Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Tác động của tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THÚY HẰNG

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ NHÂN DÂN TỆ VÀ ĐÔ LA MỸ
ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU......................................................... 8
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ................................................................................. 8
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 11
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 13
1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 14
1.5. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU ....................................................................... 17
CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 19


2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................................ 19
2.1.1. Khái niệm tỷ giá ................................................................................... 19
2.1.1.1. Tỷ giá danh nghĩa song phương ..................................................... 19
2.1.1.2. Tỷ giá thực song phương ................................................................ 20
2.1.2. Yếu tố kinh tế vĩ mô ............................................................................. 21
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 21
2.1.2.2. Lạm phát ........................................................................................ 22
2.1.2.3. Các yếu tố kinh tế vĩ mô khác ......................................................... 22
2.2. CÁC LÝ THUYẾT ..................................................................................... 24
2.2.1. Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá ................................................................. 24
2.2.2. Lý thuyết về tỷ giá ................................................................................ 27
2.2.2.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả ............................... 27
2.2.2.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất ............................. 29
2.2.3.3. Mô hình Mundell-Fleming .............................................................. 31
2.2.3.4. Lý thuyết bộ ba bất khả thi ............................................................. 37


2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM....................................................... 39
2.3.1. Các nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của tỷ giá .................................... 39
2.3.2. Các nghiên cứu về lựa chọn cơ chế tỷ giá ............................................. 41
2.3.3. Các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến kinh tế vĩ mô của quốc gia ...... 44
2.3.4. Các nghiên cứu tác động của CNY đến giá trị tiền tệ khác .................... 50
2.3.5. Kết luận ................................................................................................ 53
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐẾN CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM ............................................................................ 55
3.1. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 55
3.2. CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ USD/VND CỦA VIỆT NAM ......... 57
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 65
3.4. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................... 68
3.5. KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/VND ĐẾN CÁC YẾU TỐ

KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM ........................................................................... 70
3.5.1. Các kiểm định của mô hình................................................................... 70
3.5.1.1. Tính dừng của chuỗi dữ liệu ........................................................... 70
3.5.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình ................................................ 74
3.5.1.3. Kiểm định nhân quả Granger ......................................................... 75
3.5.1.4. Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư......................................... 76
3.5.1.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình ............................................... 76
3.5.2. Kết quả phân tích mô hình VAR ........................................................... 77
3.5.2.1. Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function – IRF) ............... 77
3.5.2.2. Phân rã phương sai (Variance Decomposition) .............................. 80
3.5.3. Mở rộng phân tích ................................................................................ 81
3.5.4. Kết luận ................................................................................................ 84
CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ USD/VND VÀ TỶ GIÁ
USD/CNY ............................................................................................................. 86
4.1. GIỚI THIỆU ............................................................................................... 86


4.2. QUÁ TRÌNH QUỐC TẾ HÓA CNY .......................................................... 87
4.2.1. Quốc tế hóa bản tệ ................................................................................ 88
4.2.2. Quá trình quốc tế hóa CNY................................................................... 88
4.2.3. Những kết quả đạt được trong quá trình quốc tế hóa CNY của Trung
Quốc............................................................................................................... 91
4.2.4. Tác động của tỷ giá CNY/USD đến tỷ giá USD/VND .......................... 94
4.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 95
4.4. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................... 98
4.5. KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ USD/VND VÀ TỶ GIÁ
USD/CNY........................................................................................................ 100
4.5.1. Các kiểm định của mô hình .................................................................... 100
4.5.1.1. Tính dừng của chuỗi dữ liệu ......................................................... 100
4.5.1.2. Kiểm định đồng liên kết ................................................................ 101

4.5.1.3. Kiểm định tương quan giữa các biến của mô hình ........................ 104
4.5.1.4. Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình .............................................. 105
4.5.1.5. Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư....................................... 105
4.5.1.6. Kiểm định tính ổn định của mô hình ............................................. 106
4.5.2. Kết quả mô hình VECM ..................................................................... 106
4.5.2.1. Hàm phản ứng xung ..................................................................... 106
4.5.2.2. Phân rã phương sai ...................................................................... 108
4.5.3. Kết luận .............................................................................................. 110
CHƯƠNG 5: KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY ĐẾN CÁC
YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM ................................................. 111
5.1. GIỚI THIỆU ............................................................................................. 111
5.2. MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ........ 113
5.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 117
5.4. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................. 119


5.5. KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ
CỦA VIỆT NAM............................................................................................. 122
5.5.1. Các kiểm định của mô hình................................................................. 122
5.5.1.1. Tính dừng của chuỗi dữ liệu ......................................................... 122
5.5.1.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình .............................................. 124
5.5.1.3. Kiểm định nhân quả Granger ....................................................... 124
5.5.1.4. Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư....................................... 126
5.5.1.5. Kiểm định tính ổn định của mô hình ............................................. 126
5.5.2. Kết quả mô hình SVAR ...................................................................... 127
5.5.2.1. Hàm phản ứng xung ..................................................................... 127
5.5.2.2. Phân rã phương sai ...................................................................... 131
5.5.3. Phân tích mở rộng ............................................................................... 132
5.5.4. Kết luận .............................................................................................. 137
CHƯƠNG 6 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ..................... 139

