Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Những chiến lược giúp Mark Zuckerberg thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.73 KB, 4 trang )

Những chiến lược giúp Mark Zuckerberg thành
công
Một khi Facebook tiến hành IPO, Mark Zuckerberg - CEO 27 tuổi - sẽ sở hữu số tài
sản tỷ đô gần bằng số tuổi của mình. Chiến lược nào giúp anh chàng trẻ tuổi này
thành công tới vậy?
Facebook đang ngày càng tiến gần đến đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng hứa
hẹn sẽ mang lại cho công ty 10 tỷ USD, biến nó trở thành công ty có đợt IPO lớn
nhất trong lịch sử. Khác với nhiều nhà sáng lập khác, Zuckerberg lại quyết định tiếp
tục giữ nguyên cổ phần của mình tại công ty, và 24% cổ phần Facebook sẽ biến anh
trở thành tỷ phú bậc nhất một khi công ty chào bán cổ phiếu công khai. Dưới đây là
những chiến lược hoàn hảo của Zuckerberg để tiến được tới thành công ngày hôm
nay.
[B]Giữ tới 2 ghế trong ban quản trị[/B]
[IMG] />Khi Sean Parker trở thành chủ tịch Facebook năm 2004, anh đã cẩn thận đảm bảo
rằng Zuckerberg trẻ tuổi vẫn duy trì đáng kể cổ phần trong công ty. Khi Facebook
huy động vốn lần đầu tiên năm 2005 – 13 triệu USD – Parker đã đẩy cao định giá
công ty lúc đó lên khoảng 100 triệu USD. Và có lẽ quan trọng hơn, Parker đã sắp
đặt cơ cấu ban quản trị để Zuckerberg có thể giữ đến 2 ghế, khiến ban quản trị khó
mà gây khó dễ được cho CEO trẻ tuổi này. Và khi Parker bị buộc rời khỏi công ty
cuối năm đó, anh đã nhường ghế của chính mình cho Zuckerberg.
[B]Thông hiểu cấu trúc cổ phiếu[/B]
[IMG] />Tháng 11/2009, ban giám đốc của Facebook đã bỏ phiếu tán thành cơ chế 2 hạng cổ
phiếu, nhằm đưa cổ phiếu của những cổ đông hiện tại từ hạng A lên hạng B, tăng
gấp 10 lần quyền bỏ phiếu. Cơ chế 2 hạng cổ phiếu khiến Zuckerberg không còn
nắm quyền tối cao trong mọi quyết định, nhưng số phiếu của anh vẫn có trọng
lượng tới mức anh là một thành viên quản trị quyền lực đến khó tin trong công ty,
kể cả khi không tính đến vị trí nhà sáng lập và CEO của anh.
[B]Dàn xếp các vụ kiện[/B]
[IMG] />Cameron và Tyler Winklevoss, bạn học của Zuckerberg tại đại học Havard cho rằng
chính họ mới là người đưa ra ý tưởng ban đầu cho Facebook, và Zuckerberg –
người được họ thuê về trong vai trò nhà phát triển – đã đánh cắp ý tưởng đó. Trong


một phiên tòa sơ thẩm đầy tính công khai, Zuckerberg đã bồi thường cho cặp song
sinh 65 triệu USD năm 2008. Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Cặp đôi
“Winklevii” lại tiếp tục khiếu nại rằng Zuckerberg đã che giấu mức định giá của
Facebook nhằm giảm khoản bồi thường, song phiên phúc thẩm lại phê chuẩn mức
hòa giải này. Tháng 6/2011, cặp song sinh tuyên bố họ sẽ ngừng kháng cáo, quyết
định không đưa vụ kiện lên Tòa án Tối cao nữa. Facebook nói về việc này như sau:
“Chúng tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng vụ kiện này trong một thời gian dài, và rất mừng
là phía bên kia đã đồng ý thỏa thuận”.
[B]Bỏ rơi những người đồng sáng lập[/B]
[IMG] />Đây không phải hành động đẹp cho lắm, nhưng một phần tài sản khổng lồ của
Zuckerberg có được là nhờ những nhà đồng sáng lập với anh đã bị đẩy ra ngoài
cuộc chơi từ rất sớm, mà không mang theo được lợi lộc gì từ công ty. Có thể lấy ví
dụ như Eduardo Saverin, anh bạn đại học của Zuckerberg, cũng là nhà đồng sáng
lập. Khi Facebook phát triển, Zuckerberg và các nhà đầu tư vào Facebook được cho
là đã ép Saverin rời công ty bằng cách giảm thiểu vai trò của anh ta. Tháng 4/2005,
Saverin kiện Facebook cũng như cá nhân Zuckerberg. Saverin thắng kiện, nhưng
anh không đòi được 50% công ty. Anh ta được 5%.
[B]Từ chối bán công ty[/B]
[IMG] />Quyết định từ chối của Zuckerberg trước một vài đề nghị mua lại Facebook – công
ty được định giá 100 tỷ USD – với giá vài tỷ dường như là quá sáng suốt. Nhưng
thử quay ngược thời gian: đầu năm 2004 Google tỏ rõ hứng thú với Facebook;
tháng 3/2005 Viacom đề nghị trả 75 triệu USD để mua lại công ty; năm 2006 Yahoo
đặt giá 1 tỷ USD và AOL cũng vậy; Viacom sau đó còn tăng mức giá của mình lên
tới 1,5 tỷ USD; năm 2007 Microsoft cũng nhảy vào với mong muốn được đầu tư 15
tỷ USD. Và Zuckerberg thậm chí chẳng thèm chớp mắt trước bất cứ lời đề nghị nào.
Khi được hỏi tại buổi phỏng vấn Fast Company năm 2007 về lý do vì sao anh không
bán công ty, Zuckerberg đã trả lời rằng: “Tôi ở đây để xây dựng một thứ gì đó dài
hạn… Mọi thứ khác sẽ khiến kế hoạch bị ngắt quãng.”
[B]“Săn trộm” tài năng[/B]
[IMG] />Facebook luôn có sở trường “săn trộm” nhân tài từ các đối thủ của mình, mà đáng

