Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Đời sống tôn giáo của người mông tin lành từ năm 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 194 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG
TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG
TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
Ngành: Tôn giáo học
Mã số: 9 22 90 09

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Hồng Dương


2. PGS. TS Chu Văn Tuấn

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Kết quả trình bày của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Đoàn Đức Phương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Phòng
Quản lý đào tạo, Khoa Tôn giáo học cùng các quý thầy cô của Học viện Khoa học
xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Phòng 3/A73/TCAN, BCA đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hồng
Dương, PGS.TS Chu Văn Tuấn đã hết lòng dìu dắt, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để
tôi hoàn thành luận án này.
Xin cảm ơn các thầy cô, các bạn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Trung tâm
thông tin thư viện - Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á; các bạn ở Ban Tôn giáo tỉnh Đắc Lắc, Đắk Nông đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sưu tầm tài liệu và nghiên cứu.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên
tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Đoàn Đức Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................

7

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................

7

1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm.......................................................

17

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC..............................................


28

2.1. Khái quát về Tây Nguyên và người Mông Tin Lành ở Tây Nguyên.................

28

2.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc...................

38

2.3. Đặc điểm xã hội-tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc......................

51

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA
NGƯỜI MÔNG TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC HIỆN NAY....................................................

66

3.1. Thực trạng đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc.........................

66

3.2. Ảnh hưởng đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc đối với
kinh tế, văn hóa-xã hội và an ninh-quốc phòng........................................................

103

Chương 4: XU HƯỚNG CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA
NGƯỜI MÔNG TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ..................................................................................

115

4.1. Xu hướng chuyển biến.................................................................................................................

115

4.2. Những vấn đề đặt ra......................................................................................................... 124
4.3. Một số đề xuất khuyến nghị...............................................................................

137

KẾT LUẬN..............................................................................................................

147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
(sắp theo thứ tự A,B,C...)

Tên viết tắt

Dịch nghĩa

ANCT


An ninh Chính trị

ANTT

An ninh trật tự

C.M.A

Chiristian Missionary Alliance (Hội truyền giáo phúc âm
liên hiệp)

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CT-TTg

Chỉ thị- Thủ tướng

DCTD

Di cư tự do

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐCĐC

Định canh định cư


FEBC

Far East Broadcasting Company (Công ty phát thanh
viễn đông)`

HĐDT

Hội đồng dân tộc

HTTLVN (MN)

Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam)

HKTT

Hộ khẩu thường trú

L-CTN

Lệnh - Chủ tịch nước

NĐ-CP

Nghị định- Chính phủ

NQ-TW

Nghị quyết- Trung ương


TT-BNV

Thông tư- Bộ Nội vụ

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

QĐ-TTg

Quyết định- Thủ tướng

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

XCXC

Xen canh xen cư


DANH MỤC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI

STT
1


TÊN BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số lượng người Mông di cư đến Tây Nguyên từ
năm 1986 đến năm 2013

2

Bảng 2.2: Địa bàn phân bố người Mông Tin Lành ở Tây Nguyên, năm

Trang

33
35- 36

2013
3

Bảng 2.3: Phân bố của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc thời điểm
năm 2013

4

Bảng 2.4: Số lượng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc trong đối sánh
với các khu vực/tỉnh khác ở Tây Nguyên, năm 2013

5

74-76

Bảng 3.3: Hỏi - đáp của Mục sư và ứng viên người Mông Tin Lành
trong lễ Báp têm


9

68

Bảng 3.2: Thực trạng tác động của các hệ phái Tin Lành trên địa bàn
tỉnh Đắc Lắc đến cộng đồng người Mông Tin Lành, năm 2011

8

61

Bảng 3.1: Thống kê các dòng họ người Mông trú ở vùng sâu, xa, rừng
đặc dụng ở Đắc Lắc (trước năm 2004) nay là Đắk Nông, năm 2017

7

60

Bảng 2.5: Số lượng tín đồ và điểm nhóm Tin Lành người Mông ở tỉnh
Đắc Lắc, tháng 5 năm 2013

6

42-43

97

Bảng 3.4: Thời gian sinh hoạt tôn giáo của người Mông Tin Lành
trong ngày Chúa nhật, điểm nhóm Tin Lành Trưởng Lão Sín Chải,

Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông.

101


DANH MỤC SƠ ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI

STT
1

TÊN SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 đến nay

2

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức và phân bố chi hội, điểm nhóm Hội Thánh
Tin Lành Việt Nam (miền Nam) của người Mông Tin Lành tại tỉnh Đắc

3

Lắc, năm 2018
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức và phân bố chi hội, điểm nhóm Hội Thánh

Phần

Nông, năm 2018

Phụ

lục 3

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức Chi hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền

Phần

Nam) Yang Hanh, Krông Bông, Đắc Lắc, năm 2018

5

Sơ đồ 3.4: Cơ cấu tổ chức và phân bố điểm nhóm Hội Thánh Tin Lành
Liên hữu Báp tít của người Mông Tin Lành tại tỉnh Đắc Lắc, năm 2018

6

Sơ đồ 3.5: Cơ cấu tổ chức và phân bố điểm nhóm người Mông Tin
Lành trong Hội Thánh Tin Lành Trưởng Lão Việt Nam, năm 2018

7

Sơ đồ 3.6: Cơ cấu tổ chức điểm nhóm Tin lành Trưởng Lão bản Sín
Chải, xã Đắk Ngo, Đắc Lắc (trước năm 2004) và Đắk Nông, năm 2018

8

Phần
Phụ
lục 3

Tin Lành Việt Nam (miền Nam) của người Mông Tin Lành tại tỉnh Đắk


4

24

Sơ đồ 3.7: Phân bố điểm nhóm người Mông Tin Lành ở tỉnh Đắc Lắc,

Phụ
lục 3
Phần
Phụ
lục 3
Phần
Phụ
lục 3
Phần
Phụ
lục 3
79-80

năm 2018
9

Sơ đồ 3.8: Phân bố điểm nhóm người Mông Tin Lành địa bàn tỉnh Đắk
Nông (trước năm 2004 thuộc tỉnh Đắc Lắc), năm 2018.

