Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ HUYỀN
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên - 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ HUYỀN
TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên
Thái Nguyên – 2013
CHỮ KÝ XÁC NHẬN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN
KHOA CHUYÊN MÔN
PGS.TS. Đàm Thị Uyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Đàm Thị Uyên. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả
Hoàng Thị Huyền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý
thầy cô trong khoa Lịch sử - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã quan
tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài. Nhờ đó tôi đã tiếp
thu được nhiều ý kiến đóng góp và nhận xét quí báu của quí thầy cô thông qua
buổi bảo vệ đề cương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Đàm Thị Uyên đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng như thực hiện luận
văn.
Trên hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình
đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong
quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của
mình tới bạn bè và đồng nghiệp, luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô và bạn bè.
Học viên
Hoàng Thị Huyền
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG 6
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6
1.2. Miền Tây Cao Bằng qua các thời kỳ lịch sử 11
1.3. Người Mông ở miền Tây Cao Bằng. 13
1.4. Khái quát về kinh tế văn hóa của người Mông. 17
1.4.1. Về kinh tế 17
1.4.2. Về văn hóa 19
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY
CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 28
2.1. Tổ chức gia đình và dòng họ. 28
2.1.1. Tổ chức gia đình. 28
2.1.2. Tổ chức dòng họ 33
2.2. Tổ chức làng bản 43
2.2.1. Sự hình thành bản của người Mông 43
2.2.2. Bộ máy tự quản của bản 49
2.2.3. Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi và các thể thức xử
phạt vi phạm. 51
2.2.4. Bản (giao) với quan hệ cộng đồng về tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt . 54
2.3. Mã phài 57
CHƢƠNG 3: TÍN NGƢỠNG VÀ TÔN GIÁO CỦA NGƢỜI MÔNG Ở
MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2012 60
3.1. Tín ngưỡng dân gian 60
3.1.1. Luận thuyết “Vạn vật hữu linh” 60
3.1.2. Thờ cúng tổ tiên và các thần che chở cho gia đình 63
3.1.2.1. Thờ cúng tổ tiên 63
3.1.2.2. Thờ cúng các thần che chở cho gia đình 67
3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng giao (bản) 70
3.1.4. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp 71
3.1.5. Tàn dư ma thuật 73
3.1.6. Sa man giáo 74
3.2. Tôn giáo 77
3.3. Giao thoa văn hóa của người Mông 84
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC ẢNH
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng thống kê các xã thuộc huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm năm 2007 13
Bảng 2: Bảng thống kê các thành phần dân tộc ở miền Tây Cao Bằng năm 2009 . 14
Bảng 3: Bảng tổng hợp hộ dân tộc thiểu số nghèo vay vốn theo quyết định
32/QĐ -TTg và quyết định 126/QQD -TTg từ năm 2007-2009 26
Bảng 4: Các hình thái gia đình người Mông ở miền Tây Cao Bằng năm 2009 . 29
Bảng 5: Bảng thống kê các dòng họ của người Mông ở miền Tây Cao Bằng
năm 2009 34
Bảng 6 : Số hộ gia đình, nhân khẩu và bản của người Mông ở huyện Bảo Lạc,
Bảo Lâm. 43
Bảng 7: Bảng thống kê các dòng họ người Mông 48
ở xã Đức Hạnh- Bảo Lâm (Cao Bằng) 48
Bảng 8: Bảng so sánh quan niệm và nghi thức thờ cúng tổ tiên 66
của người Mông với các dân tộc khác ở huyện Bảo Lạc ( Cao Bằng) 66
Bảng 9: Bảng khảo sát số liệu người Mông theo đạo Tin Lành 82
ở huyện Bảo Lạc 82
1
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Cao Bằng là một trong những tỉnh nằm ở phía Bắc địa đầu của Tổ
quốc, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc, là cái
nôi của cách mạng Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển,
mảnh đất Cao Bằng đã có một bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Nơi
đây từ xa xưa đã diễn ra sự cộng cư của nhiều dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao,
Kinh, Hoa… mỗi dân tộc đó đều có những tập quán và những nét văn hóa
riêng, tạo nên một Cao Bằng vừa độc đáo vừa gần gũi, mang đậm bản sắc văn
hóa các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta.
