Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH HUYỆN YÊN DŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.15 KB, 59 trang )

MỤC LỤC
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN BHXH HUYỆN YÊN DŨNG.
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI BHXH HUYỆN YÊN DŨNG.
1.3. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA ĐƠN VỊ.
2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
2.1. NHỮNG THUẬN LỢI.
2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI.
2.1. CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BHXH
GIAI ĐOẠN 2014-2016.

2
2
4
6
6
7
9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................55


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASXH:

An sinh xã hội

BHTN:

Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH:

Bảo hiểm xã hội

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CCVC:

Công chức viên chức

ĐTNN:

Đầu tư nước ngoài

DN:

Doanh nghiệp

DNNQD:

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

HĐND:

Hội đồng nhân dân

NSNN:


Ngân sách nhà nước

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

UBND:

Ủy ban nhân dân

DSPHSK:

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

TNLĐ-BNN:

Tai nạn lao động – Bệnh nghề
nghiệp

KCB :

Khám chữa bệnh



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN BHXH HUYỆN YÊN DŨNG.
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI BHXH HUYỆN YÊN DŨNG.
1.3. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA ĐƠN VỊ.
2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
2.1. NHỮNG THUẬN LỢI.
2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI.
2.1. CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BHXH
GIAI ĐOẠN 2014-2016.

2
2
4
6
6
7
9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................55


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến cô Th.s Lê Thị Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình viết báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Bảo hiểm, trường Đại
học Lao Động – Xã hội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập.

Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo BHXH huyện Yên Dũng đã cho phép
và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại đơn vị. Em xin gửi lời cảm ơn đến
các cô chú, các anh chị trong đơn vị đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô chú, anh chị trong BHXH huyện Yên
Dũng đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.


LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam là một trong những chính sách lớn
của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Lịch sử phát triển ngành BHXH
được đánh dấu như một bước phát triển mới khi Luật BHXH được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.
BHXH thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Trong quá trình thực
hiện, chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội không ngừng được sửa đổi, bổ sung
qua từng thời kỳ phát triển của đất nước nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng
của người lao động khi tham gia.
BHXH huyện Yên Dũng chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 đến nay,
ban đầu cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Song với sự nỗ lực của
tập thể viên chức BHXH huyện Yên Dũng đã gặt hái được nhiều thành công trên
cong đường phát triển của mình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và phát
triển BHXH huyện Yên Dũng vẫn còn gặp không ít khó khăn và không vẫn tồn
tại những hạn chế nhất định. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động của BHXH
huyện Yên Dũng, em xin phép làm bài báo cáo về tình hình thực hiện BHXH
của BHXH huyện Yên Dũng để có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của

đơn vị.
Báo cáo thực tập có kết cấu 3 phần như sau :
Phần I : Khái quát đặc điểm, tình hình chung ở cơ quan BHXH huyện Yên
Dũng.
Phần II : Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Yên Dũng.
Phần III : Nhận xét và kiến nghị.
Trong quá trình làm báo cáo do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến của Cô để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.

1


PHẦN I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
TẠI BHXH HUYỆN YÊN DŨNG.
1. Đặc điểm tình hình chung tại cơ quan BHXH huyện Yên Dũng.
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện
Yên Dũng.
Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng được thành lập vào ngày 01 tháng 10
năm 1995. Căn cứ theo Quyết định số 32 QĐ/TC - CB ngày 18 tháng 07 Năm
1995 của Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện, thị xã tỉnh
Hà Bắc nay là Tỉnh Bắc Giang. Ban đầu khi mới thành lập cơ quan BHXH chỉ
có 5 cán bộ từ cơ quan khác chuyển sang, kinh nghiệm trong công tác BHXH
còn chưa nhiều. Tuy nhiên ngay từ khi mới thành lập BHXH huyện luôn nhận
được sự quan tâm của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và của BHXH Tỉnh nên
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm 1998 BHXH huyện đã được cấp trên phê duyệt xây dựng trụ sở làm
việc mới, cơ quan được xây dựng trên khu đất trung tâm thị trấn Neo huyện Yên
Dũng. Từ khi được chuyển sang làm việc tại trụ sở mới với cơ sở hạ tầng và
trang thiết bị được trang bị khá đầy đủ, hiệu quả làm việc của cơ quan BHXH

huyện ngày càng nâng cao rõ rệt.
Sau gần 22 năm kể từ ngày được thành lập được sự quan tâm và giúp đỡ
của các cấp, các ngành địa phương, sự chỉ đạo chuyên môn của BHXH Tỉnh,
cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ nhân viên trong đơn vị, BHXH huyện
Yên Dũng đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và trở thành địa chỉ tin
cậy của các đối tượng được thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN; góp
phần đảm bảo ổn định đời sống người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội…
Với 22 năm hoạt động BHXH huyện đã đạt được rất nhiều những thành tựu
đáng khích lệ như: BHXH huyện Yên Dũng đã 11 lần được UBND tỉnh và
BHXH Việt Nam tặng bằng khen; 6 lần được giám đốc BHXH Tỉnh tặng giấy
khen.
1.2. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy tại BHXH huyện
Yên Dũng.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ.
Triển khai thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT do Đảng và nhà
nước ban hành đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.

2


Tổ chức thu BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện, quản lý khai thác và
phát triển đối tượng tham gia BHXH và BHYT.
Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách chế độ BHXH và BHYT;
cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, quản lý lưu trữ hồ sơ của đối tượng thụ hưởng
BHXH.
Thực hiện chi trả các chế độ BHXH; quản lý sử dụng các nguồn kinh phí
và thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước.
Tổ chức công tác giám định y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, chống lạm
dụng quỹ khám chữa bệnh.

