Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Đặc điểm ngoại hình, đa hình gen và ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải thiện năng suất sinh sản của gà nòi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CHÂU THANH VŨ

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, ĐA HÌNH GEN
VÀ ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
TRONG CHỌN LỌC CẢI THIỆN
NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA GÀ NÒI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI
Mã ngành: 62 62 01 05

2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CHÂU THANH VŨ

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, ĐA HÌNH GEN
VÀ ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
TRONG CHỌN LỌC CẢI THIỆN
NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA GÀ NÒI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI


Mã ngành: 62 62 01 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG NGỮ
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NHÂN


2018

ii


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp
đỡ chân thành từ quý thầy cô, bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
PGS.TS. Nguyễn Trọng Ngữ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi cũng cám ơn thầy đã truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân đã luôn quan tâm, nhắc nhở, tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và có nhiều đóng góp quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến bà xã Lưu Huỳnh Anh, người
đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn và có những đóng
góp quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, bằng tất cả sự kính trọng và thương yêu tôi xin gửi lời cám
ơn chân thành đến gia đình tôi. Những người luôn sát cánh bên tôi trong quá
trình học tập cũng như thực hiện đề tài.


i


TÓM LƯỢC
Nghiên cứu hiện tại được thực hiện nhằm (i) Xác định đặc điểm ngoại
hình và đánh giá đa dạng di truyền giữa các nhóm gà Nòi tại ĐBSCL; (ii) Xác
định sự tác động của một số gen ứng viên liên quan đến năng suất sinh sản ở
gà Nòi; (iii) Chọn tạo cải thiện năng suất sinh sản gà Nòi mang kiểu gen cho
năng suất sinh sản cao.
Đặc điểm ngoại hình được xác định bằng phương pháp điều tra và tính
đa dạng di truyền của các quần thể gà Nòi được xác định thông qua 10 chỉ thị
microsatellite. Thêm vào đó, đa hình gen được xác định bằng phương pháp
PCR-RFLP. Kết quả thu được như sau:
(i) Về mặt ngoại hình, gà Nòi trống với màu lông đỏ đen chiếm đa số
(42,2%), trong khi đó gà mái với màu lông nâu có tỷ lệ phổ biến hơn (55,6%).
Đối với màu da chân, cả gà trống và gà mái đều có màu da chân vàng xuất
hiện với tần số cao trong quần thể (42,5-46,4%). Dựa vào 10 chỉ thị
microsatellite, gà Nòi trong nghiên cứu có thể chia làm hai nhóm chính: nhóm
1 gồm gà ở Đồng Tháp và Cần Thơ; nhóm 2 gồm gà ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng và Kiên Giang.
(ii) Nghiên cứu hiện tại đã tìm thấy các đột biến điểm ở các đa hình gen
PRL/AluI, PRL/Csp6I, VIP/ApoI, BMPR-IB/HindIII, MTRN-1C/MboI,
GH/SacI, GH/MspI và NPY/DraI trên quần thể gà Nòi quan sát. Đa hình
PRL/Csp6I tác động đến tuổi đẻ trứng đầu, khối lượng gà mái vào đẻ và khối
lượng trứng. Đa hình MTRN-1C/MboI ảnh hưởng đến khối lượng trứng và tỷ
lệ trứng có phôi. Thêm vào đó, đa hình GH/MspI có mối liên kết đến tổng số
trứng và số gà con nở ra. Trong tất cả các đa hình nghiên cứu, gà Nòi mang
kiểu gen DD của đa hình NPY/DraI cho năng suất sinh sản tối ưu nhất với
tuổi đẻ quả trứng đầu là 178 ngày, khối lượng gà mái vào đẻ 1,8 kg, khối

lượng trứng 46,1 g, tổng số trứng 100 quả/12 tháng đẻ, tỷ lệ trứng có phôi
84,3% và số gà con nở ra 72,1 con, cao hơn so với gà mang kiểu gen đồng hợp
II (P<0,05). Trong quá trình chọn lọc cần chú ý nâng cao tần số alen D ở đa
hình NPY/DraI nhằm cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi.
(iii) Tiến hành chọn tạo gà mang kiểu gen DD và cho năng suất sinh sản
cao từ thế hệ xuất phát để tạo gà thế hệ 1. Kết quả cho thấy gà ở thế hệ 1 cho
tổng sản lượng trứng cao hơn so với thế hệ xuất phát là 11,3%. Như vậy, có
thể sử dụng gà mái mang kiểu gen DD ở đa hình NPY/DraI để cải thiện năng
suất sinh sản của gà Nòi.
Keyword: Đa hình gen, đặc điểm ngoại hình, gà Nòi, năng suất sinh sản

ii


ABSTRACT
The current research was carried out to (i) evaluate the morphological
characteristics and genetic diversity of Noi chickens in 6 provinces: Dong
Thap, Ben Tre, Tra Vinh, Kien Giang, Soc Trang, and Can Tho; (ii)
determine the effect of some candidate genes related to reproductive
performance in Noi chickens and (iii) select and observe reproductive
performance of Noi chickens carrying genotypes with high reproductive
performance. Morphological characteristics were determined by survey
method and genetic diversity of Noi chicken populations was identified using
10 microsatellite markers. In addition, the polymorphism was determined by
PCR-RFLP method. The results are as follows:
(i) In terms of morphology, chickens with a reddish-brown color made
up the majority (42.2%), while hens with brown plumages were more
prevalent (55.6%). For shank skin color, both rooster and hen chickens had
yellowish skin color with high frequency in the population (42.5-46.4%).
Based on 10 microsatellite markers, the Noi chickens in the study could be

