Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.32 KB, 77 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tên em là : Lê Phan Hải Sơn
Sinh viên lớp : Kinh tế lao động 51
Trường : Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Sau 4 năm học tập trên ghế nhà trường và một thời gian dài thực tập tại
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam được sự cho phép của khoa Kinh tế và quản lý
nguồn nhân lực và dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Quỳnh An, em đã hoàn thành
chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Trung ương Hội Nông
dân Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012”
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Số liệu, kết quả
nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu do chính em thực hiện dưới sự chỉ đạo
của cán bộ hướng dẫn. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ
luật do khoa và trường đề ra.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Lê Phan Hải Sơn
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO TỈNH BẮC GIANG 3
GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 3
1.3. Chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2008 – 2012 17
1.4. Thực trạng thu hút vốn FDI của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 –
2012 18
1.4.1. Quy mô vốn đầu tư 20


Tình hình cấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư: Tính chung từ
trước đến nay, trên địa bàn Bắc Giang có 100 dự án đầu tư nước ngoài
được cấp phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực và đang
triển khai hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 1.850 triệu USD
(bao gồm vốn đăng ký mới và vốn đăng ký bổ sung). Trong đó có 59
dự án đầu tư trong các khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký là
1.584,2 triệu USD 20
1.4.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực 22
1.4.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác và hình thức đầu tư 26
1.4.4. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI 30
1.5.2. Một số hạn chế trong quá trình thu hút vốn FDI vào tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2008 - 2012 39
CHƯƠNG 2 49
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN 49
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO 49
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020 49
2.1. Cơ hội, thách thức và định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào tỉnh Bắc Giang 49
2.1.4.1. Mục tiêu đầu tư phát triển của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
53
2.2. Một số giải pháp chủ đạo nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 55
2.2.1. Về xây dựng các cơ chế, chính sách, đề án, kế hoạch 55
2.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính 57
2.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu
cầu hội nhập 59
2.2.6. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư 61
2.2.7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, thực hiện các biện pháp
chống chuyển giá 62
2.3. Một số kiến nghị và đề xuất 65

2.3.1. Về cơ chế chính sách 65
2.3.2. Đề nghị trợ giúp tiếp cận thông tin và tổ chức thực hiện công
tác xúc tiến đầu tư 65
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
I. BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ trọng người lao động theo trình độ qua giai đoạn 2000 - 2008
Error: Reference source not found
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP theo từng ngành giai đoạn 2005 – 2008
Error: Reference source not found
Bảng 1.3 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang và cả
nước Error: Reference source not found
Bảng 1.4 Tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Bắc Giang qua các giai đoạn
Error: Reference source not found
Bảng 1.5 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2008 – 2012 Error: Reference source not found
Bảng 1.6 Tổng hợp dự án theo ngành kinh tế Error: Reference source not
found
Bảng 1.7 Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư giai đoạn 2008 - 2012 Error:
Reference source not found
Bảng 1.8 Hình thức đầu tư của các dự án năm 2012 Error: Reference source
not found
II. BIỂU
Biểu 1.1 VĐK và VTH của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2012 Error:
Reference source not found
Biểu 1.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực Error: Reference source not found
Biểu 1.3 Cơ cấu dự án theo ngành kinh tế Error: Reference source not found
Biểu 1.4 Cơ cấu vốn đăng ký theo ngành kinh tế Error: Reference source not
found
Biểu 1.5 Doanh thu của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2008 – 2012 Error:
Reference source not found

Biểu 1.6 Tổng giá trị doanh thu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
qua các giai đoạn Error: Reference source not found
Biểu 1.7 Đóng góp cho ngân sách tỉnh của các dự án FDI giai đoạn 2008 –
2012 Error: Reference source not found
Biểu 1.8 Quy mô vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI Error: Reference
source not found
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU NỘI DUNG
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BOT Hợp đồng xây dựng – kinh doanh và chuyển giao
BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao và kinh doanh
BT Hợp đồng xây dựng và chuyển giao
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
WTO Tổ chức thương mại thế giới
UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển thương mại liên hợp
quốc
VTH Vốn thực hiện
VĐK Vốn đăng ký
KCN, KKT, KCX Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất
UBND Ủy ban nhân dân
NSNN Ngân sách nhà nước
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây, dòng FDI chủ yếu được thực hiện giữa các nước tư bản phát triển
với nhau như một sự trao đổi, và các nước tư bản phát triển sang các nước đang
phát triển như một sự ban ơn. Tuy nhiên, sự ra đời của các nước công nghiệp mới
(NICs) đã khiến cho dòng FDI tăng lên rất mạnh mẽ giữa các nước tư bản phát triển
với NICs, giữa NICs và các nước đang phát triển và giữa các nước tư bản phát triển
với các nước đang phát triển.

