LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập tại trường Đại Học Công Nghệ Đông Á, nhờ sự tận tình
giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức và sự giúp đỡ của các thầy, cô, đặc biệt
là các thầy các cô trong bộ môn Kế Toán – Tài Chính em đã có được vốn kiến thức
về chuyên ngành của mình và hoàn thành đề tài một cách thuận lợi. Vì lý do đó, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô, mong các thầy, cô được nhiều sức
khỏe để tiếp tục công tác trồng người của mình.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Mường Chùm đã tạo điều kiện
cho em có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc, kế toán thực tế. Đặc biết là các
anh chị trong phòng Kế Toán – Tài Chính đã giúp đỡ em về mặt kiến thức để có thể
hoàn thành đề tài và chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ em làm quen với môi trường làm
việc.
Riêng cô Nguyễn Thị Dung, người đã tận tình hướng dẫn em trong quán trình
thực hiện đê tài, em xin chân thành cảm ơn và chúc cô tiến xa hơn trong sự nghiệp,
ngày càng tận tình với sinh viên của mình.
Tuy được sự giúp đỡ của nhiều phía, nhưng do thời gian thực tập và kiến thức
bản than có phần hạn chế, đề tài không tránh được sự thiếu sót. Em rất mong được
sự đóng góp ý kiến từ Qúy thầy, cô khoa Kinh tế - Tài chính, trường Đại Học Công
Nghệ Đông Á và các cô, chú, anh, chị trong UBND xã Mường Chùm đề em có thể
hoàn thiện đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn.
Ngày 31 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện
( Ký, ghi rõ họ tên )
Quàng Văn Thuyết
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Kế toán tiền lường và các khoản trích theo
lương trong UBND xã Mường Chùm” là một công trình nghiên cứu độc lập
không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà em đã nỗ
lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại UBND
xã. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ
ràng. Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Ngày 31 tháng 07 năm2018
Sinh viên thực hiện
( Ký, ghi rõ họ tên )
Quàng Văn Thuyết
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỠNG DẪN
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
MỤC LỤC
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
HCSN
Hành chính sự nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
QP-AN
Quốc phòng – An ninh
TTATXH
Trật trự an toàn xã hội
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
NN
Nhà nước
XDCB
Xây dựng cơ bản
HĐND
Hội đồng nhân dân
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Sơ đồ
Nội dung
Trang
1.1
Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương
7
1.2
Sơ đồ hạch toán các khoản phải trích theo lương
9
2.1
Sơ đồ bộ máy quản lý xã Mường Chùm
15
2.2
Bộ máy kế toán tập trung áp dụng tại xã Mường Chùm
18
2.3
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức máy vi tính
20
2.4
Trình tự ghi sổ
23
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Bảng
Nội dung
Trang
2.1
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
21
2.2
Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng
22
2.3
Hệ thống sổ sách sử dụng
22
2.4
Bảng chấm công
26
2.5
Bảng thanh toán tiền lương và phụ cấp
28
2.6
Bảng thanh toán phụ cấp thu hút và lâu năm
30
2.7
Mẫu lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm giấy lĩnh tiền mặt
31
2.8
Mẫu phiếu thu
32
2.9
Mẫu phiếu chi
33
2.10
Mẫu sổ chi ngân sách xã
34
2.11
Mẫu sổ cái
35
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đất nước ta đang trên đà phát triển hội nhập Quốc tế, khoa học kỹ
thuật có những bước chuyển biến rõ rệt, đời sống con người ngày càng đầy đủ hơn
và hoàn thiện hơn…
Để có thể đạt được những thành công đó thì con người đã đang và sẽ không ngừng
học tập, lao động để đáp ứng nhu cầu vật chất của bản thân và cũng là cống hiến
cho mục tiêu chung của xã hội.
Vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương có tầm qua trọng và ý nghĩa rất cao
đối với người lao động bởi tiền lương thu nhập chủ yếu của người lao động để đáp
ứng nhu cầu tồn tại và phát triển.
Ủy ban nhân dân xã Mường Chùm là một đơn vị hoạt động nhờ vào nguồn
Ngân sách Nhà nước. Việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên cũng là
ngân sách Nhà nước.
Mặc dù Nhà nước ta vẫn luôn có những chính sách thay đổi và nâng cao mức
lương tối thiểu cho công nhân viên, nhưng chế độ trả lương vẫn còn thấp vì nước ta
là một nước nông nghiệp đang trên đường phát triển nên Ngân sách còn hạn chế.