6.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 139
6.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 143
6.2.1. Khuyến nghị đối với tác động của tỷ giá USD/VND đến kinh tế Việt
Nam ............................................................................................................. 144
6.2.2. Khuyến nghị đối với tác động của tỷ giá USD/CNY đến kinh tế Việt
Nam ............................................................................................................. 147
6.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 152
TIẾNG VIỆT ................................................................................................... 152
TIẾNG NƯỚC NGOÀI ................................................................................... 152
CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................... 161
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 165
PHỤ LỤC 1: KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CHUỖI THỜI GIAN ............. 165


PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT ................................................ 184
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TRỄ TỐI ƯU CỦA MÔ HÌNH ....................... 186
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH TÍNH NHÂN QUẢ ............................................... 189
PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH TÍNH NHIỄU TRẮNG CỦA PHẦN DƯ .............. 192
PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH ........................ 195
PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN MÔ HÌNH ............... 198
PHỤ LỤC 8: HẢM PHẢN ỨNG XUNG ......................................................... 199
PHỤ LỤC 9: PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI .......................................................... 205


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AIIB

Asian Infrastructure Investment Bank - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng

châu Á

IRB

Interest Rate Bid - Lãi suất huy động vốn của NHTM

CPI

Consumer Price Index - Chỉ số giá cả tiêu dung

CIP

Covered Interest Parity - Ngang giá lãi suất có bảo hiểm

ctg

Cùng tác giả

EA1

East Asia 1 – Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản, Trung Quốc

EA2

East Asia 2 - Khối các nước Đông Á ngoài trừ Nhật Bản

FTZ

Free Trade Zone - Khu vực thương mại tự do Thượng Hải


ERPT

Exchange Rate Pass Through - Truyền dẫn của tỷ giá

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

ICBC

Industrial and Commercial Bank of China – Ngân hàng Công Thương
Trung Quốc

IMF

International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IRP

Interest Rate Parity – Ngang giá lãi suất

LOOP

Law Of One Price – Quy luật một giá

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN


Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

NER

Nominal Exchange Rates- Tỷ giá danh nghĩa song phương

OCA

Optimum Currency Area - Lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu

Trang 1


ODI

Overseas Direct Investment- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

PPI

Producer Price Index - Chỉ số giá sản xuất

PPP

Purchasing Power Parity – Ngang giá sức mua


PTM

Pricing To Market – Định giá thâm nhập thị trường

RER

Real Exchange Rates - Tỷ giá thực song phương

TGBQLNH

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng

UIP

Uncovered Interest Parity - Ngang giá lãi suất không bảo hiểm

VND, USD… Ký hiệu tiền tệ theo ISO
WB

World Bank - Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Phương pháp xác định biến ............................................................................ 69

Bảng 3.2: Thống kê mô tả biến.................................................................................... 69
Bảng 3.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=0) ........................................ 73
Bảng 3.4: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=1) ......................................... 73
Bảng 3.5: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu LNM2 (d=2).............................. 74
Bảng 3.6: Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình.............................................................. 74
Bảng 3.7: Kiểm định nhân quả LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 ............. 75
Bảng 3.8: Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư ........................................................ 76
Bảng 3.9: Kiểm định tính ổn định của mô hình .............................................................. 77
Bảng 3.10: Phân rã phương sai LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 ............. 80
Bảng 3.11: Kiểm định nhân quả LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 .............. 82
Bảng 3.12: Phân rã phương sai LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2................ 84
Bảng 4.1: Phương pháp xác định biến ............................................................................ 99
Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến ...................................................................................... 99
Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=0) ...................................... 100
Bảng 4.4: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=1) ...................................... 101
Bảng 4.5: Kiểm định đồng liên kết của các chuỗi dữ liệu LNRUSD/CNY00,
LNRUSD/VND00, IRB, IRB CHINA ......................................................................... 103
Bảng 4.6: Kiểm định số đồng liên kết tối đa của các chuỗi dữ liệu LNRUSD/CNY00,
LNRUSD/VND00, IRB, IRB CHINA ......................................................................... 103

Trang 3


Bảng 4.7: Kiểm định tương quan giữa các biến LNRUSD/CNY00, LNRUSD/VND00,
IRB, IRB CHINA ........................................................................................................ 104
Bảng 4.8: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình ............................................ 105
Bảng 4.9: Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư ..................................................... 105
Bảng 4.10: Kiểm định tính ổn định của mô hình ......................................................... 106
Bảng 4.11: Phân rã phương sai LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00, IRB, IRBCHINA
.................................................................................................................................... 109

