Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị tây tựu hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.57 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------

PHAN THỊ MINH TÂM
KHÓA: 2016 – 2018

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
KHU ĐÔ THỊ TÂY TỰU - HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRÚC ANH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
- TS. KTS NGUYỄNTRÚC ANHlà người hướng dẫn khoa học có trình độ


cao và kinh nghiệm đã hướng dẫn tác giả tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu
quả.
- Tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
cùng với các GS, PGS, TS đang công tác trong ngành đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong suốt
thời gian tác giả học tập tại trường.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất
để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ và động viên về tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KTS. PHAN THỊ MINH TÂM


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KTS. PHAN THỊ MINH TÂM



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ.
Danh mục các bảng, biểu.

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 1
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ TÂY TỰU - HÀ NỘI. ..................... 6
1.1.Thực trạng quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy
hoạch tại thủ đô Hà Nội . ............................................................................... 6
1.1.1.Thực trạng quy hoạch xây dựng tại Thủ Đô Hà Nội. ............................ 6
1.1.2.Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Thủ đô Hà Nội ........ 9
1.2.Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu Đô thị Tây TựuHà Nội ............................................................................................................. 18
1.2.1.Khái quát về Khu Đô thị Tây Tựu- Hà Nội: .................................... 18
1.2.2.Thực trạng xây dựng theo quy hoạch Khu Đô thị Tây Tựu- Hà Nội .
................................................................................................................. 19


1.2.3. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu Đô thị Tây TựuHà Nội. ..................................................................................................... 22
1.3.Đánh giá tồn tại và những vấn đề cần nghiên cứu trong luận văn . 28

1.3.1.Những bất cập tồn tại. ........................................................................... 28
1.3.2.Những vấn đề cần giải quyết trong luận văn: ................................... 31

Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH KHU ĐÔ THỊ TÂY TỰU. .......................................................... 33
2.1.Các cơ sở lý thuyết............................................................................ 33
2.1.1. Lý thuyết về quy hoạch đô thị. ........................................................ 33
2.1.2. Lý thuyết quản lý nhà nước về đô thị .............................................. 33
2.1.3 Lý thuyết về quản lý xây dựng theo quy hoạch ............................... 34
2.2.Các cơ sở pháp lý .............................................................................. 36
2.2.1.Các văn bản pháp luật của nhà nước. ............................................... 36
2.2.2.Các văn bản pháp luật của Thành phố Hà Nội. ................................ 39
2.3.Tóm tắt về quy hoạch xây dựng Khu Đô thị Tây Tựu trong đồ án
được phê duyệt. ............................................................................................. 42
2.4.Những yếu tố tác động đến công tác quản lý theo quy hoạch xây
dựng................................................................................................................. 50
2.4.1.Yếu tố quy hoạch. ............................................................................ 50
2.4.2.Cơ chế chính sách. ........................................................................... 50
2.4.3.Yếu tố dân trí ................................................................................... 51
2.4.4.Yếu tố hạ tầng kỹ thuật. ................................................................... 51
2.4.5.Năng lực của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương . 51
2.4.6.Năng lực của chủ đầu tư dự án......................................................... 52
2.5.Kinh nghiệm thực hiện xây dựng theo quy hoạch và công tác quản
lý thực hiện quy hoạch xây dựng trong nước và trên thế giới. .............. 52


2.5.1.Kinh nghiệm thực hiện quy hoạch xây dựng và công tác quản lý thực
hiện quy hoạch xây dựng trong nước. ....................................................... 52
2.5.2.Kinh nghiệm thực hiện quy hoạch xây dựng và công tác quản lý thực
hiện quy hoạch xây dựng trên thế giới. ..................................................... 57


Chương III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH KHU ĐÔ THỊ TÂY TỰU ĐƯỢC DUYỆT. ..................... 60
3.1.Quan điểm, mục tiêu. ....................................................................... 60
3.1.1Quan điểm ........................................................................................ 60
3.1.2 Mục tiêu: ......................................................................................... 60
3.2.Đề xuất nhóm giải pháp để quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch
chi tiết được phê duyệt. ................................................................................ 61
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện các cơ sở pháp lý có liên quan. .................. 61
3.2.2. Giải pháp về quản lý sử dụng đất. ................................................... 63
3.2.3. Giải pháp về quản lý kiến trúc cảnh quan. ...................................... 66
3.2.4. Giải pháp về quản lý HTKT............................................................ 72
3.2.5. Giải pháp về quản lý DA đầu tư xây dựng theo quy hoạch ............. 77
3.2.6. Giải pháp về vấn đề thanh tra, kiểm tra thực hiện đầu tư xây dựng. 79
3.2.7. Giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý. ................................ 80
3.2.8. Huy động cộng đồng dân cư tham gia thanh tra quản lý giám sát xây
dựng.87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ............................................................... 90
Kết luận. ................................................................................................... 90
Kiến nghị.................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài.