Ở Cao Bằng, dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp là dân tộc Nùng,
Dao và Mông. Người Mông ở Cao Bằng có 3 ngành là Mông Trắng, Mông
Hoa và Mông Đen cư trú tập trung nhất tại hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm,
trong quá trình tồn tại và phát triển của mình người Mông cùng các dân tộc
thiểu số anh em khác ở Cao Bằng đã có những đóng góp quan trọng trong sự
phát triển chung của tỉnh. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước, việc nâng cao đời sống kinh tế, trình độ dân trí của người Mông là việc
làm rất cần thiết bởi lẽ các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng những phong
tục, tập quán và tín ngưỡng nhằm lôi kéo đồng bào Mông chống phá đường
lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Từ thực tế đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chính sách đẩy mạnh
phát triển kinh tế, nhằm giữ vững ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo, tăng
cường giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và trật tự an ninh quốc gia.
Trong xã hội truyền thống của người Mông, tín ngưỡng tôn giáo luôn là
một thành tố quan trọng, được coi là cốt lõi có ảnh hưởng và chi phối đến
nhiều mặt của cuộc sống, những hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ấy còn là yếu
2
tố cốt lõi tạo dựng nên sự cố kết chặt chẽ của cộng đồng. Vì vậy, việc tìm
hiểu tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao
Bằng từ năm 1945 đến năm 2012 là hết sức cần thiết qua đó, nhằm góp phần
gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người
Mông nói chung mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống
của Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tổ chức xã hội
và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945
đến năm 2012” làm luận văn thạc sĩ, mong muốn góp một phần nhỏ bé vào
công tác nghiên cứu khoa học cũng như có một cái nhìn thấu đáo hơn, toàn
diện hơn về người Mông ở Việt Nam nói chung và người Mông ở Cao Bằng
nói riêng đang được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc
ở Việt Nam nói chung và của người Mông nói riêng nhằm bảo tồn phát huy
và gìn giữ các giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc, phục vụ cho quá trình
phát triển đất nước, đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả
nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến một cách trực tiếp hay gián
tiếp ở các khía cạnh khác nhau như:
- Trước hết là cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam các tỉnh phía
Bắc” của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, xuất bản năm 1978. Đây là công
trình biên soạn về nguồn gốc lịch sử, đặc điểm kinh tế, quan hệ giai cấp xã
hội… của các dân tộc ít người ở phía Bắc Việt Nam trong đó có dân tộc
Mông. Tiếp đến tác phẩm: “Dân tộc Mông ở Việt Nam” (Hoàng Nam và Cư
Hoà Vần), năm 1994, cuốn sách giới thiệu một cách khái quát về lịch sử di
3
cư, tên gọi, địa bàn cư trú, phân nhóm sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần
của dân tộc Mông ở Việt Nam. Tác phẩm “Văn hóa tâm linh của người
H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại” của tác giả Vương Duy Quang,
xuất bản năm 2005. Tác giả phân tích về đời sống tâm linh của người
H’Mông, những nét mới trong đời sống tâm linh hiện nay và những tác động
của sự biến đổi đó tới văn hóa dân tộc H’Mông. Đặc biệt phải nói đến bộ sách
“Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng”, Tỉnh ủy- Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng,
Nxb Chính trị Quốc Gia, năm 2008. Trong quyển II của bộ sách này đã đề cập
khá rõ nét về tất cả các lĩnh vực từ điều kiện tự nhiên- kinh tế- văn hóa- xã hội
đến lịch sử địa phương… của hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng).
Ngoài ra còn có cuốn “Dân ca các dân tộc ở Cao Bằng” của tác giả Đinh Trọng
Tuấn – Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2010 là công trình sưu tập hệ thống
các bài hát dân ca của các dân tộc ở Cao Bằng, trong đó có dân tộc Mông. Cuốn
sách “Phong tục tập quán một số dân tộc thiểu số” của nhóm tác giả Ninh
Văn Hiệp, Tuấn Dũng, Hoàng Quyết, Trương Thị Xúng và Bùi Ngọc Quang,
Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội năm 2012, các tác giả đã giới thiệu khái quát về
phong tục tập quán trong sinh hoạt, lễ cưới, sinh đẻ, quan hệ xã hội, ma chay,
tết và lễ hội của người Mông ở Cao Bằng.
