Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

khóa luân công tác xuất bản mảng sách văn học tư liệu 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.88 KB, 72 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Ra đời trong bão táp cách mạng Tháng Tám, trải qua 62 năm chiến
đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng công an nhân dân đã viết nên
những trang sử vàng truyền thống: Vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Những truyền thống trong quá trình phát triển trở thành bài học quý báu để
lực lượng công an nhân dân nghiên cứu vận dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ
“bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới
và lợi ích quốc gia, dân tộc” [5].
Hiện nay, trong bối cảnh thế giới và khu cực còn nhiều diễn biến phức
tạp, lực lượng chống phá chủ nghĩa xã hội vẫn còn hoạt động, hơn lúc nào hết,
việc bảo đảm và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để xây dựng
và phát triển đất nước là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ quan trọng của toàn
Đảng và toàn dân.
Để đáp ứng được yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ đó, trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: Vai trò quan trọng của
lực lượng công an nhân dân. Trước những biến động của tình hình thế giới và
trong nước như hiện nay thì yêu cầu và những tiêu chí về nhân cách của người
công an đòi hỏi ngày càng cao hơn và nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho toàn
lực lượng trở thành nhiệm vụ bức thiết cần được tiến hành thường xuyên.
Để góp phần hình thành và giáo dục nhân cách người công an nhân dân
cần có nhiều phương tiện và hình thức, trong đó đóng vai trò đặc biệt quan
trọng là những tri thức trong sách hay nói cách khác là những cuốn sách.
Sách cung cấp cho đối tượng một thế giới quan khoa học, những thông
tin tri thức có hệ thống cần thiết và bổ ích nhằm giải quyết những vấn đề đa
dạng mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, đồng thời đem đến cho người đọc một



nhãn quan tư tưởng nhạy bén, tinh tế trước những âm mưu, thủ đoạn và hành
vi thâm độc của các thế lực thù địch.
Với chức năng và nhiệm vụ của mình Nhà xuất bản Công an nhân dân
không chỉ xuất bản những tiểu thuyết tình báo, tiểu thuyết trinh thám hay điều
tra hình sự mà còn cho ra đời các ấn phẩm thuộc thể loại văn học tư liệu viết
về người thật việc thật với những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ tình
báo, chiến sĩ trinh sát phản gián và điều tra hình sự đã thu hút và gây ấn tượng
mạnh mẽ đối với độc giả.
Mảng sách văn học tư liệu là một trong những mảng sách quan trọng và
chiếm số lượng không nhỏ trong tổng số các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản
Công an nhân dân. Ngoài những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số
những hạn chế trong công tác xuất bản mảng sách này cần được nghiên cứu
và giải quyết một cách khoa học.
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu công tác xuất bản
mảng sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân dân”. Qua đó,
tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong xuất bản
nói chung và xuất bản sách văn học tư liệu nói riêng ở Nhà xuất bản Công an
nhân dân.
2.

Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản
sách nói chung. Có thể kể đến một số công trình như:

-

Nâng cao chất lượng công tác xuất bản sách văn học tư liệu của Nhà xuất
bản Công an nhân dân hiện nay. Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Thủy, Nhà xuất
bản Công an nhân dân.


-

Hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản Công an nhân dân với việc phòng,
chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” ở nước ta hiện nay. Luận văn Thạc sĩ
của Nguyễn Mai An, Nhà xuất bản Công an nhân dân.

2


-

Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay - thực trạng
và giải pháp. Đề tài khoa học cấp Bộ của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
do PGS. TS. Trần Văn Hải làm chủ nhiêm đề tài, nghiệm thu năm 1998.

-

Xuất bản sách của Nhà xuất bản Công an nhân dân với việc bồi dưỡng và
hoàn thiện nhân cách người công an nhân dân Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ
của Phạm Thị Mỹ Nương, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Ngoài ra, có một số luận văn, luận án, bài viết đăng trên các báo và tạp
chí chuyên ngành đề cập đến hoạt động xuất bản sách nói chung. Nhìn chung,
việc nghiên cứu về hoạt động xuất bản sách trong cơ chế thị trường những
năm gần đây đã được các cơ quan, các nhà nghiên cứu quan tâm và chú ý
nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
một cách hệ thống chuyên biệt về công tác biên tập - xuất bản mảng sách văn
học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân dân. Chính vì vậy, nghiên cứu
“Tìm hiểu công tác xuất bản mảng sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản
Công an nhân dân” là một đề tài mới, hấp dẫn và rất cần thiết.


3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
Mục tiêu nghiên cứu

3.1.

Khóa luận tập trung nghiên cứu quy trình biên tập, xuất bản một số
cuốn sách văn học tư liệu tiêu biểu của Nhà xuất bản Công an nhân dân. Qua
đó chỉ ra những thành công và hạn chế để đưa ra những giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng biên tập, xuất bản mảng sách văn học tư liệu tại Nhà xuất
bản Công an nhân dân.
Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.

Đề tài triển khai theo một số nhiệm vụ sau:
-

Khái quát một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất bản sách
văn học tư liệu.

3


-

Đi sâu nghiên cứu quy trình thực tiễn biên tập - xuất bản 3 cuốn sách “Không
thể mồ côi - Minh Vân”, “Phát hiện và Khám phá - Đặng Vương Hưng”,

“Đơn tuyến – Phạm Quang Đẩu” để khái quát công tác biên tập – xuất bản
mảng sách văn học tư liệu.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động xuất
bản mảng sách văn học tư liệu tại Nhà xuất bản Công an nhân dân.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

4.1.

Khóa luận nghiên cứu công tác xuất bản mảng sách văn học tư liệu của
Nhà xuất Công an nhân dân thông qua một số tác phẩm tiêu biểu.
Phạm vi nghiên cứu

4.2.

Khóa luận nghiên cứu, khảo sát hoạt động xuất bản mảng sách văn học
tư liệu, tập trung chủ yếu vào 3 cuốn sách “Không thể mồ côi - Minh Vân”,
“Phát hiện và Khám phá - Đặng Vương Hưng”, “Đơn tuyến – Phạm Quang
Đẩu” của Nhà xuất bản Công an nhân dân.
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận


5.1.

Nền tảng cơ sở lý luận của khóa luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cùng với đó là các giáo trình, tài liệu của
các chuyên gia có liên quan đến hoạt động xuất bản sách văn học tư liệu.
Phương pháp nghiên cứu

5.2.

