Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

TIỂU LUẬN: ĐỂ GIAI CẤP CÔNG NHÂN XỨNG ĐÁNG LÀ LỰC LƯỢNG ĐI ĐẦU TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 105 trang )

TIỂU LUẬN:

ĐỂ GIAI CẤP CÔNG NHÂN XỨNG ĐÁNG
LÀ LỰC LƯỢNG ĐI ĐẦU TRONG SỰ
NGHIỆP CƠNG NGHIỆP HỐ VÀ HIỆN
ĐẠI HỐ ĐẤT NƯỚC


1. Kể từ năm 1917, thế giới đã được chứng kiến sức mạnh và vai trò tổ chức, lãnh đạo
xây dựng xã hội mới của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, chưa có một giai đoạn nào
trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này mà vai trò của giai cấp cơng nhân, cả trên
bình diện quốc tế lẫn ở nước ta, lại bị thử thách, bị nghi ngờ, thậm chí cịn bị một số
người phủ định như trong giai đoạn gần 20 năm vừa qua. Đồng thời, cũng chưa bao
giờ người công nhân và giai cấp công nhân lại đứng trước những yêu cầu rất cao về
năng lực nhiều mặt như hiện nay. Những thách thức, những yêu cầu như vậy chắc
chắn sẽ còn cao hơn, mạnh mẽ hơn và gay gắt hơn rất nhiều trong giai đoạn sắp tới.
Thấy hết những thách thức cần phải vượt qua cùng những yêu cầu mà người công
nhân và giai cấp công nhân cần phải đáp ứng trong bối cảnh thế giới đang có những
thay đổi nhanh chóng về mọi mặt đến khó lường như chúng ta đã và đang chứng kiến
là công việc cấp bách và không hề dễ dàng. Điều này địi hỏi phải có tư duy thật sáng
suốt để không rơi vào bảo thủ hoặc ngộ nhận rồi phủ định sạch trơn vai trò và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong xã hội hiện đại, nhất là trong tương lai khi
lồi người sống trong mơi trường của nền kinh tế tri thức. Việc chúng ta nhận thức
được sự cần thiết và nhanh chóng tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho
cơng nhân nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu đó cũng chính là chủ động
góp phần xây dựng giai cấp công nhân đủ sức phục vụ sự nghiệp “đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”(1) mà mục tiêu


trực tiếp trước mắt là “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”(2).


Có nhiều ngun nhân, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, đã dẫn
đến những nhận định, những đánh giá khác nhau về vị trí và vai trị lãnh đạo của giai
cấp cơng nhân trong thời hiện đại. Chỉ xin nêu ra hai nguyên nhân:
Một là, sự sụp đổ nhanh chóng và gần như đồng loạt dẫn đến việc Đảng Cộng sản và
giai cấp công nhân mất quyền lãnh đạo ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và nhất
là ở Liên Xơ - cội nguồn và thành trì của chủ nghĩa xã hội, trụ cột của hồ bình, nơi
mà giai cấp cơng nhân và đảng tiên phong của nó đã lãnh đạo nhân dân giành và giữ
được chính quyền suốt hơn nửa thế kỷ, đồng thời đã rất thành công trong việc biến
một đất nước chỉ có trình độ phát triển trung bình thành một siêu cường cả về kinh tế,
quân sự lẫn khoa học - kỹ thuật. Sự sụp đổ của một siêu cường do giai cấp công nhân
và đội tiên phong của nó lãnh đạo đã để lại những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng về
nhiều mặt, trong đó hậu quả về sự giảm sút, sự mất niềm tin vào vai trị của giai cấp
cơng nhân trong xã hội hiện đại là một trong những hậu quả nặng nề nhất. Chắc chắn
phải có thời gian và những tấm gương thành cơng mới thì giai cấp cơng nhân mới có
thể lấy lại được uy tín và địa vị của mình như đã có trong thế kỷ XX.
Hai là, nhân loại đang sống trong kỷ nguyên mà khoa học và công nghệ đã có những
tiến bộ vượt bậc và tính chất lao động của con người đã có rất nhiều thay đổi so với
các thế kỷ trước. Nhân loại đang chứng kiến việc máy móc từng bước thay thế khơng
ít những chức năng trí tuệ vơ cùng phức tạp mà trước đây vốn do con người đảm
nhận. Lực lượng sản xuất, nhất là công cụ sản xuất, của xã hội đã có những thay đổi
căn bản với sự xuất hiện của nhiều loại máy móc thay thế sức người, nhất là các máy
móc thơng minh (intelligent machine). Đồng thời, sự hình thành nền kinh tế tri thức
trong điều kiện toàn cầu hố mạnh mẽ ngày càng địi hỏi ở người lao động trình độ
chun mơn, trình độ học vấn, năng lực trí tuệ và khả năng sáng tạo cao hơn rất nhiều
so với bất cứ một giai đoạn nào trước đây trong lịch sử nhân loại. Chính những điều
này đã dẫn đến sự bất đồng khá lớn trong việc xác định nội hàm khái niệm giai cấp
công nhân; trong việc đánh giá về khả năng, vị trí và vai trị của nó trong xã hội; trong


việc xác định những yêu cầu đối với người công nhân và giai cấp công nhân trong xã

hội đương đại, nhất là trong tương lai.
Trong điều kiện hiện nay, việc đưa ra một định nghĩa đầy đủ, những tiêu chí chính
xác về giai cấp cơng nhân mong được tất cả mọi người chấp nhận, vì vậy, thực sự là
vơ cùng khó khăn. Bởi vì, bản thân giai cấp cơng nhân là một thực thể liên tục vận
động và phát triển không ngừng. Lịch sử khoa học đã cho thấy rằng, khơng có một
khái niệm nào mà nội hàm của nó lại đứng yên và mãi mãi không thay đổi, trong khi
một số thuộc tính của bản thân đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó đã có
những biến đổi. Chắc hẳn, ngày nay, không thể nghĩ rằng, giai cấp công nhân chỉ gồm
những người chuyên lao động bằng chân tay, lao động cơ bắp, mặc dù số chuyên lao
động chân tay, lao động cơ bắp đó vẫn chiếm một lượng không nhỏ trong số những
người lao động, nhất là ở những nước đang phát triển như nước ta. Hoặc cũng khơng
thể nói rằng, ngày nay, mọi cơng nhân, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển, đều
là những người khơng có tài sản, khơng có một tí sở hữu nào, v.v.. Cho nên, đứng về
nguyên lý mà nói, một khi những bộ phận cấu thành chỉnh thể đã có sự thay đổi thì
bản thân chỉnh thể cũng khơng đứng n mà sẽ có những cái mới. Chính điều này là
cơ sở để khẳng định rằng, đã đến lúc cần có nhận thức mới về giai cấp cơng nhân và
về các tiêu chí của người cơng nhân trong thế giới đương đại, trong nền kinh tế tri
thức đã hiển hiện và đang phát triển rất nhanh. Nói cách khác, cần vạch ra cái bất
biến, cái cốt lõi và cả những cái mới trong số các tiêu chí để xếp một ai đó vào hàng
ngũ những người cơng nhân và để từ đó, đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân và
cũng để thấy những yêu cầu mới mà giai cấp công nhân cần phải đáp ứng.
2. Như mọi người đều đã và đang chứng kiến, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại bắt đầu từ giữa thế kỷ XX không chỉ đã làm thay đổi mạnh mẽ về chất các
ngành cơng nghiệp, mà cịn làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt của toàn bộ nền sản xuất,
cả sản xuất vật chất lẫn sản xuất tinh thần, và đời sống xã hội của con người. Q
trình tồn cầu hoá đang làm cho những tri thức khoa học mới trở thành tài sản chung
của toàn thể nhân loại; tất cả các quốc gia đều có thể tự vươn lên nếu biết nắm bắt


những cơ hội do nó tạo ra, biết chắt lọc những gì là quý giá và thật sự cần thiết cho

