BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
A LỲ SÁ XAY NHẠ THUM MA
NGHIÊN CỨU HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG MÃ NGUỒN MỞ VÀ
ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
A LỲ SÁ XAY NHẠ THUM MA
NGHIÊN CỨU HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG MÃ NGUỒN MỞ VÀ
ỨNG DỤNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN
Chuyên ngành: Sƣ phạm Tin
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Giang Thành Trung
Sơn La, năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo
trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt là các thầy cô Khoa Toán - Lý - Tin và bạn bè,
đã theo sát, tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
Một cách thuận lợi nhất, các thầy, cô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang
quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ThS. Giang Thành Trung,
người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho
em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Thầy đã giúp đỡ
em rất nhiều từ việc hình thành những ý tưởng ban đầu cũng như theo sát động
viên, góp ý, chỉnh sửa, cung cấp các tài liệu hay đề em có thể hoàn thành đề tài
này một cách tốt nhất.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình, là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG ...................................................... 4
1.1. Giới thiệu về hệ quản trị nội dung (Content Management System) .............. 4
1.2. Một số hệ quản trị nội dung ........................................................................... 5
1.2.1. DotNetNuke ................................................................................................ 5
1.2.2. Joomla ......................................................................................................... 6
1.2.3. WordPress ................................................................................................... 8
1.2.4. Drupal .......................................................................................................... 9
CHƢƠNG 2. HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG WORDPRESS ........................... 11
2.1. Giới thiệu về hệ quản trị nội dung WordPress ............................................. 11
2.1.1. Lịch sử của WordPress.............................................................................. 11
2.1.2. Cấu trúc của một trang WordPress ........................................................... 13
2.1.3. Những chức năng cơ bản của WordPress ................................................. 14
2.1.4. Ưu và nhược điểm của WordPress ............................................................ 14
2.2. Một số tính năng của WordPress ................................................................. 15
2.2.1. Bảng tin (Dashboard) ................................................................................ 15
2.2.2. Bài viết Posts (Posts) ................................................................................. 16
2.2.3. Media ......................................................................................................... 18
2.2.4. Trang (Pages) ............................................................................................ 19
2.2.5. Bình luận (Comments) .............................................................................. 20
2.2.6. Giao diện (Appearance) ............................................................................ 21
2.2.7. Gói mở rộng (Plugins)............................................................................... 24
2.2.8. Người dùng (User) .................................................................................... 25
2.2.9. Công cụ (Tools)......................................................................................... 27
2.2.10. Cài đặt (Settings) ..................................................................................... 28
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN ....... 32
3.1. Giới thiệu về hệ thống bán hàng trực tuyến ................................................. 32
3.2. Cài đặt WordPress xây dựng website........................................................... 33
3.2.1. Cài đặt WordPress trên localhost .............................................................. 33
3.2.2. Cài đặt WordPress trên hosting ................................................................. 37
3.2.3. Upload Website lên hosting ...................................................................... 42
3.3. Giao diện trong web (themes) ...................................................................... 44
3.3.1. Hướng dẫn cài đặt giao điện có sẵn trên WordPress ................................ 45
3.3.2. Cài đặt theme bằng cách upload từ máy tính ............................................ 47
3.3.3. Cài đặt các WordPress plugin cơ bản ....................................................... 49
3.4. Giới thiệu về WooCommerce ...................................................................... 51
3.4.1. Plugin WooCommerce trong WordPress .................................................. 51
3.4.2. Hướng dẫn cài đặt WooCommerce ........................................................... 51
3.5. Giới thiệu Website bán hàng thời trang nữ .................................................. 55
3.5.1. Cách thêm một sản phẩm WooCommerce ................................................ 57
3.5.2. Chức năng giỏ hàng và thanh toán ............................................................ 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. DotNetNuke .......................................................................................... 6
Hình 1.2. Trang chủ Joomla .................................................................................. 7
Hình 1.3. Trang chủ WordPress ............................................................................ 9
Hình 1.4. Trang chủ Drupal ................................................................................ 10
Hình 2.1. Trang quản trị ...................................................................................... 15
Hình 2.2. Cập nhật............................................................................................... 16