80-81


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Tin Lành (Protestatism) du nhập vào Việt Nam từ năm 1911, nhưng phải 15
năm sau (1926), các giáo sĩ Tin Lành mới truyền bá vào vùng đồng bào dân tộc
thiểu số (DTTS) ở Nam Trường Sơn - Tây Nguyên. Qua buổi đầu phát triển khó
khăn, đến năm 1938 [101], Tin Lành đã có chỗ đứng trong cộng đồng các DTTS và
đến năm 1975, bức tranh đời sống tôn giáo của người Tin Lành ở khu vực Tây
Nguyên hết sức phong phú với 126 Nhà thờ, 2 Trường Kinh Thánh, 7 Trung tâm
truyền giáo, 3 cơ sở y tế, 216 Chi hội, 61.500 tín đồ, 42 mục sư, 91 truyền đạo và 50
truyền đạo sinh [38; tr 88], trong đó, Đắc Lắc (hay Đắk Lắk) nổi lên như một trung
tâm Tin Lành với 62 nhà thờ, 12 mục sư, 38 truyền đạo, 01 Trường Thánh Kinh ở
Buôn Ma Thuột, 01 trụ sở địa hạt Trung thượng hạt. Sau năm 1975, Tin Lành ở Đắc
Lắc, Tây Nguyên bị các thế lực thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam lợi dụng vào
hoạt động chống phá an ninh trật tự, nên chính quyền đã đình chỉ mọi hoạt động tập
trung của Tin Lành.
Từ năm 1986 trở lại đây, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng,
trong đó có đổi mới nhận thức về tôn giáo và hoạt động tôn giáo, cùng với nhiều lý
do khác, Tin Lành ở Tây Nguyên phục hồi và phát triển nhanh chóng với 15 hệ phái
[102]. Nhiều DTTS như dân tộc Mông di cư đến Tây Nguyên đã chọn Đắc Lắc
[103] là nơi định cư và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Tin Lành. Đến năm 2018, Đắc
Lắc có 21.293 tín đồ dân tộc Mông thuộc 02 tôn giáo chính là Công giáo và Tin
Lành. Buổi đầu, hầu hết đồng bào Mông theo Tin Lành Vàng Trứ (còn gọi là Vàng
Chứ)[104] ở quê cũ, khi vào Đắc Lắc, có xu hướng hợp thức hóa việc theo đạo, nên
họ chuyển theo các tổ chức/hệ phái Tin Lành Trưởng Lão, Báp tít (Nam Phương),
Tin Lành Việt Nam (miền Nam)... hình thành và phát triển đời sống tôn giáo của
người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, người Mông
Tin Lành di cư tự do (DCTD) kéo theo tình trạng phá rừng làm rẫy, săn bắt động
vật rừng, sử dụng vũ khí trái phép... Trong khi đó, hoạt động của các tổ chức đoàn
thể chính quyền cơ sở còn hạn chế, công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu gặp nhiều khó
khăn, tình trạng phát triển đạo trái pháp luật trong vùng đồng bào Mông diễn ra phổ
biến. Nhất là đối với cộng đồng người Mông DCTD ở vùng sâu, xa dễ bị tác động

bởi luận điệu tuyên truyền của những đối tượng lợi dụng Tin Lành nhằm mục đích
chống phá Đảng, Nhà nước, khiến cho đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành
tiềm ẩn phức tạp. Điển hình là vụ lôi kéo người Mông Tin Lành từ Đắc Lắc di cư

1


ngược trở lại Tây Bắc tham gia “xưng vua” ở Mường Nhé vào tháng 5/2011. Diễn
biến phức tạp xung quanh vấn đề người Mông Tin Lành đã và đang ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên nói
riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước nói chung.
Nghiên cứu về Tây Nguyên hiện nay đang được đẩy mạnh và đã đạt được
những thành tựu quan trọng, song nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề người
Mông Tin Lành ở Tây Nguyên nói chung và nhất là Đắc Lắc nói riêng còn chưa đáp
ứng được nhu cầu nhận thức. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Đời
sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 đến nay” cho đề
tài luận án tiến sĩ Tôn giáo học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành, đặc điểm, thực trạng cộng
đồng người Mông theo Tin Lành ở Đắc Lắc hiện nay (cuối năm 2017), đồng thời
chỉ ra xu hướng chuyển biến trong đời sống tôn giáo của người Mông theo Tin Lành
và đề xuất một số khuyến nghị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm rõ quá trình Tin Lành truyền bá trong cộng đồng Mông, quá trình
di, dịch cư của người Mông Tin Lành đến Đắc Lắc, hình thành niềm tin, thực hành
nghi lễ, phát triển thành cộng đồng tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc.
Hai là, làm rõ những đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức Hội thánh, điểm
nhóm, hệ phái Tin Lành ở Đắc Lắc với những bộ phận cấu thành, các thiết chế của
nó, vị trí vai trò của chức sắc; các thành phần tín đồ trong các chi hội, điểm nhóm,

Hội Thánh.
Ba là, phân tích thực trạng đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành trên
các phương diện cơ bản như: niềm tin, thực hành, cộng đồng. Đồng thời, chỉ ra ảnh
hưởng của cộng đồng người Mông Tin Lành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường sinh thái ở Đắc Lắc.
Bốn là, chỉ ra xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc và những vấn đề đặt ra hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số
khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cộng đồng người
Mông Tin Lành ở Đắc Lắc, góp phần ổn định xã hội, phát triển bền vững ở Đắc Lắc
nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Luận án tập trung phân tích đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở
Đắc Lắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến nay (cuối năm 2017).
Phạm vi không gian: địa giới hành chính của tỉnh Đắc Lắc (trước năm 2004,
bao gồm cả tỉnh Đắk Nông ngày nay) và đối sánh với các tỉnh khác ở Tây Nguyên.
Phạm vi các vấn đề nghiên cứu: Quá trình hình thành cộng đồng người Mông
Tin Lành ở Đắc Lắc; thực trạng hoạt động và đặc điểm đời sống tôn giáo của người
Mông Tin Lành ở Đắc Lắc; xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo và đưa ra
những đề xuất, khuyến nghị.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác

tôn giáo, đặc biệt là các quan điểm: Tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng,
đoàn kết tôn giáo, chống lại các tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo.
- Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm chính sách của Đảng, Nhà
nước về dân tộc, nhất là quan điểm đại đoàn kết toàn dân; bình đẳng giữa các dân
tộc; chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của đồng
bào các DTTS, thu hẹp khoảng các miền xuôi, miền ngược.
- Luận án còn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Đảng và nhà nước về
phát triển bền vững Tây Nguyên trước các vấn đề bức thiết đang đặt ra ở khu vực
này như: áp lực tăng dân số; chất lượng nguồn nhân lực; đói nghèo và phân hóa đời
sống; quan hệ dân tộc, tôn giáo, an ninh chính trị phức tạp; tổ chức thôn, buôn, làng
đa dạng chồng chéo; mâu thuẫn quản lý và sử dụng đất đai; hệ thống chính trị ở cơ
sở yếu kém; tư duy sản xuất nương rẫy tiểu nông ở các DTTS đậm nét; giá trị văn
hóa của các DTTS đang ngày càng mai một.
- Tác giả kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các công trình có liên quan
của những người đi trước gắn với việc xem xét thực tiễn đời sống tôn giáo của
người Mông Tin Lành nói chung và người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Ngoài những phương pháp phổ biến trong
nghiên cứu lý luận, tác giả còn sử dụng các phương pháp logic và lịch sử, phương