Trên đây là những tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi tham khảo, học
tập cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm tìm hiểu về
lịch sử tộc người Mông ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng,
tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông với mong
muốn nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học qua đó góp phần bổ sung
thêm nguồn tư liệu địa phương.
4
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của
người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012.
- Phạm vi Nghiên cứu: 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao
Bằng từ năm 1945 đến năm 2012.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông
ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến năm 2012, được dựa trên các nguồn
tư liệu sau đây:
+ Nguồn tư liệu chung: Cơ sở văn hóa Việt Nam; Các dân tộc ít người
ở Việt Nam các tỉnh phía Bắc; Dân tộc Mông ở Việt Nam, Văn hóa tâm linh
của người H’Mông ở Việt Nam truyền thống và hiện đại…
+ Nguồn tư liệu địa phương như: Lịch sử tỉnh Cao Bằng; Địa chí huyện
Bảo lạc, Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng; Báo cáo về tôn giáo của huyện Bảo Lạc,
Thống kê dân số năm 2009….
Trong đợt thực tế tại địa phương vào tháng 10 năm 2012, tác giả đã có dịp
khảo sát địa hình, cảnh quan, tổ chức xã hội, tín ngưỡng tôn giáo của đồng
bào Mông và các tư liệu truyền miệng, bài ca dao, truyền thuyết dân gian, thơ
ca, gia phả về tộc người Mông…
- Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử
dụng và kết hợp một số phương pháp sau đây: Phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic, phương pháp khảo sát điền dã dân tộc học, phương pháp
so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về tổ chức xã hội và tín
ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến 2012.
Luận văn là tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy môn lịch sử địa
phương; là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành lịch sử, văn hóa. Đồng thời
5
làm cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương hoạch định chính sách dân tộc,
góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống của người Mông ở miền Tây Cao Bằng.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 89 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được
chia làm 3 chương sau:
Chương 1: Khái quát về miền Tây Cao Bằng.
Chương 2: Tổ chức xã hội của người Mông ở miền Tây Cao Bằng từ
năm 1945 đến năm 2012.
Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở miền Tây Cao
Bằng từ năm 1945 đến năm 2012.
Luận văn còn có các phần: Bản đồ hành chính và phụ lục.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CAO BẰNG
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BẢO LẠC – HUYỆN BẢO LÂM
TỈNH CAO BẰNG
LƯỢC ĐỒ CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI MÔNG Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG
6
Chƣơng I: KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG
1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Miền Tây Cao Bằng nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng, bao gồm địa
phận của 4 huyện: Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lạc và Bảo Lâm. Đây là
khu vực có diện tích 3029,06 km
2
với số dân khoảng 168796 người. Trong đó,
huyện Thông Nông có 10 xã và một thị trấn với diện tích 357,20 km
2
, dân số
23462 người. Huyện Nguyên Bình có hai thị trấn và 18 xã với diện tích là
839,16 km
2
, dân số 39509 người. Bảo Lạc có 16 xã và một trị trấn, diện tích
là 920,64 km
2,
dân số là 49648 người. Huyện Bảo Lâm có 13 xã và một thị
trấn với diện tích 91,06 km
2
, dân số là 56177 người [5]. Nơi đây có đường
biên giới giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp với tỉnh Hà Giang,
phía Nam giáp với Bắc Cạn, phía Đông giáp với huyện Hà Quảng, Hòa An.
(Trong quá trình nghiên cứu về miền Tây Cao Bằng luận văn chủ yếu nghiên
cứu trên địa bàn hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm).
Đây là khu vực có địa hình rất phức tạp, hiểm trở, chủ yếu là núi đất
xen kẽ với các núi đá: Phổ biến như ở huyện Bảo Lạc, là huyện bị chia cắt
mạnh bởi hệ thống núi cao kéo dài, có độ dốc lớn, tiêu biểu là ngọn núi Phja
Dạ cao 1980 mét so với mặt nước biển, có độ cao trung bình so với mặt biển
là 1000m. Huyện Bảo Lâm cũng là huyện có địa hình phức tạp, nhiều đèo dốc
hiểm trở, có độ dốc lớn, núi non trùng điệp. Với địa hình như vậy, gây rất
nhiều khó khăn cho việc đi lại, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng như
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và
sự phát triển kinh tế giao lưu với các vùng phụ cận.
