Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN LẬP HAI HỢP CHẤT TỪ CAO METHANOL CỦA ĐỊA Y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale THU HÁI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
----------

Nguyễn Văn Mun
Lưu Phạm Hải Vương

PHÂN LẬP HAI HỢP CHẤT TỪ CAO METHANOL
CỦA ĐỊA Y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale THU HÁI
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

Cần Thơ, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
----------

Nguyễn Văn Mun
Lưu Phạm Hải Vương

PHÂN LẬP HAI HỢP CHẤT TỪ CAO METHANOL CỦA
ĐỊA Y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale THU HÁI TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN PHÚC ĐẢM

Cần Thơ, 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, chúng em đã nhâ ̣n đươ ̣c rấ t nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ và hỗ trơ ̣ nhiệt tình từ các thầ y cô, gia đin
̀ h và ba ̣n bè. Qua
đây, chúng em xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất:
Với lòng biế t ơn sâu sắ c nhấ t, chúng em xin gửi đế n Thầy-TS. Nguyễn
Phúc Đảm, Giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Đại ho ̣c Cầ n Thơ, Thầ y đã tâ ̣n
tâm chỉ dẫn chúng em trong suố t quá trin
̀ h làm luâ ̣n văn tố t nghiệp, Thầ y đã
nhiê ̣t tình truyền đa ̣t cho chúng em những kiế n thức và kinh nghiêm quý báu để
chúng em đa ̣t đươ ̣c những thành quả này . Không chỉ vâ ̣y, đối với chúng em,
Thầy như là một người thân trong gia điǹ h, luôn quan tâm và da ̣y bảo chúng
em, là nguồ n động lực to lớn tiế p thêm sức ma ̣nh tinh thầ n cho chúng em. Mô ̣t
lầ n nữa, xin chân thành cảm ơn Thầ y.
Chúng em xin biết ơn Thầy-TS. Nguyễn Tro ̣ng Tuân, giảng viên Khoa
Khoa ho ̣c Tự nhiên, Trường Đại ho ̣c Cầ n Thơ, Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ
trơ ̣ chúng em về kiến thức, trang thiết bi,̣ hóa chấ t và kinh phí trong suố t quá
trình chúng em thực hiê ̣n Luận văn này.
Xin cám ơn cô-TS. Nguyễn Thi ̣Thu Trâm, Phó Trưởng Khoa Khoa Khoa
ho ̣c Cơ bản, Trường Đa ̣i học Y Dươ ̣c Cần Thơ, cô đã kip̣ thời giúp đỡ và hỗ trơ ̣
trong lúc chúng em gă ̣p khó khăn.

Xin chân thành cám ơn các thầ y cô Khoa Khoa ho ̣c Tự nhiên và nhiề u thầ y
cô khác đã truyền đa ̣t cho chúng em những kiế n thức quý báu, những kinh
nghiê ̣m hữu ić h nhấ t, là những hành trang quý giá cho chúng em cho hôm nay
và mai sau.
Chúng em xin gửi đế n những lời cám ơn thân thương nhất dành cho các
anh chị và các bạn ở phòng thí nghiệm Hóa sinh-Hữu cơ, Bô ̣ môn Hóa ho ̣c,
Khoa Sư pha ̣m, cùng các ba ̣n lớp Hóa Dươ ̣c 1 K40 đã cùng chia sẻ với chúng
em nhiề u kinh nghiê ̣m trong suố t thời gian qua.
Cuố i cùng, chúng em xin dành hết tình cảm và lòng biết ơn cho gia đình
và những người thân, đã động viên và luôn bên ca ̣nh chúng em, luôn là chỗ dựa
tinh thầ n vững chắc, cổ vũ chúng em từ những ngày đầ u tiên đèn sách và hoàn
thành được luâ ̣n văn này.
Chúng em xin chân thành cám ơn và biế t ơn sâu sắ c!
NGYỄN VĂN MUN
LƯU PHẠM HẢI VƯƠNG

i


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Phúc Đảm.
2. Đề tài: Phân lập hai hợp chất từ cao methanol của địa y Parmotrema

tinctorum (Nyl.) Hale thu hái tại Thành Phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Mun

