Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của Toà án nhân dân ở tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.75 KB, 104 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, trẻ em
hôm nay thế giới ngày mai; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách
nhiệm của toàn xã hội và của mỗi gia đình.
Chính sách nhất quán coi trẻ em là lớp công dân đặc biệt mà Đảng, Nhà
nước và toàn dân phải chăm sóc, dành cho những ưu tiên, tạo môi trường
thuận lợi, trong lành để các em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ,
đạo đức đã được thực hiện ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời.
Được sự quan tâm của Đảng và toàn thể xã hội, đa phần thanh thiếu
niên được tu dưỡng, rèn luyện, học tập và phát triển đầy đủ về thể chất, trí tuệ,
đạo đức…Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên không có ý thức tu
dưỡng, rèn luyện, sống buông thả, đua đòi dẫn đến việc thực hiện những hành
vi lệnh lạc, vi phạm pháp luật. Đặc biệt là tội phạm do người chưa thành niên
(NCTN) gây ra đang là những vấn đề nhức nhối, để lại nhiều hệ luỵ tiêu cực
cho xã hội.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Song do ảnh hưởng
từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, do những luồng tư tưởng văn hoá độc
hại xâm nhập thông qua hội nhập đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống
của không ít người, trong đó có một bộ phận đáng kể là NCTN. Trong những
năm gần đây tình trạng NCTN phạm tội đang có chiều hướng gia tăng, tội
phạm gây ra ngày càng mang tính phức tạp và nghiêm trọng. Toàn xã hội
đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn tình trạng NCTN
phạm tội đang gia tăng, trong đó hoạt động áp dụng pháp luật (ADPL) của
Toà án nhân dân đối với NCTN phạm tội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vừa



2

đảm bảo tính pháp chế trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói
chung vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong quan hệ pháp
luật tố tụng hình sự.
Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, dân cư và diện tích đất tự
nhiên ít, điều kiện địa lý có cả đồng bằng và miền núi. Trong những năm vừa
qua hoà chung công cuộc đổi mới hội nhập phát triển của cả nước, tình hình
kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển tích
cực. Cửa khẩu quốc tế là Lao Bảo đã được thành lập, các khu thương mại,
cụm công nghiệp được hình thành. Khu vực kinh tế vừa và nhỏ khá phát triển,
tốc độ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, diện mạo xã hội có nhiều thay đổi
kể cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường đã
nảy sinh nhiều hành vi phạm tội mới, trong đó tội phạm do người chưa thành
niên phạm tội gây ra diễn biến phức tạp. Những hành vi trên không chỉ diễn ra
ở thành thị mà nó đã lan rộng ra địa bàn vùng sâu vùng xa. Số lượng người
chưa thành niên phạm tội năm sau cao hơn năm trước, tính chất mức độ hành
vi phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó hoạt động xét xử đối
với các tội phạm do người chưa thành niên gây ra còn bộc lộ những bất cập,
hạn chế. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc một số vụ án bị toà án cấp trên sửa,
quyền của người chưa thành niên phạm tội có lúc, có nơi chưa được tôn trọng
và bảo vệ, tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên
gây ra bị hạn chế.
Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến tội
phạm vị thành niên như về ADPL đối với NCTN phạm tội, về biện pháp
phòng ngừa NCTN phạm tội... song chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về ADPL trong xét xử hình sự đối với NCTN phạm tội ở
tỉnh Quảng Trị. Việc nghiên cứu công trình này nhằm tạo cơ sở lý luận và đưa
ra những giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động xét



3

xử đối với những vụ án NCTN phạm tội. Qua đó góp phần hạn chế, tiến tới
ngăn chặn tình trạng NCTN phạm tội một cách hiệu quả.
Với những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật
trong xét xử sơ thẩm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của Toà
án nhân dân ở tỉnh Quảng Trị” làm luận vãn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến NCTN phạm tội và ADPL
trong xét xử hình sự, xét xử NCTN phạm tội đã được một số nhà khoa học và
cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, công bố trong nhiều công trình khoa
học. Có một số luận án tiến sỹ, luận vãn thạc sỹ, một số giáo trình giảng dạy,
bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo đã nghiên cứu về vấn đề này.
Cụ thể có những công trình tiêu biểu sau đây:
- Một số sách chuyên khảo và luận án, luận văn đề cập đến ADPL nói
chung, ADPL của TAND trong xét xử hình sự đối với NCTN phạm tội:
+ GS.TSKH Đào Trí Úc trong “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp
luật” đã đi sâu phân tích về ADPL và hoạt động xét xử của TAND;
+ Luận án tiến sỹ luật học của Lê Xuân Thân về “Áp dụng pháp luật
trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, 2004;
+ Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật: “Cải cách tư pháp ở Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền” do TSKH Lê Cảm và TS
Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên;
+ Luận văn thạc sỹ luật học của Vũ Thị Thu Quyên về “Hoàn thiện
pháp luật bảo đảm quyền của NCTN phạm tội ở Việt Nam hiện nay”, 2003;
+ Dự án “Tăng cường năng lực hệ thống người chưa thành niên tại Việt
Nam” được ký kết giữa Viện nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp) và tổ chức cứu
trợ trẻ em Thuỵ Ðiển Radda Barnen;
+ Luận văn thạc sỹ luật học của Trần Văn Dũng về "Trách nhiệm hình

sự của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam" Năm 2003.


