Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài thu hoạch thăng hạng GVTHCS hạng II( bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.42 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ GIANG

BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN THCS HẠNG II

Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình
Ngày tháng năm sinh: 18/12/1981.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lí.
Đơn vị công tác: Trường PT DTBT THCS Bát Đại Sơn, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Hà Giang, ngày 31 tháng 07 năm 2018


Câu 1: Phân tích những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm chương trình tổng thể và
chương trình môn học:
- Chương trình tổng thể: Là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn
bộ chương trình giáo dục phổ thông. Quan điểm, mục tiêu xây dựng chương
trình giáo dục phổ thông (GDPT) của từng cấp học; yêu cầu cần đạt về phẩm
chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học; các lĩnh vực
giáo dục; hệ thống môn học; thời lượng của từng môn học; định hướng nội dung
giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và môn học ở từng cấp học đối với
tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; định hướng về phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của từng môn học; điêu kiện khung
tối thiểu của nhà trường để thực hiện chương trình.
- Chương trình môn học: Là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một
môn học, trong đó xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu
chương trình giáo dục phổ thông; mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học về


kiến thức, kỹ năng, thái độ và những đóng góp của môn học vào việc phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh ở mỗi lớp hoặc cấp học; nội dung giáo dục cốt
lõi (bắt buộc) ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; kế
hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học; định hướng phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong
môn học.
Vậy qua cách hiểu trên về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính
là phương hướng và kế hoạch khái quát toàn bộ Chương trình giáo dục phổ
thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông. Chương
trình tổng thể sẽ gợi ý cho các chương trình bộ môn, bảo đảm sự hài hòa, thống
nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa
các lớp, các cấp học. Từ đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng
lấn nhau giữa môn học này với môn học khác...
Những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
- Điểm thứ nhất: Nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông gồm hai
giai đoạn:
+ Giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở): Bảo đảm trang
bị kiến thức phổ thông nền tảng, nội dung tích hợp các môn học; tinh giản, tránh
chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.
+ Giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông): Nội dung
dạy học mang tính phân hóa cao, chuẩn bị cho học sinh tham gia thị trường lao
động hoặc học giai đoạn sau phổ thông có chất lượng. Ngoài một số môn học
bắt buộc, học sinh tự chọn các môn học và chuyên đề học tập có nội dung phù
hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh và gắn với định hướng nghề
nghiệp sau THPT.
- Điểm thứ hai: Cách thức tiếp cận học sinh.


+ Chuyển từ tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực, nhằm phát
triển phẩm chất và năng lực người học. Chương trình mới đã xác định các phấm

chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho học sinh được thể
hiện dưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học, làm căn cứ xác định các
lĩnh vực giáo dục, các môn học và hoạt động giáo dục, phương pháp giáo dục và
phương pháp đánh giá kết quả giáo dục phù hợp (Đây là điểm khác với chương
trình theo định hướng tiếp cận nội dung (thiên về truyền thụ kiến thức), theo đó
quy trình xây dựng chương trình bắt đầu ngay bằng việc xác định nội dung dạy
học).
+ Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu cho học sinh: Yêu đất
nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm (Đây là căn
cứ để xác định các phẩm chất chủ yểu nói trên là những đức tính của người Việt
Nam được nêu ra trong các nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây
dựng văn hoá, con người Việt Nam, đặc biệt là Năm điều Bác Hồ dạy học sinh
và yêu cầu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay và là những năng
lực mà ai cũng cần có để sống, làm việc trong xã hội hiện đại); các năng lực:
Năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo, chuyên môn), năng lực chuyên môn (ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự
nhiên, xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất).
- Điểm thứ ba: Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.
+ Chương trình mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, UBND
tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội
dung phù hợp với đặc điểm của địa phương. Các tài liệu này phải được thẩm
định bởi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) phê duyệt.
+ Các nhà trường và cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc xây
dựng kế hoạch giáo dục hàng năm. Căn cứ điều kiện thực tiễn, tham khảo ý kiến
của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh lựa chọn sách giáo khoa phù hợp.
Học sinh được lựa chọn các học phần, các môn học và hoạt động giáo dục phù
hợp với sở trường, nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập và
sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện.
+ Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Khuyến khích

các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục
phổ thông. Các bộ sách giáo khoa phải dược cấp có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt.
- Điểm thứ tư: Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục
+ Phương pháp giáo dục: Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt
động của người học. Giáo viên từ người dạy học (giảng bài) sang người tổ chức,
hướng dẫn hoạt động học. Học sinh từ người thụ động tiếp thu lời dạy của giáo
viên sang người chủ động thực hiện các hoạt động học để tự tìm tòi, lĩnh hội và
thực hành, vận dụng kiến thức.
+ Kết quả giáo dục: Đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng
thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên
diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế.
- Điểm thứ năm: Hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục.


