Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

BÀI GIẢNG điện cơ bản THỰC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 36 trang )

Bài 1:
LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN CHIẾU SÁNG CƠ BẢN
A. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Mô tả đúng cấu tạo và công dụng của: đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, cầu chì và
công tắc thông thường.
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt mạch điện chiếu sáng cơ bản: 1 cầu chì, 1
công tắc và 1 đèn.
- Chọn vật tư linh kiện thích hợp công việc.
- Lắp được mạch điện đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang đạt các yêu cầu về kỹ thuật lắp
đặt, kỹ thuật an toàn điện và thực hiện công việc một cách cẩn thận nghiêm túc.
B. Nội dung chính
- Đèn sợi đốt
- Các loại khí cụ điện điều khiển và bảo vệ: cầu dao, áptômát, công tắc, cầu chì
- Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng cơ bản: 1 cầu chì, 1 công tắc và 1 đèn sợi đốt
hoặc một đèn huỳnh quang
- Thực hành lắp đặt mạch điện đèn cầu thang
1.1. Đèn sợi đốt
Bóng đèn: Bóng đèn sợi đốt, bộ đèn huỳnh quang.

Sơ đồ mạch điện: Vẽ sơ đồ mạch điện sau: Gồm 1 cầu chì, 1 công tắc 1 cực 1 chiều, 1
bóng đèn sợi đốt và dây dẫn
Sơ đồ nguyên lý:

Sơ đồ lắp đặt(đi dây):

Trang 1


Sơ đồ đơn tuyến:


1.2. Các loại khí cụ điện điều khiển và bảo vệ: cầu chì, công tắc, cầu dao, côngtăctơ
1.2.1. Cầu chì
- Là thiết bị dùng để bảo vệ các thiết bị điện, điện tử mắc nối tiếp sau cầu chì.
- Nguyên tắc hoạt động: Khi điện áp nguồn tăng lên quá định mức của cầu chì thì cầu chì
nóng lên và tự đứt làm ngắt mạch điện, các thiết bị được bảo vệ.
- Một số cầu chì thực tế:

1.2.2. Công tắc
- Là thiết bị dùng đóng ngắt dòng điện khi có tác động cơ học bên ngoài và trạng thái
của công tắc sẽ được giữ nguyên (đóng hoặc mở) khi không còn tác động bên ngoài.
- Một số hình dạng trên thực tế:

Trang 2


- Một số cách đấu nối công tắc.

- Chuyển mạch hai vị trí.

- Chuyển mạch nhiều hơn hai vị trí.
1.2.3. Cầu dao:
- Là thiết bị dùng đóng ngắt dòng điện (ngắt cã hai dây) khi có tác động cơ học bên
ngoài và trạng thái của cầu dao sẽ được giữ nguyên (đóng hoặc mở) khi không còn tác động
bên ngoài.
- Một số hình dạng thực tế:

Trang 3


1.2.4. Rơle

+ Khái niệm: Là một công tắc do một tín hiệu điện kích hoạt, nó cho phép một tín
hiệu có dòng điện tương đối thấp (tín hiệu được dùng để kích hoạt rơle) điều khiển một tín
hiệu có dòng điện cao hơn.
Có các loại sau: Thường mở Normally Open (NO), Thường đóng Normally Closed
(NC), hoặc thay đổi (change-over).
+ Các bộ phận chính của rơle:
- Cơ cấu thu: tiếp nhân tín hiệu đầu vào biến đổi thành đại lượng cần thiết cho rơle tác
động.
- Cơ cấu trung gian: có nhiệm vụ so sánh tín hiệu đầu vào đã được biến đổi với tín
hiệu mẫu rồi truyền cho cơ cấu chấp hành.
- Cơ cấu chấp hành: phát tín hiệu cho mạch điều khiển.

Hình dạng thực tế:
1.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điện chiếu sáng cơ bản: 1 cầu chì, 1 công tắc và 1 đèn sợi đốt
hoặc một đèn huỳnh quang
- Mạch đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu cuộn dây.

Trang 4


- Mạch đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu cuộn dây.

1.4. Thực hành lắp đặt mạch điện đèn cầu thang: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu
thang: Dùng 1 cầu chì, 2 công tắc 1 cực 2 chiều, 1 bóng đèn sợi đốt.

