Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN kỹ năng phỏng vấn trong hoạt động báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.39 KB, 17 trang )

I, Đặt vấn đề
Trong hoạt động báo chí, phỏng vấn là một phương thức, một công cụ
để khai thác thông tin phổ biến và hữu ích nhất. Bởi bản chất của báo chí là
phản ánh hiện thực khách quan, mà hiện thực khách quan có muôn vàn lĩnh
vực, khía cạnh khác nhau,và năng lực của mỗi nhà báo cũng chỉ là giới hạn, vì
thế nhà báo không thể dùng lăng kính chủ quan của mình để phản ánh, để
đánh giá một vấn đề, cho nên việc cần phải xem xét, tham khảo ý kiến của
chuyên gia, của nhân chứng hay hỏi nhiều người để cái nhìn khách quan, toàn
diện là yêu cầu, là nhiệm vụ luôn luôn song hành với nghiệp vụ nhà báo nếu
muốn khai thác thông tin. Đó là phỏng vấn trong quá trình tác nghiệp của nhà
báo nói chung, còn phỏng vấn khi ở cương vị là một thể loại báo chí càng có
những yêu cầu khắt khe hơn. Phỏng vấn là thể loại báo chí trong đó phóng
viên đặt câu hỏi cho một nhân vật về một chủ đề cụ thể nhằm có được thông
tin, những phân tích hay lời giải thích, các ý kiến hay, rõ ràng và tạo thành tác
phẩm có thể đăng tải được. Để có được tác phẩm phỏng vấn hay không phải
nhà báo nào cũng làm được, nhất là đội ngũ phóng viên trẻ. Chỉ trong ít phút
mà nhà báo tận dụng được thời gian và thực hiện tốt kế hoạch khai thác đối
tượng phỏng vấn của mình thì đó phải là người thực sự thông minh, có kiến
thức và sự chuẩn bị chu đáo cùng tính nhanh nhạy.
Ở thực tế hiện nay, có rất nhiều nhà báo, phóng viên chưa nắm bắt hết
được những quy tắc khi tiến hành phỏng vấn, chưa phân biệt được những gì
được hỏi, cần hỏi và những gì không được hỏi, hay không cần phải hỏi khiến
các bài phỏng vấn trở nên nhàm chán, thậm chí đưa bài phỏng vấn đến ngõ
cụt khi sử dụng nhiều những câu hỏi khiêu khích, khiếm nhã hay thể hiện thái
độ không tôn trọng người trả lời,.. kết quả là không khai thác được thông tin,
không nêu bật được chủ đề dự định. Cứ thế làm nhiều tạo thành thói quen,
những thói quen sai và khó sửa. Chính vì thế, ở bài này, tôi sẽ tìm hiểu sâu
xem hiện trạng này đến đâu, nguyên nhân, và đề xuất hướng khắc phục.

1



II, Thực trạng vi phạm lỗi trong phỏng vấn
Để chứng minh cho những gì mình nói, tôi có khảo sát khá nhiều
những bài phỏng vấn ở các loại hình báo chí khác nhau như báo in, báo mạng,
báo truyền hình và theo như tôi tổng hợp được thì trong số những bài tôi khảo
sát, hầu hết đều mắc lỗi ở cách đặt câu hỏi. Dưới đây là những lỗi căn bản
thường gặp:
1. Câu hỏi vô tận
Đọc các bài phỏng vấn trên báo chí hiện nay, chẳng khó khăn gì để ta
bắt gặp những câu hỏi hết sức chung chung, không có định hướng trả lời. Như
trong bài phỏng vấn phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn An, phó Giám đốc Học
viện Báo chí và Tuyên truyền về tuyển sinh 2015 trên thời sự kênh VTV1,
phóng viên đã không khéo léo khi đặt câu hỏi chung chung, quá rộng : “Năm
nay với những cái điểm mới của kì thi Đại học, cao đẳng thì có vẻ như cho
đến lúc này thì mọi thứ vẫn đang còn rất phức tạp, thông tin vẫn chưa hoàn
toàn rõ ràng về cách tuyển sinh chung, tuyển sinh riêng hay là cách xét tuyển.
Thế thầy đánh giá như thế nào về cái bức tranh tuyển sinh đại học cao đẳng?”
Hay cũng ở các chương trình thời sự khác, các câu hỏi kiểu như: “Xin ông
cho biết tình hình của Bộ (hoặc ngành) trong năm qua?”, “ông có đánh giá gì
về nền văn học hiện nay? Là rất phổ biến. Thông thường, trước những câu hỏi
“chung chung” như thế, người được hỏi cảm thấy vừa “khó” lại vừa “dễ” trả
lời. Khó, vì vấn đề đặt ra như vậy là quá mênh mông. Dễ, là vì câu hỏi chung
chung thì cũng có thể trả lời chung chung, nói rất nhiều bất kể cái gì.). Tuy
nhiên, người đọc sẽ thấy chẳng có gì đáng phải quan tâm, không có gì mới
mẻ. Thêm bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Khắc Trường về cuốn tiểu thuyết
“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của ông trên báo Nhân dân, phóng viên đã
đặt cho ông những câu hỏi mà người đọc sẽ cảm thấy nực cười: “Anh có nhận
xét gì về văn xuôi hiện nay?”, và “Anh có tiên đoán gì về nền văn hóa của
ta?”. Câu hỏi khiến nhà văn đành phải trả lời mà như không bởi nó quá hiển


