Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi thuộc vùng ven biển, đầm phá tỉnh TT huế năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC

TÔN THẤT CHIỂU

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
DỊCH VỤ LÀM MẸ
AN TOÀN CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON
DƯỚI 01 TUỔI THUỘC VÙNG VEN BIỂN,
ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NĂM 2011

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


HUẾ, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC

TÔN THẤT CHIỂU


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
DỊCH VỤ LÀM MẸ
AN TOÀN CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON
DƯỚI 01 TUỔI THUỘC VÙNG VEN BIỂN,
ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NĂM 2011

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số : 62 72 76 05 2000

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học
BSCKII. HOÀNG THỊ LIÊN


TS. ĐOÀN PHƯỚC THUỘC

HUẾ, 2012


Lời Cảm Ơn
Luận án này được hoàn thành tôi vô cùng biết ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Y - Dược Huế
Ban Giám đốc Sở Y tế và các phòng thuộc Sở Y tỉnh
Thừa ThiênHuế.
Ban Lãnh đạo và các phòng thuộc Chi cục DS-KHHGĐ
tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thị
xã, thành phố.
Đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Tôi rất trân trọng cám ơn Phòng đào tạo sau Đại học,
Khoa y tế Công Cộng, quý Thầy,Cô đã không ngừng ngày
đêm vất vả truyền đạt những kiến thức cho tôi.
Đặc biệt xin chân thành cám ơn BSCKII Hoàng thị
Liên, TS. Đoàn Phước Thuộc cô, thầy đã trực tiếp hướng
dẫn cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi rất cám ơn các đơn vị, cơ quan ở tỉnh, huyện, thị
xã, thành phố; quý vị đã nhiệt tình giúp đở, hỗ trợ cho tôi
trong quá trình nghiên cứu.
Tôi rất biết ơn những người thân, những người bạn
trong khóa học, luôn động viên, thương yêu, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận án này.


Tôn Thất Chiểu


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Huế tháng 9 năm 2012
Tác giả luận án

Tôn Thất Chiểu



CÁC TỪ VIẾT TẮT

- CBYT

: Cán bộ y tế.

- CSSKSS

: Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản.

- CSTS

: Chăm sóc thai sản.

- KHHGĐ

: kế hoạch hoá gia đình.

- LMAT

: Làm mẹ an toàn.

- NHS

: Nữ hộ sinh

- TYT

: Trạm y tế.


- TVM

: Tử vong mẹ.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................3
1.1. Tình hình tử vong và bệnh tật của bà mẹ.......................................3
1.2. Làm mẹ an toàn..............................................................................11
1.3. Chăm sóc thai sản...........................................................................13
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ trong chương trình Làm
mẹ an toàn.............................................................................................15
1.5. Một số nét khái quát về địa bàn nghiên cứu...................................19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................21
2.3. Các nội dung nghiên cứu................................................................22
2.4. Khái niệm và tiêu chí đánh giá các biến số....................................25
2.5. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.......................................28
2.6. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................31
3.1. Tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn....................................31
3.2. Các yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng dịch vụ......................49
Chương 4. BÀN LUẬN...............................................................................60
4.1. Đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn......................60
4.2. Các yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn.....80
KẾT LUẬN .................................................................................................88
KIẾN NGHỊ.................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố độ tuổi của các bà mẹ
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của các bà mẹ
Bảng 3.3: Nghề nghiệp của các bà mẹ
Bảng 3.4. Thu nhập của gia đình
Bảng 3.5. Số con của các bà mẹ
Bảng 3.6.Tuổi kết hôn của các bà mẹ
Bảng 3.7. Số lần khám thai
Bảng 3.8. Tỷ lệ bà mẹ uống viên sắt
Bảng 3.9. Tỷ lệ bà mẹ tiêm vắc xin phòng uốn ván
Bảng 3.10. Tỷ lệ bà mẹ sử dụng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc

31
32
33
33
34
34
35
36
36
37

trước sinh
Bảng 3.11. Nơi sinh của các bà mẹ
Bảng 3.12. Người đỡ sinh vừa qua

Bảng 3.13. Tỷ lệ bà mẹ có sử dụng các dịch vụ chăm sóc trong

38
39
39

sinh
Bảng 3.14. Lý do các bà mẹ chọn cán bộ y tế cung cấp dịch vụ
Bảng 3.15. Phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh
Bảng 3.16. Tỷ lệ bà mẹ có sử dụng các dịch vụ chăm sóc trong