+ Chương trình mới giảm số môn học, thời lượng học so với chương trình
hiện hành và thấp hơn chương trình một số nước (Ở giai đoạn giáo dục định
hướng nghề nghiệp, theo chương trình mới, lớp 10 có 13 môn học và 2 hoạt
động giáo dục; lớp 11 và lớp 12 có 9 môn học và hoạt động giáo dục. Chương
trình hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động giáo dục ở tất cả các lớp. Riêng
Tiểu học: số giờ học ở tiểu học tăng lên do chuyển từ dạy học 1 buổi/ngày sang
2 buổi/ngày..). Tên gọi một số môn học và hoạt động giáo dục được thay đổi cho
phù hợp hơn trên cơ sở các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình
hiện hành. Một số môn học tích hợp được xây dựng trên cơ sở các môn học hiện
hành (ví dụ, ở trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên gồm ba phân môn Vật lý,
Hóa học, Sinh học và một số chủ đề tích hợp; môn khoa học xã hội gồm ba phân
môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và một số chủ đề tích hợp.)
+ Triết lí giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Trong chương trình giáo dục không trình bày cơ sở triết lí hay lí thuyết giáo dục
vì đó không phải là thành phần nội dung của chương trình giáo dục. Tuy nhiên

có thể nhận ra và đánh giá tư tưởng triết lí của một chương trình giáo dục vì khi
xây dựng chúng cần dựa trên các cơ sở khoa học giáo dục, trong đó có triết lí
giáo dục.
Theo triết lí khai sáng, giáo dục có nhiệm vụ giúp con người chưa trưởng
thành đạt đến sự trưởng thành, con người cần được trang bị khả năng tự chủ,
được giải phóng khỏi sự lệ thuộc. Triết lí giáo dục nhân văn tiếp nối tư tưởng
khai sáng, quan niệm giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn
diện nhân cách, học sinh cần được đào tạo về kiến thức phổ thông toàn diện
trước khi đào tạo nghề. Triết lí giáo dục khai sáng và triết lí giáo dục nhân văn
được vận dụng trong giáo dục của nhiều quốc gia từ thế kỉ, 18, 19 đến nay. Tuy
nhiên, từ cuối thế kỉ 20, giáo dục được đòi hỏi cần chuẩn bị tốt hơn nữa cho con
người vào cuộc sống. Có thể coi bốn trụ cột giáo dục do UNESCO đưa ra năm
1996 là triết lí giáo dục cho thế kỉ 21, triết lí giáo dục định hướng cuộc sống:
“học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để sống” [8]. Nhiệm
vụ của giáo dục theo triết lí giáo dục định hướng cuộc sống là: giáo dục có
nhiệm vụ chuẩn bị cho con người khả năng giải quyết các tình huống của cuộc
sống.
Những tư tưởng triết lí nêu trên đều được thể hiện trong chương trình giáo
dục phổ thông tổng thể. Mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách con
người được quy định trong Luật giáo dục của Việt Nam: “Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mĩ và nghề nghiệp,…” [6], được khẳng định lại trong nghị quyết 29NQ/TW: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [3] và được cụ thể hóa trong
chương trình giáo dục tổng thể: “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát
triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những
kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực
hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời
sống” [1]. Mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách, hài hòa đức, trí, thể,



mỹ chính là sự thể hiện của triết lí giáo dục nhân văn. Định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực chính là nhằm thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho con người
khả năng giải quyết các tình huống của cuộc sống. Như vậy có thể coi điểm mới
về triết lí giáo trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính là sự nhấn
mạnh triết lí giáo dục định hướng cuộc sống thông qua giáo dục định hướng phát
triển năng lực cho học sinh. Phát triển phẩm chất và năng lực cho người học,
bao gồm năng lực tự chủ cũng phù hợp với tư tưởng cơ bản của triết lí giáo dục
khai sáng.
- Điểm thứ sáu: Các tiếp cận hiện đại trong chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể :
+ Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thực hiện quan điểm định hướng của
nghị quyết 29-NQ/TW „chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học“ [3].
Dự thảo chương trình tổng thể đã đưa ra hệ thống các phẩm chất chủ yếu và
năng lực cốt lõi. Phẩm chất và năng lực là những thuộc tính nhân cách con
người, giữa chúng có mối liên hệ và có sự giao thoa. Việc phân biệt giữa phẩm
chất và năng lực phù hợp với quan niệm truyền thống của Việt Nam về „đức“ và
„tài“. Xác định hệ thống phẩm chất và hệ thống năng lực trong chương trình
giáo dục cung cấp một định hướng cho việc giáo dục phẩm chất và hình thành
năng lực. Các phẩm chất chủ yếu được đưa ra trong chương trình tổng thể (yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) phù hợp với quan niệm đạo
đức và quan niệm giá trị của Việt Nam. Trong quá trinh dạy học, tất nhiên còn
nhiều phẩm chất khác được hình thành cho học sinh.
+ Định hướng phát triển năng lực là xu hướng quốc tế trong phát triển
chương trình giáo dục. Hệ thống các năng lực cốt lõi được đưa ra trong chương
trình giáo dục tổng thể bao gồm các năng lực chung và các năng lực chuyên
môn phù hợp với lí thuyết về năng lực, dã tham khảo các mô hình năng lực có
tính phổ biến [4], [5], có ý nghĩa định hướng việc phát triển các năng lực chung