3


pháp đối chiếu, phương pháp so sánh văn bản, phương pháp phân tích tình huống,
phương pháp phân tích thống kê, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia để phục vụ
cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp đa ngành, liên ngành của khoa
học xã hội, nhất là các phương pháp của: Triết học, Lịch sử, Nhân học, Văn hóa học,
Xã hội học, Địa lý học, Chính trị học, đặc biệt là phương pháp liên ngành Tôn giáo
học, Dân tộc học. Luận án chú trọng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tư liệu thứ cấp: Luận án thu thập, phân tích các

nguồn tư liệu đã có, kể cả của các nhà hoạch định chính sách và địa phương. Nguồn
tài liệu này rất có ý nghĩa giúp việc tiếp cận các nguồn thông tin về các tộc người và
các vấn đề người Mông Tin Lành tại Đắc Lắc từ những góc nhìn khác nhau.
Bên cạnh đó, việc thu thập, phân tích đánh giá về giá trị của các loại tư liệu
gốc được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của đề tài luận án vì tư liệu gốc giúp cho
tác giả tiếp cận với gốc rễ của vấn đề nghiên cứu hơn, nhất là những tư liệu gốc khai
thác tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận án đưa ra các vấn đề nghiên cứu liên
quan đến luận án nhằm trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu có nhiều kinh
nghiệm đối với vấn đề dân tộc tôn giáo, từ đó có được cái nhìn hệ thống, toàn diện
và sâu sắc hơn đối với vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận án tiến hành quan sát thực tế,
sử dụng các công cụ như phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn sâu đa dạng gồm các
cán bộ địa phương, những người đứng đầu trong cộng đồng người Mông Tin Lành
ở địa phương.... trong đó tác giả lồng ghép các công tác thu thập tư liệu. Bên cạnh
đó, tác giả luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu dân tộc học là phương pháp
quan sát tham dự (ăn cùng, ở cùng với người dân nhằm hiểu rõ hơn đời sống tôn
giáo của người Mông ở địa bàn nghiên cứu).
5. Đóng góp mới của luận án
Một là, luận án đã đưa ra một bức tranh khái quát về cộng đồng người Mông
Tin Lành ở Đắc Lắc với quá trình di cư đến, mô hình tổ chức xã hội và đặc điểm xã
hội- tôn giáo.
Hai là, luận án đã phân tích thực trạng đời sống tôn giáo, nhất là sự chuyển
đổi niềm tin tôn giáo trong cộng đồng người Mông nói chung và người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc nói riêng. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những tác động qua lại
của cộng đồng người Mông Tin Lành với đời sống xã hội; gợi mở những vấn đề cần

4



giải quyết xung quanh đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc và
những địa bàn có đặc điểm tương tự trong thực tiễn.
Ba là, luận án gợi mở những vấn đề cần giải quyết xung quanh đời sống tôn
giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc và những địa bàn có đặc điểm tương tự,
từ đó có những khuyến nghị chính sách có tính chất khả thi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Thứ nhất, làm rõ được những biểu hiện chuyển biến cụ thể của đời sống tôn
giáo trong cộng đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc.
Thứ hai, xác định được những vấn đề đặt ra và xu hướng biến đổi trong đời
sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc hiện nay.
Thứ ba, cung cấp luận chứng khoa học cho các nhà quản lý và hoạch định
chính sách đối với các vấn đề tôn giáo của cộng đồng DCTD hiện nay, cụ thể là
trường hợp người Mông Tin Lành ở Tây Nguyên nói chung và ở Đắc Lắc nói riêng.
Thứ tư, là tài liệu tham khảo có tính hệ thống đối với công tác giảng dạy và
nghiên cứu về Tôn giáo học.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án chia làm 04 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài
nghiên cứu.
Chương 2: Quá trình hình thành và đặc điểm của cộng đồng người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc.
Chương 3: Thực trạng và ảnh hưởng đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc hiện nay.
Chương 4: Xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc, những vấn đề đặt ra và đề xuất khuyến nghị.

5


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về Tin Lành Việt Nam và Tin Lành ở Tây
Nguyên
* Một số nghiên cứu từ phía các học giả nước ngoài
Hiện nay, những nghiên cứu của các học giả nước ngoài về vấn đề người
Mông Tin Lành ở Việt Nam còn tương đối khiêm tốn, các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào vấn đề Tin Lành ở Việt Nam, một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Trước hết, là nghiên cứu của giáo sĩ E.F.Irwin, thuộc Hội truyền giáo C.M.A
“With Christ in Indo - China” (Cùng với Chúa ở Đông Dương) xuất bản năm 1937.
Đây là một trong những giáo sĩ đầu tiên có mặt ở Việt Nam, cuốn sách của ông
được coi là “cẩm nang” tài liệu chính thức của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.
Công trình có giá trị khi nghiên cứu về lịch sử truyền bá Tin Lành ở Việt Nam. Vợ
chồng giáo sĩ G.H.Smith từ năm 1942 đến 1965 đã công bố 4 nghiên của họ là:
“The Blood Hunters” (Người săn huyết); “Missionary and Anthropology” (Truyền
giáo và nhân chủng học); “Gongs in the Night” (Tiếng cồng trong đêm khuya);
“Victory in Vietnam” (Chiến thắng ở Việt Nam). Đây là những ghi chép quan trọng
đối với quá trình truyền giáo của một cặp vợ chồng giáo sĩ được coi là “xông xáo”
nhất của Hội truyền giáo C.M.A tại các vùng DTTS ở Tây Nguyên - Nam Trường
Sơn từ đầu những năm 30 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX. Những nghiên
cứu này cung cấp nhiều thông tin quan trọng đối với lịch sử truyền bá Tin Lành vào
khu vực Tây Nguyên trong lịch sử của các giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo C.M.A.
Điều này giúp hiểu rõ hơn quá trình “cắm rễ” của Tin Lành ở khu vực được coi là
“nóc nhà Đông Dương” này.
Năm 1958, giáo sĩ J.D.Olsen công bố công trình nghiên cứu “Thần Đạo học”.
Đây được coi là một trong những công trình đồ sộ của một giáo sĩ phụ trách đào tạo
các chức sắc Tin Lành bản xứ tại Trường Thánh Kinh Đà Nẵng. Công trình đề cập
nội dung quan trọng là lập trường thần học của Hội truyền giáo C.M.A cũng như
của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về
Tin Lành, tiêu biểu như nghiên cứu của: A.B.Simpson với “Cất cánh bay cao”,