40
40
41

sinh
Bảng 3.17 .Kiến thức về độ tuổi kết hôn
Bảng 3.18. Kiến thức của bà mẹ về tiêm phòng uốn ván
Bảng 3.19. Kiến thức của bà mẹ về uống viên sắt
Bảng 3.20. Kiến thức về khám thai trong thời kỳ mang thai
Bảng 3.21. Dấu hiệu thai nghén có nguy cơ cao
Bảng 3.22. Kiến thức về nơi sinh của các bà
Bảng 3.23. Kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm sau sinh của

42
42
43
43
43
44

44

các bà mẹ.
Bảng 3.24. Kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng sơ sinh sau sinh
Bảng 3.25. Kiến thức tiêm chủng cho trẻ
Bảng 3.26. Tỷ lệ bà mẹ biết cân trẻ
Bảng 3.27. Kiến thức thời gian phụ nữ có thai trở lại sau sinh
Bảng 3.28. Kiến thức chung của các bà mẹ về Làm mẹ an toàn
Bảng 3.29. Các phòng chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm y tế
Bảng 3.30. Thực trạng thuốc thiết yếu sản khoa tuyến xã
Bảng 3.31. Thâm niên công tác

44
45
45
45
46
46
47
48


Bảng 3.32. Các dịch vụ lâm sàng
Bảng 3.33. Kiến thức kỹ năng cùa Nữ hộ sinh
Bảng 3.34.Liên quan giữa tuổi và sử dụng chăm sóc trước sinh
Bảng 3.35. Liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ và sử

48
49
49

50

dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
Bảng 3.36. Liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ và sử dụng

50

dịch vụ chăm sóc trước sinh
Bảng 3.37. Liên quan giữa kinh tế gia đình của bà mẹ và sử dụng

51

dịch vụ chăm sóc trước sinh
Bảng 3.38. Liên quan giữa số con của bà mẹ và sử dụng dịch vụ

51

chăm sóc trước sinh
Bảng 3.39. Liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến cơ sở cung

52

cấp dịch vụ của bà mẹ và sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
Bảng 3.40. Liên quan giữa kiến thức LMAT và sử dụng dịch vụ

52

chăm sóc trước sinh của bà mẹ
Bảng 3.41. Liên quan giữa tuổi của bà mẹ và sử dụng dịch vụ


53

chăm sóc trong sinh
Bảng 3.42. Liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ và sử

53

dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh
Bảng 3.43. Liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ và sử dụng

54

dịch vụ chăm sóc trong sinh
Bảng 3.44. Liên quan giữa kinh tế gia đình của bà mẹ và sử dụng

54

dịch vụ chăm sóc trong sinh
Bảng 3.45. Liên quan giữa số con của bà mẹ và sử dụng dịch vụ

55

chăm sóc trong sinh
Bảng 3.46. Liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến cơ sở cung

55

cấp dịch vụ của bà mẹ và sử dụng dịch vụ chăm sóc trong sinh
Bảng 3.47. Liên quan giữa kiến thức và sử dụng dịch vụ chăm


56

sóc trong sinh của bà mẹ
Bảng 3.48. Liên quan giữa tuổi của bà mẹ và sử dụng dịch vụ

56

chăm sóc sau sinh
Bảng 3.49. Liên quan giữa trình độ học vấn của bà mẹ và sử

57

dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh


Bảng 3.50. Liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ và sử dụng

57

dịch vụ chăm sóc sau sinh
Bảng 3.51. Liên quan giữa kinh tế gia đình của bà mẹ và sử dụng

58

dịch vụ chăm sóc sau sinh
Bảng 3.52. Liên quan giữa số con của bà mẹ và sử dụng dịch vụ

58

chăm sóc sau sinh

Bảng 3.53. Liên quan giữa khoảng cách từ nhà đến cơ sở cung

59

cấp dịch vụ của bà mẹ và sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh
Bảng 3.54. Liên quan giữa kiến thức của bà mẹ và sử dụng dịch

59

vụ chăm sóc sau sinh


DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố độ tuổi của các bà mẹ
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của các bà mẹ
Biểu đồ 3.3. Nghề nghịêp của các bà mẹ
Biểu đồ 3.4. Số lần khám thai
Biểu đồ 3.5. Số bà mẹ uống viên sắt
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bà mẹ được tiêm phòng uốn ván
Biểu đồ 3.7. Nơi sinh của các bà mẹ
Biểu đồ 3.8. Người đỡ sinh vừa qua
Biểu đồ 3.9. Phụ nữ sử dụng Biện pháp tránh thai sau sinh
Biểu đồ 3.10. Độ tuổi kết hôn