4

+ Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Văn Toàn về “Áp dụng pháp
luật trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của TAND ở tỉnh Tuyên
Quang”, 2012.
- Một số các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả:
+ Trần Văn Dũng: “Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa
thành niên phạm nhiều tội”, Tạp chí Luật học số 5/2000;
+ Nguyễn Tất Viễn: “Toà án người chưa thành niên”, Tạp chí Vì trẻ
thơ, số chuyên đề, năm 2000.
+ Dương Tuyết Miên: “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội”, Tạp chí Luật học số 4/2002;
+ Chương Minh Hạnh: “Phân loại tội phạm với việc quy định trách
nhiệm hình sự của người chưa thành niên”, Tạp chí kiểm sát số 8/2002;
+ Đặng Thanh Nga: “Khía cạnh tâm lý của tội phạm vị thành niên cần
+ Lê Cảm: “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình
sự”, Tạp chí kiểm sát số 2/2004;
+ Cao Thị Oanh: Hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự
của người chưa thành niên phạm tội; Tạp chí Luật học số 10/2007;
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống dưới góc độ lý luận chung vấn đề nhà nước và pháp luật về ADPL
trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của Toà án nhân dân nói chung và của
toà án nhân dân các cấp ở tỉnh Quảng Trị nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Những vấn đề lý luận về ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động

xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội nói riêng;
- Thực tiễn ADPL trong hoạt động xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội ở
tỉnh Quảng Trị.


5

- Nhng hn ch, bt cp v nguyờn nhõn phỏt sinh nhng hn ch, bt
cp ca vic ADPL trong hot ng xột x s thm NCTN phm ti.
- Nhng gii phỏp bo m ADPL trong hot ng xột x s thm
NCTN phm ti.
3.2. Phm vi nghiờn cu
Trờn c s lý lun v ADPL trong hot ng xột x, lun vn ch yu
i sõu nghiờn cu thc tin ADPL trong hot ng xột x s thm NCTN
phm ti ca ngnh TAND tnh Qung Tr t nm 2008 - 2012.
4. Mc ớch v nhim v ca lun vn
4.1. Mc ớch
Mc ớch nghiờn cu c s lý lun v ADPL trong xột x s thm i
vi NCTN phm ti; ỏnh giỏ thc trng v xut cỏc gii phỏp nhm m
bo ADPL ỳng n trong xột x s thm NCTN phm ti ca To ỏn nhõn
dõn tnh Qung Tr trong giai on hin nay.
4.2. Nhim v
- Phõn tớch c s lý lun v ADPL v ADPL trong hot ng xột x
NCTN phm ti ca TAND tnh Qung Tr nh xõy dng khỏi nim, nờu
lờn cỏc c im v lm rừ quy trỡnh ADPL trong xột x s thm i vi
NCTN phm ti.
- ỏnh giỏ nhng thnh tu v hn ch v ADPL trong hot ng xột
x s thm NCTN phm ti ca TAND.
- Nờu lờn nhng quan im v xut nhng gii phỏp cú tớnh kh thi
m bo ADPL trong hot ng xột x s thm NCTN phm ti ca To ỏn

nhõn dõn tnh Qung Tr trong giai on hin nay.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của
luận văn
- C s lý lun: Lun vn c nghiờn cu da trờn c s lý lun ca
ch ngha Mỏc - Lờnin, t tng H Chớ Minh v nh nc v phỏp lut, cỏc
quan im ca ng v Nh nc ta v tng cng phỏp ch trong u tranh
phũng chng ti phm, xõy dng nh nc phỏp quyn ca nhõn dõn, do nhõn


6

dõn, vỡ nhõn dõn. Nht l quan im ch o ca ng v ci cỏch t phỏp
trong ngh quyt s 08-NQ/TW, ngy 02/02/2002 v Ngh quyt s 49NQ/TW, ngy 02/6/2005 ca B Chớnh tr.
- Luận văn sử dụng các phơng pháp của triết học duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử mác xít, trong đó chú
trọng các phơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phơng pháp phân tích và tổng hợp, phơng pháp lịch sử cụ
thể; ngoài ra còn sử dụng phơng pháp của các bộ môn khoa
học khác nh phơng pháp thống kê.
6. Nhng úng gúp v khoa hc ca lun vn
- Lun vn lm sỏng t cỏc c im ca ADPL trong xột x s thm
hỡnh s i vi NCTN phm ti ca TAND tnh Qung Tr hin nay;
- ỏnh giỏ thc trng ADPL trong xột x s thm hỡnh s i vi
NCTN phm ti ca To ỏn nhõn dõn tnh Qung Tr trong thi gian qua, rỳt
ra u im, hn ch v nguyờn nhõn ca u im, hn ch;
- Lun chng cỏc gii phỏp nhm m bo ADPL trong trong xột x s
thm hỡnh s i vi NCTN phm ti ca To ỏn nhõn dõn tnh Qung Tr.
7. í ngha lý lun v thc tin ca lun vn
Kt qu nghiờn cu ca lun vn cú th s dng lm t liu tham kho
phc v yờu cu nõng cao cht lng ADPL trong hot ng xột x NCTN
phm ti ca TAND trong giai on hin nay. Bờn cnh ú, lun vn cú th

dựng lm ti liu tham kho cho vic ging dy v nghiờn cu mt s chuyờn
khỏc, trong vic ging dy, hc tp liờn quan n hot ng xột x núi
chung, xột x NCTN phm ti ca TAND tnh Qung Tr núi riờng.
Mt khỏc, ni dung ca lun vn cú th s dng nhm xõy dng k
nng ngh nghip, thao tỏc nghip v cho cỏn b lm cụng tỏc xột x trc
yờu cu ca cụng cuc ci cỏch t phỏp hin nay.
8. Kt cu ca lun vn