Vì vậy việc hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương đòi hỏi người kế toán cần phải thận trọng, tính đúng tính đủ và không được
sai sót theo quy định của Nhà nước, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cán
bộ cũng như ảnh hưởng đến nguồn tài chính Quốc gia.
Xuất phát từ những nhận thức trên của bản thân em đã lựa chọn chủ đề "Kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Ủy ban nhân dân xã Mường
Chùm" làm khóa luận tốt nghiệp. Ngoài lời mở đầu và kết luận thì báo cáo của em
gồm 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
đơn vị HCSN
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại UBND xã Mường Chùm.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại UBND xã Mường Chùm.
Em rất kính mong sự giúp đỡ và góp ý của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị
Dung và các thấy cô trong khoa Kế toán – Tài Chính và các anh chị trong phòng
kế toán của UBND xã Mường Chùm để em hoàn thiện báo cáo của mình một
cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI ĐƠN VỊ HCSN
1.1. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp
Các đơn vị hành chính sự nghệp được Nhà nước quyết định thành lập nhằm
thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một
hoạt động nào đó. Đặc điểm cơ bản của đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí
hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nhuồn kinh phí từ ngân
quỹ Nhà nước hoạc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp.
Xét trên góc độ tài chính có thể chia các đơn vị HCSN trong cùng một ngành
theo hệ thống đọc thành các đơn vị dự toán sau:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp
-
-
chính quyền giao, phân bổ ngân sách cho các đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán ngân sách
của cấp mình và cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm
quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến
kinh phí với cơ quan tài chính. Thuộc các đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở Trung
ương, các Sở tỉnh, Thành phố hoặc các phòng ở cấp huyện, quận.
Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị nhận dự toán của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự
toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III; tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết
toán ngân sách của cấp mình và của các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán
cấp II là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và trung gian thực hiện các
nhiệm vụ quản lý kinh phí, nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán
cấp III.
Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn, ngân sách của đơn vị dự toán
cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quyết
toán ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán cấp dưới nếu có. Đơn vị dự
toán cấp III là đơn vị trực tiếp chi tiêu kinh phí để đáp ứng nhu cầu hoạt động của
đơn vị, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hưỡng
dẫn của đơn vị dự toán cấp trên.
1.2. Những vấn đề chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1. Khái niệm và những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương
* Khái niệm:
"Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động
được sử dụng để bù đắp hao phí sức lao động của mình trong quá trình sản xuất
nhằm tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí của họ trong quá trình lao động."
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra họ
còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ
theo chế độ tài chính hiện hành.
* Những lý luận chung:
- Ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương là số thù lao phải trả cho người lao động theo số lượng và chất
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao
động của họ trong quá trình lao động.
Tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động,
kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động dến kết quả công việc của họ.
Nói cách khác thì tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp
thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT trong các trường hợp ốm
đau, thai sản, khám chữa bệnh.
Tiền lương, BHXH, BHYT là thu nhập chủ yếu của người lao động; đồng thời
tiền lương, BHXH, BHYT là yếu tố chi phí quan trọng. Không ngừng nâng cao tiền
lương thực tế của người lao động, cải thiện và nâng cao mức sống của người lao
động là vấn đề đang được Nhà nước cũng như các chủ doanh nghiệp quan tâm, bởi
vì đó chính là động lực quan trọng để nâng cao năng suất cũng như trách nhiệm của
người lao động.
- Nhiệm vụ của kế toán tiền lương là:
+ Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng lao động và kết quả
lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các
khoản liên quan khác cho người lao động.
+ Tính toán và phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý
chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên
quan, ngăn ngừa các hành vi vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương.
+ Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ đúng
phương pháp.
- Các hình thức tiền lương: Có 3 hình thức tiền lương đó là: tiền lương theo
thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán.
Vì là một đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước và không sản xuất kinh doanh
nên UBND xã Mường Chùm sử dụng hình thức tiền lương theo thời gian theo chế
độ quy định của Nhà nước.
Tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc của công nhân viên và được trả cố định
hàng tháng:
Theo hình thức này thì tiền lương phải trả được tính:
Lương phải trả = (lương tối thiểu theo QĐ của NN x hệ số lương) – BHXH
Ngoài tiền lương cán bộ công nhân viên còn được hưởng thêm các khoản phụ
cấp: phụ cấp công vụ, lâu năm, khu vực, thu hút, phân loại, kiêm nghiệm…các
khoản này hưởng theo quy định của nhà nước
- Qũy tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
Quỹ tiền lương là toàn bộ tiền lương mà Ngân sách Nhà nước trả cho tất cả
cán bộ thuộc quyền quản lý ở đây là quyền quản lý của UBND xã Mường Chùm.
Bên cạnh quỹ lương cán bộ xã còn được hưởng các quỹ khác như BHXH,
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BHYT, KPCĐ.
Quỹ BHXH: Hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ
lương cơ bản và các khỏa phụ cấp (chức vụ, khu vực) của cán bộ thực tế đã phát
sinh trong tháng. Theo quy định tỷ lệ trích BHXH thì cán bộ UBND xã đóng góp
8% trừ vào tiền lương. Quỹ BHXH được chi tiêu trong trường hợp người lao động
ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.
Quỹ BHYT: Người lao động mua BHYT 1 lần/năm được sử dụng để thanh
toán cả tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí…cho người lao động trong
thời gian ốm đau sinh đẻ…
Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc ngân sách Nhà nước cấp và trích từ
lương của cán bộ công nhân viên một phần là để nộp lên cơ quan công đoàn cấp
trên một phần để lại đơn vị để chi tiêu cho sinh hoạt công đoàn.
1.2.2. Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
* Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên
- Trước tiên thì kế toán xã lập bảng thanh toán tiền lương trong tháng trình chủ
tịch UBND ký duyệt sau đó viết lệnh chi ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt để kế toán
mang ra kho bạc nộp và rút tiền về nhập quỹ tiền mặt kế toán viết phiếu thu:
Nợ TK 111
Có TK 1121
- Sau đó thực hiện việc thanh toán lương cho công nhân viên bằng tiền mặt kế
toán viết phiếu chi:
Nợ TK 814
Có TK 111
- Chứng từ sử dụng:
+ Bảng chấm công
Mã số C01 - H
+ Bảng thanh toán lương
Mã số C02 - H
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Mã số C03 - H
+ Bảng thanh toán BHXH
Mã số C04 - H
+ Bảng thanh toán phụ cấp
Mã số C05 – H
- Tài khoản sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương như
sau:
TK 334: “phải trả viên chức”: dùng để phản ánh tình hình thanh toán với công
chức, viên chức trong đơn vị HCSN về tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả
theo chế độ nhà nước quy định.
Kết cấu:
* Bên nợ:
+ các khoản đã trả cho công chức, viên chức và đối tương khác.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Các khoản đã khấu trừ vào lương
* Bên có:
+ Tiền lương và các khoản phải trả cho công chức, viên chức và các đối tượng
khác trong đơn vị.
Dư có:
Các khoản còn phải trả công chức, viên chức cán bộ hợp đồng và đối tượng
khác trong đơn vị.
TK 334 có 2 TK cấp 2:
TK 3341: Phải trả viên chức nhà nước.
TK 3348: Phải trả các đối tượng khác.
TK 332 “Các khoản phải nộp theo lương”: phản ánh tình hình nộp và thanh
toán BHXH, BHYT của đơn vị.
Kết cấu:
* Bên nợ:
+ Số BHXH, BHYT đã nộp cho cơ quan quản lý.
+ Số BHXH đã thanh toán cho người đực hưởng.
* Bên có:
+ Trích BHXH, BHYT tính vào chi phí của đơn vị.
+ Số BHXH được cấp để chi trả cho công chức viên chức.
+ Số BHXH, BHYT mà công chức viên chức phải nộp được trừ vào lương.
+ Số tiền phạt do nộp chậm BHXH.
Dư có:
+ BHXH, BHYT còn phải nộp cho cơ quan quản lý.
+ Số BHXH được cấp nhưng chi chưa hết.
Dư nợ: phản ánh số BHXH đã chi chưa được cơ quan BHXH cấp bù
TK 332 có 2 TK cấp 2:
TK 3321: Bảo hiểm xã hội
TK 3322: Bảo hiểm y tế
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình
hạch toán như 111, 112, 138…
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, ghi chép,
tính toán để căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Cũng căn cứ
chứng từ gốc vào sổ chi tiết còn sổ cái thì căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào.