31
32
33
35
36

37
38
39
41
42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác chăm sóc bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược
phát triển đất nước và đã có nhiều chính sách ưu tiên đẩy mạnh phát triển kinh
tế xã hội nhằm âng cao đời sống nhất là cho đồng bào các dân tộc sống ở
miền núi,vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, ven biển. Bước vào những năm đầu
tiên của thế kỷ 21, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược dân số Việt
Nam 2001 - 2010; Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản 2001 2010 [43][61][62][63] và Chiến lược dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 [46].
Năm 2005, Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ nêu rõ “Bảo đảm
đến năm 2010 tình trạng sức khoẻ sinh sản được cải thiện rõ rệt và giảm được
sự chênh lệch giữa các vùng và các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn
những nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với điều kiện
của các cộng đồng ở từng địa phương, đặc biệt chú ý đến các vùng và đối
tượng có khó khăn” [19][[37]. Để góp phần thực hiện thắng lợi chính sách
dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) thời gian tới, Chính phủ đã
phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn
2009 - 2020 với mục tiêu tổng quát là “Kiểm soát quy mô và chất lượng dân
số các vùng biển, đảo và ven biển” [40][44].
Hằng năm trên thế giới có khoảng 585.000 phụ nữ chết do những lý do
liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, mà 95% có thể tránh được, phần lớn sự

chết này xảy ra ở các nước đang phát triển, 9 triệu trẻ dưới 01 tuổi chết hàng
năm, trong đó có trên 4 triệu chết ngay trong tháng đầu sau sinh [2][90].
Ở Việt Nam, năm 1999 tỷ suất này là 100/100.000, mục tiêu cần đạt
vào năm 2010 về tỷ suất này là 70/100.000 trẻ sinh ra sống [8][11], năm 2015


2
tỷ suất này là xuống dưới 58,3/100.000 trẻ sinh sống và xuống dưới
52/100.000 trẻ sinh sống vào năm 2020 [46] .
Việc cung cấp dịch vụ của các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh
sản (CSSKSS) hiện thời ở Việt Nam và tại Thừa Thiên Huế đã đạt được những
kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đó là các
chỉ số về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, còn có những
vấn đề khác cũng cần được quan tâm như nâng cao chất lượng dân số và chất
lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Trong những năm tới, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã được thể hiện
rõ "Tiếp tục kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, chú trọng nâng cao chất lượng
dân số và phân bổ dân cư hợp lý giữa các vùng" [26][65], “Cải thiện tình
trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý” [46]. Vì vậy, một trong
những nhiệm vụ quan trọng là đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Làm mẹ an
toàn (LMAT) cho phụ nữ nhất là phụ nữ ở những vùng khó khăn, vùng ven
biển, đầm phá là rất cần thiết.
Cho đến nay, mặc dù công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch
hóa gia đình (KHHGĐ) ở Thừa Thiên Huế rất được chú trọng nhưng vấn đề
đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn cho phụ nữ vùng ven biển,
đầm phá vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của các bà mẹ có
con dưới 1 tuổi thuộc vùng ven biển, đầm phá tỉnh TT Huế năm 2011”.
Với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn của phụ nữ có

chồng thuộc vùng ven biển, đầm phá.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ làm mẹ an toàn
của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Việc mang thai và sinh đẻ là một trong những nguyên nhân quan trọng
gây ra bệnh tật và tử vong đối với người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở hầu
hết các nước đang phát triển. Giáo dục cho phụ nữ biết những kiến thức cơ
bản về thai nghén, làm cho họ tự thấy cần thiết phải chăm sóc khi mang thai
bằng khám thai định kỳ, đăng ký, quản lý thai nghén nhằm khắc phục, hạn
chế những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của họ và thai nhi.
1.1. TÌNH HÌNH TỬ VONG VÀ BỆNH TẬT CỦA BÀ MẸ
Bất cứ ai đã từng trải qua hay từng chứng kiến thì không hề nghi ngờ
gì, sinh đẻ là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời. Tuy nhiên, không may
thay bên cạnh niềm hạnh phúc tuyệt vời đó nó cũng mang lại nhiều vấn đề
khó khăn và những nguy hiểm tiềm tàng. Trong những trường hợp nguy kịch,
thì cả bà mẹ, trẻ sơ sinh hoặc cả hai đều có thể chết [53][87][89].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), mỗi năm trên thế
giới có khoảng 585.000 phụ nữ chết do những lý do liên quan đến thai sản,
700.000 chết mẹ do thiếu các dịch vụ tránh thai, 85 triệu ca thai nghén ngoài ý
muốn, 70.000 phụ nữ chết do phá thai không an toàn. Cứ mỗi phút trôi qua,
có một phụ nữ chết khi đang mang thai hoặc sinh con [3][4][11][47]. Có một
sự khác nhau rất lớn về tỷ lệ tử vong mẹ giữa các nước phát triển và đang phát
triển, hơn 90% các trường hợp tử vong mẹ trên toàn thế giới xảy ra ở các
nước đang phát triển, chỉ có khoảng 1% số tử vong mẹ xảy ra ở các nước phát
triển. Ở Jamaica là nước có tỷ lệ tử vong mẹ thấp so với các nước đang phát

triển, vẫn nhiều gấp 10 lần so với Mỹ; Châu Phi và Châu Á tỷ lệ này cao hơn
rất nhiều [15][75].