Miền Tây Cao Bằng bao gồm nhiều dãy núi cao, điển hình là ngọn núi
Phja Dạ (Bảo Lạc) cao 1987m, được coi là nóc nhà phía đông Bắc Bộ, một
cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ. Đã có nhiều truyền thuyết về núi Phja Dạ vừa
7
thực vừa hư. Truyền thuyết kể rằng, trên đỉnh núi có bãi đất bằng, có cây cam,
quýt, lê, đào của tiên trồng, có ao (vũng) nước trong, sâu bên trong có con cá
to, lạ thỉnh thoảng nổi lên… [39,tr.129]. Ngoài ra còn có các ngọn núi sau:
Núi Cày Tô ở xã Yên Thổ, cao 1000m so với mặt nước biển. Núi có
bảy ngọn nhấp nhô liên tiếp như hình mào gà, theo truyền thuyết ngày xưa núi
Cày Tô phát ra âm thanh như tiếng gà gáy [39,tr.268].
Núi Nặm Chẳm (Phan Thanh) cao 1136m so với mực nước biển, ở phía
tây bắc. Đứng trên đỉnh núi có thể quan sát được tới núi Phja Dạ (Sơn Lộ) và
một vùng biên giới xã Cô Ba, Cốc Pàng. Trên núi có một cái ao thường xuyên
có nước, gọi là Pù Nặm Chẳm [39,tr.118].
Núi Chẻ Rào (Khánh Xuân) có độ cao 698m, ngọn núi độc lập nằm ở
Cốc Pục liền bờ sông Gâm, trong lòng núi có hai cái hang, cửa hang quay ra
hướng bắc giáp bờ sông Gâm chính diện xã Cô Ba [39,tr.108].
Rừng ở nơi đây vốn là một thảm thực vật phong phú và đa dạng sinh
học, thích hợp cho sự phát triển những loại cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn
đới, các loại cây lấy gỗ, cây dược liệu (hà thủ ô, hoàng tinh, sâm đất…). Cùng
với đó là hệ động vật đa dạng gồm các loại thú rừng như hươu, nai, lợn lòi,
cầy hương, cáo, nhím, tê tê ; loại chim: diều hâu, cú mèo, họa mi, khướu,
sáo, chích chòe; loại bò sát: tắc kè, kỳ đà, các loại rắn . Diện tích rừng và
đất rừng nơi đây từng bước được quy hoạch và khai thác hợp lý, đưa lại
nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân nơi đây.
Miền Tây Cao Bằng cũng là nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản như
quặng sắt ở Hưng Đạo, quặng bô xít, vàng ở Đình Phùng, Sơn Lộ, Sơn Lập…
(Bảo Lạc). Còn tại huyện Bảo Lâm cũng là nơi lưu tụ nhiều khoáng sản quý
hiếm: bạc, vàng, kim cương (độ tuổi còn non) và nhiều dãy núi đá vôi trùng
điệp là nguồn thu nhập chính cho một số bà con trong vùng.
Trong hệ thống sông suối nơi đây thì sông Gâm là con sông lớn nhất,
bắt nguồn từ vùng núi cao gần 2000m, thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây- Trung
8
Quốc, chảy vào Việt Nam từ phía Bắc xuống phía Nam qua thị trấn Bảo Lạc
(huyện Bảo Lạc) rồi chảy qua huyện Bảo Lâm (dài 32 km, diện tích mặt nước
là 304 ha) sang Hà Giang và Tuyên Quang.
Sông Nho Quế chảy từ tỉnh Hà Giang sang địa phận xã Đức Hạnh
huyện Bảo Lâm (chiều dài qua địa phận Bảo Lâm là 24 km, diện tích mặt
nước 180 ha), rồi nhập vào sông Gâm tại Nà Pồng.
Sông Neo bắt nguồn từ vùng núi Phja Oắc chảy theo hướng Đông Bắc,
qua Đình Phùng, Huy Giáp, chảy xuống Nà Tồng- Hưng Đạo, về Hồng Trị rồi
đổ vào sông Gâm tại thị trấn Bảo Lạc. Lòng sông Neo rộng trung bình 30 mét,
độ sâu trung bình 1,5 mét, lưu lượng nước và dòng chảy không ổn định
[1,tr.15].