1.5. Kiểm tra và vận hành thử
- Kiểm tra xem sơ đồ lắp đặt có đúng như sơ đồ nguyên lý chưa rồi mới đóng nguồn
vào
1.5.1. Thí nghiệm tại xưởng theo nhóm 2 đến 3 người
- Lắp mạch đèn bật tắt 3 vị trí. Thiết bị gồm có: 1 cầu chì, 4 công tắc 1 cực 2 chiều, 2

bóng đèn sợi đốt cùng công suất.

1.5.2. Thảo luận nhóm về
- Trao đổi về các phương pháp lắp các thiết bị điện thông dụng như đèn sợi đốt, đèn
huỳnh quang ...
C. Câu hỏi và bài tập
- Lắp mạch đèn bật tắt 3 vị trí. Thiết bị gồm có: 1 cầu chì, 2 công tắc 1 cực 2 chiều, 1
công tắc 2 cực 2 chiều, 2 bóng đèn sợi đốt cùng công suất?

Trang 5


Bài 2:
HÀN NỐI LINH KIỆN ĐIỆN ĐIỆN TỬ BẰNG MỎ HÀN THIẾC
A. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Chọn công suất mỏ hàn điện trở và vật liệu hàn thích hợp.
- Hàn nối đạt điện trở tiếp xúc tốt, thiếc hàn tại mối hàn đạt độ ánh kim.
- Hàn nối linh kiện điện tử đảm bào chất lượng kỹ thuật không bị thay đổi sau khi
hàn.
B. Nội dung chính
- Công dụng
- Cấu tạo mỏ hàn điện trở
- Phương pháp hàn thiếc
- Trình tự các bước hàn nối linh kiện điện tử
- Hàn nối linh kiện điện tử bằng mỏ hàn điện trở
- Kiểm tra chất lượng mối hàn
2.1. Công dụng
Hàn nối các linh kiện điện, điện tử với nhau và linh kiện điện tử với board mạch điện.
2.2. Cấu tạo mỏ hàn điện trở

- Mỏ hàn thiếc cấu tạo gồm 4 phần chính

1- Tay nắm bằng gỗ hoặc nhựa.
Trang 6


2- Vỏ kim loại bảo vệ dây điện trở tiếp xúc bên ngoài làm hỏng hóc và gây mất an toàn.
3- Mủi hàn được lấy nhiệt từ dây điện trở.
4- Dây cấm nguồn.
Nhiệt độ tập trung tại mủi hàn lâu, mũi hàn bẩn hoặc không được nhọn cũng làm cho
nhiệt độ không được tập trung cao, có thể làm dây thiếc không chảy hoặc chảy cục không
dính tốt.
2.3. Phương pháp hàn thiếc
+ Chuẩn bị dụng cụ gồm mỏ hàn, thiếc hàn, nhựa thông
- Làm sạch: loại bỏ lớp oxi hóa, vết bẩn trên mặt kim loại làm cho chất hàn dễ dàng
phủ lên được.
- Gia nhiệt: Làm bề mặt kim loại tới nhiệt độ hàn thích hợp, rồi cho thiếc trong chất
hàn khuêchs tán để tạo ra tầng hợp kim hàn hoàn hảo.
- Lượng chất hàn: Cường độ giáp nối của mối hàn là tốt nhất khi độ dầy của tầng chất
hàn giữa hai kim loại là 0,08- 0,13mm, chất hàn nhiều quá cũng không tốt.
2.4. Trình tự các bước hàn nối linh kiện điện tử: Qui trình gồm 5 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị
Đưa chất hàn và mỏ hàn lại gần. Chuẩn bị để có thể bắt đầu hàn ngay, đồng thời xác
nhận lại vị trí hàn (hình 1.1)

Hình 1.1
- Bước 2: Áp mỏ hàn
Chạm mỏ hàn vào kim loại cơ bản để làm nóng (hình 1.2)

Trang 7



Hình 1.2
- Bước 3: Làm chảy chất bản, làm chảy lượng chất hàn thích hợp (hình 1.3)