và năng lực chuyên môn gắn với các môn học. Chương trình giáo dục tổng thể
có nhiệm vụ quy định các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi. Việc hình
thành và phát triển chúng là nhiệm vụ tiếp theo của chương trình các môn học,
hoạt động giáo dục và việc triển khai thực hiện.
+ Định hướng chuẩn:Định hướng chuẩn là một tiếp cận trong chương
trình giáo dục tổng thể. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục tổng thể không
sử dụng khái niệm chuẩn mà sử dụng khái niệm „yêu cầu cần đạt“, được hiểu là
„kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực (kiến thức, kỹ
năng, thái độ) sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học; trong đó, mỗi cấp học,
lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm cả những
yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó“ [1]. Các yêu cầu cần đạt được
xây dựng trong chương trình giáo dục của các môn học với ý nghĩa của chuẩn
giáo dục môn học (chuẩn kết quả).
+ Tiếp cận dạy học tích hợp: Tăng cường dạy học tich hợp là một tiếp cận
mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Dạy học tích hợp là định
hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức,


kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề
trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội
tri thức và rèn luyện kỹ năng” [1].
Quan điểm tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học
trên trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là quan điểm phù hợp. Một
trong những yếu tố mới của chương trình chính là các môn học tích hợp Khoa
học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí ở bậc trung học cơ sở. Ngoài ra dạy học
tích hợp cần được thực hiện qua nhiều hình thức khác như tích hợp trong môn
học, liên hệ mở rộng môn học, thực hiện các chủ đề tích hợp đa môn, các dự án
tích hợp liên môn. Hoạt động trải nghiệm và các chuyên đề học tập có điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện các dự án học tập tích hợp, liên môn. Dạy học tích
hợp đòi hỏi sự cộng tác làm việc nhiều hơn giữa các giáo viên.

+ Tiếp cận dạy học phân hóa: Dạy học phân hóa là một tiếp cận trong
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, được hiểu là „định hướng dạy học
phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng
vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu,
hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh“ [1].
- Điểm thứ bảy: là chương trình phân hóa ở bậc trung hoc phổ thông theo
định hướng nghề nghiệp. Theo đó, mỗi học sinh cần học 5 môn bắt buộc và
được chọn 5 môn trong ba nhóm Khoa khọc xã hội, Khoa học tự nhiên, Công
nghệ và nghệ thuật), tối thiểu mỗi nhóm chọn 1 môn. Ngoài ra các chuyên đề
học tập, Hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục địa phương nhằm hỗ trợ mở
rộng, kết nối và gắn các môn học đã được học sinh chọn với thực tiễn, không
phải các môn học mới. Phương án phân hóa này có những ưu điểm sau:
+ Đối với học sinh: Giảm bớt số môn học, có điều kiện tập trung vào một
số môn học theo hứng thú và định hướng nghề nghiệp của cá nhân, tuy nhiên
vẫn đảm bảo tính toàn diện của học vấn. Đó cũng là tính nhân văn trong giáo
dục.
+ Đối với quốc gia: Việc quy định các môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1
là các môn bắt buộc nhằm đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo trình dộ trung
học phổ thông ở các môn học nòng cốt. Việc yêu cầu học sinh chọn các môn học
ở cả ba nhóm nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện và hỗ trợ giáo dục
STEM.
+ Đối với giáo viên: Đảm bảo dộ ổn định cần thiết cho việc sử dụng đội
ngũ giáo viên ở trường phổ thông và đâò tạo giáo viên.
Định hướng nghề nghiệp và định hướng khoa học: Giáo dục hướng
nghiệp được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: „Giáo
dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với
gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng
nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với
năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội“. Trong chương

trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả
các môn học và hoạt động giáo dục [1]. Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở trung
học cơ sở cần chú trọng hỗ trợ học sinh chọn nghề sau trung học cơ sở. Ở bậc


trung học phổ thông cần chú ý nhiều hơn đến định hướng ngành nghề trong đào
tạo đại học, định hướng cho học sinh vào hoạt động nghiên cứu khoa học cũng
như học tập chuyên ngành ở đại học.
Định hướng hướng giáo dục STEM.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể quán triệt chỉ thị số 16/CT-TTg
ngày 4 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực
tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [2], đã dành sự chú ý cho việc
hỗ trợ giáo dục STEM. Giáo dục STEM cần trang bị cho người học những năng
lực cần thiết liên quan đến các lĩnh vực toán học, khoa học, công nghệ, kỹ thuật,
tin học. Học sinh cần vận dụng các kiến thức của các lĩnh vực này trong mối liên
kết với nhau để thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm thông qua hoạt động thực hành.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục STEM không phải một môn
học. Giáo dục STEM được hỗ trợ thông qua các môn Toán học, Khoa học tự
nhiên, Công nghệ và Tin học, thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
cũng như các dự án, chuyên đề học tập, câu lạc bộ. Việc đưa môn tin học trở
thành môn học bắt buộc ở trung học cơ sở cũng như nhóm môn học công nghệ,
tin học là một trong ba nhóm môn học được học sinh lựa chọn ở trung học phổ
thông là gỉải pháp tích cực hỗ trợ giáo dục STEM.
Chương trình giáo dục “mở”.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng mở.
Chương trình các môn học không quy định quá chi tiết về nội dung dạy học, để
tạo điều kiện cho viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương
trình phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể. Chương trình cũng dành thời gian
cho nội dung giáo dục địa phuong [1]. Tính mở của chương trình mới tạo không
gian chủ động cho địa phương, nhà trường và giáo viên nhưng cũng đòi hỏi cao

