Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.92 KB, 53 trang )

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT
CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Căn cứ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội Nông
dân Việt Nam.
- Điều 17, 18 và 20- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VI;
- Quy định số 943-QĐ/HNDTW ngày 30/9/2013 của Ban Thường vụ
Trung ương Hội về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội Nông dân Việt
Nam.
A- CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA HỘI NÔNG DÂN
VIỆT NAM
1. Vị trí, vai trò:
Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức Hội từ
Trung ương đến cơ sở; là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Hội;
phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động Hội của Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ các cấp.
2. Mục đích:
Công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những ưu điểm, nhân tố mới
để phát huy; kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và uốn nắn khắc phục những thiếu
sót, vi phạm; kiến nghị, điều chỉnh, bổ sung những bất hợp lý trong chỉ đạo, điều
hành. Đảm bảo việc chấp hành nghiêm Điều lệ, các chỉ thị, nghị quyết và các
quy định của Hội, nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật,
giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về tư tưởng, tổ chức
và hành động, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.
3. Yêu cầu:
- Công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện ở tất cả các cấp Hội
theo Điều lệ, Quy chế và các quy định của Hội.
- Nội dung kiểm tra, giám sát phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chính
trị của Hội, bám sát phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong
trào nông dân.
- Công tác kiểm tra, giám sát phải đảm bảo chính xác, khách quan; khi
phát hiện sai phạm phải kiến nghị xử lý kịp thời, đúng quy định.


4. Nội dung kiểm tra, giám sát:
4.1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác Hội và phong trào nông
dân:
1


- Vic chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các nghị quyết,
chỉ thị của Hội; thc hin nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và các
hoạt động Hội.
- Vic thc hin cỏc nhim v cụng tỏc Hi v phong tro nụng dõn.
4.2. Kim tra vic qun lý, s dng ti chớnh Hi, thc hin cỏc chng
trỡnh, d ỏn phỏt trin kinh t - xó hi do Hi trc tip qun lý.
- Kim tra vic xõy dng, qun lý, s dng Qu H tr nụng dõn, cỏc hot
ng dch v h tr vn cho nụng dõn.
- Kim tra vic thc hin chng trỡnh, d ỏn, cụng trỡnh cú vn Nh
nc u t do Hi trc tip qun lý.
- Kim tra vic xõy dng, qun lý, s dng hi phớ, qu hi v cỏc ngun
thu khỏc.
4.3. Kim tra vic tham gia gii quyt cỏc n th khiu ni, t cỏo ca
nụng dõn; gii quyt nhng v vic thuc thm quyn ca Hi.
4.4. Kim tra vic xõy dng chng trỡnh, k hoch v t chc thc hin
cụng tỏc kim tra, giỏm sỏt ca cỏc cp Hi.
4.5. Giỏm sỏt theo Quy ch giỏm sỏt v phn bin xó hi ca Mt trn T
quc Vit Nam v cỏc on th chớnh tr - xó hi.
4.6. Phi hp giỏm sỏt theo quy nh ca phỏp lut.
5. Cỏc hỡnh thc kim tra:
5.1. Kim tra nh k, kim tra thng xuyờn, kim tra chuyờn :
5.2. Kim tra t xut: c t chc khi cn lm rừ mt s vic c th
mi phỏt sinh, khi cú n th khiu ni, t cỏo hoc khi cú du hiu vi phm.
5.3. Kim tra chộo: l hỡnh thc kim tra ln nhau gia n v ny vi

n v khỏc di s ch o ca Ban Thng v cp trờn.
6. B mỏy tham mu cụng tỏc kim tra:
Ban Thng v Hi Nụng dõn cp no lp ra ban kim tra cp ú:
- Ban Thng v Trung ng Hi thnh lp Ban Kim tra, phõn cụng mt
ng chớ U viờn Ban Thng v lm Trng ban, s lng biờn ch do Ban
Thng v Trung ng Hi quyt nh.
- Ban thng v Hi Nụng dõn cp tnh thnh lp ban kim tra t 3- 5
ngi v phõn cụng mt ng chớ u viờn ban thng v ph trỏch cụng tỏc
kim tra.
2


- Ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyện thành lập ban kiểm tra từ 3- 5
người, do đồng chí phó chủ tịch hoặc ủy viên ban thường vụ làm trưởng ban; số
còn lại là cơ cấu các đồng chí uỷ viên ban chấp hành Hội Nông dân huyện, thị
kiêm nhiệm.
- Ban thường vụ Hội Nông dân cơ sở thành lập ban kiểm tra từ 3- 5 người,
do đồng chí phó chủ tịch hoặc uỷ viên ban thường vụ làm trưởng ban; số còn lại
cơ cấu các đồng chí uỷ viên ban chấp hành cơ sở kiêm nhiệm.
7. Nhiệm vụ của ban kiểm tra:
Ban Kiểm tra các cấp Hội phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc
tham mưu cho Ban thường vụ cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm
tra hang năm; tham gia các cuộc kiểm tra của Ban Thường vụ hoặc
chủ trì kiểm tra khi được Ban thường vụ giao; giúp ban thường
vụ cùng cấp theo dõi, đôn đốc tổ chức Hội cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra; tham gia ý kiến và giúp ban thường vụ kết
luận các nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao .
8. Quyền hạn của ban kiểm tra:
8.1. Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo,
cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho nội dung kiểm tra và trả lời những vấn đề

mà Ban Kiểm tra yêu cầu.
8.2. Được kiểm tra, giám sát Hội Nông dân cùng cấp và cấp dưới, cán bộ,
hội viên trong việc chấp hành Điều lệ, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Hội.
8.3. Kiến nghị, đề xuất với ban thường vụ cùng cấp về công tác kiểm tra;
xử lý vi phạm; khắc phục hạn chế, thiếu sót.
9. Trình tự tổ chức một cuộc kiểm tra:
9.1. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên đề: được tiến hành theo 3
bước sau:
* Bước 1: Công tác chuẩn bị:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, gồm:
+ Mục đích, yêu cầu;
+ Đối tượng kiểm tra;
+ Nội dung kiểm tra, xác định vấn đề kiểm tra;
+ Thành phần tham gia kiểm tra;
+ Thời gian, địa điểm.
3


- Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra để chuẩn bị nội
dung, chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, tài liệu; bố trí thời gian, địa điểm làm việc.
- Họp đoàn kiểm tra thống nhất kế hoạch, phân công trách nhiệm cho từng
thành viên, cách thức tiến hành.
- Chuẩn bị cơ sở, vật chất phục vụ cho cuộc kiểm tra.
* Bước 2: Tiến hành kiểm tra:
- Nghe báo cáo của tổ chức, cá nhân được kiểm tra về các nội dung kiểm
tra;
- Trao đổi, thảo luận, làm rõ các vấn đề lien quan đến nội dung kiểm tra;
- Thu thập, nghiên cứu tài liệu, thông tin cần thiết từ tổ chức, cá nhân có
liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan nơi được kiểm tra; dự

sinh hoạt với chi, tổ Hội để có cơ sở đề xuất, kiến nghị giải quyết.
* Bước 3: Kết thúc kiểm tra:
- Trưởng đoàn nhận xét, kết luận các nội dung kiểm tra.
- Thành viên đoàn kiểm tra bổ sung kết luận.
- Ghi nhận các kiến nghị của đơn vị được kiểm tra.
- Hoàn thiện kết luận kiểm tra.
- Báo cáo kết quả kiểm tra gửi Ban Thường vụ cùng cấp và đơn vị được
kiểm tra.
- Lưu hồ sơ kiểm tra.
9.2. Kiểm tra đột xuất (khi có khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm
Điều lệ và các quy định của Hội):
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:
- Ra quyết định kiểm tra và xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định:
+ Quyết định kiểm tra của Ban Thường vụ là căn cứ pháp lý để đoàn kiểm
tra thực thi nhiệm vụ. Quyết định phải ghi rõ nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm
tra, thành phần tham gia đoàn kiểm tra, thời gian kiểm tra, hình thức kiểm tra và
những yêu cầu cho cuộc kiểm tra.
+ Kế hoạch kiểm tra: đoàn kiểm tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện. Kế
hoạch phải xác định rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra; đối tượng, nội dung cần
kiểm tra; phân công, giao nhiệm vụ từng thành viên, phân bố thời gian hoàn
thành và kết thúc cuộc kiểm tra.
4


- Chuẩn bị thực hiện việc kiểm tra:
+ Trưởng đoàn kiểm tra tiến hành thu thập, tổng hợp và phân tích, xử lý
các thông tin về đối tượng được kiểm tra.
+ Họp đoàn kiểm tra để phổ biến kế hoạch, nội quy của đoàn kiểm tra;
bàn các biện pháp thực hiện; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; tập huấn
kiến thức liên quan tới nội dung vụ việc cần kiểm tra.

+ Gửi công văn cho đơn vị được kiểm tra (hoặc có đối tượng được kiểm
tra) biết để phối hợp thực hiện.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra:
- Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện đơn vị được kiểm tra (hoặc có đối
tượng được kiểm tra) và đối tượng được kiểm tra để công bố quyết định, kế
hoạch kiểm tra; thống nhất lịch trình tiến hành; yêu cầu đối tượng được kiểm tra
chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung kiểm tra bằng văn bản; yêu cầu cung
cấp tài liệu, phối hợp kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra thu thập, nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu liên quan đến
nội dung kiểm tra, gặp gỡ làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến
nội dung kiểm tra; nhận báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra tổng hợp, phân tích tình hình, đưa ra kết luận bước đầu.
- Tổ chức cuộc họp với đại diện đơn vị được kiểm tra (hoặc có đối tượng
được kiểm tra) và đối tượng được kiểm tra để nghe đối tượng được kiểm tra báo
cáo giải trình; đoàn kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra, thảo luận, đóng góp ý
kiến và thông qua biên bản kiểm tra.
Bước 3: Kết thúc kiểm tra:
- Ban Thường vụ (cấp ra quyết định kiểm tra) tổ chức cuộc họp với đoàn
kiểm tra và đối tượng được kiểm tra để thông báo dự thảo kết luận kiểm tra và
nghe ý kiến phản hồi từ đơn vị, cá nhân được kiểm tra và các ý kiến trao đổi,
làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.
+ Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra, nội dung báo cáo gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Tóm tắt nội dung quyết định kiểm tra, nêu một số đặc
điểm của đơn vị liên quan tới cuộc kiểm tra.
Phần thứ hai: Trình bày cụ thể nội dung vụ việc.
Phần thứ ba: Kết luận của sự việc; nêu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức;
chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sai phạm; kiến nghị xử lý.
5