Trong những năm qua để đáp ứng quá trình đô thị hóa, Thủ đô Hà Nội
đã triển khai nhiều khu đô thị, khu chức năng đô thị, Các dự án đầu tư, nhiều
đồ án quy hoạch đô thị được lập với các tỷ lệ 1/2000, 1/500. Tuy nhiên việc
lập quy hoạch và và đặc biệt là công tác quản lý thực hiện quy hoạch xây
dựng vẫn chưa được coi trọng. Do vậy việc quản lý quy hoạch xây dựng cũng
như quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố gặp rất
nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, hạn chế như:
- Chất lượng của các đồ án quy hoạch xây dựng chưa cao, còn mang tính
đối phó về mặt chỉ tiêu quy hoạch.
- Quy hoạch xây dựng đô thị phải chạy theo thực tế xây dựng đô thị.
QHCT còn thiếu và chất lượng còn hạn chế do thiếu cơ sở tài liệu điều tra cơ
bản. Những ý đồ trong quy hoạch luôn bị thay đổi và thường khác so với thực
tế phát triển dẫn tới nhiều đồ án quy hoạch treo hoặc phải điều chỉnh nhiều
lần.
- Thiếu các quy chế quản lý quy hoạch và các thiết kế đô thị kèm theo
các đồ án quy hoạch được phê duyệt. Do đó việc triển khai thực hiện các đồ
án quy hoạch trên thực tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác cung cấp
thông tin quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị cho các chủ đầu tư và dân cư.
- Tiến độ triển khai các công trình không được thực hiện đúng kế hoạch,
luôn bị kéo dài, gây lãng phí đầu tư, ảnh hưởng xấu đến quyền lợi người dân
trong khu quy hoạch.
- Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch còn nhiều bất cập; chưa có
sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu cũng như
thự hiện quy hoạch. Cơ chế đầu tư hệ thống HTXH công ích như trường học,
bệnh viện, chợ, công trình thể thao, … còn lúng túng trong việc xác định


2

phương thức đầu tư dẫn tới sự thiếu quan tâm của các CĐT hoặc nếu có đầu

tư sẽ nảy sinh những việc như CĐT tự áp giá dịch vụ tăng cao gây bức xúc
cho người dân.
Do đó để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị thì việc quản lý xây dựng theo quy hoạch đảm bảo việc đầu tư xây
dựng được phê duyệt đối với các dự án ở Hà Nội nói chung và khu đô thị Tây
Tựu nói riêng cần có một mô hình tổ chức quản lý tốt nhất để xây dựng Khu
đô Thị Tây Tựu thành 1 đô thị kiểu mẫu đáng sống. Để góp phần cho việc
quản lý Xây dựng theo quy hoạch đô thị tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài luận
văn tốt nghiệp là “Quản lý xây dựng theo Quy hoạch Khu Đô thị Tây TựuHà Nội ”nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, các quy định để kiểm soát
phát triển, là nhiệm vụ và cơ sở pháp lý để dự án tuân thủ thực hiện. Kết quả
đề tài sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý thực hiện quy hoạch đô thị khu
vực có tốc độ đô thị hóa cao của phía Nam sông Hồng được khoa học, nhanh
chóng. Từ các lý do trên cho thấy đề tài nghiên cứu là cần thiết và mang tính
thực tiễn cao.
* Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp quản lý Xây dựng theo Quy hoạc Khu đô thị Tây
Tựu - Hà Nội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu Đô thị Tây Tựu, phường Tây Tựu, Liêm Mạc Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; diện tích nghiên cứu khoảng 86,5667 ha; dân số
khoảng 8.500 người.
- Phạm vi thời gian:
Theo đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 đã đươc phê duyệt.


