối
với doanh nghiệp chính là thước đo hữu hiệu nhằm xem xét, đánh giá mức độ thực

hiện trách nghiệm bảo vệ môi trường của một doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các thủ
tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty TNHH Dinh dưỡng
động vật EH Hà Tây - KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội” nhằm đánh giá,
kiểm chứng việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp để có
những giải pháp hoàn thiện các thủ tục hành chính về môi trường trong thời gian tới
theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và quy định của pháp luật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến Bảo vệ môi trường
của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây.
- Đề xuất giải pháp cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến
Bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà Công ty
TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây phải tuân thủ. Bao gồm các văn bản pháp
luật Công ty phải chấp hành: Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định,.. và các thủ tục
hành chính về môi trường Công ty cần thực hiện: Báo cáo đánh giá tác động môi
trường, Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, Báo cáo giám sát môi trường định
kỳ,..
- Khảo sát hiện trạng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại Công
ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây.
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường
của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
+ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên
quan đến bảo vệ môi trường phù hợp hợp với Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật
EH Hà Tây trong thời gian tới.
2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm chung
Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ
năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người,
xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý
tài nguyên [11].
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục,… Các biện pháp
này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề
đặt ra. Quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc
gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,...
Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường
Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
việc khai thác, sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tổ
chức quản lý hoạt động bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo
đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hoà với
phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bề vững đất nước, góp
phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu [11].
Khái niệm sự tuân thủ
Sự tuân thủ là việc thực hiện đầy đủ các quy định, các yêu cầu trong các giấy
phép đã được cấp hoặc các văn bản, hiệp ước mà tổ chức đó đã cam kết hoặc tham
gia.
Khái niệm thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện

do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ
thể liên quan đến cá nhân, tổ chức [6].
Dựa trên khái niệm trên, có thể định nghĩa Thủ tục hành chính liên quan đến
bảo vệ môi trường là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ
3


quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết các vấn đề cụ thể về
môi trường liên quan đến cá nhân, tổ chức.
1.1.2. Tổng quan về công cụ quản lý môi trường
a, Giới thiệu về các công cụ quản lý môi trường
Để quản lý môi trường, chúng ta đang áp dụng tổng hợp các công cụ quản lý
môi trường nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế
xã hội quốc gia. Công cụ quản lý môi trường được hiểu là các biện pháp hành động
nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và
sản xuất [12].
Theo bản chất công cụ quản lý môi trường được phân loại thành bốn nhóm
chính:
- Nhóm công cụ pháp lý (luật pháp chính sách): bao gồm các văn bản về luật
quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch, chiến lược và
chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
- Nhóm công cụ kinh tế: là những chính sách, biện pháp nhằm thay đổi chi phí
và lợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, bao
gồm thuế môi trường, phí và lệ phí môi trường, quỹ môi trường, ký quỹ môi trường,
quota môi trường, nhãn sinh thái,..
- Nhóm công cụ kỹ thuật: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về
chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm
trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật có thể gồm quan trắc môi trường, đánh giá
môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA), minitoring môi trường, kiểm toán
môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.

- Nhóm công cụ phụ trợ: là các công cụ không tác động trực tiếp vào quá trình
sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh hoặc vĩ mô quá trình sản xuất này mà
dùng để quan sát, giám sát các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã
hội, hỗ trợ các nhóm công cụ trên. Các công cụ phụ trợ bao gồm GIS, mô hình hoá
môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường,…
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành
chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH
Hà Tây – KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội” sẽ áp dụng công cụ pháp lý để
đánh giá việc tuân thủ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà
Doanh nghiệp cam kết thực hiện.
4


5


b, Tổng quan về công cụ pháp lý trong quản lý môi trường
Nhóm công cụ luật pháp là nhóm công cụ đặc trưng và quan trọng nhất của Nhà
nước trong quản lý môi trường, bao gồm các quy định luật pháp và các quy định
văn bản dưới luật, các chính sách về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.