Bảng 5.1: Phương pháp xác định biến .......................................................................... 120
Bảng 5.2: Thống kê mô tả biến.................................................................................. 121
Bảng 5.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=0) ...................................... 122
Bảng 5.4: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=1) ....................................... 123
Bảng 5.5: Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu LNM2 (d=2)............................ 124
Bảng 5.6: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình ............................................. 124
Bảng 5.7: Kiểm định nhân quả LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2 ........... 125
Bảng 5.8: Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư ...................................................... 126
Bảng 5.9: Kiểm định tính ổn định của mô hình ............................................................ 127
Bảng 5.10: Kiểm định ma trận hệ số tương quan LNRUSDCNY00, LNRUSDVND00,
GDP, LNCPIVN00, LNM2 ......................................................................................... 128
Bảng 5.11: Kiểm định ma trận hệ số tương quan LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00,
GDP, LNCPIVN00, LNM2 ......................................................................................... 129
Bảng 5.12: Phân rã phương sai (LNRUSDCNY00, LNRUSDVND00, GDP,
LNCPIVN00, LNM2) .................................................................................................. 131

Trang 4


Bảng 5.13: Phân rã phương sai mô hình thay biến tiền tệ (LNRUSDCNY00,
LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) .............................................................. 134
Bảng 5.14: Phân rã phương sai mô hình thay biến tỷ giá (LNUSDCNY00,
LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) ................................................................. 136

Trang 5


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cân bằng trong mô hình IS-LM...................................................................... 33
Hình 2.2. Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tài khóa mở rộng và tỷ giá thả nổi .... 33

Hình 2.3. Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tiền tệ mở rộng và tỷ giá thả nổi ....... 34
Hình 2.4. Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tài khóa mở rộng và tỷ giá cố định ... 35
Hình 2.5. Cân bằng Mundell Fleming, chính sách tiền tệ mở rộng và tỷ giá cố định ...... 36
Hình 2.6. Lý thuyết bộ ba bất khả thi ............................................................................. 37
Hình 3.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 1999 đến 2006 ............................................... 59
Hình 3.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2007 đến 2011 ............................................... 61
Hình 3.3: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2012 đến 2017 ............................................... 64
Hình 3.4: Lựa chọn mô hình hồi quy ............................................................................. 67
Hình 3.5: Hàm phản ứng xung của GDP ........................................................................ 78
Hình 3.6: Hàm phản ứng xung của LNCPIVN00 và LNM2 ........................................... 79
Hình 3.7: Hàm phản ứng xung của mô hình thay biến LNUSDVND00, GDP,
LNCPIVN00, LNM2 ..................................................................................................... 83
Hình 4.1: So sánh biến động tỷ giá USD/CNY và tỷ giá USD/VND .............................. 94
Hình 4.2: Biến động của tỷ giá USD/VND do ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY ............ 95
Hình 4.3: Lựa chọn mô hình hồi quy ............................................................................. 97
Hình 4.4: Hàm phản ứng xung LNRUSDVND00, LNRUSDCNY00, IRB, IRBCHINA
.................................................................................................................................... 107
Hình 5.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 20002017 ............................................................................................................................ 113

Trang 6


Hình 5.2: Tỷ lệ nhập siêu Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam trong giai
đoạn 2000 - 2017 ......................................................................................................... 114
Hình 5.3: Lựa chọn mô hình hồi quy ........................................................................... 118
Hình 5.4: Hàm phản ứng xung (LNRUSDCNY00, LNRUSDVND00, GDP,
LNCPIVN00, LNM2) .................................................................................................. 130
Hình 5.5: Hàm phản ứng xung mô hình thay biến tiền tệ (LNRUSDCNY00,
LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) .............................................................. 133
Hình 5.6: Hàm phản ứng xung mô hình thay biến tỷ giá (LNUSDCNY00,

LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, IRB) ................................................................. 135

Trang 7


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Xét về mặt lý thuyết, mức độ linh hoạt của cơ chế tỷ giá phụ thuộc mức độ đa dạng
hóa hoạt động thương mại, nếu mức độ đa dạng hóa thương mại của một quốc gia thấp thì
cơ chế tỷ giá của quốc gia đó sẽ kém linh hoạt. Mức độ mà một nền kinh tế phản ứng với
các cú sốc quốc tế phụ thuộc vào chế độ tỷ giá vận hành trong nền kinh tế của quốc gia
(Kinnon, 2001) [58]. Các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, nếu tỷ giá cố định làm các
cú sốc quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế thì một hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt cũng
không hoàn toàn cách ly nền kinh tế khỏi các cú sốc từ bên ngoài. Đặc biệt sau khi hệ thống
Bretton Woods sụp đổ đã lan truyền các cú sốc quốc tế đến tất cả quốc gia bất kể chế độ tỷ
giá hối đoái nào, các nền kinh tế trong nước không thể cách ly hoàn toàn khỏi các cú sốc
quốc tế từ bên ngoài. Những rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái biến động được coi là trở
ngại lớn đối với các nước đang nỗ lực phát triển thông qua chiến lược mở rộng xuất khẩu
và tự do hoá tài chính. Nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển có độ mở thương mại
nhỏ, có xu hướng ổn định tỷ giá hối đoái so với một rổ tiền tệ hoặc so với USD. Bên cạnh
việc áp dụng chế độ tiền tệ độc lập thì tỷ giá cố định với USD có thể sẽ làm cho các quốc
gia dễ bị tổn thương trước các cú sốc tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ khác USD
(Kinnon & ctg, 2000) [57].
Về mặt thực tiễn, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong những năm qua, Việt Nam đang nhập
siêu lớn từ Trung Quốc (IFS, IMF). Đồng thời, giống như các nước Đông Á, Việt Nam duy
trì cơ chế điều hành tỷ giá với VND được neo khá chặt vào USD. Vì vậy, với vị thế kinh tế
- chính trị lớn mạnh của mình, Trung Quốc đã làm gia tăng mức ảnh hưởng của CNY khi
giá trị của nó thay đổi so với USD đến kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Biến động
của tỷ giá USD/CNY tác động đến kinh tế Việt Nam có quan hệ kinh tế trực tiếp với Trung