MSSV: B1401406

Lưu Phạm Hải Vương

MSSV: B1401462

Lớp: Hóa Dược – Khóa: 40.
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017
Cán bộ hướng dẫn
TS. Nguyễn Phúc Đảm

ii


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện:
..............................................................................................................................
2. Tên đề tài: : Phân lập hai hợp chất từ cao methanol của địa y Parmotrema
tinctorum (Nyl.) Hale thu hái tại Thành Phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Mun
Lưu Phạm Hải Vương
Lớp: Hóa Dược – Khóa: 40
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:

MSSV: B1401406
MSSV: B1401462

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
* Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
* Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày .... tháng .... năm 2017
Cán bộ phản biện

iii


TÓM TẮT

Luận văn này đươ ̣c thực hiện nhằ m mu ̣c đích nghiên cứu thành phầ n hóa
ho ̣c trong phân đoa ̣n cao chiế t methanol của loài điạ y Parmotrema tinctorum
(Nyl.) Hale, được thu hái ta ̣i Thành Phố Đà La ̣t, tỉnh Lâm Đồ ng. Hiê ̣n nay ở
Viê ̣t Nam, chưa có nhiều báo cáo khoa học về thành phần hóa ho ̣c cũng như là
hoa ̣t tiń h sinh học về loài điạ y này.
Từ phân đoạn cao methanol tổng, qua nhiều lầ n sắc ký bản mỏng và sắ c
ký cô ̣t, kết quả đã phân lâ ̣p được 2 hơ ̣p chấ t tinh khiế t là orcinol (PT8) và
lecanoric acid (PT3). Cấu trúc của các hơ ̣p chấ t được xác đinh
̣ dựa trên các
phương pháp phổ nghiê ̣m 1H-NMR, 13C-NMR, COSY, HSQC, HMBC, MS và

so sánh với các tài liệu tham khảo trong nước và ngoài nước.

iv


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên viết đầy đủ

1

Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance

H-NMR

13

C-NMR

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

J

Coupling constant


𝛿

Chemical shift

s

Mũi đơn (singlet)

d

Mũi đôi (doublet)

brd

Mũi đôi rộng (broad doublet)

brs

Mũi đơn rộng (broad singlet)

ms

Mass spectrometry

ppm

Part per million

Hz


Hertz (đơn vị đo tần số)

UV

Ultra violet

P. tinctorum

Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale

P. grayanum

Parmotrema grayanum (Hue.) Hale

P. praesorediosum

Parmotrema praesorediosum (Nyl.) Hale

Rf

Retention factor

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng


DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl

ABTS

2,2’-azinobis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic) acid

HSQC

Heternonuclear Single Quantum Correlation

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

COSY

Correlation Spectroscopy

v


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN...................................................ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN....................................................iii
TÓM TẮT........................................................................................................iv

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................v
MỤC LỤC........................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................ix
DANH SÁCH SƠ ĐỒ.......................................................................................x
DANH SÁCH PHỤ LỤC................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu:............................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................... 3
2.1 Tổng quan thực vật học điạ y ................................................................... 3
2.1.1 Đặc điểm của địa y ............................................................................ 3
2.1.2 Công dụng của địa y .......................................................................... 3
2.2 Chi Parmotrema....................................................................................... 4
2.2.1 Mô tả thực vật....................................................................................4
2.2.2 Thành Phần hóa học của chi Parmotrema.........................................4
2.3. Địa y Parmotrma tinctorum (Nyl.) Hale ............................................... 12
2.3.1 Phân loại thực vật ............................................................................ 12
2.3.2 Mô tả thực vật .................................................................................... 2
2.3.3 Phân bố ............................................................................................ 12
2.3.4 Thành phần hóa học ........................................................................ 12
2.3.5 Hoạt tính sinh học............................................................................ 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM .. 18
3.1 Phương tiện nghiên cứu ......................................................................... 18
3.1.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................... 18
3.1.2 Hóa chất ........................................................................................... 18
3.1.3 Thiết bị và dụng cụ .......................................................................... 18
3.2 Khảo sát nguyên liệu .............................................................................. 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 19