 Luật môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật
quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc
ngăn chăn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường
ngoài phạm vi tàn phá quốc gia [12].
Luật môi trường quốc gia là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc

pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ
thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở
kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả
môi trường sống của con người. Hệ thống luật bảo vệ môi trường của một quốc gia
thường gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo
vệ môi trường cụ thể ở một địa phương, một ngành [12].
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam đầu tiên được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ
tư thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 (Luật Bảo vệ môi trường năm 1993), sửa
đổi bổ sung lần 1 năm 2005 được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ tám
ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 năm 2005)
và đến nay là Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014
gồm 20 chương và 170 điều. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Luật bảo vệ
môi trường năm 2014 đã kế thừa các nội dung của Luật BVMT năm 2005, đồng
thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BVMT năm 2005, luật hóa chủ
trưởng của Đảng, bổ sung một số nội dung mới về bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng
yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, đồng thời sắp xếp lại trật tự các
chương, điều, câu chữ đảm bảo tính logic và khoa học, quy định cụ thể quyền, trách
nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với môi trường.

6


Cùng với sự ra đời của luật BVMT, các văn bản pháp luật khác dưới luật như
nghị định, thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng hướng dẫn thi
hành luật môi trường đã được ban hành.

 Chính sách môi trường
Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược,
thời đoạn, giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể. Nhằm đạt được
những mục tiêu chiến lược của đất nước. Chính sách môi trường cụ thể hóa Luật

bảo vệ môi trường trong nước và các Công ước quốc tế về môi trường. Nó vừa cụ
thể hóa luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa
phương [11].

 Kế hoạch hóa công tác môi trường
Kế hoạch hóa công tác môi trường là một nội dung quan trọng trong nội dung
của công tác kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế đất nước nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững, tái tạo tiềm năng, tái tạo nguồn nhân lực cho các giai đoạn phát triển
cao hơn. Công tác kế hoạch hóa môi trường cần quan tâm đến việc huy động nội lực
toàn dân, toàn quân, xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường từ cơ sở [11].

 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường [13].

 Tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới
dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường [13].
c, Vai trò của công cụ pháp lý trong quản lý môi trường
Có thể nói, nhóm công cụ pháp lý (luật pháp) là nhóm công cụ có vai trò to lớn
trong công tác bảo vệ môi trường, bởi:
Pháp luật định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi trường,
đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế những
tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
7



Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc các tổ chức,
cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác và sử
dụng các yếu tố môi trường.
Pháp luật có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức,
cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là nhờ có pháp luật, nhà nước xây dựng và tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với các nội dụng như:
Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường; Đánh giá tác động môi trường và
đánh giá môi trường chiến lược; Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp về môi
trường; Thực thi các công ước Quốc Tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi
các điều ước Quốc Tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Thông qua pháp luật mà các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường sẽ được các tổ
chức, cá nhân tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi
trường. Đồng thời các tiêu chuẩn môi trường cũng là cơ sở pháp lý cho việc xác
định các hành vi vi phạm luật môi trường và truy cứu trách nghiệm với những hành
vi đó.
1.1.3. Hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường doanh nghiệp cần
tuân thủ trong quá trình hoạt động
Một dự án được thực hiện qua 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng,
giai đoạn thi công xây dựng, và giai đoạn hoạt động. Đối với môi giai đoạn, Doanh
nghiệp cần đảm bảo việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường theo quy định của Pháp luật:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược/Báo cáo
đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Giai đoàn thi công xây dựng: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ
môi trường
- Giai đoạn vận hành:
+ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
+ Giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất
+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước

+ Kê khai và nộp phí BVMT đối với nước thải
+ Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+ Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
8


Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà Doanh nghiệp cần
tuân thủ trong từng giai đoạn được tổng hợp ở bảng 1.1 như sau:

9


Bảng 1.1: Bảng tổng hợp hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi
trường doanh nghiệp cần tuân thủ
Cấu trúc và
Giai
Đối tượng
Thủ tục
Căn cứ pháp lý
nội dung
đoạn
thực hiện
thực hiện
Báo cáo
Quy định tại
Luật Bảo vệ Môi trường phụ lục 1.3,
đánh giá Quy định tại phụ
môi
lục I nghị định số 55/2014/QH13 được thông


Quốc
Hội
thông
qua

trường
18/2015/NĐ-CP
27/2015/TTban
hành
ngày
23
tháng
6
BTNMT
Giai chiến lược
năm 2014.
đoạn Báo cáo
Quy định tại
Quy định tại
Nghị định 19/2015/NĐchuẩ đánh giá
phụ lục 2.3,
phụ lục II nghị CP ngày 14 tháng 02 năm
n bị tác động
thông