Quốc và cạnh tranh với Trung Quốc trong các thị trường thứ ba lại càng lớn. Có nhiều kênh

Trang 8


khác nhau, thông qua đó sự thay đổi tỷ giá hối đoái USD/CNY có thể ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế của Việt Nam. Sự biến động của tỷ giá USD/CNY sẽ tác động làm gia tăng hay
suy giảm tăng trưởng, hàng hóa của Việt Nam thông qua tác động đến xuất khẩu và đầu tư.
Hơn nữa, sự biến động giá trị của CNY so với USD có thể làm cho nguồn tài chính của họ
ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện tiền tệ của Việt Nam.
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước về mối liên quan giữa tỷ giá và các yếu tố kinh
tế vĩ mô của Việt Nam chủ yếu phân tích theo hướng quan hệ riêng lẻ biến động tỷ giá có
tác động đến tăng trưởng trong nền kinh tế như của Le Viet Hung (2009) [49], biến động
tỷ giá cũng có tác động đến giá tiêu dùng trong nền kinh tế của Trần Ngọc Thơ và ctg
(2012) [4]. Các nghiên cứu về quá trình quốc tế CNY của Trung Quốc và những tác động
của CNY đến an ninh tài chính các nước khác trong đó có Việt Nam như Lê Xuân Sang
(2016) [1], Nguyễn Quốc Thái (2013) [2].
Các nghiên cứu trên thế giới và trong khu vực với chủ đề tác động của tỷ giá đến
các yếu tố kinh tế vĩ mô của các quốc gia, mẫu nghiên cứu lại không có Việt Nam. Nghiên
cứu của Kinnon và ctg (2003) [59] cho thấy tỷ giá USD/JPY biến động ảnh hưởng tới tốc
độ tăng trưởng của một nhóm các nước Đông Á bao gồm cả Trung Quốc. Tác động tiêu
cực của tỷ giá đồng tiền thứ ba cũng được ghi nhận đối với nhiều nền kinh tế riêng lẻ như
Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Một quốc gia ưu tiên neo nội tệ vào USD
dễ bị những cú sốc tỷ giá liên quan đến đồng tiền thứ ba. Nghiên cứu của Ibrahim, 2007
[40] đánh giá ảnh hưởng của tỷ giá USD/JPY đối với các biến kinh tế vĩ mô, cụ thể là tăng
trưởng GDP, mức giá và cung tiền của Malaysia. Nghiên cứu cho rằng biến động tỷ giá
USD/JPY có ảnh hưởng đáng kể đến các biến kinh tế vĩ mô của Malaysia, mà cụ thể hơn
là sự mất giá JPY so với USD dẫn đến co hẹp trong GDP và cung tiền.
Như vậy, xuất phát từ các nền tảng lý thuyết, tình hình thực tiễn, khoảng trống
nghiên cứu khi xem xét tình hình nghiên cứu trong nước hiện nay. Các nghiên cứu thực

nghiệm trên thế giới với mẫu nghiên cứu không có Việt Nam do hạn chế về mặt lấy số liệu

Trang 9


(Kinnon, 2003 [59]; Ibrahim, 2007 [40]....). Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy biến động
tỷ giá liên quan đến đồng tiền thứ ba sẽ tác động đến nền kinh tế của các nước khác, đặc
biệt đối với các nước trong cùng khu vực có mối liên hệ chặt chẽ về thương mại thì mức
độ tác động này lại càng được ghi nhận. Trên thực tế, Trung Quốc là nước láng giềng của
Việt Nam, hơn thế nữa Trung Quốc lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với tỷ
lệ nhập siêu nghiêng về Việt Nam không ngừng gia tăng. Với vị thế kinh tế - chính trị lớn
mạnh của Trung Quốc, CNY đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng phạm vi thế giới. Trong
khi Việt Nam vẫn đang lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào USD khá chặt giống như các nước
Đông Á, đã cho thấy sự cần thiết lựa chọn xem xét tác động của tỷ giá USD/CNY đến các
yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Các lý thuyết về tỷ giá, đặc biệt là các lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và yếu
tố kinh tế vĩ mô như mô hình Mundell – Fleming và lý thuyết bộ ba bất khả thi đã được các
nghiên cứu thực nghiệm trước đó kiểm nghiệm đúng với mẫu là các nước phát triển hoặc
có nền kinh tế được thừa nhận theo cơ chế thị trường (Kinnon, 2003 [59]). Nghiên cứu này
sẽ góp phần xem xét với một nền kinh tế có độ mở thương mại lớn, lãi suất trong nước chịu
ảnh hưởng lãi suất của thế giới, quy mô kinh tế nhỏ và các điều kiện của nền kinh tế còn
nhiều tranh luận về vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam thì kết quả thu được có
phù hợp với lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm của các quốc gia khác hay
không.
Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của tỷ giá
USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua việc xem xét tác động lên
các yếu tố tăng trưởng GDP, giá cả và cung tiền, lãi suất của nền kinh tế. Đồng thời việc
xem xét kết quả thu được khi tiến hành ước lượng, kiểm định mô hình cũng sẽ góp phần
gợi ý một số chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, góp phần đạt được các mục tiêu đề ra
của nền kinh tế Việt Nam. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của