đất nước mình, khơng bắt chước hay sao chép một cách mù quáng(3).
Chính nhờ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại này mà xã hội hiện đại đã
có được một hệ thống các lực lượng sản xuất mới, trong đó tri thức chuyển hố
“thành lực lượng sản xuất trực tiếp” như C.Mác đã tiên đoán từ thế kỷ XIX(4) và
chính tri thức là “nguồn gốc sinh ra của cải ... và tạo ra giá trị”(5) như W.Wriston
nhận xét ngay từ năm 1922. Ngày nay, khơng cịn nghi ngờ gì nữa, tri thức là một bộ
phận quan trọng cấu thành và thấm vào tất cả các yếu tố máy móc, vật liệu, cơng
nghệ, tổ chức, quản lý, nhất là vào “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân
loại là công nhân, là người lao động”(6).
Sự phát triển và lớn mạnh nhanh chóng của lực lượng sản xuất mới đó đã từng bước
dẫn nhân loại vào nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức - ở các mức độ khác nhau,
trong đó động lực chủ yếu làm nên sự tăng trưởng kinh tế và cả sự phát triển xã hội
chính là tri thức. Tuy bước chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri
thức là bước chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu sử dụng các nguồn tài nguyên do
thiên nhiên ban tặng sang nền kinh tế chủ yếu sử dụng tri thức; song, khơng có tri
thức nào khác ngồi tri thức của con người, do vậy, con người có tri thức vẫn là yếu
tố quyết định trong nền kinh tế mới. Do vậy, nếu trong kinh tế nông nghiệp, chủ thể
của sản xuất, của nền kinh tế và yếu tố quan trọng cấu thành xã hội chủ yếu là người
nông dân; trong nền kinh tế cơng nghiệp, chủ thể đó chủ yếu là người cơng nhân thì
trong nền kinh tế tri thức, vai trò này chủ yếu vẫn thuộc về cơng nhân, nhưng đó
là cơng nhân tri thức.
Cơng cuộc cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại của chúng ta khơng chỉ nhằm đưa
đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát triển, mà xa hơn nữa, để đứng vào hàng ngũ
các nước phát triển, do vậy, phải có cách đi rút ngắn nhanh hơn đến kinh tế tri thức,
trước hết là khơng tách rời cơng nghiệp hố và hiện đại hố. Điều đó địi hỏi ở lực
lượng lao động nói chung, đội ngũ cơng nhân nói riêng của chúng ta một trình độ học
vấn, một trình độ chun mơn ngày càng cao hơn, hiện đại hơn. Chỉ có như vậy mới có


thể đáp ứng được nhiệm vụ đưa đất nước theo con đường phát triển rút ngắn đó.

Bằng con đường giáo dục trong các nhà trường, người lao động có thể thu nhận được
học vấn cần thiết. Tuy nhiên, nhiều mặt khác, như bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo, v.v. lại
khơng dễ đạt được bằng con đường truyền thụ học vấn thông thường mà phải qua sự
đào luyện nghề nghiệp. Do vậy, đội ngũ những người lao động, những công nhân vừa
phải được trang bị học vấn trong nhà trường, đặc biệt là vềphương pháp nhận thức,
vừa phải tự học để rút ra được, chọn lọc được, liên kết được, tích lũy được những bí
quyết, những kỹ năng nghề nghiệp. Đó chính là nguồn nhân lực trình độ cao, chất
lượng cao hay như người ta thường nói, là tư bản vốn người trình độ cao. Khơng thể
có thứ vốn này nếu như nền giáo dục quá lạc hậu, trì trệ hay một nền giáo dục và môi
trường xã hội chỉ dạy cho thế hệ những người lao động, những công nhân tương lai
cách thức chấp nhận, cách thức tiếp thu số liệu hay tri thức đơn thuần, học gì biết nấy,
mà không dạy cho họ cách thức hay phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo, cách thức
xử lý số liệu và tri thức - một trong những đòi hỏi quan trọng ở giai đoạn phát triển mới
của văn minh nhân loại, khơng giúp cho họ học cách thích nghi nhanh với những thay
đổi trong khoa học, công nghệ và trong sản xuất - một đòi hỏi khác của thời đại kinh tế
tri thức.
Chúng ta không nên nuôi ảo tưởng là sẽ nhanh chóng biến tồn bộ nguồn lao động,
trước hết là công nhân của chúng ta, thành những người lao động hay cơng nhân tri
thức nếu như biết rằng, trình độ học vấn của công nhân ta rất thấp, thậm chí có cả
người mù chữ, cịn số lao động tri thức năm 2000 của chúng ta mới chỉ ước đạt từ 5
đến 6% so với trên 60% của Mỹ và trên 40% của các nước Tây Âu phát triển. Vì vậy,
nếu khơng có ý thức và khơng có những biện pháp thích hợp và khẩn trương để tăng
nhanh tỷ lệ đó thì chắc chắn, chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu xa hơn chứ đừng nói đến
việc thu hẹp khoảng cách trong phát triển. Với đà thay đổi như hiện nay của các
ngành kinh tế, những người lao động không có tri thức cần thiết chắc chắn khơng thể
tìm được việc làm tại những thị trường lao động cần tri thức cao của nước ngồi và
cũng rất khó tìm được việc làm tại các khu cơng nghiệp trình độ cao ở trong nước. Do


vậy, trí thức hố giai cấp cơng nhân là địi hỏi khách quan trước xu thế phát triển của

lịch sử, của sự phát triển kinh tế tri thức, của nhiệm vụ rút ngắn khoảng cách trong
phát triển giữa nước ta với thế giới.
Nếu xét trên một bình diện khác, bình diện là giai cấp lãnh đạo xã hội, chúng ta càng
cần tỉnh táo hơn và cần có những biện pháp quyết liệt hơn. Khơng thể bình chân như
vại khi thế giới đang vận động với tốc độ lớn về mọi phương diện. Liên Xô đã thua
Mỹ trong cuộc chạy đua về kinh tế. Giai cấp công nhân Liên Xô mất quyền lãnh đạo
xã hội một phần không nhỏ là do đã khơng cụ thể hố, khơng chuyển được sức mạnh
của tri thức mới rất cao của mình trong lĩnh vực quốc phịng sang phục vụ kinh tế,
khơng chuyển được tri thức khoa học và công nghệ cao thành các công cụ có hàm
lượng tri thức cao trong lực lượng sản xuất hiện đại, không kịp thời chuyển từ nền
công nghiệp cổ điển sang đầu tư phát triển kinh tế tri thức.
Một nền quốc phịng và cơng nghiệp quốc phịng hùng hậu bậc nhất thế giới tương
phản với một nền kinh tế công nghiệp thiếu hụt về phương diện phục vụ con người là
bức tranh dễ nhận ra ở Liên Xô trước khi nước này sụp đổ. Từ thực tế đó, bài học
được rút ra là, sẽ không thể lãnh đạo được xã hội một khi sự lãnh đạo đó khơng mang
lại cuộc sống ngày một tốt hơn cho con người, cũng như trình độ của giai cấp lãnh
đạo khơng vượt hơn mặt bằng chung của xã hội, không theo kịp những thay đổi mạnh
mẽ của thời đại. Vì tất cả những lý do đó mà nhiệm vụ tự vươn lên của giai cấp công
nhân để nắm lấy những tri thức ngày càng cao nhằm đáp ứng địi hỏi của cơng cuộc
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và tiến tới nền kinh tế tri thức là
nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai gần.
Thực tế ở các nước tư bản phát triển cho thấy, các nhà tư bản khơng có chủ định giúp
cho mọi cơng nhân làm chủ quy trình sản xuất hoặc có khả năng sáng tạo, mà chỉ đào
tạo cốt làm sao cho công nhân thực hiện được các chức năng nhất định trong quy trình
đó. Điều này cũng dễ nhận ra trong quy trình đào tạo cơng nhân ở các xí nghiệp liên
doanh hoặc các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài ở nước ta hiện nay. Bởi vậy, việc
thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội lần thứ X của Đảng nêu ra là “tranh thủ cơ hội thuận


lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế cùa nước ta để rút ngắn quá trình

cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá
trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của
con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”(7) là trách nhiệm của toàn
dân tộc nhưng vai trị hàng đầu thuộc về giai cấp cơng nhân.
3. Bên cạnh đó, để giai cấp cơng nhân vừa đủ sức giữ vai trị lãnh đạo xã hội, vừa góp
phần thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì cịn cần xây
dựng nhiều mặt khác, như tự ý thức về vai trị của giai cấp mình, về tính tổ chức, tính
tiên phong trong xã hội.
Ở đây, chỉ xin bàn về một vấn đề.
Sẽ khơng thể có một giai cấp mạnh đủ sức lãnh đạo xã hội nếu như các thành viên của
nó khơng đủ mạnh, khơng tự ý thức được trách nhiệm và vai trò làm chủ. Đây đang là
những vấn đề rất khó khăn. Hiện nay, trình độ cơng nhân nước ta khá thấp, cả trình độ
nghề nghiệp chun mơn lẫn trình độ học vấn. Khi học vấn thấp, thậm chí cịn có
khơng ít người mù chữ, thì việc tự ý thức về trách nhiệm làm chủ và khả năng làm
chủ khó có thể cao được. Ngay ở trong các xí nghiệp nhà nước, ý thức làm chủ cũng
như điều kiện làm chủ của công nhân vẫn rất hạn chế. Trong khu vực kinh tế ngồi
quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, vị thế của cơng nhân cịn khó khăn
hơn rất nhiều. Một trong những thứ đáng được làm chủ nhất thì trên thực tế, người
công nhân cũng chưa được làm chủ - đó là sức lao động của chính họ. Quy luật khắc
nghiệt của kinh tế thị trường đang có nguy cơ đẩy người lao động vào những khó
khăn mà trước đây, họ chưa bao giờ gặp – sự đe doạ thường trực của tình trạng thất
nghiệp. Do quá trình và nội dung đào tạo khơng cơ bản, chỉ mang tính chắp vá, phục
vụ cho những công đoạn sản xuất nhất định nào đó, cũng như do khả năng lựa chọn,
thích nghi và sáng tạo kém, nên người công nhân khi mất việc ở xí nghiệp này khơng
thể hoặc khơng dễ gì tìm được việc làm ở các xí nghiệp khác. Bên cạnh đó, hàng năm,


chúng ta lại có hàng chục vạn người gia nhập đội ngũ công nhân từ rất nhiều nguồn

khác nhau mà phần nhiều là từ nông thôn và các thành phần khác, cho nên trình độ
học vấn, tay nghề và ý thức tổ chức khơng những rất khác nhau, mà cịn rất thấp. Vì
vậy, hơn bao giờ hết, chính điều này địi hỏi phải có các tổ chức cơng đồn mạnh để
giúp đỡ họ, giác ngộ họ và bảo vệ quyền lợi cho họ. Đáng tiếc, đây lại đang là một
trong những khâu rất yếu của công tác tổ chức và tập hợp cơng nhân hiện nay. Theo
một cơng trình nghiên cứu thì rất nhiều cơng nhân khơng biết ai là người đứng ra bảo
vệ quyền lợi của mình(8).
Một điều đáng báo động nữa là, tỷ lệ đảng viên là công nhân đã thấp lại đang ngày
càng giảm. Số các xí nghiệp cơng nghiệp có đảng viên và tổ chức đảng cũng rất thấp
và hoạt động khó khăn, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Cơng tác
tuyên truyền, vận động công nhân, do vậy, rất gian nan. Nếu tình hình này vẫn tiếp
tục tồn tại thì nguy cơ về sự giác ngộ giai cấp, ý thức và lập trường giai cấp giảm sút
là điều khó tránh khỏi; sự tự phát sẽ tăng lên. Hệ quả sẽ đến là, sức mạnh, vai trị xã
hội, trong đó có vai trò và khả năng lãnh đạo, của giai cấp cơng nhân sẽ giảm sút. Vì
vậy, nhiệm vụ đặt ra cho giai cấp công nhân lúc này là “phát triển về số lượng, chất
lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và tay
nghề” để “xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước”(9).
Để nâng cao chất lượng, khả năng và vị thế của giai cấp cơng nhân thì bên cạnh việc
nâng cao khả năng, trình độ học vấn, trình độ chun mơn cho cơng nhân, đã đến lúc
nên thừa nhận những trí thức làm việc trong các ngành sản xuất là thành viên của giai
cấp mình. Bởi vì, xu hướng trí thức hố cơng nhân và cơng nhân hố trí thức là xu
hướng tất yếu của nền kinh tế tri thức để hình thành đội ngũ cơng nhân tri thức như
trên đã trình bày. Chắc chắn, vấn đề này sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, song đã đến
lúc cần có nhận thức mới về giai cấp công nhân trước những thay đổi lớn trong sự
phát triển của xã hội.


Cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng từng bước nền kinh tế tri thức là sự
nghiệp của toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự nghiệp đó thành cơng đến

đâu, nhanh hay chậm, một phần khơng nhỏ phụ thuộc vào sự đóng góp của giai cấp
công nhân, do vậy, mỗi người công nhân phải có trách nhiệm, có nghĩa vụ tự đào
luyện mình theo những yêu cầu của sự nghiệp đó. Giai cấp chỉ mạnh khi các thành
viên của giai cấp tự giác, tự ý thức được trách nhiệm và đủ năng lực để hồn thành
trách nhiệm đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nếu chúng ta thực hiện thành công việc
sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển để đến năm 2020, về cơ bản, thành
nước công nghiệp theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh thì vị trí và vai trị lãnh đạo xã hội của giai cấp công nhân vẫn là điều khơng
ai có thể phủ nhận được. Trong trường hợp ngược lại, nếu khơng đáp ứng được những
địi hỏi trên thì các thế hệ tương lai chắc chắn khó chấp nhận sự lãnh đạo của một giai
cấp không tiến kịp thời đại, nghĩa là không chấp nhận sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân.r

(*) Giáo sư, tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 186.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 23.
(3) Xem: Nguyễn Trọng Chuẩn. Tồn cầu hố hiện nay và q trình dân chủ hố đời
sống xã hội. Tạp chí Triết học, số 1, 2006, tr. 22-27.
(4) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t. 46, phần II. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000, tr. 372.
(5) W.Wriston. The Twilight of Sovereignty. RSA Journal, 5432, pp.568-577.
(6) V.I.Lênin. Toàn tập. t.38. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1997, tr.430.
(7) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 87 - 88.
(8) Xem: Phạm Qụang Trung, Cao Văn Biền, Trần Đức Cường. Về thực trạng giai
cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.


(9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 118.


MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG
“QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT”

NGUYỄN THANH BÌNH (*)

1. Quốc triều hình luật (hay cịn gọi là Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ sung,
hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Bộ luật này được vua
Lê Thánh Tông ban hành vào năm 1483 trong thời gian ông lấy niên hiệu là Hồng
Đức (1470-1497), nên trong dân gian và trong sử sách vẫn thường gọi bộ luật này
là Luật Hồng Đức(1). Tất nhiên, cho đến nay, vẫn cịn có nhiều ý kiến khác nhau về
thời điểm khởi thảo và thời điểm hoàn chỉnh bộ luật này. Trong thiên Hình luật
chí (sách Lịch triều hiến chương loại chí), Phan Huy Chú cũng như dựa trên nhiều
nguồn tư liệu khác và theo quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu thì bộ luật này
được xây dựng trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố
và thi hành trong các đời vua trước đây, được sửa chữa, bổ sung và san định lại cho
hồn chỉnh(2). Song, trong Lời nói đầu của cuốn Quốc triều hình luật do Viện Sử học
Việt Nam dịch và giới thiệu thì bộ luật trên có thể được soạn thảo ngay năm đầu của
triều Lê sơ (Lê Thái Tổ) và “không ngừng được các triều vua kế tiếp bổ sung, hồn
chỉnh dần, trong đó chắc chắn là có những đóng góp to lớn của ơng vua nổi tiếng văn
hiến Lê Thánh Tơng”(3). Có thể khẳng định rằng, Luật Hồng Đức là bộ luật tiến bộ
nhất, hoàn chỉnh nhất trong các bộ luật ở Việt Nam thời phong kiến; là thành tựu có
giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam; là một trong những thành tựu tiêu
biểu của nền văn hiến nước ta. Bộ luật ấy chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc và
nội dung tư tưởng rộng lớn, là cơ sở nền tảng trong việc xây dựng nhà nước phong


kiến thịnh trị thời Lê sơ.
2. Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, pháp luật là ý chí, là quyền lực của
các thế lực, giai cấp thống trị được cụ thể hoá, thể chế hoá bằng luật. Vì vậy, pháp
luật là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để ràng buộc, bắt buộc mọi người,

mọi giai cấp khác phải tuân thủ, phục tùng tuyệt đối, vơ điều kiện ý chí, quyền lực của
thế lực, giai cấp thống trị. Đồng thời, pháp luật cũng còn là một trong những công cụ
chủ yếu nhất, quan trọng nhất của giai cấp thống trị nhằm duy trì, bảo vệ địa vị thống
trị và những quyền lợi ích kỷ của chúng. Bộ Luật Hồng Đức cũng vậy. Cụ thể là, bộ
luật này đã dành hẳn chương Vệ cấm (với 47 điều) và nhiều điều luật khác ở các
chương khác nhằm bảo vệ tuyệt đối tính mạng, thân thể, quyền sở hữu tối cao của nhà
vua. Theo đó, tất cả những hành vi tuỳ tiện xâm phạm thái miếu, hoàng thành, cung
điện,… cùng các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, các hành vi bán ruộng đất bừa
bãi, mắm muối, vật cấm và binh khí cho người nước ngồi đều được coi là vi phạm
pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo trung, là nằm trong các tội thập ác và bị trừng trị
với những khung hình phạt rất nặng (đồ, lưu, tử hình)(4). Ngồi ra, ở nhiều chương,
nhiều điều khác trong bộ luật này quy định tất cả những hành vi, hành động vi phạm
và làm nguy hại đến lễ chế “tôn quân”, “trung vua” “tam cương, ngũ thường”, trật tự
đẳng cấp – tức là những chuẩn mực đạo đức Nho giáo và trật tự xã hội phong kiến
theo quan điểm Nho giáo đều được coi là vi phạm nghiêm trọng địa vị, quyền lực tối
thượng của nhà vua; đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp phong kiến, của nhà nước và
chế độ phong kiến, v.v.. Và như vậy, đều được xem là vi phạm nghiêm trọng pháp
luật, bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
Đúng là bộ Luật Hồng Đức được xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu
nhiều bộ luật của Việt Nam trước đó, như bộ Hình thư (năm 1042) dưới triều Lý,
bộ Quốc triều hình luật (năm 1230) dưới triều Trần cùng nhiều văn bản pháp luật
khác được công bố và thi hành trong các triều đại này. Nhưng pháp luật phong kiến
Trung Quốc, tư tưởng Nho giáo và tư tưởng Pháp trị của phái Pháp gia cũng là cơ sở
và nền tảng tư tưởng để xây dựng và chỉ đạo việc thực thi bộ luật này. Do vậy, cùng


với mục đích chủ yếu của bộ luật này như đã nói ở trên, bộLuật Hồng Đức khơng thể
khơng chứa đựng tính chất khắc nghiệt, tàn khốc và nhiều yếu tố hạn chế, tiêu cực
như nhiều bộ luật khác dưới chế độ phong kiến. Nhưng bên cạnh đó, những yếu tố và
tính chất nhân văn, nhân bản của Phật giáo, Nho giáo và đặc biệt là những giá trị tốt

đẹp mang đậm tính nhân văn, nhân ái, đồn kết trong truyền thống dân tộc và phong
tục, tập quán của người Việt Nam; yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra cho giai cấp
phong kiến (cũng còn là của cả dân tộc) trong công cuộc bảo vệ xây dựng, phát triển
đất nước về mọi mặt, trong việc xây dựng chế độ phong kiến toàn thịnh và một nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh cũng là những cơ sở, căn cứ và là
những mục đích chủ yếu để xây dựng, hồn chỉnh bộ luật này.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, ngồi những hạn chế, tính chất cứng nhắc và tiêu cực,
bộ Luật Hồng Đức còn chứa đựng nhiều yếu tố, giá trị tích cực, tiến bộ. Trong đó, cần
phải nhấn mạnh và khẳng định đến một giá trị nổi bật là, những quyền tối thiểu nhưng
cơ bản của con người, đặc biệt là của người dân được thừa nhận, được tôn trọng và
được bảo vệ bằng pháp luật. Những quyền ấy cùng những giá trị của nó không chỉ
được thể hiện ở những tư tưởng, đường lối, chủ trương mà còn ở cả việc chỉ đạo,
hướng dẫn việc thực thi bộ luật này. Tất cả đều nhằm làm cho những quyền cơ bản
của con người được thực hiện có hiệu quả trong thực tế đúng theo tinh thần của Nho
giáo mà các triều đại phong kiến Việt Nam lấy làm hệ tư tưởng: Dân là gốc nước, là
nền tảng của chính trị và đúng như lời tuyên bố của vua Lê Thánh Tông: “Đạo lớn của
đế vương” là “thương u dân chúng kính trời xanh”, v.v..
Nhìn tổng thể, các điều luật ở các chương trong bộ Luật Hồng Đức khẳng định, tất cả
những hành vi, hành động nào vi phạm đến quyền con người đều được coi là vi phạm
pháp luật và đều bị nghiêm trị cho dù người vi phạm là ai đi chăng nữa (tất nhiên trừ
nhà vua).
Vậy, những quyền cơ bản nào của con người, những nội dung và giá trị nào liên quan
đến quyền cơ bản của con người được đề cập trong bộ Luật Hồng Đức ?


Trước hết, bộ Luật Hồng Đức đã đưa ra nhiều điều luật, quy phạm cụ thể nhằm tạo ra
môi trường, thể chế,… để những quyền cơ bản của con người được tôn trọng và được
bảo vệ.
Về vấn đề này, cũng cần lưu ý đến một thực tế là, cho đến nay, trong giới nghiên cứu,
khơng ít người đã khẳng định các triều đại phong kiến Việt Nam dựa vào Nho giáo,