Mặt khác, BHXH huyện Yên Dũng có nhiệm vụ phối hợp hoạt động với
các cơ quan chuyên ngành khác trong huyện tham gia công tác phổ biến những
chính sách xã hội của Đảng và nhà nước tới nhân dân trên địa bàn huyện Yên
Dũng, góp phần thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế - xã hội chung mà
các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Dũng đặt ra.
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Yên Dũng.
Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại BHXH huyện Yên Dũng.
BHXH huyện Yên Dũng

Giám đốc
P.Giám đốc

P.Giám đốc

Bộ
phận
kế
toán
tài vụ

Bộ
phận
quản
lý thu

Bộ
phận
một
cửa


Bộ
phận
hành
chính

Bộ
phận
giám
định

Bộ
phận
chính
sách

Bộ
phận
cấp
sổ, thẻ

(Nguồn BHXH Huyện Yên Dũng)
Giám đốc: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt
động công tác BHXH trên địa bàn huyện quản lý, phụ trách công tác tổ chức cán
bộ, công tác chính sách, kế hoạch tài chính..
3


Phó giám đốc 1: Phụ trách thu BHXH, BHYT tự nguyện; giải quyết một số
công việc do giám đốc ủy quyền.
Phó giám đốc 2: Phụ trách chi BHXH, BHTN, bộ phận kế toán, quản lý

cán bộ.chủ tích công đoàn, ký các văn bản thay giám đốc như biên bản sổ thẻ.
Bộ phận kế toán tài vụ: Thực hiện nghiệp vụ kế toán theo Luật kế toán,
giúp Giám Đốc quản lý mạng lưới công tác chi trả các chế độ theo quy định,
hướng dẫn nghiệp vụ chi trả cho các đại lý và các đơn vị sử dụng lao động, phối
hợp với bộ phận chức năng giải quyết các chế độ cho người lao động.
Bộ phận quản lý thu: Chịu trách nhiệm đôn đốc thu, bám sát đơn vị sử dụng
lao động, giải đáp những thắc mắc trong công tác thu, lập kế hoạch thu hàng
tháng, hàng quý, hàng năm, báo cáo kết quả thu theo quy định…
Bộ phận một cửa: Có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính pháp lý;
chuyển hồ sơ đến các phòng nghiệp vụ; trả hồ sơ đã được giải quyết đến hẹn.
Bộ phận hành chính: Có nhiệm vụ công tác văn phòng, công tác tuyên
truyền, quân sự địa phương. Tiếp nhận và chuyển phát công văn đến; thực hiện
công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật, bảo quản hồ sơ, tài liệu và các thủ tục hành
chính.
Bộ phận giám định: Thường trực tại bệnh viện huyện và các trung tâm y tế
trên địa bàn huyện, kiểm tra thủ tục giấy tờ, phiếu khám chữa bệnh BHYT,
khám và điều trị tại bệnh viện huyện…
Bộ phận chế độ chính sách: Bộ phận này có trách nhiệm quản lý hồ sơ của
tất cả các đối tượng hưởng hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH; theo dõi ghi biến
động các đối tượng hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH…
Bộ phận cấp sổ, thẻ: Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trong việc
cấp, ghi, quản lý sổ bảo hiểm; thẩm định ban đầu tờ khai cấp sổ bảo hiểm do
cácđơn vị gửi đến trình lãnh đạo BHXH duyệt, thẩm định tổng hợp hồ sơ duyệt
bảo hiểm của các đơn vị, lập hồ sơ, thẻ BHYT; tham mưu đề xuất với Giám Đốc
BHXH huyện những biện pháp trong việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
1.3. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của đơn vị.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập cơ quan BHXH huyện Yên Dũng
chỉ có 5 đồng chí làm công tác và trình độ của độ ngũ cán bộ này còn nhiều hạn
chế. Từ khi thành lập đến năm 2008 BHXH huyện Yên Dũng đã tiếp nhận thêm
8 đồng chí qua làm công tác BHXH. Đến nay cơ quan BHXH huyện Yên Dũng

đã có tổng số là 17 đồng chí có trình độ chuyên môn không đồng đều nhau. Cụ
thể ta có bảng số liệu sau:

4


Bảng 1.1. Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của BHXH
huyện Yên Dũng năm 2016.

Vị trí

Đại
học

Cao
đẳng

Trung
Tổng
cấp

Giới tính
Nam

Độ Tuổi

Nữ

22-35


36-60

Giám đốc

1

0

0

1

1

0

0

1

Phó Giám đốc

2

0

0

2


1

1

0

2

B.phận kế toán tài vụ

2

0

0

2

1

1

2

0

B.phận quản lý thu

2


1

0

3

1

2

2

1

B.phận một cửa

1

0

0

1

1

0

1


0

B.phận hành chính

1

1

1

3

1

2

2

1

B.phận giám định

0

1

1

2


0

2

2

0

B.phận chính sách

1

1

0

2

1

1

1

1

B.phận cấp sổ, thẻ

1


0

1

2

0

2

2

0

11

4

3

18

7

11

12

6


61.1

22.2

16.7

100

46.7

53.3

66.7

33.3

Tổng
Tỷ lệ (%)