6


nghiên cứu của A.W.Tozer “Một nghiên cứu về cao độ thuộc linh” (1996), nghiên
cứu của K.M.Bailey có tựa đề “Nghênh đón Vua trở lại” (2000) và một số nghiên
cứu khác cung cấp nhiều tư liệu quan trọng đối với nghiên cứu về lịch sử Tin Lành
ở Việt Nam.
Năm 2009, Trương Văn Thiên Tư hoàn thành luận án Tiến sĩ Thần học với
đề tài: “Mệnh Trời: Hướng đến một Thần học sứ mạng Việt Nam”, được bảo vệ tại
Đại học Berkeley, California, Mỹ, đã phân tích một số tư liệu có tính hệ thống liên
quan đến một số vấn đề về Tin Lành ở Việt Nam.
* Nghiên cứu từ phía các học giả trong nước
Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, các tác giả người Việt bắt đầu công bố
những nghiên cứu của mình về Tin Lành. Đầu tiên, phải nói đến mục sư Phạm Xuân
Tín với các công trình: “Tôn chỉ của Hội thánh Tin Lành Việt Nam” (1957), “Tìm
hiểu Hội thánh Tin Lành Việt Nam” (1958), “Lược sử Hội thánh Tin Lành Việt
Nam” (1962), “Ưu khuyết điểm nền Cơ Đốc giáo dục của Hội thánh Tin Lành Việt
Nam” (1972), tác giả đã khái quát được quá trình hình thành, phát triển và tổ chức
của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam trong thời kỳ trước giải phóng. Đặc biệt, Phạm
Xuân Tín đã sôi nổi cổ súy cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam phát triển theo
hướng trở về với cội nguồn bản sắc Á Đông: Giáo sĩ người Á Châu cho người Á
Châu! Người Á Châu phải giảng đạo cho người Á Châu! Như vậy tại sao nền Cơ
Đốc giáo dục cho người Á Châu lại thiếu bản chất Á Đông.
Mục sư Lê Văn Thái với công trình “Bốn mươi sáu năm trong chức vụ”
(1971), như một chuỗi hồi ký ghi lại cuộc đời hơn bốn mươi năm hoạt động tôn
giáo đầy phong phú của một mục sư đã có lúc làm đến chức vụ Hội trưởng Hội
Thánh Tin Lành Việt Nam. Do vậy, công trình này không chỉ là hồi ký về đời tư của

một cá nhân, mà trong đó công bố nhiều tư liệu liên quan đến lịch sử truyền giáo
của C.M.A ở Việt Nam và quá trình phát triển của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam
qua các thời kỳ. Cuốn sách còn đặc sắc ở chỗ lần đầu tiên đề cập vấn đề lập trường
của Hội Thánh với vấn đề chính trị, ứng xử của giới chức Tin Lành với các chính
quyền trong lịch sử.
Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do những biến động lịch sử, giai đoạn từ
năm 1965 đến năm 1975, các công trình nghiên cứu có giá trị về Tin Lành ở Việt
Nam tương đối khiêm tốn.
Từ Đổi mới (1986) và nhất là từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay,
nghiên cứu về Tin Lành ở Việt Nam nói chung và Tin Lành trong cộng đồng DTTS

7


nói riêng bắt đầu sôi động trở lại, hàng loạt các công trình nghiên cứu hệ thống, có
giá trị được các tác giả công bố. Trước hết là nghiên cứu của hai tác giả Lê Phước
Nguyên và Lê Hoàng Phu về “Lịch sử truyền giáo” (1995), đến năm 2001, mục sư
Lê Văn Thiện công bố nghiên cứu “Hướng về Đại hội Tin Lành toàn quốc” (lưu
hành nội bộ), “Phương hướng phát triển Hội Thánh” (2002) đăng trong nội san của
giới chức Tin Lành, và công trình “Phúc âm và Văn hóa” (Nxb Tôn giáo 2010), tác
giả đề cập đến Hội thánh Tin Lành Việt Nam cần xây dựng và phát triển mang bản
sắc riêng: “Hội thánh Tin Lành Việt Nam không nên phát triển như một bản sao của
những Hội thánh Phương Tây, vì vậy phải thật bản xứ, ít nhất là trong các lĩnh vực
thờ phượng, âm nhạc, kiến trúc, văn chương của mình” [66].
Năm 2011, nhân kỷ niệm 100 năm Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, xuất hiện
hàng loạt nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của Tin Lành ở Việt Nam như
Mục sư Thái Phước Trường - Hội trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền
Nam) công bố cuốn: “Hội Thánh Tin Lành Việt Nam 100 năm hình thành và phát
triển” (lưu hành nội bộ). Trong công trình này, tác giả cung cấp bức tranh khái quát
các giai đoạn phát triển của Hội thánh Tin Lành Việt Nam, đặc biệt tác giả cung cấp

nhiều thông tin tư liệu có tính hệ thống về Tin Lành Việt Nam, những số liệu thống
kê tương đối phong phú và toàn diện, đồng thời tác giả nêu nhiều quan điểm đánh
giá về lịch sử phát triển Tin Lành Việt Nam trên góc nhìn của người trong cuộc.
Ngoài những nghiên cứu của những chức sắc tôn giáo trong Hội thánh Tin
Lành Việt Nam, các cơ quan quản lý và các học giả Việt Nam đã công bố những
nghiên cứu có tính hệ thống và giá trị về Tin Lành Việt Nam. Nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Xuân Hùng về: “Tìm hiểu các hệ quả của việc truyền giáo Tin Lành đối
với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo tại Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo, số 1, tháng 3/2000), “Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin Lành
tại Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, tháng 9/2001), tác giả cho rằng
chỉ đến năm 1911, khi các giáo sĩ của Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (C.M.A)
lập trụ sở truyền giáo thì việc truyền Tin Lành cho người Việt Nam mới được bắt
đầu và đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX cho đến nay, tên gọi Tin Lành được
phổ biến và trở thành tên gọi phổ thông ở Việt Nam.
Nguyễn Thanh Xuân với tư cách là chủ biên đã công bố các công trình
nghiên cứu như: “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam”
(Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2002) và “Đạo Tin Lành ở Việt Nam” (Nxb Tôn giáo, Hà