7

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ
SƠ THẨM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA TOÀ ÁN
NHÂN DÂN

1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm người
chưa thành niên phạm tội của Toà án nhân dân
* Khái niệm áp dụng pháp luật.
Về lý luận, theo chủ nghĩa Mác - Lênin: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là
tổng hợp các quy tắc xử sự chung, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và

toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục và dưới
những hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa.
Trong lịch sử, bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội Chiếm hữu nô lệ,
pháp luật ra đời cùng với nhà nước và giữ vai trò vị trí đặc biệt quan trọng
trong việc bảo vệ nhà nước, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Đối với kiểu nhà nước Xã hội chủ nghĩa pháp luật là phương tiện để thể chế
hoá đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được
triển khai thực hiện có hiệu quả; là công cụ để nhà nước quản lý mọi mặt đời
sống xã hội; đồng thời là phương tiện để nhân dân phát huy, thực hiện quyền
dân chủ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các
quan hệ pháp luật.
Pháp luật với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì
trật tự xã hội theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị. Trong mối quan hệ với


9

nhà nước, vai trò của pháp luật luôn gắn với việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nhà nước; phát huy được vai trò của nhà nước trong việc
thực hiện chức năng quản lý xã hội. Đối với nhà nước, pháp luật là thứ công
cụ để quản lý xã hội, điều chỉnh xã hội vận động theo những định hướng nhất
định. Tuy nhiên pháp luật cũng là sự ràng buộc đối với nhà nước, bởi pháp
luật có thể điều chỉnh chính, tác động đến chính chủ thể đã sinh ra nó (Nhà
nước). Bảo đảm cho bộ máy nhà nước được tổ chức, hoạt động trong khuôn
khổ quy định của pháp luật. Tránh sự tuỳ tiện trong việc thực hiện quyền lực
chính trị, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong xã hội có
giai cấp, pháp luật luôn vận động, phát triển theo sự vận động, phát triển của
nền kinh tế - xã hội; đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhất định tương ứng

với từng thời kỳ lịch sử nhất định mà không một phương tiện điều chỉnh nào
khác có thể thay thế được.
Tuy nhiên, vai trò của pháp luật chỉ có thể thực sự phát huy được hiệu
quả khi các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành được chính các chủ
thể là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi cá nhân, công dân nghiêm
chỉnh chấp hành.
Về mặt lý luận, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động của con
người có tổ chức, có chủ ý bao hàm những hành vi hợp pháp phù hợp với
những quy định, những yêu cầu của pháp luật. Thực hiện pháp luật là một
hiện tượng mang tính pháp lý được thực hiện thông qua hành vi của cá nhân
hoặc các hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội….
Có thể khái quát: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm
hiện thực hoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở
thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [43, tr.392].
Căn cứ vào tính chất, hoạt động thực hiện pháp luật gồm bốn hình thức
là: Tuân thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng


10

pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn xin đi sâu nghiên cứu về
hình thức áp dụng pháp luật.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về áp dụng pháp luật. Có quan
điểm cho rằng ADPL là khái niệm bao trùm trong đó có các hình thức thực
hiện pháp luật khác. Theo đó ADPL được thực hiện thông qua ba hình thức
thực hiện pháp luật còn lại là tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử
dụng pháp luật. Đa số các nhà khoa học pháp lý hiện nay có quan điểm:
ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được
thực hiện thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ
chức xã hội khi được nhà nước uỷ quyền, nhằm cá biệt hoá các QPPL vào giải

quyết các trường hợp cụ thể phát sinh trong thực tiễn đời sống. Nói cách khác:
ADPL là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các
chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn
cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể [43, tr.393]
Như vậy, ADPL là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong hoạt
động thực hiện quyền hành pháp và hoạt động thực hiện quyền tư pháp của
nhà nước. Đây là hình thức thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, là sự
đảm bảo của nhà nước cho các QPPL được thực hiện hiệu quả trong thực tiễn
đời sống xã hội.
- Các trường hợp cần ADPL:
Thứ nhất: Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi
phạm pháp luật. Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ.
Thứ hai: Khi áp dụng các biện pháp tác động nhà nước nhưng không
liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Ví dụ: việc áp dụng biện pháp cưỡng chế


11

để cách ly và chữa trị đối với người mắc bệnh truyền nhiễm để tránh lây lan
trong cộng đồng.
Thứ ba: Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức, cá nhân không
mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà
nước. Ví dụ: Quyết định tuyển dụng cán bộ công chức của thủ trưởng cơ quan
đơn vị làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cán bộ công chức
được tuyển dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ tư: Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Ví

dụ: Tranh chấp trong hợp đồng thuê nhà do không tự giải quyết được nên một
trong hai bên đã khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết.
Thứ năm: Khi nhà nước thấy cần phải kiểm tra, giám sát hoạt động của
các bên tham gia một số quan hệ pháp luật quan trọng hoặc nhà nước xác
nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.
Ví dụ: ADPL trong trường hợp công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân; xác nhận di chúc hợp pháp của
một người theo quy định [43, tr.395 - 396].
- Việc ADPL được thể hiện thông qua hình thức là Quyết định. Quyết
định ADPL có các đặc điểm sau:
+ Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được
trao quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước;
+ Có tính cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong
những trường hợp cụ thể;
+ Được ban hành trên cơ sở các QPPL cụ thể và cần phải phù hợp với
các quy phạm đó.
+ Được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định như: Lệnh,
quyết định, bản án…