Hình 2.3. Tất cả bài viết ...................................................................................... 16
Hình 2.4. Bài viết mới ......................................................................................... 17
Hình 2.5. Chuyên mục......................................................................................... 17
Hình 2.6. Thẻ ....................................................................................................... 18
Hình 2.7. Thư viện .............................................................................................. 18
Hình 2.8. Tải lên tập tin....................................................................................... 19
Hình 2.9. Tất cả các trang ................................................................................... 19
Hình 2.10. Thêm trang mới ................................................................................. 20
Hình 2.11. Bình luận ........................................................................................... 20
Hình 2.12. Chủ đề ............................................................................................... 21
Hình 2.13. Tùy biến............................................................................................. 21
Hình 2.14. Widget ............................................................................................... 22
Hình 2.15. Menu.................................................................................................. 22
Hình 2.16. Header ............................................................................................... 23
Hình 2.17. Chỉnh sửa giao diện ........................................................................... 23
Hình 2.18. Gói mở rộng đã cài đặt ...................................................................... 24
Hình 2.19. Thêm mới gói mở rộng ..................................................................... 24
Hình 2.20. Chỉnh sửa gói mở rộng ...................................................................... 25
Hình 2.21. Tất cả người dùng.............................................................................. 25
Hình 2.22. Thêm người dùng mới ....................................................................... 26
Hình 2.23. Hồ sơ của người dùng ....................................................................... 26
Hình 2.24. Các công cụ ....................................................................................... 27
Hình.2.25. Nhập dữ liệu ...................................................................................... 27
Hình 2.26. Xuất dữ liệu ....................................................................................... 28
Hình 2.27. Tổng quan dữ liệu ............................................................................. 28
Hình 2.28. Tùy chọn viết bài ............................................................................... 29
Hình 2.29. Tùy chọn đọc dữ liệu......................................................................... 29
Hình 2.30. Thảo luận ........................................................................................... 30
Hình 2.31. Cài đặt thư viện ................................................................................. 30
Hình 2.32. Đường dẫn tĩnh .................................................................................. 31
Hình 3.1. Bán hàng trực tuyến ............................................................................ 32
Hình 3.2. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 1) ......................................... 33
Hình 3.3. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 2) ......................................... 34
Hình 3.4. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 3) ......................................... 34
Hình 3.5. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 4) ......................................... 35
Hình 3.6. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 5) ......................................... 35
Hình 3.7. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 6) ......................................... 36
Hình 3.8. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 7) ......................................... 36
Hình 3.9. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 8) ......................................... 36
Hình 3.10. Cài đặt WordPress trên localhost (bước 9) ....................................... 37
Hình 3.11. Cài đặt WordPress trên hosting (bước 1) .......................................... 37
Hình 3.12. Cài đặt WordPress trên hosting (bước 2) .......................................... 38
Hình 3.13. Cài đặt WordPress trên hosting (bước 3) .......................................... 38
Hình 3.14. Cài đặt WordPress trên hosting (bước 4) .......................................... 39
Hình 3.15. Cài đặt WordPress trên hosting (bước 5) .......................................... 39
Hình 3.16. Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress (bước 1)....................................... 39
Hình 3.17. Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress (bước 2)....................................... 40
Hình 3.18. Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress (bước 3)....................................... 40
Hình 3.19. Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress (bước 4)....................................... 40
Hình 3.20. Cài đặt WordPress (bước 1) .............................................................. 41
Hình 3.21. Cài đặt WordPress (bước 2) .............................................................. 41
Hình 3.22. Upload Website lên hosting (bước 1) ............................................... 42
Hình 3.23. Upload Website lên hosting (bước 2) ............................................... 42
Hình 3.24. Upload Website lên hosting (bước 3) ............................................... 42
Hình 3.25. Upload Website lên hosting (bước 3) ............................................... 43
Hình 3.26. Upload Website lên hosting (bước 4) ............................................... 43
Hình 3.27. Upload Website lên hosting (bước 5) ............................................... 43
