Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ ỨNG DỤNG TINH DẦU TRÀM TRÀ (Melaleuca alternifolia) TRONG SẢN XUẤT NƢỚC SÚC MIỆNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 78 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
----------

VÕ HOÀNG DUY
DƢƠNG MỘNG HÒA

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ ỨNG DỤNG
TINH DẦU TRÀM TRÀ (Melaleuca alternifolia)
TRONG SẢN XUẤT NƢỚC SÚC MIỆNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƢỢC

-2015-


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
---------VÕ HOÀNG DUY
DƢƠNG MỘNG HÒA

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ ỨNG DỤNG

TINH DẦU TRÀM TRÀ (Melaleuca alternifolia)
TRONG SẢN XUẤT NƢỚC SÚC MIỆNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƢỢC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ DIỆP CHI

-2015-



LỜI CẢM ƠN
---------Trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề
tài “Nghiên cứu chiết xuất và ứng dụng tinh dầu Tràm trà (Melaleuca
alternifolia) trong sản xuất nước súc miệng”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều
sư giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths.
Nguyễn Thị Diệp Chi người đã tận tình hướng dẫn, truyền cảm hứng và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ts. Nguyễn Trọng Tuân,
Ths. Lâm Phước Điền, cùng toàn thể các Thầy, Cô, Cán bộ trong Bộ môn
Hóa, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo,
giảng giải, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành tốt

luận văn này.
Có được ngày hôm nay, chúng con xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Cha, Mẹ và gia đình đã luôn tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, tạo
động lực, cổ vũ, động viên cho chúng con. Đồng thời, chúng tôi xin cảm ơn tất
cả các anh, chị và các bạn đang tiến hành nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm
Hóa Phân tích, Bộ môn Hóa, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại học Cần
Thơ đã luôn đồng hành, hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu của mình.
Xin kính chúc mọi người dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Sinh viên thực hiện


Võ Hoàng Duy

i

Dương Mộng Hòa


Trƣờng Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi
2. Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất và ứng dụng tinh dầu Tràm trà
(Melaleuca alternifolia) trong sản xuất nƣớc súc miệng.
3. Sinh viên thực hiện:

Võ Hoàng Duy
Dƣơng Mộng Hòa


MSSV: B1203432
MSSV: B1203445

Lớp: Hóa Dƣợc 1 – Khóa: 38
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi

ii


Trƣờng Đại Học Cần Thơ

Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện: ……………………………………………………………
2. Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất và ứng dụng tinh dầu Tràm trà
(Melaleuca alternifolia) trong sản xuất nƣớc súc miệng.
3. Sinh viên thực hiện:


Võ Hoàng Duy
MSSV: B1203432
Dƣơng Mộng Hòa
MSSV: B1203445
Lớp: Hóa Dƣợc 1– Khóa: 38

4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ phản biện

iii


TÓM TẮT

Tinh dầu được chiết xuất từ cây Tràm trà (Melaleuca anternifolia) từ lâu
đã được nghiên cứu và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Với khả
năng sát khuẩn mạnh đặc biệt là trên các chủng vi khuẩn gây bệnh răng miệng,
an toàn và thân thiện với môi trường, tinh dầu Tràm trà (TTO) đã cho thấy khả
năng ứng dụng cao trong sản xuất nước súc miệng.
Trong nghiên cứu này, nguyên liệu Tràm trà được thu tại xã Mỹ Phước,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Tiến hành đánh giá chất lượng nguyên liệu
theo các tiêu chuẩn quy định trong Dược điển Việt Nam IV. Tinh dầu Tràm trà
được chiết xuất từ nguyên liệu theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Khảo sát thành phần tinh dầu thu được bằng sắc ký khí gắn đầu dò khối phổ
(GC/MS). Tinh dầu sau khi chiết xuất được sử dụng làm thành phần sát khuẩn
chính trong sản phẩm nước súc miệng. Các thành phần còn lại của nước súc

miệng được tiến hành lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
Khảo sát sự thay đổi tỉ lệ các thành phần qua nhiều công thức để tìm ra công
thức tối ưu cho nước súc miệng từ tinh dầu Tràm trà. Đánh giá chất lượng sản
phẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5816:2009 và so sánh về khả năng
diệt khuẩn trên các chủng vi khuẩn gây bệnh răng miệng với nước súc trên thị
trường.
Kết quả cho thấy, chất lượng nguồn dược liệu ban đầu (tro toàn phần
5,36%, tỷ lệ tạp chất 0,36%,…) đều đạt các yêu cầu chất lượng theo DĐVN
IV. Tinh dầu Tràm trà thu được có các thành phần chính là terpinen-4-ol
(36%) và 1,8-cineole (eucalyptol) (10%), đạt tiêu chuẩn ISO 4730:2004. Qua
quá trình thử nghiệm trên nhiều công thức, đề tài đã tìm ra công thức thối ưu
cho sản phẩm nước súc miệng gồm các thành phần: tinh dầu Tràm trà (0,25%),

menthol, sodium saccharin, sorbitol, glycerol, acid benzoic, sodium benzoate,
sodium lauryl sulfate, poloxamer 188, Brilliant blue FCF, ethanol, nước cất.
Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đạt TCVN 5816:2009. Khả năng kháng
khuẩn của sản phẩm trên các chủng Staphylococcus aureus, Pseudomonas
aeruginosa tương đương với nước súc miệng thương mại (Listerine).
Kết quả này góp phần tạo hướng ứng dụng mới cho tinh dầu Tràm trà,
qua đó giúp tăng giá trị cây Tràm trà đồng thời tăng thêm thu nhập cho người
nông dân, đặc biệt là những hộ canh tác trên những vùng đất phèn ngập nước.

iv



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Năm học: 2015-2016
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ ỨNG DỤNG TINH DẦU TRÀM TRÀ
(Melaleuca alternifolia) TRONG SẢN XUẤT NƢỚC SÚC MIỆNG.
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của chúng tôi trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết xuất và ứng dụng tinh dầu Tràm trà
(Melaleuca alternifolia) trong sản xuất nước súc miệng”. Đề tài có quyền sử
dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho đề tài.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Võ Hoàng Duy

v

Dương Mộng Hòa



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ............................. ii
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ............................... iii
TÓM TẮT ........................................................................................................ iv
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. v
MỤC LỤC ....................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................ 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
2.1 Tổng quan về cây Tràm trà ...................................................................... 4
2.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................... 4
2.1.2 Phân loại và mô tả thực vật học ........................................................ 4
2.1.3 Công dụng và hoạt tính sinh học trên cây Tràm trà .......................... 5
2.2 Tổng quan về tinh dầu Tràm trà ............................................................... 5
2.2.1 Lịch sử phát triển và sử dụng tinh dầu Tràm trà ............................... 5