Sông Năng bắt nguồn từ núi Phja Dạ, chảy qua địa phận xã Sơn Lộ (Bảo
Lạc) khoảng 15km rồi đi qua hồ Ba Bể (Bắc Cạn) rồi đổ ra sông Gâm, sau đó
gặp sông Lô ở Tuyên Quang, được phù sa bồi đắp hai bên bờ sông tạo nên
ruộng đồng bằng phẳng, hình thành các thôn xóm, vùng thấp tương đối tập
trung. Sông Năng có độ dốc đều, không có thác, không có đá to, chỉ có đá nhỏ
và cát. Sông Năng rộng trung bình 15m, độ sâu tùy theo mùa mưa hay mùa
khô, lưu lượng dòng chảy bình thường. Sông Năng ngoài cung cấp nước tưới
tiêu chính còn có số lượng cá đáng kể và lượng cát phục vụ cho việc xây dựng.
Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ rải khắp trên địa bàn hai huyện như:
suối Khuổi Mảng, Nà Đức, Khuổi Giào (Bảo Lạc), suối Khuổi Vác, Nà Tồng,
Nà Làng (Bảo Lâm)… Các suối này thường ngắn, dốc, lòng suối nhỏ, quanh
co uốn khúc, mùa mưa nước lên nhanh thường tạo lũ ống, lũ quét.
Các con sông lớn chảy qua qua địa bàn hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm là
nguồn thủy năng dồi dào, nguồn năng lượng quan trọng cho việc phát triển
kinh tế- xã hội của hai huyện. Bên cạnh đó hệ thống sông, suối còn là nguồn
cung cấp cá, tôm dồi dào với các loại cá quý hiếm như: cá anh vũ, cá rầm
xanh, cá lăng, cá chiên, cá bỗng, tôm nước ngọt…
9
Về giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ chủ yếu của hai huyện
Bảo Lạc, Bảo Lâm là tuyến Quốc lộ 34, từ thị xã Cao Bằng- Nguyên Bình-
Tĩnh Túc- Bảo Lạc- Bảo Lâm dài hơn 180 km, nối sang Bắc Mê (Hà Giang)
và Na Hang (Tuyên Quang). Ngoài ra đường quốc lộ 34 còn chạy qua các xã
trong địa bàn hai huyện. Ở huyện Bảo Lạc đường Quốc lộ 34 đi qua thị trấn
Bảo Lạc dài 4km, rộng 7 – 9 km, xã Đình Phùng dài 6km, xã Hồng Trị dài
12km, xã Huy Giáp dài 10km và đều là đường nhựa, xã Thượng Hà dài 6km
[39, tr.144]. Ở huyện Bảo Lâm đường Quốc lộ 34 đi qua xã Lý Bôn dài 9km,
xã Nam Quang đường Quốc lộ 34 đi qua có đoạn rải đá 2km, đường đất dài
10km [39,tr.204], trên đoạn đường đó xe con, xe máy, xe công nông có thể đi
lại được.
Khí hậu: Với địa hình phần lớn là núi cao và dốc, chia cắt mạnh nên
tính chất khí hậu rất khắc nghiệt. Nơi đây mang đầy đủ tính chất vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4
đến hết tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu về mùa
đông rét, mùa hè rất khô và nóng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,2
0
C. Về mùa nóng nhiệt độ cao,
cao nhất là 39
o
C [1,tr15]. Mùa đông lạnh với nhiệt độ thấp, tháng 1 là tháng
có nhiệt độ lạnh nhất, trung bình vào khoảng 13,5
o
C, có những lúc nhiệt độ
xuống thấp nhất là -1
o
C và thường xuất hiện băng giá và sương muối ở một số
xã trên địa bàn huyện Bảo Lạc như: Xuân Trường, Hồng An, Huy Giáp, Đình
Phùng, Phan Thanh.
Lượng mưa trung bình hàng năm cao, lên tới 1276 mm. Trong đó lượng
mưa lớn nhất là từ tháng 5 đến tháng 8, ngày mưa cao nhất lên tới 158,6 mm.