định
2015 Nghị định của
đầu môi
27/2015/TT18/2015/NĐ-CP Chính Phủ quy định chi


trường
BTNMT
tiết thi hành một số điều
xây
Quy định tại
Các dự án nằm của luật Bảo vệ môi
dựng
phụ
lục
Kế hoạch ngoài phụ lục I, trường;
2.10, thông
bảo vệ môi II và phụ lục IV
Nghị định 18/2015/NĐtư
trường
nghị
định CP ngày 14 tháng 02 năm
27/2015/TT18/2015/NĐ-CP 2015 Nghị định của
BTNMT
Chính Phủ quy định về
Hồ sơ đề
Quy hoạch bảo vệ môi
nghị kiểm
trường, đánh giá môi
tra,
xác
Dự án đã được trường chiến lược, đánh
nhận việc
Giai
phê duyệt báo giá tác động môi trường
thực hiện

Quy định tại
đoạn
cáo đánh giá tác và kế hoạch bảo vệ môi
các công
phụ lục 3.2,
thi
động môi trường trường;
trình, biện
thông

Thông tư 27/2015/TTcông
và hoàn thành
pháp
27/2015/TTxây
các công trình BTNMT ngày 29 tháng
BVMT
BTNMT
dựng
bảo vệ môi 05 năm 2015 của Bộ Tài
phục vụ
nguyên và Môi trường
trường.
giai đoạn
quy định về đánh giá môi
vận hành
trường chiến lược, đánh
của dự án.
giá tác động môi trường
Đề án BVMT chi
Quy định tại

và kế hoạch bảo vệ môi
Đề
án
tiết: quy định tại
phụ lục 14,
trường.
BVMT
phụ lục 1A, thông
thông

Thông tư 26/2015/TT(Các dự án

26/2015/TT26/2015/TTBTNMT ngày 28 tháng
Giai chưa

BTNMT
BTNMT
05 năm 2015 của Bộ Tài
đoạn QĐ phê
Đề án BVMT nguyên và Môi trường
hoạt duyệt
Quy định tại
đơn giản: quy quy định về đề án bảo vệ
động ĐTM/giấy
phụ lục 3,
định tại phụ lục môi trường chi tiết, đề án
xác nhận
thông

1B, thông tư bảo vệ môi trường đơn

đăng ký
26/2015/TT26/2015/TTgiản.
KBM)
BTNMT
BTNMT
10


Giai
đoạn
Giai
đoạn
hoạt
động

Thủ
tục

Giấy
phép
khai
thác,
sử
dụng
nước
dưới
đất

Đối tượng
thực hiện

Doanh
nghiệp, cơ sở
sản xuất, kinh
doanh dịch vụ
có nhu cầu
khai thác và
sử
dụng
nguồn nước
ngầm trong
quá trình sản
xuất

Doanh
nghiệp, cơ sở
Giấy
sản xuất, kinh
phép
doanh dịch vụ
xả thải hành vi xả
vào
nước thải vào
nguồn nguồn nước
nước
với lưu lượng
lớn
hơn
3
5m /ngđ.



khai
và nộp
phí
BVM
T đối
với

Doanh
nghiệp, cơ sở
sản xuất, kinh
doanh dịch vụ
có phát sinh
nước thải sản
xuất và nước

Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường số
55/2014/QH13 được Quốc Hội
thông qua và ban hành ngày 21
tháng 6 năm 2012;
Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 được Quốc Hội
thông qua và ban hành ngày 21
tháng 6 năm 2012;
Nghị định 201/2013/NĐ-CP
ngày 27 tháng 11 năm 2013 của
Chính Phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật Tài
nguyên nước;

Nghị định 142/2013/NĐ-CP
ngày 24 tháng 10 năm 2013 của
Chính Phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước và khoáng
sản;
Nghị định 88/2014/NĐ-CP
ngày 06 tháng 08 năm 2014 của
Chính Phủ quy định về thoát
nước và xử lý nước thải;
Thông tư 27/2014/TT-BTNMT
của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 30 tháng 05 năm
2014 quy định việc đăng ký khai
thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ
cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại
giấy phép tài nguyên nước;
Quyết
định
15/2008/QĐBTNMT quyết định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ngày 31
tháng 12 năm 2008 quy định bảo
vệ tài nguyên nước dưới đất.
Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 được Quốc Hội
thông qua và ban hành ngàu 21
tháng 6 năm 2012;
Nghị định 154/2016/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 2016 của
Chính Phủ quy định về Phí bảo

