Tải bản đầy đủ (.ppt) (104 trang)

Bài giảng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.76 KB, 104 trang )

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG

Giảng viên: ThS. Lê Minh Tuấn


Mục tiêu bài giảng
Kiến
thức

Giúp học viên nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
ĐCSVN về công tác KT,GS và kỷ luật đảng

Kỹ
năng

Nâng cao kỹ năng nắm bắt, phân tích, xử lý
các tình huống thực tiễn công tác KT,GS và kỷ
luật của Đảng

Thái
độ

Có nhận thức, thái độ đúng đắn, đầy đủ và
Trách Nhiệm cao đối với công tác KT,GS và
kỷ luật của Đảng


I. QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG


1. Quan niệm
a. Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh
đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá,
kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy,
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm
tra. Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới
và đảng viên.


Chủ thể kiểm tra gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở; cấp uỷ, ban
thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở trở lên.
- Uỷ ban kiểm tra, các ban đảng, văn phòng cấp uỷ, cơ
quan UBKT.
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn


Đối tượng kiểm tra gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, thường trực cấp uỷ trên
cơ sở trở lên
- Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của
cấp uỷ
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng viên


1. Quan niệm

b. Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi,
xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp
ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát
chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới
và đảng viên. Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm
vụ giám sát theo sự phân công.
Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát
theo chuyên đề.
Giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp.


Chủ thể giám sát gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở trở
lên.
- Uỷ ban kiểm tra, cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp
uỷ


Đối tượng giám sát gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, thường trực cấp uỷ trên
cơ sở trở lên
- Uỷ ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của
cấp uỷ
- Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng viên



2. Vị trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát


Tư tưởng của V.I.Lênin về
vai trò công tác kiểm tra, giám sát
• + Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát là một công cụ hữu hiệu và
là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức
đảng, cơ quan nhà nước.
• + Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì những người
cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm tra, kiểm soát.
• + Người nhấn mạnh, mọi ý kiến và sự chỉ dẫn mặc dầu rất quan
trọng, nhưng không thể thiếu được việc tổ chức, kiểm tra, giám sát
trong thực tiễn để biến lời nói thành hành động.
• + Khi Đảng cộng sản cầm quyền thì nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm
của sự lãnh đạo tổ chức thực hiện phải chuyển “từ việc soạn thảo
các sắc lệnh, mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra việc
chấp hành”. Và V.I.Lênin cho rằng, mấu chốt của toàn bộ công tác,
của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về
vai trò công tác kiểm tra, giám sát
Trong tác phẩm “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo
cần thực hành ngay”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “chính
sách đúng là nguồn gốc thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi
đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh.
Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc
thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công
việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra.
Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng

vô ích”


3. Mục đích công tác kiểm tra, giám sát


Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhằm
góp phần phục vụ công tác xây dựng Đảng


Tư tưởng của V.I.Lênin về
mục đích công tác kiểm tra, giám sát
Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất của công tác kiểm tra, giám sát
là nhằm:
+ Hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng (bao gồm các khâu: Ra
quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát);
+ Phát hiện người tốt việc tốt
+ Ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng
+ Góp phần thực hiện có kết quả cao nhất các nghị quyết đã đề ra
+ Xây dựng, cũng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn
thể chính trị - xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.
V.I.Lênin cho rằng: ý nghĩa và tác dụng lớn nhất của công tác kiểm
tra, giám sát là để sửa chữa, uốn nắm công việc, ngăn ngừa thiếu
sót và sai lầm.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về
mục đích công tác kiểm tra, giám sát

+ Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục đích của công tác kiểm tra, giám sát là

giúp cho các cấp uỷ đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo, chất
lượng của các nghị quyết, chỉ thị...
+ Các cấp, các ngành nếu tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát thì
cũng như “ngọn đèn pha” bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm
và khuyết điểm chúng ta đều biết rõ.
+ Kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất
lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giúp đỡ
sửa chữa mà còn khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn
của nhân dân, củng cố uy tín của Đảng trước quần chúng.
+ Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên với cán bộ
làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương
mẫu tốt cho nhân dân.