Quá trình nghiên cứu kết hợp chặt chẽ các phương pháp phân tích, tổng
hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp thống kê, điều tra khảo
sát,…để làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận.
6.
6.1.

Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận

4


Đề tài thu thập, tổng hợp những thông tin, tư liệu về hoạt động xuất bản
sách văn học tư liệu. Đồng thời, thông qua đó cụ thể hóa lý luận mảng sách này.
Về mặt thực tiễn

6.2.

Thông qua quá trình biên tập - xuất bản một số cuốn sách tiêu biểu, đề tài
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất bản sách văn học tư liệu
nói riêng và xuất bản sách nói chung tại Nhà xuất bản Công an nhân dân.

7.

Kết cấu
Kết cấu của khóa luận, ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính
gồm 3 chương::
Chương 1: Những vấn đề chung về mảng sách văn học tư liệu của Nhà
xuất bản Công an nhân dân.
Chương 2: Thực tiễn công tác xuất bản sách văn học tư liệu tại Nhà
xuất bản Công an nhân.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản
mảng sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân dân.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẢNG SÁCH VĂN HỌC TƯ
LIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. Nhà xuất bản Công an nhân dân - Nhà xuất bản tổng hợp
chuyên ngành
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để đẩy mạnh công tác
tuyên truyền giáo dục cán bộ chiến sĩ, xây dựng nhân cách người công an
cách mạng, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an
toàn xã hội trong giai đoạn mới, ngày 3 tháng 3 năm 1980 Ban cán sự Bộ Nội
vụ (nay là Bộ Công an) đã có công văn gửi lên Ban Tuyên huấn thuộc Ban
chấp hành Trung ương Đảng xin thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo Cục và trực tiếp là Phòng Chính trị của Cục
công tác Chính trị, do đồng chí Nguyễn Văn Chích phụ trách, việc bổ sung
cán bộ cho bộ phận thành lập Nhà xuất bản là “Phòng xuất bản”.
Sau gần một năm chuẩn bị, hoàn thiện tổ chức cho việc thành lập Nhà

xuất bản cùng với đó là sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành như Bộ Nội vụ,
Cục Công tác Chính trị, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân….ngày 10 tháng 02
năm 1981, đồng chí Phạm Hùng - Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung
ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã kí quyết định số 03QĐ/BNV thành lập Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Như vậy, Nhà xuất bản Công an nhân dân chính thức ra đời từ cái mốc
10/02/1981 với nhiệm vụ: biên tập và xuất bản sách tuyên truyền, giáo dục về
công tác an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội (kể cả thể sách văn học);
sách hướng dẫn nghiệp vụ, sách tổng kết nghiên cứu, tham khảo về công tác

6


nghiệp vụ công an, xuất bản sách giáo trình phục vụ cho việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, chiến sĩ công an.
Ra đời trên cơ sở Phòng sáng tác, thuộc Cục Công tác Chính trị Bộ
Công an, trong những năm đầu tiên, với đội ngũ cán bộ ít ỏi, mỗi năm chỉ
xuất bản được một lượng sách nhỏ (năm 1981 xuất bản 7 đầu sách, năm 1982
xuất bản 72 đầu sách, năm 1984 xuất bản 23 đầu sách,…) chủ yếu là sách
tuyên truyền an ninh trật tự hoặc sáng tác của những cán bộ trong ngành,
những ấn phẩm do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành là nguồn động
viên tinh thần to lớn đối với cán bộ chiến sĩ Công an và đông đảo bạn đọc.
Thời kì này hoạt động của Nhà xuất bản hoàn toàn được bao cấp. Sách in ra
được cấp phát cho các đơn vị Công an trong ngành và Nhà xuất bản hoàn toàn
không tính lỗ lãi mà hoạt động theo kế hoạch được giao. Ngay sau đó bước
vào thời kì đổi mới cùng với xu hướng chung của đất nước, Nhà xuất bản
Công an nhân dân bước vào thời kì tự hạch toán kinh doanh, đưa sách tham
gia vào thị trường, tự trang trải vốn và chăm lo đời sống của cán bộ trong các
đơn vị, vừa phải mở rộng đối tượng phục vụ, từng bước gia nhập vào thị
trường sách, chấp nhận vừa cạnh tranh vừa đảm bảo định hướng của một nhà
xuất bản tổng hợp chuyên ngành. Thời kì này thực sự là một giai đoạn khó

khăn và đầy thử thách đối với cán bộ, chiến sĩ Nhà xuất bản Công an nhân
dân (giai đoạn từ 1986 - 1995). Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, thử
thách trong thời kì này Nhà xuất bản vẫn hoạt động đều và bắt đầu có bước
phát triển nhằm tự khẳng định. Biểu hiện chính của sự nỗ lực này chính là ở
những đầu sách. Nếu năm 1986 Nhà xuất bản chỉ cho ra 26 đầu sách, năm
1987 là 34 đầu sách thì sang đến năm 1994 số đầu sách tăng lên 104 và năm
1995 là 130 đầu sách.
Năm 1995, sau khi xác định nhà xuất bản là một cơ quan tuyên truyền
của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Công an đã

7


quyết định cho nhà xuất bản hưởng mọi chế độ của một đơn vị lực lượng vũ
trang, phần xuất bản văn hóa phẩm được hạch toán như một đơn vị sự nghiệp
có thu. Từ sau năm 1995 đến nay, luôn xác định rõ vị trí cũng như chức năng,
nhiệm vụ của mình, Nhà xuất bản Công an nhân dân đã luôn nỗ lực, cố gắng
không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn dần khẳng định được thương hiệu
của mình trong làng xuất bản Việt Nam. Nhà xuất bản đã tập trung bám sát đề
tài phục vụ cán bộ chiến sĩ trong ngành, thực hiện chức năng của một cơ quan
tuyên truyền của Bộ Công an, đồng thời mở rộng đề tài, đáp ứng nhu cầu bạn
đọc rộng rãi hòa nhập vào môi trường xuất bản của cả nước, từng bước khẳng
định uy tín và năng lực kinh doanh của mình.
Mặc dù tham gia trực tiếp vào thị trường kinh doanh xuất bản phẩm như
những nhà xuất bản khác, song bên cạnh mục tiêu phải làm ra lãi để có thể tái
sản xuất, đảm bảo cho cuộc sống của cán bộ chiến sĩ trong nhà xuất bản, Nhà
xuất bản Công an nhân dân cũng luôn đặt công tác tuyên truyền chủ trương của
Đảng và của ngành, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự
an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng trong sạch,
vững mạnh là mục tiêu hàng đầu. Các đề tài mà nhà xuất bản tập trung khai

