Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận tình huống chế độ chính sách (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.09 KB, 15 trang )

Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập để phát triển kinh tế - xã
hội gắn với phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước,trong đó Nghị quyết số 29 BCHTW Khóa XI về “Đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”.
Trong tiến trình hội nhập để phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta luôn chủ
trọng đến việc thực hiện tốt các chế độ chính sách an sinh xã hội, Giáo dục-Đào
tạo nguồn nhân lực đối với nhân dân, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo.Trong đó đặc biệt quan tâm đến các chế độ chính sách
hỗ trợ đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn như: Chính sách hỗ trợ học sinh
bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn (theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ); hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày
18/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ);
Nhưng hiện nay tình trạng cán bộ, công chức thực hiện sai các chế độ chính
sách đối với học sinh thuộc diện được hưởng chế độ vẫn còn xảy ra ở một số
trường học trên cả nước gây bức xúc cho nhân dân.
Việc làm của một số công chức, viên chức trong việc thực hiện các chế độ
chính sách đã gián tiếp làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội, nền giáo dục của
đất nước trì trệ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục ở vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội dặc biệt khó khăn và làm giảm lòng tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Bản thân tôi là Hiệu trưởng của một trong
những trường học thuộc xã khó khăn xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn,tỉnh Sơn La,
qua lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, được
tiếp thu và trang bị những kiến thức về quản lý nhà nước cũng như xuất phát từ
1




Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

những lý do trên nên tôi chọn tiểu luận cuối khoá: “ Xử lý công chức thực hiện
sai chế độ chính sách đối với học sinh tại trường trung học cơ sở Bán trú Chiềng
Nơi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La”
I.

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.Hoàn cảnh

Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với học sinh
có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Mai Sơn đã đem lại những hiệu quả
thiết thực. Từ các chính sách hỗ trợ đã giúp việc dạy và học ở vùng đặc biệt khó
khăn có thêm những bước tiến mới trong duy trì sỹ số và nâng cao chất lượng học
tập.
Đến nay chế độ chính sách hỗ trợ đối với đối tượng học sinh các trường
học trong địa bàn xã Chiềng Nơi, việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh vùng
đặc biệt khó khăn như: Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân
tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo Quyết
định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ); hỗ trợ gạo
cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn (theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/06/2013 của Thủ tướng Chính
phủ);
2. Mô tả tình huống
Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Nơi , phòng Giáo dục-Đào tạo; UBND huyện
Mai Sơn nhận được đơn của hội cha mẹ học sinh trường trung học Cơ sở bán trú
Chiềng Nơi phản ảnh việc ông Trần Văn Thanh, Hiệu trưởng trường Trung học

cơ sở bán trú Chiềng Nơi đã thực hiện sai chế độ chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với học sinh; đã lợi dụng chức vụ của mình thực hiện hành vi không
phát ngay tiền chế độ học sinh hai tháng 4, 5/2015 mà lại chi trả vào tháng
8/2015 vào mục đích khác. Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Nơi, phòng GD-ĐT và
2