2.2.2 Thành phần hóa học và đặc tính hóa lý của tinh dầu Tràm trà ......... 6
2.2.3 Hoạt tính sinh học của TTO .............................................................. 9
2.2.4 Độc tính và tác dụng không mong muốn của tinh dầu Tràm trà .... 11
2.3 Tổng quan về nước súc miệng ............................................................... 12
2.3.1 Sơ lược về tình hình bệnh răng miệng hiện nay ............................. 12
2.3.2 Lịch sử hình thành và sử dụng của nước súc miệng ....................... 15
2.3.3 Thành phần của một số nước súc miệng thông dụng ...................... 15
2.3.4 Những hạn chế của các loại nước súc miệng tổng hợp................... 18
2.3.5 Nước súc miệng từ các thành phần từ tự nhiên ............................. 19
2.4 Tổng hợp các nghiên cứu trong, ngoài nước về cây Tràm trà và thành
phần, hoạt tính, ứng dụng của TTO trong nước súc miệng ......................... 20
2.4.1 Các nghiên cứu trong nước ............................................................. 20

2.4.2 Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 21
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 25
vi


3.1 Phương tiện và vật tư ............................................................................. 25
3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ........................................................ 26
3.2.1 Đánh giá chất lượng nguyên liệu .................................................... 26
3.2.2 Khảo sát quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà ............................. 28
3.2.3 Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu Tràm trà thu được ....... 30
3.2.4 Xác định các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu Tràm trà ........................ 31
3.2.5 Xây dựng công thức cho nước súc miệng chứa tinh dầu Tràm trà . 33

3.2.6 Đánh giá chất lượng sản phẩm nước súc miệng chứa tinh dầu Tràm
trà ............................................................................................................. 36
3.2.7 So sánh hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm với nước súc miệng
thương mại (Listerine) ............................................................................. 37
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 39
4.1 Kết quả đánh giá chất lượng nguyên liệu .............................................. 39
4.1.1 Kết quả xác định tro toàn phần ....................................................... 39
4.1.2 Kết quả xác định tỉ lệ tạp chất ........................................................ 39
4.1.3 Kết quả xác định bán định lượng kim loại nặng (tính theo chì) ..... 39
4.2 Kết quả khảo sát quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà ....................... 40
4.2.1 Kết quả khảo sát hiệu suất chiết xuất tinh dầu theo thời gian chưng
cất

..................................................................................................... 40
4.2.2 Kết quả khảo sát hiệu suất chiết xuất tinh dầu theo nhiệt độ chưng
cất
..................................................................................................... 40
4.2.3 Kết quả khảo sát hiệu suất chiết xuất tinh dầu theo thời gian lưu trữ
nguyên liệu ............................................................................................... 42
4.2.4 Quy trình chiết xuất tinh dầu Tràm trà ........................................... 43
4.3 Kết quả khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu Tràm trà ................. 44
4.4 Kết quả khảo sát các đặc tính hóa lý của tinh dầu Tràm trà .................. 45
4.4.1 Kết quả xác định tỷ trọng của tinh dầu Tràm trà ............................ 45
4.4.2 Kết quả xác định độ quay cực của tinh dầu Tràm trà ..................... 46
4.5 Kết quả xây dựng công thức phối trộn cho nước súc miệng ................. 46

4.5.1 Kết quả lựa chọn thành phần và hàm lượng các tá dược trong nước
súc miệng ................................................................................................. 46
4.5.2 Kết quả khảo sát quy trình bào chế ................................................. 47
4.5.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chất tạo màu, tạo ngọt tới chất
lượng sản phẩm ........................................................................................ 49
4.5.4 Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của tỉ lệ tinh dầu Tràm trà, menthol
và các chất hoạt động bề mặt đến chất lượng sản phẩm .......................... 51
4.5.5 Công thức tối ưu cho nước súc miệng từ tinh dầu Tràm trà ........... 53
4.6 Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm .................................................. 53
4.6.1 Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm ................... 53
4.6.2 Kết quả thử giới hạn nhiễm khuẩn .................................................. 54
vii



4.6.3 Kết quả định lượng kim loại nặng (tính theo chì) ........................... 54
4.6.4 Kết quả kiểm tra pH sản phẩm ........................................................ 55
4.7 Kết quả so sánh hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm với nước súc
miệng thương mại (Listerine) ...................................................................... 55
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 57
5.1 Kết luận .................................................................................................. 57
5.1.1 Kết luận về các nội dung đã được nghiên cứu ................................ 57
5.1.2 Những đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài......................... 57
5.2 Kiến nghị ................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 59

PHỤ LỤC........................................................................................................ 65

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2. 1 Một số thành phần chính của tinh dầu Tràm trà................................ 7
Bảng 2. 2 Hàm lượng các thành phần chính trong tinh dầu Tràm trà ............... 8
Bảng 2. 3 Một số thông số vật lý đặc trưng của tinh dầu Tràm trà ................... 8
Bảng 2. 4 Dữ liệu về khả năng kháng nấm của tinh dầu Tràm trà .................... 9
Bảng 2. 5 Dữ liệu kháng khuẩn của tinh dầu Tràm trà .................................... 11

Bảng 2. 6 Thành phần của một số nước súc miệng trên thị trường ................. 17
Bảng 2. 7 Một số nghiên cứu ngoài nước về cây Tràm trà .............................. 21
Bảng 3. 1 Thông số cài đặt cho máy GC
31
Bảng 3. 2 Thông số chương trình nhiệt độ ...................................................... 31
Bảng 3. 3 Thông số cài đặt cho khối phổ ISQ (EI).......................................... 31
Bảng 3. 4 Thông số cài đặt cho khối phổ ........................................................ 31
Bảng 3. 5 Thông số cài đặt polarimeter ADP440 ............................................ 33
Bảng 4. 1 Kết quả xác định tro toàn phần
39
Bảng 4. 2 Kết quả xác định tạp chất ................................................................ 39
Bảng 4. 3 Kết quả khảo sát hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian ......... 40