tỷ giá Nhân dân tệ và Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam”.

Trang 10


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô bằng cách xem xét ảnh hưởng cụ thể của tỷ giá USD/CNY đến tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và tiền tệ của Việt Nam. Dựa trên kết quả thu được, nghiên cứu sẽ đề xuất
một số khuyến nghị trong điều hành tỷ giá thích hợp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực
của sự biến động tỷ giá, góp phần đạt được các mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu cần trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) Tỷ giá USD/VND tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam mức độ bao
nhiêu và kéo dài trong ngắn hay dài hạn?
Các quốc gia ở Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản, đã lựa chọn cơ chế tỷ giá neo nội tệ
vào USD. Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá neo khá chặt vào USD nhằm giúp cho các nước này
giảm rủi ro trong các giao dịch liên quan đến thương mại và dòng vốn quốc tế. Chính sách
tỷ giá này khá hiệu quả trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tránh các hiệu ứng lan
tỏa khu vực nhưng điều này cũng làm cho các quốc gia phải đối mặt với các cú sốc tỷ giá
(Kinnon, 2000 [57]). Việt Nam cũng đã lựa chọn cơ chế neo tỷ giá vào USD như các nước
Đông Á và kết quả nghiên cứu của chương 3: Tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu
tố kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu (1). Để giải quyết mục tiêu
chung của luận án, đầu tiên nghiên cứu phải tiến hành xem xét cơ chế điều hành tỷ giá, cú
sốc tỷ giá có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô hay không. Việt Nam lựa chọn neo tỷ
giá vào USD có giúp kinh tế thực sự an toàn hay không chính là mục tiêu đầu tiên cần được
giải quyết. Đồng thời, câu hỏi nghiên cứu (1) phải được giải quyết trước khi thực hiện câu
hỏi nghiên cứu (3). Bởi vì, kết quả của câu hỏi (1) sẽ trả lời cho vấn đề với cơ chế neo tỷ
giá vào USD có giúp Việt Nam tránh được các cú sốc tỷ giá không. Từ đó, nghiên cứu sẽ
có cơ sở để xem xét tác động của tỷ giá đồng tiền thứ ba đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của
Việt Nam.


Trang 11


(2) Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY có phải là quan hệ nhân
quả hay không?
Việt Nam duy trì cơ chế điều hành tỷ giá neo khá chặt vào USD và tỷ giá USD/VND
đã có những tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam đã được trả lời khi thực hiện
câu hỏi (1). Mặt khác, nếu giá trị của CNY thay đổi so với USD thì tương quan giá trị giữa
USD và VND có thể sẽ thay đổi. Ngoài ra, nền kinh tế của Trung Quốc với tiềm lực lớn
mạnh hơn Việt Nam rất nhiều đã cho thấy sự cần thiết cần phải nghiên cứu mối quan hệ
giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY trước khi xem xét tác động của hai tỷ giá này
đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở câu hỏi (3). Và kết quả nghiên cứu của chương
4: Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY sẽ trả lời cho câu hỏi (2).
(3) Tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam diễn ra
trong ngắn hạn hay dài hạn và mức độ tác động của nó là bao nhiêu?
Chương 3 của nghiên cứu phân tích chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam và
đồng thời tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/VND đến các
yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam để trả lời cho câu hỏi (1). Chương 4 của nghiên cứu cũng
tiến hành phân tích quá trình quốc tế hóa CNY và những tác động của CNY đến tiền tệ và
kinh tế của các quốc gia khác, đồng thời sử dụng mô hình kiểm định mối quan hệ giữa tỷ
giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY để trả lời cho câu hỏi (2). Trên cơ sở kết quả thu được
trả lời cho câu hỏi (1) và (2), nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt
Nam và Trung Quốc và vận dụng mô hình kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến
các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Nghiên cứu đã vận dụng Mô hình Mundell-Fleming
và lý thuyết bộ ba bất khả thi. Đồng thời, trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Kinnon & ctg
(2003) và Ibrahim (2007) để xem xét một quốc gia ưu tiên neo đồng tiền nội tệ của mình
vào USD như Việt nam thì các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể bị tác động bởi các cú sốc tỷ giá