+ Đối tượng được kiểm tra trình bày ý kiến.
+ Ban Thường vụ thảo luận và kết luận các nội dung đã kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra trình Thường trực
ký ban hành.
- Kết luận kiểm tra chính thức được gửi đến Ban Thường vụ cùng cấp (để
báo cáo) và tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra lập và chuyển giao hồ sơ về cuộc kiểm tra vào lưu trữ.
- Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm về cuộc kiểm tra và đoàn kiểm tra tự
giải thể khi đã hoàn thành nhiệm vụ theo quyết định kiểm tra.
- Ban Kiểm tra nơi tổ chức cuộc kiểm tra theo dõi, đôn đốc, giám sát việc
thực hiện kết luận và kiến nghị của cuộc kiểm tra.
* Một số lưu ý:
- Nguyên tắc khi làm việc với người được kiểm tra, đoàn kiểm tra phải có
ít nhất 2 người; kết quả kiểm tra phải thể hiện bằng biên bản làm việc; nếu phát
hiện cán bộ, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ kiểm tra phải yêu cầu
họ dừng ngay hành vi đó lại đồng thời báo cáo kịp thời cho thủ trưởng đơn vị
biết; kết thúc buổi làm việc cán bộ kiểm tra đọc lại biên bản làm việc cho đối
tượng bị kiểm tra nghe và yêu cầu ký vào biên bản.
- Với tài liệu được cung cấp: cán bộ kiểm tra phải kiểm tra thực trạng của
tài liệu (việc ghi chép phải đúng quy định, không được sửa chữa, tẩy xoá) sau đó
kiểm tra hồ sơ tài liệu có vi phạm quy định pháp luật hay không; khi mượn và
trả tài liệu phải có biên bản bàn giao. Cán bộ kiểm tra không được để thất lạc,
mất tài liệu của đơn vị. Nếu cần thu tài liệu, chứng từ, sổ sách thì thành viên
đoàn kiểm tra và người giao phải lập danh mục, trong đó ghi rõ tên chứng từ số
liệu, số trang chứng từ, bản gốc hay bản sao chụp, nếu là bản sao, bản chụp thì
yêu cầu cơ quan ký tên đóng dấu kèm theo danh mục có biên bản bàn giao.
- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật theo Điều lệ Hội được tiến hành theo các
bước như kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.
B- CÔNG TÁC XỬ LÝ KỶ LUẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT

NAM
I. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Xử lý kỷ luật phải công minh, khách quan, chính xác, kịp thời và dứt
điểm từng vụ việc, với mục đích giáo dục, ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn đoàn kết,
thống nhất trong nội bộ.
6


2. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức
kỷ luật.
3. Việc áp dụng hình thức kỷ luật tuân theo quy định của Điều lệ Hội và
tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.
4. Khi thi hành kỷ luật Hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và đảng
viên tuỳ theo mức độ vi phạm, cấp ra quyết định kỷ luật kiến nghị cơ quan quản
lý cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên đó xem xét, quyết định kỷ luật theo
thẩm quyền.
5. Cán bộ Hội, hội viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai
sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm điều
trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
6. Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách
hoặc cảnh cáo, nếu tập thể, cá nhân không tiếp tục vi phạm Điều lệ Hội đến mức
phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có
văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
II. Hình thức kỷ luật
1. Đối tượng chịu hình thức kỷ luật theo Điều lệ Hội:
- Tổ chức: Các tổ chức trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.
- Cá nhân: Hội viên và cán bộ Hội Nông dân các cấp.
2. Các hành vi bị xử lý kỷ luật:
Những cán bộ, hội viên và tổ chức Hội nào vi phạm vào những điều dưới

đây sẽ bị thi hành kỷ luật:
- Không chấp hành đúng Điều lệ, Chỉ thị, Nghị quyết của Hội gây hậu quả
nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến phong trào nông dân và tổ chức Hội.
- Vi phạm về đạo đức, tư cách, làm mất niềm tin với cán bộ, hội viên,
nông dân, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông
dân.
- Vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
3. Hình thức kỷ luật:
3.1. Đối với cá nhân:
a. Khiển trách: Đối với những sai phạm không cố ý, mức độ ít nghiêm
trọng, qua giáo dục đã nhận ra sai sót và quyết tâm sửa chữa.
7


b. Cảnh cáo: Đối với những sai phạm gây hậu quả lớn đến phong trào
nông dân và tổ chức Hội.
c. Cách chức: áp dụng đối với cán bộ Hội giữ chức vụ có sai phạm
nghiêm trọng ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động Hội, không còn tín nhiệm đối
với tổ chức Hội và hội viên, nông dân.
Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ, tuỳ theo trường hợp cụ thể có thể cách
chức một chức vụ, một số chức vụ hoặc tất cả các chức vụ.
d. Xoá tên, thu hồi thẻ hội viên: là hình thức kỷ luật cao nhất của Hội đối
với hội viên khi mắc phải những sai phạm sau:
- Vi phạm pháp luật Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Sai phạm rất nghiêm trọng trong việc thực hiện Điều lệ và các chỉ thị,
nghị quyết của Hội.
3.2. Đối với tổ chức Hội:
a. Khiển trách: đối với những sai phạm nhưng chưa gây hậu quả nghiêm
trọng.

b. Cảnh cáo: đối với sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu
đến tổ chức Hội và phong trào nông dân.
c. Giải tán:
- Hoạt động trái với Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng.
- Chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
III. Thẩm quyền thi hành kỷ luật Hội
1. Đối với cá nhân:
1.1. Hội viên:
- Hội viên sinh hoạt ở cơ sở Hội vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm ở
chi hoặc tổ Hội.
- Ban Chấp hành cơ sở Hội quyết định hình thức kỷ luật trên cơ sở đề
nghị của chi hoặc tổ Hội.
Việc áp dụng hình thức kỷ luật phải được ít nhất 2/3 số thành viên được
triệu tập họp xét kỷ luật tán thành bằng cách bỏ phiếu kín.
1.2. Cán bộ Hội:

8


- Đối với ủy viên ban chấp hành Hội Nông dân các cấp vi phạm kỷ luật:
cấp nào ra quyết định công nhận thì cấp đó ra quyết định kỷ luật trên cơ sở đề
nghị của ban chấp hành cấp quản lý trực tiếp. Trường hợp cần thiết có thể uỷ
quyền cho ban chấp hành cấp quản lý trực tiếp ra quyết định và báo cáo lên cấp
trên.
- Đối với Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội vi phạm kỷ luật do Ban
Chấp hành Trung ương Hội xem xét và quyết định hình thức kỷ luật (trừ trường
hợp cán bộ Hội là uỷ viên ban chấp hành nhiều cấp).
- Đối với cán bộ Hội là uỷ viên ban chấp hành nhiều cấp vi phạm kỷ luật