* Phương pháp hạch toán tiền lương:
- Nghiệp vụ 1: Tính tiền lương sinh hoạt phải trả cho cán bộ viên chức trong
kỳ.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
- Nghiệp vụ 2: Thanh toán tiền lương, tiền sinh hoạt phí cho các bộ viên chức
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Nghiệp vụ 3: các khoản tạm ứng bồi thường được khấu trừ vào lương.
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 312 – Tạm ứng
Có TK 3118 – Các khoản phải thu
- Nghiệp vụ 4: Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho viên chức
và các đối tượng khác.
+ Phản ánh số trích để thưởng
Nợ TK 431 – Quỹ cơ quan
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
+ Khoản chi thưởng cho viên chức và các đối tượng khác
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 3321, 3322 – Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 5: Số BHXH phải trả cho viên chức tại đơn vị theo chế độ quy
định.
Nợ TK 3321 – Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
- Nghiệp vụ 6: Đối với đơn vị trả trợ cấp cho các đối tượng chính sách.
+ Khi chi trả
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111 – Tiền mặt
+ Cuối kỳ, chi trả xong kết chuyển số chi thực tế vào chi hoạt động.
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
* Sơ đồ hạch toán tổng hợn tiền lương
TK 661
TK 3341
TK
TK 661,662
Lương và phụ cấp phải trả VC
ghi chi thường xuyên
111
Thanh toán lương, PC,
tiền thưởng và các
khoản khác
TK 431
TK 331, 312, 332
332
Khấu trừ lương, các Tiền
khoản phải thu, tạm quỹ
ứng, BHXH, BHYT cơ
quan phải trả cho VC
TK
BHXH phải trả
Trích BHXH,
Rút hạn VC
mứctheo
kinhquy
phí chiBHYT, KPCĐ
định
vào chi phí
Rút hạn mức kinh phí nộp các quỹ phảu nộp
theo lương
TK 111
Xuất quỹ nộp BHXH,
BHYT
Quyết toán kinh phí đã sử dụng
Sơ đồ 1.1: Hạch toán tổng hợp tiền lương
* Quy trình hạch toán các khoản trích theo lương
- Nghiệp vụ 1: Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào các khoản
chi.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Nợ TK 662 – Chi dự án
Có TK 3321, 3322, 3323 – Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 2: Tính số BHXH, BHYT của công chức, viên chức phải nộp trừ
vào tiền lương tháng.
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 3321, 3322 – Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 3: Khi đơn vị chuyển nộp BHXH, KPCĐ hoặc mua thẻ BHYT.
Nợ TK 3321, 3322, 3323 – Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động
- Nghiệp vụ 4: Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho đơn vị để chi trả
cho các đối tượng hưởng BHXH.
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3321 – Bảo hiểm xã hội
- Nghiệp vụ 5: Khi nhận được số tiền phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp,
kế toán ghi:
Nợ TK 3318 – Các khoản phải thu
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 3321 – BHXH
- Nghiệp vụ 6: BHXH phải trả cho công chức, viên chức theo chế độ quy định.
Nợ TK 3321 – BHXH
Có TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
- Nghiệp vụ 7: Khi trả BHXH cho viên chức tại đơn vị
Nợ TK 334 – Phải trả công chức, viên chức
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
- Nghiệp vụ 8: Trường hợp tiếp nhận KPCĐ do cơ quan cấp trên cấp.
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3323 – KPCĐ
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Nghiệp vụ 9: Khi chi tiêu KPCĐ cho các hoạt động công đoàn tại đơn vị.
Nợ TK 3323 – KPCĐ
Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
* Sơ đồ hạch toán các khoản phải trích theo lương
TK 111, 112
TK 332
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 661, 662
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
vào chi phí
TK 461, 462
TK 334
Rút hạn mức kinh phí nộp
BHXH, KPCĐ, hoặc mua
BHYT
BHXH, BHYT khấu trừ vào
lương
TK 111, 112
Trợ cấp
BHXH,
KPCĐ
Hoặc được
thanh toán
BHYT
Thanh toán trợ
cấp, BHXH
bằng tiền
BHXH phải trả theo chế độ quy định đã chi trả
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán các khoản phải trích theo lương
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến kế toán tiền lương
* Quyết định về lương và các khoản trích theo lương
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động có tham gia bảo
hiểm xã hội (bắt buộc), hàng tháng phải trích nộp 2 khoản bảo hiểm cụ thể như sau:
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- BHXH người lao động đóng 8%,người sử dụng lao động đóng 17% (tổng
cộng 25% lương chính).