8


Nội 2006), hai nghiên cứu này cung cấp cho người đọc một hệ thống kiến thức khái
lược nhất về Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam.
Tác giả Đỗ Quang Hưng với công trình “Một số vấn đề về Tin Lành ở Tây
Nguyên” (Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 2, 2011) phác họa những nét
chung nhất về Tin Lành ở Tây Nguyên, bài viết đi sâu phân tích một số vấn đề có
liên quan với phát triển bền vững kinh tế - xã hội của khu vực này như: Thực tại Tin
Lành ở Tây Nguyên hôm nay, Tin Lành ở Tây Nguyên: cái nhìn lịch sử về phương
diện chính trị - xã hội và tâm lý; Tin Lành ở Tây Nguyên hôm nay: mấy vấn đề phía
trước. Tác giả cho rằng, ảnh hưởng của tôn giáo nói chung, Tin Lành nói riêng đối

với chuyển biến đời sống văn hóa của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên là một hiện
thực rõ nét, cần có nghiên cứu để giải quyết vấn đề này.
Trong những năm gần đây, có một số luận án Tiến sĩ liên quan đến Tin Lành.
Đáng chú ý là tháng 01/2014, tại Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, NCS Vũ Thị Thu Hà, bảo vệ thành công
đề tài luận án: “Hoạt động truyền giáo của đạo Tin Lành ở Việt Nam và Trung
Quốc (từ khởi đầu đến đổi mới- cải cách mở cửa)”. Luận án đã phân tích, luận giải,
làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa Tin Lành ở Việt Nam và Trung
Quốc, từ bối cảnh truyền giáo, hoạt động truyền giáo đến quan hệ giữa Tin Lành với
đời sống chính trị- xã hội ở hai nước. Đồng thời chỉ ra những đóng góp của Tin
Lành trong đời sống kinh tế- xã hội ở hai nước, lý giải nguyên nhân dẫn đến sự
khác biệt trong hoạt động chính trị - xã hội của Tin Lành ở Việt Nam cũng như ở
Trung Quốc giai đoạn từ khởi đầu đến đổi mới- cải cách mở cửa.
Tháng 8/2017, tại Khoa Lịch sử, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, NCS Nguyễn Xuân Hùng bảo vệ thành công Luận án
Tiến sĩ với đề tài: “Quá trình truyền giáo của Đạo Tin Lành tại Việt Nam (19111975)”. Luận án trên cơ sở khái quát quá trình Tin Lành vào Việt Nam từ năm 1911,
từ đó chỉ ra tác động của việc truyền giáo Tin Lành đối với đời sống kinh tế xã hội ở
Việt Nam thời kỳ 1911 đến 1975. Đặc biệt, trong Luận án đã đề cập, phân tích, chỉ
ra những vấn đề Tin Lành truyền bá vào vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên- Nam
Trường Sơn trước giải phóng.
Trên đây là những công trình tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh
có cái nhìn đầy đủ hơn về Tin Lành và quá trình du nhập phát triển Tin Lành ở nước
ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

9


1.1.2. Những nghiên cứu về người Mông và người Mông Tin Lành
Cho đến nay, đã có một số thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu về
người Mông, vấn đề Tin Lành trong cộng đồng người Mông ở Việt Nam. có thể
điểm qua các nghiên cứu tiêu biểu sau:

Từ Đổi mới, nhất là từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nở rộ những
nghiên cứu về người Mông và người Mông Tin Lành. Năm 1995, tại Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nông Văn Lưu bảo vệ thành công Luận án Phó
Tiến sĩ Triết học với đề tài luận án: Giải quyết vấn đề dân tộc qua việc thực hiện tự
do tín ngưỡng tôn giáo ở vùng dân tộc Mông hiện nay. Ở công trình này, từ góc
nhìn Triết học, tác giả điểm qua tình hình, đề cập mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
và tôn giáo trong vùng dân tộc Mông ở nước ta (đến năm 1995); nêu thực trạng việc
thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo để đi đến kết luận: “Để ổn định
tình hình ở vùng dân tộc Mông hiện nay, vấn đề cơ bản, hàng đầu là ổn định đời
sống, thực hiện đúng chính sách dân tộc, làm cho đồng bào Mông tin vào khả năng
thoát khỏi nghèo nàn bằng những giải pháp hiện thực” [40; tr. 111].
Năm 2007, Lê Văn Hảo thực hiện đề tài: “Một số đặc điểm tâm lý - xã hội
của xu hướng lan rộng đạo Tin Lành ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam” (Báo cáo Tổng
hợp Đề tài cấp Bộ của Viện Tâm lý học). Cùng với đó, Vương Duy Quang (2007)
công bố nghiên cứu “Sự cải đạo theo Ki tô giáo của một bộ phận người Mông ở
Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến nay” (Tạp chí Dân Tộc
học, Số 4). Với các công trình này, các tác giả đã khái quát quá trình ra đời và phát
triển của Tin Lành trên thế giới; các giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức giáo hội, sự
giống và khác nhau giữa Tin Lành và Công giáo. Từ đó, các tác giả trình bày quá
trình du nhập, phát triển Tin Lành ở Việt Nam, việc truyền giáo vào vùng DTTS.
Công trình Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”? bản chất của những cách phản
ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin Lành
(Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2009) của tác giả Nguyễn Văn Thắng làm chủ biên,
làm rõ bản chất của cách phản ứng khác nhau của người Mông với ảnh hưởng của
Tin Lành. Nói cách khác, tác giả đã làm rõ sự ảnh hưởng của Tin Lành đối với
người Mông ở nước ta, từ đó làm rõ được sự biến đổi trong đời sống tôn giáo của
người Mông từ tôn giáo truyền thống đến Tin Lành. Hay nghiên cứu của nhóm
nghiên cứu do Đặng Nghiên Vạn chủ biên (2010), Về tình hình phát triển đạo Tin
Lành ở miền núi phía Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, (Nhiệm vụ cấp Bộ, Viện
Nghiên cứu Tôn giáo) cho thấy bức tranh tổng quát về tình hình phát triển của Tin