ở cấp nào thì việc xem xét, quyết định kỷ luật được tiến hành như đối với uỷ
viên ban chấp hành ở cấp đó và thông báo đến các ban chấp hành mà cán bộ đó
là uỷ viên. Nếu bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức uỷ viên ban chấp
hành ở cấp dưới thì đương nhiên không còn là uỷ viên ban chấp hành các cấp
trên.
- Đối với cán bộ chuyên trách công tác Hội nhưng không tham gia Ban
chấp hành vi phạm kỷ luật, thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,
Luật Viên chức về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đối với tổ chức Hội:
Ban chấp hành, ban thường vụ từ cấp huyện trở xuống vi phạm kỷ luật do
ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật với hình thức
kỷ luật khiển trách, cảnh cáo.
Đối với hình thức kỷ luật giải tán do ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp
xem xét và đề nghị ban chấp hành cấp trên một cấp ra quyết định kỷ luật.
Ban Thường vụ Trung ương Hội; ban chấp hành, ban thường vụ Hội Nông
dân cấp tỉnh vi phạm kỷ luật do Ban Chấp hành Trung ương Hội xem xét, quyết
định kỷ luật.
Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành, ban thường vụ Hội
Nông dân các cấp vi phạm kỷ luật, cấp nào ra quyết định thành lập thì cấp đó
xem xét, ra quyết định kỷ luật.
Việc áp dụng hình thức kỷ luật phải được ít nhất 2/3 số thành viên được
triệu tập họp xét kỷ luật tán thành bằng cách bỏ phiếu kín.
IV. Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý kỷ luật
1. Xác minh, kết luận mức độ vi phạm
Khi kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc khi nhận được đơn tố
cáo tổ chức, cán bộ Hội, hội viên vi phạm thì phải điều tra nắm tình hình, xác
9


minh theo nội dung đơn tố cáo, gặp đối tượng, những người có liên quan hoặc

biết sự việc, cán bộ phụ trách dân cư… Nếu đối tượng là đảng viên, cấp uỷ
viên, người xác minh phải làm việc với cấp uỷ để có thông tin đầy đủ, chính
xác. Cân nhắc kỹ các thông tin để kết luận chính xác mức độ vi phạm, hay
không vi phạm.
2. Tổ chức họp kiểm điểm
Khi đã có đủ chứng cứ, tài liệu để kết luận các vi phạm thì cấp quản lý
trực tiếp đối tượng có hành vi vi phạm tổ chức họp kiểm điểm:
2.1. Triệu tập họp:
- Người đứng đầu tổ chức Hội cấp trên trực tiếp có trách nhiệm triệu tập,
chủ trì cuộc họp kiểm điểm đối với tổ chức Hội cấp dưới có hành vi vi phạm.
- Người đứng đầu tổ chức Hội có trách nhiệm triệu tập, chủ trì cuộc họp
kiểm điểm đối với cán bộ Hội có hành vi vi phạm do mình quản lý trực tiếp;
trường hợp người đứng đầu có hành vi vi phạm thì đại diện lãnh đạo tổ chức
Hội cấp trên trực tiếp có trách nhiệm triệu tập, chủ trì cuộc họp kiểm điểm.
- Chi hội trưởng (tổ trưởng) có trách nhiệm triệu tập, chủ trì cuộc họp
kiểm điểm đối với hội viên có hành vi vi phạm do mình quản lý trực tiếp.
- Trường hợp đối tượng vi phạm vắng mặt sau 2 lần triệu tập mà không
có lý do chính đáng, đến lần triệu tập thứ 3 vẫn vắng mặt thì cuộc họp kiểm
điểm vẫn tiến hành.
2.2. Tổ chức họp:
- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham
dự; cử thư ký cuộc họp;
- Đại diện tổ chức Hội, cán bộ, hội viên có hành vi vi phạm trình bày bản
tự kiểm điểm. Nếu đối tượng vi phạm không có mặt hoặc không viết kiểm
điểm thì căn cứ vào báo cáo hoặc kết luận kiểm tra của cấp có thẩm quyền để
xem xét kỷ luật;
- Thư ký trình bày báo cáo hoặc kết luận kiểm tra của cấp có thẩm
quyền;
- Các thành viên dự họp phát biểu làm rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ
ảnh hưởng và sai phạm;

- Đại diện tổ chức Hội, cán bộ, hội viên có hành vi vi phạm giải trình,
đưa ra ý kiến bảo vệ cho hành vi của mình;
- Chủ tọa tóm tắt, kết luận từng vấn đề;
10


- Biểu quyết đề xuất hình thức kỷ luật.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản, trong biên
bản phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với đối tượng vi phạm.
- Lập hồ sơ đề nghị xử lý kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ
yếu lý lịch của đối tượng có hành vi vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm và
các tài liệu liên quan.
- Căn cứ hồ sơ đề nghị xử lý kỷ luật cấp quản lý trực tiếp đối tượng có
hành vi vi phạm ra quyết định xử lý kỷ luật hoặc gửi hồ sơ lên cấp có thẩm
quyền ra quyết định kỷ luật (theo quy định về thẩm quyền thi hành kỷ luật Hội)
3. Tổ chức họp xét kỷ luật.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị kỷ luật, cấp có thẩm quyền ra quyết
định kỷ luật tổ chức họp xét kỷ luật
3.1. Chuẩn bị họp:
- Phân công 01 đồng chí làm thư ký cuộc họp (Trưởng Ban kiểm tra hoặc
01 thành viên dự họp được phân công) có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên
quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp.
- Hồ sơ xử lý kỷ luật trình cuộc họp xét kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm,
trích ngang sơ yếu lý lịch của đối tượng có hành vi vi phạm, biên bản cuộc họp
kiểm điểm của cấp quản lý trực tiếp đối tượng có hành vi vi phạm và các tài liệu
khác có liên quan.
3.2. Trình tự họp:
- Chủ toạ cuộc hop tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;
- Thư ký cuộc họp đọc quá trình vi phạm của đối tượng có hành vi vi
phạm; biên bản cuộc họp kiểm điểm và các tài liệu khác có liên quan;