chú ý nhất là Google và Apple. Thậm chí có người còn cho rằng 1/5 nhân viên của
Facebook trước kia là nhân viên Google. Sheryl Sandberg, giám đốc hoạt động hiện
tại của Facebook cũng từng là phó chủ tịch mảng hoạt động và bán hàng trực tuyến
của Google; và Bret taylor, giám đốc công nghệ của Facebook từng phụ trách
Google Maps và Google Local.
[B]Tập trung vào sản phẩm nhiều hơn kinh doanh[/B]
[IMG] />Sự kiên định của Zuckerberg trong việc phải tạo ra một sản phẩm vĩ đại trước khi
xây dựng một doanh nghiệp vĩ đại chính là lời khuyên đầy khôn ngoan cho các
doanh nhân. Sau cùng, Zuckerberg lại là người học được nhiều nhất. Mới đây,
Zuckerberg có trả lời phóng viên Charlie Rose rằng: “Facebook có một sứ mệnh, sứ
mệnh đó không chỉ là xây dựng một công ty có vốn hóa thị trường hay có giá trị nào
đso. Sứ mệnh của chúng tôi là làm được điều gì đó cho thế giới.” Câu trả lời của
Zuckerberg cũng cho thấy sự nghiệp của anh chịu ảnh hưởng phần nào từ Steve
Jobs.
[B]Có thể Zuckerberg sẽ chơi “đấu giá kiểu Hà Lan”[/B]
[IMG] />Khi Google tiến hành IPO năm 2004, họ đã thu được 2,7 tỷ USD trong một quy
trình IPO không bình thường được gọi là “đấu giá kiểu Hà Lan”, trong đó phí bao
tiêu của ngân hàng được cắt giảm xuống còn một nửa – từ mức 6-7% xuống còn
dưới 3%. Một số người cho rằng Facebook cũng đang cân nhắc cách thức đó, đặt
biệt là khi tạp chí Wall Street Journal báo cáo rằng giám đốc tài chính của công ty –
anh David Ebersman – thấy “hoài nghi” vai trò của ngân hàng trong các đợt IPO.
Phóng viên Scott Austin của tờ Wall Street Journal cho hay: “Các nhà điều hành của
Facebook có thể sẽ đi theo con đường mà Google từng đi khi tiến hành IPO, đó là
gây khó khăn cho các ngân hàng bằng chiêu “đấu giá kiểu Hà Lan” nhằm cắt giảm
đáng kể phí bao tiêu trả cho ngân hàng.”
…[B] Vậy rốt cuộc Zuckerberg sẽ kiếm được bao nhiêu?[/B]
[IMG] />Bài toán khá đơn giản thế này: Nếu Facebook định IPO 10 tỷ USD trên mức định
giá 100 tỷ USD, thì Zuckerberg vốn đang sở hữu 24% sẽ có số tài sản trị giá 24 tỷ
USD. Việc này chẳng thể biến anh chàng thành người giàu nhất nước Mỹ (vì còn
đứng sau Bill Gates, tuy nhiên anh sẽ giàu hơn cả Larry Page và Sergey Brin) hay

thành tỷ phú dưới 30 tuổi duy nhất (vì anh bạn cùng phòng Saverin cũng nằm trong
danh sách tỷ phú dưới 30 tuổi). Nhưng anh sẽ trở thành anh chàng 27 tuổi duy nhất
có số tài sản tỷ đô gần bằng số tuổi của mình. Như vậy có lẽ cũng đủ an ủi với CEO
trẻ tuổi này rồi.
Thu Thủy
Theo TTVN

×