- BHYT người lao động đóng 1.5%,người sử dụng lao động đóng 3 %(tổng
cộng 4.5% lương chính).
- BH Thất nghiệp: 2%( người sử dụng lao động chịu 1%, người lao động chịu
1%)
-
Kinh phí công đoàn: 2% (tính vào chi phí và do người sử dụng lao động chịu
hết)
Như vậy hàng tháng người lao động và người sử dụng lao động phải trích nộp
cho cơ quan bảo hiểm xã hội 33.5% mức lương chính theo quy định của luật bảo
hiểm xã hội và luật lao động.
-
Quỹ công đoàn thì người hưởng lương hành chính sự nghiệp và khối doanh
nghiệp nhà nước không phải trích nộp hàng tháng, khối doanh nghiệp tư nhân thì
người lao động trích nộp tỷ lệ % tiền quỹ công đoàn tùy theo quy định của đơn vị sử
dụng lao động có sự thỏa thuận và đồng ý của ban chấp hành công đoàn của đơn vị
đó.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung nghiên cứu của lương và các khoản
trích theo lương tại đơn vị HCSN
Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài:
Chính sách quản lý về lương và các khoản trích theo lương cùng với những
quy định quản lý về lương của Nhà nước có tác động lớn nhất đối với kế toán tiền
lương của các đơn vị HCSN. Vì vậy mỗi khi có chính sách thay đổi về mức lương,
mức đóng góp… thì cũng ảnh hưởng lớn đến kế toán tiền lương của các đơn vị
HCSN.
Ảnh hưởng của nhân tố bên trong :
Các chính sách, quy định liên tục thay đổi nên việc áp dụng làm sao cho đúng
và dựa theo tình hình hoạt động cụ thể của đơn vị cũng ảnh hưởng đến kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị HCSN.
1.5. Các văn bản có liên quan
- Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 quy định mức lương cơ sở đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định tại điều 1,
điều 2 và điều 3 của nghị định này. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2013.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức,
viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là
người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này bao gồm:
1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và
Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công
chức năm 2008;
3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên
chức năm 2010;
4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Nghị định số
68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp
đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
5. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp
công lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh
phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP
ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý
hội;
7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công
nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt
Nam;
8. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn;
công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
9. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
10. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Điều 3. Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ
khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị
định này;
b) Tính mức hoạt động phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.
3. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước,
chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 2/12/2010 của Chính phủ quy định về
chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực
lượng vũ trang công tác ở vùng có điệu kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Được quy định tại điều 1, 2, 3, 4, 5 của nghị định này, nghị định có hiệu lực từ ngày
01 tháng 03 năm 2011.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Nghị định này quy định về phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, một
số trợ cấp và thanh toán tiền tàu xe đối với cán bộ, công chức, viên chức và người
hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân)
công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1
Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc
biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang
quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao
động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;
2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và
người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã
không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính
sách quy định tại Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người
đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang
thuộc đối tượng áp dụng của chính sách quy định tại Nghị định này, đồng thời thuộc
đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp
luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.
Điều 4. Phụ cấp thu hút
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút
bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc
hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính
hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì
được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính
hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng
tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau:
1. Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời
gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5
năm đến dưới 10 năm;
2. Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời
gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10
năm đến dưới 15 năm;
3. Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời
gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15
năm trở lên.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MƯỜNG
CHÙM
2.1. Giới thiệu chung về UBND xã Mường Chùm
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Xã Mường Chùm nằm phía tâu nam huyện Mường La, phía Bắc giáp xã
Mường Bú, Tạ Bú, huyện Mường la; phía Nam giáp xã Chiềng Chăn, huyện
Mai Sơn; phía Đông giáp xã Chiêng Hoa huyện Mường La và phia Tây giáp
xã Chiêng Sung huyện Mai Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.740 ha.
Về giao thông, xã có tuyến đường 110 đi qua với chiều dài 12km. Các
trục đường liên bản đều được kết nối với đường 110 tạo ra mạng lưới giao
thong đường bộ lien hoàn, đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân được thuận
lợi.
Nằm trong vùng đất khá mầu mỡ, giao thong thận tiện nên từ ngày đầu
mới thành lập, mảnh đất Mường Chùm đã thu hút cư dân đến lập nghiệp ngày
một nhiều. Hiện nay, Mường Chùm có 27 bản, với 3 dân tộc chính cùng cư
trú, bao gồm dân tộc Thái, dân tộc Mông và dân tộc Kinh.