(Nguồn: BHXH huyện Yên Dũng)
Nhìn vào bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ của đơn vị ta thấy:
Qua bảng số liệu cho ta thấy trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức tại BHXH huyện Yên Dũng không đồng đều. Trình độ đại học là 11 đồng
chí chiếm tỉ lệ là 61.1%. Tuy nhiên số cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp
cũng vẫn còn lớn.
Hiện tại những cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng đang tham gia các
khóa học đại học tại chức, đại học từ xa…nhằm nâng cao trình độ kiến thức cho
bản thân, đáp ứng yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó tham gia đầy đủ các lớp
tập huấn do Tỉnh tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn. Cũng thông qua đó
nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách mới, đồng thời có điều kiện giao

lưu học hỏi với các đồng nghiệp của các huyện trong tỉnh nhà. Bởi vậy mà trau
dồi được kinh nghiệm và học hỏi được những kỹ năng làm việc mới.
Ta nhận thấy từ bảng số liệu: độ tuổi trong khoảng từ 20 -35 tuổi có 12
người (chiếm 66.7%); độ tuổi từ 36-60 tuổi có 6 người ( chiếm 33.3%) từ đây ta
thấy BHXH huyện đang có đội ngũ trẻ hóa. Điều này giúp quá trình học hỏi tiếp
5


thu những cái mới kỹ thuật nghiệp vụ mới được tốt hơn giúp công việc được
hoàn thành với tốc độ cũng như hiệu quả cao nhất. Mặc dù cơ quan đang trong
quá trình trẻ hóa bộ máy làm việc nhưng sự đóng góp của những con người lớn
tuổi đối với công việc tại BHXH là vô cùng to lớn. Mặc dù về sự nhanh nhẹn
sức khỏe của những cán bộ này có đôi chút kém thế nhưng với kinh nghiệm
công tác hơn chục năm và sự thông thạo việc chế độ cũng là điểm mạnh giúp họ
thực hiện hoàn thành tốt công việc được phân công.Nhìn chung đội ngũ cán bộ
công chức của đơn vị còn rất trẻ, khỏe, nhiệt tình, không ngừng học tập và đoàn
kết phấn đấu làm việc vì mục tiêu chung của đơn vị và của ngành BHXH.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan BHXH huyện Yên Dũng.
Cơ quan BHXH huyện Yên Dũng là ngôi nhà nhà 3 tầng khang trang với
tổng diện tích rộng hơn 100m2 gồm 8 phòng làm việc, 01 hội trường và một nhà
kho, một nhà để xe riêng, ngoài ra còn có một bếp nấu ăn tập thể cho cán bộ
BHXH huyện. Nhờ đó tạo điều kiện có một không gian làm việc rộng rãi,
thoáng mát; có bếp ăn tập thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những cán bộ ở xa
có thể ăn uống tại nơi làm việc đảm bảo cho cán bộ làm việc đúng giờ giấc. Hơn
nữa lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ
góp phần đảm bảo sức khỏe để các cán bộ có thể công tác tốt.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, bình quân mỗi cán bộ, công chức đều có 1 máy
tính, ngoài ra còn có máy photocopy, máy in, máy fax. Máy tính được nối mạng
internet và mạng nội bộ, ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ mới nhất do BHXH
tỉnh Bắc Giang và BHXH Việt Nam hướng dẫn. Với các trang thiết bị như vậy

có thể giúp các cán bộ thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ công tác của mình. Hơn
nữa với trình độ tin học hiện nay các cán bộ nhờ sự giúp sức đắc lực của trang
thiết bị công nghệ hiện đại sẽ giúp cho các cán bộ có thể hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Yên Dũng là khá tốt
và ngày được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Đây có thể coi là một sự phấn đấu hết
mình của BHXH huyện nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ một cách chính
xác.
2. Những thuận lợi và khó khăn.
2.1. Những thuận lợi.
Thứ nhất: Từ khi thành lập cho đến nay BHXH huyện Yên Dũng luôn nhận
được sự lãnh đạo và quan tâm của Huyện Ủy, UBND Huyện, sự quan tâm chỉ
đạo và hướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Tỉnh Bắc Giang, cùng sự giúp đỡ phối
kết hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành hữu quan, các phường xã, các đơn
vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện… đã giúp cho BHXH huyện Yên Dũng
6


luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu cấp trên giao cho, đảm bảo được quyền lợi của các
đối tượng.
Thứ hai: Trụ sở của cơ quan được đặt tại trung tâm của huyện, đây là điều
kiện thuận lợi để các cán bộ nhân viên đến làm việc đúng giờ, còn người lao
động cũng như các đơn vị sử dụng lao động đến giải quyết các thủ tục BHXH,
BHYT một cách dễ dàng.
Thứ ba: Sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ cơ quan BHXH huyện Yên
Dũng là một trong những thuận lợi cơ bản nhất để đơn vị có động lực thực hiện
thành công những nhiệm vụ được giao.
Thứ tư: Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong đơn vị được trang bị khá đầy
đủ, phục tốt trong quá trình làm việc. Bình quân mỗi cán bộ có một máy tính,
ngoài ra còn có máy photocopy, máy in…Máy tính được nối mạng internet và