4
Tỷ suất tử vong mẹ là 830/100.000 trẻ sinh sống ở các nước châu Phi,
trong khi ở các nước châu Âu, tỷ suất này là 24/100.000 trẻ sinh sống. Trong
số 20 nước có tỷ suất tử vong mẹ cao nhất trên thế giới, có đến 19 nước nằm
ở vùng Cận Sahara châu Phi. Tỷ suất tử vong mẹ cũng thay đổi giữa các nước
khác nhau trong vùng. Ngay trong mỗi quốc gia, cũng có sự khác biệt về con
số này ở các vùng, miền khác nhau [14][77][81][82].
Ngoài số chết ra, hàng năm còn có khoảng 64 triệu phụ nữ bị tác động
bởi sự đau yếu kinh niên, bắt nguồn từ những biến chứng của thai nghén. Thế
giới đã công nhận rằng cứ 01 bà mẹ tử vong thì có tới 30 - 50 bà mẹ khác bị
tổn thương mãn tính vì các nguyên nhân liên quan đến thai sản. Ở các nước
đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây
bệnh tật, tử vong và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [35][67][75].
1.1.1. Bệnh tật và tử vong mẹ liên quan sinh đẻ trên thế giới
Hiện nay, trên nửa triệu phụ nữ tiếp tục chết hằng năm do quá trình
mang thai và sinh sinh, phần lớn xảy ra ở vùng Châu Phi cận Sahara và Châu
Á. Theo đánh giá của WHO (World Health Organization: Tổ chức y tế thế
giới), UNICEF (United Nations Children's Fund: Quỹ Nhi đồng Liên hiệp
quốc: QNĐLHQ), UNFPA (United Nations Population Fund: Quỹ dân số Liên
hiệp quốc: QDSLHQ) và WB (World Bank: Ngân hàng thế giới) năm 2007 thì
có khoảng 536.000 trường hợp chết mẹ xảy ra hằng năm trên toàn cầu. Trong
đó các quốc gia đang phát triển chiếm đến 99% (533.000) các trường hợp chết
mẹ, gần hơn một nửa trường hợp chết mẹ (270.000) xảy ra chỉ ở vùng Châu
Phi cận Sahara. Vùng Nam Á và Châu phi chiếm đến 86% các trường hợp
chết mẹ trên toàn cầu[85][86] [90].
Mỗi năm, toàn cầu có 8 triệu trong số 210 triệu phụ nữ mang thai chịu

đựng những vấn đề phức tạp đe doạ cuộc sống liên quan đến sinh đẻ. Hàng
năm ước chừng khoảng 585.000 phụ nữ chết trong thời kỳ mang thai và sinh


5
đẻ do những nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Tỷ suất tử vong mẹ trong
toàn cầu không thay đổi kéo dài trong thập kỹ qua. Tử vong mẹ mất cân đối
giữa các vùng rất lớn, có hơn 90% những trường hợp tử vong mẹ xảy ra ở các
quốc gia đang phát triển.
Ở các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh tật, tử vong và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Khoảng 15% phụ nữ mang thai có khả năng bị đe dọa tính mạng trong thời kỳ
mang thai và sinh nở. Theo tài liệu của TCYTTG, QNĐLHQ, QDLHQ thì số
tử vong mẹ (TVM) hàng năm trên thế giới hầu như tương đương giữa châu
Phi (251.000) và châu Á (253.000), khoảng 4% (22.000) ở châu Mỹ la tinh và
ở các nước phát triển thì ít hơn khoảng 1% (25.000). Trên cả thế giới ước
chừng tần suất tử vong mẹ khoảng 400/100.000 trường hợp sinh sống.
Hậu quả của tử vong mẹ còn mang đến mỗi năm trên thế giới có
khoảng 01 triệu trẻ em mất mẹ và không được chăm sóc của mẹ khi chào đời
và phần lớn sẽ bị chết sau đó.
Tỷ suất chết mẹ ước tính theo các vùng của TCYTTG năm 2005

VÙNG

Số chết mẹ
trên
100.000 trẻ
sinh sống

Số

Nguy cơ
Biên độ
trường
chết mẹ
ước lượng
hợp
1/100.000 trẻ
tỷ suất
chết mẹ
sinh sống
chết mẹ

Châu Phi

900

261.000

23

450 - 1500

Châu Mỹ

99

16.000

420


62 - 170

Đông Nam Á

450

170.000

74

290 -630

Châu Âu

27

2.900

2.3000

17 - 64

Trung cận Đông

420

66.000

61


170 - 850

Tây Thái bình Dương

82

20.000

680

40 - 170

Toàn cầu

400

536.000

92

220 - 650

Nguồn: WHO - 2007 [90].