Hình 3.28. Upload Website lên hosting (bước 6) ............................................... 44
Hình 3.29. Khu vực quản trị WordPress ............................................................. 45
Hình 3.30. Cài giao diện (bước 1) ....................................................................... 45
Hình 3.31. Cài giao diện (bước 2) ....................................................................... 46
Hình 3.32. Một số theme miễn phí...................................................................... 46
Hình 3.33. Giao diện sau khi chọn cài đặt .......................................................... 47
Hình 3.34. Cài đặt theme bằng cách upload file (bước 1) .................................. 48
Hình 3.35. Cài đặt theme bằng cách upload file (bước 2) .................................. 48
Hình 3.36. Cài đặt theme bằng cách upload file (bước 3) .................................. 48
Hình 3.37. Chọn Theme có sẵn lên ..................................................................... 49
Hình 3.38. Cài đặt Plugin (bước 1) ..................................................................... 49
Hình 3.39. Cài đặt Plugin (bước 2) ..................................................................... 50
Hình 3.40. Cài đặt Plugin (bước 3) ..................................................................... 50
Hình 3.41. Thiết lập ngôn ngữ ............................................................................ 52
Hình 3.42. Cài đặt WooCommerce (bước 1) ...................................................... 52
Hình 3.43. Cài đặt WooCommerce (bước 2) ...................................................... 53
Hình 3.44. Cài đặt WooCommerce (bước 3) ...................................................... 53
Hình 3.45. Cài đặt WooCommerce (bước 4) ...................................................... 54
Hình 3.46. Cài đặt WooCommerce (bước 5) ...................................................... 54
Hình 3.47. Cài đặt WooCommerce (bước 6) ...................................................... 55
Hình 3.48. Giao diện trang chủ website (ảnh 1) ................................................. 55
Hình 3.49. Giao diện trang chủ website (ảnh 2) ................................................. 56
Hình 3.50. Giao diện trang chủ website (ảnh 3) ................................................. 56
Hình 3.51. Cửa hàng ........................................................................................... 56
Hình 3.52. Phần nội dung thêm sản phẩm .......................................................... 57
Hình 3.53. Dữ liệu sản phẩm............................................................................... 58
Hình 3.54. Danh mục sản phẩm .......................................................................... 59
Hình 3.55. Từ khóa sản phẩm ............................................................................. 60
Hình 3.56. Thiết lập ảnh sản phẩm ..................................................................... 60
Hình 3.57. Ảnh sản phẩm .................................................................................... 60
Hình 3.58. Chọn ảnh sản phẩm ........................................................................... 61
Hình 3.59. Đăng bài viết ..................................................................................... 61
Hình 3.60. Xem, sửa sản phẩm ........................................................................... 62
Hình 3.61. Sản phẩm vừa đăng lên ..................................................................... 62
Hình 3.62. Sản phẩm trong giỏ hàng .................................................................. 63
Hình 3.63. Giỏ hàng ............................................................................................ 63
Hình 3.64. Thanh toán ......................................................................................... 64
Hình 3.65. Đặt hàng ............................................................................................ 64
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển của các thế hệ máy tính, các tài nguyên đã trở
thành công cụ phổ biến và được nhiều người dùng với mục đích khác nhau. Như
chúng ta đã biết trong cuộc sống hàng ngày phần lớn là làm việc với mạng, với
tất cả các thời gian trong ngày, tất cả các thông tin liên lạc đều được kết nối với
mạng. Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra
rất nhiều những cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ tiện tích cho con người,
cùng với đó là một nền tảng công nghiệp tri thức.
Thương mại điện tử và internet đã trả thành một thành phần không thể thiếu
trong các lĩnh vực phát triển của xã hội. Bên cạnh những tác dụng to lớn đối với
các tổ chức khác nhau, website còn là nơi chia sẻ kiến thức và kết nối cộng
đồng, thực sự đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực.
Ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và sức mạnh trong mọi
phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, nhất là thời đại kinh tế thị
trường hiện đại như bây giờ. Đặc biệt là trong lĩnh vực giải trí và cập nhật
thông tin, tin tức của con người. Hiện nay có rât nhiều người thường xuyên
truy cập các trang tin tức để đọc báo, đọc tạp chí để giải trí thay vì mua các tờ
báo bên ngoài hiệu sách báo.
Từ một tiềm năng thông tin đã trở thành sản phẩm hàng hóa trong xã hội,
tạo ra một sự thay đổi to lớn trong lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, cấu trúc kinh
tế, tính chất lao động và cả cách thức quản lý trong các lĩnh vực của xã hội. Nên
CNTT nước ta cũng đã có phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống
cũng như trong lĩnh vực quản lý xã hội khác. Một trong những lĩnh vực mà máy
tính được sử dụng nhiều nhất là các hệ thống thông tin đưa tin tức đến với người
dùng một cách nhanh nhất thuận tiện nhất, đất nước xã hội phát triển…Nhu cầu
mua sắm ngày một gia tăng, đặc biệt nhu cầu mua hàng qua mạng ngày càng nhiều.
Vì thế em quyết định tìm hiểu xây dựng website bằng mã nguồn mở (sử dụng hệ
quản trị nội dung WordPress). Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài: “Nghiên cứu
hệ quản trị nội dung mã nguồn mở và ứng dụng xây dựng hệ thống bán hàng
trực tuyến” để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.