Bảng 4. 4 Kết quả khảo sát hiệu suất chưng cất tinh dầu theo nhiệt độ ......... 41
Bảng 4. 5 Kết quả khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu được chưng cất ở
các nhiệt độ khác nhau ..................................................................................... 41
Bảng 4. 6 Kết quả khảo sát hiệu suất chưng cất tinh dầu theo thời gian lưu trữ
.......................................................................................................................... 42
Bảng 4. 7 Kết quả thành phần và hàm lượng của tinh dầu Tràm trà ............... 45
Bảng 4. 8 Kết quả xác định tỷ trọng ................................................................ 46
Bảng 4. 9 Kết quả xác định độ quay cực ......................................................... 46
Bảng 4. 10 Các loại tá dược được sử dụng và vai trò của từng loại ................ 47
Bảng 4. 11 Các thành phần được sử dụng và độ tan của từng loại.................. 47
Bảng 4. 12 Hàm lượng các thành phần được thay đổi trong 4 công thức ....... 50
Bảng 4. 13 Tỉ lệ các thành phần được cố định trong cả 4 công thức............... 50

Bảng 4. 14 Hàm lượng cụ thể của các thành phần trong 6 công thức ............. 51
Bảng 4. 15 Công thức tối ưu cho nước súc miệng từ TTO ............................. 53
Bảng 4. 16 Kết quả đánh giá cảm quan mẫu nước súc miệng ......................... 54
Bảng 4. 17 Kết quả phân tích giới hạn nhiễm khuẩn của nước súc miệng...... 54
Bảng 4. 18 Kết quả định lượng kim loại nặng theo chì trong nước súc miệng 55
Bảng 4. 19 Kết quả phân tích giá trị pH nước súc miệng ................................ 55

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2. 1 Cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia) .............................................. 4
Hình 3. 1 Thiết bị chiết xuất tinh dầu .............................................................. 29
Hình 3. 2 Nước súc miệng Listerine và Colgate Plax ..................................... 34
Hình 4. 1 Kết quả xác định bán định lượng kim loại nặng (tính theo chì) ...... 40
Hình 4. 2 Quy trình chưng cất tối ưu cho tinh dầu Tràm trà ........................... 43
Hình 4. 3 Qui trình điều chế nước súc miệng theo phương pháp hòa tan ....... 48
Hình 4. 4 Hình ảnh nước súc miệng được bào chế theo 4 công thức .............. 51
Hình 4. 5 Hình ảnh nước súc miệng được bào chế theo 6 công thức .............. 52
Hình 4. 6 Nước súc miệng được bào chế theo công thức tối ưu ..................... 53
Hình 4. 7 Kết quả so sánh trên vi khuẩn S. aureus .......................................... 55
Hình 4. 8 Kết quả so sánh trên vi khuẩn P. aeruginosa .................................. 56


x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CFU
CT
ĐC
DD
đđ
DĐVN
GC/MS
LB

MBC
MFCs
MIC
NT
ppm
SLS
tb
TCVN
TH
TTO



Colony forming units
Công thức
Đối chiếu
Dung dịch
đậm đặc
Dược Điển Việt Nam
Sắc ký khí ghép đầu dò khối phổ
Luria-Bertani
Minimum Bactericidal Concentration
Minimum Fungicidal Concentration
Minimum Inhibitory Concentration
Nghiệm thức

parts per million
Sodium Lauryl sulfate
trung bình
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trường hợp
Tea Tree Oil
vừa đủ

xi


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người
ngày càng được quan tâm chú trọng, trong đó có nhu cầu về chăm sóc sức
khỏe răng miệng. Cùng với sự hối hả của nhịp sống công nghiệp, nhu cầu này
đòi hỏi những liệu pháp nhanh chóng và hiệu quả, vì thế nước súc miệng ngày
càng trở thành một sản phẩm được nhiều người lựa chọn.
Nước súc miệng được sử dụng như một sản phẩm chăm sóc răng miệng
nhanh chóng, hiệu quả, giúp làm sạch khoang miệng và cho hơi thở thơm mát,

tuy nhiên việc sử dụng nước súc miệng vẫn còn khá hạn chế - đặc biệt là với
trẻ em và người nhạy cảm - do mùi vị và cảm giác cay nồng của ethanol, các
chất sát khuẩn và hương liệu tổng hợp ở nồng độ cao. Bên cạnh đó, tính an
toàn của sản phẩm cũng là một tiêu chí ngày càng được nhiều người quan tâm.
Trước nguy cơ không an toàn từ các thành phần trong các loại nước súc miệng
trên thị trường như nồng độ ethanol cao tiềm ẩn khả năng gây độc cấp tính nếu
không may nuốt phải [1], chlorhexidine là chất sát khuẩn chính trong các loại
nước súc miệng nhưng lại có khả năng gây độc tế bào đối với tế bào biểu mô,
nguyên bào sợi… [2]. Chính vì thế, các sản phẩm nước súc miệng có thành
phần chính từ tinh dầu thiên nhiên ngày càng được quan tâm chú trọng bởi
tính an toàn, hiệu quả cùng mùi vị dễ chịu mà chúng mang lại.
Trên thế giới nhiều loại tinh dầu thiên nhiên đã được nghiên cứu và ứng

dụng vào sản xuất nước súc miệng như tinh dầu cam, chanh, bạc hà…Trong số
đó, tinh dầu cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia) - một loài cây có nguồn gốc
từ Australia - từ lâu đã được nghiên cứu và công nhận như một chất kháng
khuẩn tự nhiên rất mạnh đặc biệt là với các loại vi khuẩn gây bệnh trên răng
miệng. Chính vì thế tiềm năng ứng dụng loại tinh dầu này như một chất kháng
khuẩn trong sản xuất nước súc miệng là rất lớn.
Tại nước ta, nhu cầu sử dụng nước súc miệng ngày càng gia tăng bởi tính
tiện dụng của chúng. Tuy nhiên các sản phẩm nước súc miệng trên thị trường
nước ta hiện nay phần lớn là các sản phẩm nhập ngoại với giá thành khá cao
và phần lớn là các loại nước súc miệng tổng hợp. Trong khi đó, các loại nước
súc miệng từ các loài thảo dược tự nhiên trong nước vẫn chưa được đầu tư
nghiên cứu một cách thỏa đáng. Tràm trà cũng không ngoại lệ, dù được chứng

minh có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiều vùng sinh thái của
nước ta và chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn tốt, nhưng diện tích trồng loài
cây này còn khá nhỏ, các sản phẩm từ Tràm trà đặc biệt là tinh dầu mới chỉ
được sử dụng dưới dạng thô. Mặc khác, còn rất ít các nghiên cứu khoa học về
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