12

+ Là yếu tố mang tính chất bổ sung cho những sự kiện pháp lý phức
tạp, thiếu nó nhiều QPPL cụ thể không thể thực hiện được. Ví dụ: để thiết lập
quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật thì ngoài việc thoả mãn các yếu
tố của sự kiện pháp lý như tuổi, năng lực hành vi, sự tự nguyện…quan trọng
nhất phải có quyết định công nhận cuộc hôn nhân đó là hợp pháp của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền [43, tr.402 - 403].
- Các giai đoạn của quá trình ADPL:
+ Phân tích đánh giá đúng, chính xác các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện

của sự việc thực tế xảy ra
Đây là giai đoạn đầu của quá trình áp dụng pháp luật. Yêu cầu của giai
đoạn này là: xác định đặc trưng pháp lý của vụ việc; xác định chủ thể có thẩm
quyền ADPL đối với trường hợp đó; nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy
đủ những tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc; tuân thủ các quy định
mang tính thủ tục gắn với mỗi loại việc [43, tr.405].
+ Lựa chọn QPPL phù hợp và phân tích làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa
của QPPL đối với trường hợp cần áp dụng
Trước hết phải xác định vụ việc cần giải quyết do ngành luật nào điều
chỉnh, sau đó lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc.
QPPL được lựa chọn phải là quy phạm đang có hiệu lực.
Tiếp theo, phải làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của QPPL được lựa
chọn đồng thời tìm hiểu chủ trương, chính sách của nhà nước ở thời điểm hiện
tại về vấn đề đó để áp dụng cho phù hợp [43, tr.406 - 407].
+ Ban hành quyết định ADPL
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình ADPL, ở giai đoạn này
các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của chủ thể pháp luật hoặc những biện
pháp, trách nhiệm pháp lý của đối tượng bị áp dụng pháp luật được ấn định.
Quyết định ADPL phải thoả mãn các yêu cầu như: Hợp pháp (Đúng
thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự thủ tục); có cơ sở pháp lý (Căn cứ


13

vào những quy định nào của pháp luật); có cơ sở thực tế (Trên cơ sở sự kiện,
nhu cầu hoặc những đòi hỏi thực tế có thật); đồng thời quyết định ADPL đó
phải có khả năng thực hiện được trong thực tế [43, tr.409].
+ Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình ADPL, trong đó các chủ thể
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định để bảo đảm thi hành

quyết định ADPL trên thực tế. Giai đoạn này cần thiết kết hợp các hoạt động
kiểm tra, giám sát để việc thực hiện quyết định ADPL được thực hiện nghiêm
chỉnh trong thực tiễn.
* Khái niệm người chưa thành niên phạm tội.
Theo Từ điển tiếng Việt thì khái niệm NCTN được định nghĩa như sau:
"Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực,
trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân". Theo
quy định tại Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990 thì "Trẻ em
có nghĩa là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó
có quy định tuổi thành niên sớm hơn". Bên cạnh Công ước về quyền trẻ em
thì Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật
đối với NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua
ngày 14.12.1992 cũng là một văn bản pháp luật quốc tế quan trọng đề cập đến
khái niệm "người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi" như là một sự kế
thừa của Công ước về Quyền trẻ em. Quy tắc Riát về phòng ngừa phạm pháp
ở NCTN được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14.12.1990 mặc dù không đưa
ra một cách cụ thể về khái niệm NCTN, song thông qua các quy định cũng
giúp chúng ta hiểu người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên,
do sự phát triển của từng quốc gia khác nhau, nên khái niệm NCTN ở các
quốc gia cũng khác nhau, bên cạnh việc đưa ra khái niệm này thì Công ước về
Quyền trẻ em vẫn còn những điều khoản để ngỏ cho các nước quy định về độ


14

tuổi cho NCTN, thậm chí ngay trong một quốc gia các văn bản pháp luật cũng
quy định không thống nhất về vấn đề này.
Ở Việt Nam, từ những kinh nghiệm được thừa nhận trong quá khứ, dựa
trên những thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại cũng như tiếp thu
các văn bản pháp luật quốc tế mà các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm về

NCTN, tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh của từng ngành luật, như sau: Điều
18 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là
người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên" và
Bộ luật lao động Việt Nam cũng quy định: "Người lao động chưa thành niên là
người dưới 18 tuổi". Như vậy, có thể thống nhất một quan điểm là người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi. Quan niệm này cũng hoàn toàn phù hợp với
Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngày 20.2.1990 mà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì NCTN là những người chưa đủ
18 tuổi, nhưng chỉ những NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mới phải chịu
TNHS về hành vi phạm tội, còn NCTN dưới 14 tuổi thì không phải chịu
TNHS. Trong đó, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải
chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm (Điều 12 BLHS).
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “người chưa thành niên
phạm tội là người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi” [39 , tr.86].
Giải thích này phù hợp với tuổi chịu TNHS được quy định trong BLHS. Căn
cứ Điều 12 của BLHS quy định về tuổi chịu TNHS và Điều 50 BLTTHS quy
định về bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử, thì có thể hiểu
bị cáo là NCTN là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi ở thời điểm bị Toà
án quyết định đưa ra xét xử.