divided into two main groups: group 1 includes chickens in Dong Thap and
Can Tho; group 2 includes chickens in Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang, and
Kien Giang.
(ii) Current studies have found mutation points on PRL/AluI, PRL/Csp6I,
VIP/ApoI, BMPR-IB/HindIII, MTRN-1C/MboI, GH/SacI, GH/MspI and
NPY/DraI gene polymorphisms in Noi chicken population observed. The
results showed that PRL/Csp6I polymorphism affected age at first egg, body
weight at first egg and egg weight. MTRN-1C/MboI polymorphism affects egg
weight and the total number of eggs and fertility rate. GH/MspI polymorphism
affects the total number of eggs and number of chicks hatched. In addition,
chickens with DD genotype in NPY/DraI polymorphism had low age at frst
egg (178 days), body weight at first egg (1.8 kg), egg weight (46.1 g), the total
number of eggs (100 eggs), fertility rate (84.3%) and number of hatched
chicks (72.1) higher than Noi chickens carrying genotype II (P <0.05). In the
selection process, the attention should be on the high frequency of allele D in
NPY/DraI polymorphism to improve the reproductive performance of Noi
chicken.
(iii) Continue the selection of chicken carrying DD genotype and high
reproductive performance from starting generation to produce the F1
generation. The results show that first generation chickens had total egg
production increased 11.3% respectively. It is possible to use hens with DD
genotype in NPY/DraI polymorphism to improve the reproductive
performance of Noi chicken.
Keyword: Genetic polymorphism, morphological characteristics, Noi
chicken, reproductive performance
iii


iv



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ.......................................................................................................i
Tóm lược........................................................................................................ii
Abstract..........................................................................................................iii
Lời cam kết kết quả........................................................................................iv
Mục lục...........................................................................................................v
Danh sách bảng...............................................................................................ix
Danh sách hình...............................................................................................xi
Danh mục chữ viết tắt.....................................................................................xii
Chương 1. GIỚI THIỆU..............................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................3
2.1 Một số đặc điểm của gà Nòi được nuôi ở Việt Nam.................................3
2.1.1 Đặc điểm ngoại hình..............................................................................3
2.1.2 Khả năng sinh trưởng của gà Nòi...........................................................4
2.1.3 Khả năng sinh sản của gà Nòi................................................................4
2.1.4 Hiện tượng thay lông của gà Nòi...........................................................5
2.1.5 Thức ăn của gà Nòi................................................................................6
2.2 Một số yếu tố tác động đến ngoại hình ở gà.............................................6
2.2.1 Một số yếu tố tác động lên màu da, màu mào và dái tai.........................6
2.2.2 Một số yếu tố chính tác động lên màu lông...........................................7
2.2.3 Các tính trạng về màu mắt.....................................................................7
2.2.4 Một số yếu tố tác động lên các tính trạng của mào................................8
2.3 Đánh giá đa dạng di truyền ở gà dựa vào dấu phân tử microsatellite........8
2.3.1 Microsatellite và vai trò của Microsatellite............................................8
2.3.2 Đánh giá đa dạng di truyền ở gà dựa vào dấu phân tử Microsatellite....10
2.4 Khả năng sinh sản của gia cầm.................................................................12
2.4.1 Sức đẻ trứng của gia cầm.......................................................................13
2.4.1.1 Một số chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm.............................13

2.4.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng của gia cầm.......................14

v


2.4.2 Sức sinh sản của gia cầm.......................................................................15
2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà...........................17
2.6 Đặc điểm di truyền tính trạng khả năng sinh sản ở gà...............................20
2.7 Ứng dụng di truyền phân tử trong chọn giống nhằm cải thiện khả năng
sinh sản của gà................................................................................................21
2.7.1 Tổng quan về nghiên cứu di truyền phân tử ở gà...................................22
2.7.2 Bản đồ QTL cho sản lượng và chất lượng trứng....................................22
2.7.3 Gen ứng viên và vai trò của gen ứng viên trong công tác giống............25
2.7.4 Phân tích đa hình gen ứng viên bằng phương pháp PCR – RFLP..........25
2.7.5 Một số gen liên quan đến năng suất sinh sản của gia cầm.....................27
2.7.5.1 Gen Prolactin (PRL)...........................................................................27
2.7.5.2 Vasoactive intestinal peptid (VIP).......................................................28
2.7.5.3 Gen Bone Morphogenntic Poteins (BMPR-IB)..................................29
2.7.5.4 Gen melatonin receptor (MTNR1C)...................................................29
2.7.5.5 Gen chicken growth hormone (cGH)..................................................30
2.7.5.6 Gen Neuropeptide Y (NPY)................................................................31
2.7.6 Chọn giống gà cho năng suất sinh sản cao dựa vào các marker phân tử 32
2.8 Một số nghiên cứu về giống gà bản địa trong nước..................................36
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................39
3.1 Phương tiện nghiên cứu............................................................................39
3.1.1 Thời gian và địa điểm............................................................................39
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm.............................................................................39
3.1.3 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ................................................................39
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................39
3.2.1 Nội dung 1: Điều tra đặc điểm ngoại hình và phân tích đa dạng di truyền

giữa các nhóm gà Nòi tại ĐBSCL ..................................................................41
3.2.1.1 Ghi nhận đặc điểm ngoại hình gà Nòi.................................................41
3.2.1.2 Đánh giá đa dạng di truyền giữa các nhóm gà....................................42
3.2.2 Nội dung 2: Đánh giá năng suất sinh sản ở gà Nòi thế hệ xuất phát và
xác định đa hình gen ứng viên........................................................................44
3.2.2.1 Đánh giá năng suất sinh sản của gà Nòi..............................................44

vi


3.2.2.2 Xác định đa hình gen ứng viên...........................................................46
3.2.3 Nội dung 3: Chọn tạo để cải thiện năng suất sinh sản và đánh giá năng
suất sinh sản của gà Nòi ở thế hệ 1.................................................................48
3.2.3.1 Chọn tạo gà Nòi mang các kiểu gen cho năng suất trứng cao.............48
3.2.3.2 Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của gà Nòi ở thế hệ 1...........................48
3.3 Xử lý số liệu.............................................................................................48
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN..........................................................50
4.1 Đặc điểm ngoại hình và phân tích đa dạng di truyền giữa các nhóm gà Nòi
tại ĐBSCL......................................................................................................50
4.1.1 Đặc điểm ngoại hình..............................................................................50
4.1.1.1 Màu lông.............................................................................................50
4.1.1.2 Màu mắt..............................................................................................51
4.1.1.3 Màu mỏ...............................................................................................53
4.1.1.4 Màu da chân........................................................................................53
4.1.1.5 Kiểu mào.............................................................................................56
4.1.2 Khối lượng và các chiều đo của gà Nòi trưởng thành............................57
4.1.2.1 Khối lượng..........................................................................................57
4.1.2.2 Kích thước các chiều đo......................................................................57
4.1.3 Hệ số tương quan giữa kích thước các chiều đo của gà Nòi trưởng thành
........................................................................................................................ 59