Mường Chùm là vùng đất giầu truyền thống đoàn kết, cách mạng. Trải
qua các thời kỳ phát triển, nhân dân Mường Chùm dưới sự đánh đạo của
Đảng đã cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp nối truyền thống anh
hung, góp phân cùng với cả nước hoành thành công công cuộc cách mạng dân
tộc, dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Trong thời kỳ thực hiện chủ trương
đổi mới, xã Mường Chùm tiếp tục giành được những thành tựu quan trọng
trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đáp
ứng ngày càng tất hơn những yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý xã Mường Chùm
Đảng ủy, HĐND
UBND
CHỦ TỊCH UBND
PHÓ CHỦ TỊCH UBND
Quân
sự
công
an
Văn
hóa xã
hội
Địa
chính
Tư
pháp
hộ tịch
Văn
phòng
thống
kê
Tài
chính –
Kế toán
Giao
thông,
xây
dựng
Xóm, nhân dân
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý xã Mường Chùm
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh
- Chủ tịch HĐND: Triệu tập, chủ tọa các kỳ họp của HĐND, phối hợp với
UBND trong việc chuẩn bị kỳ họp HĐND, chủ trì trong việc tham gia xây dựng
nghị quyết của HĐND.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Phó chủ tịch HĐND: Căn cứ nhiệm vụ của chủ tịch HĐND tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ do chủ tịch HĐND phân công cụ thể và thay mặt chủ tịch HĐND giải
quyết công việc khi chủ tịch HĐND vắng mặt.
Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND là cán bộ chuyên trách của HĐND xã, chịu
trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã,
đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn.
- Chủ tịch UBND: Lãnh đạo phân công công tác của UBND, các thành viên
UBND, công tác chuyên môn thuộc UBND xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện một số
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Phó chủ tịch UBND: Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối
công việc (Khối kinh tế - tài chính, khối văn hóa – xã hội…) của UBND do chủ tịch
UBND phân công và những công việc do chủ tịch UBND ủy nhiệm khi vắng mặt.
- Quân sự - công an
+ Quân sự: Là bộ phận chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, quân sự an ninh, xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên đảm bảo an
ninh trong toàn địa bàn.
+ Công an: Là bộ phận quản lý tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phối hợp
với các cơ quan đoàn thể tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh trật
tự cho nhân dân. Đồng thời tham mưu đề xuất với các cấp ủy Đảng, đảm bảo an
ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Văn hóa – xã hội: Giúp UBND xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục
về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế
chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch,
báo cáo thông tin về dư luận quần chúng và tình hình văn hóa ở địa phương lên chủ
tịch UBND xã.Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa
bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sách thương binh xã hội. Giúp
UBND xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hóa, văn nghệ thông tin
tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động thương binh xã hội ở xã.
- Địa chính: Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê
toàn bộ đất của xã. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và
mẫu quy định, bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính, bản
đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch – kế hoạch
sử dụng đạt đai tại trụ sở UBND xã, các mốc địa giới…
- Tư pháp – hộ tịch: Giúp UBND xã soạn thảo ban hành các văn bản quản lý
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
theo quy định của pháp luật, pháp lệnh theo kế hoạch UBND cấp phường và hướng
dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên, giúp UBND xã phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhân dân xã. Thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp
luật.
- Văn phòng thống kê: Giúp UBND xã xây dựng chương trình công tác, lịch
làm việc và theo dõi việc thực hiện trương trình, lịch làm việc đó, tổng hợp báo cáo
tình hình kinh tế xã hội, tham mưu giúp UBND trong chỉ đạo thực hiện. Nhận và trả
kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân
theo cơ chế “một cửa”.
- Kế toán – tài chính: Xây dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt, giúp UBND trong việc tổ chức thực hiện dự đoán thu chi ngân
sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã; thực hiện
quản lý các dự án đầu tư XDCB, tài sản công tại phường, tham mưu cho UBND
trong khai thác nguồn thu, thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy
định của pháp luật; thực hiện chuẩn chi, thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền
mặt và giao dịch đối với kho bạc Nhà nước về xuất nhập quỹ, báo cáo tài chính,
ngân sách đúng quy định.