1
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ quản trị nội dung mã nguồn mở và ứng dụng xây dựng hệ
thống bán hàng trực tuyến.
- Nghiên cứu website làm bằng WordPress để xây dựng hệ thống bán hàng
thời trang nữ trên phần mềm mã nguồn mở.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hệ quản trị nội dung WordPress.
- Website bán hàng trực tuyến.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống bán các thời trang nữ trên phần mềm mã nguồn mở
WordPress.
- Nghiên cứu về công nghệ lập trình website.
- Nghiên cứu tài liệu, các công cụ thiết kế website.
- Giới thiệu các mặt hàng kinh doanh đến với khách hàng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực nghiệm, cài đặt website.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,... nội dung khóa luận bao
gồm 3 chương:
Chương 1. Hệ quản trị nội dung
Chương 2. Hệ quản trị nội dung WordPress
Chương 3. Xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến
2
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
+ Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt
Diễn giảng
CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DN
Doanh nghiệp
+ Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết
tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Một giao thức hướng dữ liệu
được sử dụng bởi các máy
IP
Internet Protocol
chủ nguồn.
Một công cụ lập trình hỗ trợ
VB.NET
FSF
Visual Basic.NET
ngôn ngữ lập trình.
Free Software Foundation
Tổ chức phần mềm tự do.
(FSF)
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
HTML
HyperText Markup Language
bản.
Ngôn ngữ lập trình kịch bản
PHP
Hypertext Preprocessor
3
hay một loại mã lệnh,
CHƢƠNG 1. HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
1.1. Giới thiệu về hệ quản trị nội dung (Content Management System)
Hệ quản trị nội dung là một hệ thống được phát triển để giúp giảm các
nguồn lực phát triển và quản lý trang web. Đó là về thời gian, tiền bạc và tiền
bạc được sử dụng để xây dựng và duy trì một trang web. CMS là chữ viết tắt của
từ (Content Management System) hay còn gọi là hệ thống quản trị nội dung
nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung. Nội dung ở đây có thể
là tin tức điện tử, báo chí hay các âm thanh, hình ảnh, video,...Hệ thống CMS
giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện nay có rất
nhiều công ty sử dụng. Không chỉ là công ty mà hiện nay các blog cá nhân cũng
ra đời với số lượng không hề nhỏ, và họ chọn giải pháp sử dụng CMS nhằm dễ
dàng xây dựng website và quản lý nội dung, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi
phí xây dựng website.
CMS là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm
mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách
thống nhất. Mới đây thuật ngữ này liên kết với chương trình quản lý nội dung
của website. Quản lý nội dung web (web content management) cũng đồng nghĩa
như vậy.
Hệ quản trị nội dung là một ứng dụng máy tính hỗ trợ tạo và sửa đổi nội
dung số. Nó thường được sử dụng để hỗ trợ nhiều người dùng làm việc trong
một môi trường hợp tác. Các tính năng CMS khác nhau. Hầu hết các CMS bao
gồm xuất bản dựa trên Web, quản lý định dạng, chỉnh sửa lịch sử và kiểm soát
phiên bản, lập chỉ mục, tìm kiếm và truy xuất. Theo bản chất của nó, hệ quản trị
nội dung hỗ trợ tách nội dung và trình bày.
Một hệ quản trị nội dung web (WCM hay WCMS) là một CMS được thiết
kế để hỗ trợ quản lý nội dung của các trang Web. Các CMS phổ biến nhất cũng
là WCMS.
Nội dung Web bao gồm văn bản và đồ hoạ nhúng, ảnh, video, âm
thanh, bản đồ và mã chương trình giúp hiển thị nội dung hoặc tương tác với
người dùng.
4
Hệ quản trị nội dung (CMS) như vậy thường có hai thành phần chính:
Ứng dụng hệ quản trị nội dung (CMA) là chữ viết tắt của từ (Content
management application). Nó là giao diện người dùng đầu cuối cho phép người
dùng, thậm chí với chuyên môn hạn chế, thêm, sửa đổi và xóa nội dung khỏi
trang web mà không cần sự can thiệp của quản trị viên web.
Một ứng dụng phân phối nội dung (CDA) là chữ viết tắt của từ(Content
distribution application). Nó là biên dịch thông tin đó và cập nhật trang web.
1.2. Một số hệ quản trị nội dung
CMS một khái niệm quen thuộc đối với những người làm web. Trên thế
giới có rất nhiều công cụ CMS hỗ trợ trong việc quản lý nội dung của website
hiệu quả. Và đa phần những CMS mã ngồn mở đều được phát triển trên ngôn
ngữ PHP. Sau đây là: Một sô CMS tiểu biểu.