Trang 12



đồng tiền thứ ba USD/CNY trả lời cho câu hỏi (3) cũng chính là mục tiêu cuối cùng của
nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá
USD/CNY, tỷ giá USD/VND và các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam. Các yếu tố kinh tế vĩ
mô được xem xét bao gồm: chỉ số GDP đại diện cho tăng trưởng kinh tế, chỉ số CPI đại
diện cho lạm phát và mức cung tiền M2, lãi suất đại diện cho tiền tệ. Các biến này được
lựa chọn phù hợp với lý thuyết và các mô hình thực nghiệm đã được nghiên cứu, đồng thời
những biến này mang tính đặc trưng của các mục tiêu chính sách mà bất kỳ quốc gia nào
cũng muốn đạt được.
Trong thực tế, số liệu thống kê của Việt Nam không đầy đủ cho một thời kỳ quan
sát dài. Cụ thể như số liệu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam do ADB cung cấp chỉ có
được từ quý 1 năm 2000, IMF chỉ cung cấp đầy đủ số liệu theo năm còn số liệu theo quý
không đầy đủ. Thêm vào đó, việc phân tích nhiều yếu tố và đưa tất cả các biến vào mô hình
là không khả thi vì sẽ ảnh hưởng đến mức độ chính xác của mô hình do số lượng quan sát
bị hạn chế. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu là biến động tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh
tế vĩ mô Việt Nam, dữ liệu được lấy theo quý giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 1 năm
2017. Đây là khoảng thời gian mà các số liệu thống kê của Việt Nam tương đối đầy đủ để
có thể thực hiện được nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của luận án: để trả lời cho câu hỏi (1) nghiên cứu kết hợp
giữa phân tích chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam qua các thời kỳ và sử dụng mô
hình VAR để kiểm định tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt
Nam. Tiếp đó, để trả lời cho câu hỏi (2) nghiên cứu tiến hành phân tích quá trình quốc tế
CNY của Trung Quốc, mức ảnh hưởng của CNY đến các đồng tiền khác và sử dụng mô
hình VECM để xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY.

Trang 13



Cuối cùng, dựa trên những kết quả thu được khi trả lời các câu hỏi (1) và (2), đồng thời
nghiên cứu tiến hành phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc và sử
dụng mô hình SVAR để kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ
mô của Việt nam nhằm trả lời cho câu hỏi (3). Việc lựa chọn các mô hình hồi quy với dữ
liệu chuỗi thời gian VAR, VECM, SVAR có tích hợp hàm phản ứng đẩy, phân rã phương
sai… trong nghiên cứu sẽ hỗ trợ tích cực để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục
tiêu của nghiên cứu.
1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá đến các
yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như khoảng trống nghiên cứu hiện nay, nghiên cứu này có những
đóng góp và những điểm mới như sau:
Ý nghĩa khoa học, đóng góp về mặt lý luận của nghiên cứu:
- Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay vận dụng các nền tảng lý thuyết vào mẫu
nghiên cứu là các nước có nền kinh tế phát triển hoặc các nước được xác định có nền kinh
tế vận hành theo cơ chế thị trường một cách rõ ràng. Nghiên cứu góp phần vận dụng các
cơ sở lý thuyết về tỷ giá và yếu tố kinh tế vĩ mô vào thực nghiệm Việt Nam, là một nước
có các yếu tố của nền kinh tế được xác định theo cơ chế thị trường còn nhiều tranh luận.
Việc lựa chọn Việt Nam làm mẫu nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc làm sáng tỏ các vấn đề
lý luận khoa học khi vận dụng vào các nền kinh tế có những nét khác biệt như Việt Nam
thì kết quả có phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây hay không.
Ý nghĩa thực tiễn, đóng góp trong nghiên cứu thực nghiệm:
- Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu phân tích theo hướng tỷ giá đa phương hoặc cơ
chế truyền dẫn tỷ giá ERPT thể hiện mối quan hệ riêng lẻ giữa các yếu tố như tỷ giá và lãi
suất, tỷ giá và tăng trưởng hoặc tỷ giá và lạm phát…(Trần Ngọc Thơ & ctg, 2012 [4];

Trang 14


Trương Văn Phước & ctg, 2005 [5]). Nghiên cứu này tập trung vào tác động của tỷ giá