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn đã thành lập đoàn kiểm tra và làm rõ hành vi vi
phạm của anh Trần Văn Thanh như sau:
Anh Trần Văn Thanh sinh năm 1978, đã vào được công tác dạy học tại xã
Chiềng Nơi 2002 và bổ nhiệm phó hiệu Hiệu trưởng năm 2007, năm 2010 bổ
nhiệm Hiệu trưởng.Từ khi đảm nhận công việc giảng dạy và bổ nhiệm, anh
Thanh luôn tận tụy trong công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
trong quan hệ với đồng nghiệp anh là người vui vẻ, tôn trọng đồng nghiệp, luôn
lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người; trong quan hệ với nhân dân anh là
người gần gũi, không quan liêu, nhũng nhiễu.
Năm học 2014-2015 trường anh Thanh được hưởng chính sách hỗ trợ cho
học sinh bán trú; chịu trách nhiệm điều tra đúng đối tượng, nhận tiền từ phòng
GD-ĐT và chi trả tiền hỗ trợ bán trú cho học sinh. Trong việc chi trả tiền anh
Thanh đã lợi dụng chức vụ của mình vào tháng cuối năm học tháng 4, tháng
5/2015 lúc đó học sinh sắp nghỉ hè anh chi trả cho học sinh tháng 4 còn lại tháng
5 để lại và sử dụng mục đích gì, như thế nào không rõ?
Nhận được đơn khướu nại của hội cha mẹ học sinh, uỷ ban nhân dân xã và
Phòng GD-ĐT huyện Mai Sơn đã thành lập đoàn kiểm tra tiến hành điều tra và
xác minh hành vi của Trần Văn Thanh; căn cứ vào các bằng chứng có được thì
đoàn kiểm tra đã kết luận hành vi của anh Thanh theo lời tố cáo của hội cha mẹ
học sinh là có thật và bản thân anh Thanh cũng đã thừa nhận: “ Do vào đầu năm

học học tháng 8 học sinh đến trường để tiếp tục năm học mới vì điều kiện gia
đình học sinh chủ yếu sản xuất nông nghiệp không có tiền trang trải mua sách
giáo khoa, đồ dùng học tập nên nhà trường giữ lại toàn bộ số tiền tháng 5 là
161.000.000 đồng ” lợi dụng vào lòng tin và quyết định của lãnh đạo bản danh
sách ký nhận là đã chi trả tháng 5 cho học sinh có đủ chữ ký và đem nộp đủ
chứng từ lên kế toán phòng GD-ĐT.
II.PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
3


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

1.Mục tiêu
Việc thực hiện chi sai chế độ chính sách nói chung và chế đội chính sách đối
với học sinh được hưởng chế độ bán trú nói riêng cần phải được xử lý một cách
kịp thời, nghiêm khắc theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường pháp chế xã
hội, xây dựng một đất nước sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Đối với cá nhân người vi phạm thì việc xử lý kỷ luật sẽ làm cho họ nhận
thức được sai phạm của mình; tự nguyện chấp hành hình thức kỷ luật; tạo cho họ
có cơ hội để sữa chữa sai phạm; nhìn thấy được sự khoan hồng và tính nhân văn
trong việc xử lý vi phạm của Đảng và Nhà nước từ đó tin tưởng,cố gắng, phấn
đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao để chuộc lại những lỗi lầm mà mình
đã gây ra.
Việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật nói chung và vi
phạm chế độ chính sách đối học sinh nói riêng nhằm xây dựng một đội ngũ cán
bộ, công chức có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức
mặt khác sẽ tạo lòng tin tuyệt tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công băng và văn minh.

2. Cơ sở lý luận
Trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế - xã hội theo nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, quan
tâm đến vấn đề an sinh xã hội, sự nghiệp giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân
lực trong đó hỗ trợ học sinh vùng kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn; từng bước
nâng chất lượng Giáo dục-Đào tạo cũng như thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch
giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn trong xã hội nhằm xây dựng một đất nước
Việt Nam giàu mạnh và phát triển.

4


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ chính
sách đối với nguời dân nói chung và đối với học sinh nói riêng như chính sách
bảo hiểm y tế 135 khám chữa bệnh, hỗ trợ chi phí học tập, học sinh khuyết tật
học hòa nhập… để khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng học tập, đời sống
cho người dân.
Nhưng hiện nay tình trạng một bộ phận không nhỏ công chức, viên chức
thực hiện sai chế độ chính sách nói chung và chế độ chính sách hỗ trợ bán trú
đối với học sinh nói riêng vẫn xẩy ra ở nhiều nơi, nhiều trường học trên cả nước
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Để thực hiện tốt chế độ chính sách với học sinh bán trú vùng kinh tế- xã hội
đặc biệt khó khăn; Đảng và Nhà nước từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chế độ
chính sách đối với học sinh vùng kinh tế -xã hội khó khăn; chủ trọng công tác
thông tin, tuyên truyền các chế độ chính sách đến tận người học; từng bước xây
dựng một đội ngũ công chức, viên chức có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và