thác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn học, lịch sử, tư liệu, pháp luật,…
Tất cả những đề tài đã, đang và sẽ được Nhà xuất bản Công an nhân dân khai
thác đều hướng tới một mục tiêu chính là “tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
nâng cao nhận thức về nhiệm vụ chung của đất nước, nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất
chính trị, đạo đức, tác phong của người công an cách mạng”.
Nhà xuất bản Công an nhân dân có trụ sở chính tại 92 - Nguyễn Du Hai Bà Trưng - Hà Nội và một trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất
bản có riêng bộ phận biên tập được chia thành 2 ban: Ban biên tập sách chính
trị - nghiệp vụ - pháp luật và Ban biên tập sách văn học. Ngoài ra còn có các

8


phòng ban chức năng khác nhau như: Phòng tổng hợp, phòng kế hoạch sản
xuất in và phát hành.
Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành 3 mảng sách chính: Sách lý
luận, chính trị, sách văn học và sách nghiệp vụ.
Sách lý luận, chính trị theo nội dung chỉ thị 20 của Ban Bí thư là loại
sách “ trực tiếp truyền bá, bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước; giới thiệu kiến thức kinh nghiệm có giá trị của các nước; góp
phần xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng,
giáo dục, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị cho cán bộ đảng viên và
nhân dân; xây dựng con người mới, nếp sống mới; đấu tranh chống lại những
quan điểm sai trái”.
Mục đích của loại sách này nhằm giáo dục ý thức tự giác chính trị cho
quần chúng cách mạng. Sách lý luận, chính trị ngay từ khi ra đời đã hướng tới
đông đảo quần chúng, do đó nó có đối tượng rộng phục vụ mọi tầng lớp quần
chúng trong xã hội.
Bên cạnh những loại sách lý luận, chính trị, mảng sách văn học, đặc

biệt là văn học về đề tài an ninh luôn được Nhà xuất bản Công an nhân dân
chú trọng phát triển.
Các tác phẩm văn học được chia làm hai loại, những tác phẩm được thể
hiện bằng văn xuôi và những tác phẩm được thể hiện bằng văn vần. Những
tác phẩm văn xuôi đương đại có các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, lý
luận phê bình, kịch bản văn học,…Những tác phẩm văn vần của văn học
đương đại thường gồm hai dạng phổ biến là: những tác phẩm thơ ca truyền
thống của dân tộc và những tác phẩm được thể hiện bằng thơ tự do, thơ không
vần. Sách văn học không phải là loại sách nói thẳng quan điểm, đường lối
chính trị mà nói qua hình tượng nghệ thuật nên tính đa nghĩa, tính biểu tượng

9


luôn là một đặc thù của văn học. Chính vì vậy mà “sách văn học không mang
tính chính trị trực tiếp mà tác động đến ý thức chính trị, phục vụ nhiệm vụ
chính trị một cách trực tiếp thông qua các điển hình văn học”. Sách văn học
của Nhà xuất bản Công an nhân dân rất đa dạng về thể loại, nội dung, bao
gồm cả những sáng tác trong nước và sách dịch từ văn học nước ngoài…
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của một nhà xuất bản tổng hợp chuyên
ngành, một mảng sách không thể thiếu và luôn được Nhà xuất bản Công an
nhân dân đặc biệt chú trọng đó là sách nghiệp vụ. Tính đặc thù của loại sách
này là ở chỗ tác giả là những người trong ngành, do đó nguồn bản thảo là từ
những công trình nghiên cứu có tính chất cá nhân của cán bộ, chiến sĩ trong
lực lượng công an nhân dân và phần lớn là từ chương trình, kế hoạch của Bộ
Công an được thực hiện ở Viện Chiến lược và khoa học công an. Ngay từ
ngày đầu thành lập, mảng sách này đã được Nhà xuất bản Công an nhân dân
chú trọng khai thác và liên tục trong những năm sau này số đầu sách nghiệp
vụ không ngừng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Với 34 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Công an nhân dân

đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình, cùng với các cơ
quan báo chí tuyên truyền của ngành đã từng bước trưởng thành và trở thành
một trong những cơ quan giữ vị trí trọng yếu của ngành công an, góp phần
quan trọng vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của
lực lượng công an nhân dân.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực còn tiếp tục diễn biến
hết sức phức tạp, khó lường, thời cơ và thách thức đan xen nhau, tác động
trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
và công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân
dân đang đặt ra hết sức nặng nề, đòi hỏi công tác tuyên truyền nói chung và

10


hoạt động của Nhà xuất bản Công an nhân dân nói riêng phải tiếp tục đổi mới,
nâng cao chất lượng và hiệu quả. Quyết tâm xây dựng Nhà xuất bản Công an
nhân dân thực sự là cơ quan xuất bản đầu ngành của lực lượng, lấy việc phục
vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và của ngành là mục tiêu định
hướng cho mọi hoạt động, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội
dung, hình thức nghệ thuật, lấy nhiệm vụ phục vụ đông đảo cán bộ, chiến sĩ
công an nhân dân và bạn đọc cả nước là mục đích hoạt động. Kết hợp chặt
chẽ việc xuất bản những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật cao, phục vụ
đông đảo bạn đọc đồng thời quan tâm xuất bản những ấn phẩm, tài liệu tham
khảo, sách khoa học, các ấn phẩm phục vụ cho việc giáo dục truyền thống,
nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an.
Như vậy, ngoài hướng tới việc phục vụ đông đảo quần chúng, một mục
đích quan trọng khác của Nhà xuất bản Công an nhân dân đó là xuất bản
những ấn phẩm nhằm “cung cấp tri thức, thông tin để nâng cao trình độ mọi
mặt về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, pháp luật, văn hóa và xây dựng nhân

cách cho cán bộ chiến sĩ công an nhân dân”.
1.2. Khát quát về công tác xuất bản mảng sách văn học tư liệu của
Nhà xuất bản Công an nhân dân
1.2.1. Khái niệm về sách văn học tư liệu
Ra đời gắn liền với chữ viết, sách thực hiện chức năng lưu trữ thông tin
chức năng truyền thông giúp con người ghi nhớ, ghi lại các sáng tác văn hóa
tinh thần để phổ biến, lưu trữ các giá trị văn hóa, để xây dựng đời sống văn
hóa tinh thần. Do vậy theo Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư
viện, bản quyền thì “sách là sản phẩm văn hóa vật chất, tinh thần, là công cụ
để tích lũy và truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác…”.
Tại Hội nghị toàn thể UNESCO - Ủy ban Khoa học, giáo dục Liên
Hiệp Quốc năm 1964 kiến nghị các nước tiếp nhận định nghĩa: “Sách là xuất