2


nhiên: “Văn học của ta sẽ có những bước chuyển mạnh mẽ, nhưng cần phải
có một số điều kiện nhất định”.
2. Hỏi những câu… đương nhiên, k hỏi cũng biết kết quả
Không quá khó để bắt gặp bài phỏng vấn mắc lỗi này. Như bài phỏng
vấn nhà văn Nguyễn Đức Thiện trên một tờ tạp chí, tôi rất ngạc nhiên khi liên
tiếp thấy phóng viên đặt ra những câu hỏi mà đã biết chắc chắn nhà văn sẽ trả
lời như thế nào. Ví dụ: “Mong muốn lớn nhất của nhà văn khi tác phẩm được
công bố và đến với độc giả?”. Hiển nhiên, câu trả lời sẽ phải là: Mong được
độc giả đón nhận. Và quả đúng như thế, cách đó một dòng, nhà văn Nguyễn
Đức Thiện cũng đã trả lời: “Tất nhiên là mong có người đọc tác phẩm của
mình”. Hay trên nhật báo Tuổi trẻ, phóng viên đã hỏi với nhà văn Lý Lan:
“Để chạm tới rung cảm của người đọc, khi đặt bút viết, phần xúc cảm vẫn còn
chi phối chị mạnh mẽ chứ?” Văn học là cảm xúc thế nhưng phóng viên lại đặt
câu hỏi thế này thành ra lại là vô duyên. Cũng trong bài viết ấy, phóng viên
còn đặt câu hỏi: “có phải chị thích sống ở Việt Nam”. Đây cũng là một câu
hỏi ngớ ngẩn. Bởi trước hết, nó không hề liên quan tới nội dung cuộc phỏng
vấn chứ chưa hề nói tới câu trả lời sẽ ra sao. Theo tôi, người phỏng vấn giỏi
phải là người luôn đưa ra được những câu hỏi có tính “gợi ý”, hoặc “bẫy đặt”,
khiến đối tượng mình phỏng vấn có thể bộc lộ sự thông minh, dí dỏm, hoặc có
thể lâm vào tình thế lúng túng (trường hợp phỏng vấn có tính chất vấn.
3. Trong câu hỏi đã có câu trả lời:
Đó là trường hợp một cây bút phỏng vấn nhà văn Đình Kính: “Cách
viết tiểu thuyết hóa nội dung lịch sử của anh có gì đó gần với một số tác phẩm
văn học Trung Quốc. Có gì đó tương đồng không thưa nhà văn?”. Rõ ràng đã
nhận xét là “gần với” rồi, lại còn hỏi “có gì đó tương đồng không?”.
Còn đây là một trường hợp phóng viên đặt câu hỏi với nhà văn Võ Thị
Xuân Hà nhân dịp chị được mời tham gia chương trình “Mùa xuân nước