song phương đến kinh tế vĩ mô. Tác giả sẽ mở rộng phân tích nghiên cứu của Kinnon &
ctg (2003) [59] ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nghiên cứu đánh giá những tác động của
USD/CNY đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tỷ giá USD/CNY được lựa chọn xuất phát từ
tình hình thực tế quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tác động tỷ giá USD/CNY
không những đến sản lượng GDP, mà thêm vào đó chỉ số CPI và hai biến tiền tệ là cung
tiền M2, lãi suất cũng được xem xét. Những ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY đến các biến
mức giá hàng hóa và thị trường tiền tệ cùng trong một nghiên cứu sẽ cung cấp một bức
tranh toàn diện hơn. Thứ hai, nghiên cứu được trình bày trong điều kiện thực tế có nhiều
biến động và hội nhập cao hơn, khi mà dòng vốn được tự do hóa mạnh mẽ, tỷ giá hối đoái
của các quốc gia có nhiều biến động và nền kinh tế của các nước có nhiều thăng trầm trong
thời gian gần đây.
- Các đề tài nghiên cứu hiện nay chủ yếu đề cập đến chính sách điều hành tỷ giá của
Việt Nam và Trung Quốc (Lê Xuân Sang, 2013; Nguyễn Quốc thái, 2013) [2] mới dừng ở
mức độ phân tích thực trạng, chưa lượng hóa được mức độ tác động của tỷ giá cụ thể là
bao nhiêu. Nghiên cứu này xem xét cụ thể tình hình thực tế và ứng dụng mô hình kinh tế
lượng để lượng hóa cụ thể tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, là cơ sở cho
các đề xuất trong điều hành chính sách.. Thông qua đánh giá thực trạng, nghiên cứu các
mô hình trên thế giới, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và vận dụng lý thuyết mô hình
Mundell-Fleming kết hợp với sử dụng mô hình tự hồi quy chuỗi thời gian thực nghiệm tại
Việt Nam để xem xét biến động của tỷ giá USD/CNY tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ
mô như thế nào.
Kết quả đóng góp cụ thể của nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng mô hình
hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian đã cung cấp các bằng chứng thực nghiệm tác động của
tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam:

Trang 15


- Với cơ chế tỷ giá neo vào USD trong các thời kỳ, kinh tế của Việt Nam đã chịu

ảnh hưởng từ sự biến động tỷ giá USD/VND, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Tác động của tỷ giá hối đoái USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng
được ghi nhận khá mạnh khi được kiểm định bằng mô hình VAR. Cú sốc tỷ giá thực
USD/VND đóng góp hơn 45% sự biến động của chỉ số giá cả tiêu dùng CPI và đóng góp
hơn 16% sự biến động của cung tiền M2. Tỷ giá danh nghĩa USD/VND được sử dụng trên
thị trường và trong các giao dịch thương mại của nền kinh tế lại có tác động đáng kể đến
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thông qua đóng góp hơn 19% đến sự biến động của
GDP. Tỷ giá danh nghĩa USD/VND cũng được ghi nhận có tác động đến các yếu tố chỉ số
giá cả tiêu dùng CPI và cung tiền M2, cú sốc tỷ giá danh nghĩa USD/VND đóng góp 9%
sự biến động của chỉ số giá cả tiêu dùng CPI và 11% sự biến động của cung tiền M2.
- Quá trình quốc tế hóa CNY của Trung Quốc ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ
ảnh hưởng của CNY đối với các đồng tiền khác cũng như đối với các nền kinh tế khác ngày
càng gia tăng. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá
USD/CNY bằng mô hình VECM cũng cho thấy mối quan hệ một chiều tác động của tỷ giá
USD/CNY đến tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng dần. Tỷ giá USD/VND đóng góp 23%
sự biến động của lãi suất huy động VND và tỷ giá USD/CNY đóng góp 15% sự biến động
của lãi suất huy động VND. Tuy nhiên, lãi suất huy động CNY lại không chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố tiền tệ của Việt Nam.
- Cuối cùng, dựa trên kết quả thu được tỷ giá USD/VND có tác động đến các yếu tố
kinh tế vĩ mô cũng như tỷ giá USD/CNY có tác động đến tỷ giá USD/VND. Đồng thời,
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và cũng là nước đầu tư vốn lớn
vào Việt Nam. Kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của
Việt Nam bằng mô hình SVAR. Kết quả cho thấy các biến động của tỷ giá danh nghĩa
USD/CNY có xu hướng giải thích biến động của GDP là 10%, lớn hơn tỷ giá thực
USD/CNY đóng góp vào sự biến động của GDP là 3%. Các tỷ tệ này đều được ghi nhận

Trang 16


kéo dài trong các chu kỳ sau đó và hoàn toàn không có dấu hiệu suy giảm. Điều này hỗ trợ