15

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về NCTN phạm tội
như sau: Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, do hạn chế bởi các đặc
điểm về tâm sinh lý và đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi

nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
Từ khái niệm nêu trên, NCTN phạm tội có 6 dấu hiệu cơ bản sau:
- Từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi;
- Có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do hạn chế bởi các đặc
điểm về tâm sinh lý;
- Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Hành vi NCTN thực hiện là hành vi mà pháp luật hình sự cấm;
- Có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi đó;
- Bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.
* Khái niệm ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của
Toà án nhân dân.
Để đưa ra khái niệm ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm
tội, trước hết cần làm rõ khái niệm xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội là gì?
Xét xử đối với NCTN phạm tội là một cụm từ chung dùng để chỉ hoạt
động xét xử đối với một đối tượng cụ thể là NCTN. Theo từ điển Hán Việt thì
“xét xử” được hiểu theo nghĩa là xem xét và phán xử. Còn theo từ điển Luật học
thì xét xử được giải thích là “hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của
vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản
chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc” [1, tr.869]. Như vậy có
thể hiểu: Xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội là hoạt động lần đầu tiên Toà
án xem xét, đánh giá hành vi phạm tội do NCTN thực hiện bị Viện kiểm sát truy
tố, căn vào quy định của pháp luật để đưa ra một phán quyết tương ứng với bản
chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của hành vi”.


16

Khi nói đến xét xử là nói đến Toà án vì xét xử là hoạt động đặc trưng
nhất và cũng là chức năng, nhiệm vụ của Toà án. Các Hiến pháp 1959, 1980
và 1992 đã qui định rõ về chức năng xét xử của Toà án. Điều 127 Hiến pháp

1992 qui định: “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các
Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Tổ
chức TAND qui định về thẩm quyền, chức năng xét xử của Toà án. Xét xử
những vụ án hình sự là một chức năng quan trọng của Toà án, thông qua đó
Toà án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN và các quan hệ xã hội
được pháp luật hình sự bảo vệ.
Hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án là một khâu trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự. Pháp luật TTHS Việt Nam hiện nay xác định nguyên
tắc hai cấp xét xử: Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, trong đó xét xử sơ
thẩm là trọng tâm và có vai trò quan trọng trong hoạt động của Toà án. Theo
từ điển Luật học thì “Xét xử sơ thẩm là một từ Hán Việt, có nghĩa là lần đầu
tiên đưa vụ án ra xét xử tại một Toà án có thẩm quyền” [1, tr.870]. Về thẩm
quyền xét xử sơ thẩm, theo qui định của BLTTHS và Luật Tổ chức TAND thì
Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm là TAND cấp huyện, TAND cấp Tỉnh,
Toà án quân sự khu vực và Toà án quân sự cấp quân khu.
Xét xử sơ thẩm hình sự được hiểu là một giai đoạn tố tụng, bắt đầu từ
khi Toà án nhận hồ sơ vụ án hình sự cùng bản cáo trạng hay quyết định truy tố
do Viện kiểm sát chuyển đến và Toà án vào sổ thụ lý, cho đến khi ra bản án
hoặc quyết định hình sự sơ thẩm. Xét xử sơ thẩm hình sự của Toà án là một
giai đoạn độc lập trong TTHS. Giai đoạn này, hoạt động của Toà án đóng
vai trò chính và là trọng tâm. So với giai đoạn điều tra, truy tố, hoạt động
xét xử hình sự nói chung của Toà án nói chung có những đặc điểm riêng,
khác biệt với giai đoạn điều tra, truy tố. Đó là:


17

Thứ nhất, hoạt động xét xử hình sự của Toà án là hoạt động nhân danh
quyền lực nhà nước, Toà án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền lực tư

pháp và là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà
án nhân danh nhà nước đưa ra những phán quyết về trách nhiệm hình sự mà
người phạm tội gây ra và hình phạt trong hoạt động xét xử hình sự.
Thứ hai, hoạt động xét xử hình sự của Toà án là hoạt động mang tính
công khai, dân chủ trên cơ sở pháp luật, nó được biểu hiện tập trung ở phiên
toà hình sự và là một nguyên tắc trong hoạt động xét xử của Toà án được
BLTTHS qui định. Tính công khai, dân chủ trong hoạt động xét xử đối với
NCTN phạm tội cũng là một nguyên tắc được áp dụng đối với việc xét xử
những vụ án mà bị cáo là NCTN. Toà án thực hiện xét xử công khai nhưng
cũng có thể xét xử kín trong một số trường hợp cần thiết, như giữ bí mật về
hành vi và những khúc mắc về đời tư của NCTN và gia đình họ, nhằm tránh
gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển, hoàn thiện bản thân NCTN
trong tương lai.
Thứ ba, hoạt động xét xử hình sự là hoạt động nhằm xác định sự thật
khách quan về tội phạm, người thực hiện tội phạm, quyết định trách nhiệm
hình sự và hình phạt; biện pháp tư pháp đối với người đó.
Nghiên cứu về ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội chủ
yếu là nghiên cứu việc ADPL thông qua hoạt động của Toà án, HĐXX (thẩm
phán, hội thẩm) bằng các quyết định, bản án kể từ khi Toà án thụ lý giải quyết
vụ án đến khi Toà án ra bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm. Pháp luật
TTHS Việt Nam phân chia giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự thành các bước cụ
thể theo tiến trình hoạt động tố tụng của Toà án: chuẩn bị xét xử và xét xử tại
phiên toà. Việc ADPL trong các bước này có sự khác biệt nhau.
Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là chuẩn bị những điều kiện cần
thiết để đưa vụ án hình sự ra xét xử theo qui định của pháp luật. BLTTHS