10


Lành ở các địa bàn trọng điểm Tây Bắc, Tây Nguyên, trong đó đề cập đến tình hình
phát triển của Tin Lành trong cộng đồng người Mông.
Năm 2013, tác giả Đậu Tuấn Nam cho ra mắt cuốn “Di cư của người Mông
từ đổi mới đến nay” Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Từ góc nhìn Dân tộc
học tác giả đã khái quát về lịch sử, nguồn gốc của dân tộc Mông và quá trình di cư,
phấn bố ở các vùng miền của Việt Nam; đồng thời chỉ ra thực trạng DCTD của
người Mông giai đoạn 1986-2000; chỉ ra nguyên nhân khiến người Mông di cư và
những ảnh hưởng từ sự DCTD tới tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của nơi xuất
cư, nơi đến và đối với chính bản thân cộng đồng người Mông di cư.
Tác giả Đoàn Triệu Long (2013) với công trình “Đạo Tin Lành ở miền Trung
và Tây Nguyên” cung cấp bức tranh tương đối toàn diện về Tin Lành ở Miền Trung
- Tây Nguyên từ buổi đầu đến nay, từ đó tác giả nêu lên thực trạng và những
khuyến nghị xung quanh vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) đối với Tin Lành ở miền
Trung, Tây Nguyên hiện nay, đề xuất những giải pháp nhằm định hướng phát triển
Tin Lành trong thời gian tới [38].
Năm 2014, tác giả Nguyễn Mạnh Tiến cho ra mắt cuốn: “Những đỉnh núi du
ca, một lối tìm về cá tính H’Mông”, Nxb Thế giới, Hà Nội. Từ việc phân tích các dữ
kiện dân tộc học về người Mông như tập quán sinh sống trên những đỉnh núi cao đã
hình thành nên đời sống văn hóa, tâm lý tộc người đã phản ánh rõ nét trong dân ca
của người Mông. Cùng với đó, bối cảnh kinh tế - xã hội với hệ thống quyền lực
miền núi ăn sâu bám rễ từ bao đời nay chi phối, tác động đã hình thành cá tính dân
tộc Mông, đó là bộ từ khóa: “tâm thức lưu vong- tâm thức di dân- tâm thức mồ côi,
ám ảnh Hán, tự vẫn, nổi loạn, tự do, mộng mơ, tình yêu, tự trị tộc người, quyền lực
miền núi” [74; tr. 346].
Năm 2016, tác giả Nguyễn Duy Thụy cho ra mắt cuốn “Di cư của người
DTTS đến Tây Nguyên”, Nxb Khoa học xã hội, trong đó, đề cập đến quá trình di cư

của người Mông đến Tây Nguyên nói chung và Đắc Lắc nói riêng.
1.1.3. Những nghiên cứu đề cập đến đời sống tôn giáo của người Mông
Tin Lành ở Tây Nguyên, Đắc Lắc
Các nghiên cứu về đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở nước ta
phải kể đến như:
Công trình: “Lịch sử Hội Thánh Tin Lành Việt Nam” của Lê Hoàng Phu xuất
bản tại Trung tâm Nghiên cứu Phúc Âm, Sài Gòn năm 1974, đề cập đến sự du nhập
của đạo Tin Lành vào số ít đồng bào DTTS ở Tây Nguyên, trong đó có đồng bào

11


Mông, đó là: “14 cặp truyền giáo Việt Nam tiếp tục một chương trình cấp tốc giữa
vòng 14 bộ lạc là Chơ Ro, Stiêng, Cơ Ho (Srê và Lạch), Chăm, Ê Đê, Gia Rai, Pa
Cô, Thái, Mường, Mán, Thổ và Mèo (Mông) ở rải rác trong 13 tỉnh” [48; tr. 90].
Có thể nói đây là công trình nghiên cứu công phu, chi tiết về Tin Lành trong DTTS
nói chung và nêu nét riêng về Tin Lành người Mông ở Tây Nguyên.
Với sự trở lại, bùng phát của Tin Lành vào những năm 90 của thế kỷ XX, đã
thu hút sự quan tâm của các học giả, cơ quan làm công tác QLNN về hoạt động tôn
giáo đề cập đến đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành. Năm 2001, tác giả
Lương Thị Thoa công bố công trình: Quá trình du nhập đạo Tin Lành - Vàng Chứ
vào dân tộc Mông trong những năm gần đây (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 2).
Tác giả phân tích, chỉ ra quá trìnhTin Lành truyền bá trong đồng bào Mông và hình
thành nên đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành với niềm tin vào Giêsu Vàng
Trứ. Nghiên cứu về Tin Lành ở Tây Nguyên, trong đó có đề cập đến vấn đề Tin
Lành ở Đắc Lắc. Nguyễn Bá Thủy (2004). Di dân tự do của đồng bào Tày, Nùng,
Hmông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắc Lắc (Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội)
là nghiên cứu quan trọng cung cấp bức tranh về sự DCTD của một số đồng bào
DTTS phía Bắc đến Đắc Lắc.
Tác giả Vũ Dũng có bài viết “Vấn đề đạo Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay

nhìn từ góc độ của Tâm lý học”, Tạp chí Tâm lý học, số 5/2005. Tác giả đưa ra bốn
nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của Tin Lành trong các vùng đồng bào DTTS (kể
cả khu vực phía Bắc lẫn ở Tây Nguyên) trong thời gian qua, đó là: về bản thân Tin
Lành; về người truyền đạo; về tài liệu tuyên truyền; về phía đồng bào (các tín đồ).
Từ đó tác giả khẳng định: Tin Lành có liên quan trực tiếp đến các cuộc gây rối ở
Tây Nguyên vừa qua, hầu hết những người chống đối chính quyền và tham gia cuộc
gây rối với những hành vi chống đối quyết liệt đều là tín đồ Tin Lành và các hành vi
này chịu tác động sâu sắc từ các cá nhân, nhóm người có hoạt động kích động
chống phá Nhà nước. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá khái quát những mặt tích cực
và tiêu cực của Tin Lành ở Tây Nguyên hiện nay.
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác như Nguyễn Văn
Thắng “Sự thay đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin Lành ở người Hmông”
(Báo cáo Tổng hợp đề tài cấp Bộ của Viện Dân tộc học, Hà Nội: 2005)... Vương
Duy Quang, năm 2005 công bố cuốn: Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt
Nam truyền thống và hiện đại (Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội)
đưa ra một số đánh giá nhằm luận giải sự biến đổi văn hóa tâm linh trong cộng đồng

12


người Mông ở Việt Nam từ lịch sử tới nay và đi tới kết luận: “Dù trong quá khứ hay
hiện tại, sự cải đạo của người Mông đã cho thấy dân tộc này đã và đang trải qua
những thay đổi quyết liệt nhất trong văn hóa tôn giáo của họ. Hành động tiếp nhận
Kitô giáo của người Mông trong suốt thế kỷ qua đã chứng tỏ một bộ phận của cộng
đồng này mong muốn đổi đời, cảm nhận sự tự do bằng sự cải đạo thực sự. Tuy
nhiên bên cạnh những thành công, quá trình đó diễn ra đầy xung đột giữa thuyết vật
linh giáo đã tồn tại ngàn đời trong văn hóa truyền thống của họ với giáo lý Thiên
Chúa đầy mới mẻ. Tổn thương trong mối quan hệ cộng đồng giữa người cải đạo và
không cải đạo là điều không thể tránh khỏi bởi cả hai phía đều cho đức tin của mình
là chính thống” [55; tr. 269].