1.2.1. DotNetNuke
DotNetNuke (ASP.Net + VB/C#), phát triển bởi Perpetual Motion
Interactive Systems Inc. Là một hệ quản trị nội dung dung tuyệt vời bằng cách tạo
ra một trang web có thể được thực hiện một cách dễ dàng bởi người dung. Nó cũng
là một nguồn mở có thể được phát triển. DotNetNuke có nhiều tính năng hơn các
hệ quản trị nội dung khác (CMS) và nó là một phần mềm nguồn mở.
DotNetNuke là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở viết bằng ngôn
ngữ lập trình VB.NET trên nền tảng ASP.NET. Tuy nhiên, các nhà phát triển đã
bắt đầu chuyển DotNetNuke core trên nền C#. Đây là một hệ thống mở, tùy biến
dựa trên skin và module. DotNetNuke có thể được sử dụng để tạo các trang web
cộng đồng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tạo một Website với DotNetNuke
chúng ta có thể tạo và chỉnh sửa các trang web bằng cách sử dụng một trình
duyệt Web mà không có bất kỳ chương trình. Trong máy để sử dụng. Phát triển
Website. Vì vậy, chúng ta có thể chỉnh sửa và làm cho trang web của chúng ta ở
bất cứ đâu trên thế giới.
5
Hình 1.1. DotNetNuke
1.2.2. Joomla
Joomla là một hệ quản trị nội dung nguồn mở, được cung cấp miễn phí theo
giấy phép GNU. Joomla giúp chúng ta xây dựng các trang web cũng như các
ứng dụng trực tuyến mạnh mẽ. Dễ sử dụng với khả năng mở rộng và tùy biến
cao là một trong những ưu điểm đưa Joomla trở thành một trong những phần
mềm làm website phổ biến nhất thế giới.
Joomla là CMS phổ biến nhất vì nó có một hệ quản trị nội dung phổ quát.
Chúng ta có thể tùy chỉnh giao diện trang web, hỗ trợ Flash hoặc GIF
Animation, chúng ta cũng có thể tải xuống rất nhiều mẫu có thể được sử dụng
miễn phí hoặc trả phí, do một số mẫu đẹp, nhiều tùy biến. Một ưu điểm nữa là
có rất nhiều phần mở rộng để chúng ta áp dụng. Các thành phần, module, plugin
được miễn phí và mất phí. Trang web chính thức là cập
nhật joomla bản mới nhất.
Joomla được phát triển từ Mambo, được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối
tới cơ sở dữ liệu MySQL, cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các
nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ
đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS
feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm
6
kiếm trong trang và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla được phát âm theo tiếng Swahili
như là jumla nghĩa là "đồng tâm hiệp lực".
Joomla được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá
nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung
cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý
và có độ tin cậy cao. Trên tất cả, Joomla là một sản phẩm mã nguồn mở và hoàn
toàn miễn phí đối với mọi người. Một số các ưu điểm nổi bật của Joomla gồm:
- Cài đặt dễ dàng và nhanh chóng.
- Bảo trì đơn giản.
- Tính bảo mật và ổn định.
- Có nhiều thành phần mở rộng mạnh mẽ (bao gồm các thành phần mở
rộng có mất phí và miễn phí).
- Rất nhiều các giao diện sẵn để thay đổi giao diện của trang web dễ dàng.
Hình 1.2. Trang chủ Joomla
7
1.2.3. WordPress
WordPress là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở. Cho phép người sử
dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet. Dễ sử dụng với
khả năng mở rộng và tùy biến cao là một trong những ưu điểm đưa WordPress
trở thành một trong những phần mềm làm website phổ biến nhất thế giới. Và
WordPress là một hệ thống xuất bản blog, được phát triển bởi Michet Valdrighi,
được để xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính Matt
Mullenweg.
WordPress khi mới được công bố thì nó không được xem như là một CMS
vì tính năng nó cũng có giới hạn. Nên lúc đó cộng đồng xem WordPress chỉ là
một mã nguồn được lựa chọn để phát triển Blog cá nhân bình thường với các
tính năng rất cơ bản là hỗ trợ tạo trang tĩnh, tạo bài viết có những tính năng bình
luận bài viết để thành viên có thể tương tác.