mạng nội bộ, ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ mới nhất do BHXH tỉnh Bắc
Giang và BHXH Việt Nam hướng dẫn.
Thứ năm: Đội ngũ cán bộ còn trẻ khỏe, ham học hỏi và nhiệt tình chính vì
vậy mà đội ngũ cán bộ này có thể cống hiến hết sức mình cho công việc và cố
gắng phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch được giao.
Thứ sáu: Địa bàn huyện Yên Dũng có đường cao tốc Bắc Giang – Hà Nội
mới được khánh thánh đi vào hoạt động tháng 7 năm 2016 là con đường giao
thông – kinh tế chiến lược giữa 4 tỉnh Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang- Lạng
Sơn, hay là con đường giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa
khẩu tại tỉnh Lạng Sơn. Từ đó các khu công nghiệp được hình thành san sát dọc
tuyến Cao tốc trên như KCN Song Khê Nội Hoàng. Cụm CN Nội Hoàng với
hàng trăm công ty lớn nhỏ thu hút hàng nghìn NLĐ mỗi năm làm tăng số người
tham gia BHXH. Từ đó tăng thu cho quỹ BHXH.
Thứ bảy: BHXH huyện Yên Dũng với chiến lược cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa- một cửa liên thông” được triển khai đồng bộ hiệu
quả bước đầu có kết quả rõ rệt, đã tạo điệu kiện thuận lợi cho các đơn vị và nhân
dân đến liên hệ công tác
Thứ tám: Cơ quan BHXH huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của
Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình, của huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân huyện và sự phối kết hợp của các ban ngành liên quan.
2.2. Những khó khăn còn tồn tại.
Bên cạnh những thuận lợi thì BHXH huyện Yên Dũng còn gặp không ít
những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện BHXH trên địa bàn huyện
cụ thể là:
7


Thứ nhất: Hiện nay đội ngũ cán bộ có trình độ đại học ở cơ quan BHXH
huyện Yên Dũng chiếm tỉ lệ tương đối cao. Tuy nhiên bên cạnh đó đội ngũ cán
bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Chính vì vậy nên

đội ngũ cán bộ chuyên môn cao của huyện còn hạn chế dẫn đến việc giải quyết
các thủ tục cũng như các chế độ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai: Hiện nay số lượng đối tượng tham gia BHXH ở huyện Yên Dũng
ngày càng gia tăng và được mở rộng hơn trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công
tác BHXH còn thiếu nhất là bộ phận chuyên trách thu và bộ phận chính sách.
Thứ ba: Trong những năm gần đây mặc dù đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức tại cơ quan BHXH huyện Yên Dũng đã được tạo điều kiện để nâng cao
trình độ tin học nhưng do khả năng cũng như trình độ công nghệ thông tin của
các cán bộ cơ quan BHXH huyện vẫn còn hạn chế do vậy đã tạo nên những khó
khăn trong tiếp nhận những phần mềm quản lý BHXH.
Thứ tư: Tuy ngành BHXH và cơ quan BHXH huyện Yên Dũng đã có sự
quan tâm đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức nhưng nhìn chung đời
sống của cán bộ, công chức, viên chức vẫn còn thấp.
Thứ năm: Là một huyện tương đối rộng với 2 thị trấn nên số đơn vị và đối
tượng tham gia BHXH, BHYT khá nhiều, kế hoạch giao thu- chi quá lớn, công
tác quản lý giám định chi BHYT tại 2 bệnh viện đa khoa huyện gặp những khó
khăn nhất định.
Thứ sáu: Nguồn nhân lực tại cơ quan BHXH huyện bố trí còn thiếu, năng
lực chưa thực sự đồng đều, cán bộ quản lý chưa được kiện toàn kịp thời và
thường xuyên thay đổi. Một số cán bộ của đơn vị không học đúng chuyên ngành
BHXH nên khi mới vào làm ở đơn vị còn bỡ ngỡ, mất thời gian đào tạo, học
tập pháp luật BHXH mới có thể hoàn thành tốt công việc.
Thứ bảy: Do quá trình chuyển đổi cơ chế, một số doanh nghiệp làm ăn gặp
nhiều khó khăn, thua lỗ phải giải thể, công nhân không có việc làm, không có
thu nhập hoặc thu nhập thấp ảnh hưởng tới việc thu BHXH.
Thứ tám: Trong quá trình tổ chức thực hiện, một số quy định, văn bản pháp
luật còn nhiều vướng mắc và bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn; các văn bản
hướng dẫn chưa kịp thời hoặc sửa đổi liên tục; gây khó khăn trong quá trình
thực hiện và hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động và đối tượng tham gia,
hưởng chế độ.


8


PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH
TẠI BHXH HUYỆN YÊN DŨNG GIAI ĐOẠN 2014-2016.
2.1. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách pháp
luật về BHXH giai đoạn 2014-2016.
Ngay từ ngày đầu thành lập đơn vị, ban giám đốc và cán bộ trong cơ quan
luôn xác định thống nhất quan điểm để BHXH thực sự đi vào đời sống người
dân thì cần phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chế độ chính
sách BHXH tới mọi người dân trong huyện. Chính vì vậy trong những năm qua
công tác này luôn được cơ quan ưu tiên thực hiện, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Thống kê công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính
sách, chế độ, pháp luật về BHXH.
Chỉ tiêu
Tuyên truyền phổ biến pháp
luật
Treo băng rôn
Phát tờ rơi về pháp luật
BHXH

2014

2015

2016

Tổng


20

36

55

111

500

650

725

1.875

5000

6300

7000

18.300

(Nguồn BHXH huyện Yên Dũng)
Trong giai đoạn 2014-2016 BHXH huyện Yên Dũng đã tổ chức 111 buổi
tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH tại UBND các xã, thị trấn trên địa bàn
quận là: xã Tiến Dũng, Cảnh Thụy, Đồng Việt, Thị Trấn Neo,.... Ngoài ra
BHXH quận Đống Đa đã kết hợp với BHXH thành phố Hà Nội treo1.875 băng
rôn tuyên truyền trên các trục đường lớn thuộc địa bàn huyện và phát hơn