pháp luật Trung Quốc để hình thành các bộ luật cho triều đại mình là chỉ nhằm mục
đích củng cố, duy trì địa vị tối cao, quyền lực thống trị tuyệt đối của nhà vua, bảo vệ
sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ phong kiến và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến,
v.v.. Đúng là bộ Luật Hồng Đức, như đã nói ở trên, có khá nhiều điều luật thể hiện và
minh chứng cho những nhận định này. Nhưng đó chỉ là một mặt, dù là mặt chủ yếu.
Còn một mặt khác nữa là, tuy những điều luật đó nhằm củng cố, duy trì trật tự, kỷ
cương, sự ổn định của chế độ phong kiến và phù hợp với yêu cầu và lợi ích của giai
cấp phong kiến,… song ở một mức độ nhất định nào đó, điều đó lại tạo ra một mơi
trường, điều kiện, một xã hội để cho quyền con người được thừa nhận và được tơn
trọng. Có nghĩa là, ở bất cứ chế độ xã hội nào cũng vậy, những quyền cơ bản của con
người chỉ có thể được tơn trọng, bảo vệ, được thực tiễn hoá trong một xã hội, một chế
độ xã hội có trật tự, có kỷ cương và thật sự ổn định. Bộ Luật Hồng Đức đưa ra nhiều
điều luật nhằm ràng buộc, bắt buộc mọi người kể cả nhà vua, tầng lớp quan lại tuân
thủ theo đúng tinh thần “vua ra vua, bề tôi ra bề tôi”, “cha ra cha, con ra con”, trên
dưới có trật tự,… để “tu thân” mà “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cho dù có ngồi ý
muốn của các ơng vua và giai cấp phong kiến thời Lê sơ như thế nào đi chăng nữa, thì
điều này cũng đã tạo ra những tiền đề, những điều kiện hợp pháp để thực thi có hiệu
quả quyền con người về phương diện pháp luật.
Ngồi ra, nhiều điều luật nhằm điều chỉnh hành vi con người trong các mối quan hệ
cơ bản của con người theo tinh thần của đạo “tu thân”, “tề gia”, “tam tịng tứ đức”,
“trên dưới có trật tự”, v.v., dù khơng tránh khỏi tính chất cứng nhắc và khắc nghiệt,
nhưng rõ ràng, điều đó đã tạo ra điều kiện, tính chất hợp lý để quyền con người được
tôn trọng; các quyền được chăm sóc và được ni dưỡng, được bảo vệ của người già


cả, ốm yếu, người khó khăn, ơng bà, cha mẹ, người trên được thực hiện. Theo đó, các
tội bất hiếu, bất kính, bất nghĩa trong bộ luật này được xếp vào tội Thập ác và bị
nghiêm trị với những hình phạt rất nặng (đồ, lưu, tử hình). Như điều 475, 503,
504,(5) … của bộ Luật này đã ghi rõ, nếu con cháu lăng mạ, tố cáo ông bà cha mẹ, vợ
tố cáo chồng (chỉ cho phép tố cáo khi ông bà, cha mẹ, chồng phạm tội mưu phản, đại

nghịch) thì bị đày đi nơi xa. Điều 506 quy định, con cháu trái lời dạy bảo, không
phụng dưỡng bề trên; con nuôi, con kế thất hiếu với cha nuôi, cha kế bị xử tội đồ.
Hoặc nhiều điều khác cấm con dâu không được chửi mắng, đánh đập, âm mưu giết
ông bà, cha mẹ chồng và các hành động đánh đập anh chị, cậu dì, ơng bà cha mẹ vợ,
cùng chú bác, thím cơ, anh em trai, v.v.. Nếu phạm những tội này sẽ bị xử tội đồ,
lưu;… (điều 476, 477, 478…). Bên cạnh đó, bộ Luật cũng đưa ra nhiều quy định cấm
quan lại, những kẻ có chức quyền khơng được tự tiện quấy nhiễu nhân dân (các điều
304, 632,…); quan lại phải đảm bảo an ninh, an toàn cho dân (các điều 458, 645, 646,
647, 648, 648…), phải chăm sóc những người già cả, trẻ mồ côi, người tàn tật, thấp
hèn… (các điều 294, 295,…), không được lợi dụng chức quyền để tham ô, chiếm đoạt
tiền bạc, tài sản của dân, v.v..
Rõ ràng, bộ Luật Hồng Đức với những điều luật của mình khơng chỉ nhằm bảo vệ địa
vị thống trị và quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến, khơng chỉ duy trì và bảo
vệ trật tự, kỷ cương của chế độ phong kiến, mà còn kiến tạo và duy trì một xã hội mà
trong đó, những quyền cơ bản của con người, của mọi người được tôn trọng và được
bảo vệ bằng pháp luật.
Hai là, trong bộ Luật Hồng Đức, có nhiều điều luật với nhiều quy định cụ thể đã
chứng tỏ nhân phẩm con người và nhiều quyền tự do khác của con người được thừa
nhận, tôn trọng và bảo vệ.
Thể hiện điều này và tính ưu việt của nó, như đã nói ở trên, tất cả những hành động
xâm phạm đến nhân phẩm con người, như con cháu chửi mắng, đánh đập ông bà cha
mẹ; anh em, vợ chồng đánh đập, chửi mắng, lăng mạ, làm nhục nhau (các điều từ 473
đến 476,…); các hành vi tố cáo, vu khống không đúng sự thật và trái quy định (từ


điều 501 đến điều 505); việc quan lại quấy nhiễu ức hiếp dân (điều 164); tự tiện bắt
bớ, giam cầm người vô tội (điều 636); phạm nhân không đáng gông cùm mà gông
cùm (điều 658); vô cớ đánh đập tù nhân (điều 707); đánh chết hay bức tử người tù
(điều 682); tra tấn tù nhân tuổi cao và vị thành niên (điều 665); khơng chăm sóc tù
nhân (điều 663); xử tội không đúng tội danh và theo luật quy định (điều 679),… đều

bị pháp luật nghiêm trị. Đặc biệt, bộ luật này còn đưa ra những quy định cấm “Các
tước vương cơng và nhà quyền q tự tiện thích chữ vào dân đinh” (điều 168), cùng
tất cả những ai tự tiện thích chữ vào mặt vợ, con trai, con gái người khác và nô tỳ,
người ở đợ (các điều 165, 168, 365); trị tội những tên quan lại và những người lợi
dụng quyền thế mà ức hiếp lương dân, bắt ép để lấy con gái người dân (điều 336,
338); tự tiện bắt dân đinh làm đày tớ (điều 302); cấm người ngoài nài ép người vợ
muốn thủ tiết với chồng đi lấy người khác (điều 320) và tất cả những hành động gian
dâm (từ điều 401 đến điều 410 chương Thông gian), v.v.. Đáng lưu ý là, các điều 401,
403, 404, 406 quy định, những hành động vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm con
người, như hiếp dâm (kể cả gian dâm với trẻ em từ 12 tuổi trở xuống đều xếp vào tội
hiếp dâm), loạn luân (gian dâm trong nội bộ gia đình, gia tộc) đều bị trừng trị với hình
phạt rất nặng:lưu, chém.
Ngồi những quy phạm bảo vệ nhân phẩm con người, nhiều quyền tự do của con
người cũng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, như mọi người đều có các quyền:
bình đẳng trong việc thực thi pháp luật, tự do hôn nhân, lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc
của mình, quyền được bảo vệ tính mạng, tài sản, v.v.. Điều 687 quy định, mọi người
đều được kêu oan khi cảm thấy bị bắt bớ, giam cầm vô cớ và khi bị xử phạt oan sai.
Hoặc ở các điều 206, 326, 335, 336, 338,… ghi rõ: mọi người có quyền tố cáo quan
lại thu thuế trái quy định, chiếm đoạt ruộng đất, của cải, tiền bạc,… của mình, kể cả
việc thu tiền của quân dân để làm lễ vật cung phụng nhà vua (điều 300).
Về quyền tự do hôn nhân, lựa chọn và bảo vệ hạnh phúc của con người, ngoài những
điều luật cấm quan lại, người có quyền thế bắt ép để lấy con gái của lương dân, ngăn
cấm người ngoài nài ép những người vợ thủ tiết, bộ Luật Hồng Đứccòn đưa ra nhiều


điều luật để thực hiện và bảo vệ quyền tự do này. Như điều 324 cấm anh, em, học trò
lấy vợ của em, của anh, của thầy đã chết; điều 294 quy định việc trừng trị những kẻ
loạn luân, cùng tất cả những hành động gả, bán vợ cho người khác khi không được sự
đồng ý của người phụ nữ. Hoặc như các điều 320, 333 ghi rõ: người nào mà đã gả con
gái rồi mà về sau vì thấy người chồng nghèo khổ, lại bắt con gái về thì bị xử phạt