1

12/2015


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU

thành phần cũng như hướng ứng dụng cụ thể cho loại tinh dầu này. Từ đó hiệu
quả khai thác chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Vì vậy, việc nghiên cứu chiết xuất và ứng dụng tinh dầu từ cây Tràm trà
vào sản xuất nước súc miệng là một việc làm cần thiết, từ đó góp phần tạo
thêm hướng ứng dụng cho tinh dầu Tràm trà, khai thác tiềm năng và nâng cao
giá trị của loài cây này, đồng thời tạo ra một sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng
miệng tốt với giá thành hợp lý cho người dân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và ứng dụng tinh dầu Tràm trà (Melaleuca

alternifolia) trong sản xuất nước súc miệng” mong muốn đạt được các mục
tiêu sau:
 Xây dựng quy trình chiết xuất và khảo sát thành phần hóa học của tinh
dầu thu được.
 Phối trộn và tìm ra công thức tối ưu cho nước súc miệng chứa tinh dầu
Tràm trà.
 Đánh giá được chất lượng sản phẩm nước súc miệng theo các tiêu
chuẩn được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5816:2009.
 Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm và so sánh với sản
phẩm thương mại (Listerine).
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xử lý mẫu Tràm trà tươi, tiến hành đánh giá chất lượng nguồn nguyên

liệu ban đầu.
 Xử lý mẫu nguyên liệu: rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
 Đánh giá chất lượng nguồn dược liệu ban đầu (độ ẩm, tỉ lệ tro toàn
phần, tỉ lệ tạp chất, bán định lượng kim loại nặng) theo các tiêu chuẩn
được quy định trong DĐVN IV.
Tiến hành chiết xuất và khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu thu
được.
 Chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
 Xác định thành phần và hàm lượng các hợp chất trong tinh dầu Tràm
trà bằng sắc ký khí kết hợp đầu dò khối phổ (GC/MS).
 Xác định các chỉ số hóa lý của tinh dầu.
Tiến hành phối trộn và tìm ra công thức tối ưu cho nước súc miệng từ

tinh dầu Tràm trà: Tiến hành phối trộn thử nghiệm tinh dầu Tràm trà với các
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

2

12/2015


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU


thành phần khác nhau như: chất nền, chất tạo ngọt, chất bảo quản… khảo sát
sự thay đổi tỉ lệ các thành phần trên nhiều công thức khác nhau để tạo ra sản
phẩm nước súc miệng tốt nhất.
Đánh giá chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn được quy định trong
TCVN 5816:2009.
 Các tính chất cảm quan: độ trong, độ đồng nhất.
 Các chỉ tiêu hóa lý: độ pH, hàm lượng kim loại nặng theo chì, độ
cồn…
 Các chỉ tiêu vi sinh: giới hạn nhiễm khuẩn trên các loại vi khuẩn hiếu
khí, nấm mốc, Enterobacteria, Staphylococcus arueus, Pseudomonas
aeruginosa, Escherichia coli.
So sánh hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm thu được với sản phẩm

thương mại (Listerine) trên các chủng vi khuẩn gây bệnh răng miệng
Staphylococcus arueus và Pseudomonas aeruginosa.
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia)
được trồng tại tỉnh Tiền Giang.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Lấy mẫu và xử lý mẫu nguyên liệu theo DĐVN IV.
Tiến hành chiết tinh dầu và đánh giá hiệu suất, hàm lượng tinh dầu chiết
được.
Tiến hành phối trộn và tìm ra công thức tối ưu cho nước súc miệng chứa
tinh dầu Tràm trà.
Đánh giá chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn của DĐVN IV và

TCVN 5816:2009.
So sánh hoạt tính kháng khuẩn của sản phẩm.
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa phân tích, Khoa
Khoa học Tự nhiên trong thời gian 7 tháng, trên mẫu Tràm trà được trồng tại
tỉnh Tiền Giang.

VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

3

12/2015



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây Tràm trà
2.1.1 Giới thiệu chung
Cây Tràm Trà thường được biết đến với tên gọi tiếng Anh là Tee Tree
hay Australian Tee Tree. Tên này được sử dụng phổ biến vì Tràm Trà từng
được sử dụng như một nguyên liệu làm một loại trà thơm. Ngoài ra nó còn
được gọi với các tên khác như: narrow-leaf paperbark, narrow-leaf teatree,

teoljebuske.
Tên khoa học: Melaleuca alternifolia (Maiden & Betche) Cheel.
Đây là loài được biết đến phổ biến và có giá trị kinh tế nhất trong hơn
150 loài thuộc nhóm “Tee tree” thuộc họ Tràm (Melaleuca) [3]. Loài này
được mô tả lần đầu tiên bởi Joseph Maiden và Ernst Betche vào năm 1905 với
hai tên khoa học là Melaleuca alternifolia và Melaleuca linariifolia và được
thống nhất tên gọi thành Melaleuca alternifolia vào năm 1925 bởi Edwin
Cheel.
2.1.2 Phân loại và mô tả thực
vật học
Tên họ: Myrtaceae.
Tên chi: Melaleuca.

Tên nhóm: Melaleuceae.
Tên loài: Melaleuca alternifolia.
Tham khảo từ: Germplasm Resources
Information Network (GRIN) [4].

Melaleuca alternifolia là một cây
Hình 2. 1 Cây Tràm trà
thân gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 7
(Melaleuca alternifolia)
mét có vỏ gồm nhiều lớp mỏng. Lá đột, được sắp xếp dạng vòng, tuyến tính,
dài khoảng 10-35 mm, rộng khoảng 1 mm, cuốn lá dài khoảng 1 mm, phiến lá
nhẵn. Hoa màu trắng nở vào mùa xuân mọc thành chùm từ 3-5 cm, mỗi hoa

đơn có cánh hoa rộng, dài khoảng 2-3 mm. Nhị hoa dạng bó gồm từ 30-60 nhị
đơn dạng sợi dài từ 6-12 mm, vòi nhụy dài 3-4 mm. Quả hình chén, đường
kính từ 2-3 mm có lỗ ở giữa đường kính 1,5-2,5 mm [5].
Tại Australia Tràm Trà sống chủ yếu trong các vùng trũng ngập nước
hoặc trong các đầm lầy nhỏ có khí hậu cận nhiệt đới thuộc vùng ven biển
Đông Bắc New South Wales [6].

VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

4

12/2015



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Cây Tràm trà được du nhập vào nước ta từ năm 1986, chúng còn được
gọi (theo nguồn gốc và sinh thái) là tràm Úc, tràm lá kim, tràm dầu… và được
trồng tại các địa phương như: Hà Nội, Hà Tây, Quảng Bình, Phú Yên… với số
lượng cây khá ít.
2.1.3 Công dụng và hoạt tính sinh học trên cây Tràm trà
Cây Tràm trà đã được các thổ dân bản địa sống tại phía bắc New South

Wales sử dụng từ rất lâu đời để chữa bệnh như một loại thảo dược. Lá của loài
cây này được nghiền nát cho vào nước nóng để hít hoặc chế biến thành một
dạng giống như giấy dùng để băng vết thương, lá của chúng còn được dùng để
điều trị cảm lạnh, viêm họng, côn trùng cắn hoặc pha nước để tắm chữa các
bệnh do nhiễm nấm [6]. Loài cây này đã được sử dụng cho mục đích điều trị
bệnh tại Australia từ năm 1788. Từ các nghiên cứu trên cho thấy, tinh dầu là
hợp chất có tác dụng sinh học chính trong cây Tràm trà. Đây chính là thành
phần cần được nghiên cứu khảo sát.
2.2 Tổng quan về tinh dầu Tràm trà
2.2.1 Lịch sử phát triển và sử dụng tinh dầu Tràm trà
Tinh dầu Tràm trà (TTO) đã được sử dụng để chữa bệnh từ lâu đời bởi
các thổ dân bản địa Australia. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi loại tinh dầu

này chỉ bắt đầu từ thế kỷ XIX khi những báo cáo về đặc tính sát khuẩn và khử
trùng của nó được công bố [7]. Vào những năm 1920, TTO được sản xuất và
thương mại hóa. Sản phẩm thương mại đầu tiên của TTO được sản xuất bởi
James H. [8].
Trong những năm 1930, một số bác sĩ người Australia đã bắt đầu sử
dụng TTO trong điều trị thực nghiệm. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn
sau đó, khả năng kháng khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh trên răng
miệng của tinh dầu Tràm trà đã được thừa nhận. MacDonald đã công bố một
bài viết trên tạp chí Nha khoa Astralia (Australian Journal of Dentistry) ca
ngợi tinh dầu Tràm trà như một chất khử khuẩn răng miệng lý tưởng hơn tất cả
các chất khử khuẩn tự nhiên được thử nghiệm trước đó [9]. Cũng trong thời
gian đó, một trong những bài báo khoa học đầu tiên về kinh nghiệm sử dụng

tinh dầu đã được công bố bởi Humphray. Theo đó, tinh dầu này có khả năng
làm tan mủ và lành nhanh vết thương mà không gây ảnh hưởng đến các mô
[10]. Đến năm 1937, một báo cáo tổng hợp về khả năng kháng khuẩn và sát
trùng của TTO trà đã được công bố bởi Penfold và Morrison. Trong đó loại
tinh dầu này đã cho thấy tác dụng điều trị tốt trong các bệnh như: nhiễm trùng
quanh móng (paronychia), viêm màng phổi, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa,
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

5

12/2015



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

nhiễm nấm da (epidermophyton), rận, và đặc biệt là khử khuẩn răng miệng
(viêm mũi họng cấp tính, viêm chảy mủ (catarrh), tưa miệng, viêm amidan,
viêm loét miệng – aphthous – và các chứng đau khác gây ra do viêm nhiễm
khuẩn khoang miệng) [8]. Tinh dầu Tràm trà còn được ghi nhận như một
kháng sinh tự nhiên quan trọng trong Thế chiến II. Tuy nhiên trong một
khoảng thời gian dài sau Thế chiến II, nhu cầu sử dụng loại tinh dầu này bị
giảm sút do sự phát triển của các loại kháng sinh và các sản phẩm tự nhiên

khác [11].
Năm 1960, công dụng của TTO trong điều trị mụn nhọt tại Hoa Kỳ đã
được công bố bởi Feinblatt [12]. Tinh dầu Tràm trà càng được chú ý hơn ở Mỹ
khi nó được sử dụng để điều trị thành công viêm âm đạo do nguyên sinh vật
đơn bào (trichomonas) và các nhiễm trùng âm đạo khác [13]. Trong khoảng 10
năm tiếp theo, hầu như không có nghiên cứu nào được công bố trong việc sử
dụng TTO cho đến khi nó được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm
khuẩn ở chân (podiatric) [14]. Một thí nghiệm so sánh khả năng điều trị mụn
trứng cá của sản phẩm chứa tinh dầu Tràm trà 5% với sản phẩm chứa
benzoylperoxide 5%. Kết quả cho thấy sản phẩm chứa tinh dầu làm giảm đáng
kể mụn đồng thời các tác dụng phụ cũng ít xãy ra hơn so với sản phẩm chứa
benzoylperoxide [15]. Đến nay TTO dần được ứng dụng vào nhiều sản phẩm

chăm sóc cá nhân bao gồm dầu gội, gel tắm, kem dưỡng da, dầu xả, xà phòng,
thuốc đánh răng, dầu gội thú y và chất sát trùng trong các máy điều hòa không
khí.
Như vậy TTO đã có một bề dày lịch sữ từ lâu đời. Qua gần một thế kỷ,
những công dụng và đặc tính của loại tinh dầu này dần được nghiên cứu ngày
càng sâu sắc và hoàn thiện hơn. Từ đó tinh dầu Tràm trà ngày càng được ứng
dụng nhiều hơn vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân.
2.2.2 Thành phần hóa học và đặc tính hóa lý của tinh dầu Tràm trà
Quá trình phân lập, xác định và định lượng các thành phần TTO gắn liền
với quá trình cải tiến và phát triển của kỹ thuật sắc ký khí. Những thành phần
đầu tiên của TTO được công bố bởi Guenther với 12 thành phần [16]. Tiếp đó
Swords và Hunter đã công bố về 48 thành phần hiện diện trong loại tinh dầu

này [17]. Cùng với sự tiến bộ của phương pháp sắc ký khí, gần 100 thành phần
có trong TTO đã được xác định bởi Brophy và các cộng sự [18].
Thành phần của loại tinh dầu này gồm các hydrocarbon terpene, chủ yếu
là monoterpene, sesquiterpene và các dẫn xuất ancol của chúng. Terpene trong
tinh dầu Tràm trà là các hợp chất dễ bay hơi, các hydrocacbon thơm có thể
được xem là polymer của isoprene có công thức tổng quát là (C5H8)n. Trong
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