3

* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.

- Phương pháp đánh giá hiện trạng.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đề xuất giải pháp.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện về
mặt lý luận cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch; quản lý dự áncác
khu đô thị mới có tính chất tương đồng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý xây dựng theo quy
hoạch Khu đô thị Tây Tựu giúp cho chính quyền địa phương cũng như đơn vị
chủ đầu tư khu đô thị có thêm cơ sở khoa học để quản lý xây dựng theo quy
hoạch đô thị được hiệu quả; góp phần xây dựng một không gian đô thị mới hiện
đại, đồng bộ về hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội và hài hòa với các khu vực lân cận.
* Các khái niệm thuật ngữ.
Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn [16].
Khu đô thị mới: là một khu vực trong đô thị được đầu tư xây dựng mới
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở[5].
- Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo
lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện


4

thông qua đồ án quy hoạch đô thị[16] .

- Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian
vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các
vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng
đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh và bảo vệ môi trường[5] .
- Quản lý đô thị: Là 1 khoa học tổng hợp: Được xây dựng trên cơ sở của
nhiều khoa học chuyên nghành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế, biện
pháp và phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều
kiến và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị, nhằm thực hiện một
cách hiệu quả các mục tiêu dự kiến. Quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực,
nhưng chủ yếu là sản phẩm kinh doanh; quy hoạch kiến trúc đô thị; sử dụng đất
đai; đầu tư và phát triển nhà và cơ sở hạ tầng công cộng; tài chính, hành chính,
môi trường đô thị an ninh, trật tự xã hội…[3].
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch:
Quản lý xây dựng theo quy hoạch được hiểu là tập hợp các hoạt động
nhằm quản lý quá trình xây dựng đô thị, đảm bảo công tác xây dựng triển khai
đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Theo luật quy hoạch đô thị, quản lý
xây dựng theo quy hoạch bao gồm:
 Giới thiệu địa điểm, Giấy phép quy hoạch, Chứng chỉ quy hoạch.
 Quản lý phát triển đô thị mới, khu đô thị mới.
 Quản lý cải tạo đô thị theo quy hoạch.
 Thanh tra, kiểm tra.
- Quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị/ nông thôn.
Quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị/ Nông thôn là việc áp
dụng tổng hợp các biện pháp của Nhà nước can thiệp vào quá trình xây dựng


5


và phát triển nhằm tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho dân cư đô thị/
Nông thôn, thực hiện việc xây dựng đô thị /Nông thôn phù hợp lợi ích quốc
gia, của cộng đồng và cá nhân nhằm đảm bảo cho sự phát triển đô thị/ Nông
thôn ổn định, trật tự hướng tới mục tiêu phát triển bền vững .
- DA đầu tư xây dựng đô thị: DA đầu tư phát triển đô thị là DA đầu tư xây
dựng một công trình hoặc một tổ hợp công trình trong khu vực phát triển đô thị
đã được cấp có thẩm quyền quyết định và công bố [9].
- Giấy phép quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho CĐT
làm căn cứ lập QHCT hoặc lập DA đầu tư xây dựng công trình [16].
Hoạt động xây dựng gồm :
 Lập quy hoạch xây dựng;
 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế
xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa
chọn nhà thầu, nghiệm thu;
 Bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì
công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng
công trình [23].
*Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu đô thị
Tây Tựu- Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Tây
tựu- Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Tây
Tựu- Hà Nội.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


90

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng tại
các khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và thực trạng thực hiện
quy hoạch xây dựng tại khu Đô thị Tây Tựu nói riêng, có thể thấy vẫn còn
nhiều vấn đề tồn tại trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng hiện
nay.
Việc quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng khu Đô thị Tây Tựu đến nay
mới được 20% diện tích đất đầu tư hạ tầng và đang triển khai một số dự án hạ
tầng kỹ thuật các khu đất dịch vụ và một số công tác quản lý cấp giấy chứng
nhận đầu tư, giấy phép xây dựng cho các dự án. Sự chậm trễ là do các yếu tố
như sự ảnh hưởng của QHC Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; sự
đi xuống của thị trường bất động sản khiến nhà đầu tư không mặn mà với việc
triển khai dự án… Để tránh những bất cập sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện
quy hoạch xây dựng, cần có hướng quản lý ngay từ bây giờ cho công tác này,
với việc đề xuất các giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng và mô
hình tổ chức thực hiện cùng với các công cụ quản lý, vận hành.
Để đạt được sự thành công trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch

khu vực khu Đô thị Tây Tựu, cần có những quan điểm rõ ràng dựa trên những
nguyên tắc chính nhằm định hướng cho các giải pháp quản lý thực hiện quy
hoạch xây dựng tại khu vực này.
Luận văn đề xuất một số giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng
khu vực Đô thị Tây Tựu như sau:
Các giải pháp quản lý như quản lý sử dụng đất; quản lý đầu tư xây dựng,
cải tạo theo quy hoạch; quản lý không gian kiến trúc cảnh quan; quản lý hệ
thống HTKT; quản lý môi trường;
- Giải pháp về cơ sở pháp lý.


91

- Giải pháp về bộ máy tổ chức, giám sát thực hiện quy hoạch xây dựng.
- Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng.
Với các đề xuất trong luận văn, công tác quản lý thực hiện theo quy
hoạch sẽ mang tính chủ động. Đồng thời đây là những đề xuất nghiên cứu ban
đầu cần được tiếp tục hoàn thiện và phát triển để có thể điều chỉnh phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội trong tương lai.
2. Kiến nghị.
Khu Đô thị Tây Tựu là một khu chức năng đô thị với khu nhà ở thấp tầng
và Đất ở chung cư, Đất công cộng đơn vị ở, Đất mặt nước; cây xanh đô thị; cây
xanh đơn vị ở, trường học, y tế , đường sắt trên cao… phục vụ cho nhu cầu ở
và tái định cư cho người dân tại quận Bắc Từ Liêm nói chung và khu Đô thị
Tây Tựu nói riêng, để Khu Đô thị theo đúng quy hoạch, triển khai các bước
tiếp góp phần đưa khu đô thị Tây Tựu khang trang, hiện đại, xanh, sạch; kiến
nghị đến các sở ban ngành như sau:
- Sở Kế hoạch và đầu tư:
Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định tính khả thi
của dự án, năng lực của các nhà thầu. Tham gia giúp UBND Thành phố Hà

Nội và UBND quận Bắc Từ Liêm trong công tác phê duyệt và giám sát việc
thực thi các dự án theo đúng quy hoạch.
- Kiến Nghị với Sở quy hoạch kiến trúc:
Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra, xác nhận hồ sơ, bản vẽ Quy hoạch
chi tiết các khu chức năng trong khu Quy Hoạch khu đô thị Tây Tựu theo
đúng quy định, phù hợp với nội dung Quyết định phê duyệt; Chủ trì phối hợp
với UBND Bắc Từ Liêm tổ chức công bố công khai nội dung Quy hoạch chi
tiết được duyệt cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện, lưu trữ
hồ sơ đồ án theo quy định.


92

Hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định
về lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng.
Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng được duyệt: tổ chức
công bố công khai quy hoạch xây dựng được UBND thành phố phê duyệt,
quản lý chỉ giới, cao độ quy hoạch, cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch
xây dựng, giải quyết các thủ tục hành chính về quy hoạch - kiến trúc theo
phân cấp.
- Sở Xây dựng:
Sở Xây dựng có trách nhiệm định các hồ sơ thiết kế theo đúng quy hoạch
đã được duyệt. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động xây
dựng, kiểm soát chặt chẽ các dự án triển khai xây dựng. Chấn chỉnh kịp thời
các sai phạm trong xây dựng.
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra xây dựng huyện,
theo dõi tổng hợp tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Xử lý các
trường hợp vi phạm trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật và yêu cầu
của Thành phố.