3.3.1 Tách chiết hợp chất hữu cơ ra khỏi cây........................................... 19
vi


3.3.2 Điều chế cao methanol tổng ............................................................ 19
3.3.3 Phương pháp cô lập ......................................................................... 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 30
4.1 Biện luận cấu trúc của hợp chất PT8: .................................................... 30
4.2 Biện luận cấu trúc của hợp chất PT3: .................................................... 31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 36
5.1 Kết luận .................................................................................................. 36
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 37
PHỤ LỤC...................................................................................................................39

vii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Một số cấu trúc hóa học của Parmotrema tinctorum......................14
Bảng 2.2: Nồng độ ức chế chủng nấm tối thiểu của các cao địa y..................15
Bảng 2.3: Hoạt tính kháng khuẩn của P. Tinctorum........................................16
Bảng 2.4: Nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu (MIC) của các cao địa y...........16
Bảng 2.5: Nồng độ ức chế chủng nấm tối thiểu của các cao địa y...................16
Bảng 3.1: Kết quả SKLM cao methanol sắc ký nhanh - cột khô từ cao
methanol...........................................................................................................20
Bảng 3.2: kết quả sắc ký nhanh-cột khô từ phân đoạn 8..................................22
Bảng 3.3: Kết quả sắc ký cột khô từ phân đoạn 8.11.......................................24
Bảng 3.4: Kết quả sắc ký cột khô phân đoạn 12..............................................26

Bảng 3.5: Kết quả sắc ký cột phân đoạn 12.4..................................................27
Bảng 4.1: So sánh dữ liệu phổ của hợp chất PT8 với orcinol..........................31
Bảng 4.2: Phổ NMR của PT3...........................................................................34
Bảng 4.3: So sánh dữ liệu phổ của hợp chất PT3 với lecanoric acid ..............35

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1: Các dạng địa y thường gặp.................................................................3
Hình 2.2: Địa y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale........................................12
Hình 3.1: Kết quả SKLM cao methanol sắc ký nhanh-cột khô từ cao
methanol...........................................................................................................21
Hình 3.2: Kết quả SKLM phân đoạn 8.............................................................23
Hình 3.3: Kết quả SKLM phân đoạn 8.11........................................................24
Hình 3.4: Chất PT8 ..........................................................................................25
Hình 3.5: Kết quả SKLM chất PT8..................................................................25
Hình 3.6: Kết quả SKLM phân đoạn 12...........................................................26
Hình 3.7: Kết quả SKLM phân đoạn 12.4........................................................28
Hình 3.8: Tinh thể PT3.....................................................................................28
Hình 3.9: Kết quả SKLM PT3..........................................................................29

ix


DANH SÁCH SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Quy trình điều chế cao methanol bằng phương pháp ngâm ở nhiệt độ
phòng................................................................................................................19


x


DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các phổ của 5-methylbenzene-1,3-diol (PT8)...........................39
Phụ lục 1.1: Phổ MS của PT8..........................................................................39
Phụ lục 1.2: Phổ 1H-NMR của PT8.................................................................40
Phụ lục 1.3: Phổ 1H-NMR dãn rộng của PT8..................................................41
Phụ lục 1.4: Phổ 1H-NMR dãn rộng của PT8..................................................42
Phụ lục 1.5: Phổ 13C-NMR của PT8................................................................43
Phụ lục 1.6: Phổ 13C-NMR dãn rộng của PT8.................................................44
Phụ lục 2: các phổ của 4-(2,4-dihydroxy-6-methylbenzoyl)oxy-2-hydroxy6-methylbenzoic Acid (PT3) được đo trong dung môi acetone.................45
Phụ lục 2.1: Phổ MS của PT3..........................................................................45
Phụ lục 2.2: Phổ 1H-NMR của PT3.................................................................46
Phụ lục 2.3: Phổ 1H-NMR dãn rộng của PT3..................................................47
Phụ lục 2.4: Phổ 1H-NMR dãn rộng của PT3..................................................48
Phụ lục 2.5: Phổ 13C-NMR của PT3................................................................49
Phụ lục 2.6: Phổ 13C-NMR dãn rộng của PT3.................................................50
Phụ lục 2.7: Phổ COSY của PT3.....................................................................51
Phụ lục 2.8: Phổ COSY dãn rộng của PT3......................................................52
Phụ lục 2.9: Phổ HSQC của PT3.....................................................................53
Phụ lục 2.10: Phổ HSQC dãn rộng của PT3....................................................54
Phụ lục 2.11: Phổ HMBC của PT3..................................................................55
Phụ lục 2.12: Phổ HMBC dãn rộng của PT3...................................................56
Phụ lục 2.13: Phổ HMBC dãn rộng của PT3...................................................57
Phụ lục 2.14: Phổ HMBC dãn rộng của PT3...................................................58
Phụ lục 3: các phổ của 4-(2,4-dihydroxy-6-methylbenzoyl)oxy-2-hydroxy6-methylbenzoic Acid (PT3) được đo trong dung môi DMSO...................59
Phụ lục 3.1: Phổ 1H-NMR của PT3.................................................................59

