NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM 102_T01
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1
NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM 102_T01
MỤC LỤC
1.
2.
3. MỞ ĐẦU
Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt
động của nền kinh tế. Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động
lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của mỗi quốc gia. Xây dựng
thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó
khăn phức tạp. Vì vậy để nghiên cứu về vấn đề này tôi chọn đề tài “Tỷ giá và tác
động của tỷ giá đến nền kinh tế Việt Nam”. Vì độ dài bài viết có hạn nên ở đây tôi
chỉ đề cập đến tác động của sự thay đổi tỷ giá giữa USD và VND.
2
NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM 102_T01
1. Khái niệm chung:
3.1. 1.1.Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa
hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một
đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình
liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá
hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản gồm chế độ tỷ
giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc
ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp
để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền nước khác không đổi,
hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó (thả nổi có điều tiết).
1.2. Thực trạng về vấn đề tỉ giá ở VN hiện nay:
Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 6/2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 6
lần điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, song mức độ điều chỉnh không lớn
như năm 2011, cụ thể các lần điều chỉnh như sau:
Ngày 11/6/2008, điều chỉnh lên 16.461 VND/USD (+1,99%).
Ngày 25/12/2008, điều chỉnh lên 16.989 VND/USD(+ 3%).
Ngày 26/12/2009, điều chỉnh lên 17.961 VND/USD (+ 5,44%).
Ngày 11/2/2010, điều chỉnh lên 18.544 VND/USD (+ 3,36%).
Ngày 18/8/2010, điều chỉnh lên 18.932 VND/USD (+ 2,09%).
Ngày 11/2/2011, điều chỉnh lên 20.693 VND/USD (+ 9,3%).
Việc điều chỉnh tỷ giá trong năm 2011 có nhiều tác động tích cực đến nền kinh
tế, cụ thể nó có thể đưa tỷ giá chính thức sát với tỷ giá thị trường, tổ chức kinh tế và
cá nhân sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng nhiều hơn, giao dịch ngoại tệ sẽ dễ dàng hơn,
tính minh bạch của thị trường cao hơn, sẽ không còn cảnh tổ chức kinh tế và ngân
hàng mua bán chui ngoại tệ, gây ra nhiều hệ quả xấu cho cả các ngân hàng và khách
hàng.
Mặc dù động thái của Ngân hàng Nhà nước được nhiều chuyên gia đánh giá
cao. Tuy nhiên, việc duy trì và giữ tỷ giá chính thức sát với tỷ giá thị trường là vấn đề
rất khó cho cơ quan quản lý, khi mà tỷ giá biến động do nhiều nguyên nhân như lạm
phát cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn, lãi suất thay đổi liên tục và đặc biệt là
việc các tổ chức kinh tế, cá nhân đầu cơ găm giữ ngoại tệ, làm cho cân đối cung cầu
ngoại tệ bị mất cân đối nghiêm trọng, gây áp lực lớn lên tỷ giá.
2. Tác động của tỉ giá đến nền kinh tế
2.1. Tỷ giá với lạm phát:
3
NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM 102_T01
Trên lý thuyết, khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ
giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước
ngoài. Theo quy luật cung cầu, người dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng
ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn; điều tất yếu xảy ra là nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo cầu
ngoại tệ tăng, làm cho tỷ giá hối đoái cũng tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước
ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, làm cho cung
ngoại tệ trên thị trường giảm; đây cũng là nguyên nhân làm tỷ giá hối đoái tăng. Như
vậy, lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ,
tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ,
lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước
ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các
quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát
tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ
quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Đối với nước ta
hiện nay, lạm phát đang ở mức cao nên việc tăng tỷ giá là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát ở Việt Nam trong năm 2011 chủ yếu đến từ các
nguồn khác chứ không phải từ việc điều chỉnh tỷ giá vừa rồi:
Thứ nhất, việc điều chỉnh giá điện (tăng 15.28% so với mức giá năm 2010)
bắt đầu từ 1.3.2011 và việc cho phép các hàng hóa năng lượng quan trọng như xăng,
dầu, than “vận hành theo cơ chế thị trường” chắc chắn sẽ là một cú hích đáng kể đối
với lạm phát.
Thứ hai, xu thế giá thế giới của các hàng hóa cơ bản (đặc biệt là năng lượng,
thực phẩm, vật tư nông nghiệp và kim loại) tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
mặt bằng giá trong nước vì nền kinh tế của chúng ta đã trở nên rất mở. Không những
thế, như một hiện tượng có tính quy luật, giá hàng hóa cơ bản ở các nước đang phát
triển (trong đó có Việt Nam) một khi đã tăng thì thường tăng cao hơn nhiều so với
các nước phát triển. Chẳng hạn như trong năm 2010, chỉ số giá hàng hóa cơ bản ở các
nước đang phát triển là 31% trong khi trên toàn thế giới chỉ là 19%.