có phẩm chất chính trị tốt; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu
nại tố cáo, chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm các trường hợp
vi pham pháp luật về việc thực hiện chế độ chính sách; tổ chức sơ kết, tổng kết để
đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện chế độ chính sách.
Đề tài cũng là hồi chuông cảnh báo cho một số công chức, viên chức đang
thực hiện chi sai chế độ chính sách nói chung và chế độ chính sách đối với học
sinh vùng kinh tế xã hội khó khăn nói riêng và thức tỉnh những người có tư tưởng
lợi dụng việc thực hiện chế độ chính sách để mưu cầu lợi ích riêng cho mình. Bên
cạnh đó cần tăng cường hơn nữa việc quản lý nhà nước đối với đội ngũ công
chức, viên chức nhằm tiến tới mục tiêu chung là sự phát triển toàn diện của đất
nước.
5


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Nhận thấy được tầm quan trọng của đội ngũ công chức, viên chức, đảng viên
trong việc xây dựng và phát triển đất nước ta; trong nhiều năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức
viên chức, đảng viên như chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương, khen
thưởng…bên cạnh đó tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng đã giúp cho cán bộ,
Đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ để thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước phân công.
Kỷ luật Đảng và việc thi hành kỷ luật trong Đảng ( Điều 35 Điều lệ Đảng)
Quyết định số 181 -QĐ/TW ngày 30 tháng 03 năm 2013 của Ban chấp hành
Trung ương về xử lý kỷ luật Đảng viên.
Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy
định về việc xử lý cán bộ, công chức;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng số
15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11
và Luật số 32/2009/QH12,;
3.Phân tích nguyên nhân diễn biến của tình huống
a. Nguyên nhân khách quan
Hệ thống văn bản Pháp luật của nước ta chưa chặt chẽ, chưa thống nhất còn
chồng chéo; chưa có quy định và phân cấp rõ ràng về tổ chức, cá nhân chịu trách
nhiệm quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi pháp luật về việc này.
Cấp ủy Đảng và chính quyền còn thiếu sự quan tâm, chỉ đạo công tác kiểm
tra, buông lỏng trong việc quản lý cán bộ.
Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên, liên tục;
đôi khi còn mang nặng tính hình thức, qua loa, đại khái, nể nang.
6


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

b. Nguyên nhân chủ quan
Công chức, viên chức thực hiện sai các chế độ chính sách của Đảng và Nhà
nước là những người không có ý thức trách nhiệm trong công việc; không có lòng
tự trọng, thiếu trung thực, có lòng tham, không có lập trường, tư tưởng chính trị
vững vàng.
Là những người không có phẩm chất đạo đức công vụ, không có tầm nhìn
rộng và xa; chỉ biết nhìn thấy cái lợi ích trước mắt.
Có thể đang có một bộ phận công chức , viên chức ở đâu đó đang thực hiện
sai các chế độ chính sách nói chung và chế độ chính sách hố trợ bán trú đối với
học sinh nói riêng chưa bị phát hiện hoặc phát hiện rồi nhưng lại bị xử lý không
nghiêm đã “ vô tình” khuyến khích các cá nhân khác thực hiện các hành vi vi
phạm pháp luật.

4. Hậu quả
a. Hậu quả kinh tế
Bản thân cá nhân và gia đình bị thiệt thòi về kinh tế vì mất đi một khoản tiền
thu nhập từ tiền lương hàng tháng và còn gây thiệt hại cho nhân dân.
b. Hậu quả về xã hội
Mất uy tín với đồng nghiệp; mất lòng tin của nhân dân đối với cá nhân vi
phạm; mất đi danh dự, phẩm chất đạo đức của người công chức.
Gây bức xúc cho cha mẹ học sinh; làm cho nhân dân giảm lòng tin đối với
đảng và nhà nước, chính quyền địa phương nơi có cá nhân vi phạm trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Làm mất đoàn kết nội bộ, đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan đơn
vị trường học.