18.300 tờ rơi về pháp luật BHXH tới tận tay người dân, người sử dụng lao động
và người lao động tại các đơn vị đóng trên địa bàn quận. Những hoạt động này
đã thu được kết quả đáng biểu dương, làm thay đổi suy nghĩ và ý thức tham gia
BHXH của người lao động, người sử dụng lao động.
Qua các năm số buổi tuyên truyền và các hình thức tuyên truyền về chính
sách, pháp luật về BHXH ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng cụ
thể.Năm 2016 số buổi tuyên truyền tại địa bàn huyện là 55 buổi gấp 2.75 lần so
với năm 2014. Và số băng rôn được treo là 725 tăng gấp 1.45 lần so với năm
2014 đồng thời số tờ rơi 2016 đạt 7000 tờ rơi tới tay người dân gấp 1.4 lần so
với năm 2014
9


Có thể nói xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác viên tuyên truyền, được coi
là công tác nòng cốt trong hoạt động tuyên truyền BHXH. Đến năm 2016,
BHXH huyện Yên Dũng đã có 18 cán bộ xã, thị trấn làm công tác tuyên truyền.
Nhìn chung công tác tuyên truyền tại BHXH huyện Yên Dũng đã được đẩy
mạnh. Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân hiểu được rõ hơn
lợi ích từ việc tham gia BHXH mang lại từ đó họ tham gia tích cực hơn góp
phần đảm bảo cân đối nguồn quỹ và đảm bảo an sinh xã hội.
2.2 Tình hình tham gia BHXH, BHYT,BHTN tại địa bàn Huyện Yên
Dũng giai đoạn 2014-2016.
2.2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc.
Ngay từ khi được thành lập và đi vào hoạt động, BHXH huyện Yên Dũng
luôn xác định việc quản lý đối tượng tham gia là nhiệm vụ hàng đầu, đóng vai
trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. BHXH huyện đã tích
cực khai thác và theo dõi tình tham gia BHXH ở các đơn vị, cơ quan đóng trên
địa bàn huyện.

10



Bảng 2.2: Số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 -2016.
2014
Loại hình đơn vị
Khối doanh
nghiệp nhà nước
Khối doanh
nghiệp có vốn
DTNN
Khối doanh
nghiệp ngoài
quốc doanh
Khối
HS,Đảng,Đoàn
Khối ngoài công
lập
Khối hợp tác xã
Khối phường xã
,thị trấn
Hộ SXKD cá thể,
tổ hợp tác
Tổng

Thuộc diện
tham gia

Tỷ lệ tham
Đã tham gia gia (%)


Thuộc diện
tham gia

2015
Đã tham
gia

2016
Tỷ lệ tham Thuộc diện tham
Tỷ lệ tham
gia (%)
gia
Đã tham gia gia (%)

237

237

100

232

232

100

234

234


100

2.800

2.675

95,54

3.232

3.122

96,60

3.800

3.714

97,74

560

534

95,36

700

695


99,29

1.823

1.803

98,90

2.945

2.945

100

2.863

2.863

100

3.033

3.033

100

16
72

16

72

100
100

12
73

12
73

100
100

11
92

11
92

100
100

454

454

100

456


456

100

676

676

100

50
7134

43
6976

86
97,79

27
7595

26
7479

96,30
98,47

24

9693

24
9587

100
98,91

( Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Yên Dũng)
11


Qua bảng số liệu ta nhận thấy số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt
buộc và số đối tượng đã tham gia BHXH qua các năm trong giai đoạn 20142016 ngày càng tăng. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả trên là do sự gia
tăng người tham gia trong các khối trên địa bàn huyện cụ thể như sau:
Khối doanh nghiệp nhà nước: năm 2016 số người tham gia là 234 người
so với năm 2014 giảm 1.26% tương ứng giảm 3 người. Năm 2015 sô người
tham gia là 232 người so với năm 2014 giảm 2.22% tương ứng giảm 5 người
Khối phường xã ,thị trấn: năm 2016 số người tham gia 676 người so với
năm 2014 tăng 48.9% tương ứng tăng 222 người. Cùng với đó khối ngoài công
lậpvà khối hợp tác xã có biến động trong giai đoạn lần lượt là năm 2016 giảm
31.3% tương ứng giảm 5 người và tăng 27.8% tương ứng tăng 20 người so với
năm 2014.
Khối HS,Đảng,Đoàn: năm 2016 số lượng người tham gia tăng 3% tương
ứng tăng 88 người so với năm 2014.
Khối doanh nghiệp có vốn DTNN và Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
năm 2016 số lượng người tham gia lần lượt là tăng 38.9% tương ứng tăng 1039
người và tăng 237% tương ứng tăng 1269 người so với năm 2014
Từ số liệu trên ta thấy các khối như doanh nghiệp nhà nước;phường xã, thị
trấn; HS, Đảng, Đoàn ,khối công lập và hợp tác xã tuy có số lượng người tham

gia ít nhưng lại có tỷ lệ tham gia đạt 100% là do đặc thù các khối này là nhỏ chủ
yếu là cơ quan nhà nước nên việc nắm rõ số lượng đối tượng tham gia là tương
đối dễ dàng.
Ngoài ra Khối doanh nghiệp có vốn DTNN và Khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh có tỷ lệ tham gia chỉ đạt hơn 95% nhưng đây là 2 khối cùng với
khối Khối HS,Đảng,Đoàn là các khối góp phần gia tăng số lượng người tham
gia BHXH bắt buộc trên địa bàn. Nguyên nhân là do trên địa bàn Huyện mới
được nâng cấp quốc lộ 1A thành cao tốc Hà Nội – Bắc Giang đây là điều kiện
kích thích tăng trưởng phát triển kinh tế của vùng, thu hút nhiều doanh nghiệp
đến xây dựng làm việc thu hút lao động tại địa bàn cũng như các huyện tỉnh lân
cận đến lao động tại huyện.