Thứ ba, trong năm 2010, với tốc độ tăng cung tiền và tín dụng đều ở mức trên
25% và tỷ lệ đầu tư trên 40% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thực chỉ là 6,8% thì
lạm phát tiền tệ sau một độ trễ nhất định sẽ được thể hiện trong chỉ số giá. Điều
chỉnh tỷ giá và tăng giá điện đều là những việc không thể không làm để giảm sự méo
mó trong giá thị trường, vốn là một điều kiện cần để nền kinh tế có thể giảm chi phí
giao dịch và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không thay đổi
phương thức điều hành mang tính đối phó và thiếu phối hợp như hiện nay thì doanh
nghiệp và người tiêu dùng sẽ tiếp tục phải “chịu trận” trước một loạt các cú sốc lớn
và dồn dập. Rõ ràng là để đạt mục tiêu ổn định vĩ mô thì cách tư duy và điều hành vĩ
mô của Chính phủ phải được thay đổi một cách cơ bản.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, cho rằng tỷ giá tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
CPI, tác động đến lạm phát bởi các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu được tính theo tỷ
giá mới, thậm chí xuất hiện những loại hàng hóa “ăn theo” đà tăng của tỷ giá. Áp lực
lên lạm phát là một trong những lo ngại, vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam lên đến trên 150% so với GDP với nhiều mặt hàng nguyên liệu thiết yếu phải
4
NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM 102_T01
nhập khẩu từ bên ngoài. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua các nhà nhập khẩu của
Việt Nam đều phải mua USD với tỷ giá thị trường chợ đen. Vì vậy, việc điều chỉnh
lần này trên sẽ không ảnh hưởng đáng kể tới chi phí thực sự của những nhà nhập
khẩu. Giá hàng hóa có thể tăng lên nhưng áp lực sẽ không quá lớn.
3.2. 2.2. Tỷ giá với cán cân thương mại:
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và
kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được
ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy
nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường
cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá
dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ
trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động
của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá
hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của
các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại,
cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi
thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá (đây là trường hợp
ở nước ta hiện nay).
Về lý thuyết, việc tăng tỷ giá USD/VND sẽ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu,
làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng việt xuất đi nước ngoài. Chẳng hạn hàng thủ
công mỹ nghệ, hàng nông lâm thủy hải sản. Trong tháng 1/2011, Việt Nam xuất khẩu
gạo thu về được 194 triệu USD. Với tỷ giá mới, số tiền VND tăng thêm là 269,5 tỷ
đồng. Tương tự, cao su xuất được 337 triệu USD, số tiến tăng thêm nhờ tỷ giá mới
tới 468,3 tỷ đồng; Thủy sản xuất được 400 triệu USD, số tiền tăng thêm nhờ tăng tỷ
giá tới 586 tỷ đồng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nâng giá mua cho nông dân hoặc
điều chỉnh linh hoạt giá bán ra thị trường nước ngoài. Tất nhiên, tỷ giá tăng có hỗ trợ
cho hoạt động xuất khẩu nhưng để tăng xuất khẩu doanh nghiệp còn phải và tìm kiếm
bạn hàng, quảng bá sản phẩm và bảo đảm chất lượng sản phẩm chứ không chỉ dựa
vào lợi thế do tỷ giá đem lại. Vì vậy, việc tăng tỉ giá USD/VND có tác động làm cải
thiện cán cân thương mại. Thâm hụt thương mại hàng hóa 2010 lên tới 12,4 tỷ USD
(chiếm 12%GDP), bằng 17.3% kim ngạch xuất khẩu. Cán cân thương mại của Việt
Nam có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, và việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ có tác
dụng tích cực trong việc cải thiện thâm hụt thương mại. Đồng nội tệ giảm giá sẽ làm
cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi hơn khi hàng hóa sản xuất có
sức cạnh tranh hơn, trong khi đó nhập khẩu sẽ giảm đi và cán cân thương mại được
cải thiện.
Việc tăng tỷ giá với tỉ lệ khá cao vào tháng 2/2011 có thể là một biện pháp đau
đớn, song cần thiết và bất khả kháng trong tình hình hiện nay nhằm làm cho nhập
khẩu trở nên đắt đỏ hơn, xuất khẩu có thể thuận lợi hơn và qua đó, có thể giảm nhập
siêu ở mức độ nhất định. Xuất khẩu có thể có lợi nếu tỉ lệ giá trị gia tăng của sản
phẩm cao (như gạo, hải sản) trong khi tác động thúc đẩy hạn chế hơn đối với các sản
phẩm lắp ráp điện tử vì tỉ lệ hàng nhập lên đến 90% giá thành. Tuy nhiên, những hệ
lụy đối với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thì cần phải bàn thêm.