6

12/2015



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

các thành phần trên, terpinen-4-ol được xem là thành phần chính trong TTO.
Hàm lượng của nó trong tinh dầu dao động từ 30% đến 48%. Đây cũng là chất
tạo nên hoạt tính kháng sinh mạnh của loại tinh dầu này. Các thành phần chủ
yếu trong TTO được thể hiện trong Bảng 2.1 [19].
Bảng 2. 1 Một số thành phần chính của tinh dầu Tràm trà
Tên hợp chất


Loại của hợp chất

Terpinen 4-ol

Monocyclic terpene
alcohol
Monocyclic terpene
Monocyclic terpene
Monocyclic terpene
alcohol
Monocyclic terpene
Monocyclic terpene

Dicyclic terpene
Monocyclic terpene
alcohol
Sesquiterpene
Sesquiterpene
Monocyclic terpene
Dicyclic monoterpene
Sesquiterpene alcohol

-Terpinene
α-Terpinene
1,8-Cineole

α-Terpinolene
-Cymene
(+)-α-Pinene
α-Terpineneol
Aromadendrene
δ-Cadinene
(+)-Limonene
Sabinene
Globulol

Công
thức

C10H18O

Độ hòa tan
(ppm)a
1491,000

C10H16
C10H16
C10H18O

1,000
8,200

907,000

4,36
4,25
2,84

C10H16
C10H14
C10H16
C10H18O

4,300

6,200
0,570
1,827

4,24
4,44
3,28

C15H24
C15H24
C10H16
C10H16

C15H26O

1,000
-

4,38
-

Log KOWb
3,26

a, b - Tham khảo từ [20], [21].


Qua nhiều khảo sát được tiến hành cho thấy rằng các thành phần trong
TTO có sự khác biệt khá lớn về hàm lượng tùy vào đặc điểm của nguyên liệu
[18]. Điều này có thể do sự ảnh hưởng của đất trồng, tuổi của nguyên liệu
cũng như điều kiện thời tiết và khí hậu của các vùng. Đề đảm bảo tính thống
nhất trong việc quản lý chất lượng của TTO sao cho hoạt tính kháng khuẩn
vẫn được đảm bảo, các quy ước về thành phần trong nó đã được thiết lập.
Australia đã thiết lập một tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho tinh dầu Tràm trà
đầu tiên “Oil of Melaleuca alternifolia” vào năm 1967 (AS K175-1967). Tiêu
chuẩn này dần được chỉnh sửa để phù hợp hơn với thực tế. Tiêu chuẩn đang
được áp dụng để đánh giá tinh dầu Tràm trà là “Oil of Melaleuca, terpinen-4ol type (Tea Tree oil)” (AS 2782-1997). Năm 2004, một tiêu chuẩn quốc tế
chung ISO 4730:2004 đã được thiết lập để đánh giá và kiểm soát chất lượng

tinh dầu Tràm trà. Các tiêu chuẩn này cùng thống nhất quy định một mẫu tinh
dầu Tràm trà đạt tiêu chuẩn phải đạt nồng độ tối thiểu của terpinen-4-ol là
30% và nồng độ tối đa của 1,8-cineol là 15%. Lý do cho nồng độ tối thiểu
30% của terpinen-4-ol vì nó là thành phần chính đảm bảo khả năng kháng
khuẩn của tinh dầu Tràm trà [7], [22]. 1,8-cineole bị giới hạn nồng độ tối đa
15% do nó gây kích ứng da mạnh ở nồng độ cao, có thể gây dị ứng hoặc
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

7

12/2015



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

những phản ứng không mong nuốn cho người sử dụng. Tiêu chuẩn về hàm
lượng của các thành phần chính trong tinh dầu Tràm trà được thể hiện trong
Bảng 2.2.
Bảng 2. 2 Hàm lượng các thành phần chính trong tinh dầu Tràm trà
Tên thành phần
α-Pinene
Sabinene

α-Terpinene
Limonene
-Cymene
1,8-Cineol
-Terpinene
Terpinolene
Terpinene-4-ol
Aromadendrene
Ledene
δ-Cadinene
Globulol
Viridiflorol


Hàm lƣơng thấp nhất (%)
1,0
Vết
5,0
0.5
0,5
Vết
10,0
1,5
30,0
Vết

Vết
Vết
Vết
Vết

Hàm lƣợng cao nhất (%)
6,0
3,5
13,0
1,5
8,0
15,0

28,0
5,0
48,0
3.0
3,0
3,0
1,0
1,0

Nguồn tham khảo ISO 4730:2004 [23]

Các tiêu chuẩn trên ngày càng quy định nghiêm ngặt hơn về biên độ dao

động của các thành phần đồng thời các chỉ tiêu hóa lý của TTO ngày nay càng
được quan tâm khảo sát. Do đây là các chỉ số đặc trưng mà chỉ tinh dầu tràm
trà tự nhiên mới có được. Việc kiểm soát các chỉ tiêu hóa lý cũng như kiểm tra
hàm lượng các thành phần vi lượng nhưng rất đặc trưng như: sabinene,
globulol, và viridiflorol là một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra
tính trung thực của sản phẩm tinh dầu, tránh được sự làm giả tinh dầu từ các
hóa chất tổng hợp. Các chỉ số hóa lý thường được quan tâm là các chỉ tiêu cảm
quan (màu sắc, mùi, độ trong), tỷ trọng tương đối với nước, độ quay cực, khả
năng hòa tan trong ethanol. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu Tràm trà được thể
hiện trong Bảng 2.3.
Bảng 2. 3 Một số thông số vật lý đặc trưng của tinh dầu Tràm trà
Tính chất vật lý

Cảm quan
Màu
Mùi
Tỉ trọng (20C)
Độ quay cực (20C)
Chiết suất (20C)
Khả năng hỗn hòa trong ethanol
85 % (v/v) (20C)

Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Sạch, dạng lỏng và không lẫn nước.