7


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Làm giảm sút pháp chế xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây
dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển.
III.XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1.Mục tiêu
Việc thực hiện sai chế độ chính sách nói chung và chế đội chính sách hỗ trợ
bán trú cho học sinh nói riêng cần phải được xử lý một cách kịp thời, nghiêm
khắc theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường pháp chế xã hội, xây dựng
giáo dục trong trường học sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Đối với cá nhân người vi phạm thì việc xử lý kỷ luật sẽ làm cho họ nhận
thức được sai phạm của mình; tự nguyện chấp hành hình thức kỷ luật; tạo cho họ
có cơ hội để sữa chữa sai phạm; nhìn thấy được sự khoan hồng và tính nhân văn

trong việc xử lý vi phạm của Đảng và Nhà nước từ đó tin tưởng,cố gắng, phấn
đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao để chuộc lại những lỗi lầm mà mình
đã gây ra.
Việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật nói chung và vi
phạm chế độ chính sách hỗ trợ học sinh bán trú nói riêng nhằm xây dựng một đội
ngũ công chức, viên chức có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm
chất đạo đức mặt khác sẽ tạo lòng tin tuyệt tuyệt đối của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã
hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công băng và văn
minh.
2.Xây dựng, lựa chọn phương án
Để có phương án xử lý tối ưu đối với tình huống này. Bản thân tôi dự kiến
đề ra 03 phướng án giải quyết như sau:
Phương án 1:
8


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Hội đồng nhà trường sẽ tiến hành họp Hội đồng kỷ luật công chức, viên
chức để xem xét và đề nghị phòng GD-ĐT thi hành kỷ luật Hiệu trưởng với
hình thức cảnh cáo.
Ưu điểm:
Kịp thời răn đe, chấn chỉnh đội ngũ công chức
Tạo điều kiện cho công chức vi phạm nhận thấy lỗi lầm và từ đó sữa chũa
sai lầm của mình.
Vẫn giữ được công chức có kinh nghiệm làm việc, không ảnh hưởng đến cơ
cấu tổ chức cán bộ.
Nhược điểm:

Biện pháp xử lý kỷ luật chưa đủ mạnh, chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn
đe đối với người vi phạm.
Gây ra sự bằng mặt mà không bằng lòng của một số công chức, viên chức kể
cả một bộ phận nhân dân.
Phương án 2
Hội đồng nhà trường tiến hành họp Hội đồng kỷ luật công chức để xem xét
và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn thi hành kỷ luật cách chức vụ Hiệu
trưởng, trả lại số tiền cho học sinh với hình thức kỷ luật cảnh cáo đồng thời luân
chuyển công chức vi phạm đến đảm nhận vị trí khác phù hợp.
Ưu điểm:
Kịp thời răn đe, chấn chỉnh đội ngũ công chức, viên chức
Đảm bảo tính nhân văn trong việc xử lý kỷ luật
Tạo điều kiện cho công chức vi phạm nhận thấy lỗi lầm và từ đó sữa chũa
sai lầm của mình ở vị trí công tác khác
9


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Vẫn giữ được công chức có kinh nghiệm làm việc, khi được chuyển sang vị
trí khác sẽ làm việc tốt hơn vì phù hợp với tính cách của người vi phạm
Nhược điểm:
Biện pháp xử lý kỷ luật chưa đủ mạnh;
Khó sắp xếp công việc phù hợp với người vi phạm
Phương án 3
Hội đồng nhà trường sẽ tiến hành họp Hội đồng kỷ luật công chức để xem
xét và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn thi hành kỷ luật công chức với
hình thức buộc thôi việc
Ưu điểm:

Xử lý nghiêm minh, để răn đe cá nhân vi phạm và những công chức đang có
tư tưởng thực hiện chi sai các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước
Nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước
Thanh lọc được những công chức, viên chức không đủ trình độ chuyên
môn, phẩm chất đạo đức; giữ được uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân
dân
Nhược điểm
Gây khó khăn, áp lực cho các cấp lãnh đạo khi thực hiện xử lý kỷ luật
Dẫn đến xáo trộn trong cơ cấu tổ chức; gây khó dễ trong việc sắp xếp, bố trí
cán bộ có kinh nghiệm ở vùng cao.
Cá nhân vi phạm chưa gây hậu quả nghiêm trọng; mới vi phạm lần đầu;
không cho công chức vi phạm có cơ hội sữa chữa sai lầm.
Bản thân cá nhân vi phạm cũng là người tận tụy trong công việc, là một
người công dân tốt trong cuộc sống
10


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Lựu chọn phương án tối ưu
Căn cứ vào ưu, nhược điểm của các phương án xử lý kỷ luật công chức ở
trên thì phương án 2 là tối ưu nhất vì đã xử lý đúng người, đúng tội; hợp tình, hợp
lý; phù hợp với tính nhân văn, nhân đạo của nhà nước ta; mang lại niềm tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
3. Kế hoạch thực hiên phương án lựa chọn
1. Quy trình kỷ luật công chức
Bước 1. Chi ủy chi bộ, Phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn đại diện chịu
trách nhiệm họp toàn thể cơ quan, đơn vị để kiểm điểm hiệu trưởng có hành vi vi
pháp luật; thực hiện chi sai chế độ chính sách hỗ trợ học sinh bán trú.

Bước 2. Thành lập Hội đồng kỷ luật cán bộ công chức gồm phó hiệu trưởng
làm chủ tịch hội đồng; BCH công đoàn, Bí thư đoàn trường, tổ trưởng chuyên
môn và các thành phần khác có liên quan.
Bước 3. Hội đồng kỷ luật tiến hành họp để xem xét, đánh giá và kiến nghị
hình thức kỷ luật thông qua hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 4. Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn quyết định xử lý kỷ luật công
chức dựa trên hồ sơ của Hội đồng kỷ luật.
2. Phương pháp xử lý kỷ luật đối với cá nhân có hành vi sai phạm
Trường trung học cơ sở bán trú Chiềng Nơi phải tổ chức cuộc họp cấp ủy
chi bộ, ban lãnh đạo, ban chấp hành công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn với sự
tham gia của toàn viên chức trong cơ quan để tổ chức kiểm điểm cá nhân anh
Thanh; anh Thanh phải làm bản tự kiểm điểm, trong đó nêu lên hành vi sai phạm
của mình và tự nhận hình thức kỷ luật.

11


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Hội đồng kỷ luật sẽ tiến hành họp để phân tích, xem xét, đánh giá hành vi sai
phạm của anh Thanh là xuất phát từ nguyên nhân gì, mức độ và hậu quả gây ảnh
hưởng của hành vi sai phạm đó là như thế nào.
Sau khi Hội đồng tiến hành họp để đánh giá mức độ sai phạm thì Hội đồng
sẽ đưa ra các hình thức kỷ luật đối với cá nhân anh Thanh cũng như tiến hành bỏ
phiếu kỷ luật và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn xử lý kỷ luật.
Qua đó cũng đưa ra các biện pháp để tăng cường quản lý đối với công chức
trong cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả trong tác quản lý cũng như hiệu quả công
việc.
4. Kết quả xử lý kỷ luật