Hình 1.3
- Bước 4: Rút chất hàn
Khi chất hàn đã chảy đủ lượng thích hợp thì rút nhanh dây hàn (hình 1.4)

Hình 1.4
- Bước 5: Rút mỏ hàn
Khi chất hàn đã loan hết phạm vi dự định thì rút mỏ hàn ra. Chú ý tốc độ và phương
hướng (hình 1.5)

Trang 8


Hình 1.5
2.6. Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Tuy không có phương pháp hoàn hảo để định lượng chất lượng mức độ tốt, xấu của
mối hàn, nhưng thông qua quan sat bên ngoài cũng có thể đánh giá một phần chất lượng của
nó.
- Có 3 điểm dùng để đánh giá là màu sắc và độ bóng, góc ngấu, lượng chất hàn
2.6.1. Màu sắc và độ bóng: Chất hàn có màu sắc và độ bóng đặc trưng giống với màu và độ
bóng của thủy ngân. Gia công chất hàn là thành công nếu tạo được màu và độ bóng này
2.6.2. Góc ngấu: Góc ngấu càng nhỏ thì mối hàn càng tốt. Đó là do khi đó chất hàn đã
khuếch tán tốt vào kim loại cơ bản. Thông thường giới hạn góc hàn tốt nhất là 450 (hình 1.6)

2.6.3. Lượng chất hàn: Chất hàn nhiều, đùn phồng lên là mối hàn xấu, hơn nữa đó còn là
nguyên nhân gây hại cho sản phẩm của mối hàn. Ngược lại, chất hàn quá ít thì lại dễ bong và

chỉ là mối hàn trên bên ngoài. (hình 1.7)
Nhiều quá

Trang 9

Vun chất hàn nhiều quá không
chỉ làm tốt chất hàn còn che di
những mối hàn không tốt


Sinh mặt lõm

Chất hàn ngấm tới đáy

Ít quá

Chất hàn quá ít, dây có thể
bong

2.7. Thí nghiệm tại xưởng theo nhóm 2 đến 3 người
- Hàn các linh kiện điện tử vào mạch điện tử.
- Hàn nối các linh kiện điện tử với nhau.
2.8. Thảo luận nhóm về
- Phương pháp hàn thiết và chất lượng mối hàn.
C. Câu hỏi và bài tập
Bài 1. Công dụng và cấu tạo mỏ hàn điện trở?
Bài 2. Phương pháp hàn thiếc và trình tự các bước hàn nối linh kiện điện tử ?

Trang 10



Bài 3:
HÀN NỐI LINH KIỆN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ BẰNG
MỎ HÀN XUNG
A. Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Chọn công suất mỏ hàn xung thích hợp.
- Hàn nối linh kiện điện tử đúng qui trình, mối hàn đạt chất lượng kỹ thuật đáp ứng
yêu cầu của công tác sửa chữa mạch điện thuộc phạm vi nghề nghiệp
B. Mội dung chính
- Cấu tạo mỏ hàn xung
- Trình tự các bước hàn thiếc bằng mỏ hàn xung
- Hàn nối linh kiện điện tử bằng mỏ hàn xung
- Kiểm tra chất lượng mối hàn
- Những chú ý khi sử dụng mỏ hàn xung
3.1. Cấu tạo mỏ hàn xung: Mỏ hàn xung cấu tạo gồm 5 phần chính:

Trang 11


Hình dạng thực tế
1- Công tắc nguồn.
2- Hai đầu ra cuộn dây thứ cấp biến áp.
3- Đèn báo làm việc.
4- Dây cấm nguồn.
5- Dây dẫn nhiệt.
Mỏ hàn súng có ưu điểm hơn so với mỏ hàn điện trở nhiệt, thời gian tập trung nhiệt độ
nhanh, nhưng quá trình hàn chú ý mũi hàn được làm bằng sợi đồng để dẫn nhiệt nên không
được ấn mũi hàn quá mạnh dể làm mỏ hàn bị gãy
3.2. Trình tự các bước hàn thiếc bằng mỏ hàn xung

