Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

BÁO cáo THỰC tập LIÊN HIỆP các hội KHOA học và kĩ THUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 80 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tập nghề nghiệp là học phần bắt buộc đối với sinh viên chuyên
ngành Quan hệ công chúng và Quảng cáo. Thực tập nghề nghiệp giúp sinh
viên có kiến thức và kinh nghiệm về công việc thực tế, giúp sinh viên mở
rộng mối quan hệ với những người làm nghề Quan hệ công chúng và Quảng
cáo. Từ đó, sinh viên hình thành thái độ đúng đắn với công việc trong tương
lai đồng thời giúp sinh viên tìm được công việc đúng ngành nghề Quan hệ
công chúng và Quảng cáo sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo bắt đầu thời gian
thực tập từ ngày 12/01/2015 đến ngày 24/04/2015. Thời gian thực tập là cơ
hội để sinh viên có thể áp dụng những lý thuyết đã học trên lớp vào thực tế
công việc đồng thời trải nghiệm công việc và học hỏi thêm những điều mới
chưa được học trên lớp.
Đối với riêng bản thân em, sau kì thực tập này đã giúp em học hỏi
được rất nhiều điều từ công việc, các mối quan hệ, cách ứng xử… Điều đó
thực sự đã cho em những trải nghiệm vô cùng quý giá, giúp em trưởng thành
hơn trong cả hành động lẫn suy nghĩ. Toàn bộ quá trình thực tập em xin phép
được ghi lại đầy đủ trong bản báo cáo dưới đây.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Quan hệ công chúng và
Quảng cáo đã tạo điều kiện để sinh viên năm cuối chúng em có cơ hội trải
nghiệm nghề nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến đơn vị thực tập của em
Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi khí hậu đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quá trình thực tập để em có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này.

1


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KĨ

I.


THUẬT VIỆT NAM

1.

Giới thiệu chung
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt
Nam) được thành lập theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
Ngày đầu thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam chỉ có 15 hội thành viên,
hiện nay con số đó đã lên đến 134 trong đó có 74 hội ngành toàn quốc và 60
liên hiệp hội địa phương. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt
Nam còn có hơn 500 đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào
tạo được thành lập theo Nghị định 81; 192 tờ báo, tạp chí, bản tin, đặc san,
trang tin, báo điện tử.

2


Các hội thành viên hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế của hội mình,
có quyền tự chủ, tự quản rộng rãi trong mọi hoạt động, nhưng phải tôn trọng
điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Hội
đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam.
2.

Lãnh đạo Liên hiệp Hội
Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp
Hội có nhiệm kỳ là 5 năm. Cho đến nay Liên hiệp Hội Việt Nam đã qua 6 kỳ
đại hội.


-

GS.VS Anh hùng Lao động Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa là Chủ tịch đầu tiên

-

của Liên hiệp Hội Việt Nam (1983-1988).
GS.TS Hà Học Trạc đã làm Chủ tịch Liên Hiệp hội Việt Nam trong khoá II và

-

khoá III (1988-1999).
GS.VS Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam các khóa IV

-

(1999-2004), khóa V (2004-2009).
PGS.TS Hồ Uy Liêm, Quyền Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa V (2008-

-

2010).
GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên Hội Việt Nam khóa VI (20102015)

3


3.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức


4


4.
a.
-

Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong nước, trí
thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài; điều hoà, phối

-

hợp hoạt động của các hội thành viên.
Làm đầu mối giữa các hội thành viên và các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề

-

chung trong hoạt động của Liệp hiệp Hội Việt Nam.
Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành viên,

b.
-

của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.
Nhiệm vụ
Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên.

Tham gia thực hiện xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và
đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm

-

nghèo.
Phát triển công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ.
Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước,

-

tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế.
Để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ nêu trên Liên hiệp Hội Việt Nam và
các hội thành viên tiếp tục củng cố tổ chức của mình, thường xuyên tổ chức
các hoạt động phổ biến kiến thức; nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thông tin; đào tạo; thành lập Quỹ

-

hỗ trợ sáng tạo kĩ thuật Việt Nam.
Song song với những hoạt động trên, Liên hiệp Hội Việt Nam cũng rất quan
tâm đến hoạt động phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo...