Độ ẩm trung bình hàng năm là 80%, cao nhất là 85% (vào các tháng 8,
11 và tháng 12) và thấp nhất là 67% (tháng 3).
Tài nguyên đất nơi đây khá đa dạng, theo số liệu điều tra khảo sát thực
địa tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm có những nhóm đất chính sau đây:
10
Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất: Nhóm đất này phân
bố hầu hết trên địa bàn các xã của hai huyện, riêng ở xã Hồng An (Bảo Lạc)
không có nhóm đất này.
Nhóm đất mùn đỏ vàng trên đá sét biến chất: Với diện tích khoảng
8100 ha được phân bố ở các xã Mông Ân, Vĩnh Phong, Vĩnh Quang, Đức
Hạnh, Quảng Lâm, Yên Thổ, Thái Học (Bảo Lâm). Còn tại huyện Bảo Lạc,
nhóm đất này được phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, trừ xã Bảo Toàn,
Sơn Lộ, Sơn Lập và thị trấn Bảo Lạc là không có nhóm đất này.
Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát: Nhóm đất này được phân bố ở các xã
Cốc Pàng, Cô Ba, Bảo Toàn, Thượng Hà, Hồng Trị, Kim Cúc, Sơn Lộ, Sơn
Lập và Đình Phùng (Bảo Lạc). Tại huyện Bảo Lâm, nhóm đất này có diện
tích khoảng 5200 ha được phân bố tai các xã Vĩnh Quang, Lý Bôn, Nam
Quang, Tân Việt, Quảng Lâm và Yên Thổ.
Nhóm đất đỏ vàng trên đá Mácma axít: Nhóm đất này tập trung ở các
xã Sơn Lộ, Sơn Lập, Đình Phùng (Bảo Lạc). Ở Huyện Bảo Lâm, nhóm đất
này được phân bố ở các xã Vĩnh Phong, Mông Ân và Thái Học với diện tích
khoảng 4200 ha.
Đất phù sa sông suối: Có diện tích khoảng 140 ha được phân bố ở các
xã Quảng Lâm và Yên Thổ (Bảo Lâm). Ở Bảo Lạc nhóm đất này được phân
bố tập trung ở các xã Sơn Lộ, Sơn Lập, Hưng Thịnh và Hưng Đạo.
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Có diện tích khoảng 300 ha
thuộc địa bàn 3 xã Đức Hạnh, Quảng Lâm và Tân Việt. Tại huyện Bảo Lạc,
trừ các xã Cốc Pàng, Khánh Xuân, Xuân Trường, Phan Thanh, Hồng Trị là
không có nhóm đất này, còn lại được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện.
Núi đá vôi: Diện tích núi đá vôi phân bố hầu hết ở các xã trên địa bàn
hai huyện, riêng ở huyện Bảo Lạc trừ xã Cốc Pàng, xã Bảo Toàn và thị trấn
Bảo Lạc là không có.
11
Nhìn chung nguồn tài nguyên đất của huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm khá đa
dạng và phong phú với sự góp mặt của nhiều nhóm đất Việt Nam. Đây
chính là nguồn tài nguyên quý hiếm khẳng định thế mạnh của hai huyện là
phát triển trồng cây công nghiệp, cây lâu năm, cây dược liệu, cây đặc sản và
chăn nuôi đại gia súc.
Với điều kiện thực tế của miền Tây Cao Bằng về thời tiết, khí hậu, đất
đai, nhu cầu thị trường đều rất thuận lợi cho việc sản xuất đa dạng hóa cây
trồng vật nuôi. Hiện nay, nơi đây có rất nhiều sản phẩm là cây đặc sản được
thị trường ưa thích như mận đỏ, lê vàng, lạc đỏ vùng cao. Ngoài sản phẩm cây
trồng còn có sản phẩm vật nuôi có thể cạnh tranh trên thị trường như gà đen,
bò mông…
Bảo Lạc, Bảo Lâm là hai huyện miền núi phía tây tỉnh Cao Bằng, nơi
đây có điều kiện tự nhiên tương đối phức tạp, địa hình núi non hiểm trở chia
cắt mạnh bởi các dãy núi cao và thấp cùng với đó là khí hậu khắc nghiệt. Từ
những điều kiện thực tế của địa phương phần nào cũng đã chi phối đến đời
sống kinh tế xã hội của người dân nơi đây.