4.1.4 Đánh giá đa dạng di truyền giữa các nhóm gà bằng chỉ thị microsatellite
........................................................................................................................ 60
4.1.4.1 Kết quả khuếch đại 10 chỉ thị microsatellite.......................................60
4.1.4.2 Số lượng các alen ở các nhóm gà........................................................62
4.1.4.3 Tần số alen và kiểu gen trên 10 microsatellite ở các nhóm gà Nòi.....63
4.1.4.4 Đa hình các locus microsatellite trên quần thể gà Nòi........................65
4.1.4.6 Khoảng cách di truyền của gà Nòi ở sáu tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long...............................................................................................................67
4.2 Đánh giá năng suất sinh sản ở gà Nòi thế hệ xuất phát và xác định đa hình
gen ứng viên...................................................................................................69
4.2.1 Đánh giá năng suất sinh sản của gà Nòi thí nghiệm...............................69

vii


4.2.1.1 Năng suất sinh sản của gà Nòi qua 12 tháng khảo sát.........................69
4.2.1.2 Năng suất trứng của gà Nòi qua các tháng đẻ ....................................70
4.2.1.3 Khối lượng trứng của gà Nòi qua các tháng đẻ...................................71
4.2.1.4 Mối tương quan giữa đặc điểm ngoại hình và năng suất sinh sản của gà
Nòi thí nghiệm................................................................................................72
4.2.2 Tác động của các đa hình ở một số gen tiềm năng lên năng suất sinh sản
của gà Nòi.......................................................................................................74
4.2.2.1 Tách chiết ADN từ mẫu lông..............................................................74
4.2.2.2 Kết quả khuếch đại các đoạn gen nghiên cứu bằng phương pháp PCR
.......................................................................................................................75
4.2.2.3 Kết quả nhận diện đột biến điểm ở các gen.........................................76
4.2.2.4 Tần số kiểu gen và tần số alen............................................................80
4.2.3 Xác định mối liên quan giữa một số đa hình gen dự tuyển với năng suất
sinh sản của gà Nòi nuôi tại ĐBSCL..............................................................84
4.2.3.1 Đa hình PRL.......................................................................................84

4.2.3.2 Đa hình VIP/ApoI...............................................................................87
4.2.3.3 Đa hình BMPR-IB/HindIII.................................................................88
4.2.3.4 Đa hình MTRN1C/MboI.....................................................................89
4.2.3.5 Đa hình gen GH..................................................................................90
4.2.3.5 Đa hình NPY/DraI .............................................................................94
4.3 Chọn tạo để cải thiện năng suất sinh sản và đánh giá năng suất sinh sản của
gà Nòi ở thế hệ 1.............................................................................................97
4.3.1 Chọn tạo để cải thiện năng suất sinh sản của gà Nòi..............................97
4.3.2 Đánh giá năng suất sinh sản của gà Nòi ở thế hệ 1................................98
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................103
PHỤ LỤC 1..................................................................................................125
PHỤ LỤC 2..................................................................................................129
PHỤ LỤC 3..................................................................................................131

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Một số màu sắc lông của gà Nòi.....................................................4
Bảng 2.2: Khối lượng cơ thể gà Nòi qua các tuần tuổi (n=100)......................4
Bảng 2.3: Năng suất sinh sản của gà Nòi (n=100 gà mái)..............................5
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của ME và CP đến năng suất trứng của gà Nòi ...........5
Bảng 2.5: Một số nghiên cứu về đa dạng di truyền trên gà sử dụng
microsatellite..................................................................................................11
Bảng 2.6: Hệ số di truyền của một số tính trạng năng suất sinh sản ở gà........21
Bảng 2.7: Tóm tắt các QTL quan trọng cho chất lượng và sản xuất đặc điểm
trên một số nhiểm sắc thể...............................................................................23
Bảng 3.1: Thông tin của các chỉ thị microsatellite dược sử dụng theo khuyến
cáo của ISAG/FAO ........................................................................................43

Bảng 3.2: Lịch chủng ngừa cho gà thí nghiệm................................................44
Bảng 3.3: Thành phần của thức ăn sử dụng trong nghiên cứu........................45
Bảng 3.4: Trình tự mồi của các gen nghiên cứu..............................................47
Bảng 3.5: Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR tối ưu cho từng đa hình...........47
Bảng 3.6: Thành phần mix cho một phản ứng cắt enzyme.............................47
Bảng 3.7: Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................48
Bảng 4.1: Phân bố đặc điểm ngoại hình của gà Nòi........................................52
Bảng 4.2: Khối lượng và các chiều đo của gà Nòi trưởng thành.....................58
Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các chiều đo của gà Nòi.............................59
Bảng 4.4: Số lượng các alen trong mỗi locus microsatellite của các nhóm gà
Nòi ở ĐBSCL.................................................................................................63
Bảng 4.5: Tần số alen trên 10 microsatellite...................................................64
Bảng 4.6: Tần số kiểu gen trên 10 microsatellite............................................65
Bảng 4.7: Tần số dị hợp tử quan sát (Ho) và mong đợi (He), Fis của các
microsatellite trên quần thể gà Nòi.................................................................65
Bảng 4.8: Khoảng cách di truyền giữa các nhóm gà Nòi ở ĐBSCL...............68

ix


Bảng 4.9: Năng suất sinh sản của gà Nòi qua 12 tháng đẻ..............................69
Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu năng suất sinh sản của gà Nòi
thí nghiệm.......................................................................................................73
Bảng 4.11: Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu chiều đo cơ thể và năng suất
sinh sản của gà Nòi thí nghiệm.......................................................................74
Bảng 4.12: Tần số alen và kiểu gen của các đa hình.......................................82
Bảng 4.13: Năng suất sinh sản theo kiểu gen của đa hình PRL/AluI .............85
Bảng 4.14: Năng suất sinh sản theo kiểu gen của đa hình PRL/Csp6I ...........86
Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu sinh sản theo kiểu gen của hai đa hình PRL/AluI và
PRL/Csp6I .....................................................................................................87

Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu ấp nở theo kiểu gen của hai đa hình PRL/AluI và
PRL/Csp6I .....................................................................................................87
Bảng 4.17: Năng suất sinh sản theo kiểu gen của đa hình VIP/ApoI .............88
Bảng 4.18: Năng suất sinh sản theo kiểu gen của đa hình BMPR-IB/HindIII
.......................................................................................................................89
Bảng 4.19: Năng suất sinh sản theo kiểu gen của đa hình MTRN1C/MboI ...89
Bảng 4.20: Năng suất sinh sản theo kiểu gen của đa hình GH/SacI ...............90
Bảng 4.21: Tuổi đẻ trứng đầu, khối lượng và chất lượng trứng theo kiểu gen
của đa hình GH/MspI .....................................................................................91
Bảng 4.22: Năng suất sinh sản và các chỉ tiêu ấp nở theo kiểu gen của đa hình
GH/MspI ........................................................................................................92
Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu sinh sản theo kiểu gen của hai đa hình GH/ SacI và
GH/MspI ........................................................................................................93
Bảng 4.24: Một số chỉ tiêu ấp nở theo kiểu gen của hai đa hình GH/SacI và
GH/MspI ........................................................................................................94
Bảng 4.25: Năng suất sinh sản theo kiểu gen của đa hình NPY/DraI ............95
Bảng 4.26: Năng suất sinh sản của gà Nòi thế hệ xuất phát và thế hệ 1 qua 6
tháng thí nghiệm.............................................................................................98
Bảng 4.27: Tổng số trứng của gà Nòi mang kiểu gen DD ở thế hệ 1 và các
kiểu gen và quần thể ở thế hệ xuất phát..........................................................99
Bảng 4.28: Hiệu quả chọn lọc tăng năng suất sinh sản của thế hệ 1 so với thế
hệ xuất phát..................................................................................................100

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Gà Nòi.............................................................................................3
Hình 2.2. Vùng gen đối với tính trạng sản xuất và chất lượng trứng..............24
Hình 2.3. Quy trình phân tích đa hình gen ứng viên bằng kỹ thuật PCR –

RFLP..............................................................................................................26
Hình 3.1. Sơ đồ mô phỏng tiến trình thí nghiệm.............................................40
Hình 4.1. Một số kiểu hình đặc trưng về màu sắc lông, màu mắt, màu mỏ, màu
da chân và kiểu mào của gà Nòi.....................................................................55
Hình 4.2. Khuếch đại ADN gà Nòi bằng 10 cặp mồi (gel agarose 5% và
polyacrylamide 10%)......................................................................................61
Hình 4.3. Cây quan hệ di truyền của 6 nhóm gà Nòi dựa trên số liệu phân tích
ADN với 10 chỉ thị microsatellte trên phần mềm Biodiversity Pro................68
Hình 4.4. Năng suất trứng trung bình của gà Nòi qua 12 tháng đẻ.................71
Hình 4.5. Khối lượng trứng gà Nòi qua 12 tháng đẻ.......................................72
Hình 4.6. Kết quả ly trích ADN từ lông..........................................................74
Hình 4.7. Sản phẩm PCR của các cặp mồi trong nghiên cứu..........................75
Hình 4.8. Kết quả xác định đa hình gen PRL/AluI bằng PCR-RFLP..............76
Hình 4.9. Kết quả xác định đa hình gen PRL/Csp6I bằng PCR-RFLP...........77
Hình 4.10. Sản phẩm PCR-RFLP của đa hình VIP/ApoI................................77
Hình 4.11. Sản phẩm PCR-RFLP của đa hình BMPR-IB/HindIII..................78
Hình 4.12. Sản phẩm PCR-RFLP của đa hình MTRN1C/MboI......................78
Hình 4.13. Sản phẩm PCR-RFLP của đa hình GH/SacI (A2983B).................79
Hình 4.14. Nhận diện đa hình GH/MspI bằng PCR-RFLP.............................79
Hình 4.15. Kết quả xác định đa hình gen NPY/DraI bằng PCR-RFLP..........80

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

: Axit Deoxyribonucleic

AFLP


: Amplified Fragment Length Polymorphism

BMPR

: Bone Morphogenntic Poteins

Bp

: Base pair (cặp bazơ)

CLA

: Conjugated Linoleic Acid

CSHD

: Chỉ số hình dáng

Ctv (et al.)

: Cộng tác viên

DRD1

: Dopamine D1 receptor

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long


GH

: Growth hormone

HWE

: Hardy–Weinberg Equilibrium

MTNR

: Melatonin receptor

NPY

: Neuropeptide Y

NST

: Nhiễm sắc thể

PCR

: Polymerase chain reaction

PRL

: Prolactin

RFLP


: Restriction Fragment Length Polymorphism

SNP

: Single nucleotide polymorphism

TLN

: Tỷ lệ nở

TLTT

: Tỷ lệ thụ tinh

VIP

: Vasoactive intestinal peptide

xii


xiii


Chương 1. GIỚI THIỆU
Việt Nam được coi là một trong những cái nôi thuần hóa động vật với tập
đoàn gia súc, gia cầm phong phú (Lê Viết Ly, 1994). Các giống gia cầm bản
địa có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khí hậu và chế độ dinh
dưỡng thấp (Nguyễn Bá Tiếp, 2011). Bên cạnh đó, chúng còn cho chất lượng