Phụ lục 3.2: Phổ 1H-NMR dãn rộng của PT3..................................................60
Phụ lục 3.3: Phổ 1H-NMR dãn rộng của PT3..................................................61
Phụ lục 3.4: Phổ 13C-NMR của PT3................................................................62
Phụ lục 3.5: Phổ 13C-NMR dãn rộng của PT3.................................................63
Phụ lục 3.6: Phổ 13C-NMR dãn rộng của PT3.................................................64

xi


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam có rất nhiều loài thực vật có tác dụng điều trị bệnh, là nguồn
dược liệu quý giá cho y học cổ truyền và y học hiện đại.
Địa y là loài thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm, có thể sống ở hầu hết các
nơi: đất, đá và thậm chí trên thân cây. Thế nên, chúng có đóng góp đáng kể vào
hệ sinh thái thông qua quá trình quang hợp, giúp làm giảm lượng CO2 trong khí
quyển.
Địa y, xuất hiện cách đây 400 triệu năm, được biết đến như là một loại
dược liệu dùng để chữa bệnh cho con người. Trên thế giới, các công trình về sự
tách chiết các hợp chất từ địa y cho thấy nó chứa một lượng lớn các chất biến
dưỡng thứ cấp bao gồm depside, depsidone, dibenzofuran, xanthone, terpene.
Bên cạnh các nghiên cứu về thành phần hóa học, những công trình khảo sát hoạt
tính sinh học cho thấy các chất từ địa y có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm,
kháng ung thư, kháng HIV,…[1].
Năm 2006, khoảng 275 loài địa y ở Việt Nam đã được thống kê, trong đó
122 loài mới lần đầu tiên được ghi nhận. Một số nghiên cứu cho thấy địa y chứa
các hợp chất có cấu trúc hóa học đặc biệt cũng như có khả năng gây độc tế bào
ung thư biểu mô ruột kết HTC116, ức chế DNA polymerase. Nghiên cứu trên
đối tượng địa y đang là một hướng đi mới mẻ trong hóa học các hợp chất thiên
nhiên ở nước ta [2-3].

Việt Nam có khí hậu rất thích hợp cho sự phát triển của địa y. Các nghiên
cứu trên thế giới cho thấy, địa y có nhiều hoạt tính sinh học quý giá nhưng nó
chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức ở Việt Nam, trong khi nước ta có
nguồn địa y rất phong phú và dồi dào. Nối tiếp những thành quả nghiên cứu của
nhóm, đề tài “Phân lập hai hợp chất từ cao methanol của địa y Parmotrema
tinctorum (Nyl.) Hale thu hái tại Thành Phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” góp
phần xác định thêm cấu trúc hóa học các hợp chất có trong loài địa y
Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale ở Việt Nam.

1


1.2 Mục đích nghiên cứu:
Phân lập và xác định cấu trúc của 2 hợp chất từ loài địa y Parmotrema
tinctorum (Nyl.) Hale.

1.3 Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu về loài địa y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale.
- Thu và xử lý nguyên liệu địa y tươi, nghiền mịn nguyên liệu thành bột.
- Tiến hành chiết cao methanol (cao tổng), thực hiện chiết các cao phân
đoạn.
- Khảo sát, phân lập hợp chất tinh khiết từ cao methanol bằng sắc ký cột
và sắc ký lớp mỏng.
- Xác định cấu trúc hợp chất tinh khiết thu được.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả và viết báo cáo.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan thực vật học địa y
2.1.1 Đặc điểm của địa y
Địa y là sinh vật cộng sinh gồm photobiont (tảo hoặc tảo xanh) và
mycobiont (nấm) cùng nhau tạo thành một đơn vị sinh lý độc lập. Các
photobiont cung cấp cho địa y các chất dinh dưỡng bằng cách thực hiện quang
hợp, và mycobiont giúp hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ môi trường xung
quanh và môi trường bảo vệ photobiont. Do đó, địa y tự hỗ trợ và phát triển trên
đá, mái nhà, thân cây, vv... Chúng không có các cơ quan chuyên môn như rễ,
thân, lá,... Vì vậy chúng thích nghi với khí hậu khô hạn và có thể sống trên
những điều kiện khắc nghiệt [4].
Khoảng 17.000 loài địa y đã được biết. Địa y được chia làm 3 dạng chính
[1]:
- Dạng khảm (crustose lichen): bề mặt của tản địa y khảm cực kì mỏng và
bám chặt vào bề mặt vật chủ bằng những sợi nấm có lõi.
- Dạng phiến (foliose lichen): tản địa y dạng phiến có hình dạng như tờ
giấy mỏng. Bề mặt trên và dưới khác biệt nhau rõ rệt. Tản bám lỏng lẻo trên bề
mặt chủ bằng các rễ giả.
- Dạng bụi (fruiticose lichen): địa y dạng bụi có hình thức giống như bụi
cây nhỏ, đứng trên bề mặt chủ và xõa xuống.