Trình tự các bước hàn thiếc bằng mỏ hàn xung hoàn toàn giống mỏ hàn điện trở.
3.3. Hàn nối linh kiện điện tử bằng mỏ hàn xung
Chuẩn bị dụng cụ gồm mỏ hàn, thiếc hàn, nhựa thông
- Làm sạch: loại bỏ lớp oxi hóa, vết bẩn trên mặt kim loại làm cho chất hàn dễ dàng
phủ lên được.
- Gia nhiệt: Làm bề mặt kim loại tới nhiệt độ hàn thích hợp, rồi cho thiếc trong chất
hàn khuêchs tán để tạo ra tầng hợp kim hàn hoàn hảo.
- Lượng chất hàn: Cường độ giáp nối của mối hàn là tốt nhất khi độ dầy của tầng chất
hàn giữa hai kim loại là 0,08- 0,13mm, chất hàn nhiều quá cũng không tốt.
3.4. Kiểm tra chất lượng mối hàn
Kiểm tra chất lượng mối hàn hoàn toàn giống mỏ hàn điện trở.
3.5. Những chú ý khi sử dụng mỏ hàn xung
Trang 12


Để có mối hàn chắc chắn phải làm nóng kim loại hàn tới nhiệt độ hàn thích hợp rồi làm
chảy vật liệu hàn. Việc gia nhiệt không được thừa hay thiếu. Vì vậy việc lựa chọn mỏ hàn
phù hợp là rất quan trọng. Thông thường, mỏ hàn tốt là mỏ hàn có tính truyền nhiệt tốt.
Nhiệt dung lượng của mỏ hàn được biểu thị theo công suất (W). Nhiệt độ hàn thích hợp cao
hơn 40- 500C so với pha lỏng. Tùy vào tính chất của kim loại giáp nối, kích cỡ, hình dạng sẽ
có mức độ hấp thụ nhiệt khác nhau, nên để duy trì được nhiệt độ hàn cần phải chọn loại mỏ
hàn thích hợp.
Công suất tiêu chuẩn của mỏ hàn: 15W, 25W, 30W, 40W, 50W, 60W, 80W, 100W,
200W, 500W...
3.6. Thí nghiệm tại xưởng theo nhóm 2 đến 3 người
-

Hàn các linh kiện điện tử vào mạch điện tử

-


Hàn nối các linh kiện điện tử với nhau

3.7. Thảo luận nhóm về
 Phương pháp hàn và cách kiểm tra chất lượng mối hàn
 Những chú ý khi sử dụng mỏ hàn xung
C. Câu hỏi và bài tập
Bài 1. Cấu tạo mỏ hàn xung, trình tự các bước hàn thiếc bằng mỏ hàn xung ?
Bài 2. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn và những chú ý khi sử dụng mỏ hàn
xung ?

Trang 13


Bài 4:
HÀN NỐI LINH KIỆN ĐIỆN ĐIỆN TỬ
BẰNG MÁY THỔI HƠI NÓNG
A. Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Nguyên lý hàn thiếc bằng phương pháp thổi hơi nóng.
- Chọn nhiệt độ, lưu lượng gió thích hợp.
- Hàn nối linh kiện điện tử đúng qui trình, mối hàn đạt chất lượng kỹ thuật đáp ứng
yêu cầu của công tác sửa chữa mạch điện thuộc phạm vi nghề nghiệp.
B. Nội dung chính
- Cấu tạo máy hàn thổi nóng
- Quy định về độ nóng chảy của thiếc dùng máy hàn thổi hơi nóng
- Trình tự các bước hàn thiếc bằng máy hàn thổi hơi nóng
- Kiểm tra chất lượng mối hàn
4.1. Cấu tạo mỏ hàn thổi hơi nóng


4.2. Quy định về độ nóng chảy của thiếc dùng máy hàn thổi hơi nóng: Quy định về nhiệt
độ được cho trong bảng sau:

Nhiệt độ (C)
Hợp phần
Thể lỏng

Thể rắn

80% Au, 20% Sn

280

280

92.5% Pb, 2.5% Ag, 5% In

300

300

97.5% Pb, 1.5% Ag, 1% Sn

309

309

Trang 14



95% Pb, 5% Sn

314

310

88% Au, 12% Ge

356

356

98% Au, 2% Si

800

370

100% Au

1063

1063

4.3. Trình tự các bước hàn thiếc bằng máy hàn thổi hơi nóng
+ Điều chỉnh nhiệt độ và lưu lượng gió thích hợp tùy thuộc vào bo mạch cần hàn
+ Cố định linh kiện điện tử cần hàn như các loại IC có kích thước nhỏ, nhiều chân...
vào bo mạch, ở kỹ thuật này người ta hay sử dụng các hợp chất có tính chất bám dính tốt
như polyimide, epoxy hoặc keo bạc làm vật liệu hàn khi gắn chíp lên leadframe. Sau khi xác
định được vị trí tương thích giữa die và cấu hình trên leadframe, die sẽ được đẩy ra khỏi bút