Ngày nay, FDI đang ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong trong
sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Như chúng ta đã biết, vốn đầu tư là yếu tố quyết định đối với sự tăng trưởng
kinh tế của mọi quốc gia. Sau hơn 20 năm tiến hành mở cửa, nguồn vốn đầu tư của
Việt Nam đã tăng vượt bậc, nhờ đó mà nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
chuyển biến hết sức mạnh mẽ, và đóng góp một phần không nhỏ trong sự chuyển
mình tích cực của nền kinh tế nước nhà chính là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài - FDI.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, FDI đã đóng góp không
nhỏ vào GDP của cả nước, đồng thời chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu
tư xã hội. FDI cũng gián tiếp làm tăng thêm phần tiết kiệm trong nước bởi tăng thu
nhập của người lao động sẽ khiến khoản tiết kiệm cá nhân tăng thêm, bên cạnh đó,
một phần thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài lại dùng để tái đầu tư, kết quả là thúc
đẩy tăng trưởng đầu tư trong nước. FDI cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực và
tạo ra một lượng lớn việc làm, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu và liên kết các
ngành công nghiệp. Ngoài ra, FDI còn thúc đẩy tính cạnh tranh của sản xuất trong
nước, đẩy mạnh giao lưu, phát triển văn hóa xã hội.
Trước những hiệu quả mà FDI mang lại, Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh
thu hút nguồn vốn đầu tư này. Cùng với sự chuyển mình vươn lên của nền kinh tế
cả nước thì tỉnh Bắc Giang đã và đang chứng tỏ tiềm năng phát triển và phấn đấu
trở thành một trong những tỉnh có có kinh tế phát triển mạnh trên cả nước, đặc biệt
là trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Từ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008-2012” để làm chuyên đề tốt nghiệp. Bài
1
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
viết này tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút FDI vào Bắc Giang giai đoạn 2008-
2012, qua đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi trong giai đoạn 2013-
2020 để hoạt động thu hút FDI đạt hiệu quả cao hơn.
Chuyên đề gồm có 2 phần:

• Chương 1: Thực trạng thu hút vốn FDI vào tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2008 – 2012
• Chương 2: Một số giải pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 – 2020
2
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO TỈNH BẮC GIANG
GIAI ĐOẠN 2008 – 2012.
1.1. Các yếu tố tác động đến khả năng thu hút FDI của tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2008 - 2012
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc,
cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải
Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía
Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp
tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành
phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã,
phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị trấn). Từ đây có thể dễ dàng thông
thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du có đồng bằng xen
kẽ. Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia cắt
mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các khu vực
còn rừng tự nhiên.Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công
nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc ; thuận tiện để chăn
nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du
(chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực.
Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả,
cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.

Do chủ yếu là trung du và miền núi nên địa chất của tỉnh được đánh giá tương đối tốt,
phù hợp với việc xây dựng các khu công nghiệp lớn.
1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.2.1. Tài nguyên khoáng sản
3
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số
loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp như mỏ than đá ở
Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam có trữ lượng khoảng trên 114 triệu tấn,
gồm các loại than antraxit, than gầy, than bùn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ
lượng lớn (107,3 triệu tấn).
Ngoài ra, Bắc Giang có một số loại quặng: Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu
tấn thuộc huyện Yên Thế; quặng đồng khoảng gần 100 tấn ở huyện Lục Ngạn, Sơn
Động; cao-lanh khoảng 03 triệu tấn ở huyện Yên Dũng. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn
về khoáng sét sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng
khoảng 360 triệu m
3
, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên
Thế, Hiệp Hoà; trong đó, có 100 triệu m
3
sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên
và sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.
1.1.1.2.2. Tài nguyên nước
Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài
347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước
ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng
cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.
- Sông Cầu: Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc
Giang có chiều dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông
Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m

3
, hiện
nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân
Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên.
- Sông Lục Nam: Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy
qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu
chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước
hàng năm khoảng 1,86 tỷ m
3
. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng
khoảng 170 công trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn
Động, Lục Ngạn, Lục Nam.
- Sông Thương: Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông
Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m
3
, trên
sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho
4
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc
Giang.
- Các hồ lớn: Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần
5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn, trữ
lượng nước khoảng 307 triệu m
3
; hồ Suối Nứa, trữ lượng khoảng 6,27 triệu m
3
; hồ
Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3; hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu

m
3
và hồ Suối Mỡ, trữ lượng khoảng 2,024 triệu m
3

- Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,33
tỷ m
3
/năm, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước
tưới trong nông nghiệp.
1.1.1.2.3. Tài nguyên đất
Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp,
110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại
khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích
lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên. Nguồn tài nguyên đất được chia làm
6 nhóm đất chính:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 50.246 ha, chiếm 13,14% diện tích đất
tự nhiên. Loại đất này được phân bố chủ yếu ở vùng địa hình bằng phẳng ven các
sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với các loại cây
nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.
- Nhóm đất bạc màu: Diện tích khoảng 42.897 ha, chiếm 11,22% diện tích
đất tự nhiên, là loại đất bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở các huyện: Việt
Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa. Đây là nhóm đất bằng, nghèo đạm, lâm, giàu ka-li, tơi,
xốp, thoát nước tốt, thích hợp với các loại cây lấy củ, hạt như: Khoai tây, khoai
lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích khoảng 6.546 ha,
chiếm 1,71% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng
nhỏ, kẹp giữ các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản
phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất nên thường có độ phì khá, rất
thích hợp với các loại cây trồng như: Ngô, đậu, đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 241.358 ha, chiếm 63,13% diện tích
đất tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc
5
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Giang. Loại đất này thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá
trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008 ha, chiếm 0,27% diện tích
đất tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp tỉnh Thái
Nguyên.
- Nhóm đất xói mòn: Diện tích khoảng 18.809 ha, chiếm 4,92% diện tích đất
tự nhiên. Loại đất này có đặc điểm là tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện
tích đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất
tự nhiên.
1.1.1.2.4. Tài nguyên du lịch
Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ: Thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện
Lục Nam, cách thành phố Bắc Giang 30km, cách thủ đô Hà Nội 80km. Quần thể di
tích, thắng cảnh Suối Mỡ có các ngôi đền: Đền Hạ, ĐềnTrung, Đền Thượng đều thờ
Thường Ngàn Thánh Mẫu. Với phong cảnh hữu tình, lại có những nhiều di tích có
giá trị hàng ngàn năm lịch sử, là thế mạnh để Suối Mỡ trở thành khu du lịch sinh
thái - văn hóa đặc sắc.
Khu du lịch hồ Khuôn Thần: Từ thành phố Bắc Giang đi ngược lên vùng
Đông Bắc khoảng 40 km, rẽ trái 9km là tới khu du lịch Khuôn Thần, (Lục Ngạn).
Hồ Khuôn Thần có diện tích 140 ha, có 5 đảo được trồng thông từ năm 1997. Xung
quanh hồ là vùng núi có diện tích 2.283 ha, có khoảng 800 ha rừng (trong đó rừng
tự nhiên 300 ha, rừng trồng, rừng tái sinhvà đồng Cỏ 500ha). Khuôn Thần là vùng
đất lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá của dân tộc thiểu số như Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng,
Tày với những điệu hát soong hao, si, lượn nơi đây còn có đền Từ Mã, thờ danh
tướng đời Trần đã được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá. Cùng với khu du lịch

Khuôn Thần thì du lịch sinh thái vườn đồi Lục Ngạn sẽ tạo thêm sự thích thú cho du
khách bởi những trái ngọt và mầu xanh của vườn đồi. Khuôn Thần rất thích hợp với
nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt là du lịch thể thao như
chèo thuyền, lướt ván…
Rừng nguyên sinh Khe Rỗ: Nằm trên địa phận xã An Lạc, huyện Sơn Động
có diện tích 7.153ha, trong đó rừng tự nhiên là 5.092ha và rừng trồng là 111 ha.
6
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu nhất không chỉ của Bắc Giang mà còn điển
hình cho cả vùng Đông Bắc Việt Nam.Nơi đây có hệ động thực vật phong phú. Việc
đi lại trong khu bảo tồn này không dễ dàng, phải đi theo đường mòn vắt qua các
sườn núi, hoặc đi bộ qua các khe suối. Vì vậy nó thực sự là một điểm du lịch hấp
dẫn với những du khách thích mạo hiểm và muốn khám phá sự kỳ thú của thiên
nhiên hoang dã.
Khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử: Có diện tích16.466 ha, chủ yếu rừng
nguyên sinh của vùng Đông Bắc Việt Nam có hệ động thực vật rừng nhiệt đới rất
phong phú và đa dạng. Nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam đang có nguy cơ
tuyệt chủng, nhiều loại thực vật quý hiếm. Khu du lịch được ưu đãi thừa hưởng
vùng khí hậu bốn mùa mát mẻ cùng những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hoang
dã do thiên nhiên ban tặng như: Thác Giót, Suối nước Vàng, bãi đá Rạn, cây Trò
nâu vợ chồng ( Lục Sơn- Lục Nam)…
Về du lịch văn hóa lịch sử:
Bắc Giang có tới trên 2.000 di tích và hàng ngàn lễ hội truyền thống trải
khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tiêu biểu là một số di tích như:
Di tích thành cổ Xương Giang:
Trong cuộc đấu tranh chống giặc phương bắc ở thể kỷ 15, trận đánh Cần
Trạm- Xương Giang đã tiêu diệt 10 vạn quân Minh, chôn vùi mộng xâm lăng của
các đạo quân xâm lược đã mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm, mở ra kỷ
nguyên thái bình cho dân tộ. Di tích nằm ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang,
nhưng do thời gian và chiến tranh phá hủy nên dấu tích của Thành cổ Xương Giang