thịt và trứng thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nội địa và có
tiềm năng xuất khẩu. Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện
nay các giống gà được nuôi chủ yếu là: gà Nòi, gà Ta, gà Tàu vàng, gà Tam
Hoàng,… trong đó gà Nòi được nuôi phổ biến nhất. Tuy nhiên, giống gà này
vẫn còn tồn tại các khuyết điểm như con giống bị lai tạp nhiều, tăng trưởng
chậm và khả năng sinh sản thấp. Theo kết quả điều tra thực tế cho thấy, đa số
các nông hộ đều nuôi gà Nòi theo phương thức cổ truyền, gà mẹ đẻ tự ấp và
nuôi con, năng suất trứng khoảng 40-50 trứng/mái/năm và tỷ lệ ấp nở khoảng
70-80% (Nguyễn Văn Quyên, 2010). Vì vậy, việc cải thiện khả năng sinh sản
ở gà Nòi là vấn đề cấp thiết nhằm phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở
ĐBSCL.
Trong chăn nuôi gia cầm, năng suất sinh sản là một chỉ tiêu kinh tế quan
trọng và bị chi phối bởi các yếu tố môi trường, thành phần dinh dưỡng trong
thức ăn (Liu et al., 2004; Lewis and Gous, 2006) và nội tiết (Kim et al., 2004).
Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố nội tiết liên quan đến năng suất sinh sản
được điều khiển bởi nhiều gen khác nhau (Emsley, 1997; Luo et al., 2007)
như: gen Prolactin (Cui et al., 2006), Vasoactive Intestinal Peptide (Li et al.
2009; Caldwell et al., 1999; Zhou et al., 2010), gen Bone Morphogenntic
Poteins (Zhang et al., 2008), Neuropeptide Y (Fatemi et al., 2012), Melatonin
Receptor (Li et al., 2013). Việc áp dụng các kết quả này nhằm cải thiện khả
năng sinh sản của gà Nòi có thể đẩy nhanh tốc độ và nâng cao sự đồng đều của
quá trình chọn giống.
Mặt khác, ở gà Nòi rất ít các nghiên cứu về di truyền ở mức độ phân tử
và hầu như chưa có một công bố nào về tính đa dạng di truyền cũng như vai
trò của một số gen ứng viên liên quan đến tiềm năng sinh sản của dòng gà địa
phương này. Vì vậy, việc nghiên cứu đa hình di truyền và sử dụng chỉ thị phân
tử trong chọn lọc để nâng cao các tính trạng năng suất sinh sản là cần thiết.
Chính vì những lý do trên đề tài “Đặc điểm ngoại hình, đa hình gen và
ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn lọc cải thiện năng suất sinh sản của
gà Nòi” được thực hiện với mục tiêu:

1. Xác định đặc điểm ngoại hình và đánh giá đa dạng di truyền giữa các
nhóm gà Nòi tại ĐBSCL
1


2. Xác định sự ảnh hưởng của một số gen ứng viên liên quan đến năng
suất sinh sản ở gà Nòi.
3. Chọn tạo để cải thiện năng suất sinh sản gà Nòi.
Ý nghĩa của luận án: Xác định được tính đa dạng di truyền và chọn lọc
được các nhóm gà Nòi có khả năng sinh sản cao bằng chỉ thị phân tử nhằm
phục vụ cho ngành chăn nuôi gà tại ĐBSCL.
Điểm mới của luận án:
(i) Đề tài đã xác định được một số đặc điểm ngoại hình của các nhóm gà
Nòi được nuôi tại 6 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh,
Đồng Tháp thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xác
định được tính đa dạng di truyền giữa các nhóm gà Nòi tại ĐBSCL góp phần
trong việc nhận biết mối quan hệ về mặt di truyền của các nhóm gà khảo sát.
(ii) Sử dụng phương pháp phân tử để xác định các đột biến trên các gen
ứng viên và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh sản của gà Nòi. Qua đó
đã tìm được mối liên quan giữa một số đa hình gen đến năng suất sinh sản của
gà Nòi.
(iii) Dựa vào mối liên kết của các đột biến với các tính trạng kiểu hình
chọn lọc được các cá thể gà Nòi mang kiểu gen cho năng suất sinh sản cao.

2


Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm của gà Nòi được nuôi ở Việt Nam
Nguyễn Ân và ctv. (1983) đã sắp xếp vị trí của gà nhà trong hệ thống

giới động vật như sau:
Giới Animal
Ngành Chordata
Lớp Aves
Bộ Galliformes
Họ phasianidea
Chủng Gallus
Loài Gallus gallus

Hình 2.1: Gà Nòi
A: Gà Nòi trống; B: Gà Nòi mái

2.1.1 Đặc điểm ngoại hình
Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà Nòi được
nuôi ở khắp nơi trong cả nước và thường được gọi là gà Chọi (Nguyễn Mạnh
Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Về ngoại hình giống gà Nòi có tầm vóc lớn
con, cao ráo, màu sắc lông rất đa dạng (Bảng 2.1). Da cổ, da ức màu đỏ tía, da
vùng nách màu vàng nhạt, đùi to, chân không lông, chân thường có màu đen,
vàng hoặc trắng. Do màu sắc lông rất đa dạng nên tên gọi cũng thường dựa
theo màu sắc lông của chúng như: gà có màu lông đen được gọi là gà ô, lông
màu đỏ được gọi là gà điều, lông màu trắng gọi là gà nhạn, lông màu gạch tàu
gọi là gà khét, lông màu lem luốc như chim gọi là gà ó (Nguyễn Văn Thưởng,
2004).