hơn đối với nhà trường và giáo viên trong việc xây dựng chương trình giáo dục
riêng của nhà trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ.
Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đó là phương hướng
và kế hoạch khái quát toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy
định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể sẽ gợi
ý cho các chương trình bộ môn, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất trong từng môn
học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học. Từ
đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học
này với môn học khác...
Chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực. Đó là chuyển từ coi trọng
trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực trên cơ sở trang bị kiến
thức. Trước đây, chương trình cũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát
triển phẩm chất và năng lực của học sinh; khi thực hiện lại chủ yếu quan tâm
định hướng về mặt nội dung; không đặt ra yêu cầu cụ thể cần đạt được về phẩm
chất và năng lực trong từng cấp học.
Chương trình mới, mục tiêu của từng cấp học được viết cụ thể hơn. Theo
đó, chương trình cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban


đầu cho việc phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực
được nêu trong mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính
vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học
tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục
học THCS.
Chương trình giáo dục cấp THCS nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao
các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh
bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành năng lực tự học, hoàn
chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc bước
vào cuộc sống lao động.
Chương trình giáo dục cấp THCS nhằm giúp học sinh hình thành phẩm

chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa
vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất,
năng lực đã hình thành ở cấp THCS; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt
đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực
và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên học nghề
hoặc bước vào cuộc sống lao động.
Coi trọng trải nghiệm sáng tạo. Chương trình mới sẽ chú trọng hơn việc
rèn luyện cho học sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải
quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm... Về mặt thiết kế chương trình, ngoài
những môn học tiếp tục được phát huy, còn có yêu cầu tăng cường hoạt động xã
hội của học sinh. Đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, được thiết kế một cách
khoa học, phong phú hơn về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, phù hợp
với mục tiêu và điều kiện thực hiện. Ngoài những hoạt động được thiết kế riêng
thì trong từng môn học cũng coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo, phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy
học. Ví dụ môn Ngữ văn coi trọng khả năng sử dụng Tiếng Việt tốt, giáo dục
công dân thông qua tình huống....
Giúp học sinh hứng thú hơn với học tập. Với chương trình mới, hình thức,
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phong phú hơn, theo hướng phát huy
tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học. Học sinh không chỉ ngồi
suy nghĩ trong lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại các di tích, danh lam
thắng cảnh...
Đánh giá học sinh không chỉ dựa trên kiến thức các em học được bao
nhiêu mà là việc vận dụng kiến thức đó như thế nào. Từ đó thay đổi cách thức ra
đề thi, giúp học sinh thích học, có hứng thú hơn với học tập.
Phân hóa dần ở cấp trên. Nếu như trước đây, chương trình có một mạch,
từ lớp 1 - 12, do đó việc phân luồng khó khăn. Đến nay, Chương trình phổ thông
12 năm được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu
học 5 năm và cấp THCS 4 năm); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp



(cấp THPT 3 năm). Liên quan đến nội dung này có dạy học tích hợp và phân
hóa.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng
huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải
quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Dạy học phân hóa là
dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, để phát huy cao nhất khả năng của
từng học sinh. Hai yếu tố then chốt để thực hiện dạy học tích hợp và phân hóa là
nội dung dạy học và phương pháp dạy học.
Về nội dung, muốn tích hợp phải dạy phối hợp nhiều kiến thức liên quan
đến nhau. Nếu trước đây là 2 - 3 môn, nay có thể thành 1 môn học; hay các phân
môn khác nhau trong một môn học; muốn phân hóa thì cần có những nội dung
học khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau.
Về phương pháp, để tích hợp được phải rèn luyện cho học sinh biết huy
động, vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng; ra câu hỏi thế nào, dạy thế nào, đặt
tình huống ra sao để học sinh vận dụng tổng hợp được kiến thức, kỹ năng; muốn
phân hóa thì cần có những cách thức hướng dẫn, yêu cầu khác nhau, phù hợp
với sở thích, năng lực từng học sinh.
Như vậy, cấp học nào cũng phải chú ý đến phương pháp; riêng nội dung,
chú ý như thế nào để chú trọng tích hợp ở cấp dưới và phân hóa dần lên cấp học
trên.
Thực nghiệm cái mới, cái khó. Chương trình giáo dục phổ thông mới
được tiến hành thực nghiệm ngay trong quá trình xây dựng chương trình và do
các tác giả chương trình thực hiện.
Nội dung thực nghiệm tập trung vào những vấn đề mới so với chương
trình hiện hành, trong đó đặc biệt chú trọng thực nghiệm những hình thức hoạt
động giáo dục, dạy học mới; những yêu cầu cần đạt của mỗi chương trình môn
học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; xác định mức độ phù hợp của yêu cầu
cần đạt của chương trình với khả năng nhận thức và điều kiện của học sinh.
Những thách thức trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