11

Cấu trúc và
nội dung
thực hiện

Phụ lục 03,
thông

27/2014/TTBTNMT

Phụ lục 09,
thông

27/2014/TTBTNMT)

- Phụ lục 02,
nghị
định
154/2016/NĐCP
- Mức phí quy
định
tại
Chương
II,


nước
thải
Giai

đoạn

Giai
đoạn
hoạt
động

Thủ
tục

thải sinh hoạt

vệ môi trường đối với nước thải;

Đối tượng
thực hiện

Căn cứ pháp lý

nghị
định
154/2016/NĐCP
Cấu trúc và
nội dung
thực hiện

Cơ sở phát sinh
CTNH thường
xuyên hay định
kỳ hàng năm với

Sổ chủ
khối lượng từ
nguồn
600
kg/năm,
thải
hoặc phát sinh
chất
CTNH
thuộc
thải
danh mục các
nguy
chất ô nhiễm hữu
hại
cơ khó phân hủy
theo quy định tại
Công
ước
Stockholm

Luật Bảo vệ Môi trường số
55/2014/QH13, được Quốc Hội
thông qua và ban hành ngày 21
tháng 6 năm 2012;
Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày
24 tháng 04 năm 2015 của Chính
Phủ quy định về quản lý chất thải và
phế liệu;
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT

của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 30 tháng 06 năm 2015 quy
định về quản lý chất thải nguy hại.

Phụ lục 6,
thông

36/2015/TTBTNMT

Các cơ sở sản
xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung
đang hoạt động
và thuộc đối
tượng phải lập
ĐTM và Kế
hoạch BVMT

Luật Bảo vệ Môi trường số
55/2014/QH13 được Quốc Hội
thông qua và ban hành ngày 23
tháng 6 năm 2014;
Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày
14 tháng 02 năm 2015 Nghị định
của Chính Phủ quy định về Quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo
vệ môi trường;
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT

của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ngày 29 tháng 05 năm 2015 quy
định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Chương trình
giám sát môi
trường quy
định
tại
chương
5,
mục
5.2,
thông

27/2015/TTBTNMT
(Thông số và
tần suất quan
trắc tuân thủ
đúng
theo
cam kết trong
ĐTM hoặc
KBM)

Báo
cáo
giám

sát môi
trường
định
kỳ

Bên cạnh các việc hoàn thành đầy đủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi
trường, trong suốt quá trình hoạt động, Doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đầy đủ
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với chất thải công nghiệp, chất
thải rắn sinh hoạt, nước thải, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng và bức xạ.

12


1.2. Tổng quan về Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây
1.2.1. Thông tin chung
Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây được thành lập theo Giấy
chứng nhận đầu tư số 031043000007 do UBND tỉnh Hà Tây cấp lần đầu vào ngày
24 tháng 11 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 2 vào ngày 01 tháng 11 năm 2011.
Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây Việt Nam có chức năng sản
xuất, gia công, tiêu thụ thức ăn và kinh doanh các mặt hàng nông sản, nguyên liệu
sản xuất thức ăn chăn nuôi, phụ gia thức ăn chăn nuôi, các loại Premix.
Công suất nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bình quân: 200.000 tấn/năm.
a, Vị trí địa lý
Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Nam Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương
Mỹ, TP.Hà Nội.
Nhà máy đặt tại cụm công nghiệp Nam Phú Nghĩa trên diện tích khoảng
23.000m2 thuộc địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Khu vực xung quanh nhà máy là kênh mương, cánh đồng và các nhà máy khác:
- Phía Đông giáp Công ty sản xuất đồ chơi trẻ em Chewat – Ma Cao
- Phía Tây giáp Công ty sản xuất Sillicon Diapllo – Hàn Quốc