6
Nguy cơ chết mẹ là cao nhất ở Châu Phi (1/26) tiếp đến là Châu Đại
Dương (1/62), Châu Á (1/120). Trong khi đó ở các quốc gia phát triển nguy
cơ chết mẹ là thấp nhất (1/7300) [90]. Tuy nhiên, nhìn chung trên toàn cầu tỷ
suất chết mẹ đã có thuyên giảm. Trên thế giới, tỷ suất chết mẹ giảm được

5,4% trong khoảng thời gian từ 1990-2005. Khu vực Đông Á là đạt được mức
giảm tỷ suất chết mẹ tốt nhất với 47,1%, ngược lại với khu vực cận Sahara chỉ
giảm được 1,8% [85][92].
Chỉ số tử vong mẹ không chỉ đánh giá sức khoẻ phụ nữ mà còn đánh
giá khả năng tiếp cận, sự đầy đủ và hiệu quả của các cơ sở y tế. Theo
TCYTTG nguyên nhân tử vong mẹ được phân loại như sau:
+ Tử vong mẹ do các nguyên nhân trực tiếp:
Là những trường hợp tử vong mẹ có nguyên nhân do biến chứng trong
quá trình mang thai, sinh sinh hoặc do những can thiệp, sự chểnh mảng, điều
trị không đúng. Có 4 nguyên nhân trực tiếp chủ yếu là: Chảy máu, nhiễm
trùng, sản giật và chuyển dạ tắc nghẽn [50][95]. Băng huyết là nguyên nhân
chính phổ biến ở cả quốc gia phát triển và đang phát triển, tiếp đến là các
trường hợp nhiễm trùng hậu sản [36][38].
+ Tử vong mẹ do các nguyên nhân gián tiếp:
Trên toàn cầu nguyên nhân gián tiếp chiếm khoảng 20% trường hợp
chết mẹ. Là những trường hợp tử vong do những bệnh hiện tại hoặc đã mắc từ
trước và phát triển nặng lên trong quá trình mang thai như: thiếu máu, sốt rét,
HIV/AIDS (Human Immunodeficiency Virus/Acquired Immune Deficiency
Syndrome: Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải) và bệnh tim mạch...


7

Các nguyên nhân gây tử vong mẹ là khá giống nhau trên thế giới.
Khoảng 80% các trường hợp tử vong là do các nguyên nhân trực tiếp, khoảng
20% là do nguyên nhân gián tiếp. Có khoảng 10% phụ nữ mang thai có nguy
cơ trong quá trình thai nghén, nhiều người trong số đó không thể tiếp cận
được dịch vụ chăm sóc sản khoa kịp thời. Số tử vong mẹ là sản phẩm của
tổng số sinh và nguy cơ sản khoa. Theo báo cáo của TCYTTG thì tần suất tử

vong mẹ trên thế giới khoảng 400/100.000 trường hợp sinh sống trong đó cao
nhất là châu Phi 830/100.000, châu Á 330/100.000, châu Đại Dương
240/100.000, châu Mỹ La Tinh 190/100.000 và các nước phát triển là
20/100.000. Ở các nước phát triển như Mỹ nguy cơ chết mẹ là 1/3.500, một
vài nước phát triển ở châu Á như Nhật Bản năm 2001 tử vong mẹ
6,7/100.000, Singapore 7,2/100.000, Trung Quốc (1998) là 95/100.000, trong
đó thành thị là 50/100.000 và nông thôn là 115/100.000. Điều này cho thấy, sự
khác nhau về kinh tế xã hội có tác động không nhỏ đến tử vong mẹ của các
quốc gia, ngay cả sự khác nhau giữa các vùng sinh thái trong một quốc
gia[26][72]. Số liệu cho thấy tử vong mẹ sẽ không giảm nếu không có sự đầu
tư phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế, sự phát triển kinh tế sẽ làm giảm tử
vong mẹ, bởi vì nó tác động mạnh mẽ tới đời sống.