18

năm 2003 qui định trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Toà án có thể đưa

ra các quyết định ADPL sau đây: Đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để điều tra bổ
sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; áp dụng thay đổi hoặc huỷ bỏ biện
pháp ngăn chặn. Đối với những vụ án phức tạp Toà án có thể quyết định gia
hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Đối với vụ án không thuộc thẩm quyền giải
quyết, Toà án quyết định chuyển vụ án đến Toà án có thẩm quyền giải quyết.
Xét xử sơ thẩm tại phiên toà là trọng tâm của cả giai đoạn xét xử sơ
thẩm. Tại đây HĐXX nhân danh Nhà nước tổ chức cho những người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp
lý theo qui định của pháp luật, nhằm thẩm tra đánh giá toàn bộ các chứng cứ
được thu thập trong quá trình điều tra cũng như tại phiên toà; xem xét các lý
lẽ cơ sở buộc tội và gỡ tội của các bên đưa ra để từ đó HĐXX đưa ra những
phán quyết là văn bản áp dụng pháp luật. Trong xét xử sơ thẩm tại phiên toà,
HĐXX quyết định về việc thay đổi thành viên của HĐXX, Kiểm sát viên, thư
ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án yêu cầu điều
tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án … Đặc biệt, thông qua hoạt động
xét xử tại phiên toà, Toà án ra bản án là văn bản ADPL, quyết định bị cáo có
phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: ADPL trong xét xử
sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của TAND là một hoạt động mang tính tổ
chức, tính quyền lực Nhà nước. Trong đó lần đầu tiên Toà án nhân danh Nhà
nước, căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự và các quy định khác của
pháp luật có liên quan để đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo là NCTN từ đủ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi và ban hành một bản án, một quyết định của toà án.
1.1.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với
người chưa thành niên phạm tội của Toà án nhân dân
Trên cơ sở những đặc điểm của Áp dụng pháp luật nói chung và xuất


19


phát từ khái niệm áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội, kết
hợp với thực tiễn của hoạt động xét xử có thể thấy áp dụng pháp luật trong xét xử
sơ thẩm NCTN phạm tội của Toà án nhân dân có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của Toà
án nhân dân là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước của Toà án có thẩm
quyền lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử với HĐXX đảm bảo sự hiểu biết cần
thiết để xử lý đúng đắn NCTN phạm tội.
Toà án nhân dân là chủ thể ADPL. Theo quy định của Hiến pháp, hệ
thống TAND từ Trung ương đến địa phương "Là những cơ quan xét xử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 127). Toà án thực hiện hai
cấp xét xử là: Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Việc xét xử đối với mọi
tội phạm nói chung và NCTN phạm tội nói riêng đều được thực hiện bởi các
Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. BLTTHS năm 2003 quy định TAND
cấp huyện (gọi tắt là Toà án cấp huyện); TAND cấp tỉnh (gọi tắt là Toà án cấp
tỉnh) được xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự theo thẩm quyền của mỗi cấp.
Xác định Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm cũng chính là xác định
chủ thể ADPL trong xét xử vụ án hình sự cụ thể nào đó. Nhưng chủ thể trực
tiếp ADPL trong hoạt động xét xử là HĐXX với vai trò chính là Thẩm phán
chủ toạ phiên toà.
HĐXX sơ thẩm thông thường có một Thẩm phán (đồng thời là Thẩm
phán chủ toạ phiên toà) và hai Hội thẩm nhân dân. Nhưng theo quy định của
pháp luật có những vụ án khi xét xử sơ thẩm phải có hai Thẩm phán và ba Hội
thẩm nhân dân (Điều 185 BLTTHS năm 2003). Như vậy vừa có Thẩm phán
tham gia giải quyết, xét xử, vừa có Thẩm phán chủ toạ phiên toà xét xử trong
những trường hợp cụ thể này.
Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, NCTN phạm tội chủ yếu chịu sự tác
động của hoạt động ADPL của Toà án, có những đặc điểm mang tính đặc


20


trưng. Đây là những người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tâm lý,
trình độ nhận thức còn hạn chế, thiếu bản lĩnh, khả năng kiềm chế chưa cao,
dễ bị kích động lôi kéo. Chính vì vậy khi xét xử NCTN phạm tội, HĐXX đòi
hỏi phải do những Thẩm phán tiến hành tố tụng "có những hiểu biết cần thiết
về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng
chống tội phạm của người chưa thành niên" (khoản 1 Điều 302 BLTTHS năm
2003). Đặc biệt là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh" (Điều 307 BLTTHS năm 2003).
Như vậy, Toà án thông qua HĐXX với vai trò của Thẩm phán và Hội
thẩm thực hiện quyền lực Nhà nước giao cho HĐXX đồng thời phải đảm bảo
những yêu cầu về hiểu biết cần thiết của những người này trong hoạt động
ADPL đối với NCTN phạm tội. Có như vậy mới đảm bảo hoạt động ADPL
của Toà án đối với NCTN phạm tội "chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội"
(khoản 1 Điều 36 BLHS năm 1999).
Thứ hai, ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của TAND
ngoài việc đảm bảo quy định chung còn phải tuân theo những quy định riêng
chặt chẽ về trình tự thủ tục tố tụng đối với NCTN do BLTTHS quy định.
ADPL trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án được quy định
trong một đạo luật về luật hình thức, có tính pháp điển hoá cao là BLTTHS.
Cũng như ADPL của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong TTHS, việc ADPL
trong xét xử vụ án hình sự của Toà án phải bảo đảm trình tự, thủ tục chặt chẽ
và có căn cứ pháp luật. Mọi hành vi của những người tiến hành tố tụng và
tham gia tố tụng trong quá trình xét xử từ khi thụ lý hồ sơ đến khi bản án có
hiệu lực pháp luật và tổ chức thi hành các quyết định của bản án đều được
BLTTHS điều chỉnh.
Việc Toà án áp dụng các quy định của BLTTHS trong hoạt động xét xử