trên bề nổi không còn nữa, chỉ còn lại bốn tấm bia được dựng tại bốn khu vực cổng
thành năm xưa. Tương lai đây sẽ là điểm du lịch thu hút nhiều khách thăm quan bởi
giá trị văn hóa lịch sử và vị trí thuận lợi của di tích.
Khu Di tích lịch sử cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
Cách thành phố Bắc Giang khoảng 30km về phía Đông Bắc, khu di tích nằm
tại địa phận của Thị trấn Cầu Gồ. Đây là nơi dấy binh khởi nghĩa của người anh
hùng áo vải Hoàng Hoa Thám đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi thực dân
Pháp xâm lược trong suốt 30 năm. Đến nay di tích lịch sử này còn lưu giữ được
nhiều hiện vật quý hiếm tại nhà trưng bày Hoàng Hoa Thám.
7
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Chùa Đức La: hay còn được gọi là Vĩnh Nghiêm Tự nằm cách Thành phố
Bắc Giang 23 km về phía Đông Nam, chùa toạ lạc trên một đối thấp nhìn ra ngã ba
Phượng Nhỡn là nơi hợp lưu của sông Thương và sông Lục Nam, phía trước và sau
chùa là dãy núi Nham Biền và Huyền Đinh án ngữ. Chùa Đức La là trung tâm phật
giáo lớn từ thời Trần, lịch sử của chùa Đức La gắn liền với vị vua Trần Nhân Tông,
là nơi đào tạo các tăng ni phật tử trong cả nước. Chùa Đức La còn thờ 3 vị Trúc
Lâm Tam Tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Lễ hội chùa La được
tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội
truyền thống tiêu biểu ở huyện Yên Dũng nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói
chung. Lễ hội chùa La thu hút đông đảo khách thập phương về dự. Với những giá
trị nổi bật đó, năm 1964 chùa Đức La được Nhà nước xếp hạng là di tích Lịch sử
-Văn hoá cấp quốc gia.
Đình Lỗ Hạnh:
Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hoà, đây là một trong những
ngôi đình có niên đại cổ xưa nhất Bắc Giang và cả nước (thế kỷ XVI). Du khách
đến với đình Lỗ Hạnh có thể tận mắt ngắm nhìn những bức chạm khắc vô cùng tinh
xảo và chiêm ngưỡng bức tranh Bát Tiên, đây là một trong những bức tranh quý
hiếm còn lưu giữ lại đến ngày nay và là hiện vật rất có giá trị trong lịch sử nghệ
thuật Việt Nam. Đình Lỗ Hạnh thờ Phương Dung công chúa và đức thánh Cao Sơn.

Đây là 2 vị thần có công giúp vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, Nhân dân ghi
nhớ công ơn và lập hai vị làm thành hoàng. Đình Lỗ Hạnh được Nhà nước xếp hạng
là di tích cấp quốc gia năm 1990 ( thuộc loại hình di tích Kiến trúc - Nghệ thuật )…
Cụm di tích Tiên Lục:
Cụm di tích Tiên Lục thuộc xã Tiên Lục huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Từ thành phố Bắc Giang theo quốc lộ 1A khoảng 10km đến Thị trấn Vôi, rẽ theo
tay trái khoảng 10 km theo đoạn đường Vôi-Tiên Lục là du khách đến với cụm di
tích. Nổi bật trong cụm di tích Tiên Lục là cây Dã hương ngàn năm tuổi rủ bóng
xuống ngôi đình Viễn Sơn. Ngoài ra còn có chùa Quang Phúc, đình Thuận Hoà.
Toàn bộ các di tích này đều có niên đại xây dựng vào khoảng thời Nhà Lê (thế kỷ
XVIII), đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trong nội thất các di tích. Chùa
Quang Phúc thờ phật còn lại đình Viễn Sơn, đình Cây Bàng, đền Thánh Cả đều thờ
đức thánh Cao Sơn và Quý Minh. Năm 1989 quần thể di tích Tiên Lục cùng cây Dã
hương đã được tỉnh Bắc Giang xếp hạng là Cụm di tích Kiến trúc- Nghệ thuật
8
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Bắc Giang còn được du khách biết đến qua những làn điệu dân ca mượt mà,
đằm thắm như hát quan họ, hát then, hát soong hao, hát sli, hát lượn …đã làm nên
những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Nhưng làn điệu dân ca được
nhiều du khách đặc biệt yêu thích vẫn là hát quan họ. Quan họ Kinh Bắc có 49 làng
cổ, trong đó huyện Việt Yên thuộc Bắc Giang có 5 làng gồm Hữu Nghi, Giá Sơn,
Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ. Đây là vốn văn hóa quý của vùng Kinh Bắc nói riêng,
của cả nước nói chung.
Đến Bắc Giang, du khách không chỉ được thăm quan thắng cảnh, các di tích
lịch sử văn hóa, được tận hưởng những không gian văn hóa phong phú, du khách
còn không thể bỏ qua những sản phẩm làng nghề riêng có của vùng đất này, đó là
rượu làng Vân (Việt Yên), thứ rượu trong vắt được nấu bằng gạo ngon với nguồn
nước Sông Cầu, cùng với Bánh đa Kế ( TP Bắc Giang ) đã tạo nên nét đẹp ẩm thực
cho quê hương Bắc Giang. Và đó chính là một đặc sản mà du khách nào cũng muốn
mang làm quà sau chuyến du lịch về với Bắc Giang.

1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Nguồn nhân lực
Tính đến cuối năm 2007, dân số Bắc Giang là hơn 1.569,5 triệu người, có
trên 20 dân tộc, trong đó: Dân tộc kinh chiếm đa số (88%), còn lại các dân tộc thiểu
số khác chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán dìu (1,77%), Hoa
(1,2%), Sán cháy (1,67%)
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có 1.021 nghìn người, chiếm
70,7%, đây là tiềm năng và lợi thế cùa tỉnh. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của
xã hội, tỷ trọng người lao động chưa qua đào tạo trong thành phần lao động tham
gia các ngành kinh tế quốc dân giảm dần, người lao động qua đào tạo các trình độ
và đặc biệt là người lao động có trình độ từ đại học trở lên tăng cao với tốc độ
tương đối nhanh. Cụ thể như sau:
9
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Bảng 1.1 Tỷ trọng người lao động theo trình độ qua giai đoạn 2000 - 2008
Năm
Trình độ
lao động
2000 2005 2008
Chưa qua đào tạo 85% 76% 67%
Cao đẳng 0.94% 1.4% 1.78%
Đại học và trên đại học 1.81% 2.39% 2.87%
(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang)
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên, số người
không biết chữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động trong ngành
kinh tế giảm dần từ 41.145 người năm 2005 xuống còn 32.255 người năm 2008,
những người này chủ yếu là làm việc ở khu vực nông thôn, số người có trình độ học
vấn tốt nghiệp THPT tăng từ 192.787 người năm 2005, lên 211.057 người năm 2008.
Bắc Giang được đánh giá là địa phương có hoạt động giáo dục phát triển vào