II.

GIỚI THIỆU TRUNG TÂM HỖ TRỢ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

5



Logo Trung tâm
1.

Thành lập
Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi Khí hậu là một tổ chức Phi chính
phủ (NGO) do một nhóm các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia về kinh
tế môi trường và đầu tư thành lập trong cơ cấu của Liên Hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) nhằm tham gia và phối kết hợp với các
đối tác trong và ngoài nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ
môi trường.
Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 1786.ĐL-LHH ngày
5/12/2008 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên Hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam căn cứ theo Luật Khoa học và Công nghệ, Thông
tư số 10/2005/TT-BKHCN của Bộ KHCN ngày 24/08/2005 và Qui chế số
1350/LHH ngày 21/11/2005 của Liên Hiệp hội Việt Nam. Giấy phép hoạt
động số A-792 do Bộ Khoa học Công nghệ cấp ngày 30/12/2008.
2. Nguồn nhân lực

6


Nguồn nhân lực

Số lượng thành viên
Người Việt Người nước
Tổng
ngoài

Toàn thời gian

Thực tập sinh
Tổng


5
7

3
3

8
10
18

Vài nét về Giám đốc
- Giám đốc Trung tâm: Ông Vũ Trung Kiên
- Ông Vũ Trung Kiên là một trong những người Việt Nam tiên phong
hoạt động về lĩnh vực Biến đổi Khí hậu và phát triển bền vững trong ba mảng:
Công cộng/cộng đồng, kinh doanh và vận động chính sách. Ông đã nghiên
cứu và làm việc tại Thái Lan, Đan Mạch, Nam Phi…
- Là một trong 15 người huấn luyện và giảng dạy về Biến đổi khí hậu
cho dự án "Biến đổi khí hậu xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân
sự" được tài trợ bởi Đại sứ quán Phần Lan trong giai đoạn 2009-2011.
- Tháng 8/2012, ông được lựa chọn tham gia vào khóa đào tạo của Al
Gore trong lĩnh vực truyền thông về Biến đổi khí hậu ở San Francisco do
chính Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore trực tiếp giảng dạy.
3. Sứ mệnh và tầm nhìn
a. Sứ mệnh
Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi khí hậu với hi vọng đóng góp tích
cực và hiệu quả vào sự nghiệp chống biến đổi khí hậu và chống suy thoái môi

trường ở Việt Nam.
b. Tầm nhìn
Mong muốn trở thành một tổ chức Phi chính phủ hoạt động hiệu quả
trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu. Trung tâm Hỗ trợ Ứng phó Biến đổi khí hậu
tư duy toàn cầu nhưng hoạt động vì địa phương, luôn mang đến những kinh
nghiệm, kiến thức mới nhất của thế giới đến Việt Nam với sự nỗ lực trong
việc làm giảm nhẹ và thích ứng với Biến đổi khí hậu.

7


4.

Chức năng, nhiệm vụ
- Thực hiện các dự án và chương trình nghiên cứu ứng dụng liên quan
đến chống biến đổi khí hậu và chống suy thoái môi trường
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm và giải pháp, công nghệ và các
thành tựu liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường để truyền thông, giáo
dục và nâng cao nhận thức cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng, và doanh
nghiệp về biến đổi khí hậu và môi trường.
- Hợp tác với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước
trong việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm, phù hợp với
pháp luật và chính sách của Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam.
5. Một số hoạt động đã triển khai
- Dự án “Giảm túi nilon trong hoạt động bán lẻ vì lợi ích của người tiêu
dùng, nhà bán lẻ, người lao động nghèo và môi trường” do Ford Foundations,
UNDP’s Global Compact Network in Vietnam, Habubank, Viexan đồng tài
trợ.
- Sự kiện “Ngày không túi nilon - The Nature Day” lần đầu tiên tại Việt
Nam và trên thế giới tổ chức vào 09/09/2009 tại Hội An với sự tài trợ của Dự