3


Bảng 2.1: Một số màu sắc lông của gà Nòi
Màu lông
Đen (ô)

Đỏ (tía)
Xám (xám tro)
Trắng (nhạn)
Nâu, bịp
Mã mây
Ngũ sắc
Mã chuối (vàng trắng)
Tổng

Trống
Số lượng Tỷ lệ
(con)
(%)
61 36,53
23 13,77
27 16,17
11
6,59
9
5,39
13
7,78
12
7,19
11
6,59
135
100

Mái

Số lượng
(con)
48
17
26
9
7
13
5
10
116

Tỷ lệ
(%)
35,56
12,59
19,26
6,67
5,19
9,63
3,70
7,41
100

Toàn đàn
Tỷ lệ
(%)
36,09
13,25
17,55

6,62
5,30
8,61
5,63
6,95
100

(Trần Thị Kim Anh và ctv., 2008)

2.1.2 Khả năng sinh trưởng của gà Nòi
Khả năng tăng khối lượng của gà Nòi nuôi ở các nông hộ ĐBSCL hiện
nay nhìn chung còn rất thấp. Khối lượng cơ thể lúc 4,5-5 tháng tuổi trống nặng
khoảng 1,2-1,4 kg, con mái nặng khoảng 1,1-1,2 kg (Lê Hồng Mận và Hoàng
Hoa Cương, 2005). Theo kết quả nghiên cứu Nguyễn Văn Quyên (2010) khối
lượng cơ thể gà mới nở trung bình là 31,97 g, ở 18 tuần tuổi gà mái có khối
lượng 1.178,68 g và khối lượng gà trống là 1.261,8 g. Tuổi đẻ quả trứng đầu là
219 ngày và khối lượng cơ thể lúc 30 tuần tuổi, gà trống nặng 1.874,16 g và
gà mái nặng 1.682,38 g. Lúc 48 tuần tuổi gà trống 3.132,3 g, gà mái nặng
2.216,4 g (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Khối lượng cơ thể gà Nòi qua các tuần tuổi (n=100)
Tuần tuổi
Mới nở
8
18
24
30
48

Gà trống
X±mx

31,97±0,12
367,38±3,14
1.261,75±7,78
1.546.95±7,78
1.874,16±7,16
3.132,36±13,33

CV (%)
3,80
7,38
5,33
4,31
4,12
4,19

Gà Mái
X±mx
CV (%)
31,97±0,12
3,80
367,38±3,14
8,56
1.178,68±4,55 3,86
1.447,22±6,13 4,24
1.682,38±5,98 4,06
2.216,39±8,92 4,03

(Nguyễn Văn Quyên, 2010)
2.1.3 Khả năng sinh sản của gà Nòi
Gà Nòi có tuổi đẻ trung bình 219 ngày, sự biến động giữa các cá thể

tương đối lớn (Cv% = 24,78), có thể do dinh dưỡng giữa các nông hộ chăn

4


nuôi khác nhau. Khối lượng trung bình của gà mái khi vào đẻ trứng so đạt 5%
tổng đàn là 1.677,45 g, số đợt đẻ trung bình/mái/năm là 3,65, với sản lượng
trứng mỗi năm gà Nòi đẻ được 48,3 quả (Nguyễn Văn Quyên, 2010). Nhìn
chung, các chỉ tiêu sinh sản của gà Nòi nuôi theo phương thức thả vườn truyền
thống của các nông hộ hiện nay ở ĐBSCL còn thấp.
Bảng 2.3: Năng suất sinh sản của gà Nòi (n=100 gà mái)
Chỉ tiêu
Tuổi đẻ quả trứng đầu (ngày)
KL cơ thể trung bình gà mái khi vào đẻ (g)
Số đợt đẻ trung bình/mái/năm
Số trứng trung bình/mái/đợt đẻ (qủa)
Số trứng trung bình/mái/năm (qủa)
Thời gian đẻ/ổ (ngày)
Thời gian ấp nở/ổ (ngày)
Thời gian đẻ lại sau khi ấp (ngày)

X±mx
219,10±5,43
1.677,45±110,32
3,65±0,064
11,05±0,34
48,35±1,21
15,45±0,47
21,50±0,17
18,21±0,78


CV (%)
24,78
65,77
17,53
30,77
25,03
30,42
7,91
42,83

(Nguyễn Văn Quyên, 2010)

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quyên (2010) cho thấy gà Nòi
được cho ăn với khẩu phần có ME là 2.750 và CP là 16% sẽ cho năng suất
trứng cao nhất với 12 tháng đẻ đạt 96 quả với tỷ lệ có phôi là 96,33% và tỷ lệ
nở/trứng có phôi là 97,67%.
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của ME và CP đến năng suất trứng của gà Nòi
Nhân tố
ME (kcal/kg TA)
2.650
2.750
2.850
CP (%)
14
16
18

SL trứng
73,0a

84,67b
78,89c
68,22a
83,44b
84,89b

P
TL phôi (%)
P
TL nở (%)
P
<0,001
<0,001
<0,001
a
a
88,31
91,94
a
93,11
95,33b
90,0c
93,0a
<0,001
<0,001
<0,001
a
87,Ě
90,56
b

91.22
94,11b
92,89b
95,11b
(Nguyễn Văn Quyên, 2010)

2.1.4 Hiện tượng thay lông của gà Nòi
Hiện tượng thay lông là sự rụng đi của lớp lông cũ đã già và thay thế vào
đó là lớp lông mới ngay tại vị trí cũ. Khi gia cầm thay lông, lông sẽ từ từ rụng
bắt đầu từ cổ sau đó lan xuống lưng, cánh, đuôi và mình.
Dinh dưỡng là yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất và quyết định thời gian
thay lông dài hay ngắn. Một gia cầm đang thay lông, muốn cho bộ lông nhanh