11


bản phẩm không định kỳ, có số trang ít nhất là 49 trang của một quốc gia nào
đó, xuất bản để phổ biến rộng rãi cho công chúng”.
Có thể nói rằng: “Sách - đó là di huấn về tinh thần của thế hệ này với
thế hệ khác, đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời với người trẻ
sắp bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người đứng gác sắp đến giờ
nghỉ truyền lại cho người gác thay. Nhưng trong sách không phải chỉ có quá
khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta là chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lý
và sức mạnh được tìm ra qua nhiều đau khổ, đôi khi còn nhuốm đầy mồ hôi
và máu. Sách là cương lĩnh của tương lai. Vậy, chúng ta phải kính trọng
sách” - A.I.Ghecsxen (Lịch sử văn học Nga - Xô viết, Nhà xuất bản văn - sử địa, Hà Nội, 1958, tr112).
Chính vì vậy mà sách có vai trò rất lớn trong đời sống cũng như sự phát
triển của loài người.
Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã
hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu,

cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Văn học rất đa
dạng, có thể phân chia tác phẩm văn học thành các thể loại như sau: Tự sự , trữ
tình, kịch – chính luận, ký. Văn học tư liệu là một loại hình văn xuôi.
Văn học tư liệu là một thể loại đặc biệt, xuất hiện từ thế kỷ XIX nhưng
nó phát triển mạnh từ sau đạ chiến thế giới lần thứ II (1939 - 1945) với một số
lượng lớn các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh ở hầu hết nền văn học các
nước châu Âu.
Theo cuốn “Từ điển văn học của Nhà xuất bản thế giới” nêu khái niệm về
văn học tư liệu như sau: Văn học tư liệu chỉ một thể tài văn học, bao gồm những
tác phẩm văn xuôi nghệ thuật mà định hướng chung là nghiên cứu các sự kiện
lịch sử, các hiện tượng của đời sống xã hội bằng cách phân tích các tư liệu, tái
hiện lại một phần hoặc toàn bộ các tư liệu ấy trong tác phẩm [33, tr1967].

12


Từ điển thuật ngữ văn học do PGS Lê Bá Hán, GS.TS. Trần Đình Sử,
GS. Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) nêu khái niệm về văn học tư liệu như
sau: Văn học tư liệu là những tác phẩm văn xuôi, nghệ thuật nghiên cứu các
sự kiện lịch sử, các hiện tượng của đời sống xã hội bằng cách phân tích các
tư liệu (tiếng Latinh: documentum - chứng cớ, bằng chứng), tái hiện lại một
phần hoặc toàn bộ các tư liệu ấy trong tác phẩm [32, tr416].
Như vậy, từ hai khái niệm trên ta thấy các tác giả đều thống nhất về
khái niệm văn học tư liệu là một thể loại văn học riêng, sử dụng các sự kiện
có thực xây dựng tuyến cốt truyện, rất hiếm khi sử dụng hư cấu. Và hiện nay,
văn học tư liệu còn là hiện tượng tương đối mới và còn đang phát triến.
Sách văn học tư liệu là một loại sách văn học. Nó có nội dung phản ánh
là các sự vật, hiện tượng, con người có thật trong cuộc sống, được sáng tạo
dựa trên các tư liệu có thật. Sách văn học tư liệu có một số đặc điểm như sau:
-


Thường dựa vào hồi ức của người được chứng kiến hoặc dựa vào các tư liệu
có thực của cuộc sống.

-

Các đoạn thời gian của sự kiện được mô tả hay dung lượng của sách văn học
tư liệu lớn hơn so với báo chí (phóng sự, bút ký, ký sự…)

-

Sách văn học tư liệu khác các nghiên cứu khoa học lịch sử ở bức tranh về sự
kiện được tái hiện sáng rõ, sống động, ở diện mạo tâm lý của con người.
Ở Việt Nam, sách văn học tư liệu bao gồm các thể loại như sau: ký,
truyện ký, tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết lịch sử, văn học tư liệu dịch.
Với nội dung sách luôn bám sát các sự kiện đương đại của thế giới, của
một đất nước, của một dân tộc, phản ánh trực tiếp hững vấn đề chính trị xã
hội, cung cấp thông tin xác thực về những việc, con người tiêu biểu trong
khoảnh khắc quan trọng của xã hội đương đại trên toàn cầu, mà các thể loại
văn chương hoặc các loại sách khác không đáp ứng được. Chính vì vậy mà
sách văn học tư liệu luôn được các nhà xuất bản chú ý.

13


1.2.2. Công tác xuất bản sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản
Công an nhân dân
Có thể nói Nhà xuất bản Công an nhân dân là một trong những đơn vị
nhanh chóng phát hiện ra sức hấp dẫn về mặt tư liệu của loại sách văn học tư
liệu với người đọc. Chính vì vậy, nhà xuất bản đã tập trung định hướng khơi

nguồn bản thảo và tập trung khai thác các tư liệu về chiến tranh, các hoạt
động tình báo trong cả chiến tranh lẫn hòa bình ở Việt Nam. Ngoài ra nhà
xuất bản còn chú trọng đến mảng sách văn học tư liệu dịch nhằm cung cấp
thêm cái nhìn đa dạng cho độc giả về những lát cắt của cuộc sống.
Lịch sử dân tộc ta trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt mà hào hùng,
hai cuộc chiến tranh qua đi là lúc cả nước cùng nhau xây dựng một nền kinh
tế đồng thời khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại. Nhưng đằng sau
những chiến công, kỳ tích mà dân tộc đã đạt được là những ẩn ngầm mà
không phải ai cũng biết được. Văn học tư liệu với đặc trưng sáng tạo dựa vào
những sự kiện có thực của cuộc sống đã, đang và sẽ phục dựng lại đời sống
của dân tộc trong những năm tháng đó một cách chi tiết, sống động mà chân
thực. Từ những tác phẩm văn học tư liệu đó thì bạn đọc có cơ hội hiểu thêm
về những góc khuất, những chi tiết hay những sự kiện và con người có thực
mà sách lịch sử chưa nhắc tới. Với đặc thù của ngành thì mảng sách văn học
tư liệu về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” của Nhà xuất
bản Công an nhân dân luôn thu hút và hấp dẫn bạn đọc cũng như với các tác
giả sáng tác. Và như vậy, sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân
dân đôi khi là những truyện thuộc đời tư, mà luôn gắn liền với những diễn
biến của đời sống cách mạng. Qua khu vực đề tài này có thể đến được với
phần sâu, phần phía sau, phần có vẻ tĩnh của bộ sử về cách mạng.
Trên nền lịch sử, một lực lượng chiến đấu với tên gọi là các chiến sĩ
Công an nhân dân đã hiển hiện sống động, chân thực như chính cuộc đời. Bên