Địa y dạng khảm

Địa y dạng phiến

Địa y dạng bụi

(Nguồn: />Hình 1.1: Các dạng địa y thường gặp
2.1.2 Công dụng của địa y
Điạ y khá phổ biến trong thiên nhiên. Chúng phát triển sinh trưởng và sống
sót trong những điều kiện khắc nghiệt, chủ yếu ở vùng nhiệt đới, có thể hiện

diện ở khắp mọi nơi như trên đá, đất, lá cây, thân cây, kim loại, thủy tinh mà tại
3


đó không có sự cạnh tranh của các thực vật khác. Sau một thời gian phát triển
địa y tiết ra một loại acid làm mục đá có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành
đất. Khi chúng chúng chết đi, tại đó hình thành lớp đất mùn nhiều dinh dưỡng
là nguồn thức ăn cho các loài thực vật khác đến sau (rêu, thực vật có mạch).
Như vậy, địa y đã giữ vai trò tiên phong, mở đường trên các chỗ đất cằn cõi [5].
Một số loài địa y như Cladonia rangiferina còn là thức ăn chủ yếu của loài hươu
Bắc cực [6].
Trong nghiên cứu sinh thái, địa y có khả năng hấp thụ các chất độc hại như
sulfur dioxide (SO2), flo (F2) và nitơ dioxide (NO2) vào hệ thống tản địa y.
Địa y đã được con người sử dụng trong nhiều thế kỷ với nhiều mục đích
khác nhau như: thực phẩm, thuốc nhuộm, nguyên liệu cho nước hoa và là
phương thuốc chữa bệnh trong y học dân gian. Evernia prunastri Var. prunastri
(oakmoss) và Pseudevernia furfuracea (treemoss) là hai loài địa y được sử dụng
trong ngành công nghiệp nước hoa. Một số dịch chiết địa y đã được dùng trong
y học dân gian để chữa nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như Lobaria
pulmonaria chữa bệnh phổi, Xanthoria parientina trị vàng da , Usnea spp. tăng
cường tóc, Cetraria islandica (rêu Iceland) trị bệnh lao, viêm phế quản mãn tính
và tiêu chảy [7].

2.2 Chi Parmotrema
2.2.1 Mô tả thực vật
Chi Parmotrema đặc trưng bởi dạng phiến ngắn và rộng, thùy có lông, vỏ
ngoài xốp, bào tử đính hình trụ, rễ ngắn và nhỏ, bao gồm các dạng địa y trung
gian giữa chi Cetraria và loài Xanthoparmelia. Mặt dưới của phiến lá có màu
trắng đến đen. Hiện nay, chi này có khoảng 350 loài, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới, đặc biệt ở các đảo Thái Bình Dương và Nam Mỹ. [7].

2.2.2 Thành phần hóa học của chi Parmotrema
- Các acid béo: 9-oxodecanoic acid (1), 9-methyltetradecanoic acid (2),
6-methyltetradecanoic acid (3), 3-hydroxydecanoic acid (4), nonanedioic acid
(5) và decanedioic acid (6) [8].