loại khá trong cả nước. Hàng năm, Bắc Giang có số học sinh thi đỗ vào các trường
cao đẳng, đại học khá cao, đạt tỷ lệ đỗ từ 35 - 45% số học sinh dự thi, năm 2008 có
khoảng 1 vạn em. Trên địa bàn tỉnh có 4 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp, 82
cơ sở đào tạo nghề; định hướng đến 2020 sẽ nâng cấp Trường Cao đẳng Ngô Gia
Tự, Trường Cao đẳng Nông lâm thành 2 trường đại học; Thành lập Trường Cao
đẳng Công nghệ Việt - Hàn và định hướng nâng cấp thành Trường đại học Công
nghệ - kỹ thuật, nâng cấp Trường Trung học y tế, Trường Trung học Kinh tế- Kỹ
thuật và Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành các trường cao đẳng; tỷ lệ
lao động qua đào tạo lên 60% vào năm 2020.
1.1.2.2. Truyền thống văn hoá
Nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, Bắc Giang được đánh
giá là địa danh có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Hai di sản hát Quan
họ và Ca trù trên địa bàn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới.
Có 341 điểm di tích văn hoá được xếp hạng như: khu di tích lịch sử Hoàng Hoa
Thám, chùa Đức La, chùa Bổ Đà, khu di tích Đình chùa Tiên Lục và cây Dã Hương
10
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
ngàn năm tuổi, v.v. những điểm này rất hấp dẫn khách tham quan và nghiên cứu.
Hàng năm có hàng trăm lễ hội dân gian diễn ra trên địa bàn, mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc. Con người Bắc Giang hiền hậu, mến khách, trọng nghĩa tình, luôn khát
khao phát triển.
1.1.2.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
1.1.2.3.1. Hệ thống giao thông
Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng với 3 loại hình: đường
bộ, đường sông và đường sắt được phân bố hợp lý.
Hệ thống đường bộ: gồm Quốc lộ (278 km), đường tỉnh lộ (390 km), đường
huyện (562,36 km), đường đô thị (32,47 km), đường xã (2.190,82 km). Quốc lộ 1A
mới đã hoàn thành, nối với nhiều tuyến nội tỉnh, tạo ra những vị trí thuận lợi cho
việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Trong tương lai gần, QL-1A, đoạn Lạng
Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh sẽ được xây dựng thành đường cao tốc, tạo cơ sở phát

triển cho hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh.
Hệ thống đường sắt: Bắc Giang có 2 tuyến đường sắt quan trọng chạy qua, đó là
tuyến Hà Nội - Lạng Sơn (thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam, thông thương sang Trung
Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan) và tuyến Lưu Xá - Kép - Quảng Ninh (thuộc
tuyến Thái Nguyên - Quảng Ninh) nối các tỉnh nội địa với các cảng biển.
Hệ thống đường sông: Ba con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông
Thương, sông Cầu, sông Lục Nam - nằm trong hệ thống sông Thái Bình, tạo nên
một mạng lưới giao thông thuỷ thuận tiện. Bắc Giang có hệ thống cảng phục vụ
tương đối tốt, đang triển khai xây dựng cảng container Đồng Sơn (cách TP Bắc
Giang khoảng 6 km) và một số kho ngoại quan, cảng nội địa tạo thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu. Đặc biệt trong quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép quy
hoạch xây dựng cảng ICD (Inland Clearance Depot) hay còn gọi là cảng cạn của
tuyến hành lang kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Cùng với vị trí thuận lợi, ba hệ thống giao thông tạo cho Bắc Giang có lợi
thế nổi trội trong việc liên kết vùng, từ Bắc Giang có thể dễ dàng thông thương với
các vùng kinh tế trọng điểm trong nước và quốc tế.
1.1.2.3.2. Hệ thống cấp điện, nước, thông tin
11
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Hệ thống lưới điện Quốc gia được kéo đến từng xã, bao gồm các cấp điện áp
220, 110, 35, và 22KV. Theo quy hoạch, đang chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm các
trạm biến áp của đường truyền tải 500 KV Sơn La- Hiệp Hoà. Hiện nay, Bắc Giang
đã hoàn thiện đưa vào hoạt động nhà máy nhiệt điện Sơn Động công suất 220MW
và đang xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Nhà máy nhiệt điện Bắc
Giang công suất 600 MW. Hệ thống điện lực đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống
nhân dân.
Hệ thống cấp nước sạch đã được đầu tư và đáp ứng yêu cầu sử dụng nước
cho các khu đô thị, khu công nghiệp