mới;
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là cơ sở cho việc phát triển
chương trình các môn học và triển khai thực hiện chương trình giáo dục. Có
những điều kiện cần được đáp ứng cũng như những thách thức cần vượt qua
nhằm đảm bảo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới:
Những tư tưởng và định hướng của chương trình tổng thể cần được thể
hiện trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục. Các chương trình
môn học cần thực sự là các chương trình giáo dục định hướng năng lực.
Việc triển khai thực hiện chương trình mới cần có sự đồng bộ với việc
phát triển sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, đổi


mới kiểm tra đánh giá, thi cử, đổi mới quản lí giáo dục, tăng cướng tính tự chủ
và dân chủ trong trường học.
Đổi mới chương trình giáo dục cần có sự đầu tư thích hợp về đội ngũ giáo
viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Đổi mới giáo dục cần có sự đồng thuận và ủng hộ của phụ huynh học sinh
và xã hội. Cần xây dựng một văn hóa học tập mới, chuyển từ văn hóa học tập
chạy theo thi cử và bằng cấp sang một văn hóa học tập để chuẩn bị cho cuộc
sống một cách thiết thực, theo tinh thần „thực học, thực nghiệp“.
Kết luận: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng trên
cơ sở khoa học về phát triển chương trình giáo dục, tiếp cận các xu thế quốc tế
hiện đại và tiến bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Chương trình giáo
dục phổ thông tổng thể tạo ra một khung định hướng cần thiết cho việc phát
triển chương trình các môn học và thực hiện cải cải cách căn bản và toàn diện
giáo dục phổ thông theo tinh thần của nghị quyết 29-NQ/TW và nghị quyết
88/2014/QH13, nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội
trong điều kiện mới. Tuy nhiên để hiện thực hóa chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể cần các biện pháp triển khai phù hợp và đồng bộ của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, sự đầu tư của Nhà nước, sự đồng thuận và ủng hộ của phụ huynh

học sinh và xã hội.
Câu 2. Thầy cô hãy chọn một bài (chủ đề) và soạn hoặc đề xuất cách
dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh?

CHỦ ĐỀ: LỚP NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
(THỜI LƯỢNG: 3 TIẾT- TIẾT 29,30,31 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- HS hiểu được: Khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực
sông, lưu lượng, chế độ mưa.
- HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.
- Biết được độ muối của biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại
dương có độ muối không giống nhau.
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy
triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế
giới.
- Nêu được mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng
chảy qua. kể tên những dòng biển chính.
2. Kỹ năng:
- Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế.
- Phân tích tranh ảnh, lược đồ.
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát , đọc và phân tích bản đồ.


3.Thái độ:
- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , các sự vật và hiện tượng địa lí.

4. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học
- Năng lực riêng: phân tích, giải thích, sử dụng bản đồ , lược đồ
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1.Hình thức: Dạy học trên lớp
2. Phương pháp:
- Phương pháp nêu giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Sử dụng đồ dùng trực quan : tranh ảnh địa lí, lược đồ , bản đồ
- Phương pháp đàm thoại
3. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật khăn trải bàn
III. CHUẨN BỊ TỔ CHỨC LỚP:
1.Chuẩn bị:
- Giáo viên:
- Bản đồ sông ngòi việt nam
- Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ các dòng biển trên thế giới.
-Bản đồ TN Thế giới
- Học sinh:
- SGK, SBT, vở ghi, chuẩn bị bài trước ở nhà, và một số đồ dùng học tập khác
2. Ổn định tổ chức:
Ngày giảng Thứ Tiết Lớp dạy
Sĩ số (vắng)
Học sinh kiểm tra

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI MỚI:
1.Hoạt động 1: Khởi động
- Cần hiểu và phân biệt được khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông,
lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa.
- HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ.

- Biết được độ muối của biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại
dương có độ muối không giống nhau.
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy
triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng.
- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ.
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế
giới.
- Mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua. kể
tên những dòng biển chính.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung


*Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS đọc kiến
thức SGK
- Kết hợp sự hiểu biết thực
tế hãy mô tả lại những dòng
sông mà em đã gặp? địa
phương em có dòng sông
nào chảy qua ?
- Sông là gì?