Không màu đến màu vàng nhạt
Mùi đặc trưng
0,885
0,906
+5
+15
1,475
1,482
Ít hơn 2 lần thể tích

Nguồn tham khảo ISO 4730: 2004 [23]


VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

8

12/2015


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.3 Hoạt tính sinh học của TTO

Trong các đặc tính của TTO thì khả năng kháng sinh là đặc tính được
chú ý nhiều nhất bởi đây là đặc tính quyết định đến công dụng cũng như giá trị
thương mại của loại tinh dầu này.
Khả năng kháng nấm: Các công bố khoa học về khả năng kháng nấm
của TTO đã chứng minh loại tinh dầu này có khả năng ức chế một loạt các loại
nấm men, nấm sợi, nấm da (dermatophytes). Thông qua các nghiên cứu trên
nhiều phương pháp khác nhau cho thấy nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của
tinh dầu Tràm trà với các loại nấm thường nằm trong khoảng từ 0,03 đến 0,5%
và nồng độ tiêu diệt các loại nấm (MFCs) trong khoảng từ 0,12 đến 2%. Tuy
nhiên, một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là chủng Aspergillus niger, với
MFCs cao, 8% cho loài này [24]. Tinh dầu Tràm trà ở dạng hơi cũng cho thấy
khả năng ức chế sự phát triển của nấm [24], [26] cũng như sự hình thành bào

tử [27]. Dữ liệu về khả năng kháng nấm của TTO được thể hiện cụ thể qua
Bảng 2.4 [19].
Bảng 2. 4 Dữ liệu về khả năng kháng nấm của tinh dầu Tràm trà
Tên chủng nấm
Alternaria spp.
Aspergillus flavus
A. fumigatus
A. niger
Blastoschizomyces capitatus
Candida albicans
C. glabrata
C. parapsilosis

C. tropicalis
Cladosporium spp.
Cryptococcus neoformans
Epidermophyton flocossum
Fusarium spp.
Malassezia furfur
M. sympodialis
Microsporum canis
M. gypseum
Penicillium spp.
Rhodotorula rubra
Saccharomyces cerevisiae

Trichophyton mentagrophytes
T. rubrum
T. tonsurans
Trichosporon spp.

MIC (% v/v)
0,016 - 0,120
0,310 - 0,700
0,060 - >2,000
0,016 - 0,400
0,250
0,060 – 8,000

0,030 – 8,000
0,030 - 0,500
0,120 – 2,000
0,008 - 0,120
0,015 - 0,060
0,008 - 0,700
0,008 - 0,250
0,030 - 0,120
0,016 - 0,120
0,030 - 0,500
0,016 - 0,250
0,030 - 0,060

0,060
0,250
0,110 - 0,440
0,030 - 0,600
0,004 - 0,016
0,120 - 0,220

MFC (% v/v)
0,060 – 2,000
2,000 – 4,000
1,000 – 2,000
2,000 – 8,000

0,120 - 1,000
0,120 - 0,500
0,120 - 0,500
0,250 - 0,500
0,120 - 4,000
0,120 - 0,250
0,250 – 2,000
0,500 - 1,000
0,060 - 0,120
0,250 - 0,500
0,250 - 0,500
0,500 - 2,000

0,500
0,500
0,250 - 0,500
0,250 – 1,000
0,120 - 0,500
0,120

Cơ chế kháng nấm của tinh dầu Tràm trà cũng đã được khảo sát. Đa phần
các nghiên cứu được tiến hành trên chủng nấm Candida albicans. Cơ chế ức
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

9


12/2015


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

chế của TTO (0,25%) lên chủng nấm này chủ yếu do làm thay đổi tính thấm
dẫn đến làm tăng lưu động qua màng tế bào của nấm. Cơ chế ức chế hô hấp
cũng đã được chứng minh khi sử dụng TTO trên các chủng Candida albicans
và Fusarium solani. Ở nồng độ 0,25% TTO ức chế hô hấp 40% trên chủng

Candida albicans, tỉ lệ này là 95% khi nồng độ TTO sử dụng là 1,0% [28].
Đối với Fusarium solani tỉ lệ bị ức chế hô hấp là 50% khi sử dụng TTO ở
nồng độ 0,23% [27].
Khả năng kháng virus: Hoạt tính kháng virus của TTO lần đầu tiên
được ghi nhận trên virus gây bệnh khảm trên cây thuốc lá (Nicotiniana
glutinosa). Trong các thử nghiệm với Nicotiniana glutinosa, cây bị bệnh đã
được phun dịch chứa TTO với nồng độ 100, 250 và 500 ppm và điều trị bằng
phương pháp thông thường (đối chứng). Sau 10 ngày, các tổn thương trên lá
của cây đã giảm đi đáng kể khi được điều trị bằng TTO so với nhóm đối
chứng [29]. Sau đó, Schnitzler đã kiểm tra khả năng kháng virus của TTO và
tinh dầu bạch đàn trên chủng virus Herpes simplex (HSV gồm hai chủng
HSV-1 và HSV-2). Kết quả cho thấy, TTO ức chế 50% các mảng bám

(biofilm) do HSV-1 gây ra ở nồng độ 0,0009% cho và tương tự với HSV-2
0,0008%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở nồng độ cao hơn 0.003%, TTO ức
chế đến 98,2% HSV-1 và 93.0% HSV-2. Ngoài ra, hoạt động của TTO trong
ức chế quá trình nhân lên của virus cũng đã được khảo sát và chứng minh
[30]. Trong một nghiên cứu khác được tiến hành để đánh giá khả năng kháng
virus của 12 loại tinh dầu, bao gồm TTO, trên chủng HSV-1 trong các tế bào
Vero [31]. Một lần nữa, TTO đã cho thấy của hoạt tính kháng virus của nó
trên virus tự do khi ức chế sự hình thành mảng bám hoàn toàn ở nồng độ 1%.
Mặc dù phạm vi của virus được thử nghiệm vẫn còn hạn chế nhưng các kết
quả trên chỉ ra rằng TTO có khả năng tác động trên cả virus có vỏ bọc
(enveloped virus) và virus không có vỏ bọc (non-enveloped virus).
Hoạt tính kháng vi khuẩn: Hoạt tính kháng khuẩn của TTO cũng đã

được khảo sát và thu được nhiều kết quả đáng chú ý. Một nghiên cứu đã sử
dụng TTO ở nồng độ 50% trong 24 giờ ở 4°C đã ức chế sự hình thành các
mảng bám (biofilm) trên hai chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli
[32]. Nồng độ ức chế bởi TTO của một nhóm các chủng vi khuẩn Escherichia
coli, Propionibacterium acnes, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
aureus, Streptococcus faecalis, và Streptomycin pyogenes dao động từ 0,5%
đến 1,0 % (v/v) [15]. Nghiên cứu được thực hiện bởi Beylier [33] cũng cho
thấy kết quả tương tự với MIC trên Staphylococcus aureus là 0,5% và thấp
hơn đáng kể cho E. coli (0,25%), Candida albicans (0,04%). Tuy nhiên giá trị
này khá cao trên Pseudomonas aeruginosa (4%). Trong khi kiểm tra tính nhạy
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA


10

12/2015


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

cảm của một loạt các tác nhân gây bệnh răng miệng bằng TTO, Walsh và
Longstaff [34] ghi nhận giá trị MIC 0,08% đối với tụ cầu khuẩn
Staphylococcus aureus và 0,16% cho Streptococcus faecalis. Tuy có sự chênh

lệch về giá trị MIC giữa các thử nghiệm, nhưng từ các kết quả trên cho thấy
rằng khả năng kháng khuẩn của TTO là rất mạnh đặc biệt là trên các nhóm vi
khuẩn gây bệnh trên răng miệng. Năm 2005, Carson, K.A. cùng các cộng sự
của mình đã tiến hành tổng hợp các tài liệu về hoạt tính kháng khuẩn của
TTO. Kết quả của nghiên cứu cũng là cái nhìn chung về khả năng kháng
khuẩn của TTO và được thể hiện trong Bảng 2.5 [35].
Bảng 2. 5 Dữ liệu kháng khuẩn của tinh dầu Tràm trà
Loài vi khuẩn
Acinetobacter baumannii
Actinomyces viscosus
Actinomyces spp.
Bacillus cereus

Bacteroides spp.
Corynebacterium sp.
Enterococcus faecalis
E. faecalis (vancomycin R)
Escherichia coli
Fusobacterium nucleatum
Klebsiella pneumoniae
Lactobacillus spp.
Micrococcus luteus
Peptostreptococcus anaerobius
Porphyromonas endodentalis
Porphyromonas gingivalis

Prevotella spp.
Prevotella intermedia
Propionibacterium acnes
Proteus vulgaris
Pseudomonas aeruginosa
Staphylococcus aureus
S. aureus (methicillin R)
Staphylococcus epidermidis
Staphylococcus hominis
Streptococcus pyogenes
Veillonella spp.


MIC, khoảng MIC MBC, khoảng MBC
hoặc MIC90 (% v/v) hoặc MBC90 (% v/v)
1,08
1,08
0,66
1,014
1,014
0,32
0,061; 0,51
0,06 – 0,121
0,2-0,32; 2,08
2,08

0,5
0,5 – 14; >810
0,5 – 14; >810
0,253; 7; 0,0811
0,253; 7
>0,66
0,258; 0,32
0,258
1,014; 2,01
0,258
0,06 – 0,58
0,25 – 6,08

0,26; 0,251
0,03 – 0,121
0,025 – 0,114
0,025-0,114
0,116
0,031; 0,251
0,031
0,003 – 0,114
0,003 – 0,114
0,052; 0,31 – 0,635
0,513
0,0811; 0,32; 2,010

4,010
1 – 2,02; 3,08
3,08
0,63 – 1,255; 0,57; 10
1,010; 2,07
0,0411; 0,254; 9
0,54; 0,59
0,63 – 1,255; 1,08
4,08
0,58
4,08
0,1212

0,2512
0,016 – 1,014
0,03 – 1,014

2.2.4 Độc tính và tác dụng không mong muốn của tinh dầu Tràm trà
Những độc tính cấp qua đường uống của TTO đã được khảo sát ở chuột,
kết quả cho thấy nồng độ gây độc là 1,9-2,6 mL/kg. Nồng độ này cũng tương
tự như các nồng độ gây độc của tinh dầu khuynh diệp, do đó không nên dùng
TTO nguyên chất trực tiếp qua đường uống [36]. Cho đến nay vẫn chưa có
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

11


12/2015


LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

trường hợp ngộ độc TTO qua đường uống dẫn đến tử vong được ghi nhận
trong các tài liệu y khoa.
Do có đặc tính thân dầu nên TTO có khả năng thâm nhập qua da. Bên
cạnh khả năng sát khuẩn tinh dầu này cũng gây ra các kích thích và phản ứng

dị ứng không mong muốn. Một số kích thích xảy ra khi sử dụng tinh dầu
nguyên chất nhưng không có kích ứng nào với TTO ở nồng độ 25% khi tiến
hành thử nghiệm trên da thỏ trong 30 ngày [36]. Một tỉ lệ trung bình 25% trên
311 người tình nguyện gặp phải các dị ứng khi sử dụng tinh dầu Tràm trà ở
dạng nguyên chất đã được công bố [37]. Tuy nhiên trong một nghiên cứu khác
được tiến hành trên 217 người được thử nghiệm với TTO 10 %, kết quả cho
thấy không có kích ứng nào được ghi nhận [38].
Khả năng thúc đẩy làm lành vết thương của TTO đã được khảo sát trên
da bị thương ở thỏ, kết quả cho thấy tỷ lệ lành vết thương tương đương với
nhóm đối chứng. Tinh dầu Tràm trà cũng được chứng minh là không gây đột
biến qua các thử nghiệm theo phương pháp Ames [36] và hiếm thấy các tác
dụng phụ toàn thân gây ra bởi loại tinh dầu này.

Từ tất cả các kết quả nghiên cứu trên cho thấy độc tính và những tác
dụng không mong muốn của TTO là tương đồng với các loại tinh dầu khác, ít
các tác dụng phụ nguy hiểm. Các tác dụng phụ chỉ xảy ra chủ yếu trên tinh dầu
nguyên chất và TTO khá an toàn khi được dùng ở nồng độ thấp.
2.3 Tổng quan về nƣớc súc miệng
Nước súc miệng (mouthwash) còn được gọi là collutorium, collutory,
được định nghĩa là một dược phẩm dạng lỏng được sử dụng cho việc làm sạch
và điều trị các tình trạng bệnh lý răng miệng (Medical Dictionary Copyright©
2006 Lippincott Williams & Wilkins). Hay là một chất lỏng được sử dụng để
tạo hơi thở thơm mát đồng thời điều trị các vấn đề về nướu và các bệnh trong
khoang miệng [39]. Nước súc miệng ngày càng được nghiên cứu, sử dụng
rộng rãi cho mục đích vệ sinh răng miệng bởi tính tiện dụng và hiệu quả của

nó.
2.3.1 Sơ lƣợc về tình hình bệnh răng miệng hiện nay
Sức khỏe răng miệng là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và chất
lượng cuộc sống nói chung. Các bệnh về răng miệng được định nghĩa là các
triệu chứng đau ở miệng, đau vùng mặt, nhiễm khuẩn răng miệng, các vết loét,
nha chu (viêm nướu), sâu răng, mất răng, ung thư khoang miệng, các bệnh và
rối loạn khác làm hạn chế khả năng trong việc cắn, nhai, cười, nói, tâm lý và
xã hội của một cá nhân [40].
VÕ HOÀNG DUY, DƢƠNG MỘNG HÒA

12


12/2015


×