- Phía Nam giáp nhà máy lý nước thải của Cụm Công nghiệp, máng Cửu Khê
và cánh đồng.
- Phía Bắc là đường khu công nghiệp, mương thoát nước và đường Quốc lộ 6A
Hà Đông – Xuân Mai.
KCN Phú Nghĩa nằm cuối hướng gió chủ đạo là Tây Nam (mùa hè), Đông Bắc
(mùa đông).
b, Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện địa chất:
KCN Phú Nghĩa nằm trong miền võng dạng Rifơ của đồng bằng châu thổ sông
Hồng, là khu vực đồng bằng tích tụ, bề mặt khá bằng phẳng, được cấu tạo bởi các
trầm tích đệ tứ mềm rời, chứa nhiều khoáng chất và vi lượng nên rất phì nhiêu, màu
mỡ.

13


Địa chất thuỷ văn khu vực có mực nước ngầm cách mặt đất khoảng 1-5m, có
chất lượng tương đối tốt, có thể dùng trong cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
- Điều kiện khí tượng:
Khu vực Hà Nội nằm trong đồng bằng châu thổ sông Hồng nên mang đặc điểm
khí hậu chung của vùng Bắc Bộ với đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm, có sự phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24,6 oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình đạt
30,1oC, nóng nhất vào tháng 6; mùa đông nhiệt độ trung bình dưới 17,2 oC, lạnh nhất
vào tháng 2.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình của không khí cao, trung bình đạt 82-85%, tháng 3 có
độ ẩm lớn nhất đạt 90%, tháng 11 có độ ẩm cự tiểu trung bình 40%.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình đạt 1660,6mm, cao nhất vào tháng
7:357,3mm và thấp nhất vào tháng 1: 0,7mm.
- Điều kiện thuỷ văn:

Huyện Chương Mỹ, Hà Nội có 2 sông chính chảy qua địa bàn là sông Bùi và
sông Đáy. Hai nguồn nước này tạo nên nguồn nước dồi dào cho các hoạt động sản
xuất. Ngoài ra sông Đáy là nguồn tiếp nhận nước thải theo tuyến thoát nước chính
của KCN Phú Nghĩa thoát ra máng Cửu Khê.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Nhà máy hoạt động sản xuất sử dụng khoảng 130 lao động chủ yếu là lao động
người Việt và một số kỹ sư người Trung Quốc. Trong đó:
Ban giám đốc: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc
Nhân viên văn phòng: 40 người (bao gồm phòng hành chính, kinh doanh, tài vụ,
lái xe, phiên dịch)
Công nhân làm việc trực tiếp: 87 người
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H như sau:

14


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật EH Hà Tây
1.2.3. Tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu, hoá chất sử dụng
 Nhu cầu về nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu là các loại
ngũ cốc, bột cá và các khoáng chất, vi lượng,...
Bảng 1.2: Nguyên liệu cho sản xuất của Công ty trung bình 1 năm
T
T
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11

Tên sản phẩm

Mức sử dụng trung bình (tấn/năm)

Ngô
75.930
Khô đậu
53.000
Khô cải
8.000
Khô cọ
6.000
Bột cá
3.600
Sắn
10.000
Cám mì
4.000
Cám gạo
70
Canxi
4.000
DCP
2.000

Vitamin và khoáng chất các loại
1.000
(Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây)

 Nhu cầu về nhiên liệu
Nhu cầu về nước cho năm sản xuất ổn định là 9-10m 3/ngđ, phục vụ sản xuất,
sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy.
Nhu cầu sử dụng điện cho nhà máy trung bình khoảng 4.500 kWh/ngđ.

15


Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi công suất 2T/h là than đá với định mức tiêu thụ
hàng năm khoảng 200 tấn.
1.2.5. Hệ thống thiết bị
 Hệ thống thiết bị phục vụ sản xuất
Bảng 1.3: Danh mục máy móc và thiết bị được lắp đặt tại nhà máy
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12

Tên thiết bị

Số lượng

Nước sản xuất

Hệ thống tiếp nhận và xử lý nguyên liệu thô
02
Trung Quốc
Máy nghiền
04
Trung Quốc
Thiết bị phân phối liệu
01
Trung Quốc
Máy trộn
01
Trung Quốc
Máy ép viên
03
Trung Quốc
Hệ thống sàng phân cấp
03
Trung Quốc
Cân điện tử
04
Trung Quốc
Máy làm nguội

