Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TIỂU LUẬN GIAI cấp CÔNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.6 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ GIAI CẤP
CÔNG NHÂN VIỆT NAM HOÀN THÀNH VAI TRÒ TRONG SỰ NHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

GVHD : TRẦN THỊ LỢI
SVTH: HOÀNG MẠNH HÙNG
MSSV : 17510501410

A. MỞ ĐẦU
Trong thời đại xã hội nào , những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất công nghiệp , dịch vụ công nghiệp hay
những người công nhân đều có vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạo công
cụ sản xuất , giá trị thặng dư và cính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa
Mác-lenin đã nghiên cứu một cách toàn diện về các quy luật cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa khoa học đã tập trung


nghiên cứu những nghuyên tắc căn bản , những điều kiện, con đường , hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp công
nhân để thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội .
Từ vai trò to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đang diễn ra trên toàn thế giới , thời đại ngày nay vẫn
đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động tích
cực lẫn tiêu cực thì vẫn đề làm sáng tỏ quan điểm của chủ nghĩa Mác về giai cấp công nhân và tìm hiểu thực trạng giai cấp
công nhân việt nam là tiền đề để có thể tìm ra giải pháp để giai cấp công nhân hoàn thành vai trò trong sự nghiệp công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước.
Như vậy , vấn đề đặt ra là: thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những giải pháp để giai cấp
công nhân Việt Nam hoàn thành vai trò trong sự nhiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.


B. NỘI DUNG
I.
LÝ LUẬN
1. Khái niệm giai cấp công nhân (giai cấp vô sản):
Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển
của lịch sử, cũng luôn luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định.
Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn
xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại ra đời gắn liền
với sự phát triển của đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của
nền đại công nghiệp đó.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu, đối lập với giai cấp tư sản, là
giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị
thặng dư. Họ là những người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tùy theo cung – cầu hàng hóa sức lao
động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa về vật chất lẫn tinh thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc và quy luật cung
– cầu hàng hóa sức lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng
dư lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt.
Dưới chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện
đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống”.
Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm những công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và
Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ có hai tiêu chí cơ bản để xác định, phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể
họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã
hội hóa cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Giai
cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân.
Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải
làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân


tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà những người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là

giai cấp vô sản.
Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị
bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ
nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hóa. Như
vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra là nguồn gốc cho sự giàu có và phát
triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân như sau: Giai cấp công nhân là một tập
đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát
triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc tham gia vào
quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương
thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết
giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và
cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch
sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải
phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa.
Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức bằng con đường đấu
tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những tự
giải phóng mình, mà còn giải phóng cả các tầng lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn thể nhân loại.

3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã hội khách quan của nó quy định:
Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời và từng bước phát triển. Giai cấp
công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao. Đây là giai cấp tiên
tiến nhất, là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội
xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng
phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay.

Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà
tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động. Một khi sức lao động đã
trở thành hàng hóa, thì người chủ của nó (người vô sản) phải chịu đựng mọi thử thách, mọi may rủi của cạnh tranh; số phận
của nó tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu hàng hóa sức lao động trên thị trường làm thuê và phụ thuộc vào kết quả lao động
của chính họ. Họ bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột và ngày càng bị bần cùng hóa cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Do
đó, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng, cơ bản, không thể điều hòa trong xã hội tư
bản chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức
bóc lột tư bản chủ nghĩa. Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể giải phóng mình bằng
cách giải phóng toàn thể nhân loại khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và
được cả thế giới về mình.


Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ
có khả năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
và xây dựng xã hội mới. Đó là khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản. Đó là khả năng đoàn
kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô
sản thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp; giai cấp vô
sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.

II. VẬN DỤNG


Sự ra đời của giai cấp công nhân việt nam

1. Nguyên nhân:
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời ngay từ khi thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa. Từ sau CTTG I, giai
cấp công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh về số lượng.
Bị áp bức về giai cấp và áp bức về dân tộc, nên đời sống vật chất tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam hết sức thấp kém
và khổ cực nên đã đấu tranh.


2. Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam:
a. Từ 1919 đến 1925
Có 25 vụ đấy tranh riêng rẽ và có quy mô tương đối lớn, nhưng mục tiêu đấu tranh còn nặng về kinh tế, chưa có sự phối hợp
giữa các nơi, mới chỉ là một trong các lực lượng tham gia phong trào dân tộc, dân chủ, cuộc đấu tranh còn mang tính chất tự
phát.
Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ.
Năm 1920, công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn đức Thắng đứng đầu.
Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn
Đông.
Năm 1922, công nhân viên chức Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công
của công nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lương.
Từ năm 1924, nhiều cuộc bãi công của thợ nhà máy đèn, xát gạo, rượu, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương nổ ra.
Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho tàu Pháp
đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi. Sự kiện
đó, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước đầu đi vào đấu
tranh tự giác. Qua cuộc bãi công này thấy rõ tư tưởng cách mạng tháng mười Nga 1917 đã thâm nhập vào công nhân Việt
Nam đã biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam.
Phong trào công nhân thời kỳ 1912 - 1925 diễn ra còn lẻ tẻ tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển lên rõ rệt. Phong trào
công nhân chưa có sự phối hợp giữa công nhân các ngành và địa phương, mục tiêu đấu tranh chủ yếu vẫn là đòi quyền lợi
kinh tế hàng ngày. Nhìn chung, phong trào công nhân giai đoạn này còn mang tính tự phát.


b. Từ 1926 - 1929
Trên thế giới, cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ với những bài học kinh nghiệm về sự thất bại của
Công xã Quảng Châu 1927. Đại hội V của Quốc tế cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong trào cách mạng ở các
nước thuộc địa.
Trong nước, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt đã đẩy mạnh hoạt động trong phong trào công nhân (mở lớp
huấn luyện cán bộ), ra báo "Thanh niên", Nguyễn ái Quốc viết cuốn "Đường cách mệnh", phong trào "Vô sản hoá"....
Phong trào đấu tranh:

Trong hai năm 1926 - 1927, ở nước ta đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc bãi công của công nhân, học sinh học nghề. Lớn nhất là
cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, tiếp đến là bãi công
của công nhân đồn điền cà phê Rayna, đồn điền cao su Phú Riềng.
Trong hai năm 1928 - 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam. Tiêu biểu là: Năm 1928, bãi
công của công nhân nổ ra ở mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước đá La - ruy (Sài Gòn), đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thuỷ,
nhà máy xi măng Hải Phòng, đồn điền cao su Cam Tiêm, nhà máy Tơ Nam Định.... Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở
nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy AVIA (Hà Nội), nhà máy điện Nam Định, dệt Nam Định,
đồn điền cao su Phú Riềng ...
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian này nổ ra liên tục, rộng khắp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp thành lập
được công hội đỏ. Đặc biệt công nhân Nam Kỳ đã bắt đầu liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp.
Các cuộc đấu tranh đã có sự phối hợp và có sự lãnh đạo khá chặt chẽ, khẩu hiệu đấu tranh được nâng lên dần: đòi tăng lương,
thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, phản đối đánh đập...Phong trào đấu tranh với nhiều hình thức , ngoài mục tiêu kinh tế phong
trào thời kỳ này mang hình thức đấu tranh chính trị, mang tính tự giác.
c. Sự ra đời của các tổ chức chính trị
Phong trào công nhân ngày càng lên cao đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng phải cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của cách
mạng. Vì vậy, dẫn đến sự tan vỡ của tổ chức Thanh Niên và Tân Việt, xuất hiện ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản
Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929). Đến ngày 3/02/1930 ba tổ chức
đó được thống nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện đó đánh dấu phong trào công nhân đã hoàn toàn phát triển tự
giác.


Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam

Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp
trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, giai cấp công
nhân nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước



Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1. Về số lượng, cơ cấu
Trong thời gian qua, số lượng công nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo quy mô nền kinh tế. Khởi đầu công cuộc
CNH, HĐH, đội ngũ công nhân nước ta có khoảng 5 triệu người. Đến cuối năm 2005, số lượng công nhân trong các doanh


nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số, 26,46% lực lượng
lao động xã hội. Trong đó, 1,84 triệu công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp
ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. So với năm 1995, tổng số
công nhân tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,86 lần,
doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở kinh tế cá thể tăng 1,63 lần(1). Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu công nhân
trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do sự sắp xếp lại cơ cấu. Năm 1986, có 14 nghìn doanh
nghiệp với 3 triệu công nhân; năm 1995 tương ứng là 7.090 và 1,77 triệu; năm 2005 là 3.935 và 1,84 triệu; năm 2009 là
3.369 và 1,74 triệu(2). Mặc dù đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, nhưng đây là lực lượng
nòng cốt của GCCN nước ta.
Công nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn FDI tăng mạnh do số lượng các
doanh nghiệp này tăng nhanh. Năm 1991, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có khoảng 1.230 doanh nghiệp, đến
năm 1995 đã tăng lên 17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn công nhân. Năm 2009, con số này lên tới 238.932 với
5.266,5 nghìn công nhân, trong đó kinh tế tập thể 261,4 nghìn, kinh tế tư nhân 571,6 nghìn; các loại khác 4.433,5 nghìn(3).
Số lượng công nhân khu vực ngoài nhà nước chủ yếu tăng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ
như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng.
Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người đang làm việc trong 6.546 doanh nghiệp. Tính đến
hết năm 2011, cả nước có 283 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập tại 58 tỉnh, thành phố, thu hút
khoảng 1,6 triệu lao động(4).
Ngoài ra, lực lượng lao động ở nước ngoài cũng là bộ phận quan trọng tạo nên sự lớn mạnh của GCCN Việt Nam. Theo số
liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6-2008, tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam
đang làm việc ở nước ngoài trên 500 nghìn người. Bộ phận này được tiếp xúc và làm việc trong môi trường công nghiệp

hiện đại, có điều kiện học tập, rèn luyện chuyên môn, tay nghề, nâng cao tác phong công nghiệp.
Công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%,
các ngành khác chiếm 4,8%. Riêng các cơ sở kinh tế cá thể, công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và
thương mại chiếm 66,7%, 33,33% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp(5).
Hiện tượng thay đổi việc làm, nghề nghiệp của công nhân nước ta cũng có chiều hướng gia tăng. Sự thay đổi nơi làm việc
cũng diễn ra thường xuyên ở tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt, công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước
có tỷ lệ thay đổi nơi làm việc rất lớn.
GCCN Việt Nam chiếm tỷ lệ không lớn so với dân số cả nước nhưng hằng năm đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm xã
hội và bảo đảm hơn 60% ngân sách nhà nước.
2. Chất lượng giai cấp công nhân
Độ tuổi bình quân của công nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm công nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài công nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36-45 tuổi
chiếm 14%. Hầu hết công nhân được tiếp cận với kinh tế thị trường nên năng động, thích ứng nhanh với công nghệ hiện
đại.
Tuổi nghề của công nhân: dưới 1 năm chiếm 6,9%, từ 1-5 năm: 30,6%, từ 6-10 năm: 16,4%, từ 11-15 năm: 10,5%, 16-20
năm: 16,8%, 21-25 năm: 13,3%, trên 25 năm: 5,5%.
Trình độ học vấn của công nhân trong tất cả các khu vực kinh tế có xu hướng được nâng lên: năm 1985, tỷ lệ công nhân có
học vấn trung học phổ thông là 42,5% thì năm 2003 tăng lên 62,2%, năm 2005 tăng lên 69,3%(6). Tuy nhiên, so với yêu cầu
của sự nghiệp CNH, HĐH và so với trình độ công nhân ở các nước trong khu vực và thế giới thì trình độ học vấn của công


nhân nước ta còn thấp. Mặt khác, lực lượng công nhân có trình độ học vấn cao phân bố không đồng đều, thường tập
trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi nhọn.
Trình độ nghề nghiệp của công nhân tuy đã được nâng cao, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Năm
1996, số công nhân chưa qua đào tạo nghề là 45,7%, năm 2005 là 25,1%. Trình độ chuyên môn, tay nghề của công nhân
các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động có trình độ
trung cấp chiếm14,6%, công nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động không được đào tạo chiếm 41,2%. Năm 2010, số lao
động có trình độ đại học trở lên là 5,7 %, cao đẳng là 1,7 %, trung cấp là 3,5 %, dạy nghề 3,8 %(7). Tình trạng mất cân đối
trong cơ cấu lao động kỹ thuật khá lớn. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao nhưng lại thiếu công nhân lành
nghề. Đặc biệt, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh

hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí trong đào tạo nghề.