Tự tìm hiểu kiến thức:

Sông và hồ:
1. Sông và lượng nước
- Trả lời bằng sự hiểu của sông:

biết của mình thông
qua tìm hiểu.
a) Sông:
- Là dòng chảy tự nhiên
- Là dòng chảy tự thường xuyên, tương đối
nhiên thường xuyên, ổn định trên bề mặt thực
tương đối ổn định trên địa.
bề mặt thực địa.
- Nguồn cung cấp nước
- Nguồn cung cấp nước cho - Nguồn cung cấp cho sông: mưa, nước
sông?
nước cho sông: mưa, ngầm, băng tuyết tan.
nước ngầm, băng tuyết
GV chỉ 1 số sông ở việt tan.
nam, đọc tên và xác định hệ
thống sông để hình thành - Quan sát
khái niệm lưu vực
- Lưu vực sông là gì?
- Là diện tích đất đai
- Diện tích đất đai cung cấp thường xuyên
cung
cấp
thường cho sông gọi là: Lưu vực
xuyên cho sông gọi là sông.
- QS H59 cho biết: Hệ lưu vực sông.
thống sông bao gồm những - Phụ lưu, sông chính, - Sông chính cùng với
bộ phận nào ?
chi lưu.
phụ lưu, chi lưu hợp
GV: Yêu cầu HS quan sát

thành hệ thống sông.
bảng số liệu (SGK) cho - Quan sát
biết:
b) Lượng nước của sông:
- Lưu lượng nước của sông - Lượng nước chảy - Lượng nước chảy qua
là gì?
qua mặt cắt ngang mặt cắt ngang lòng sông
lòng sông ở 1 địa điểm ở 1 địa điểm trong 1 giây
trong 1 giây (m3/s)
(m3/s)
-Lưu lượng nước của sông - Lượng nước của một - Lượng nước của một
phụ thuộc vào yếu tố nào?
con sông phụ thuộc con sông phụ thuộc vào
vào diện tích lưu vực diện tích lưu vực và
và nguồn cung cấp nguồn cung cấp nước.
-Thế nào là tổng lượng nước
- Thủy chế sông: Là nhịp
nước trong mùa cạn tổng - Trả lời.
điệu thay đổi lưu lượng
lượng nước trong mùa lũ
của 1 con sông trong 1
của 1 con sông ?
năm.
- Đặc điểm của 1con
sông thể hiện qua lưu
lượng và chế độ chảy


*Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh đọc

(SGK) cho biết:
- Tự tìm hiểu qua đọc
-Hồ là gì?
thông tin trong sách.
- Là khoảng nước
đọng tương đối sâu và
- Có mấy loại hồ?
rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ: Hồ
nước mặn. Hồ nước
ngọt.
- Hồ được hình thành như
thế nào? Nguồn gốc hình
thành khác nhau.
- Hồ có nhiều nguồn
GV bổ sung và giới thiệu:
gốc hình thành khác
+ Hồ vết tích của các khúc nhau.
sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa - Quan sát và tiếp thu
(Plâycu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy
điện)
-Tác dụng của hồ?

của nó
2- Hồ:
- Là khoảng nước đọng
tương đối sâu và rộng
trong đất liền.

- Có 2 loại hồ: + Hồ
nước mặn
+ Hồ
nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành
khác nhau.
+ Hồ vết tích của các
khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa
(Plâycu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ
thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều
hòa dòng chảy, tưới tiêu,
giao thông, phát điện...
- Tạo các phong cảnh
đẹp, khí hậu trong lành,
phục vụ nhu cầu an
dưỡng, nghỉ ngơi, du
lịch.
VD: Hồ Than Thở (Đà
Lạt), Hồ Tây (Hà Nội),
hồ Gươm (Hà Nội)

- Tác dụng của hồ:
Điều hòa dòng chảy,
tưới tiêu, giao thông,
phát điện. Tạo các
phong cảnh đẹp, khí
hậu trong lành, phục

vụ nhu cầu an dưỡng,
nghỉ ngơi, du lịch.
- Vì sao tuổi thọ của hồ - Bị vùi lấp ...
không dài?
- Sự vùi lấp đầy của các hồ
gây tác hại gì cho cuộc sống
con người ?
Biển và đại dương

Hoạt động 1: Độ muối của
1. Độ muối của nước
nước biển và đại dương.
biển và đại dương.
- HS xác định trên bản đồ tự - Xác định trên bản đồ
nhiên thế giới 4 đại dương
thông nhau.
- GV: Yêu cầu hs đọc - Tìm hiểu SGK
( SGK) cho biết:
- Độ muối của nước biển và - Nước sông hòa tan - Độ muối là do: Nước


đại dương là do đâu mà có?

các lạo muối từ đất, đa sông hòa tan các loại
trong lục địa đưa ra
muối từ đất, đá trong lục
- Độ muối của nước biển và - Trả lời.
địa đưa ra.
các đại dương.
- Nước biển và đại

dương có độ muối trung
bình 35%0.
- Độ muối của biển và
các đại dương không
giống nhau: Tùy thuộc
vào nguồn nước chảy
vào biển nhiều hay ít và
độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
VD: - Biển VN: 33%0
- Biển Ban tích:
32%0.
- Biển Hồng Hải:
41%0.
Hoạt động 2:
2. Sự vận động của
- GV: Y/c hs quan sát - Quan sát
nước biển và đại
H61,62,63 và kiến thức
dương:
SGK cho biết:
- Có 3 sự vận động
? Sóng là gì. Nguyên nhân - Là hình thức dao chính:
sinh ra song biển?
động tại chỗ của nước
biển và đại dương.
a) Sóng:
? Nguyên nhân có sóng - Nguyên nhân sinh ra - Là hình thức dao động
thần, sức phá hoại của sóng sóng biển biển chủ yếu tại chỗ của nước biển và
thần?
do gió, động đất ngầm đại dương.