WordPress được dùng để đăng tải thông tin lên mạng, WordPress có chức
năng như mọi trang web khác. Nó có thể làm web tin tức, đánh giá, bán
hàng…thậm chí là mạng xã hội. Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ
và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress. Những như thế không có
nghĩa là WordPress chỉ thích hợp với các dự án nhỏ, mà hiện nay có tới khoảng
25% website trong danh sách 100 website lớn nhất thế giới sử dụng mã nguồn
WordPress. Ví dụ như trang tạp chí TechCrunch, Mashable, CNN, BBC
America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz, ….
Tuy vậy, so với công nghệ lúc bây giờ thì WordPress cũng đã có những
bước tiến vượt bậc so với những đối thủ khác. Cái tiến quan trọng nhất là tính
tương tác hoàn toàn đơn giản để có thể gần gũi với người sử dụng không
chuyên. Vì vậy, lúc đó WordPress đã bắt đầu trở thành một mã nguồn mở được
nhiều người chú ý đến và nhận đóng góp từ những người sử dụng để có thể phát
triển được tốt hơn.
Hiện nay WordPress có rất nhiều giao diện (theme) miễn phí khác nhau có
thể dễ dàng thay đổi giao diện của website của mình mà không cần bận tâm việc
làm sao để thiết kế một theme cho riêng mình.
8
Hình 1.3. Trang chủ WordPress
1.2.4. Drupal
Drupal, phát triển bởi Dries Buytaert. Drupal là hệ thống quản trị nội dung
trên thế giới, linh hoạt, có thể tạo ra nội dung phức tạp, có thể dễ dàng thêm quy
mô vào một trang web doanh nghiệp. Nó cũng hỗ trợ các thiết bị khác nhau như
PC, Mobile, Tablet.
Drupal là CMS mã nguồn mở, miễn phí, xây dựng trên công nghệ PHP.
Drupal giúp cho quá trình phát triển website trở nên đơn giản. Drupal thích hợp
xây dựng các website thương mại, hay đơn giản là trang Tin tức, blog hay trang
cá nhân, hiện tại có hàng triệu website đang sử dụng.
Drupal được phát triển từ năm 2000 bởi Dries Buytaert, nhà phát triển web
người Bỉ, khi đó vẫn đang là sinh viên của trường đại học University of
Antwerp. Tên gọi ban đầu của Drupal là Dorp, tiếng Hà Lan có nghĩa là ngôi
làng, nhưng do gõ nhầm đã bị đổi thành Drop (giọt nước). Sang năm 2001, Dries
tốt nghiệp và cùng với nhóm bạn đã quyết định chuyển toàn bộ hệ thống ban đầu
này lên mạng Internet với tên gọi chính thức là Drupal. Drupal là chữ tiếng Hà
Lan phát âm theo tiếng Anh cũng có nghĩa là Drop, giọt nước.
Drupal đã phát triển qua nhiều phiên bản với nhiều công nghệ web khác
nhau nhưng chỉ cho tới phiên bản 5.0, Drupal mới bắt đầu trưởng thành và được
9
ứng dụng trong nhiều hệ thống web trên toàn thế giới. Phiên bản Drupal 6 đánh
dấu sự khởi sắc vượt trội với nhiều mô-đun và công nghệ web mới ra đời trong
khi phiên bản 7 (phát hành khoảng năm 2010) ứng dụng thêm JQuery, Ajax,
Web services, đã đưa hệ CMS này lên tầm cao mới, vượt qua toàn bộ những đối
thủ còn lại.
Drupal 8, phiên bản còn có nhiều thay đổi nền tảng lớn hơn, mang tính cách
mạng, được ra mắt trong quí I năm 2015.
Hình 1.4. Trang chủ Drupal
10
CHƢƠNG 2. HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG WORDPRESS
2.1. Giới thiệu về hệ quản trị nội dung WordPress
Hệ quản tri nội dung, hay gọi là hệ quản trị nội dung hoặc CMS (Content
Management System) là phần mềm cho phép xây dựng một hệ thống tài liệu và các
loại nội dung khác một cách thống nhất.
WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, để tạo ra
một trag web hoặc blog đẹp, nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ
sử dụng, nhiều tính năng hữu ích. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng
lên, các cộng tác viên là những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát
triển mã nguồn WordPress có thêm những tính năng hữu ích. Hiện nay,
WordPress đã được xem như là một hệ quản trị nội dung vượt trội để hỗ trợ
người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như: blog, website tin tức,
tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng - thương mại điện tử, …. thậm chí với
các loại website có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự
án bất động sản, … Hầu như mọi hình thức website với quy mô nhỏ và vừa đều
có thể triển khai trên nền tảng WordPress.