chân không, nén lên trên bề mặt của epoxy và quá trình hàn kết thúc.
+ Kiểm tra lại vị trí linh kiện trên bo mạch sau đó thổi hơi hàn vào để chất hàn chảy ra
làm cố định linh kiện vào bo mạch.
4.4. Kiểm tra chất lượng mối hàn
Tuy không có phương pháp hoàn hảo để định lượng chất lượng mức độ tốt, xấu của
mối hàn, nhưng thông qua quan sat bên ngoài cũng có thể đánh giá một phần chất lượng của
nó.
Có 3 điểm dùng để đánh giá là màu sắc và độ bóng, góc ngấu, lượng chất hàn
4.4.1. Màu sắc và độ bóng: Chất hàn có màu sắc và độ bóng đặc trưng giống với màu và độ
bóng của thủy ngân. Gia công chất hàn là thành công nếu tạo được màu và độ bóng này
4.4.2. Góc ngấu: Góc ngấu càng nhỏ thì mối hàn càng tốt. Đó là do khi đó chất hàn đã
khuếch tán tốt vào kim loại cơ bản. Thông thường giới hạn góc hàn tốt nhất là 450 (hình 1.6)

4.4.3. Lượng chất hàn: Chất hàn nhiều, đùn phồng lên là mối hàn xấu, hơn nữa đó còn là
nguyên nhân gây hại cho sản phẩm của mối hàn. Ngược lại, chất hàn quá ít thì lại dễ bong và
chỉ là mối hàn trên bên ngoài. (hình 1.7)

Trang 15


Nhiều quá

Vun chất hàn nhiều quá không
chỉ làm tốt chất hàn còn che di
những mối hàn không tốt

Sinh mặt lõm

Chất hàn ngấm tới đáy


Ít quá

Chất hàn quá ít, dây có thể
bong

4.5. Thí nghiệm tại xưởng theo nhóm 2 đến 3 người
- Hàn nối linh kiện điện tử dùng máy hàn thổi hơi nóng
- Tháo lắp các IC có kích thước nhỏ
4.6. Thảo luận nhóm về
- Phương pháp hàn và cách kiểm tra chất lượng mối hàn
- Những chú ý khi sử dụng mỏ hàn thổi hơi nóng
C. Câu hỏi và bài tập
Bài 1. Nêu phương pháp sử dụng máy hàn thổi hơi nóng ?
Bài 2. Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn và những chú ý khi sử dụng máy hàn
thổi hơi nóng ?

Trang 16


Bài 5:
HÀN NỐI LINH KIỆN ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BẰNG
BỂ NHÚNG THIẾC
A. Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Nguyên lý hàn thiếc bằng phương pháp nhúng bo linh kiện vào bể hàn thiếc.
- Chọn nhiệt độ, lượng thiếc, loại thiếc dùng cho bể nhúng.
- Hàn nối linh kiện điện tử đúng qui trình, mối hàn đạt chất lượng kỹ thuật đáp ứng yêu
cầu của công tác sửa chữa, thay thế mạch điện thuộc phạm vi nghề nghiệp
B. Nội dung chính
- Cấu tạo bể hàn nhúng thiếc

- Quy định về độ nóng chảy của thiếc dùng cho bể hàn nhúng thiếc.
- Trình tự các bước hàn thiếc bằng bể hàn nhúng thiếc.
5.1 Cấu tạo bể hàn nhúng thiếc