14


cạnh khát vọng lập công, hay khát khao được cống hiến những con người
trong văn học tư liệu cũng có một đời sống đa diện, cũng dằn vặt khổ đau,
cũng đắn đo lựa chọn trước sự sống và cái chết…chứ không phải là câu
chuyện về một viên thanh tra dũng cảm tài năng sống rất dai qua tất cả các vụ

án để mong nhận được sự biểu dương. Mỗi tác phẩm là một cuộc đời có thật,
hoặc có bóng dáng người thật việc thật. Người cầm bút sáng tạo tác phẩm ở
đây không mong muốn gì hơn là ghi lại càng nhiều càng tốt những gì đã biết,
đã trải về một thời đại mà mình có may mắn được là một chứng nhân lịch sử.
Bởi vậy, có thể coi văn học tư liệu là minh chứng của hiện thực cách mạng, là
bộ sử trong phần chìm của nó mà thế hệ sau luôn tìm kiếm được những điều
mà mình cần trong đó.
Nền văn học viết trong chiến tranh và viết về chiến tranh hơn nửa thế
kỷ qua luôn là vô giá bởi nguồn tư liệu và chứng nhân lịch sử lại chính là
những người cầm bút sáng tạo ra tác phẩm, họ là nhà văn và cũng là người
trực tiếp cầm sung chiến đấu. Nhà xuất bản Công an nhân dân đã làm khá tốt
việc khai thác bản thảo trong mảng sách này. Với một đội ngũ tác giả tên tuổi
như: Nam Cao, Ma Văn Kháng Nguyễn Khắc Phục,…hay một số tác giả trẻ
tài năng như Di Li, Nguyễn Đình Tú,…đã rất nhiệt tình tham gia cộng tác với
nhà xuất bản. Ngoài đội ngũ tác giả là các nhà văn thì nhà xuất bản còn có
một đội ngũ dịch giả chuyên dịch sách văn học tư liệu nước ngoài như: Đặng
Phú, Đào Khương, Chu Hà, Hưng Hà,…
Sách văn học tư liệu của Nhà xuất bản Công an nhân dân gồm những
thể loại sau: ký, truyện ký, tiểu thuyết tư liệu,…
-

Ký là những hình thức ghi chép linh hoạt về hiện thực một cách xác thực, trực
tiếp, văn học ký thường phát triển mạnh ở những thời điểm xã hội đang có
những biến động, gắn với những thay đổi mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của báo chí đã thổi
một luồng sinh khí mới vào đời sống văn học, đặc biệt là đối với các thể ký.

15



Có thể khẳng định rằng báo chí đã tạo ra những điều kiện rất quan trọng cho
ký phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Không chỉ trên phương diện in ấn,
đăng tải, truyền bá, báo chí đã thúc đẩy văn học hình thành những thể loại
mới năng động hơn để bám sát cuộc sống ngày càng chặt chẽ và nhất là trong
việc phản ánh hiện thực đang xảy ra ở cái thế trực tiếp. Là những ghi chép
còn tươi rói những chất liệu của đời sống thực, các thể ký - nhất là những thể
loại xung kích như phóng sự văn học, tiểu phẩm, tạp văn, bút ký chính luận…
có thể giúp nhà văn phản ánh toàn bộ sự phong phú đa dạng của đời sống thực
đang phát triển - đặc biệt là trong một hoàn cảnh xã hội dưới chế độ thực dân
phong kiến đầy mâu thuẫn như ở nước ta trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX.
Hiện nay, các tác phẩm ký đang phát triển rất mạnh mẽ trong nền văn
học và báo chí. Có thể nói, tác phẩm ký là tấm gương phản chiếu đời sống
trong toàn bộ dáng vẻ phức tạp, sinh động vốn có của nó. So với các loại thể
văn học khác, tác phẩm ký có thể cung cấp được những sự thật xác thực, cụ
thể và đáng tin cậy.
Với những ưu thế về ngôn từ giàu hình ảnh, bút pháp, giọng điệu linh
hoạt và với vai trò của nhân vật trần thuật xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm,
loại thể ký tạo ra một không gian sáng tạo rộng rãi hơn. Không chỉ là người
thông tin khách quan, nhân vật trần thuật trong tác phẩm ký báo chí còn có
thể đối thoại với công chúng với tư cách là một nhân chứng bình đẳng đối với
cả nhân vật được phản ánh và những người tiếp nhận thông tin. Khi tiếp nhận
tác phẩm, công chúng luôn có được niềm tin rằng họ đang được tiếp xúc với
sự thật do chính tác giả đã trực tiếp chứng kiến và trình bày một cách trung
thực
Việc phản ánh về những người thật việc thật theo quy luật đặc thù của
sáng tạo nghệ thuật đã tạo ra những khác biệt giữa ký văn học và ký báo chí.