21

sơ thẩm NCTN phạm tội là điều kiện bắt buộc và là tiền đề cho việc áp dụng
các QPPL nội dung. Việc Toà án tuân thủ những quy định riêng về thủ tục tố
tụng đối với NCTN phạm tội trong BLTTHS đồng thời là đảm bảo các quyền
của NCTN, nhằm thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước trong ADPL
xử lý NCTN phạm tội.
ADPL về trình tự thủ tục đối với NCTN hay áp dụng QPPL hình thức
được coi là "thủ tục đặc biệt". Tính chất "đặc biệt" được thể hiện qua các quy
định rất chặt chẽ có ý nghĩa nhấn mạnh và đảm bảo quyền của NCTN phạm
tội. Chẳng hạn, Điều 305 BLTTHS năm 2003 quy định việc lựa chọn người
bào chữa của NCTN và đại diện hợp pháp của họ trong các giai đoạn tố tụng.
Nếu họ không lựa chọn được thì các cơ quan tố tụng tuỳ theo giai đoạn tố
tụng "phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào
chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành
viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình".
Việc ADPL theo thủ tục "đặc biệt" đối với NCTN phạm tội là một yêu
cầu có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo đi đến quyết định ADPL cuối cùng
trong xét xử sơ thẩm là bản án, quyết định của Toà án được đúng đắn. Nếu
Toà án phát hiện trong các giai đoạn tố tụng trước đó, việc điều tra thu thập
chứng cứ có thiếu sót hoặc ADPL không đúng, vi phạm quyền của NCTN
phạm tội được BLTTHS quy định trong phần thủ tục thì Toà án áp dụng các
quy định của BLTTHS trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo hướng khắc phục
những sai lầm trong việc ADPL. Chẳng hạn, Toà án trả hồ sơ khi thấy quá
trình điều tra việc lấy lời khai, hỏi cung những NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi, cơ quan điều tra thực hiện không mời đại diện của gia đình
họ tham gia; hoặc Toà án ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị
can là NCTN dưới 16 tuổi phạm tội nghiêm trọng đã bị giam trong giai đoạn
điều tra, truy tố.
Các quy định chặt chẽ về thủ tục tố tụng đối với NCTN trong hoạt động



22

tố tụng nói chung, hoạt động xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội nói riêng
của BLTTHS năm 2003 là rất quan trọng, thể hiện sự điều chỉnh chặt chẽ của
pháp luật nhằm đảm bảo ADPL đúng đắn, chính xác của Toà án trong xét xử
sơ thẩm NCTN phạm tội, làm cho các quyết định ADPL của Toà án khách
quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Thứ ba, ADPL là hoạt động mang tính sáng tạo. Các tình huống dự liệu
quy định trong các QPPL chỉ là những dấu hiệu chung nhất có tính khái quát
cao. Trong khi tình huống, sự kiện pháp lý diễn ra trong thực tế hoạt động
ADPL lại phong phú, cụ thể nên hoạt động ADPL có tính thực tiễn cao và đòi
hỏi tính sáng tạo. Khi ADPL, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó, lựa chọn
quy phạm áp dụng, từ đó ra quyết định, văn bản ADPL và tổ chức thi hành.
Nhý vậy, ADPL là quá trình vận dụng cái chung (các QPPL) để giải quyết các
vụ việc cụ thể. Điều đó đòi hỏi người có thẩm quyền ADPL phải vận dụng cái
chung phù hợp với cái riêng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Để làm điều
đó chủ thể ADPL không thể máy móc, rập khuôn mà đòi hỏi phải có trình độ
pháp lý cao, có kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm cuộc sống phong phú. Chẳng
hạn điều 46 BLHS quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tại
khoản 2 quy định ‘‘Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình
tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án” [15, tr. 38].
Với quy định này, thì HĐXX có thể xem xét một tình tiết nào đó là tình tiết
giảm nhẹ TNHS cho bị cáo nếu nó phù hợp tương đối với các quy định của
pháp luật hoặc được đời sống xã hội chấp nhận mặc dù tình tiết đó không
được quy định trong luật.
Thứ tư, đặc điểm về nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội.
ADPL trong xét xử sơ thẩm đối với NCTN phạm tội của Toà án là quá

trình cá biệt hoá các QPPL hình sự đảm bảo các nguyên tắc xử lý NCTN
phạm tội được BLHS quy định để xác định có hay không có tội phạm, quyết