1- Chì hàn
2- Bể nhúng thiếc
3- Bếp nung
4- Quạt làm mát
5.2 Quy định về độ nóng chảy của thiếc dùng cho bể hàn nhúng thiếc
Vĩ mạch điện cần hàn phải được rá linh kiện đầy đủ và chính xác. Mạch phải được
phủ xanh hoàn toàn chỉ chừa lại những chân linh kiện cần hàn mà thôi để tránh hàn những
nơi không cần thiết.
Bể nhúng được đặt lên bếp nung để nung nóng cho chì hàn chảy thành nước.
5.3 Trình tự các bước hàn thiếc bằng bể hàn nhúng thiếc

Trang 17


Dùng kẹp giữ mạch điện cần hàn cố định từ từ đưa vào bể nhúng, nhúng mạch sao
cho bề mặt của mạch vừa tiếp với mặt chì hàn loãng trong bể là được không nên nhúng sâu
sẽ làm hư hỏng linh kiện.
Sau khi nhúng vào bể nhúng để mạch khoảng 3s sau đó lấy ra cho qua quạt làm mát
để chì hàn tiếp xúc tốt với vĩ mạch.

5.4 Kiểm tra chất lượng mối hàn
Tương tự phần trên

Trang 18



Bài 6:
QUẤN DÂY MÁY BIẾN ÁP CẢM ỨNG 1 PHA
A. Mục tiêu của bài:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Tính toán, sửa chữa và quấn mới được máy biến áp nguồn (máy biến áp cảm ứng)
thường dùng cấp nguồn cho các thiết bị điện tử dân dụng
B. Nội dung chính
- Tính toán, thiết kế máy biến áp nguồn
- Qui trình quấn dây
- Thực hành quấn dây máy biến áp nguồn 220V/6-9-12V
6.1. Tính toán, thiết kế máy biến áp nguồn: Tính công suất của MBA

- Công suất thứ cấp máy biến áp: Sp2 = U2. I2
- Công suất sơ cấp máy biến áp:
S p1 

S p2



6.2. Tính mạch từ máy biến áp.
- Tính tiết diện hiệu dụng lõi thép: Shd
- Theo công thức Shd (1,2 1,4) Sp1

(cm2)

- Tính tiết diện thực tế của lõi thép: Stt
Stt = Shd * Khd
Khd: hệ số hiệu dụng thực tế xét đến độ rỗng khi lắp ghép lõi máy biến áp. K hd chọn
từ 1,02  1,05. Lá thép thẳng, lớp sơn mỏng chọn giới hạn dưới.

- Tính chọn các kích thước của lõi thép .(a,b,c,d)

Trang 19


Chọn đúng theo kích thước S tt: Stt = a*b, tiết kiệm vật tư đảm bảo diện tích của sổ
khung từ . Cửa sổ khung từ rộng dẫn đến lãng phí sắt từ . Hẹp dẫn đến không quấn hết dây
quấn
Thông thường a = (0,8  1)b

(a càng lớn thì cửa sổ càng rộng)

6.3. Tính số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
+ Tính số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
- Số vòng dây quấn sơ cấp:
W1 

U 1 *10 8
Wdv *U 1
4,44 fS hd .B

- Số vòng dây quấn thứ cấp:
W20 =

U 20 * 108
= Wdv * U20
4,44 fS hd .B

U20 là điện áp thứ cấp khi không tải:
U20 = U2 + u = (1,05  1,1) U2

Nếu chọn B = 10 000 G, f = 50Hz thì ta có: Wdv 

45
S hd

6.4. Tính đường kính dây quấn cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp
6.4.1. Tính dòng điện ở 2 dây quấn:
a. Dòng điện sơ cấp: I1 

S P1
U1

b Dòng điện thứ cấp: I 2 

S P2
U2

6.4.2. Tính kích thước hai dây quấn:
a. Đường kính dây quấn sơ cấp: d1 
Trong đó s 1 

I1
là tiết diện dây dẫn sơ cấp
J1

b. Đường kính dây quấn thứ cấp: d 2 
Trong đó s 2 

4s1



4s 2


I2
là tiết diện dây quấn thứ cấp
J2

6.5. Tính cửa sổ lõi thép
Gọi Qcs: là diện tích cửa sổ khung từ.

Qcs = C.h (mm2)