- Sở Tài nguyên – Môi trường:
Sở Tài nguyên – Môi trường có trách nhiệm phối hợp với địa phương
bàn giao mốc giới của dự án theo đúng quyết định thu hồi đất.
- Kiến nghị với UBND quận Bắc Từ Liêm :
Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Thanh tra Sở Xây dựng chỉ đạo kiểm
tra, quản lý, giám sát việc xây dựng đồng bộ về quy hoạch kiến trúc, hạ tầng kỹ
thuật theo quy hoạch được duyệt và xử lý các trường hợp xây dựng sai quy
hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
UBND Quận phải xác định rõ thứ tự phân kỳ thực hiện đầu tư dự án,
trong đó ưu tiên triển khai thực hiện các công trình phúc lợi xã hội như trường


93

học, nhà trẻ, công viên cây xanh, công trình văn hóa và y tế, khu đường sắt trên
cao, bến xe buýt, chợ, bãi đỗ xe… nhằm tạo một môi trường đô thị văn minh,
có tiện nghi tốt cho người dân trước khi chuyển đến sinh sống. Đây là tiền đề
để có thể đưa công tác quản lý thực hiện quy hoạch vào thực tế một cách thuận
lợi.
UBND Quận phối kết hợp với UBND phường Tây Tựu kiểm tra đôn đốc,
hướng dẫn, và giải quyết những khúc mắc, những vấn đề liên quan đến dự án
của người dân tại khu Đô thị Tây Tựu
- Kiến nghị cần đưa việc xã hội hóa vào công tác quản lý thực hiện quy
hoạch với việc tham gia của cộng đồng dân cư. Điều này giúp cho cộng đồng
trong xã hội có trách nhiệm với chính môi trường sống của mình góp phần
tăng tính khả thi của công tác quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị
của khu vực.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Việt Anh (2010), Thoát nước đô thị bền vững, Tạp chí môi
trường;
2. Nguyễn Thế Bá (2007), Giáo trình: Lý luận thực tiễn quy hoạch xây dựng
đô thị ở các nước trên thế giới và Việt Nam, Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội;
3. Nguyễn Thế Bá (2013) Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị,
Nhà xuất bản xây dựng.Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội;
4. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), Giáo trình: Quản lý đất đai và bất
động sản đô thị, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
5. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây
dựng, QCXDVN 01:2008/BXD;
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch đô thị;
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về
Quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;
8. Chính phủ (2012), Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 04/09/2012 về Cấp
giấy phép xây dựng;
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về
Quản lý đầu tư phát triển đô thị;
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 về
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
triển nhà và công sở;
11. Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về Quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.


12. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

13. Nguyễn Tố Lăng, Bài giảng môn học: Quản lý đô thị ở các nước đang
phát triển; Nhà xuất bản Xây dựng.
14. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội;
15. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị;
16. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
17. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
18. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
ngày23/06/2014;
19. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;
20. Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13
ngày25/11/2014;
21. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
22. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội;
23. Vũ Hải Quỳnh (2014), Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị
mới Đặng Xá 2, Gia Lâm, Hà Nội,Luận văn thạc sỹ quản lý đô thị và
công trình, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội;
24. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và
quản lý đô thị - Tập 1, Nhà Xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
25. Nguyễn Hồng Tiến (2011), Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
26. Hà Văn Quế (2005), “Phát triển đô thị mới - Điểm qua kinh nghiệm quốc
tế”, Quy hoạch xây dựng, (Số 13).

Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
27. Chính phủ Việt nam

: www.chinhphu.gov.vn;


28. Bộ Xây dựng


:www.moc.gov.vn;

29. UBND Thành phố Hà Nội

: www.hanoi.gov.vn;

30. UBND Quận Bắc Từ Liêm Hà Nội : www.bactuliem.hanoi.gov.vn;
31. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội: www.hapi.gov.vn;
32. Sở Xây dựng Hà Nội : www.soxaydung.hanoi.gov.vn;
33. Sở Công thương Hà Nội

: www.congthuonghn.gov.vn;

34. Sở Giao thông vận tải Hà Nội

: www.sogtvt.hanoi.gov.vn;

35. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội : www.qhkt.hanoi.gov.vn;`
36. Tập đoàn Gamuda Berhad: www.gamudavn.com;

Trang web:
37. Trang web: www.Baomoi.com;
38. Trang web: www.Bnews.com;
39. Trang web

: www.Bancong.vn;

40. Trang web


: www.Baoxaydung.com.vn;

41. Trang web

: www.tpm.com.vn;


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Tây
Tựu, tỷ lệ 1/500 ( phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ, đấu giá quyền
sử dụng đất và các mục tiêu khác).
PHỤ LỤC 2: Bản vẽ khu Đô thị Tây Tựu.
 Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất.
 Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.
 Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.



×