03
Trung Quốc
Máy nén khí
02
Trung Quốc
Máy khâu bao tự động
03
Trung Quốc
Máy hút bụi
03
Trung Quốc
Nồi hơi
01
Việt Nam
(Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây)
 Hệ thống hạng mục công trình bảo vệ môi trường
Bảng 1.4: Danh mục hạng mục công trình bảo vệ môi trường

ST
T
1
2
3
4
5
6

Tên thiết bị

Năm lắp đặt


Hệ thống xử lý khí thải lò hơi
2010
Hệ thống máy lọc bụi qua túi
2009
Hệ thống cấp nước
2008
Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn
2008
Hệ thống bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt
2008
Kho lưu trữ chất thải nguy hại
2009
(Nguồn: Văn phòng Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây)

16


1.2.3. Quy trình công nghệ
Lên sàng
phân cấp

Đổ liệu

Viên đạt
tiêu chuẩn

Máy hút bụi

Máy nâng


Sàng sơ chế
(Tách rác)

Theo đường dẫn
liệu

Xuống máy làm
nguội

Viên
không
đạt tiêu
chuẩn, ép Điều chỉnh hơi để đủ
lại
nhiệt độ chín nguyên
liệu ép viên

Xuống phễu
thành phẩm

Xuống máy chế
viên ép viên

Căn tự động
đóng bao

Lên phễu liệu

Đi lên phễu máy

chế viên
Máy nâng sàng
Máy nâng

Xuống phễu liệu
đã nghiền

Sản phẩm dạng bột

Máy nghiền
Máy may bao tự
động

Thành phẩm

Đổ thuốc trộn
đều
Nhập kho
Cân điện tử
xuống máy trộn
hỗn hợp

Máy nâng điều
khiển máy phối
liệu

Hình 1.2: Dây chuyền công nghệ của nhà máy
 Thuyết minh quá trình sản xuất
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu


17

Thị trường


Nguyên liệu thô ban đầu được xử lý để loại bỏ các tạp chất bẩn, loại bỏ rác, tạp
phẩm không có ích. Tất cả các đổ liệu sạch không bụi không lẫn tạp chất được đưa
tới phễu liệu và đưa vào máng nghiền.
Bước 2: Nghiền, trộn nguyên liệu
Nguyên liệu thô được nghiền nhỏ, cân trộn đúng tỷ lệ với các nguyên tố vi
lượng. Tại đây có thể xử lý hỗn hợp thành sản phẩm dạng bột và dạng viên.
+ Đối với sản phẩm dạng bột: hỗn hợp sẽ tiếp tục đưa vào dây chuyền tự động
đóng bao
+ Đối với sản phẩm dạng viên: hỗn hợp sẽ được chuyển đến phiễu máy chế
viên.
Bước 3: Đóng viên (Thức ăn dạng viên)
Từ phễu chứa hỗn hợp được đưa đến máy chế viên dạng ép. Ở đây hỗn hợp bột
được ép thành viên trụ dài 0,5 - 1 cm tùy chế độ kích thước sản phẩm được điều
chỉnh để phù hợp với các loại đối tượng sử dụng, sau đó được nấu chín bằng lò hơi
với nhiệt độ thích hợp.
Viên ép chín đưa đến sàng phân cấp, phân loại chất lượng các viên ép.
+ Viên ép đạt tiêu chuẩn được đưa đến máy làm nguội để tiến hành đóng gói.
+ Viên ép không đạt tiêu chuẩn sẽ quay lại phễu nguyên liệu để chế biến lại.
Bước 4: Kiểm tra và đóng gói
Viên ép được kiểm tra chất lượng sản phẩm một lần nữa tại phễu thành phẩm
trước khi thực hiện đóng gói và chuyển vào kho.
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường Công ty TNHH Dinh
dưỡng động vật E.H Hà Tây cần tuân thủ
Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của Công ty, căn cứ vào các văn bản pháp
luật hiện hành, Công ty TNHH Dinh dưỡng động vật E.H Hà Tây phải tuân thủ các

quy định liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường dưới đây:
1.3.1. Quy định về Đánh giá tác động môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban
hành ngày 23 tháng 6 năm 2014
- Chương II: Báo cáo đánh giá tác động môi trường

18


×