9-methyltetradecanoic acid (2)

9-oxodecanoic acid (1)
4


3-hydroxydecanoic acid (4)

6-methyltetradecanoic acid (3)

decanedioic acid (6)

nonanedioic acid (5)

- Các acid béo vòng: năm 1990, F. David và cộng sự đã cô lập được
prasesorediosic acid (7) và protopraesorediosic acid (8) từ Parmotrema
praesorediosum. Ngoài ra, cũng từ chi Parmotrema còn phân lập được
lichesterinic acid (9) và protolichesterinic acid (10) [9].

prasesorediosic acid (7)

protopraesorediosic acid (8)

lichesterinic acid (9)


protolichesterinic acid (10)

5


- Các hợp chất phenol đơn vòng:
+ Năm 2000, từ địa y Parmotrema stuppeum (Nyl.) Hale, Jayaprakasha G.
K. đã cô lập orsellinic acid (14) và methyl orsellinate (15) [10].
+ Năm 2002, Irma S. Rojas công bố sự có mặt của orcinol (11), methyl-βorcinolcarboxylate (12) và methyl haematommate (13) trong Parmotrema
tinctorum (Nyl.) Hale [11].
+ Năm 2011, Dương Trúc Huy, Huỳnh Bùi Linh Chi và cộng sự đã phân
lập methyl orsellinate (15), orsellinic acid (14), methyl haematommate (13), nbutyl orsellinate (16) từ địa y Parmotrema planatilobatum (Hale) [12].

R1

R2

orcinol (11)

H

H

methyl-βorcinolcarboxylate (12)

COOCH3

CH3

methyl haematommate (13)


COOCH3

CHO

orsellinic acid (14)

COOH

H

methyl orsellinate (15)

COOCH3

H

n-butyl orsellinate (16)

COOC4H9

H

- Depside:
+ Năm 1987, Sakurai A. Đã cô lập được isolecanoric acid (17) từ loài địa
y Parmotrema tinctorum [13].
+ Năm 1999, Laily B. Din [14] đã công bố trong các loài địa y thuộc chi
Parmotrema có chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất bậc hai bao gồm các
depside như atranorin (18) và chloroatranorin (19).
+ Năm 2002, Alcir Teixeira Gomes [15] và cộng sự đã cô lập lecanoric

acid (20) từ Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale.
+ Năm 2011, Neeraj V. Và cộng sự đã cô lập và xác định cấu trúc của hợp
chất tinh khiết atranorin (18), lecanoric (20) từ địa y Parmotrema sancti-angelli
[16].

6


R1

R2

isolecanoric acid (17)

H

COOH

lecanoric acid (20)

COOH H

R
atranorin (18)

H

chloroatranorin (19)

Cl


- Depsidone: Trong các loài địa y thuộc chi Parmotrema có mặt các
depsidone: furmaprotocetraric aicd (23), succinprotocetraric acid (24).
+ Năm 1977, Keogh M.F đã phân lập và xác định cấu trúc của 3 hợp chất
protocetraric acid (22), malonprotocetraric acid (21) và từ loài địa y
Parmotrema conformatum [17].
+ Năm 1980, Donovan D.G và cộng sự công bố đã phân lập và xác định
cấu trúc hợp chất tinh khiết salazinic acid (25) và consalazinic acid (26) từ loài
địa y Parmotrema subisidiosum [18].
+ Năm 2000, Kharel M.K và cộng sự đã công bố phân lập và xác định cấu
trúc hóa học 3 hợp chất α-alectoronic acid (29), α-collatolic acid (27) và
dehydrocollatolic acid (28) từ loài địa y Paramotrema nilgherrense [19].
+Năm 2010, Honda N.K và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của
norstictic acid (30), hypostictic acid (31) từ loài địa y Parmotrema dilatum [20].
+ Năm 2012, tác giả Lê Hoàng Duy đã phân lập và xác định cấu trúc hóa
học của 2’’’-O-methyα-alectoronic acid (32), 2’’’-O-ethyl-α-alectoronic acid
(33), dehydroalectoronic acid (34), dehydrocollatolic acid (28), parmosidone A
(35), parmosidone B (36), parmosidone C (37) từ loài địa y Parmotrema
mellissii [3].