án Tăng cường Năng lực Lồng ghép Biến đổi Khí hậu trong Công tác lập kế
hoạch (UNDP – MPI), Đại sứ quán Phần Lan, và VIEXAN tài trợ.
- Sự kiện “Chuỗi Ngày Xanh” với chủ đề “Sống Xanh – Cho ngàn năm
Xanh mãi” (www.ngayxanh.net) vào tháng 10/2010 tuyên truyền cộng đồng
về môi trường. Sự kiện được tổ chức liên tục trong một tuần, là tâm điểm của
hoạt động môi trường trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Các
sự kiện chính được tổ chức tại Hà Nội, với những hoạt động hưởng ứng tại
TP.HCM, Đà Nẵng và Hội An, với sự tài trợ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên
quốc tế IUCN, Care International, Caritas, DED… Đây cũng là sự khởi đầu
của Trung tâm đưa Hoa hậu Ngọc Hân tham gia các hoạt động môi trường với
vai trò Đại sứ Sống Xanh.

8


- Chương trình hòa nhạc giao hưởng “The Earth Story”, thử nghiệm
hình thức truyền thông mới với sự phối hợp giữa giàn nhạc giao hưởng trẻ
Rhapsody Philharmonic trình diễn các tác phẩm cổ điển và bán cổ điển trên
nền các video, phim và hình ảnh về Trái Đất với tình trạng biến đổi khí hậu.
Chương trình được thực hiện vào tháng 11/2011.
- Tổ chức khóa tập huấn “Phương pháp truyền thông khí hậu của Al
Gore” cho các NGO và nhà báo Việt Nam, tháng 6/2013. Việc giới thiệu
phương pháp truyền thông của nhà hoạt động khí hậu hàng đầu thế giới – ông
Al Gore, giúp tăng cường nhận thức về vấn đề này tại Việt Nam. Khóa tập
huấn đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của học viên từ trên 30 tổ chức như
UNDP, BBC Media, ADB, World Bank, Đài truyền hình Việt Nam, Đài
truyền hình Hà Nội… và nhận được phản hồi tích cực của học viên.

9



III.
-

SẢN PHẨM THỰC TẬP
Chuẩn bị tài liệu đào tạo hàng tuần theo đăng ký qua sự hướng dẫn của anh
Giám đốc

Tài liệu về Email Marketing

Tài liệu về Truyền thông trên Facebook
-

Quản lý và cập nhật kênh truyền thông: Facebook, Youtube

10


Khảo sát nhỏ trên Fanpage

11


Hình ảnh nhằm tăng sự tương tác trên Fanpage

12


Bài dịch những lầm tưởng của con người về BĐKH


13


Dịch tài liệu nội dung những lầm tưởng của con người về BĐKH

14


Làm subtitle cho video trên Youtube của Trung tâm

Viết bài cho Website Trung tâm
-

Tham dự khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Thanh niên Toàn cầu Hành động vì
Trái đất (Actions for Earth - Global Youth Summit - GYS) do Quỹ
15


Hemispheres, tổ chức phi lợi nhuận của Singapore khởi xướng để thu thập
thông tin, viết bài về sự tham gia của Giám đốc với tư cách là ban giám khảo
của cuộc thi.

Buổi lễ khai mạc

16


Ban giám khảo đưa ra nhận xét về các đội

17



-

Tìm kiếm nguồn đăng bài lên Page, lập kế hoạch thời gian post bài.

18


-

Xây dựng lại Profile cho Trung tâm (bản word)

19


-

Chuẩn bị cho khóa tập huấn phương pháp truyền thông về Biến đổi khí hậu
của Al Gore

Cập nhật thông tin trên Fanpage

20


Lên danh sách những câu hỏi thường gặp

21



Thống kê danh sách những khách hàng tiềm năng để làm Telesale

Soạn nội dung quy trình tiếp cận khách hàng

22


Tổng hợp list danh sách để truyền thông

23


-

Thông cáo báo chí về việc đón tiếp bà Thị trưởng Wellington đến thăm Trung
tâm.

24


-

Xây dựng nội dung “Green Office” cho dự án với Deloitte

25


×