60 trượng, biếm(6) hai tư, người con gái đó phải bắt trở về nhà chồng. Điều 315 quy
định việc trừng trị tất cả những ai đã gả con gái rồi (tức đã nhận đồ sính lễ) mà lại thơi
khơng gả nữa thì bị phạt 80 trượng và đem gả cho người khác mà đã thành hơn rồi thì
bị xử tội đồ, người sau biết thế mà cứ lấy thì cũng bị xử tội đồ, người con gái đó phải
gả cho người hỏi trước, nếu người đó khơng lấy nữa thì nhà người con gái phải bồi
thường đồ sính lễ gấp đơi cho người đó. Cịn điều 321 quy định, vợ cả vợ lẽ nếu tự
tiện bỏ nhà chồng cũng như đi lấy chồng khác đều bị xử tội đồ và họ cùng gia sản
phải trả về cho nhà chồng cũ. Tất cả những người đàn ông nào biết mà vẫn lấy họ làm
vợ đều bị xử tội đồ. Ngồi ra, các điều 308, 309, v.v. cịn u cầu người chồng phải
luôn thương yêu người vợ, phải chăm lo hạnh phúc cho gia đình. Như điều 308 chỉ rõ:
người chồng mà bỏ lửng vợ 5 tháng thì người vợ được trình báo với quan sở tại và xã
quan để từ đó người vợ được tự do, cịn người chồng bị mất vợ; nếu người chồng đã
bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì bị tội biếm. Điều 309 quy định: Người
nào mà quá say đắm với nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì bị xử tộibiếm. Bên cạnh đó,
như trên đã nói, tất cả những hành vi gian dâm đều bị nghiêm trị với khung hình phạt
rất nặng.
Mặc dù tuân thủ khá nghiêm ngặt những quan điểm của Nho giáo là địa vị, vai trò của
người phụ nữ, người vợ bị coi thường và bị hạ thấp so với người đàn ông, người
chồng, v.v., nhưng trong bộ Luật Hồng Đức, có nhiều điều thể hiện sự nới lỏng những
ràng buộc đối với người phụ nữ, người vợ; người phụ nữ, người vợ đã ít nhiều có vai
trị, quyền hạn nhất định trong việc lựa chọn, định đoạt và bảo vệ hôn nhân, hạnh
phúc của mình. Điều 322 quy định rõ ràng: người con gái nào đã hứa gả chồng mà
chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho


phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ. Ngồi ra, có nhiều điều trong bộ luật
bảo đảm trong một chừng mực nhất định quyền tự do và bình đẳng của người phụ nữ
với người đàn ơng, như cho phép người vợ được ly dị chồng trong một số trường hợp
theo luật định; được đồng sở hữu tài sản với người chồng (nếu là tài sản chung của vợ
và chồng), được quyền sở hữu tài sản riêng và một phần tài sản riêng của chồng nếu

việc ly hôn không do lỗi của người vợ hoặc khi người chồng chết (điều 375); hoặc
cũng như con trai, người con gái được phần thừa kế tài sản của bố mẹ để lại khi bố mẹ
chết; trường hợp gia đình khơng có con trai thì được quyền kế thừa hương hoả (điều
391).
Rõ ràng là, nhân phẩm con người và các quyền tự do của con người được thừa nhận,
bảo vệ thể hiện trong bộ Luật Hồng Đức còn là sự kế thừa những giá trị truyền thống
tốt đẹp và những thuần phong, mỹ tục của dân tộc và con người Việt Nam. Đây chính
là một trong nhiều điểm tiến bộ của bộ Luật Hồng Đức; do vậy, nó khác về cơ bản so
với nhiều bộ luật Trung Quốc phong kiến.
Ba là, mọi người đều có quyền được sống, được chăm sóc, được bảo vệ. Đây có thể
được coi là điểm nổi bật nhất, tiến bộ nhất của bộ Luật Hồng Đức về vấn đề quyền
con người.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước phương
Đông khác, trong đời sống chính trị, khơng phải bao giờ và lúc nào, địa vị thống trị
của các thế lực, giai cấp thống trị cũng bị quy định trực tiếp bởi địa vị kinh tế mà còn
phụ thuộc vào sự quan tâm của các thế lực, giai cấp này đến đời sống và vai trò của
người dân. Đặc biệt ở Việt Nam, nhân dân có vai trị hết sức to lớn và có ý nghĩa
quyết định trong cơng cuộc dựng nước và giữ nước, trong việc bảo vệ và phát triển
chế độ phong kiến. Vì vậy, khơng phải ngẫu nhiên, trong các bộ luật cũng như trong
nhiều chiếu, dụ, điều của các nhà vua, các triều đại phong kiến Việt Nam (được ghi
chép các bộ Quốc sử,như Đại Việt sử ký tồn thư, Khâm định Việt sử thơng giám
cương mục, Đại Nam thực lục) cho thấy, các triều đại phong kiến Việt Nam rất quan
tâm đến đời sống mọi mặt của người dân theo đúng tinh thần “thân dân”, “ái dân”,


“kính trọng dân” của Nho giáo.
Ngồi ra, dù nhìn nhận quyền con người ở phương diện nào và như thế nào thì cũng
phải thừa nhận rằng, cái cốt lõi và thực chất của quyền con người là quyền được sống,
được chăm sóc, được bảo vệ và tất cả các quyền khác của con người chỉ được thực
hiện và chỉ có ý nghĩa khi quyền sống, quyền được chăm sóc, được bảo vệ được tôn

trọng, bảo đảm trong thực tế và được thể chế hoá bằng pháp luật, đạo luật.
Liên quan đến quyền sống – một trong những quyền cơ bản của con người, bộLuật
Hồng Đức đã đưa ra khá nhiều điều luật thể hiện chủ trương của nhà vua, nhà nước
phong kiến cùng những quy định để hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện quyền này ở
hai mặt: mọi người phải có đời sống vật chất khá đầy đủ và được sống trong mơi
trường văn hố lành mạnh. Nhiều điều luật đã quy định, nhà vua, tầng lớp quan lại
phải có trách nhiệm chăm lo và đảm bảo đời sống vật chất của người dân. Theo đó, tất
cả những hành động tự tiện chiếm ruộng đất, của cải, tiền bạc của dân, tự tiện thu thuế
và thu thuế trái quy định của dân để làm của riêng, kể cả để làm lễ vật cung phụng
nhà vua, đều vi phạm pháp luật và phải bị nghiêm trị; toàn bộ tài sản của dân bị chiếm
đoạt hoặc thu sai quy định phải trả lại gấp đôi cho dân (các điều 181, 185, 186, 206,
300, 325, 326, 336, 338,…). Điều 325 còn hướng dẫn việc thu thuế phải công bằng;
phải phân biệt người giàu, người nghèo, người khoẻ, người yếu mà thu thuế nhiều hay
ít, trước hay sau. Ngồi ra, bộ luật cịn đưa ra các điều luật để ngăn cấm và trừng phạt
các tội tự tiện giết, bán súc vật, trâu ngựa; phá hoại hoa màu, đê điều, cầu cống,… ảnh
hưởng đến công việc và đời sống của dân (các điều 573, 575, 578, 579, 580, 581,
596,…); yêu cầu quan lại địa phương phải chăm lo sửa sang đường xá, cầu cống để phục
vụ tốt công việc nhà nông và cuộc sống của người dân (các điều 633, 635).
Ngoài những quy định nhằm bảo đảm đời sống vật chất cho mọi người, bộ Luật Hồng
Đức cịn có những quy định việc thực hiện quyền của con người được sống trong môi
trường văn hố lành mạnh. Theo đó, mọi hành vi vi phạm trật tự, kỷ cương, sự hồ
mục trong gia đình, ngồi xã hội đều bị ngăn cấm và bị trừng trị. Không những thế,
bộ luật đã đưa ra nhiều điều ngăn cấm và trừng trị tội nhận hối lộ, tội gian dâm, ăn


mặc lố lăng càn dỡ (điều 640), tội dung nạp, chứa chấp bọn vơ lại, bói tốn, thầy phủ
thuỷ, đồng cốt, bọn giang hồ (điều 337); quan lại không ngăn cấm cũng như khơng
trừng trị các hoạt động mê tín, dị đoan (các điều 332, 413, 538); tội không lùng bắt
bọn trộm cướp trong địa hạt mà quan lại quản lý (điều 284) và nhiều điều luật khác
khuyến khích tính trung thực, lịng vị tha của con người.