16



Sự khác biệt này được biểu hiện trước hết trong dung lượng của tác phẩm.
Một tác phẩm ký văn học (như truyện ký, hồi ký, ký sự,..) có thể kéo dài tới
hàng trăm trang in, trong khi đó tác phẩm ký báo chí ngắn gọn hơn nhiều.
Điều quan trọng nhất là toàn bộ những yếu tố đó hướng về một hiện thực
thẩm mỹ (trong ký văn học) hoặc là một hiện thực xác thực, đáp ứng yêu cầu
thông tin thời sự (trong ký báo chí).
Ký văn học phản ánh hiện thực thông qua các hình tượng thẩm mỹ
được lựa chọn từ bản thân cuộc sống. Không giống vậy, ký báo chí phản ánh
hiện thực thông qua những con người và sự kiện xác thực, đáp ứng yêu cầu
thông tin thời sự. Sự thực được phản ánh trong tác phẩm ký báo chí phải luôn
đảm bảo tính xác thực tối đa và mọi lý lẽ nếu có cũng phải gắn với sự thật đó.
-

Truyện ký là một thể loại trung gian giữa truyện và ký. Truyện ký thường tập
trung cốt truyện vào một nhân vật, một danh nhân, một nhân vật lịch sử, một
người anh hùng trên các mặt trận...Trong truyện ký, tác giả có thể hư cấu để
câu chuyện được hoàn chỉnh nhưng phải giữ được tính xác thực của sự việc
và con người.
Về nội dung, truyện ký thường gắn liền với câu chuyện về những nhân
vật anh hùng. Những truyện ký về đề tài này phải đặc biệt tôn trọng những sự
thật cơ bản về nhân vật anh hùng, mặc dù yếu tố truyện vẫn được sử dụng một
cách có hiệu quả. Truyện ký bao hàm cả những truyện kể về người thật, việc
thật theo hình thức gián tiếp. Mạch phát triển của truyện ký thường vận động
theo chiều thuận, ít khi mở rộng theo những tuyến ngang dọc giống như trong
tiểu thuyết.

-

Tiểu thuyết tư liệu là những tư liệu đã được tiểu thuyết hóa. Đây là loại sách

vừa phong phú về thông tin, vừa đa dạng về phương thức phản ánh sự thật
lịch sử, đồng thời lại hấp dẫn bởi ngôn ngữ văn chương và tính sinh động của
hình tượng nghệ thuật.

17


Có thể thấy, sách văn học tư liệu với tư cách là món ăn tinh thần đã
phát huy tác dụng lớn lao trong việc khơi gợi niềm tự hào dân tộc, khích lệ
độc giả hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Với nhiều đề tài,
nhiều nội dung phong phú thì mảng sách văn học tư liệu đã, đang và sẽ ngày
càng phát triển mạnh hơn để thích ứng với thời đại, với dân tộc.

18


Chương 2
THỰC TIỄN CÔNG TÁC XUẤT BẢN SÁCH VĂN HỌC TƯ LIỆU
TẠI NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
Công tác biên tập thường được gọi là “gốc”, là nền móng trung tâm
trong hoạt động xuất bản. Nó cung cấp hạt nhân tinh thần để tạo nên giá trị sử
dụng của xuất bản phẩm, quyết định phương hướng phát triển và ý nghĩa của
hoạt động xuất bản. Trong từng đơn vị xuất bản, công tác biên tập có những
đặc trưng khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành nên đơn vị xuất bản
đó. Những đặc tính này sẽ đồng thời được bộc lộ thông qua quá trình xử lý
đối với từng xuất bản phẩm.
2.1. Thực trạng công tác biên tập sách văn học tư liệu tại Nhà xuất
bản Công an nhân dân
2.1.1. Công tác tổ chức bản thảo
2.1.1.1. Công tác đề tài và kế hoạch đề tài

Đề tài ở góc độ của lý luận văn học là khía cạnh, phạm vi của hiện
thực được phản ánh trong tác phẩm. Mang dấu ấn cá nhân, chủ quan của tác
giả. Còn với lý luận xuất bản thì đề tài là thiết kế tổng thể về chủ đề, nội
dung, tên gọi của xuất bản phẩm tương lai. Đề tài là kết quả tư duy sáng tạo
của biên tập viên, là kết quả tập hợp, phân loại, xử lý thông tin nhằm phục vụ
nhu cầu độc giả và thực hiện mục đích truyền thông nhất định. Đề tài trong
hoạt động biên tập xuất bản không chỉ là ý muốn chủ quan của biên tập viên
mà đó là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin nhiều chiều từ phía hiện thực
cuộc sống, từ độc giả, từ tác giả và từ nhà xuất bản trên tinh thần chủ động,
sáng tạo của biên tập viên. Trách nhiệm của biên tập viên hàng năm là phát
hiện ra đề tài đúng và hay. Như vậy đề tài như thế nào được cho là đề tài đúng
và hay? Có thể hiểu đề tài đúng là đề tài dựa vào chức năng tôn chỉ, mục đich,

19


nhiệm vụ của nhà xuất bản. Là đề tài phù hợp với nhu cầu của xã hội, của thị
trường xuất bản phẩm theo chức năng xã hội mà nhà xuất bản được phân
công. Là đề tài đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc. Còn đề tài hay là đề tài
có nhiều tính mới mẻ, độc đáo, thực hiện nhiệm vụ công tác tư tưởng một
cách sắc xảo được bảo đảm bởi đội ngũ tác giả có chất lượng cao, có cơ sở vật
chất đầy đủ. Đề tài này có khả năng thực hiện một cách chắc chắn, hứa hẹn
một kết quả cao trong công tác xuất bản.
Kế hoạch đề tài là một bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biện pháp
xuất bản các đề tài xuất bản phẩm (sách) với các chỉ tiêu về số lượng, chất
lượng, thời gian cụ thể mà nhà xuất bản cần tiến hành trong một thời gian
nhất định.
Đề xuất xây dựng kế hoạch đề tài là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên
của mỗi biên tập viên và các ban biên tập của nhà xuất bản. Hoạt động này
bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu, xác định phương thức để đạt được mục

tiêu. Làm kế hoạch là việc lựa chọn một trong những phương án hành động
cho tương lai nhà xuất bản.
Cũng như mọi hoạt động sản xuất trong xã hội, xây dựng kế hoach đề
tài, kế hoạch hóa hoạt động xuất bản là yêu cầu tự nhiên, khách quan do đòi
hỏi tất yếu của sự phân công, hợp tác lao động. Đó là việc làm mở đầu của
mọi tiến trình sản xuất của con người. C.Mác nói: “Con ong dù có khéo léo
xây dựng cái tổ hoàn hảo đến đâu cũng không thể sánh được với một kỹ sư,
dù chỉ với một kỹ sư tồi, vì trước khi xây dựng ngôi nhà, anh ta đã hình dung
nó ở trong óc”. Do vậy, trong hoạt động xuất bản, xây dựng kế hoạch đề tài
hay công tác kế hoạc đề tài được gọi là khâu mở đường.
Trong xuất bản sách văn học, kế hoạch và đề tài trong điều kiện hiện
nay vừa tuân theo cơ chế thị trường (bởi thực chất sách cũng là một loại hàng
hóa nhưng nó là một hàng hóa đặc biệt), vừa tuân theo quy luật của hoạt động