7


malonprotocetraric acid (21)

R
COCH2COOH

protocetraric acid (22)


H

furmaprotocetraric aicd (23)

COCH=CHCOOH

succinprotocetraric acid (24)

COCH2CH2COOH

R1

R2

R3

salazinic acid (25)

H

CHO

CH2OH

consalazinic acid (26)

H

CH2OH CH2OH


norstictic acid (30)

H

CHO

CH3

hypostictic acid (31)

CH3

CH3

CH3

R1

R2

α-alectoronic acid (29)

H

H

α-collatolic acid (27)

CH3 H


2’’’-O-methyα-alectoronic acid (32) H

CH3

2’’’-O-ethyl-α-alectoronic acid (33) CH3 CH3

R
dehydroalectoronic acid (34)

H

dehydrocollatolic acid (28)

CH3

8


R
parmosidone A (35)

𝛼-C2H5 [H-5’’’(𝛿 H 5,28;
d; 5,0 Hz)]

parmosidone B (36)

𝛽- C2H5 [H-5’’’(𝛿 H
5,29; dd; 5,5; 3,5 Hz)]

parmosidone C (37)


C4H9

- Diphenylether:
+ Năm 2012, tác giả Lê Hoàng Duy đã phân lập và xác định cấu trúc hóa
học của isocoumarin A (39), isocoumarin B (40), β-alectoronic acid (41), βcollatolic acid (42), 2’’’-O-β-alectoronic acid (43), 2’’’-O-ethyl-β-alectoronic
acid (44) từ loài địa y Parmotrema mellissii [3].
+ Năm 2016, Dương Thức Huy đã phân lập và xác định cấu trúc của
Parmoether B (38) [2].

Parmoether B (38)

isocoumarin A (39)
isocoumarin B (40)

9


R1

R2

β-alectoronic acid (41)

H

H

β-collatolic acid (42)


CH3

H

2’’’-O-βalectoronic acid (43)

H

CH3

2’’’-O-ethyl-βalectoronic acid (44)

H

C2H5

- Dibenzofuran: Năm 1977, Keogh M.F [17], năm 2012, Lê Hoàng Duy
[3], năm 2011, Dương Thúc Huy, Huỳnh Bùi Linh Chi và cộng sự [15] đã phân
lập và xác định cáu trúc của usnic acid (45) từ loài địa y Parmotrema
planatilobatum (Hale) Hale.

Usnic acid (45)

- Xanthone: Năm 2009, Ana C.M., N. K Honda và cộng sự đã cô lập được
lichenxanthone
(46)
trong
Parmotrema
dilatatum,
Parmotrema

lichenxanthonium và Parmotrema sphaerospora [21].

Lichenxanthone (46)

10


- Quinone: Năm 2014, Prashith Kekuda đã phân lập và xác định cấu trúc
của skyrin (47) từ loài địa y Parmotrema pseudotinctorum (des. Abb.) Hale [3].

Skyrin (47)

- Triterpene: Năm 2016, Dương Thúc Huy đã phân lập và xác định cấu
trúc của 6α-acetoxyhopan-16β,22-diol (48), hopan-6α,16α,22-triol (49) từ loài
địa y Parmotrema planatilobatum (Hale) Hale[2].

`

R1

R2

6α-acetoxyhopanCH3CO
16β,22-diol (48)

β-OH

hopan-6α,16α,22triol (49)

α-OH


11

H


2.3. Địa y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale
2.3.1. Phân loại thực vật
- Tên khoa học: Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale.
- Tên gọi khác : Parmelia tinctorum, Parmelia tinctoria, Lichen chinenis.
Giới (kingdom): Nấm
Ngành (phylum): Pezizomycotina
Lớp (class): Lecanoromycetes
Bộ (oder): Leacanorineae
Họ (family): Parmeliaceae
Chi (genus): Parmotrema
Loài (species): Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale

Hình 2.2: Địa y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale

2.3.2 Mô tả thực vật
Địa y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale là loài địa y dạng phiến rộng 7 –
15 cm, có thùy tròn rộng 10 – 20 mm, mép nối liền hoặc khía tai bèo. Ở giữa
tản có xẻ dạng chân vịt. Mặt trên màu xanh xám; mặt dưới màu đen mịn [4].
2.3.3 Phân bố
Loài địa y Parmotrema tinctorum (Nyl.) Hale phân bố trên đá và cây xanh
trong khu vực ẩm ướt của Australia, các vùng nhiệt đới và ô đới ở Bắc Trung
và Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á, Đông Á và Indonesia. Trong Châu Đại Dương,
ngoài Australia nó cũng được tìm thấy ở đảo quốc Fiji, Papua New Guinea,
Vanuatu, Samoa và miền Bắc của New Zealand, nó xuất hiện trên vỏ cây, gỗ và

đá từ khu vực ven biển đến rừng núi. Tại Việt Nam chúng được tìm thấy ở nhiều
khu vực có khí hậu gần giống vùng ôn đới như khu vực Thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng.
12


×