- Đối tượng có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm, nếu đối tượng có
hành vi vi phạm vắng mặt thì Thư ký đọc thay, nếu đối tượng có hành vi vi
phạm không làm bản tự kiểm điểm thì cuộc họp tiến hành các trình tự còn lại;
- Các thành viên tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;
- Đối tượng có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu đối tượng có hành
vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì cuộc họp tiến hành các
trình tự còn lại;
- Tiến hành bỏ phiếu kín đề nghị áp dụng hình thức kỷ luật;
- Chủ toạ cuộc họp công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản
cuộc họp;
11


4. Ra quyết định kỷ luật
- Cấp quản lý trực tiếp đối tượng vi phạm kỷ luật ra quyết định kỷ luật
hoặc có văn bản, kèm theo biên bản xét kỷ luật, các hồ sơ, tài liệu có liên quan
gửi cấp có thẩm quyền đề nghị ra quyết định kỷ luật.
- Chậm nhất 20 ngày sau khi nhận được văn bản của cấp xét kỷ luật (cùng
hồ sơ, tài liệu), cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải ra quyết định kỷ luật
bằng văn bản.
- Trường hợp kiến nghị của cấp xét kỷ luật (hoặc ý kiến của đơn vị quản
lý) khác với ý kiến của cấp có thẩm quyền ra quyết định mà sau khi trao đổi,
thảo luận không thống nhất thì cấp có thẩm quyền tự quyết định và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.
5. Công bố quyết định kỷ luật:
- Cấp nào ra quyết định kỷ luật thì cấp đó công bố quyết định kỷ luật hoặc
uỷ quyền cho đơn vị quản lý trực tiếp đối tượng vi phạm kỷ luật công bố quyết
định kỷ luật và giao quyết định kỷ luật đến đối tượng thi hành.
- Trong trường hợp đối tượng bị kỷ luật được triệu tập từ chối dự họp để
nghe công bố kỷ luật hoặc cố ý không nhận quyết định kỷ luật, thì đơn vị quản

lý trực tiếp có thẩm quyền lập biên bản, lưu hồ sơ kỷ luật và quyết định kỷ luật
có hiệu lực như đã được công bố; gửi quyết định kỷ luật đến đối tượng bị kỷ luật
(cho vào bì thư dán kín người nhận phải ký nhận, hoặc gửi bưu điện phải có
phiếu chuyển của bưu điện).
- Quyết định kỷ luật được gửi đến:
+ Đối tượng bị xử lý kỷ luật;
+ Đơn vị có cán bộ bị xử lý kỷ luật;
+ Lưu hồ sơ kỷ luật.
V. Giải quyết khiếu nại về kỷ luật Hội
Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ
luật thì trong thời hạn một tháng (30 ngày) kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật,
có quyền khiếu nại lên cấp ra quyết định kỷ luật. Trong trường hợp còn khiếu
nại tiếp thì tổ chức Hội cấp trên một cấp có trách nhiệm giải quyết. Cấp giải
quyết cuối cùng là Ban Chấp hành Trung ương Hội. Việc giải quyết khiếu nại
thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tổ chức Hội, cán bộ, hội viên bị kỷ luật
phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.
12


HỘI NÔNG DÂN THAM GIA TIẾP CÔNG DÂN,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA HỘI VIÊN, NÔNG DÂN
------------------I- KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Khái niệm khiếu nại.
Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “khiếu nại là việc
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là

trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức
thực hiện quyền khiếu nại.
Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định
kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại.
2. Khái niệm tố cáo
Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Tố cáo là việc công
dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo
- Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo
- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tố cáo.
13


II- HỘI NÔNG DÂN VỚI CÔNG TÁC TIẾP HỘI VIÊN, NÔNG
DÂN
1. Căn cứ để Hội Nông dân tiếp hội viên, nông dân:
- Khoản 1 Điều 66 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc

tiếp công dân đến khiếu nại; khi nhận được khiếu nại thì nghiên cứu, hướng dẫn
người khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.”
- Khoản 2 Điều 44 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc
tiếp công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; khi nhận được tố cáo
thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.”
- Điều 4 Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định: Trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự
nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính
chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Quy định số 943/QĐ-HNDTW ngày 30/9/2013 của Ban Thường vụ
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
của Hội Nông dân Việt Nam quy định việc các cấp Hội “tổ chức tiếp và tiếp
nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông
dân”.
- Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính
phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp với các cấp
hội Nông dân Niệt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
của nông dân”;
- Quy chế phối hợp số 01/2015/QCPH TTCP – HNDTW ngày 29/9/2015
giữa Thanh tra Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trong việc
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; một số Chương trình
phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
của địa phương đã ban hành …
2. Ý nghĩa, mục đích của việc tiếp hội viên, nông dân
2.1. Việc tiếp hội viên, nông dân có ý nghĩa rất quan trọng vì:
- Hội Nông dân đại diện cho giai cấp nông dân, chăm lo, bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân.