Ngồi quyền sống, thì quyền được chăm sóc, được bảo vệ tính mạng và tài sản của
con người cũng được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nhìn chung, bộ Luật Hồng
Đức đều yêu cầu, đòi hỏi nhà vua, tầng lớp quan lại phải hết sức chăm lo cuộc sống,
tính mạng của người dân, nhất là những người có hồn cảnh đặc biệt. Như điều 294
và 295 ghi rõ: Nhà nước và mọi người phải có trách nhiệm chăm sóc, ni nấng
những người ốm đau không ai nuôi nấng, những người vô gia cư, thấp hèn, những
người tàn tật, goá vợ, goá chồng, những kẻ mồ côi, nghèo khổ không nơi nương tựa.
Và quy định, đối với những người này, quan sở tại phải thu nuôi mà không được bỏ
rơi họ; nếu không như vậy sẽ bị nghiêm trị. Ngoài các điều quy định về việc ngăn
cấm, trừng trị các tội ngược đãi, vô cớ đánh đập, hành hạ tù nhân, giết chết hay bức tử
tù nhân, xét xử oan sai, phạm tội khơng đáng giam cầm mà giam cầm,… như đã nói ở
trên, bộ luật này cịn có những quy định, tù nhân phạm tội nếu bị thương hay ốm đau
phải được chữa trị, chăm sóc (điều 663), khơng được tra tấn tù nhân tuổi cao hay vị
thành niên (điều 665). Điều 16 còn quy định, những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi
trở xuống và những người bị phế tật nếu phạm tội (trừ tội Thập ác) đều cho chuộc tội
bằng tiền; người từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống mắc tội chết đều được tha bổng.
Điều 17 chỉ rõ: người nào khi phạm tội chưa già cả, tàn tật đến khi già cả, tàn tật mới
phát hiện thì xử tội theo luật già cả, tàn tật và khi nhỏ mà phạm tội đến khi lớn mới
phát giác thì xử tội theo luật khi cịn nhỏ. Cịn những người phạm tội (trừ tội Thập
ác và giết người) chưa bị phát giác mà tự thú trước đều được tha tội (điều 18). Đặc
biệt bộ luật này đã đưa ra khá nhiều điều luật cho thấy, những hành vi chủ mưu, cố ý
cướp của giết người, đánh đập, đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng con người với tất cả
những thủ đoạn và biểu hiện của các loại tội phạm này đều bị nghiêm trị đích đáng.


Theo đó, tất cả những ai tự huỷ hoại hoặc chủ mưu, cố ý huỷ hoại cơ thể mình hoặc
người khác đều bị phạt tội lưu, người nào biết mà không tố cáo, không phát giác hay
chứa chấp kẻ ấy đều bị xử tội đồ (điều 305); quan lại cai quản địa hạt của mình nếu có
hổ, chó sói, lợn rừng cắn hại người dân mà khơng tìm cách săn bắt thì bị
tội biếm (điều 371). Hơn thế nữa, những người nào dùng thuốc độc hại người hay bán

thuốc độc (điều 421), nuôi trùng độc để hại người cùng người dạy cách nuôi (điều
424) đều bị tội giảo (thắt cổ, chém). Còn tất cả những hành vi cố ý làm bị thương hay
giết người, kể cả kẻ chủ mưu và tòng phạm, đều bị khép vào tội giết người và đều
phải chịu hình phạt cao nhất là chém đầu và những người nào biết mà không tố giác
đều bị xử tội lưu (các điều 415, 420, từ điều 424 đến điều 428, điều 447, từ điều 474
đến điều 494…). Ngay cả những ai vì sự thù ghét mà dùng thuật tà ma, bùa chú để
định giết người (dù chưa dẫn đến chết người) cũng bị khép vào tội mưu sát và giảm
nhẹ tội này hai bậc so với tội giết người (điều 423). Đặc biệt, các hành động giết
người tàn bạo (giết tới 3 người trong một gia đình, xả thây người ta - điều 420), ăn
cướp lại giết người (điều 426), ăn cướp và ăn trộm mà lại hiếp dâm thì cả kẻ chủ mưu
và kẻ tịng phạm đều bị chém bêu đầu. Đồng thời, nhiều điều luật trong bộ luật này
còn ngăn cấm và trừng trị quan lại nào có những hành động khơng biết làm lợi cho
dân mà lại làm hại, sách nhiễu, quấy nhiễu, hà hiếp dân thường,…
3. Như vậy, có thể nói, bộ Luật Hồng Đức không chỉ nhằm bảo vệ địa vị và quyền lợi
của nhà vua, giai cấp phong kiến thống trị, mà còn thừa nhận và bảo vệ những quyền
cơ bản nhất của con người, mọi người. Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định không
thể tránh khỏi, nhưng căn cứ vào nội dung, tính chất khi đề cập đến quyền con người,
có thể khẳng định rằng, bộ Luật Hồng Đức đã để lại nhiều giá trị và ý nghĩa tiến bộ,
tích cực. Đặc biệt, nó có ý nghĩa, giá trị to lớn và là một trong những kinh nghiệm quý
báu không chỉ trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân và vì dân; trong việc hoàn thiện và chỉ đạo việc thực hiện thành cơng đường
lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về con người,
quyền con người, mà cịn trong việc bổ sung, hồn thiện và cụ thể hoá nhiều đạo luật,


văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.

(*) Tiến sĩ, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội,
(1) Từ đây trở đi, trong bài viết này, chúng tôi gọi bộ Quốc triều hình luật này làLuật

Hồng Đức.
(2) Phan Huy Lê. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, t. II. Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1960, tr.159-160.
(3) Quốc triều hình luật (Viện Sử học dịch và giới thiệu). Nxb Chính trị Quốc gia
(xuất bản lần thứ hai), Hà Nội, 1995.
(4) Đồ (đồ hình): người phạm tội bị giam cầm và bắt làm việc khổ sai. Lưu (lưu
phóng): người phạm tội bị đày đi nơi xa. Tử hình (có 3 bậc tuỳ theo tội): thắt cổ
(giảo), chém (cả chém và bêu đầu), lăng trì (hình phạt tàn khốc nhất, phạm nhân bị
đem ra pháp trường và bị cắt chân tay, xẻo da thịt dần cho đến chết).
(5)Quốc triều hình luật (Viện Sử học dịch và giới thiệu). Sđd. Do đặc điểm và cấu
trúc của bộ luật được giới thiệu trong cuốn sách trên, cho nên trong bài viết này,
chúng tôi không cần dẫn trích số trang ghi chép điều luật được dẫn ra mà chỉ dẫn điều
luật với số cụ thể.
(6) Trượng (trượng hình): có 5 bậc tuỳ theo tội. Trượng làm bằng cây song lớn, khơng
róc bỏ những mấu mắt. Biếm (Biếm chức): giáng chức quan. Dẫn theo:Quốc triều
hình luật; Sđd., tr.29, tr.33.

LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI THAY VÌ ĐỐI ĐẦU GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ VÀ
VĂN MINH – NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN GIỮ VỮNG TRONG ĐỐI THOẠI


PHẠM XUÂN NAM (*)
1. Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, sự ảnh hưởng lẫn nhau của
các nền văn hoá đang lan rộng rất nhanh và vượt ra ngoài biên giới các quốc gia riêng
rẽ. Vì thế, hiện nay, như nhận xét của Tổng Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura,
“càng cần thiết hơn bao giờ hết phải tiến hành và phát triển một cuộc đối thoại ở tầm
quốc tế. Nhịp độ chóng mặt của tồn cầu hố và cách mạng thơng tin, tạo ra khả năng
chưa từng có cho những cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hố và các cá nhân. Tồn cầu
hố có lợi cho tất cả chúng ta với điều kiện nó phát triển trên cơ sở đối thoại phối hợp
hành động và trao đổi”(1).

Tuy nhiên, đối lập với quan điểm trên, từ hơn chục năm nay, trên thế giới người ta đã
bàn tán xôn xao xung quanh một “luận thuyết” gây sốc về sự đụng độ không tránh
khỏi giữa các nền văn hoá và văn minh. Đề xướng “luận thuyết” này là Samuel
Huntington, người mà tiếng tăm đã lan truyền hầu như khắp thế giới kể từ khi ông ta
công bố tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh trên Tạp chí Foreign Affairs mùa
hè năm 1993.
Huntington cho rằng, những kiến giải của Francis Fukuyama và những người đồng
quan điểm về sự tận cùng của lịch sử, sự phổ quát hoá các xã hội hiện đại theo kiểu
phương Tây và chủ nghĩa toàn cầu là vội vã. Theo Huntington, ở thời kỳ hậu chiến
tranh lạnh, “nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ khơng cịn là hệ
tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn
gốc bao trùm của các xung đột sẽ là văn hoá… Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ
trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là
chiến tuyến tương lai”(2).
Với quan niệm văn minh là một cộng đồng văn hoá cao nhất, là trình độ cao nhất của
tính đồng nhất văn hố, trong đó tơn giáo được xem như yếu tố căn bản và chủ đạo,
Huntington phân chia thế giới hiện nay là 7 hay 8 nền văn minh lớn: phương Tây,
Nho giáo, Nhật Bản, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Slave Đơng chính giáo, Mỹ Latinh và có
thể cả châu Phi nữa. Ơng đưa ra sáu lý do để giải thích tại sao các nền văn minh không


tránh khỏi đụng độ với nhau. Trong đó, lý do cốt lõi nhất là, một phương Tây đứng ở
đỉnh cao quyền lực của mình đối đầu với các nước phi phương Tây ngày càng có mong
muốn, quyết tâm và nguồn lực để hình thành thế giới theo mơ hình phương Tây.
Như vậy, Huntington thừa nhận sự đa dạng về văn hoá, văn minh trong thế giới hậu
chiến tranh lạnh, tức trong giai đoạn tồn cầu hố hiện nay. Nhưng ơng lại xem chính
sự đa dạng văn hố ấy là nguyền nhân dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh, mà
trước hết là giữa văn minh phương Tây dựa trên Cơ đốc giáo với văn minh Hồi giáo
và Nho giáo. Theo ơng, khối Nho giáo – Hồi giáo đã hình thành như là “sự thách thức
với các lợi ích, giá trị và sức mạnh của phương Tây”(3). Vì thế, “trong tương lai gần,

các lò lửa xung đột chủ yếu sẽ là quan hệ qua lại giữa phương Tây và một loạt nước
Hồi giáo – Nho giáo”(4).
Sai lầm cơ bản nhất của Huntington là ở chỗ, ông ta đã “bỏ chung vào một rọ” một
thiểu số thế lực tôn giáo cuồng tín, cực đoan với đại đa số tín đồ chân chính của mọi
tơn giáo (kể cả Hồi giáo) mà bản chất của họ là hướng thiện và khoan dung. Hơn nữa,
Huntington cịn khơng thấy được hoặc khơng dám chỉ ra những kẻ gây chiến và xâm
lược từ xưa đến nay – từ cuộc Thập tự chinh thế kỷ XI – XIII đến cuộc chiến tranh ở
Irắc hiện nay - đều theo đuổi các mục tiêu kinh tế, chính trị là chủ yếu, chứ không hẳn
là chỉ do sự khác biệt về văn hoá dẫn đến xung đột giữa các nền văn minh.
Theo Huntington và những người đồng quan điểm, cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần
thứ nhất chính là cuộc đụng độ đầu tiên giữa nền văn minh phương Tây và văn minh
Hồi giáo thời hậu chiến tranh lạnh. Sự thật như thế nào? Sau đây là điều mà Tổng
thống Mỹ George Bush (Bush cha) đã nói về động cơ và mục tiêu của Hoa Kỳ khi
phát động cuộc chiến tranh ấy: “Công ăn việc làm của chúng ta, lối sống của chúng ta,
nền tự do của chúng ta và của các nước bạn bè trên thế giới có thể gặp khó khăn, nếu
quyền kiểm sốt mỏ dầu lớn nhất lại rơi vào tay Saddam Hussein”(5). Rõ ràng, cái gọi
là “sự đụng độ giữa các nền văn minh” chỉ là một màn khói tung ra để làm mờ đi mưu
toan của chính quyền Bush muốn chiếm đoạt lợi thế địa - kinh tế tại vùng có trữ lượng
dầu mỏ lớn nhất thế giới mà thôi.


Nhưng khác với quan điểm của Huntington và Bush, trong chuyến thăm Gioócđani
tháng 10 – 1994, Bill Clinton – vị Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ - đã tuyên bố:
“Nước Mỹ bác bỏ ý kiến cho rằng các nền văn minh của chúng ta phải đối đầu nhau.
Mối nguy hiểm không phải là đạo Hồi, mà là chủ nghĩa cực đoan chính trị, sử dụng
cái tên đạo Hồi”(6).
Vì bị chỉ trích mạnh mẽ về nhiều luận điểm võ đốn, cường điệu, nhất là luận điểm về
sự đụng độ không tránh khỏi giữa các nền văn minh, năm 1996, Huntington đã cho
xuất bản cuốn sách Sự đụng độ giữa các nền văn minh và sự lặp lại trật tự thế giới(7).
Trong cuốn sách này, Huntington đã phần nào “mềm hoá” một số nhận định phiến

diện trước đây. Nhưng về cơ bản, ông ta vẫn bám lấy tư tưởng cốt lõi đã được nêu ra
trong tiểu luận viết năm 1993.
2. Có những dấu hiệu chứng tỏ, từ sau sự kiện ngày 11 – 9 – 2001, chủ trương chiến
lược quân sự và đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của
thuyết “đụng độ giữa các nền văn minh” do Huntington đưa ra.
Ngày 13 – 9 – 2001, Tổng thống George W.Bush tuyên bố nước Mỹ sẽ tiến hành
“một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố”, trước hết nhằm vào tổ chức AlQueda và phe Taliban ở Ápganixtan, mà sau đấy có lúc ơng ta cịn ví von đó là “cuộc
thập tự chinh”(8) trong thế kỷ này.
Lời nói trên của ơng Bush lập tức bị một giáo sư chuyên nghiên cứu tôn giáo của
Trường Đại học Virginia phê phán là “khinh xuất”, vì nó chỉ có tác dụng khơi sâu
thêm mối hận thù giữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, gợi cho người ta nhớ lại lịch sử
đẫm máu của cuộc Thập tự chinh (1096 – 1270). Một giáo sư khác của Trường Đại
học John Hopkine cũng nhắc nhở nhà cầm quyền Mỹ và các đồng minh phương Tây
phải hết sức thận trọng trong phát ngơn, khơng được đưa ra những lời nói ám chỉ rằng
đang có cuộc xung đột giữa các nền văn minh, đặc biệt là giữa phương Tây và thế giới
Hồi giáo: “Nếu chúng ta – những người phương Tây – nói rằng chúng ta đang có
chiến tranh với người Hồi giáo, thì chúng ta sẽ thật sự lâm trận với người Hồi giáo.
Một tuyên bố như vậy sẽ là lời tiên tri tự khắc chuyển thành hiện thực”(9).


×