- Giao thông – xây dựng: Tham mưu cho UBND quản lý công tác xây dựng,
giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương, các
công trình thủy lợi, giao thông cầu cống…
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán UBND xã Mường Chùm
Nhằm đảm bảo cho quá trình kế toán được gon nhẹ mà vẫn đúng với quy
định của bộ tài chính ban hành, xã Mường Chùm áp dụng hình thức tổ chức bộ máy
kế toán tập trung.
Xã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung vì hình thức này phù
hợp với đơn vị kế toán tại xã có ít các nghiệp vụ phát sinh, số lượng các chứng từ ít
nên cần ít nhân viên kế toán, tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm
bảo chặt chẽ chính xác cung cấp thông tinh kịp thời cho chuyên môn công tác kế
toán đảm bảo đúng luật ngân sách Nhà nước và đáp ứng yêu cầu thực trạng của xã.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
* Sơ đồ bộ máy kế toán
CHỦ TỊCH
(CHỦ TÀI KHOẢN)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỸ
(KIÊM THỦ KHO)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tập trung áp dụng tại UBND xã Mường Chùm
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh
* Chủ tịch UBND:
- Lãnh đạo phân công công tác của UBND, các thành viên UBND, công tác
chuyên môn thuộc UBND xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật.
- Có trách nhiệm ký duyệt các chứng từ văn bản quan trọng và phải chịu trách
nhiệm cho quyết định của mình
- Chịu trách nhiệm trước cấp trên
* Kế toán trưởng:
- Chức năng:
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán phù hợp với điều kiện hoạt động, yêu
cầu về trình độ quản lý của xã.
+ Tổ chức việc lập dự toán và chấp hành dự toán thu chi, chấp hành các định
mức tiêu chuẩn của Nhà nước tại xã.
+ Thực hiện bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kế toán
lưu trữ theo quy định.
+ Thực hiện hướng dẫn các chính sách chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà
nước trong xã phường, phân tích đánh giá tình hình thu chi ngân sách.
- Trách nhiệm:
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính xã.
+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật kế toán, tổ
chức việc lập dự toán và thực hiện dự toán thu chi ngân sách xã.
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Lập báo cáo tài chính
- Quyền hạn:
+ Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
+ Yêu cầu các bộ phận, các cá nhân có liên quan trong xã cung cấp đầy đủ kịp
thời các tài liệu liên quan đến công việc kế toán của xã và giám sát hoạt động tài
chính xã.
+ Bảo lưu ý kiến bằng văn bản khi có ý kiến khác với người ra quyết định.
+ Chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách xã và các
hợp đồng về mua bán vật tư, tài sản giao thầu xây dựng, giao khoán giữa xã với
người xây dựng và các cá nhân khác trong và ngoài xã. Mọi chứng từ về thu chi
tiền, xuất nhập hoặc chuyển giao tài sản ngoài chữ ký của chủ tịch UBND xã hoặc
người được ủy quyền phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế
toán.
+ Báo cáo bằng văn bản cho chủ tịch UBND xã khi phát hiện các hành vi vi
phạm pháp luật về tài chính xã.
+ Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với chủ tịch UBND
xã và chủ tịch UBND Huyện hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không phải
chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
+ Từ chối không ký, duyệt những chứng từ, tài liệu khác nếu xét thấy không
phù hợp hoặc vi phạm các chế độ tài chính hiện hành.
* Thủ quỹ(kiêm thủ kho):
- Làm nhiệm vụ nhập xuất tiền mặt khi có phiếu thu phiếu chi kèm theo chữ kí
của chủ tịch UBND
- Ký duyệt các hóa đơn chứng từ có liên quan đến hoạt động sử dụng tiền mặt
tại quỹ.
- Chịu trách nhiệm sổ kế toán tiền mặt đối chiếu ghi chép hàng ngày, liên tục
theo trình tự phát sinh các khoản thu, khoản chi quỹ tiên mặt theo trình tự thời gian.
- Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê toàn bộ quỹ tiền mặt, đối chiếu với số liệu
giữa sổ quỹ tiền mặt với sổ kế toán tiền mặt biện pháp xử lí khi có chênh lệch xảy
ra.
2.1.4. Chế độ kế toán áp dụng tại UBND xã Mường Chùm
Hiện nay chế độ kế toán tại UBND xã Mường Chùm áp dụng theo Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành. Trong quyết định ghi rõ hệ thống
chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống số kế toán và hình thức kế
toán, hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN
2.1.4.1. Hình thức ghi sổ kế toán
SV: QUÀNG VĂN THUYẾT
25