Hệ thống Bưu chính Viễn thông được chú trọng đầu tư và không ngừng phát
triển, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin. Hiện tại, sóng điện thoại di động đã được
phủ hầu hết địa bàn tỉnh, điện thoại kết nối được đến tất cả các xã với 1,73 triệu thuê
bao, đạt mật độ 108,3 máy/100 dân và gần 46,7 nghìn thuê bao Internet, dịch vụ
Internet tốc độ cao (ADSL) đảm bảo cung cấp đến 2/3 số xã; dịch vụ kênh thuê riêng
(Leased Line) đảm bảo cung cấp đến trung tâm các huyện, thành phố, các khu cụm
công nghiệp, khu dân cư tập trung. 100% xã, phường, thị trấn có điểm bưu điện phục
vụ, dịch vụ bưu chính như: dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, bưu phẩm, bưu kiện
trong nước và quốc tế; bưu chính uỷ thác; bưu phẩm không địa chỉ; điện hoa; dịch vụ
chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện vv được mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
1.1.2.3.3. Hệ thống thương mại - dịch vụ - y tế
Hệ thống thương mại nội tỉnh phân bố đều khắp đến huyện và đến các xã,
góp phần đẩy nhanh lưu thông hàng hoá. Hệ thống tín dụng ngân hàng, bảo hiểm
ngày càng phát triển, đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Toàn tỉnh có 16 bệnh viện, trong đó tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa và 5
bệnh viện chuyên khoa bao gồm: phụ sản, y học cổ truyền, tâm thần, lao và bệnh
phổi, điều dưỡng và phục hồi chức năng, còn lại 9 bệnh viên đa khoa tuyến huyện.
100% xã, phường của tỉnh đã có trạm y tế, với quy mô mỗi trạm có 4-6 cán bộ.
1.1.2.4. Tình hình kinh tế xã hội
Khi tiến hành đầu tư, nhà đầu tư rất quan tâm đến tình hình kinh tế xã hội
của địa phương đó. Một địa phương có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững với tiềm
năng phát triển lớn sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền kinh tế
với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định đồng nghĩa với việc đời sống người dân được
12
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
nâng lên, các yếu tố về cải thiện môi trường đầu tư quốc tế cũng được quan tâm
đúng mức…Điều này giúp dự án triển khai thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao
hơn. Dưới đây là một số nét chính trong tình hình kinh tế xã hội của Bắc Giang
trong giai đoạn 2005 – 2008:
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP theo từng ngành giai đoạn 2005 – 2008

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Bình quân
giai đoạn
Nông-Lâm-Ngư
nghiệp
3.1 3.3 3.2 2.6 3
Công nghiệp -
Xây dựng
16.7 21.5 23 17.4 17.7
Dịch vụ 9.1 9.7 9.5 9.8 9.4
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế xã hội hằng năm của tỉnh Bắc Giang)
Có thể thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng
ngành kinh tế tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực. Giảm tỉ trọng của ngành
nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Chiều hướng
này diễn ra theo đúng định hướng của tỉnh Bắc Giang. Điều đó cho thấy tỉnh đã
kiểm soát được vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Quan sát nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang và cả
nước có thể thấy được rõ hơn điều này.
13
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Bảng 1.3 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang và cả nước
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Nhịp độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2005 – 2008 (%)
Cả nước Bắc Giang
GDP 7.02 9.04
Khu vực nông nghiệp 3.35 2.64
Khu vực công nghiệp 7.96 17.94
Khu vực dịch vụ 7.73 9.86

Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế (%)
GDP 100 100
Khu vực nông nghiệp 20.58 32.5
Khu vực công nghiệp 41.1 33.6
Khu vực dịch vụ 38.32 33.9
(Nguồn: Tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Bắc Giang)
Trong giai đoạn 2005 – 2008, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá và
chuyển dịch đúng hướng, sản xuất kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực tiếp tục
phát triển.
Định hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cho thấy khả năng
tỉnh sẽ đưa ra các chính sách ưu tiên các dự án FDI vào ngành công nghiệp và dịch
vụ. Từ đó tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào hai ngành này.
Thực tế cho thấy, công nghiệp vẫn là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển
nhất của tỉnh Bắc Giang, phát huy những lợi thế đó, ngành công nghiệp đã duy trì
và giữ vững vị trí dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
14
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
1.2. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang
Đầu tư chính là chìa khoá trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh nhất thiết phải đầu tư thoả đáng. Điều
đó càng đúng với các vùng có xuất phát điểm thấp, phát triển kinh tế từ nông
nghiệp, nghèo nàn lạc hậu. Bắc giang cũng không năm ngoài quy luật này.
Để đạt được mục tiêu về tăng bình quân GDP đầu người, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo khuynh hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đạt được nhịp độ tăng
trưỏng kinh tế như dự báo thì vấn đề bức xúc hiện nay đặt ra cho Bắc Giang là đầu
tư phát triển của tỉnh.
Uu thế về điều kiện tự nhiên giúp Bắc Giang có cơ hội để phát triển kinh tế,
cả về nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ du lịch.
Về nông nghiệp: Với diện tích chủ yếu dành cho sản xuất nông nghiệp, tỉnh
Bắc Giang có ưu thế về các loại sản phẩm nông nghiệp, như hoa quả, động vật nuôi,