Căn cứ vào các văn bản Pháp luật của Nhà nước về việc xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức như Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11
năm 2008; Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ quy định về việc xử lý cán bộ, công chức; Luật Thi đua - khen thưởng ngày
26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua,
khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
47/2005/QH11 và Luật số 32/2009/QH12,;
Căn cứ vào kết quả làm việc của Hội đồng kỷ luật thì Uỷ ban nhân dân
Huyện Mai Sơn đã ra quyết định kỷ luật anh Trần Văn Thanh với hình thức thi
hành kỷ luật công chức với hình thức cảnh cáo đồng thời cách chức hiệu trưởng,
luân chuyển anh Trần Văn Thanh đảm nhận vị trí viên chức giáo viên trường
Trung cơ sở Chiềng Chung.
Trong quá trình xử lý kỷ luật anh Trần Văn Thanh thì Phòng GD-ĐT cũng
như Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn đã xem xét việc anh Trần Văn Thanh thực
hiện chi sai chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú bằng hình thúc chi tiền
ăn học sinh tháng 5 dùng chi vào mục đích khác đến tháng 8 mới chi trả chưa
12


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

gây ra hậu quả nghiêm trọng, bản thân anh Thanh cũng đã chi trả lại cho học sinh
; bản thân cá nhân anh Thanh cũng là người tận tụy trong công việc, luôn hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được phân công và trong cuộc sống anh cũng là người
công dân tốt, có nhiều đóng góp cho xã hội. Sau khi nhận quyết định xử lý kỷ
luật thì anh Thanh cũng tỏ ra rất ân hận với hành vi sai phạm của mình và hứa sẽ
lấy công chuộc tội trên cương vị mới.
Qua cách xử lý như trên đã được đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân rất
đồng tình và ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công

cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
IV. KIẾN NGHỊ
Hiện nay tình trạng công chức, viên chức thực hiện chi sai các chế độ chính
sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn tồn tại ở một số đơn vị trường học vì vậy
cần tằng cường công tác xây dựng, hoàn thiện và đổi mới hệ thống văn bản pháp
luật để đáp ứng được công cuộc đổi mới và hội nhập hiện nay; tránh tình trạng
thừa và thiếu, chồng chéo.
Cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính
nhà nước hiện nay nhằm xây một nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh việc công
chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đẳm bảo tính nghiêm minh của
Pháp luật.
Đổi mới các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức như chế độ
chính sách tiền lương; chính sách tuyển dụng….
Hàng năm cấn tăng cường việc tập huấn; bồi dưỡng công chức, viên chức
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức cho
công chức, viên chức.
V.KẾT LUẬN
13


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta cần
tăng cường xây dưng,đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ công chức, viên chức có đủ
đức, đủ tài và có các chế độ chính sách hợp lý đối với công chức, viên chức
nhằm đáp ứng tốt nhất các điều kiện làm việc cũng như cuộc sống cho đội ngũ
công chức, viên chức để họ yên tâm công tác, công hiến hết sức mình cho Đảng
và Nhà nước. Bên cạnh đó cần có các biện pháp xử lý nghiêm minh các trường

hợp vi phạm Pháp luật của đội ngũ công chức, viên chức nhằm xây dựng một đội
ngũ công chức, viên chức “ vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng được yêu cầu trong
công cuộc đổi mới hiện nay.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mọi chủ trương, đường
lối của đảng và chính sách Pháp luật của Nhà nước cho nhân dân, công chức,
viên chức hiểu rõ và tự giác thực hiện. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của công
chức, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục; tăng cường sự phối hợp giữa
các ban ngành đoàn thể trong cơ quan; nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng
đầu cơ quan.
Vì vậy trong tiến trình hội nhập để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Đảng và Nhà nước ta cần xây dựng một đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng
lực trình độ chuyên môn; có đủ phẩm chất đạo đức; có lập trường tư tưởng chính
trị vững vàng thì mới đáp ứng được yêu cầu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền
giáo xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công
bằng, văn minh.

14


Hà Minh Công- Lớp chuyên viên K9, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Đơn vị vông tác: Trường tiểu học Chiềng Nơi 2, Mai Sơn, Sơn La

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định số 181 -QĐ/TW ngày 30 tháng 03 năm 2013 của Ban chấp hành
Trung ương về xử lý kỷ luật Đảng viên.
Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy
định về việc xử lý cán bộ, công chức;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng số
15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11

và Luật số 32/2009/QH12,;
Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

15



×