5


mọc trở lại nó đòi hỏi một lượng đạm và lưu huỳnh rất lớn. Vì vậy, trong thức
ăn của chúng, cần phải đặc biệt chú ý cung cấp nhiều những acid amin có chứa
lưu huỳnh, các acid amin này có tồn tại trong thức ăn đạm động vật (Lê Hồng
Mận, 2002).
Gà Nòi mọc lông chậm, 3-4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay
lông vào mùa thu, khoảng tháng 7 và tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ
giảm đẻ hoặc ngừng đẻ hẳn. Gà đẻ tốt thường thay lông muộn và thời gian
thay lông thường ngắn khoảng 1-2 tháng, gà đẻ kém thường thay lông sớm và
thời gian thay lông kéo dài 2-3 tháng sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát trong
giai đoạn thay lông của gà để loại những gà mái đẻ kém (Nguyễn Văn Quyên,
2010).
2.1.5 Thức ăn của gà Nòi
Thức ăn gà Nòi rất đơn giản so với các giống gà khác, về nhu cầu dinh
dưỡng cũng không đòi hỏi cao. Hiện nay tại các địa phương ở ĐBSCL đa số

người dân nuôi theo phương thức cổ truyền, lúc còn nhỏ theo mẹ cho ăn tấm
nhuyễn, khi lớn tách bầy khối lượng 300-400 g (1,5-2 tháng) thì cho ăn gạo,
lúa. Do còn nhiều tập tính hoang dã nên gà có khả năng săn mồi ngoài thiên
nhiên rất giỏi, đây là nguồn thức ăn cung cấp đạm quan trọng cho gà, tuy
nhiên năng suất nuôi trong dân chưa cao, nếu nuôi theo phương pháp bán công
nghiệp có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì năng suất sẽ cao hơn (Nguyễn Văn
Quyên, 2010).
2.2 Một số yếu tố tác động đến ngoại hình ở gà
2.2.1 Một số yếu tố tác động lên màu da, màu mào và dái tai
Da, mào, dái tai có thể có những màu khác nhau như vàng, xanh, xanh
đen, đen trắng… tùy thuộc vào sự có mặt ở các mức khác nhau của sắc tố
xantofin (xanthophylles), sắc tố melanin trong lớp biểu bì da, và sự tồn tại của
các bazơ puric át màu đỏ và gây nên màu trắng của dái tai.
* Tác động lên màu sắc chân
Sự có mặt của sắc tố melanine trong da được xác định bởi alen Id id + idM
nằm trên nhiễm sắc thể Z có 13 đơn vị tái tổ hợp với gen B (lông kẻ sọc)
(Punnett, 1923; Mc Gibbon, 1974). Alen id + được coi như alen duy nhất quy
định ”chân màu xanh”, Alen idM có thể quy định tính trạng màu xanh đá
(ardrois) của chân. Alen idC quy định màu đen của mỏ ngay cả khi có mặt của
alen I.
Sự có mặt hoặc thiếu sắc tố xantofin trên lớp biểu bì da phụ thuộc vào
hai locus W và Y. Alen W+ là alen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định

6


tính trạng chân trắng. Khi phối hợp với alen Id, màu da của gà trở nên màu
trắng hoặc trắng hồng, khi không có mặt alen Id chân có màu xám xanh. Alen
lặn w ở dạng đồng hợp tử (ww) qui định màu vàng thông qua quá trình lắng
những sắc tố xantofin trong mỏ, chân, da và mỡ. Khi có mặt alen Id chân có

màu vàng, nếu không có alen này chân có màu xanh. Alen Y+y: Alen Y+ là
alen trội gắn liền với alen S (màu bạc). Cùng với sự có mặt của alen ww, alen
này quy định màu vàng ở chân và da (Y + viết tắt cho yellow). Alen y (lặn) ức
chế sự biểu hiện sắc tố vàng của chân và da (Mc Gibbo, 1981). Những con gà
có kiểu gen đồng hợp tử ww làm giảm màu vàng của mắt và giảm tốc độ tăng
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Patteson et al., 1983).
* Tác dụng lên vùng đầu (mào, tích)
Màu của mào và tích phụ thuộc vào alen G +g trên nhiễm sắc thể thường
mà locus chưa được xác định vị trí. Alen G+ tương ứng với kiểu hoang dã vì
vậy mào và tích đỏ tươi. Alen g lặn đã được Deakin and Robertson (1935) mô
tả. Mào và tích với sự có mặt của alen ww có màu vàng ở giai đoạn thành thục
về tính, sau đó mào gà trống dần dần trở lại màu đỏ còn mào của gà mái trở
thành hồng.
2.2.2 Một số yếu tố chính tác động lên màu lông
Màu lông của gà rất khác nhau, từ màu đen, xám, xanh (xanh lơ hoặc
xanh lục), cho đến màu nâu là nhờ sắc tố đen (melanin), còn sắc tố vàng sẫm
(phaeomelanin) chịu trách nhiệm về màu vàng – đỏ. Các alen ở locus C và
locus I quyết định sự biểu hiện màu lông. Bao gồm bốn alen C +, c, cre, cal nằm
trên nhiễm sắc thể thường. Alen c (lặn) quy định tính trạng lông trắng
(Bateson and Punnet, 1906) thường ở dạng đồng hợp tử lông tơ vàng nhạt và
những lông cánh trắng ở gà con một ngày tuổi. Hai alen c re và cal quy định kiểu
hình bạch tạng. Alen cre qui định màu mắt đỏ đậm và cal cho màu mắt hồng
trong khi toàn bộ lông là màu trắng.
Khi gà có kiểu gen Ii+ với sự có mặt của alen E hoặc Er (màu đen rộng)
gà có thể có những đốm đen, một số lông đen hoặc gà có màu trắng xỉn. Alen
i+ là alen lặn so với alen I. Khi alen này ở dạng đồng hợp tử, gà có các đặc
điểm như màu lông đen hoặc đen nhạt hoặc có dải đen (khi kết hợp với kiểu
gen C+).
2.2.3 Các tính trạng về màu mắt
Màu mắt phụ thuộc vào tỷ lệ sắc tố xanthophylles (chủ yếu là carotenoit)

và những hắc tố melanin. Còn đối với màu hồng, đỏ của mắt ở các mức độ
khác nhau là do màu sắc của mao mạch. Di truyền tính trạng màu mắt của gia