1.2. Miền Tây Cao Bằng qua các thời kỳ lịch sử
Thời Lý, châu Bảo Lạc thuộc châu Quảng Nguyên. Năm Quang Thuận
thứ 10 (1469) đổi làm huyện Định Châu, sau lại đổi thành châu Bảo Lạc. Đầu
thời Nguyễn vẫn giữ nguyên, thuộc xứ Tuyên Quang, gồm 4 tổng và 21 xã.
Tổng Vân Quang có 6 xã, tổng Đông Quang có 4 xã, tổng Mông Ân có 5 xã,
tổng Yên Phú có 6 xã. Năm Minh Mệnh thứ 14 (1835) Nông Văn Vân khởi
nghĩa chống lại triều đình. Sau khi dẹp được Nông Văn Vân, năm 1835 Minh
Mệnh bỏ châu Bảo Lạc chia đất thành huyện Vĩnh Điện và Để Định. Cuối thế
kỷ XIX, châu Bảo Lạc được lập lại thuộc tỉnh Hà Giang. Những năm đầu thế
kỷ XX, châu Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng [38,tr.381-382].
Châu Bảo Lạc bao gồm 2 tổng: tổng Nam Quang và tổng Mông Ân.
Trong đó tổng Nam Quang gồm các xã: Ân Quang, Yên Lạc, Yên Đức, Gia
12
Lạc, Yên Lãng. Tổng Mông Ân gồm các xã: Mông Ân, Nam Cao, Lạc Thổ,
Mông Yên, Quan Quang [18, tr.117-131].
Theo sách danh mục các làng xã bắc kỳ của Ngô Vi Liễn, năm 1928 thì
tỉnh Cao Bằng gồm 1 phủ, 8 châu, 33 tổng, 230 xã. Trước năm 1945, châu Bảo
Lạc gồm 2 tổng Nam Quang và Mông Ân. Tổng Nam Quang gồm các xã: Ân
Quang (nay là các xã Phan Thanh, Khánh Xuân, Xuân Trường, Hồng An, và
một phần đất của xã Huy Giáp), xã Yên Lạc (gồm các xã Đình Phùng, Sơn Lộ
và một phần xã Huy Giáp và Hưng Đạo ngày nay), xã Thượng Yên (gồm các xã
Hồng Trị và Hưng Đạo ngày nay, xã Vĩnh Phong và một phần xã Vĩnh Quang
của huyện Bảo Lâm ngày nay), xã Yên Lạng (nay là xã Thượng Hà và Bảo
Toàn), xã Nặm Quét (nay là xã Cô Ba), xã Cốc Pàng (gồm các xã Cốc Pàng và
Đức Hạnh ngày nay) và xã Yên Đức (gồm xã Lý Bôn và Vĩnh Quang ngày nay,
thuộc huyện Bảo Lâm). Tổng Mông Ân gồm các xã: Nam Cao, xã Quan Quang
(nay là xã Nam Quang và Tân Việt thuộc huyện Bảo Lâm), xã Mông Ân (ngày
nay là xã Mông Ân, Quảng Lâm và một phần xã Thái Học thuộc huyện Bảo
Lâm), xã Mông Yên, xã Lạc Thổ, xã Yên Thổ và một phần xã Thái Học ngày
nay thuộc huyện Bảo Lâm.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, địa giới hành chính huyện Bảo Lạc
tiếp tục có sự thay đổi. Theo Sắc lệnh số 1, ngày 20-12-1946, huyện Bảo Lạc
thuộc tỉnh Cao Bằng. Đến ngày 27-12-1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa V ra
nghị quyết hợp nhất tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng. Đến
ngày 29-12-1978, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa VI ra Nghị quyết chia tỉnh Cao
Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, theo đó huyện Bảo Lạc là một
trong 12 huyện và thị xã của tỉnh Cao Bằng.
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng vùng
biên giới phía Bắc, ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định
số 52/2000/NĐ-CP, tách 10 xã của huyện Bảo Lạc để thành lập huyện Bảo
Lâm. Huyện Bảo Lâm có 90249 ha diện tích tự nhiên và 44333 nhân khẩu,
gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Đức Hạnh, Lý Bôn, Vĩnh
Quang, Vĩnh Phong, Nam Quang, Tân Việt, Quảng Lâm, Mông Ân, Thái
13
Học, Yên Thổ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Bảo Lạc còn
91926 ha diện tích tự nhiên, 45796 nhân khẩu và 17 đơn vị hành chính trực
thuộc.