Tác giả Hồ Tấn Sáng có bài “Đạo Tin Lành và ảnh hưởng của nó đối với một
số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4/2008, cho
rằng trên thực tế Tin Lành ở Tây Nguyên không đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng tôn
giáo, cũng không hoàn toàn chỉ là vấn đề âm mưu lợi dụng tự do tín ngưỡng để thực
hiện mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch. Theo tác giả, nghiên cứu giải quyết
vấn đề Tin Lành ở đây cần quán triệt quan điểm phức hợp mà trục căn bản là nhận
thức và xử lý mối quan hệ tôn giáo và chính trị trong đời sống của đồng bào các
DTTS tại chỗ.
Trong công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của đạo Tin Lành với thiết chế xã
hội truyền thống của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn
Nam (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4 - 2008), trên cơ sở nghiên cứu thiết thế xã
hội truyền thống của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên, tác giả đã trình bày sự ảnh
hưởng của Tin Lành đối với thiết chế truyền thống xã hội như: sự phức tạp về chính
trị với thiết chế xã hội truyền thống; sự phức tạp về xã hội, tập quán văn hóa, với tín
ngưỡng truyền thống.
Nguyễn Khắc Đức với đề tài luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề đạo Tin Lành
trong đồng bào dân tộc Mông và Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, được
bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đề cập và luận giải
quá trình Tin Lành truyền bá trong vùng đồng bào Mông, Dao ở các tỉnh miền núi
phía Bắc. Song, từ góc nhìn Triết học mà công trình này tiếp cận trên diện rộng,
khái quát, mà chưa đi vào chiều sâu đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành.
Năm 2014, tại Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nghiên cứu viên
Hoàng Thanh Bé bảo vên thành công luận văn thạc sĩ Tôn giáo học với đề tài
“Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc

13


hiện nay”. Điểm qua quá trình phát triển đạo Tin Lành ở Đắc Lắc, thực trạng quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của người Tin Lành ở Đắc Lắc qua đó đề

xuất một số kiến nghị giải pháp đối với công tác đảm bảo hoạt động tôn giáo của
người Tin Lành đúng tinh thần pháp luật.
1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
Thứ nhất, những nghiên cứu về lịch sử Tin Lành ở Việt Nam và nghiên cứu
về người Mông Tin Lành ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Các
nghiên cứu về lịch sử phát triển Tin Lành Việt Nam tương đối hệ thống, phản ánh
cơ bản được quá trình truyền giáo và các giai đoạn phát triển của Tin Lành ở Việt
Nam. Những nghiên cứu về người Mông tương đối có hệ thống, một số công trình
nghiên cứu có tính chuyên sâu.
Thứ hai, đã có một số nghiên cứu về vấn đề Tin Lành trong các DTTS ở Việt
Nam, trong đó có cộng đồng người Mông. Song những nghiên cứu này còn tương
đối khiêm tốn, thiếu vắng những nghiên cứu hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về
vấn đề Tin Lành trong cộng đồng người Mông.
Thứ ba, nghiên cứu về người Mông Tin Lành ở Tây Nguyên, Đắc Lắc nói
chung vẫn còn là một khoảng trống, nhất là những nghiên cứu chuyên sâu đi vào
phân tích đánh giá những chuyển biến trong đời sống tôn giáo của cộng đồng
DCTD tại Tây Nguyên.
Có thể nói, chủ đề nghiên cứu về đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Tây Nguyên nói chung và trường hợp ở Đắc Lắc nói riêng là một đề tài
nghiên cứu mới.
1.1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung vào làm rõ những điểm chính như sau:
Một là, làm rõ quá trình DCTD và hình thành cộng đồng người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc.
Hai là, đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc với tư cách là
“nghiên cứu trường hợp” (case study) về đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Tây Nguyên. Trong đó luận án làm rõ thực trạng, đặc điểm, những chuyển
biến cụ thể đời sống tôn giáo trong cộng đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc.
Ba là, từ những phân tích trên, luận án chỉ ra xu hướng chuyển biến đời sống
tôn giáo, đánh giá những ảnh hưởng của sự chuyển biến trong đời sống tôn giáo

người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc đối với bản thân họ và sự ảnh hưởng đối với chính
quyền và các cư dân khác trên địa bàn trên các phương diện kinh tế - chính trị, văn

14


hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường sinh thái, đồng thời đề xuất một số
khuyến nghị nhằm đảm bảo ổn định, phát triển đời sống tôn giáo của người Mông
Tin Lành, đóng góp chung vào sự ổn định, phát triển bền vững của Đắc Lắc và cả
Tây Nguyên.
1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm
1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu
1.2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu
* Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Đời sống tôn giáo của người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc từ năm 1986 tới nay diễn ra như thế nào?
* Câu hỏi nghiên cứu phái sinh :
- Đời sống tôn giáo người Mông Tin Lành trước và sau khi DCTD vào Đắc Lắc có
những biểu hiện ra sao?
- Thực trạng, ảnh hưởng của những thay đổi đời sống tôn giáo trong cộng đồng
người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc như thế nào?
- Xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc
trong thời gian tới như thế nào ?
- Cần phải lưu ý những vấn đề gì để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
cực của cộng đồng người Mông theo Tin Lành nhằm ổn định xã hội, phát triển bền
vững Tây Nguyên.
1.2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Cộng đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc, Tây Nguyên vốn trước kia sinh sống
ở vùng đất khác, theo tín ngưỡng truyền thống đã ăn sâu, bám rễ từ bao đời, khi
được tuyên truyền và mang theo niềm tin “Giêsu Vàng Trứ”, DCTD đến vùng đất
mới, hẳn người Mông Tin Lành tìm thấy ở Tin Lành “cái lý” để họ theo. Tin Lành

buổi đầu đi vào cộng đồng người Mông với hình ảnh “Giêsu Vàng Trứ”, hình thành
nên cộng đồng người Mông Tin Lành với niềm tin, nghi lễ, hoạt động tôn giáo theo
kiểu Tin Lành người Mông chứ không như các cộng đồng Tin Lành ở các dân tộc
khác.
- Cộng đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc, Tây Nguyên đã có đời sống tôn giáo,
góp phần làm phong phú đời sống tôn giáo của người Tin Lành Việt Nam. Việc
mang theo niềm tin “Giêsu Vàng Trứ” đã dẫn đến tình trạng ngày càng nhiều người
Mông di cư đến Đắc Lắc, Tây Nguyên làm biến đổi cơ cấu dân tộc, cơ cấu dân số,
cơ cấu tôn giáo trên địa bàn. Sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Mông Tin
Lành ở Đắc Lắc có ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng người Mông theo tôn giáo