WordPress là một chương trình đã được xây dựng sẵn để tạo và quản lý nội
dung trên Internet. Thay vào đó, chúng ta sẽ tải chương trình để tạo và thiết kế
một trang web trên máy tính của mình. Ngay từ đầu CMS được xây dựng để sử
dụng trên Internet.
2.1.1. Lịch sử của WordPress
Được sử dụng cho hàng triệu trang web trên toàn thế giới, WordPress là mã
nguồn mở self-hosted (tự lưu trữ) phổ biến nhất hiện nay. Trong những năm
qua, hàng trăm (nếu không muốn nói là hàng nghìn) lập trình viên từ khắp nơi
trên thế giới đã cùng hợp tác để phát triển mã nguồn mở tuyệt vời này (có nghĩa
là mọi người có thể sử dụng nó cho tất cả các loại mục đích khác nhau với một
mức độ tự do tương đối cao) thành một hệ quản trị nội dung hoàn thiện và đầy
đủ. Không chỉ xuất sắc trong thế giới của các blogger, hệ thống này còn có khả
năng cung cấp giải pháp cho tất cả các mô hình website khác - từ các trang web
11
với chỉ một vài trang đến các tạp chí lớn và các website thương mại điện tử với
hàng ngàn trang. Sau đây là một bài nét chính với sự phát triển của WordPress:
+ Những năm đầu, theo thông tin từ WordPress Codex, WordPress là sự
kế thừa chính thức từ một công cụ viết blog được phát triển bởi lập trình viên
người Pháp Michel Valdrighi có tên là b2/cafelog, ra mắt lần đầu tiên vào
năm 2001. Năm 2002 Valdrighi ngừng phát triển b2. Tuy nhiên, tháng 1 năm
2003, Matt Mullenweg, một sinh viên đại học năm thứ nhất, người đã sử dụng
công cụ b2 để đăng tải những hình ảnh mà mình đã chụp khi tham gia vào
một chuyến đi đến Washington DC, đã viết trên blog của mình rằng: anh
đã sẵn sàng để tạo ra một tương lai mới cho dự án còn dang dở này cùng với
một anh chàng có tên là Mike Little (người hiện đang điều hành một công ty
phát triển web có tên là
Little đã phát hành phiên bản đầu tiên
của WordPress vào tháng 5 năm 2003. [3]
Những người khác cũng sớm tham gia cùng Mullenweg và Little, bao
gồm cả người khởi xướng của b2, Valdrighi. Vào tháng 4 năm 2004, cùng với
nhà đồng phát triển Dougal Campbell, nhóm WordPress đã ra mắt một trung tâm
giúp thông báo cho các công cụ tìm kiếm về những bài viết và cập nhật mới của
blog, có tên là Ping-O-Matic. Tháng sau, một trong những đối thủ cạnh tranh
chính của WordPress, Movable Type, công bố một sự thay đổi triệt để trong cơ
cấu giá cả của họ, do đó tiếp thêm “nhiên liệu” đáng kể vào “ngọn
lửa” WordPress với việc hàng ngàn người dùng rời bỏ nền tảng này để chuyển
qua dùng WordPress.
WordPress ban đầu được biết đến với cái tên b2/cafelog được phát hành
phiên bản đầu tiên vào ngày 27/05/2003. Ngay sau khi phát hành WordPress đã
có khoảng hơn 2000 blog sử dụng. Vài năm sau đó WordPress đã có những bước
tiến vượt bậc thể hiện ở kho Plugins và Theme khổng lồ với rất nhiều tùy biến.
- Năm 2004 WordPress 1.2 ra mắt chính thức hỗn trợ thêm các Plugins
cho phép cài đặt thêm nhiều chức năng mở rộng từ người dùng.
- Năm 2005 WordPress 2 ra mắt và hỗn trợ việc cài đặt theme.
12
- Năm 2007 WordPress vượt qua con số 1 triệu người dùng và dành giải
thưởng Packt Open Source CMS.
- Năm 2009 WordPress dẫn đầu về CMS tốt nhất.
- Năm 2010 WordPress 3 ra mắt và vượt mức 11 triệu người dùng.
- Năm 2011 có tổng cộng trên 70 triệu Website sử dụng WordPress trên thế
giới.
- Năm 2013 các thống kê cho thấy có đến 20% trong số 10 triệu website
hàng đầu thế giới sử dụng WordPress.