20


văn hóa tư tưởng. Kế hoạch đề tài của nhà xuất bản luôn luôn mang tính tập
trung. Hiện nay do các nhà xuất bản phải tự hạch toán kinh doanh nên phải
tính đến sự hài hòa giữa nhiệm vụ chính trị với phục vụ đời sống tinh thần của
con người, phát triển văn chương nước nhà và có khả năng tài chính để tồn tại
nhà xuất bản. Khi tiến hành công việc phải luôn luôn tính đến sự kết hợp giữa
lợi ích kinh tế và hiệu quả tinh thần. Tất nhiên, hiệu quả tinh thần phải là yếu
tố chủ yếu, quan trọng. Mỗi tập truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết…phải là một
món ăn tinh thần thực sự hấp dẫn và bổ ích, có tác động tốt tới mĩ cảm của
bạn đọc.
Bên cạnh đó, biên tập viên sách văn học cũng phải tính hiệu quả kinh tế
của mỗi cuốn sách sẽ ra đời. Trong một kế hoạch đề tài cũng có thể có những
cuốn sách mang giá trị đích thực nhưng sẽ khó tiêu thụ, có thể có những cuốn
sách vừa có giá trị, vừa tiêu thụ dễ dàng, song cũng có những cuốn sách

thường thường bậc trung nhưng lại bán rất chạy. Để có được kết quả như vậy
thì biên tập viên phải chủ động, tích cực sáng tạo khi tiến hành xây dựng kế
hoạch đề tài. Sự chủ động, tích cực, sáng tạo được thể hiện ở những điểm sau:
-

Biên tập viên sách văn học cần nắm vững đường lối chính sách, phương
hướng công tác tư tưởng của Đảng trong từng thời kỳ cụ thể để đề xuất được
những bản thảo phù hợp, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nhu cầu bạn đọc.

-

Biên tập viên sách văn học cần phải tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm và thị hiếu
của các lớp đối tượng phục vụ của nhà xuất bản, của các mảng sách (thơ, tiểu
thuyết, truyện ngắn, kí, tạp văn,…) thông qua tìm hiểu phong trào thực tế, dư
luận của bạn đọc về những cuốn sách đã xuất hiện trước đó. Đề ra kế hoạch
xuất bản các loại sách phù hợp với bạn đọc theo lứa tuổi, giới tính.

-

Để có nhiều đề tài hay, biên tập viên sách văn học còn phải nắm vững tất cả
những thông tin về thời sự văn học, đặc biệt là các cuộc vận động sáng tác
văn học, các cuộc thi truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết,…do các cơ quan, các báo,
đài tổ chức. Ví dụ: truyện ngắn hay trên Tạp chí Quân đội, tác phẩm được giải

21


Cây bút vàng (Báo Công an nhân dân), những cuộc thi tiểu thuyết của Hội
Nhà văn Việt Nam, cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh,…
Văn học tư liệu là một trong những thể loại của sách văn học, chính vì

vậy kế hoạch đề tài của thể loại này cũng nằm trong tổng thể kế kế hoạch đề
tài của mảng sách văn học nói chung cho toàn nhà xuất bản.
Tương tự như các nhà xuất bản khác, Nhà xuất bản Công an nhân dân
cũng có nhiều loại kế hoạch đề tài: Kế hoạch đề tài dài hạn cho 5 -10 năm, kế
hoạch đề tài hàng năm, kế hoạch đề tài đột xuất,…với những mảng đề tài
khác nhau, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nhà xuất bản.
Với 3 mảng sách chính và với số lượng đầu sách ngày càng tăng như
hiện nay, có thể khẳng định Nhà xuất bản Công an nhân dân đã chú trọng thực
hiện tốt công tác kế hoạch đề tài.
Trước tiên là phải dựa trên chức, năng nhiệm vụ của nhà xuất bản.
Chính vì điều này, trong suốt những năm qua từ khi thành lập cho đến nay,
Nhà xuất bản Công an nhân dân - Nhà xuất bản trực thuộc Bộ Công an, luôn
xác định nhiệm vụ chính trị của mình là xuất bản “sách nghiệp vụ, sách lý
luận, chính trị, sách văn học phản ánh tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Bác
Hồ về lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng người chiến
sĩ công an và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” (Nhiều tác giả,
Những kỷ niệm sâu sắc về Nhà xuất bản Công an nhân dân, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, 2006, Hà Nội, tr.23) do đó các kế hoạch đề tài cũng được
xây dựng dựa trên nhiệm vụ này.
Với số lượng đầu sách văn học tư liệu ngày càng tăng như hiện nay, có
thể khẳng định Nhà xuất bản Công an nhân dân đã chú trọng và thực hiện tốt
công tác kế hoạch đề tài. Có thể kể đến một số kế hoạch đề tài của Nhà xuất
bản như: Kế hoạch dài hạn: Nhà xuất bản Công an nhân dân tham mưu với
lãnh đạo Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam ba lần phối hợp tổ chức cuộc

22


thi viết tiểu thuyết, truyện, ký về đề tài “vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc
sống” và được lãnh đạo giao nhiệm vụ là cơ quan thường trực của cuộc thi.