15


khác, cộng đồng các dân tộc khác, theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau trên địa
bàn Đắc Lắc và cả Tây Nguyên.
- Chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương tỉnh Đắc Lắc đã có chủ
trương, xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch nhằm ổn định đời sống người Mông
Tin Lành. Song với sự DCTD như hiện nay, không chỉ tác động mọi mặt đến đời
sống, kinh tế xã hội địa phương, mà còn đặt ra vấn đề bức thiết về QLNN đối với
hoạt động tôn giáo của người Mông Tin Lành trên địa bàn. Những khúc quanh lịch
sử xoay quanh vấn đề đạo Tin Lành du nhập vào Việt Nam, nhất là thời kỳ bị
FULRO[105] lợi dụng vào mục đích chống phá cách mạng, những vấn đề xoay
quanh “nhà nước Mông tự trị” vẫn luôn nhạy cảm để các thế lực thù địch với Nhà
nước Việt Nam lợi dụng chống phá; càng đặt ra vấn đề QLNN đối với hoạt động
tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc và cả Tây Nguyên.
1.1.2.3. Lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu
Để nghiên cứu, lý giải nguồn gốc, bản chất của vấn đề người Mông Tin Lành ở Đắc
Lắc từ bỏ tín ngưỡng truyền thống, “cải đạo” theo Tin Lành, luận án nghiên cứu vận
dụng nhiều chiều cạnh của các lý thuyết nghiên cứu thuộc các khoa học khác nhau

như: Sử học, Nhân học, Xã hội học, Tâm lý học, Dân tộc học, Triết học…song từ
góc độ nghiên cứu Tôn giáo học đi sâu nghiên cứu đời sống tôn giáo của cộng đồng
một tộc người, Nghiên cứu sinh vận dụng nhiều lý thuyết nghiên cứu để khai thác
nhiều chiều cạnh của đời sống tôn giáo người Mông Tin Lành, trong đó vận dụng
Lý thuyết thực thể tôn giáo là cơ bản.
* Tiếp cận theo lý thuyết thực thể tôn giáo: Thực thể tôn giáo là một khái niệm dùng
để chỉ toàn bộ hiện thực tôn giáo tồn tại trong lịch sử đồng thời là một thiết chế và
kết cấu của đời sống xã hội, chịu sự tác động từ các mối quan hệ và tương tác với
các thiết chế xã hội khác. Thực thể tôn giáo là tổng thể (holisme) các niềm tin và
thực hành tôn giáo trong cộng đồng gồm cá nhân và nhóm người theo các giá trị
chung với các tính chất xác định là tính lịch sử, tính tập thể, tính tài liệu, tính biểu
tượng và tính kinh nghiệm và nhạy cảm đã từng và đang tồn tại trong đời sống xã
hội [71].
Đã có một thời kỳ rất dài, chúng ta nhìn tôn giáo thuộc hình thái ý thức xã hội thuần
túy, nhưng nếu đặt tôn giáo dưới góc nhìn như vậy, không phản ánh hết được bản
chất thực của tôn giáo, bởi thực tế không có một tôn giáo nào tồn tại dưới một loại
hình độc lập mà phải phản ánh mối quan hệ nào đó giữa con người với cái thiêng.
Nói như Durkheim: “Một tôn giáo là một hệ thống vững chắc các niềm tin tôn giáo

16


và thực hành liên hệ với các vật thiêng, tức là các vật được phân biệt, được kiêng cữ,
các niềm tin và thực hành thống nhất thành một cộng đồng luân lý (Commurauté
morate), được gọi là Giáo hội, đối với tất cả những ai tin theo” [72].
Để phản ánh được thực chất tồn tại của tôn giáo trong xã hội chỉ cách tiếp cận hệ
thống, hay còn gọi là hệ thống luận (systémique) để giải quyết và phân tích hệ thống
gồm: tương tác, toàn thể, tổ chức, phức hợp và từ đó coi tôn giáo là thực thể xã hội
tồn tại một cách khách quan. Nói cách khác, tôn giáo là thực thể tôn giáo (faits
religieux), không chỉ là sự kiện tiêu biểu hiểu theo ý niệm thời gian, mà còn là thực

thể khách quan theo ý niệm của không gian xã hội. Tôn giáo được thể hiện như một
thực thể trong không - thời gian: nó vừa mang trong nó lịch sử, vừa mang hơi thở
của thời đại nó tồn tại.
Vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo để nghiên cứu đời sống tôn giáo của cộng
đồng cư dân là một hệ thống toàn vẹn, trong đó mỗi yếu tố không chỉ có liên hệ/tác
động đối với các yếu tố khác, mà còn gắn liền với cả hệ thống lớn để tạo thành một
nền văn hóa mang tính chỉnh thể. Luận án đặt yếu tố đời sống tôn giáo trong cộng
đồng người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc trong cái nhìn khu vực. Trong đó, cộng đồng
cư dân ở đây được coi là một nghiên cứu trường hợp (case study), nghiên cứu niềm
tin, nghi lễ, cộng đồng tôn giáo của người Mông Tin Lành nhằm làm rõ hơn bức
tranh đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành cả khu vực Tây Nguyên. Cho nên,
cần thiết phải nhìn nhận trong sự tương tác giữa các cộng đồng trong khu vực,
tương tác giữa cộng đồng di cư và cộng đồng người quê cũ của họ không di cư. Lý
thuyết này được áp dụng ở các Chương hai, Chương ba và một phần của Chương
bốn để nghiên cứu quá trình hình thành, đặc điểm, thực trạng và ảnh hưởng, cũng
như xu hướng chuyển biến đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành ở Đắc Lắc
trong lịch sử, hiện tại và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai.
* Tiếp cận theo lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa (Acculturation): Luận án áp
dụng lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa, đó là việc một tộc người tiếp nhận, biến
cải và đồng hóa văn hóa của một dân tộc hay cộng đồng người khác. Mức độ, tính
chất và phương hướng của quá trình tiếp biến này tùy thuộc vào các nhân tố chủ
quan và khách quan trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hóa bên ngoài của
bên tiếp nhận. Trong trường hợp này, khi người Mông di cư đến môi trường sống ở
Đắc Lắc họ có những thay đổi về môi sống, thay đổi sinh kế, và dưới tác động của
yếu tố văn hóa, tôn giáo trường của cộng đồng các dân tộc tại chỗ... làm biến đổi
đời sống văn hóa và nhất là đời sống tôn giáo của họ.

17



×