8
Hiện nay ở các nước đang phát triển không thể đạt được tỷ lệ bao phủ
80% trong tiêm chủng hay sự trợ giúp của nhân viên y tế cho các trường hợp
sinh do sự thiếu hụt nhân viên y tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy việc đào
tạo người đỡ sinh là một phần của chiến lược can thiệp, nhưng chỉ những
người đỡ sinh có trình độ không thể làm giảm tử vong mẹ mà cần phải có sự
liên kết với hệ thống chăm sóc sức khoẻ một cách rộng rãi, các cơ sở y tế với
đủ trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và nhân viên y tế khi có nhu cầu,
tăng cường kiến thức cho bà mẹ. Ngoài ra các kênh truyền thông như Báo,
Đài, vô tuyến truyền hình... cũng là phương tiện truyền thông rất hiệu quả[23]
[58][59][60].
1.1.2. Bệnh tật và tử vong mẹ liên quan sinh đẻ ở Việt Nam
Mặc dù còn là một nước nghèo và có nhiều khó khăn trong phát triển
kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, Việt Nam vẫn có những thành tựu đáng
kể trong lĩnh vực y tế nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng.
Theo ước tính, Việt Nam đã giảm tỷ suất tử vong mẹ từ 400/100.000 hoặc hơn

trong những năm 1950 xuống còn 200/100.000 trong những năm 1980 và
trong thời gian từ 1990 đến 1999, tỷ suất tử vong mẹ đã giảm từ
1600/100.000 trẻ sinh ra sống xuống còn 100/100.000; Theo số liệu của niên
giám thống kê y tế 2006 thì tỷ suất chết mẹ của Việt Nam là 75,1/100.000
[10][15]. Tuy nhiên các số liệu này do các bệnh viện thống kê báo cáo nên
con số này có thể chưa thực sự phản ánh tình hình chết mẹ vì không tính được
các trường hợp sinh ngoài các cơ sở y tế nhà nước và cả những trường hợp
chết do nạo phá thai hoặc sẩy thai [10][35]. Dẫu rằng số nữ hộ sinh sơ, trung
học hiện tại có thể đủ để bao phủ cho các xã trong toàn quốc, nhưng trong
thực tế vẫn chưa sử dụng một cách có hiệu quả về kiến thức cũng như chưa
phát huy được vai trò của họ, vì vậy vẫn còn quá nhiều bất cập trong công tác
chăm sóc sức khoẻ sinh sản [50]. Tai biến sản khoa đã giảm được 52%, tỷ lệ


9
số ca sinh được cán bộ có chuyên môn đỡ tăng từ 55% trong những năm
1990-1994 lên 71% trong những năm 1995-1997, và đạt 86% trong những
năm 2000-2002 [22][55]. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chênh lệch về các tỷ lệ này
ở những vùng khác nhau, ở những vùng khó khăn như nông thôn, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa các tỷ lệ này rất đáng phải quan tâm [30][49][64].
Theo ước tính của QNĐLHQ thì tỷ suất tử vong mẹ năm 1995 của Việt
Nam là 95/100.000. Tuy nhiên, các nghiên cứu và điều tra tử vong mẹ trong
cộng đồng được tiến hành gần đây (năm 2001 - 2002) đã đưa ra những con số
cao hơn đáng kể so với con số ước tính. Nghiên cứu gần đây nhất về tử vong
và nguy cơ tử vong mẹ đã ước tính được tỷ suất tử vong mẹ trung bình trên
toàn quốc là: khoảng 165 bà mẹ chết trên 100.000 trẻ sinh sống, với khoảng
dao động từ 124-206/100.000[53][74].
Theo báo cáo của Vụ Sức khoẻ sinh sản con số chết mẹ đã giảm rất
nhiều so với những năm trước [73].
Số trường hợp chết mẹ toàn quốc qua các năm

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Số trường hợp chết mẹ

247

235

184

186

220

Nguồn: Vụ Sức khoẻ sinh sản - 2007 [73].
Theo TCYTTG, QDSLHQ ước tính tình hình chết mẹ của Việt Nam như sau:
Ước lượng tỷ suất chết mẹ của Việt Nam theo TCYTTG, QDSLHQ
Tỷ suất
Độ không chắc
chết mẹ

chắn của tỷ
1/100.000 trẻ suất chết mẹ
sinh sống

Năm

Số trường
hợp chết mẹ

Nguy cơ chết
mẹ:
1/100.000 trẻ
sinh sống

2000

2.000

270

130

32 - 240

2005

2.500

280


150

40 - 510

Nguồn: WHO - 2004, 2007; UNFPA - 2006 [85][86][90].