12


Bảng 2.3: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 -2016.
2014

Năm
Loại hình
đơn vị

Thuộc diện
tham gia

2015

Đã tham
gia


Tỷ lệ
tham gia

Thuộc diện
tham gia

2016

Đã tham Tỷ lệ tham Thuộc diện Đã tham Tỷ lệ
gia
gia
tham gia
gia
tham gia

Khối doanh nghiệp nhà
nước

6

6

100

6

6

100


6

6

100

Khối doanh nghiệp có vốn
DTNN

10

9

90,00

22

22

100,00

21

19

90,48

Khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh


50

47

94,00

73

72

98,63

60

60

100,00

Khối HS,Đảng,Đoàn

112

112

100

112

111


99,11

112

112

100

Khối ngoài công lập

4

4

100

1

1

100

2

2

100

Khối hợp tác xã


7

7

100

95

92

96,84

9

8

88,89

Khối phường xã ,thị trấn

21

21

100

42

42


100

21

21

100

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp
tác

7

6

85,71

7

7

100,00

7

6

85,71

217


212

97,70

358

353

98,60

238

234

98,32

Tổng

( Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Yên Dũng)

13


Qua bảng số liệu ta nhân thấy trong giai đoạn trên số đơn vị tham gia
BHXH bắt buộc ngày càng tăng cụ thể như sau:
Khối doanh nghiệp nhà nước , Khối ngoài công lập, Khối hợp tác xã, Khối
Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác: đây là các khối có số đơn vị tham gia tham gia
BHXH bắt buộc dưới 10 đơn vị trong các khối này thì tỷ lệ tham gia hàng năm
đạt khoảng 97%- 100 %. Trong đó số lượng tăng giảm của các đơn vị trong khối

chỉ khoảng 1 đến 2 đơn vị không làm thay đổi nhiều đến tổng số đơn vị tham gia
trong toàn huyện
Khối doanh nghiệp có vốn DTNN; Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh;
Khối HS,Đảng,Đoàn; Khối phường xã ,thị trấn: Là 4 khối có số lượng đơn vị sử
dụng lao động lớn nhất trong cả huyện lần lượt là năm 2014 có 10, 50, 112, 21
đơn vị tới năm 2016 con số này là 19, 60, 112, 21 đơn vị. Trong đó Khối doanh
nghiệp có vốn DTNN và ngoài quốc doanh trong 3 năm tăng thêm tổng cộng 19
đơn vị. Nguyên nhân là do cụm công nghiệp Nội Hoàng Song Khê mở rộng,
tuyến đường cao tốc Hà Nội-Bắc Giang hình thành là thuận lợi to lớn để các đơn
vị tới địa bàn huyện mở các công ty xí nghiệp. Thúc đẩy đáng kể trong vấn đề
giải quyết việc làm trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2014-2016.
2.2.2. Tình hình tham gia BHTN.
Hiện nay đất nước đang trong quá trình hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường
ngày càng gay gắt và khốc liệt. Dẫn đến những công ty, doanh nghiệp yếu kém
sẽ bị các công ty lớn thâu tóm. Hay những người lao động không đáp ứng đủ
điều kiện làm việc trong quá trình thay đổi sẽ dẫn đến thất nghiệp, điều này làm
ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm cho NLĐ. Khi còn làm việc
được đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì đây là biện pháp đảm bảo
thu nhập nhập của NLĐ trong quá trình mất việc và đi tìm công việc mới.

14


Bảng 2.4: Số đối tượng tham gia BHTN tại BHXH huyện Yên Dũng giai
đoạn 2014 -2016
Năm
Loại hình đơn vị
Khối doanh nghiệp nhà
nước


2014

2015

2016

NSDLĐ NLĐ NSDLĐ NLĐ NSDLĐ NLĐ
5

228

6

231

Khối doanh nghiệp có
vốn DTNN
Khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh

9

2.67
5

19

3.12
2


22 3.714

19

430

60

695

72 1.804

86

2.50
5

103

2.54
3

101 2.701

Khối ngoài công lập

1

12


2

12

1

11

Khối hợp tác xã

3

51

8

73

8

92

Hộ SXKD cá thể, tổ hợp
tác

2

29

6


26

7

24

125

5930

204

6702

217

8580

Khối HS,Đảng,Đoàn

Tổng

6

234

( Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Yên Dũng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2014-2016 tổng số đơn vị và số lao
động đều tăng qua các năm và tăng mạnh ở khối người lao động. Giai đoạn

2014-2016, số đơn vị tham gia BHTN ở huyện tăng 73.6% và số lao động tăng
44.7%. Khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN là khối có số lao động tham gia
BHTN lớn nhất và đứng thứ 2 về số đơn vị tham gia BHHTN, sau đó đến khối
hành chính sự nghiệp (có số đơn vị tham gia BHTN cao nhất trên đại bàn huyện)
, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối doanh nghiệp nhà nước và khối
tham gia ít nhất là khối xã, phường, thị trấn.
Ta thấy năm 2014 trong số các khối tham gia BHTN thì doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài là khối có số lao động tham gia lớn nhất, chiếm 45.1%
tổng số lao động tham gia BHTN. Khối ngoài công lập là khối có số lao động
tham gia BHTN ít nhất, chỉ chiếm 0,2% tổng số lao động tham gia BHTN. Các
khối hợp tác xã, Hộ SXKD cá thể lần lượt chiếm 0.86% và 0.495 số người tham
gia vào quỹ BHTN tại địa bàn.