14


- Tạo môi trường thuận lợi để hội viên, nông dân trao đổi tâm tư, nguyện
vọng, phản ánh, đề xuất, kiến nghị Hội giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi bị vi phạm.
- Phát huy quyền làm chủ của hội viên, nông dân bằng cả hai hình thức
dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Tạo niềm tin của hội viên, nông dân với
Đảng, chính quyền và sự gắn bó với tổ chức Hội.
- Thông qua tiếp hội viên, nông dân, để nắm bắt những vấn đề bức xúc,
vướng mắc của hội viên, nông dân kịp thời phản ánh với Đảng, chính quyền để
giải quyết. Đồng thời, Hội Nông dân tìm biện pháp thích hợp, giúp đỡ hội viên,
nông dân tháo gỡ mâu thuẫn, vướng mắc, hạn chế phát sinh thành khiếu kiện.
2.2. Việc tiếp hội viên, nông dân nhằm mục đích:
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh, góp ý về những vấn đề liên quan đến chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác quản
lý của Hội Nông dân các cấp.
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp Hội
để xem xét, ra quyết định, kết luận giải quyết hoặc trả lời cho cán bộ, hội viên,
nông dân theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và quy định của
Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
- Hướng dẫn cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải
quyết.
3. Cán bộ có trách nhiệm tiếp hội viên, nông dân:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân các cấp tiếp theo định kỳ, cán bộ
Ban Kiểm tra các cấp thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tiếp cán bộ, hội viên,
nông dân.
Cán bộ tiếp hội viên, nông dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực,
có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế, nắm vững chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, nắm vững Điều lệ và các quy định của Hội liên quan đến giải

quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội, nhiệt tình và có trách nhiệm
với công việc được giao.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp hội viên, nông dân
4.1. Cán bộ tiếp hội viên, nông dân có nhiệm vụ:
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh
tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên,
địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc
15


trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông
tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng hội viên, nông dân, lắng nghe, tiếp nhận
đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội
dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định
giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm
quyền giải quyết.
- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền
xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi
phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ
quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
4.2. Cán bộ tiếp hội viên, nông dân có quyền:
- Từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
+ Người không phải là cán bộ, hội viên, nông dân.

+ Người đang trong tình trạng say rượu do dùng chất kích thích, người
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình.
+ Người có hành vi đe dọa, xúc phạm tổ chức Hội, người tiếp công dân,
hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
+ Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp
luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng
văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố
cáo kéo dài;
+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Có quyền yêu cầu hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo trình bày đầy
đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo; lý do và những yêu cầu giải quyết;
cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.
5. Tham gia tiếp hội viên, nông dân cùng chính quyền

16


Căn cứ Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp với
các cấp hội Nông dân Niệt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của nông dân”;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 01/2015/QCPH – TTCP – HNDTW ngày
29/9/2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; một số
Chương trình phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ của địa phương đã ban hành.
Cán bộ Hội khi được cử tham gia tiếp dân cùng chính quyền cần lưu ý:
- Lắng nghe và ghi chép đầy đủ nội dung khiếu nại, tố cáo.
- Nếu là nội dung khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội thì cán bộ

Hội có thể giải thích trực tiếp, nếu vụ việc phức tạp thì tiếp nhận đơn thư để xem
xét, giải quyết.
- Đối với những vụ việc mà quyền lợi hợp pháp của hội viên, nông dân bị
vi phạm, cán bộ Hội cần xem xét, xác minh, làm rõ nguyên nhân từ đó đề xuất,
kiến nghị với chính quyền hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho hội viên,
nông dân.
- Trường hợp khiếu nại không đúng pháp luật hoặc đã được cấp có thẩm
quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì cán bộ Hội cần phối hợp giải
thích, tuyên truyền, vận động để hội viên, nông dân hiểu và tự nguyện rút đơn
khiếu nại.
6. Tiếp hội viên, nông dân tại Trụ sở của Hội.
- Chủ tịch Hội Nông dân phải tổ chức và quản lý nơi tiếp hội viên, nông
dân của cơ quan mình; ban hành nội quy tiếp hội viên, nông dân; bố trí nơi tiếp
hội viên, nông dân tại địa điểm thuận tiện; bảo đảm các điều kiện vật chất cần
thiết để hội viên, nông dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Tại nơi tiếp hội viên, nông dân phải niêm yết lịch tiếp hội viên, nông dân
và nội quy tiếp hội viên, nông dân. Lịch tiếp hội viên, nông dân phải được ghi cụ
thể thời gian, chức vụ người tiếp hội viên, nông dân. Nội quy tiếp hội viên, nông
dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp hội viên, nông dân; quyền và nghĩa
vụ của hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo.
7. Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Khi hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì
người tiếp hội viên, nông dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên,
17


địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn hội viên, nông dân đến
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
- Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp hội viên, nông dân gồm; số

thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết
của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người
đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trường hợp hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp hội viên, nông
dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ;
trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp hội viên, nông
dân đề nghị hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình
bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
- Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố
cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp hội viên, nông dân hướng dẫn hội viên,
nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền theo đúng quy định của pháp luật.
8. Phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
8.1. Sau khi tiếp nhận đơn thư, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm nghiên
cứu và căn cứ vào nội dung, tính chất vụ việc được trình bày trong đơn để phân
loại.
- Đơn thư khiếu nại: là những đơn thư có nội dung đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết
định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
người khiếu nại.
- Đơn thư tố cáo: là những đơn thư có nội dung báo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Đơn thư kiến nghị: là những đơn thư có nội dung yêu cầu giải thích
chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến Hội, góp ý kiến

về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về chủ trương, hoạt
động của Hội Nông dân.
18