dưới đáy biển sinh ra - Nguyên nhân sinh ra
sóng thần.
sóng biển biển chủ yếu
- Nước biển lúc dâng do gió, động đất ngầm
- Qsat H62, 63 nhận xét sự cao, lúc lùi xa gọi là dưới đáy biển sinh ra
thay đổi ngấn nước ven bờ nước triều. Có 3 loại sóng thần.
biển? tại sao có lúc bãi biển thủy triều.
rộng, lúc thu hẹp? có mấy
b) Thủy triều:
loại thủy triều?
- Là hiện tượng nước
biển có lúc dâng lên, lấn
sâu vào đất liền, có lúc
- Quan sát
lại rút xuống, lùi tít ra
GV: Cho HS qan sát thêm
xa.
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày
- Nguyên nhân sinh ra
thủy triều lên xuống hai lần.
thủy triều là do sức hút
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên
của mặt trăng và mặt
xuống 1 lần.
trời.
+ Triều không đều: Có ngày
- Có 3 loại thủy triều:
lên xuống 1 lần, có ngày lại
+ Bán nhật triều: Mỗi



2 lần.
GV chuẩn kiến thức.

- Tiếp thu

- + Triều cường: Ngày
? Ngày nào thì có hiện trăng tròn (giữa tháng.
tượng triều cường và triều Ngày không trăng (đầu
kém.
tháng)
+ Triều kém:
Ngày trăng lưỡi liềm
(đầu tháng)
Ngày trăng lưỡi liềm
(Cuối tháng)
- Sức hút của Mặt
Trăng và Mặt Trời.
- Nguyên nhân sinh ra thủy
triều là gì?
- Qua sát hình
Hoạt động 3: Các dòng biển
GV: yêu cầu HS quan sát - Trong các biển và đại
H64 (SGK) cho biết:
dương có những dòng
- Dòng biển được sinh ra từ nước chảy giống nhau
đâu?
như những dòng sông
trên lục địa.
- Nguyên nhân sinh ra

dòng biển là do các
- Nguyên nhân sinh ra dòng loại gió thổi thường
biển ? Có mấy loại dòng xuyên ở trái đất như
biển?
gió tín phong, tây ôn
đới
- Nhận xét
QS H64 nhận xét về sự
phân bố dòng biển?
- Nhiệt độ của dòng
- Dựa vào đâu chia ra dòng biển chênh lệch với
biển nóng - lạnh?
nhiệt độ khối nước
xung quanh, nơi xuất
phát các dòng biển
- Vai trò các dòng biển đối
với khí hậu, đánh bắt hải
sản.

ngày thủy triều lên
xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày
lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có
ngày lên xuống 1 lần, có
ngày lại 2 lần.
- Việt Nam có đủ cả 3
loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày
trăng tròn (giữa tháng.

Ngày không trăng (đầu
tháng)
+ Triều kém:
Ngày trăng lưỡi liềm
(đầu tháng)
Ngày trăng lưỡi liềm
(Cuối tháng)

c. Các dòng biển :
- Là hiện tượng chuyển
động của lớp nước biển
trên mặt tạo thành các
dòng chảy trong các biển
và đại dượng
- Nguyên nhân sinh ra
dòng biển là do các loại
gió thổi thường xuyên ở
trái đất như gió tín
phong, tây ôn đới
- Có 2 loại dòng biển:
+ Dòng biển nóng.
+ Dòng biển lạnh.

- HS lên xác định 2 đại
Hoạt động 1.
dương lớn trên bản đồ
GV treo bản đồ TN Thế và các dòng biển trong Thực hành: Sự chuyển


giới.

?Yêu cầu HS lên xác định 2
đại dương lớn trên bản đồ
và các dòng biển trong 2 đại
dương.
?Yêu cầu lớp hoạt động
nhóm thảo luận và hoàn
thành phiếu học tập:

2 đại dương đó

động của các dòng biển
trong đại dương

Nhóm 1: Bắc bán cầu (
Thái Bình Dương )
Nhóm 2: Bắc bán cầu (
Đại Tây Dương )
Nhóm 3: Nam bán cầu
( Thái Bình Dương )
Nhóm 4: Nam bán cầu
( Đại Tây Dương

GV treo bảng chuẩn kiến
thức cho HS
Đại
dương

Hải
lưu


Thái
Bình
Dương

Nóng
Lạnh

Đại
Tây
Dương

Nóng

Lạnh

Bắc bán cầu
Nam bán cầu
Tên hải lưu
Vị trí- hướng Tên
hải Vị trí- hướng chảy
chảy
lưu
Cưrôsiô
Từ xích đạo "
Đông úc
Từ xích đạo chảy
về hướng Đông
Đông Bắc
Nam.
0