5
NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỄM 102_T01
Trước hết, với mức nhập khẩu lên đến 84 tỉ USD trên GDP 102 tỉ USD năm
2010 (chiếm 82%GDP), trong đó chỉ 10% là hàng tiêu dùng, 20% là trang thiết bị,
máy móc, còn lại khoảng 70% là đầu vào cho hoạt động kinh tế như xăng dầu, sắt
thép, bông sợi..., nền kinh tế nước ta quá phụ thuộc vào nhập khẩu và việc điều chỉnh
tỉ giá mạnh như lần này sẽ dẫn đến tăng giá đáng kể các mặt hàng nhập khẩu thiết
yếu kể trên và qua đó tác động tới giá thành sản phẩm và giá mua của người tiêu
dùng. Những mặt hàng không thuộc loại thiết yếu như mỹ phẩm, ô tô sang trọng có
thể giảm nhập khẩu ở mức độ nhất định, song tỉ lệ các mặt hàng này không quá lớn,
trong khi các nguyên vật liệu cơ bản của nền kinh tế vẫn phải tiếp tục nhập với mức
giá nhập khẩu cao hơn. Người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu mức tăng giá, ước tính
khoảng 3% từ sự điều chỉnh tỷ giá này. Giá một số mặt hàng đã tăng lập tức, như gas,
ô tô và khó tránh khỏi việc tăng giá các mặt hàng khác trong thời gian tới do giá đầu
vào nhập khẩu tăng lên khoảng 10%. Cho nên, tác động của tỷ giá tới cán cân thương
mại không đến mức như nhiều người kỳ vọng.
Ngoài ra, việc tăng tỉ giá cũng có các tác động không tốt như: Tạo ra sự đắt đỏ
hơn cho những hàng hóa nhập khẩu và những mặt hàng nhập khẩu này sản xuất và
bán trong nước, nếu sản xuất và bán trong nước nhiều. Về nguyên tắc, các doanh
nghiệp hay cộng tăng tỷ giá vào giá bán như vậy sẽ tạo ra một cái giá bán mới của
mặt hàng nhập khẩu. Nếu mặt hàng nhập khẩu mà tỉ trọng lớn trong mặt bằng giá xã
hội thì sẽ tạo ra mặt bằng giá mới. Điều này thì chưa ai dám chắc chắn nhưng nó tác
động là điều đương nhiên. Nhưng nó cũng có tác động tích cực như nếu mặt hàng đó
có giá trị cao, người tiêu dùng sẽ từ chối mua. Lúc đó các doanh nghiệp sẽ phải
chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác, hoặc các mặt hàng tiêu dùng trong nước ví
dụ như ôtô nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu cộng dồn đẩy giá lên cao khách
hàng sẽ từ chối và sử dụng ôtô sản xuất trong nước. Điều này có tác động đến việc
giảm nhập siêu, thực tế đã chứng minh khi giá xăng dầu tăng cao và thiếu ngoại tệ
nhập khẩu, Nhà máy lọc dầu Dung Quất là lựa chọn của khách hàng trong nước và
đến giờ không có hàng để bán. Đợt điều chỉnh lần này hướng đến kích cầu sản xuất
trong nước như một mục tiêu, đây là điểm mới. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nhập
khẩu nào cũng có những dự phòng rủi ro về tỉ giá. Doanh nghiệp nào lơ là cũng phải
dự phòng đến 50%, thì mức tăng 9,3% nằm trong mức đó.
Cũng bàn về xuất - nhập khẩu, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng
“Không phải tăng tỉ giá là tăng giá trị xuất khẩu”. Tỉ giá liên tục được điều chỉnh,
mới đây nhất là lần điều chỉnh tăng thêm 9,3% (11.2.2011). Ông Bùi Kiến Thành cho
rằng: Các nhà nghiên cứu, cũng như các chuyên gia đã nhiều lần nói về việc muốn
cạnh tranh xuất khẩu thì phải hạ giá tiền VND xuống. Để cho VND rẻ đi và giá hàng
xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn để thúc đẩy xuất khẩu. Nhưng theo ông, đó là những
bài học này có tính chất giáo điều, không áp dụng cho Việt Nam được. Bởi vì, tại
Việt Nam chỉ nhìn hai ngành xuất khẩu chủ lực là da giày và may mặc thì hơn 90% là
nguyên liệu nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm
2010, da giày xuất khẩu 4,56 tỉ USD, dệt may xuất khẩu được 5,52 tỉ USD. Tổng
cộng lại là 10,8 tỉ USD. Trong khi đó, nhập khẩu của hai mặt hàng này là 8,8 tỉ USD.
Như vậy, xuất ròng của hai sản phẩm chiến lược trên chỉ còn 1,2 tỉ USD thôi. Đây là
vấn đề của nền kinh tế gia công chủ yếu nhập khẩu, còn phần giá trị gia tăng chủ yếu
là lao động. Vì thế, nếu đồng bạc VN rẻ đi thì nguyên liệu nhập khẩu sẽ đắt lên. Như
6