10
Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt lớn về mức tử vong
mẹ giữa đồng bằng và miền núi. Tỷ suất chết mẹ tai các vùng đồng bằng là:
81/100.000 và miền núi là: 269/100.000. Đứng thứ hai sau miền núi phía Bắc
về chết mẹ và nguy cơ tử vong mẹ là khu vực miền Trung. Trong các nguyên
nhân gây ra tử vong mẹ thì 76,3% là các nguyên nhân trực tiếp. Các nguyên
nhân gián tiếp chiếm 23,7%. Trong số tất cả các nguyên nhân trực tiếp, băng
huyết chiếm tỷ lệ cao nhất với 41%, sản giật 21,3%, nhiễm trùng 16,6%, biến
chứng do sinh sinh 11,5%, vỡ tử cung 4,7%, chửa ngoài tử cung 4,8%. Đối
với nguyên nhân gián tiếp thì bệnh tim mạch 11%; viêm gan 10,3%; bệnh
mạch máu não 10,7%; lao 10,5%; Sôt rét 15,8% [18][30][51][52][59]. Những
nguyên nhân khác liên quan đến chết mẹ là Hen phế quản, Ngộ độc, sốt rét,
ung thư, rối loạn tâm thần và viêm não [88] chiếm 31,6%.
Số tử vong cao nhất thường gặp ở những bà mẹ mù chữ, không có nghề
nghiệp và sống trong tình trạng nghèo đói hoặc thu nhập thấp và những phụ
nữ cao tuổi, sinh nhiều lần (sinh 7 lần nguy cơ cao gấp 4 lần so với bà mẹ sinh
2 lần). Bà mẹ càng có nhiều con thì những lần sinh sau càng có nguy cơ phải
can thiệp bằng phẫu thuật so với những lần trước [68][80].
Ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, những cải thiện này mới chỉ có được ở vùng đồng
bằng, những vùng kinh tế xã hội phát triển. Tại vùng núi, vùng sâu vùng xa,
điều kiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em còn gặp nhiều khó
khăn. Nhiều bà mẹ vẫn phải chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe cần thiết dẫn đến tình trạng có nhiều trường hợp tử vong
đáng tiếc mà đáng ra hoàn toàn có thể phòng tránh được. Hiện nay, tỷ suất tử
vong mẹ của Việt Nam vẫn còn cao: 165/100.000 ca sinh sống (2001), ước
tính mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong trong khi mang thai hoặc sinh con [15][25]
[36].


11
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tật và tử vong mẹ
Sinh đẻ, hậu sản, can thiệp bỏ sót hoặc điều trị sai thường là những
nguyên nhân tử vong mẹ trực tiếp và phần lớn là chết tại nhà (44%) trong đó
42% trường hợp bị chậm trễ trong việc đưa đến cơ sở y tế, trên 30% phải chờ
phương tiện vận chuyển từ 1 - 4 giờ. Sự khó khăn trong việc tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) có chất lượng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới
kết quả thai nghén của các bà mẹ. Hơn nữa sự thiếu kiến thức về CSSKSS của
phụ nữ, thiếu thuốc và trang thiết bị thiết yếu cũng như hạn chế về năng lực
chuyên môn trong cấp cứu sản khoa là những yếu tố góp phần làm tăng tử
vong mẹ[24][42].
Chăm sóc y tế có chất lượng khi mang thai, khi sinh và ngay sau sinh là
sự can thiệp quan trọng nhất để ngăn ngừa tử vong và bệnh tật cho mẹ và cho trẻ
sơ sinh.
1.2. CHƯƠNG TRÌNH LÀM MẸ AN TOÀN
Làm mẹ an toàn (LMAT) là đảm bảo tốt sức khỏe cho phụ nữ và thai
nhi trong quá trình mang thai, sinh sinh và giai đoạn hậu sản. Như vậy làm mẹ
an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và
thai nhi mục đích là giảm tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ mang
thai[6][9][10][11][16][58][72].
1.2.1. Tình hình làm mẹ an toàn trên toàn cầu
Trong mỗi lần mang thai và sinh nở, người phụ nữ phải đối mặt với
nhiều nguy cơ liên quan tới những tai biến đột ngột và khó lượng trước.