23

định một TNHS giảm nhẹ trong trường hợp họ có tội và trách nhiệm dân sự
nếu trường hợp pháp luật có quy định. Để đi đến quyết định cuối cùng bằng
bản án, Toà án phải áp dụng QPPL hình sự để xem xét bị cáo có tội như cáo
trạng của Viện kiểm sát truy tố hay không để quyết định TNHS.
Khác với người thành niên phạm tội, NCTN phạm tội là chủ thể bị
ADPL của Toà án là một loại đối tượng đặc biệt. Đây là những người đang ở
độ tuổi phát triển, mặc dù họ đã nhận thức được những đòi hỏi tất yếu của xã
hội, nhưng còn hạn chế, nhận thức còn sai lệch về chuẩn mực xã hội, dễ nảy
sinh tiêu cực. Điều đó chứng tỏ khả năng có thể cải tạo giáo dục NCTN phạm
tội đạt hiệu quả cao nếu ADPL phù hợp. Do vậy khi xét xử sơ thẩm NCTN
phạm tội, chủ thể ADPL phải đảm bảo tuân thủ triệt để các nguyên tắc trong
xử lý NCTN phạm tội. Nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội được quy
định một cách chi tiết với sáu nội dung tại Điều 69 BLHS năm 1999.
Việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội
được BLHS quy định, cũng như các QPPL nội dung quy định về trách nhiệm
dân sự của NCTN trong Bộ luật dân sự là nét đặc thù trong hoạt động ADPL
của Toà án khi xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội.
Thứ năm, đặc điểm về định tội danh.
Định tội danh hay nói cách khác là lựa chọn quy phạm pháp luật áp
dụng đối với NCTN phạm tội cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Xác định chính xác, đầy đủ và khách quan các tình tiết cụ thể của
hành vi phạm tội thực tế và hậu quả do hành vi đó gây ra cho quan hệ xã hội
được BLHS quy định và bảo vệ, thông qua hoạt động chứng minh và việc tổ
chức thực hiện các biện pháp tố tụng quy định trong BLTTHS.

- Nhận thức đúng đắn về cấu thành tội phạm tương ứng và các quy định
có tính nguyên tắc đối với NCTN phạm tội được quy định trong BLHS. Để
thực hiện yêu cầu này, chủ thể lựa chọn QPPL áp dụng là HĐXX ngoài kiến
thức pháp lý vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú còn cần phải có sự


24

hiểu biết xã hội sâu sắc. Qua đó, xác định được sự phù hợp giữa hành vi phạm
tội cụ thể được thực hiện với những mô tả trong cấu thành tội phạm tương
ứng quy định tại BLHS.
Sau khi đã lựa chọn QPPL áp dụng đối với bị cáo. Toà án thông qua vai
trò của HĐXX phải quyết định TNHS được quy định ở phần chế tài của
QPPL hình sự. Phần chế tài này nằm trong điều khoản đã lựa chọn QPPL áp
dụng, nhưng cũng có thể nằm ở khoản hoặc điều khoản khác của BLHS.
- Quyết định TNHS là bước tiếp theo của quá trình ADPL trong xét xử
sơ thẩm đối với NCTN phạm tội. Đây là quá trình phức tạp bao gồm các bước
kế tiếp nhau, cụ thể là:
+ Có áp dụng TNHS đối với bị cáo là NCTN phạm tội không. Bởi vì
trong xử lý NCTN phạm tội, BLHS năm 1999 còn có quy định miễn TNHS
cho NCTN phạm tội (khoản 2 Điều 69).
+ Xác định có áp dụng hình phạt với bị cáo là NCTN phạm tội không?
loại hình phạt cần áp dụng ?
+ Khi cần thiết áp dụng hình phạt đối với bị cáo là NCTN phạm tội Toà
án phải xuất phát từ nguyên tắc quyết định hình phạt chỉ trong trường hợp cần
thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm
về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
+ Xác định một mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo.
Những quy định về hình phạt được áp dụng đối với NCTN phạm tội thể
hiện rõ đường lối nhân đạo trong xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo

dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm.
- Tổng hợp hình phạt trong trường hợp NCTN phạm nhiều tội. Việc
tổng hợp hình phạt trong các trường hợp này được thực hiện theo quy định
chung tại Điều 50 BLHS năm 1999. Trong trường hợp có tội được thực hiện
trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi thì áp dụng quy


25

định tổng hợp hình phạt tại Điều 75 BLHS năm 1999.
Bên cạnh việc quyết định TNHS đối với NCTN phạm tội, Toà án còn
phải quyết định trách nhiệm dân sự trong cùng bản án hình sự. Những yêu cầu
cần đạt được của bản án hình sự đã được QPPL hình thức trong BLTTHS đặt
ra là: Phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của
những người tham gia tố tụng (Điều 224). Đây là những quyền và lợi ích bị
hành vi phạm tội gây thiệt hại. Do đối tượng chịu tác động của hoạt động
ADPL ở đây là NCTN phạm tội, vì vậy pháp luật cũng có những quy định có
tính đặc thù. Nguồn của các QPPL được áp dụng ngoài điều 42 BLHS năm
1999 qui định việc trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc
công khai xin lỗi, thì chủ yếu là áp dụng các QPPL dân sự để giải quyết phần
trách nhiệm dân sự của NCTN phạm tội. Ngoài quy định về năng lực chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân NCTN theo độ tuổi, khi ADPL để
giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự đối với NCTN phạm tội, Toà án còn phải
căn cứ vào những quy định khác về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng
được quy định từ Điều 604 đến 630 Bộ luật dân sự năm 2005 để quyết định.
Như vậy, việc đảm bảo thực hiện các nguyên tắc xử lý đối với NCTN
phạm tội được BLHS quy định, cũng như các QPPL nội dung quy định về
trách nhiệm dân sự của NCTN trong BLDS là nét đặc thù trong hoạt động
ADPL của Toà án khi xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội.
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM

ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm NCTN phạm tội của Toà án
nhân dân không phải là một qui trình riêng biệt. Quá trình này được xác định
gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau có mối liên hệ chặt chẽ, giai đoạn trước là
tiền đề, cơ sở cho giai đoạn sau.
1.2.1. Giai đoạn thụ lý vụ án, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá về thủ
tục tố tụng, chứng cứ
Theo lý luận chung về áp dụng pháp luật thì đây là giai đoạn phân tích đánh


×