Trang 20


Qdq 

S1W1  S 2W2
K ld

Qdq: là diện tích dây quấn nằm trong cửa sổ
Klđ: hệ số lấp đầy Klđ= (0,250,3). Nếu là dây ê may ta lấy Klđ = 0,3. Nếu là dây bọc
vảI Klđ = 0,2 5
Điều kiện kiểm nghiệm: Qdq ≤ Qcs, nếu Qdq = Qcs Ta phảI chọn lạI kích thước lõi
thép
6.6. Qui trình quấn dây
6.6.1.Làm lõi gỗ (nòng).
Khuôn máy biến áp có nhiều loại: Khuôn bằng nhựa đúc được sản xuất hàng loạt;
khuôn gia công bằng phíp, bằng gỗ ván; khuôn gia công bằng bìa cứng. Trong nội dung bài

này chỉ đề cập đến phương pháp gia công loại khuôn bằng bìa cứng.
6.6.2. Công dụng của khuôn:
- Dùng để quấn các cuộn dây, tạo ra cho cuộn dây có một hình dáng phù hợp với lõi
thép và để bảo vệ dây quấn, đảm bảo cách điện giữa cuộn dây với lõi thép
- Làm khuôn bìa cách điện.
6.6.3. Vật liệu làm khuôn:
- Yêu cầu: Đảm bảo cách điện, độ cứng vững và dễ gia công.
- Vật liệu làm khuôn: bìa cách điện, nhựa, gỗ, mê ca….
6.6.4. Kích thước của khuôn
Căn cứ vào kích thước của lõi thép ta có thể xác định được kích thước của khuôn. Bề
dày của bìa phù hợp với hình khối của lõi thép. Nếu mỏng quá không đảm bảo độ cứng
vững. Nếu dày quá thì làm chật cửa sổ khung từ
6.6.5. Phương pháp gia công khuôn:
Có nhiều loại khuôn gia công với các phương pháp khác nhau
+ Gia công khuôn bằng bìa:
Cấu tạo của khuôn gồm 2 phần ghép lại với nhau, nắp chắn khuôn hai đầu và thân
khuôn.
+ Thân khuôn: Từ các kích thước của lõi thép ta xác định kích thước của thân khuôn.
Thân khuôn có hình khai triển như sau:

Trang 21


Mặt A là mặt song song với lá thép. Mặt B là mặt vuông góc với lá thép. Mặt A ' (là mặt
dán chồng lên mặt A tạo nên hình khối chắc chắn)
Lượng dôi a và b chọn sao cho đảm bảo trụ từ có thể lắp vào thân khuôn dễ dàng.
Nếu a và b lớn quá dẫn đến kích thước khuôn lớn hơn kích thước trụ từ, làm giảm diện
tích cửa sổ khung từ .
Lượng h được chọn tính đến việc dôi ra trong quá trình quấn dây, làm khuôn không
chính xác. Trường hợp sau khi quấn xong mà chiều cao của khuôn lớn hơn (h) dẫn đến việc

ghép lá thép chữ E và I không sát nhau, làm mạch từ không khép kín
Mặt giáp mối định hình thân khuôn phải là mặt A’ vì nó không ảnh hưởng đến diện tích
cửa sổ khung từ. (Nừu dán ở mặt B sẽ ảnh hưởng đến diện tích cửa sổ khung từ
+ Nắp chắn khuôn hai đầu
Từ kích thước của lõi thép và của thân khuôn ta có các kích thước hình khai triển nắp
chắn như hình 5-3

c là số gia để đảm bảo sao cho nắp bìa vừa vào cửa sổ khung từ
Trang 22


d: là chiều dày của bìa. Dùng mũi dao hoặc đục rạch đứt theo đoạn MN và PQ, sau đó
bẻ vuông góc theo đương PN, NQ, QM và MP.
+ Ghép nắp khuôn vào thân khuôn hình thành khuôn quấn dây. Gập vuông góc các mặt
tam giác 1,2,3,4 và lòng vào bên ngoài thân khuôn. Dùng keo, hồ dán thân với các mặt tam
giác 1, 2, 3, 4.
Lắp ghép nắp và thân khuôn có hình dáng như hình 5-4

b) Gia công khuôn bằng phíp hoặc ván mỏng
+ Gia công thân khuôn: được lắp ghép bằng 4 mặt riêng rẽ, được liên kết với nhau
bằng các ngàm và nắp chắn hai đầu Từ các kích thước của lõi thép ta xác định kích thước
của thân khuôn.