Những tai biến này có thể dẫn tới thương tật hoặc thậm chí tử vong cho bà mẹ
và thai nhi. Theo ước tính của TCYTTG, số ca tử vong mẹ hàng năm trên thế
giới là khoảng 585.000 người. Tai biến sản khoa đã trở thành nguyên nhân tử
vong lớn nhất đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sinh tại nhiều nước đang phát
triển. Ngoài vấn đề tử vong, các tai biến này còn để lại những ảnh hưởng lâu


12
dài đến sức khỏe người mẹ. Các tổn hại về kinh tế và xã hội do các yếu tố liên
quan đến bệnh tật và tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh nói trên là hết sức to lớn đối
với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Năm 1997, các nhà hoạt động trong lĩnh vực làm mẹ an toàn trên khắp
thế giới đã nhóm họp lại Nairobi (Kenya) với mục đích xác định các can thiệp
nhằm cải thiện tình hình sức khỏe cho bà mẹ một cách có hiệu quả với chi phí
thấp. Hội nghị này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận các dịch vụ
y tế và các thông tin cơ bản về CSSKSS, đồng thời cũng khuyến cáo mô hình
dịch vụ y tế toàn diện[78][79][80].
1.2.2. Chương trình làm mẹ an toàn tại Việt Nam
Đến nay, mặc dù các chỉ số sức khỏe sinh sản nói chung và các chỉ số
về tử vong mẹ và tử vong sơ sinh nói riêng của Việt nam là tương đối khả
quan so với các quốc gia khác có cùng mức phát triển về kinh tế xã hội,
nhưng hiện trạng về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của Việt nam vẫn còn là
bức tranh chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ trong khi tỷ lệ tử vong trẻ em
được đo lường định kỳ thông qua các cuộc điều tra mang tính tin cậy cao như
Tổng điều tra Dân số, Điều tra Sức khỏe và Nhân khẩu học, thì số liệu về tử
vong mẹ và tử vong sơ sinh hiện nay của Việt Nam vẫn chỉ được coi là các
con số ước tính thô. Bên cạnh đó, hiểu biết của cộng đồng và của phụ nữ cũng
như gia đình họ về các vấn đề bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ
nữ và trẻ em Việt Nam nói chung còn thấp.
Với con số hơn 20 triệu phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sinh và tỷ suất

sinh thô là 19,9% thì quy mô và tầm quan trọng của vấn đề tử vong và bệnh tật
của bà mẹ và trẻ sơ sinh Việt Nam cần được chú trọng nhiều hơn nữa để chất
lượng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đặc biệt là chất lượng
sức khỏe các bà mẹ và con cái chúng ta được ngày một nâng cao[7][48][62]
[72].


13
1.3. CHĂM SÓC THAI SẢN
1.3.1. Chăm sóc trước sinh
Chăm sóc trước sinh (CSTS) là một chương trình được hoạch định để
theo dõi, giáo dục, can thiệp y học cho các bà mẹ mang thai nhằm làm cho
việc mang thai và sinh con được an toàn, thoả đáng.
Chăm sóc bà mẹ khi có thai có tầm quan trọng to lớn vì khám thai đầy
đủ trong quá trình mang thai sẽ làm giảm tử vong và bệnh tật cho mẹ và con,
bà mẹ mang thai phải khám thai ít nhất 3 lần, lần thứ nhất trong 3 tháng đầu,
lần thứ 2 trong 3 tháng giữa, lần thứ 3 trong 3 tháng cuối. Khám thai phải
đúng qui trình, hướng dẫn cho bà mẹ chăm sóc và phát hiện được những dấu
hiệu báo hiệu nguy hiểm, thai nghén có nguy cơ cao, thực hiện tiêm đầy đủ
vắc xin phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắt và thực hiện tốt chế độ vệ sinh,
lao động, nghỉ ngơi trong thời kỳ mang thai, giúp cho bà mẹ dự kiến ngày
sinh để có sự chuẩn bị trước khi sinh, nếu thai nghén có nguy cơ cao phải chọn
nơi sinh ở tuyến phù hợp.
Chương trình chăm sóc trước sinh toàn diện bao gồm một sự phối hợp
chăm sóc về y tế và giúp đỡ về tâm lý mà bắt đầu tốt nhất từ trước khi có thai
và kéo dài cho đến thời kỳ sau sinh, nhằm cung cấp cho phụ nữ và sản phụ
những thông tin cần thiết, cải thiện những điều kiện chưa sẵn sàng cho mang
thai, những điều kiện tồn tại không có lợi cho sức khỏe, phát hiện những yếu
tố nguy cơ; xử lý kịp thời những tai biến sản khoa [2][5][21][22][44][49][68].
+ Tình hình chăm sóc trước sinh trên Thế Giới và Việt Nam

- Trên Thế Giới
Ở những quốc gia phát triển, hầu như tất cả các bà mẹ đều được chăm
sóc trước sinh và sinh nỡ dưới sự giám sát của những người đã được đào tạo
sản khoa và được điều trị ngay lập tức những biến chứng nảy sinh trong quá
trình mang thai cũng như trong khi sinh nở. Tử vong mẹ cực kỳ hiếm ở những
quốc gia này. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, không thể cung cấp toàn


×