15


Năm 2015 số đơn vị lao động tham gia BHTN tăng lên 92 đơn vị làm cho
số lao động tham gia BHTN tăng lên 772 lao động tương ứng tăng 13.01% so
với năm 2014. Số lao động tham gia BHTN tăng mạnh như vậy là do số lao
động tham gia BHTN ở doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng manh. Cụ thể số lao
động tham gia BHTN ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 447
so với năm 2014 lao động tương ứng với tăng 16.71%. Ngoài ra các khối còn lại
thì có khối tăng, khối giảm cụ thể: khối hành chính sự nghiệp tăng 38 lao động
(tăng 17 đơn vị), khối doanh nghiệp nhà nước tăng 3 lao động( tăng 1 đơn vị ),
khối DN ngoài quốc doanh tăng 265 lao động( tăng tới 41 đơn vị )còn khối
SXKD cá thể lại giảm 3lao động so với năm 2014.
Đến năm 2016 số đơn vị và số lao động tham gia BHTN tiếp tục tăng lên
mạnh mẽ. Năm 2016 số lao động tham gia BHTN tăng 44.68% so với năm 2014
và tăng 28.02% so với năm 2015. Đóng góp vào sự tăng trưởng này ngoài khối
DN có vón DTNN thì còn có sự đống góp đáng kể của khối hành chính sự

nghiệp và khối DN ngoài quốc doanh. Trong đó số lao động tham gia BHTN ở
khối DN có vốn ĐTNN là tăng 38.84% so với năm 2014 và 18.9% so năm
2015 , tiếp đến là khối hành chính sự nghiệp tăng 7% -8% số người so với năm
2014 và năm 2015, cuối cùng khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh
mẽ nhất với tốc độ tăng trưởng cao 319% so với năm 2014 và tăng 259% so với
năm 2015. Các khối hành còn lại có sự tăng, giảm khác nhau nhưng không đáng
kể.
Từ khi chính sách BHTN có hiệu lực và là chế độ bắt buộc ta thấy số lao
động tham gia tăng lên rõ rệt đặc biệt là ở khố doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Tuy nhiên số lao đông tham gia BHTN ở khối ngoài công lập và khối xã,
phương, thị trấn vẫn còn ít.
2.2.3. Tình hình tham gia BHYT.
BHYT là một trong những chế độ giúp người lao động tiết kiệm được chi
phí khi phải nằm viện điều trị vì ốm đau bệnh tật, tai nạn… Do vậy trong những
năm vừa qua số đối tượng tham gia BHYT liên tục tăng qua các năm ở tất cả các
nhóm đối tượng. Ta có thể thấy qua bảng sau:

16


Bảng 2.5: Số đối tượng tham gia BHYT tại BHXH huyện Yên Dũng giai đoạn 2014 – 2016.

Năm
Loại hình đơn vị

2014
Đã
Thuộc diện
tham
tham gia

gia

Tỷ lệ
tham gia

2015
Đã
Thuộc diện
tham
tham gia
gia

2016
Tỷ lệ
tham
gia

Thuộc diện
tham gia

Đã tham
gia

Tỷ lệ
tham gia

Khối doanh nghiệp nhà
nước
Khối doanh nghiệp có


237

237

100

232

232

100

234

234

100

vốn DTNN
Khối doanh nghiệp

2.800

2.675

95,54

3.232

3.122


96,60

3.800

3.714

97,74

ngoài quốc doanh
Khối HS,Đảng,Đoàn
Khối ngoài công lập
Khối hợp tác xã
Khối phường xã ,thị

560
2.945
16
72

534
2.945
16
72

95,36
100
100
100


700
2.863
12
73

695
2.863
12
73

99,29
100
100
100

1.823
3.033
11
92

1.803
3.033
11
92

98,90
100
100
100


trấn
Hộ SXKD cá thể, tổ

454

454

100

456

456

100

676

676

100

hợp tác
Đại biểu quốc hội,

50

43

86


27

26

96,30

24

24

100

HĐNN
Bảo trợ xã hội
Cán bộ xã hưởng trợ

260
4.100
383

260
4.060
383

100
99,0244
100

257
4.000

349

257
3.951
349

100
98,775
100

166
3.900
331

166
3.808
331

100
97,641
100
17


cấp NSNN
Thân nhân sĩ quan
nghiệp vụ công an
Học sinh, sinh viên
Hộ gia đình
Thân nhân người lao

động
Trợ cấp bảo hiểm thất
ngiệp
Cán bộ phường xã
không chuyên trách
Đối tượng cận nghèo
Tổng

214
19.400
9.300

214
19.352
9.284

100
99,7526
99,828

253
18.900
12.223

253
18.814
11.339

100
99,545

92,768

212
18.565
15.700

212
18.565
15.603

100
100
99,382

3

3

100

0

0

0

0

0


0

250

250

100

232

232

100

24

24

100

379
1.630
43053

379
1.491
42652

100
91,4724

99,07

376
7.600
51785

376
7.437
50487

100
97,855
97,49

280
6.900
55771

280
6.640
55216

100
96,232
99,00

( Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Yên Dũng)