+ Gia công nắp gỗ chắn hai đầu khuôn Kích thước khuôn được gia công như hình vẽ 5-6
Lượng dôI a = a + (chiều dày ván làm thân khuôn) Lượng dôi b = b + (chiều dày ván
làm thân khuôn)

Trang 23



c) Làm nòng đở khuôn (Lõi gỗ)
+ Công dụng của nòng đở khuôn:
Không làm biến dạng khuôn và để gá lắp khuôn lên bàn quấn chắc chắn, cân đối, thuận
lợi cho việc quấn dây. Nòng đở khuôn được ghép vừa lọt
vào trong thân khuôn
+ Vật liệu làm nòng.
Vật liệu làm nòng là gỗ. Nên chọn gỗ mềm để dễ gia công như gỗ: thông, xoan …
- Phương pháp gia công
+ Các kích thước gia công như hình vẽ Hình 6-5
+ Nòng được ghép vừa lọt sát vào thân khuôn nếu lõng sẽ làm biến dạng thân khuôn
khi quấn.
+ Các mặt được gia công phảiphẳng vuông góc với nhau và đúng kích thước
+ Giữa tâm của nòng (theo chiều cao) khoan lỗ 12 xuyên suốt với mục đích để gá vào
trục bàn quấn
d) Làm nắp chắn định vị 2 đầu khuôn trên bàn quấn
+ Công dụng: Đối với loại khuôn làm bằng bìa, hoặc những vật liệu khác mà độ cứng
vững không đảm bảo, khi quấn dây sẽ chèn ép làm nắp khuôn bị đẩy ra hai đầu, vì vậy cần
phải có các tấm chắn bằng vật liệu cứng hai đầu.
+ Vật liệu: gỗ ván, mica, nhôm tấm v.v.. có chiều dày từ 0,5- 1 cm
- Phương pháp gia công:
Kích thước như hình vẽ 5-6 .Kích thước có thể lớn hơn hình vẽ nhưng khi quấn quan sát
dây quấn và thao tác quấn không thuận lợi

Trang 24


e) Gá khuôn lên bàn quấn
Sau khi thực hiện gia công các bước trên xong, ta tiến hành gá khuôn lên bàn quấn.
Nòng đỡ khuôn được lòng vào thân khuôn, 2 đầu khuôn được kẹp bởi 2 nắp chắn 2 đầu và
được đưa vào trục bàn quấn, sau đó được gá chặt nhờ vít vặn

Khi tay quay máy quấn gắn trực tiếp với trục thì tỷ số truyền là 1/1. Khi tay quay gắn
vào trục hộp số thì tỷ số truyền là 1/4 hoặc 1/8 tuỳ thuộc vào từng loại máy quấn.

6.5. Quấn dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
Đưa đầu dây ra: 1 máy biến áp độc lập thì ít nhất có 4 đầu dây đưa ra. Các đầu dây
đưa ra phải đảm bảo chắc chắn về cơ học, về cách điện, không ảnh hưởng đến cửa sổ khung
từ và thuận lợi trong việc thao tác sử dụng.
- Đối với dây có đường kính nhỏ thì phải nối qua 1 dây bọc nhựa mềm nhiều sợi hoặc
ghép nhiều sợi để đảm bảo độ chắc chắn, tin cậy
- Chổ hàn nối dây ra phải được bọc cách điện. Dây đưa ra vuông góc với dây quấn do
đó phải tăng cường cách điện bằng giấy hoặc ống ghen
- Đầu dây đưa ra phải bố trí ở mặt A.
+ Quấn các lớp dây quấn
- Phải quấn thành từng lớp, các vòng dây phải thẳng hàng ép sát vào nhau Giữa các lớp
có giấy cách điện, chổ giáp mối giấy cách điện phải để ở mặt A Các chổ nối phải được hàn
chắc chắn tiếp xúc tốt gọn và phảI bố trí ở mặt A, được bọc cách điện
Trang 25


×