Bảng 1: Bảng thống kê các xã thuộc huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm năm 2007
STT
Huyện Bảo Lạc
STT
Huyện Bảo Lâm
Ghi chú
1
Thị trấn Bảo Lạc
1
Thị trấn Pác Miầu
2
Sơn Lộ
2
Mông Ân
3
Đình Phùng
3
Thái Học
4
Hưng Đạo
4
Thái Sơn
5
Huy Giáp
5
Nam Cao
6
Hồng An
6
Nam Quang
7
Xuân Trường
7
Tân Việt
8
Khánh Xuân
8
Yên Thổ
9
Phan Thanh
9
Quảng Lâm
10
Hồng Trị
10
Thạch Lâm
11
Cô Ba
11
Lý Bôn
12
Bảo Toàn
12
Đức Hạnh
13
Cốc Pàng
13
Vĩnh Quang
14
Thượng Hà
14
Vĩnh Phong
15
Hưng Thịnh
16
Sơn Lập
17
Kim Cúc
Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm
Có thể nói, miền Tây Cao Bằng là vùng đất có nhiều sự thay đổi về tên
gọi. Song chính sự thay đổi này phần nào cũng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề,
một mặt làm thay đổi diện mạo về mảnh đất nơi đây mặt khác sự thay đổi này
cũng ảnh hưởng đến sự có mặt của các dân tộc trên địa bàn cùng với đó là
những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa của các dân tộc đối với
sự phát triển của đất nước.
1.3. Ngƣời Mông ở miền Tây Cao Bằng.
Miền Tây Cao Bằng là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh,
Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô…. Theo số liệu mới nhất năm 2009, nơi đây
hiện có 104.739 nhân khẩu được phân bố theo các dân tộc sau:
14
Bảng 2: Bảng thống kê các thành phần dân tộc ở miền Tây
Cao Bằng năm 2009
STT
Dân tộc
Số người
Tỷ lệ (%)
1
Mông
34.552
32,99
2
Tày
24.849
23,76
3
Dao
17.288
16,51
4
Nùng
17.092
16,31
5
Sán Chỉ
6815
6,51
6
Lô Lô
2366
2,26
7
Kinh
1683
1,61
8
Các dân tộc khác
(Thái, Mường, Hoa…)
94
0,09
Tổng cộng
104.739
100%
(gồm hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm)
-Nguồn gốc lịch sử của ngƣời Mông.
Người Mông nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ Mông – Dao
và được mọi người biết đến với các tên gọi như Mèo, Mán, Miêu, H’mông…
Từ những thế kỷ trước khi di cư đến Việt Nam, người Hán gọi người Mông là
“Mèo”. Tộc danh Mèo theo âm Hán Việt là “Miêu”. Đây là tên gọi một tộc
người sớm biết nghề trồng lúa nước ở vùng hồ Bành Lãi và hồ Động Đình
(Trung Quốc), lâu dần trở thành tên gọi chính thức. Trong các tài liệu “ Bắc
cương kỳ giới”, “Đại Nam nhất thống chí” cũng nhắc đến người Mèo với các
tên gọi là “Miêu tộc” hay “Miêu dân” [37,tr.8]. Lê Qúy Đôn cũng có nhắc đến
dân tộc Mông với tên gọi “Sơn miêu”, “họ đều ở nơi đại sơn lâm, cày cấy thì
đốt nương, đào hốc bỏ thóc, chỗ ở nay đây mai đó không nhất định, họ ở đâu
cũng nộp quý và thuế cho dân bản xứ, giỏi nghề bắn tên nỏ" [11,tr.336]. Hay
như trong sách Đồng Khánh dư địa chí cũng có nhắc đến người Mèo, “ người
Mèo ở đỉnh núi, áo quần đơn giản, không trang sức hoa văn” [36,tr.871]. Như
vậy tên gọi Mèo hay Miêu là những tên gọi còn H’mông hay Mông là tên tự
gọi của người Mông, Mông có nghĩa là “người”.