các loại gỗ quý. Đường giao thông đi lại thuận lợi, có thể giao lưu buôn bán các sản
phẩm nông nghiệp với các tỉnh bạn, đặc biệt là thông qua đường biên giới tỉnh Lạng
sơn có thể xuất khẩu sản phẩm nông sản chế biến sang Trung Quốc - một thị trường
rộng lớn đang được khai thác trong những năm gần đây.
Về công nghiệp: Với một số lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên đất và nước, cùng với nguồn nhân công dồi dào, Bắc Giang có đủ điều kiện
để có thể phát triển các khu công nghiệp chuyên về may mặc, điện tử…
Về du lịch: Tiềm năng du lịch, dịch vụ của tỉnh cũng rất lớn. Vì vậy trong
những năm qua Bắc Giang đã không ngừng đầu tư vào các khu du lịch sinh thái,
như thắng cảnh khuôn thần - Lục Ngạn, thắng cảnh Suối mỡ - Lục Nam tạo điều
kiện để thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nơi
có thể phát triển thành khu du lịch sinh thái có thể thu hút khách du lịch và điều này
đòi hỏi phải đầu tư vào ngành du lịch.
Thu hút FDI vào tỉnh Bắc Giang là hết sức cần thiết, tuy nhiên một số yêu
cầu vẫn phải được đảm bảo:
• Đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
Thu hút FDI phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Không chỉ thu hút
FDI theo mặt lượng nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư, mà hoạt động thu
15
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
hút FDI phải dựa trên cơ sở quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh, tập trung
vào các ngành mũi nhọn nhằm tận dụng các thế mạnh của tỉnh, phát huy tác dụng
lan tỏa, lôi kéo các ngành khác cùng phát triển. Hoạt động của các doanh nghiệp
FDI cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề an toàn lao động…
• Thống nhất lợi ích của địa phương và lợi ích quốc gia.
Lợi ích của địa phương thể hiện các khía cạnh: Tăng trưởng kinh tế địa
phương, tăng thu ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động
địa phương, ổn định trật tự an ninh địa phương, an toàn môi trường, đảm bảo lối
sống văn hóa lành mạnh, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống.
Khi tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh những lợi ích to lớn chúng ta

cũng phải trả giá một số mặt nhất định như: Thị trường trong nước bị chia sẻ, thu
hẹp; doanh nghiệp trong nước không chịu nổi sức ép cạnh tranh dẫn tới phá sản; tài
nguyên khoáng sản quốc gia bị khai thác; lao động bị tận dụng thậm chí có nơi bị
bóc lột sức lao động…Vấn đề phải tính là nguồn lợi thu được từ tiếp nhận vốn FDI
với cái giá phải trả để đạt được hiệu quả cao nhất.
Quy hoạch của địa phương cần thống nhất với quy hoạch quốc gia, đảm bảo
được quá trình thu hút FDI của tỉnh không xâm phạm đến lợi ích quốc gia nhất là về
các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…
• Đa dạng hóa các ngành nghề.
Giai đoạn vừa qua, FDI vào tỉnh Bắc Giang chủ yếu tập trung vào ngành
công nghiệp. Số lượng các dự án FDI vào ngành dịch vụ vẫn thấp. Đặc biệt ngành
nông – lâm – ngư nghiệp thì rất thấp. Vì vậy, tỉnh Bắc Giang khuyến khích các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dịch vụ nhiều hơn (ngành nông – lâm – ngư
nghiệp thì chỉ khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực). Theo quan điểm này, tỉnh
Bắc Giang chủ trương đa dạng hóa và mở rộng phạm vi các ngành nghề thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác tốt các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế -
xã hội. Tỉnh Bắc Giang đặc biệt ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ cao, các
dự án sử dụng nhiều lao động địa phương và sản xuất sản phẩm xuất khẩu chiếm tỉ
lệ cao trong tổng số sản phẩm…
Như vậy nhu cầu đầu tư vào tỉnh Bắc Giang là rất cao, kể cả về mặt khách
quan lẫn chủ quan. Về mặt chủ quan do tỉnh còn nghèo, cơ sở vật chất kỹ thuật,
cũng như cơ sở hạ tầng còn hạn chế, việc tăng cường đầu tư phát triển nâng cao đời
16
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
sống kinh tế xã hội là điều tất yếu, đó cũng là xu hướng chung của nước ta hiện nay.
Về mặt khách quan do tỉnh thực hiện kinh tế mở hướng ra bên ngoài, nguồn nhân
lực dồi dào, cùng các tiêm lực sẵn có thì việc đầu tư từ bên ngoài vào để kiếm lời là
cũng là điều tất yếu khách quan, tuân theo quy luật của thị trường. Tuy nhiên, vấn
đề được đặt ra ở đây là làm sao kết hợp giữa khách quan và chủ quan để tạo ra bước
nhảy vọt tạo đà phát triển lâu dài cho tỉnh.