Califoocnia
35 B " Xích
Pê Ru
Từ
phía
nam
0
(Tây Nam ( 60 N) chảy lên
đạo.
Mĩ)
xích đạo.
Bắc Xích Đạo Chí tuyến"Tây Bra xin
Xích đạo " Nam
Bắc.
Gơnxtrim
Từ chí tuyến
Bắc" Bắc
Âu( Đông bắc
Mĩ)
Labrađo
Bắc "400 B
Benghila
Phía Nam"
Grơnlen
Cực Bắc " Nam ( Tây nam ( Xích đạo)
Phi)

? Các dòng biển ở 2 nửa cầu - Hầu hết các dòng
xuất phát từ đâu? Có hướng biển nóng ở hai bán
chảy như thế nào?

cầu đều xuất phát từ
vĩ độ thấp chảy lên
vùng vĩ độ cao
- Các dòng bển lạnh ở
hai bán cầu xuất phát
từ vùng vĩ độ cao

+ Hầu hết các dòng biển
nóng ở hai bán cầu đều
xuất phát từ vĩ độ thấp
chảy lên vùng vĩ độ cao
+ Các dòng bển lạnh ở
hai bán cầu xuất phát từ
vùng vĩ độ cao chảy về
vùng vĩ độ thấp


GV nhận xét và bổ sung kiến
thức:
+ Hầu hết các dòng biển nóng
ở hai bán cầu đều xuất phát từ
vĩ độ thấp chảy lên vùng vĩ độ
cao.
+ Các dòng bển lạnh ở hai
bán cầu xuất phát từ vùng vĩ
độ cao chảy về vùng vĩ độ
thấp.
Hoạt động 2.
GV cho HS quan sát Hình 65
? Bốn điểm A, B, C, D nằm

trên vĩ độ bao nhiêu?
? Điểm nào gần dòng biển
nóng? Điểm nào gần dòng
biển lạnh? Các địa điểm đó có
nhiệt độ là bao nhiêu?Tên các
dòng biển?
? Ảnh hưởng của dòng biển
nóng và dòng biển lạnh đối
với khí hậu nơi chúng chảy
qua?

chảy về vùng vĩ độ
thấp

Bài tập 2:
- Quan sát hình
-Tự tìm các điểm A,
B, C, D.
- Trả lời theo yêu cầu

- Dòng biển nóng làm
cho nhiệt độ các vùng
ven biển cao hơn các
vùng cùng vĩ độ.
- Dòng biển lạnh làm
cho nhiệt độ các vùng
ven biển thấp hơn các
vùng cùng vĩ độ.
- Tiếp thu


- Dòng biển nóng làm
cho nhiệt độ các vùng
ven biển cao hơn các
vùng cùng vĩ độ.
- Dòng biển lạnh làm cho
nhiệt độ các vùng ven
biển thấp hơn các vùng
cùng vĩ độ.

GV: Chuẩn kiến thức
+ Nắm vững quy luật của hải
lưu có ý nghĩa rất to lớn trong
việc vân tải biển, phát triển
nghề cá, cũng cố quốc phòng.
+ Nơi gặp gỡ giữa dòng biển
nóng và lạnh thường hình
thành những ngư trường nổi
tiếng thế giới
+ Liên hệ với Việt Nam.
Hoạt động 3: Luyện tập
Câu 1: Sông là gì? Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?
Câu 2: Dòng chảy là gì? Dòng chảy phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào?
Câu 3: Dựa vào lược đồ H59- T70 SGK hãy xác định lưu vực, các phụ lưu và
chi lưu của con sông chính?


Câu 4: Theo em, lưu lượng của 1 con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những
điều kiện nào?
Câu 5:Thế nào là hồ? Phân loại các hồ như thế nào?
Câu 6:Cho biết độ muối của nước biển và đại dương?

Câu 7:Tại sao nước biển lại có vị mặn chát?
Câu 8:Biển khác với đại dương ở chỗ nào?
Câu 9:Đại dương lớn nhất trong các đại dương thế giới là đại dương nào?
Câu 10:Sóng biển là gì? Sóng thần là gì? Thủy triều là gì? Dòng biển là gì?
Hoạt động 4 : Vận dụng
Câu 11: Dựa vào bảng ở trang 71- SGK hãy tính và so sánh tổng lượng nước
(bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có
sự chênh lệch đó?
Câu 12:Dựa vào lược đồ H65 trang 77 SGK hãy:
- So sánh nhiệt độ của các điểm A, B, C, D cùng nằm trên vĩ độ 60 độ B
- Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu
những vùng ven biển mà chúng đi qua.
Hoạt động 5 : Tìm tòi mở rộng :
Câu 13 : Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu cảu các vùng
đất ven biển mà chúng chảy qua ?
V. Củng cố giao nhiệm vụ về nhà :
- Học bài và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị trước bài 26 : Đất. Các nhân tố hình thàng đất



×