Trong cuộc vận động lần thứ nhất (1999 - 2002), ban tổ chức đã nhận được
127 tác phẩm dự thi, trong đó có 60 tác phẩm được xuất bản. Cuộc vận động
lần thứ hai (2007 - 2010) đã có 146 tác phẩm tham gia cuộc thi và có 60 tác
phẩm được xuất bản. Cuộc vận động lần thứ ba (2012 - 2015), đến năm 2014
đã có 40 tác phẩm gửi tham gia cuộc thi, có 10 tác phẩm đã được in. Có thể
kể đến một số tác phẩm tiêu biểu đã được in đó là: “Đơn tuyến” của Phạm
Quang Đẩu, “Hoa Bay” của Chu Thanh Hương, “Vòng Xoáy” của Hữu Ước,
“Đêm yên tĩnh” của Hữu Mai,…
Từ những cuộc vận động như trên, nhà xuất bản đã và đang phát triển
mảng đề tài văn học tư liệu có tính đặc thù này và dần tạo nên thương hiệu
trong lòng độc giả. Không chỉ có vậy, Nhà xuất bản Công an nhân dân còn
xây dựng kế hoạch mua một số đầu sách bản quyền văn học tư liệu có chất
lượng của nước ngoài để dịch đáp ứng nhu cầu bạn đọc.
`Tại Nhà xuất bản Công an nhân dân bản thảo đến từ ba nguồn chính:
Biên tập viên Tổ chức đề tài; Khai thác sách trong nước và trên thị trường nội
địa; Tác giả tự gửi đến.
Với 3 bản thảo: “Không thể mồ côi” - Minh Vân, “Đơn tuyến” - Phạm
Quang Đẩu, “Phát hiện và Khám phá” - Đặng Vương Hưng thì có bản thảo
không nằm trong kế hoạch xuất bản nhưng cũng có bản thảo nằm trong kế
hoạch xuất bản của nhà xuất bản.
Ba bản thảo trên đều thuộc loại hình bản thảo văn học tư liệu. Biên tập
viên đánh giá đề tài bản thảo phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng,
nhiệm vụ của Nhà xuất bản Công an nhân dân. Đề tài bản thảo mang tính
sáng tạo, phục vụ nhu cầu tiếp nhận tác phẩm văn học tư liệu của thị trường
sách Việt Nam thời gian gần đây.

23


Quy chiếu với tiêu chuẩn thẩm định của nhà xuất bản Công an nhân

dân, biên tập viên kết luận 3 bản thảo trên: (i) Phù hợp với quy định và pháp
luật Việt Nam về văn hóa; (ii) Phù hợp với đối tượng phục vụ của nhà xuất
bản; (iii) Văn phong, ngôn ngữ, chi tiết được sử dụng phù hợp với người Việt
Nam; (iv) Hình thức thể hiện sáng tạo, câu chuyện đặc sắc, có giá trị nhân
văn, giáo dục tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc; (v) Tâm huyết của tác giả
được đánh giá cao.
* Với bản thảo “Không thể mồ côi” - Minh Vân
Đây là bản thảo do tác giả tự gửi đến nhà xuất bản. Sau khi quy chiếu
với tiêu chuẩn đánh giá bản thảo của nhà xuất bản, biên tập viên đã viết văn
bản xin ý kiến chỉ đạo của giám đốc về việc xuất bản cuốn sách. Sau khi đọc
thẩm định lại, giám đốc đã ký quyết định cho xuất bản hai bản thảo đó.
* Với bản thảo “Đơn tuyến” – Phạm Quang Đẩu
Là bản thảo do biên tập viên của nhà xuất bản đặt hàng với tác giả.
Chính vì vậy, đây là bản thảo phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản.
* Với bản thảo “Phát hiện và Khám phá” - Đặng Vương Hưng
Đây là bản thảo thuộc kế hoạch xuất bản của nhà xuất bản. Bản thảo là
tập hợp những tác phẩm nhằm góp thêm tiếng nói để tuyên truyền cho Cuộc
vận động mang ý nghĩa lịch sử Công an nhân dân (2012 - 2015).
Chính vì vậy, công tác kế hoạch đề tài luôn được Nhà xuất bản Công an
nhân dân chú trọng và bước đầu thực hiện tốt.
2.1.1.2. Công tác cộng tác viên
Trong lĩnh vực xuất bản, cộng tác viên là khái niệm chỉ những người có
quan hệ cộng tác với nhà xuất bản để làm ra sách, tuyên truyền và phát huy
tác dụng của sách. Cộng tác viên là khâu then chốt trong hoạt động xuất bản,
góp phần quyết định tới việc làm ra bản thảo, xuất bản, đưa sách đến đúng đối
tượng bạn đọc.

24



Hoạt động xuất bản có bao nhiêu khâu thì có bấy nhiêu loại cộng tác
viên. Cộng tác viên có nhiều loại, có thể là những người gợi ý, phát hiện đề
tài; những tác giả, soạn giả, dịch giả; cộng tác viên gia công bản thảo; cộng
tác viên nhận xét, thẩm định bản thảo; cộng tác viên hiệu đính (sách dịch);
cộng tác viên thiết kế mỹ thuật; phê bình, giới thiệu sách,…trong đó cộng tác
viên tác giả là đội ngũ chủ yếu và quan trọng nhất. Trong phạm vi đề tài khóa
luận, chúng tôi tập trung chủ yếu tìm hiểu về đội ngũ cộng tác viên tác giả.
Cộng tác viên tác giả chính là đội ngũ trực tiếp làm ra bản thảo, tạo nguồn đầu
vào và góp phần quyết định cho sự phát triển của nhà xuất bản. Do đó, công
tác cộng tác viên là một trong những khâu quan trọng để tạo ra lực lượng chủ
lực thực hiện tôn chỉ mục đích của nhà xuất bản, quyết định việc hoàn thành
thắng lợi những kế hoạch đã đặt ra, là tiền đề để có được những bản thảo tốt,
để công tác xuất bản đạt chất lượng cao. Với mỗi thể loại sách, cộng tác viên
lại có những đặc trưng riêng vì vậy biên tập viên cần hiểu rõ những khác biệt
ấy để có thể làm tốt công tác này.
Với cộng tác viên sách văn học, để có được một tác phẩm văn học ra
đời, đặc biệt là một công trình tiểu thuyết đồ sộ thì sự khích lệ kịp thời của
các biên tập viên sẽ là một nguồn động lực lớn để tác giả có thể hoàn thành và
nâng cao chất lượng tác phẩm. Ngoài ra, quan tâm chăm sóc cộng tác viên
cũng thể hiện ở việc tạo cho họ đề tài mới để sáng tác. Các nhà xuất bản nên
thường xuyên tổ chức những đợt công tác, những chuyến đi thực tế dài ngày
để các nhà văn có thêm nhiều đề tài mới. Nguồn sống phong phú sẽ tạo cảm
hứng mới để các nhà văn sáng tác và các cuộc thi sáng tác văn học cũng đạt
được nhiều hiệu quả. Mô hình này cần được mở rộng hơn.
Nhà xuất bản Công an nhân dân, với mảng sách văn học tư liệu, công
tác cộng tác viên luôn được tiến hành thường xuyên, liên tục và nhìn vào đội
ngũ những cộng tác viên của mảng sách này có thể thấy công tác này đã đạt
được những thành công lớn. Cộng tác viên hầu hết đều là những người có

25



×