Giải pháp khắc phục hạn chế

Ðẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân. Ðây là một nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng trong xây dựng giai cấp công nhân để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần xây dựng và thực
hiện hệ thống chính sách hướng nghiệp ở cấp học phổ thông để giúp cho thanh niên, học sinh định hướng đúng đắn việc chọn
nghề và hiểu rõ được ý nghĩa của việc gia nhập đội ngũ công nhân; tạo điều kiện phát triển đội ngũ công nhân trẻ có trình độ
cao, chuyển một bộ phận lớn nông dân thành công nhân. Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dạy nghề một
cách đồng bộ, đổi mới hệ thống dạy nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế; tăng cường công tác
quản lý nhà nước về dạy nghề. Ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với hoạt động đào tạo nghề, thu hút
mạnh hơn các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực đào tạo nghề. Bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo,
đào tạo lại công nhân; có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân tự học tập nâng cao trình độ; xây dựng, hoàn
thiện nội dung, chương trình đào tạo nghề. Ðiều chỉnh, bổ sung, quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành,
các chương trình, dự án lớn, các vùng kinh tế trọng điểm. Ngân sách Nhà nước đầu tư tập trung vào dạy nghề cho lao động
nông thôn, các vùng miền núi, dân tộc thiểu số và những ngành nghề đặc thù mà các đơn vị ngoài công lập không đầu tư.
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hằng năm dành kinh phí thích đáng và thời gian cho đào tạo,
đào tạo lại công nhân; được tính vào giá trị đầu tư và hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo
đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quy hoạch và phát triển đa dạng các hình thức, các thành phần kinh
tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân. Tăng cường sự lãnh
đạo của các cấp ủy đảng và hoạt động của tổ chức công đoàn, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với công tác tuyên
truyền, giáo dục trong công nhân. Nhà nước đầu tư và có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực này (được tính vào giá trị đầu tư và hạch toán vào chi phí sản xuất).
Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách,
pháp luật về lao động, việc làm và đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao thể chất cho công nhân; tập trung trước hết vào
những chính sách liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc đang đặt ra về việc làm và đời sống của công nhân. Bổ sung,
sửa đổi, xây dựng các chính sách để phát huy các nguồn lực và trách nhiệm của cả Nhà nước, người sử dụng lao động, các tổ

chức chính trị - xã hội, của toàn xã hội và của công nhân trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công
nhân. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các tỉnh, thành phố để xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho
công nhân. Ðề cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần cho công
nhân; tính tự giác của người sử dụng lao động và của công nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật. Ðồng thời tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp; có chế
tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm.
Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng
giai cấp công nhân.


Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong xây dựng giai cấp công nhân. Khẩn trương xây dựng và lãnh đạo thực hiện
có hiệu quả chiến lược về giai cấp công nhân gắn với chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Chú ý hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỷ lệ cán
bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Ðảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội
khác.
Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh
nghiệp. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chỉ đạo thực hiện kiên quyết; bổ sung quy định chế tài cụ
thể, đủ mạnh trong các luật để thực hiện nghiêm việc thành lập, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức chính trị - xã
hội tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đồng thời coi trọng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích
các chủ doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện để tổ chức
đảng và các tổ chức chính trị - xã hội thành lập, hoạt động thuận lợi. Có nhiều hình thức tăng cường và phát triển đảng viên tại
các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm nòng cốt xây dựng tổ chức cơ sở đảng, công
đoàn, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
C . KẾT LUẬN
Tóm lại, việc phân tích, trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác- lenin về giai cấp công nhân, giúp hiểu rõ về vai trò, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân là điều hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi người, từ đó có cái nhìn, nhận thức đúng
đắn hơn trong từng giai cấp xã hội nói chung cũng như giai cấp công nhân nói riêng, để qua đó cần nỗ lực nâng nao ý thức
trách nhiệm về giai cấp công nhân cũng như nâng cao tri thức bản thân.

Trong tình hình nước ta hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang cố gắng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước đồng thời Đảng và nhà nước đã và đang nâng cao trình độ giai cấp công nhân để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng trong giai đoạn mới. Để năng cao trình độ nhận thức của mỗi người dân nước ta, cũng như giai cấp công nhân Việt
Nam thì vấn đề cấp thiết là tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,giáo dục đường lối chính sách của
Đảng va nhà nước trong giai cấp công nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)
(2)

/> />


×