Trong thời gian tới theo xu hướng chung của đất nước và sẵn có những thế
mạnh riêng của mình, Bắc Giang sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhưng việc tiếp
nhận và hấp thụ vốn đầu tư đó theo cách nào lại là vấn đề đặt ra cần được giải quyết.
Đầu tư vào tỉnh phải ngay từ bước đầu giải quyết được những mất cân đối
lớn về cơ cấu, giải quyết những khó khăn về đời sống của tỉnh, đặc biệt là khu vực
nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phải nâng cao mức sống cũng như trình
độ dân trí của người dân.
Tóm lại, Bắc Giang đang đứng trước những cơ hội mới và thử thách mới,
tỉnh Bắc Giang cần giải quyết những khó khăn và sử dụng lợi thế so sánh của mình,
bổ sung những hạn chế, đẩy nhanh tăng cường hoà nhập kinh tế, hoà nhập vào xu
thế chung của đất nước.
1.3. Chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2008 – 2012
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong giai đoạn 2008 –
2012, Bắc Giang ngoài việc khắc phục những hậu quả của khủng hoảng kinh tế thì
tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút các
nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Trong giai đoạn này, Bắc Giang chủ trương đa dạng hóa các đối tác đầu tư
và lĩnh vực đầu tư. Phấn đấu quy mô trung bình đạt 8,18 triệu USD/1 dự án. Nhanh
chóng đẩy mạnh triển khai và hoàn thiện một số dự án có quy mô lớn như: Dự án
Nhà máy sản xuất mắt thần quang học và các sản phẩm, linh kiện liên quan của
Công ty TNHH Linh kiện điện tử SANYO HQ Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 95
triệu USD; Dự án Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Vân
Trung của Công ty TNHH một thành viên FUGIANG thuộc Tập Đoàn Hồng Hải,
vốn đăng ký 85,2 triệu USD; Dự án Sản xuất, phân phối, nghiên cứu phát triển các
sản phẩm thiết bị điện tử của Công ty TNHH Fuhong Prescision Component Bắc
17
Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
Giang thuộc Tập đoàn Hồng Hải, tổng vốn đăng ký 33 triệu USD; Dự án Nhà máy
sản xuất vật liệu hợp kim màu của Công ty TNHH Vật liệu hợp kim PowerWay

Việt Nam, vốn đăng ký 18,5 triệu USD
Giai đoạn này, tỉnh Bắc Giang chú trọng thu hút FDI vào các địa bàn đầu tư
tiềm năng (bao gồm cả các khu công nghiệp) như: huyện Việt Yên - trước đó đang
là địa phương có nhiều dự án đầu tư nhất với 34 dự án, chiếm 44,7%, tiếp đến là
huyện Yên Dũng với 12 dự án, chiếm 15,7%, thành phố Bắc Giang 10 dự án, chiếm
13,1%, Tân Yên 7 dự án, chiếm 9,2%, Lạng Giang 5 dự án, chiếm 6,5%, Hiệp Hòa
3 dự án, Lục Nam và Lục Ngạn cùng có 2 dự án, Sơn Động 1 dự án. Đồng thời, chú
trọng vào các lĩnh vực đầu tư mà tỉnh có nhiều thế mạnh như: Lĩnh vực đầu tư chủ
yếu là công nghiệp, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực khai khoáng và kinh doanh bất
động sản.
Về đối tác đầu tư: tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ 9 nước và vùng
lãnh thổ đã và đang đầu tư vào tỉnh Bắc Giang, chủ yếu là các nước Châu Á.
Ở giai đoạn trước đó, trong số các đối tác đầu tư vào tỉnh Bắc Giang, Hàn
Quốc là nước có số dự án đăng ký đầu tư nhiều nhất với 33 dự án chiếm 43,4 tổng
số dự án, với tổng vốn đăng ký 92,5 triệu USD, chiếm 21,1%; Trung Quốc có 23 dự
án, chiếm 30,2%, với tổng vốn đăng ký 146,3 triệu USD, chiếm 33,3%; Nhật Bản
có 5 dự án, tổng vốn đăng ký 23,4 triệu USD; Đài Loan có 9 dự án đăng ký, vốn
đăng ký 143,08 triệu USD; còn lại là các nước khác như: Singapo, Anh, Thái Lan,
Srilanka, Newzealand với 6 dự án, tổng vốn đăng ký 32,9 triệu USD. Do đó, tiếp
tục duy trì và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ những nước này, đồng thời cần tập
trung thu hút các dự án của các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ cao, công
nghệ sạch, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu như: Nhật Bản và các đối tác từ EU.
1.4. Thực trạng thu hút vốn FDI của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2012
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nay là Luật Đầu tư là một trong những
đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) tại Việt Nam đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của khu vực
kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam trong gần 25 năm qua.
Đối với Bắc Giang, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời và có hiệu lực
năm 1987, đến năm 1992 mới có dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên đầu tư
18

Chuyên đề thực tập Khoa: Đầu tư
vào tỉnh theo hình thức doanh nghiệp liên doanh, với số vốn đăng ký 792.500 USD.
Qua các giai đoạn, nguồn vốn này đã có nhiều thay đổi.
Bảng 1.4 Tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Bắc Giang
qua các giai đoạn
Giai đoạn Số dự án
Tổng VĐK
(Triệu USD)
Quy mô Đối tác
1999 – 2007 22 45.2 Chủ yếu là quy
mô nhỏ
Trung Quốc
(chiếm 47% số
dự án), Đài
Loan,
Newzealand,
Hàn Quốc
2008 – 2012 85 794.67 Quy mô vừa
và nhỏ
Đa dạng hơn:
Trung Quốc,
Đài Loan,
Newzealand,
Hàn Quốc,
Nhật Bản,
Singapore
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang)
Bảng trên đã thể hiện một cách tổng quát nhất về thực trạng thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang trước và trong giai đoạn nghiên cứu, Cụ
thể như sau:

19

×