cho nghiên cứu vai trò quan trọng của các biến đổi tỷ giá trong việc giải thích hiệu quả kinh
tế của Việt Nam khá mạnh mẽ. Biến động của tỷ giá USD/CNY được ghi nhận tác động
tới mức giá cho các kết quả khác nhau khi sử dụng tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Tác
động của tỷ giá thực USD/CNY lên mức giá không lớn trong tất cả các mô hình thay biến,
nhưng tác động của tỷ giá danh nghĩa USD/CNY được ghi nhận đóng góp gần 3% đến sự
biến động CPI và kéo dài sau đó. Biến động của USD/CNY gần như không ghi nhận tác
động đối với cung tiền M2 và lãi suất huy động của VND. Như vậy khi sử dụng mẫu với
tỷ giá danh nghĩa thay tỷ giá thực, tác giả nhận thấy những ảnh hưởng không đáng kể của
sự biến động của tỷ giá USD/CNY. Thay vào đó, biến động tỷ giá USD/VND quan trọng
hơn đối với các yếu tố tiền tệ của nền kinh tế.
Như vậy, có thể kết luận rằng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái USD/CNY đối với sự
biến động của kinh tế vĩ mô của Việt Nam thông qua giá trị tăng trưởng GDP và chỉ số giá
cả CPI được ghi nhận và kéo dài. Đề tài mở ra một hướng nghiên cứu mới về điều hành tỷ
giá của Việt Nam. Thay vì neo cố định nội tệ phụ thuộc quá nhiều vào USD thì cần cân
nhắc đến vấn đề neo tỷ giá vào một rổ tiền tệ với tỷ trọng thích hợp, trong đó đưa CNY vào
đồng tiền dự trữ quốc gia với trọng số phù hợp, linh hoạt dựa trên mối quan hệ tương quan
giữa tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô đã được xem xét từ nghiên cứu.
1.5. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU
Luận án được cấu trúc thành 6 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Trong phần này, nghiên cứu sẽ làm rõ những nội
dung tổng quan của đề tài nghiên cứu bao gồm: sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa của đề tài.

Trang 17


Chương 2: Các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Chương 2 tác giả trình bày
các khái niệm về tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô, các lý thuyết về cơ chế truyền dẫn tỷ
giá, các lý thuyết về tỷ giá, mô hình Mundell-Fleming và lý thuyết bộ ba bất khả thi. Sau

đó, nghiên cứu trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá, lựa chọn cơ chế
tỷ giá của các quốc gia, các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
của quốc gia và các nghiên cứu về tác động của CNY đến tiền tệ khác.
Chương 3: Tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Chương 3 giới thiệu, khái quát qua chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam, mô
hình nghiên cứu, các biến trong mô hình, các dữ liệu sử dụng và cách thức xử lý số liệu.
Sau đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định tác động của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh
tế vĩ mô Việt Nam thông qua tiến hành các kiểm định và phân tích mô hình hồi quy nhằm
đưa ra các kết quả và nhận định.
Chương 4: Mối quan hệ giữa tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY. Chương 4 phân
tích quá trình quốc tế CNY của Trung Quốc, ảnh hưởng của CNY đối với các đồng tiền
khác. Rồi từ đó sử dụng mô hình VECM xem xét mối quan hệ nhân quả giữa tỷ giá
USD/CNY và USD/VND.
Chương 5: Kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
Việt Nam. Chương 5 dựa trên kết quả của chương 3, chương 4 đồng thời phân tích mối
quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trên cơ sở đó, sử dụng mô hình SVAR để
kiểm định tác động của tỷ giá USD/CNY đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Chương 6 : Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị. Chương 6 nghiên cứu tổng hợp các
kết quả của chương 3, 4, 5 để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
nêu lên một số khuyến nghị về điều hành tỷ giá và chính sách tiền tệ, những mặt hạn chế
của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trang 18


CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Sự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái được chú ý nhiều hơn trong tài chính quốc tế sau
sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood trong đầu những năm 1970. Tuy nhiên, vẫn chưa có
sự thống nhất trong cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu hoặc thông qua các yếu tố để cho một quốc
gia lựa chọn một chế độ tỷ giá cụ thể (Kato & ctg, 2007) [44]. Theo Frankel (1999, 2003)

[24-25], không có chế độ tỷ giá hối đoái đơn là đúng cho tất cả các nước, hoặc ở tất cả các
giai đoạn. Sự lựa chọn của một chính sách điều hành tỷ giá chủ yếu phụ thuộc vào hoàn
cảnh của đất nước cũng như xét về mặt thời gian áp dụng. Dựa trên các tài liệu lý thuyết
truyền thống, các tiêu chuẩn phổ biến nhất cho xác định cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu là sự
ổn định kinh tế vĩ mô nhằm tránh đối mặt với những cú sốc tỷ giá danh nghĩa hoặc tỷ giá
thực (Mundell, 1963) [69].
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm tỷ giá
2.1.1.1. Tỷ giá danh nghĩa song phương
Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) giữa hai đồng tiền được định nghĩa là giá
của một đơn vị tiền tệ được tính bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác. Việc lựa chọn chế độ tỷ
giá hối đoái tác động đến sự định giá của tỷ giá danh nghĩa (NER), tỷ giá tăng lên hay giảm
xuống có ảnh hưởng đến sự biến động của một số biến khác như tỷ lệ lạm phát, cán cân
thanh toán, tăng trưởng và việc làm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (Donald, 2007) [52]. NER
cũng được dùng làm cơ sở để định giá tài sản của các quốc gia, do đó được xác định ảnh
hưởng đến sự mong đợi và hành vi của các chủ thể tham gia nền kinh tế tại các thị trường
tài chính. Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng ngoại tệ (USD) trong việc thiết lập
tỷ giá danh nghĩa, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao, như nhiều nước Mỹ
Latinh có tài sản tài chính và vô số bất động sản đang được định bằng USD (Edwards &
ctg, 1999) [20].

Trang 19


×