- Đơn thư phản ánh: Là đơn nêu và đề xuất với tổ chức Hội có thẩm
quyền xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến
các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội của hội viên, nông dân và tổ chức Hội.
8.2. Việc phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo đến Hội, cán bộ
có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp hội viên, nông dân được
thực hiện như sau:
- Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức
Hội và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu,
chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý;
- Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội cấp
dưới mà chưa được giải quyết thì người tiếp hội viên, nông dân báo cáo người
có thẩm quyền yêu cầu tổ chức Hội có thẩm quyền giải quyết;
- Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Hội thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền để khiếu nại, tố cáo.
- Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp
luật thì cán bộ tiếp hội viên, nông dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu
nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định
xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu hội viên, nông dân chấm dứt việc
khiếu nại, tố cáo;
- Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại,
người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Lưu ý:

-

Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội
nhưng không thụ lý giải quyết nếu:

+ Hội viên, nông dân đến khiếu nại không phải là người có quyền, lợi ích
hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính
mà họ khiếu nại.
+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết.
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần 2.
- Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa
chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo thuộc
19


thẩm quyền của Hội đã được giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có bằng
chứng mới.
- Trường hợp thấy có căn cứ hành vi của người bị tố cáo là có dấu hiệu tội
phạm thì cán bộ tiếp dân báo cáo lãnh đạo Hội để chuyển đơn tố cáo đến cơ
quan điều tra, Viện Kiểm sát theo quy định tại Điều 25 Luật Tố cáo năm 2011.
8.3. Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến Hội,
người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp hội viên, nông dân
được thực hiện như sau:
- Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội thì
người tiếp hội viên, nông dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem
xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết;
- Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Hội thì người tiếp hội viên, nông dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội
dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết.

- Những đơn thư có tính chất thỉnh thị, yêu cầu giải thích chính sách, pháp
luật, góp ý kiến với các cấp, các ngành cần nghiên cứu, tổng hợp chuyển đến cơ
quan có chức năng xem xét, trả lời cho hội viên, nông dân.
- Những đơn thư có tính chất thỉnh thị, góp ý kiến về chủ trương, hoạt
động Hội thì Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp đó trả lời cho hội viên, nông
dân. Nếu nội dung liên quan đến Hội cấp trên thì chuyển lên Ban Chấp hành Hội
cấp trên trả lời.
9. Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp hội viên, nông dân có trách nhiệm trả
lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến hội viên, nông dân đã đến khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây:
+ Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được thụ lý để giải quyết;
+ Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác
minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo;
+ Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Hội hoặc không đủ điều kiện thụ lý;
+ Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển đến cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
20


- Tổ chức Hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm
thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết
quả, bộ phận tiếp hội viên, nông dân có trách nhiệm thông báo cho người khiếu
nại, tố cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp người đó đã
có yêu cầu trước đó.
10. Khi tham gia cùng chính quyền đối thoại với hội viên, nông dân

để làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo, cán bộ được phân công tham gia cần:
- Lắng nghe, ghi chép, phân loại nội dung khiếu kiện để có hướng xử lý.
- Nội dung khiếu nại, tố cáo có liên quan đến chủ trương, hoạt động của
Hội, đến cán bộ Hội thì cán bộ Hội cần giải thích, trả lời cho nông dân được rõ.
Nếu vụ việc phức tạp, cần thu thập những thông tin cần thiết bằng cách hỏi đáp
trực tiếp và nhận hồ sơ để xem xét, giải quyết.
- Đối với các nội dung khiếu nại khác, Hội phải phối hợp với các cơ quan
chức năng đối thoại với hội viên, nông dân để làm sáng tỏ nội dung khiếu nại.
Giải thích tuyên truyền chính sách, pháp luật để mọi người hiểu rõ và thực hiện
đúng pháp luật. Kiến nghị với cơ quan chức năng xem xét lại Quyết định giải
quyết không đúng chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của hội
viên, nông dân.
III- HỘI NÔNG DÂN VỚI CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO.
1. Tầm quan trọng và nguyên tắc của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.1. Tầm quan trọng:
- Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội.
1.2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Tuân thủ pháp luật;
- Tôn trọng sự thật khách quan;
- Công khai;
- Bình đẳng;
21


- Đề cao trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Hội Nông dân tham gia cùng chính quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo

2.1. Căn cứ để Hội Nông dân tham gia:
- Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn.
- Điều 18 Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.
- Quy định số 943/QĐ-HNDTW ngày 30/9/2013 của Ban Thường vụ
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật
của Hội Nông dân Việt Nam quy định “phối hợp cùng chính quyền và các cơ
quan chức năng tham gia hoà giải, giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, nông dân”.
- Căn cứ Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ
tướng Chính phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các
cấp với các cấp hội Nông dân Niệt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của nông dân”;
- Căn cứ Quy chế phối hợp số 01/2015/QCPH – TTCP – HNDTW ngày
29/9/2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; một số
Chương trình phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ của địa phương đã ban hành.
2.2. Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo cùng chính
quyền và các cơ quan chức năng như sau:
- Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội, nhận hồ sơ vụ việc
để xem xét, giải quyết. Khi giải quyết xong vụ việc, báo cáo với cơ quan mời
tham gia giải quyết được biết và thông báo trả lời cho đương sự.
- Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội nhưng đối
tượng khiếu kiện là nông dân cần xem xét, nghiên cứu hồ sơ, đi xác minh vụ
việc một cách cụ thể, gặp gỡ các đối tượng khiếu nại, bị khiếu nại, đối tượng tố
cáo, bị tố cáo để làm sáng tỏ những vướng mắc cần xem xét. Tùy từng vụ việc
cụ thể để giải quyết:
+ Nếu vụ việc có thể tiến hành hòa giải được thì Hội Nông dân phối hợp
tiến hành hòa giải.
+ Nếu vụ việc chưa được giải quyết thì Hội Nông dân cấp đó cần kiến

nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng thời gian luật định (nếu được
yêu cầu có thể đề xuất biện pháp giải quyết thỏa đáng).
22