7


cầm chưa được tìm hiểu tường tận nhưng người ta cho rằng có thể có sự tương
tác của nhiều nhóm alen khác nhau như các alen thuộc locus E, locus B, locus
Id, locus Br. Có thể các alen Ml và Cha tương tác đồng thời với các alen E để
tạo lên màu mắt cũng như màu da chân.
Alen idM với sự có mặt của alen e+ màu mắt rất đỏ. Trong các giống gà có
màu lông đậm (E và ER), màu mắt đỏ do không có mặt của alen Ml và br quy
định. Mắt hung sẫm-đen trong các giống gà có lông màu đen đậm (E và E R) có
thể do sự có mặt của alen Ml hoặc cha, hoặc sự có mặt của alen br và id (id +
hoặc idM) (các giống gà Bresse-Gauloisđen, Lyon, gà đen Challan).
Màu mắt hung trong các giống gà có màu đen nhạt hoặc kiểu hoang dã
do sự có mặt của alen br và alen id (id + hoặc idM) quy định. Màu mắt hung
trong các giống gà trắng do sự có mặt của alen br và alen id + cũng có thể do
alen br với sự có mặt của alen idM quy định.
2.2.4 Một số yếu tố tác động lên các tính trạng của mào
* Mào đơn
Mào đơn là kết quả của sự phối hợp đồng hợp tử 2 gen lặn của 2 locus r +
và p+ tạo nên.
* Mào hoa hồng
Mào hoa hồng là một tính trạng trội hoàn toàn. Mào hoa hồng là tính
trạng đầu tiên được nghiên cứu ở gà mái (Bateson, 1902), cho ký hiệu là R,
Locus R thuộc nhóm liên kết I. Mào hoa hồng có thể có nhiều điểm khác nhau
đáng kể tùy theo giống, dưới tác động của gen biến đổi.
Mào hoa hồng “sần sùi” hoặc trơn nhẫn: tính trạng sần sùi do các alen
He he1 quy định (Cavalie and Merat, 1965). Nhóm alen này cho hình dáng

mào có nhiều mấu lồi hoặc trơn nhẵn ở bề mặt của mào hoa hồng.
+

* Mào hạt đậu
Alen P qui định màu hạt đậu là trội không hoàn toàn so với p+ mào không
phải là hạt đậu (Bateson,1902; Bateson and Punnett, 1906). Hình dáng mào
này là do tác động bổ trợ của các alen R ở locus R và P ở locus P.
2.3 Đánh giá đa dạng di truyền ở gà dựa vào dấu phân tử microsatellite
2.3.1 Microsatellite và vai trò của microsatellite
Microsatellite được gọi với thuật ngữ là chuỗi trình tự lặp lại đơn giản
hay còn gọi là dấu vi vệ tinh (microsatellite). Microsatellite bao gồm một
chuỗi mã gốc (core sequence) được lặp lại nhiều lần và phân tán khắp bộ gen,

8


trên nhiều locus, mỗi locus chứa alen thích ứng với mỗi dạng khác nhau về lần
lặp lại của nó và có độ tin cậy cao (Ramakrishna et al., 1995). Là những đoạn
ngắn của ADN có chứa từ 1 đến 6 nucleotide được lặp đi lặp lại ngẫu nhiên,
microsatellite thường có chiều dài từ 1-100 bp, do đó microsatellite có thể
khuếch đại trong ống nghiệm bằng kỹ thuật PCR với phát triển của cặp mồi
theo cả hai bên chuỗi ký tự lặp lại trên một locus (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị
Lang, 2004). Phương thức lặp lại khá đa dạng nhưng tập trung ở 3 kiểu sau:
- Lặp lại hoàn toàn: các đơn vị lặp lại sắp xếp nối tiếp nhau, ví dụ:
CACACACACACA.
- Lặp lại không hoàn toàn (bị ngắt quãng): xen kẽ vào các đơn vị lặp lại
là một hoặc một số nucleotide khác, ví dụ: CACATTCACACATTCATT.
- Lặp lại phức tạp: xen kẽ giữa các đơn vị lặp lại khác nhau, ví dụ:
CACACACAGAGAGA.
Do sự khác nhau về số lượng nucleotide trong mỗi đơn vị lặp lại mà sự

đa hình về độ dài của microsatellite được nhân bản sẽ được phát hiện sau quá
trình điện di trên gel agarose hay polyacrylamide. Chỉ thị microsatellite là dấu
đồng trội (codominant) có khả năng phát hiện tính đa hình rất cao và có khả
năng tự động hóa trong quá trình thực nghiệm, được áp dụng trong lập bản đồ
gen người, động vật, thực vật; nghiên cứu đa dạng di truyền; xác định mối
quan hệ giữa các giống, dòng vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm của
microsatellite là quá trình thiết kế mồi khá phức tạp và giá thành cao. Nhưng
nếu so sánh về hiệu quả thì microsatellite là công cụ hữu hiệu để đa dạng hóa
các vật liệu di truyền và dùng trong thiết lập bản đồ di truyền (Nguyễn Thị
Lang, 2002). Chỉ thị microsatellite còn được ứng dụng để thúc đẩy nhanh
chóng các chương trình chọn giống cây trồng (Korzun, 2003).
Lợi thế lớn của microsatellite là chúng rất đa hình, đặc trưng cho từng
locus và phân phối ngẫu nhiên trên hệ gen (Weigend and Romanov, 2001).
Zhang et al. (2002) đã nghiên cứu các giống gà bản địa Trung Quốc bằng việc
phân tích allozyme, RAPD và microsatellite. Kết quả cho thấy, khi phân tích
bằng microsatellite thì tần số dị hợp quan sát là cao nhất (75,9%), tiếp theo là
RAPD (26,3%), cuối cùng là phương pháp phân tích allozyme (22,1%). Qua
đó cho thấy, sử dụng các chỉ thị microsatellite để đánh giá sự đa dạng di truyền
và các mối quan hệ di truyền của các giống gà được coi là biện pháp hữu hiệu
và phù hợp nhất. Sử dụng các microsatellite có thể ước tính sự đa dạng di
truyền trong và giữa các giống, và xác định sự trộn lẫn về mặt di truyền giữa
các giống thậm chí khi chúng có quan hệ gần nhau (Sunnucks, 2001).
2.3.2 Đánh giá đa dạng di truyền ở gà dựa vào dấu phân tử Microsatellite

9


×