18



Qua bảng số liệu ta thấy số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh đều
tăng qua các năm. Số người tham gia BHYT thuộc nhóm đối tượng Học sinh
sinh viên có số lượng lớn nhất, tiếp đến khối hộ gia đình, bảo trợ xã hội, khối
DN có vốn đầu tư nước ngoài và khối hành chính sự nghiệp.
Năm 2014, Số lao động tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh là 42.652 người
trong tổng số 43.053 người phải tham gia đạt tỷ lệ 99.07%. Tỷ lệ tham gia
BHYT của nhóm đối tượng Khối doanh nghiệp có vốn DTNN, Khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh đạt tỷ lệ khoảng 95%. Còn các khối còn lại có tỷ lệ
tham gia đạt từ 99% đến 100%
Năm 2015, số lao động tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh là 50.487 người,
tăng 7.434 lao động, đạt tỷ lệ 97.49% tăng 17.26% so với năm 2014.Nhóm góp
phần chủ yếu vào lượng người tham gia BHYT là khối học sinh sinh viên, Đối
tượng cận nghèo, Hộ gia đình và khối DN có vốn DTNN. Trong đó Đối tượng
cận nghèo có sô người tham gia BHYT tăng cao và nhanh với tăng 5.946 người
gấp 5 lần so với năm 2014. Hộ gia đình tăng 22.13% tương ứng tăng 2.055
người so năm 2014. Các khối còn lại mặc dù vẫn là các nhóm học sinh sinh
viên góp phần lớn số người tham gia BHYT nhưng số lượng tăng giảm không
đáng kể.
Năm 2016, tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn Huyện là 99% tăng 29.45%
so với năm 2014. Ngoài các khối trọng tâm giữ vai trò chủ đạo thì có một số
khối tăng đáng kể và nổi bật trong năm qua là khối doanh nghiệp có vốn DTNN
tăng 38.8% tương ứng tăng 1.039 người. Hộ gia đình tăng 68.06% tương ứng
tăng 6.319 người và Đối tượng cận nghèo tăng 5.149 người so với năm 2014.
Ngoài biến động tăng thì nhóm trợ cấp thất nghiệp có tỷ lệ giảm đáng kể so là
90.4% với năm 2014. Các khối còn lại có xu hướng tăng giảm với số lượng
không đáng kể
2.2.4. Tình hình tham BHXH tự nguyện tại địa bàn Huyện Yên Dũng.
Trong những năm gần đây việc NLĐ tham gia BHXH tự nguyện ngày càng
cao đó là do công tác tuyên truyền cũng như về ý thức của NLĐ về quỹ BHXH

cần thiết cho cuộc sống cụ thể như sau:

19


Bảng 2.6: Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH huyện
Yên Dũng giai đoạn 2014 – 2016.
Năm

Năm 2014

Năm 2015

Số người
Số người đã
đã tham
tham
gia
BHXH tự
gia
nguyện

Lượng
tăng
giảm

Tốc độ
tăng
giảm


Số người
đã tham
gia

528

70

13,26

649

598

Năm 2016
Lượng
Tốc độ
tăng
tăng giảm
giảm

121

22,92

( Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Yên Dũng)
Tính đến hết năm 2014 tổng số người tham gia BHXH tự nguyện là 528
người, năm 2015 là 598 người, tăng 70 người so với năm 2014 tương ứng tăng
13.26%, tới năm 2016 là 649 người, tăng 121 người so với năm 2014 tương ứng
tăng 22.92%. Tuy số lượng NLĐ tham gia vào BHXH tự nguyện còn thấp, tuy

nhiên có xu hướng ngày càng tăng.
Đối tượng tham gia chủ yếu là những cá nhân đủ tuổi nhưng chưa đủ số
năm đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc là NLĐ có
thu nhập thấp, không ổn định nên có nhiều khó khăn trong công tác thực hiện
chế độ BHXH tự nguyện cho người dân. Đây là một trong những nguyên nhân
khiến BHXH Việt Nam nói chung và BHXH huyện Yên Dũng nói riêng trước
mắt chưa thể hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHXH tới toàn dân. Điều này đòi
hỏi cấp quản lý từ trung ương tới địa phương và các cán bộ BHXH cần phải cố
gắng, nỗ lực không ngừng.

20


2.3 Công tác cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT trên đại bàn huyện Yên
Dũng.
2.3.1 Công tác cấp sổ BHXH.
2.3.1.1: Quy trình thủ tục cấp sổ BHXH
Đối với người tham gia BHXH bắt buộc: không quá 20 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: không quá 07 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối với trường hợp cấp và ghi bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ
BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng
BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm
sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không
quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45
ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc.
Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

theo quy định.
Trình tự thực hiện:
Người tham gia BHXH:
Lập đầy đủ hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ ở
phần dưới đây nộp cơ quan BHXH.
Tiếp nhận sổ BHXH (bìa sổ), tờ khai và các giấy tờ liên quan từ người sử
dụng lao động.
Kiểm tra các thông tin in trên bìa sổ, nếu có sai sót thì thông báo cho
người sử dụng lao động.
Ký, ghi rõ họ tên vào nơi quy định trên bìa sổ.
Chuyển lại bìa sổ cho người sử dụng lao động lưu giữ.
Người sử dụng lao động:
Tiếp nhận tờ khai và các giấy tờ liên quan từ người tham gia BHXH.
Kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trên tờ khai với các giấy tờ liên quan
do đơn vị quản lý và do người lao động chuyển đến, nếu khớp đúng thì ký, xác
nhận vào nơi quy định trên tờ khai, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người lao động
lập lại tờ khai..


×