+ Nếu vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng nông
dân vẫn tiếp tục khiếu nại thì cần giải thích, phân tích, vận động, tuyên truyền để
đối tượng hiểu rõ và thực hiện quyết định giải quyết đúng đắn.
+ Nếu vụ việc đã được giải quyết nhưng việc giải quyết chưa bảo đảm
quyền lợi hợp pháp của nông dân thì Hội Nông dân cần phải có chính kiến, đề
xuất, kiến nghị với cơ quan chức năng đã giải quyết xem xét lại vụ việc và có
quyết định giải quyết đúng pháp luật.
2.3. Hội ND tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp
Một số giải pháp khi Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo
đông người, vượt cấp của nông dân:
* Hội Nông dân các cấp phải tham gia ý kiến ngay từ đầu đối với các dự
án thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp:
- Hội Nông dân các cấp nhất là cấp cơ sở phải là cầu nối giữa hội viên,
nông dân với chính quyền, chủ dự án đầu tư và các cơ quan chức năng:
+ Cử cán bộ Hội có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, nắm vững chính sách
pháp luật và có kinh nghiệm để tham gia, đóng góp ý kiến ngay từ khâu khảo sát
của dự án, về cách thức và chính sách hỗ trợ, đền bù, tái định cư, giải quyết việc
làm...
+ Lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân
có diện tích đất bị thu hồi để phản ánh với chính quyền và các ban, ngành liên
quan.
+ Cùng chính quyền và các cơ quan chức năng tổ chức đối thoại với hội
viên, nông dân một cách dân chủ, công khai, làm rõ những nội dung còn vướng
mắc, xem xét đầy đủ các quy định về mặt pháp lý và thực tế vụ việc để giải
quyết dứt điểm những khiếu nại của nông dân.

+ Đề xuất với chính quyền và các ban, ngành về chính sách hỗ trợ dạy
nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho nông dân bị thu hồi đất.
+ Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai, về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu
nại, tố cáo để nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên, nông dân hạn chế việc
khiếu nại sai, khiếu nại do không hiểu biết pháp luật.
+ Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân ủng hộ chủ trương của Đảng
và Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, bàn giao mặt bằng đúng thời
gian đối với những dự án thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ giải quyết việc làm

23


đúng chính sách, pháp luật, công khai, dân chủ đảm bảo quyền lợi của người bị
thu hồi đất.
+ Giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho
hội viên, nông dân.
* Hội Nông dân các cấp phải phối hợp với các ngành Thanh tra, Công an
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp để giải quyết khiếu tố đông người:
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền, Thanh tra, Công an và
Hội Nông dân các cấp để xử lý, giải quyết tình hình khiếu kiện đông người, nhất
là khi dân tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Hội Nông dân các cấp phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền vận
động nông dân khiếu kiện đông người trở về địa phương chờ các cấp có thẩm
quyền giải quyết. Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn
giáo, dân tộc hoặc nhạy cảm về chính trị cần xem xét kỹ, đầy đủ, thận trọng,
phân loại đối tượng để tuyên truyền, giải thích cho hội viên, nông dân đang
khiếu nại đồng thời phối hợp, tham mưu với chính quyền để có biện pháp giải
quyết phù hợp không để các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị lợi
dụng, gây rối, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy vai trò của các cấp Hội trong công tác hòa giải, nâng cao chất
lượng của công tác hòa giải ở cơ sở. Các chi, tổ Hội phải chủ động nắm bắt tình
hình khi mâu thuẫn phát sinh, nắm chắc được nguyên nhân, bản chất của mâu
thuẫn, nắm được tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của các bên trong tranh chấp
để từ đó vận động, tiến hành hòa giải có lý, có tình ngay từ chi, tổ Hội không để
phát sinh thành khiếu kiện.
3. Hội Nông dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
3.1. Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội ND:
- Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại
về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, khi nhận được không có
trách nhiệm thụ lý giải quyết nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại.
- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền
giải quyết.
- Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Đối với những đơn không thuộc thẩm quyền nhưng có nội dung rõ ràng,
trên cơ sở xác minh, nếu có cơ sở cho thấy việc giải quyết chưa thoả đáng thì
24


chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kèm theo công văn đề nghị.
Đồng thời theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết.
- Nếu vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng nông
dân vẫn tiếp tục khiếu kiện thì cần giải thích, vận động thuyết phục để người
khiếu kiện hiểu rõ và thực hiện.
- Nếu vụ việc đã được giải quyết nhưng việc giải quyết chưa đảm bảo
quyền lợi hợp pháp của nông dân thì cần có chính kiến đề xuất, kiến nghị với cơ
quan chức năng xem xét lại việc giải quyết.
3.2. Đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Nông dân:

Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội như sau:
a. Chuẩn bị: Khi nhận được đơn thư trước hết phải phân loại đơn thư,
nghiên cứu sơ bộ để đưa ra yêu cầu giải quyết.
b. Lập kế hoạch: gồm các nội dung:
+ Những công việc cần phải làm;
+ Thời gian cụ thể;
+ Dự kiến các tình huống phát sinh;
+ Các điều kiện đảm bảo thực hiện giải quyết vụ việc (kinh phí, phương
tiện đi lại…);
+ Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh, thu thập thông tin, xác định
chứng cứ;
-

Báo cáo kế hoạch với Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp để
xin ý kiến chỉ đạo thực hiện. Riêng đối với loại đơn thư tố cáo thì
Ban Thường vụ cùng cấp phải ra quyết định giải quyết tố cáo, nêu
rõ:

+ Giao nhiệm vụ xác minh;
+ Nội dung cần xác minh;
+ Thời gian tiến hành;
+ Quyền hạn, trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh.
c. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan đến vụ việc, bao gồm:
+ Các văn bản, tài liệu mà đơn thư đề cập đến;
+ Các văn bản, tài liệu liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại, tố
cáo;
25



×