- Ngày 05-09-2014 WordPress 4.0 chính thức ra mắt với tên gọi Benny,
trong phiên bản 4.0 này WordPress đã hỗ trợ lựa chọn ngôn ngữ khi cài đặt tuy
nhiên tiếng Việt lại không có trong danh sách lựa chọn ngôn ngữ. Cải tiến thêm
về khu vực quản lý thư viện hình ảnh, video cho phép hiển thị và duyệt ảnh,
video theo dạng lưới trực quan hơn. Cải tiến về trình soạn thảo bài viết giúp tập
trung hơn vào nội dung bài viết và rất nhiều nâng cấp khác nữa.
- Năm 2017 WordPress 4.8 ra mắt với nhiều tính năng mới.
+ Plugins, themes, widgets và nhiều thành phần khác.
+ Tương lai của WordPress
WordPress hiện nay chiếm hơn 17% trong số hàng triệu trang web trên toàn
thế giới, mà theo All Things D, tương đương với hơn 70 triệu trang web. Với
gần 37.000 plugins miễn phí có sẵn trên thư viện, WordPress đã thực sự vượt xa
hơn một CMS cơ bản - đó là một hệ thống có khả năng cung cấp năng lượng
một loạt các mục đích khác nhau!
2.1.2. Cấu trúc của một trang WordPress
+ Bộ quản trị WordPress gồm các phần sau:
Dashboard: Tổng quan về quản trị WordPress, bao gồm thông tin tóm tắt
về website WordPress, biết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ
WordPress.org blog, plugin mới và phổ biến nhất, và link đến website của
chúng ta.
- Updates: Hiển thị tất cả các theme và plugin có bản mới.
- Posts: Quản lý tất cả các bài viết, và danh mục (category).
13
- All posts: Quản lý tất cả các bài viết.
- Add new: Đăng bài viết mới.
- Categories: Quản lý tất cả các danh mục.
- Tags: Quản lý tất cả các Post Tag
- Appearance: Quản lý giao diện
- Plugin: Quản lý các thành phần mở rộng.
- Tools: Các công cụ nhập/xuất nội dung
- Settings: Thiết lập các tùy chọn
2.1.3. Những chức năng cơ bản của WordPress
- Tạo lập nội dung.
- Lưu trữ nội dung.
- Chỉnh sửa nội dung.
- Hiển thị nội dung.
- Tìm kiếm nội dung.
- Phân quyền người dùng và nội dung …
2.1.4. Ưu và nhược điểm của WordPress
* Ƣu điểm:
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
- Không giới hạn số lượng chuyên mục (category).
- Cập nhật phiên bản liên tục, dễ cập nhật cộng đồng hỗ trợ lớn.
- Hỗ trợ tối ưu hóa máy tìm kiếm (Search Engine Opmitize - SEO) tốt.
- Hệ thống theme, plugin, widget…., đồ sộ việc tạo và quản lý trang.
WordPress có thể quản lý IP, cho phép nhiều admin quản lý, thống kê và
quản lý comment tốt, tự động sao lưu dữ liệu….
* Nhƣợc điểm:
- Các trang web được xây dựng bằng WordPress thường lớn và tiêu thụ rất
nhiều tài nguyên của máy chủ.
- Máy chủ chia sẻ tài nguyên với các trang web khác trên máy chủ đó. Và tài
nguyên được chia sẻ càng lớn thì tốc độ chạy càng chậm.
- Nhiều khái niệm khó hiểu nếu chúng ta mới bắt đầu.
14
- WordPress có quá nhiều hàm có sẵn làm cho developer thấy khó.
- Muốn tùy biến thì chúng ta phải có kiến thức căn bản như php.
- Những theme đẹp thì phải mất phí.
2.2. Một số tính năng của WordPress
2.2.1. Bảng tin (Dashboard)
Khu vực Dashboard này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi
thống kê của website và cập nhật các phiên bản theme, plugin, WordPress. Nó
có 2 phần như sau:
a. Trang quản trị
Khu vực theo dõi các tiến trình của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về
các bài viết, bình luận.
Hình 2.1. Trang quản trị
b. Cập nhật
Nơi để chúng ta vào cập nhật những bản mới nhất của theme, plugin,
WordPress đang sử dụng. Mỗi khi có bản mới nó sẽ hiển thị thông báo lên.
15
Hình 2.2. Cập nhật
2.2.2. Bài viết Posts (Posts)
Đây là phần quan trọng nhất, đó chính là phần để chúng ta đăng bài viết lên
cũng như quản lý nó.
a. Tất cả bài viết (All Posts)
Xem và chỉnh sửa, quản lý tất cả các bài viết đang có trên website.
Hình 2.3. Tất cả bài viết
16