II. YÊU CẦU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG


2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
a. Dựa vào tổ chức đảng: Tổ chức đảng là cơ quan lãnh
đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Có dựa vào tổ
chức đảng thì chủ thể kiểm tra mới nắm được tình hình,
điều kiện, hoàn cảnh, khó khăn, thuận lợi, ưu khuyết điểm
của đối tượng được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận
một cách chính xác.
Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của
công tác kiểm tra, giám sát vừa là vấn đề có tính nguyên
tắc trong công tác xây dựng Đảng.



2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
b. Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng
viên: Tổ chức đảng được thành lập theo quy định của Điều
lệ Đảng, đảng viên tự nguyện gia nhập Đảng, vì vậy tổ
chức đảng và đảng viên phải tự giác chấp hành Cương
lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và nhiệm vụ được giao. Tự giác là bản chất
của Đảng. Do vậy, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, cần coi
trọng và phát huy tinh thần tự giác tự phê bình của đối
tượng được kiểm tra để nhận rõ ưu khuyết điểm, vi phạm
để có cơ sở kết luận chính xác.


2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
c. Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng:
Một trong những phương châm xây dựng Đảng là tổ chức,
động viên quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần
kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức đảng, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất của cán bộ,
đảng viên.


2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
d. Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh: Yêu cầu cơ bản
của công tác kiểm tra, giám sát là phải đánh giá đúng, sai,
ưu, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của đối tượng được
kiểm tra để có quyết định chính xác. Vì vậy phải hết sức
coi



2. Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
e. Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với
công tác thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm
tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và
phối hợp với các ban, ngành có liên quan: Trong điều kiện Đảng
cầm quyền, đảng viên hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Đảng viên vi phạm pháp luật của Nhà nước cũng là vi
phạm kỷ luật Đảng. Vì vậy phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác
kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra của Nhà
nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đoàn thể. Vì
thanh tra nhà nước mới có đủ điều kiện để xem xét, kết luận
những vi phạm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội... Kết
luận của thanh tra nhà nước là cơ sở để tổ chức đảng nghiên
cứu, kết luận vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm
tra.


3. Các hình thức kiểm tra, giám sát

Hình thức KT,GS

Kiểm tra,
giám sát
thường xuyên

Kiểm tra
định kỳ

Kiểm tra
bất thường,

giám sát
chuyên đề


3. Các hình thức kiểm tra, giám sát
1. Kiểm tra, giám sát thường xuyên:
Hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trên các lĩnh vực
diễn ra thường xuyên. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát
cũng phải được tiến hành một cách thường xuyên, gắn
chặt với các hoạt động đó, chứ không phải lúc làm, lúc bỏ.
Có làm được như vậy mới kịp thời phát hiện những biểu
hiện lệch lạc, sai trái để lãnh đạo, chỉ đạo và có biện pháp
điều chỉnh cho phù hợp.
2. Kiểm tra định kỳ: Thực hiện theo chương trình, kế hoạch
từ đầu năm


3. Các hình thức kiểm tra, giám sát
3. Kiểm tra bất thường, giám sát chuyên đề:
Hình thức kiểm tra này được áp dụng khi có sự việc đột
xuất xảy ra cần phải tiến hành kiểm tra, hoặc khi có yêu
cầu của tổ chức đảng cấp trên. Cùng với giám sát thường
xuyên, còn thực hiện giám sát theo chuyên đề.


V. SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sự giống nhau:
Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ đảng do cấp uỷ, tổ
chức đảng và uỷ ban kiểm tra các cấp thực hiện.

Kiểm tra và giám sát đều nhằm đạt được mục đích là nắm vững và
đánh giá đúng thực chất tình hình, từ đó để phòng ngừa, ngăn chặn, điều
chỉnh, uốn nắn mọi hành vi của tổ chức và các nhân có liên quan; nhằm
phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vị chính trị và công tác xây dựng đảng
trong sạch, vững mạnh.
Đối tượng và nội dung của kiểm tra, giám sát: đều là tổ chức đảng và
đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của đảng, trong việc thực
hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ
và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.


×