Pháp”: “Được biết, dịch giả - nhà phê bình trẻ Cao Việt Dũng đã được chị
chọn mặt gởi vàng khi góp phần vào việc bình luận, giới thiệu tác phẩm của
3


chị tới độc giả?”. Phóng viên đã “được biết” rồi, còn hỏi làm gì nữa? Giá như
người phỏng vấn đổi hai chữ “được biết” bằng “nghe nói” (Nghe nói có thể là
chưa chính xác, nên mới hỏi lại tác giả để xác minh) thì câu hỏi sẽ có vẻ hợp
lý hơn.
4. Hỏi bất nhã, thiếu tế nhị, mất lịch sự…
Trong một bài phỏng vấn nhà văn Lê Lựu, một phóng viên trẻ của báo
mạng VNexpress trong khi đang thao thao mạch chủ đề “nhà văn và những
tác phẩm viết về nông thôn”, bỗng hỏi độp một câu xem ra chẳng liên quan gì
đến chủ đề chính (trước đó, người này cũng chẳng có lấy một lời dẫn để độc
giả khỏi thấy đột ngột): “Tại sao ông lại muốn giấu về việc mình đang nằm
viện và chữa bệnh”. Cứ như là hỏi… lấy cung vậy. Có lẽ nhà văn Lê Lựu cực
chẳng đã mới phải trả lời câu hỏi này. Trong bài phỏng vấn nhà thơ Phan
Huyền Thư, một cây bút cũng đã có những câu hỏi … thiếu tế nhị, hơi sỗ
sàng: “Lần nào gặp chị trong đám đông, tôi luôn thấy có chồng và hai cậu con
trai bên cạnh. Đó là tự nhiên, hay do chị muốn mọi người nhìn thấy chị là
người đàn bà hạnh phúc”. Hỏi như thế , khác nào nói nhà thơ là người thích
khoe mẽ, và những người thân của chị hoàn toàn bị chị “dắt dây” để phục vụ
cho việc khoe mẽ ấy? Chưa hết, ngay tiếp đó, cây bút này lại tiếp tục: “Sự
hạnh phúc này có phải trả giá nhiều không?”. Câu hỏi vô duyên và có vẻ như
khiêu khích người khác.
5. Phỏng vấn không đúng người:
Khi đời sống nảy sinh một vụ việc đáng chú ý nào đó, không hiếm
phóng viên tỏ ra lúng túng trong việc tìm người có đủ tư cách và am tường sự
việc để “hỏi chuyện”, trong khi công việc báo chí luôn đòi hỏi yếu tố “kịp
thời”. Vậy là, không hiếm người đã “tiện đâu hỏi đấy”, không mấy chú ý tới

việc người được phỏng vấn có thể cung cấp cho độc giả những tình tiết có cơ
sở pháp lý nhằm gỡ rối (hoặc xác định bản chất vụ việc) không? Ví như, vừa
rồi dư luận ồn lên việc ông Vũ Trọng Khanh (một việt kiều ở Mỹ) không
dưng nhảy ra nhận mình là con trai nhà văn tài hoa bạc mệnh Vũ Trọng
4


Phụng. Để xác minh thực hư điều này, có phóng viên lại đi phỏng vấn một vị
trong ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Chắc họ nghĩ Hội nhà văn Việt
Nam là nơi “quản lý” mọi vấn đề liên quan đến nhân thân của các nhà văn,
không để ý rằng Vũ Trọng Phụng qua đời trước khi Hội nhà văn thành lập tới
gần … ba chục năm. Chẳng hiểu vị lãnh đạo Hội nhà văn sinh sau văn sĩ họ
Vũ tới cả ba chục năm có thể cung cấp điều gì quý giá giúp cho việc xác minh
vụ việc này? Đúng ra, phóng viên phải hỏi chuyện những người cùng thời có
liên quan mật thiết với gia đình Vũ Trọng Phụng (điều này khó, bởi những
người này hẳn mất cả rồi), hoặc thân nhân hiện nay của Vũ Trọng Phụng chứ
thì thông tin thu được sẽ chính xác hơn.
6. Sử dụng câu hỏi đóng
Thật là sai lầm nếu đôi khi chúng ta hỏi những câu hỏi dạng "đóng"
như:
- Có phải bạn là...?
- Có phải điều đó là...?
- Phải chăng họ sẽ không chấp nhận...?
Những gì mà người phỏng vấn hỏi là sự khẳng định hoặc phủ nhận,
câu trả lời cho câu hỏi như vậy là Có hoặc Không. Trong trường hợp này
người phỏng vấn phải có những câu hỏi thích hợp, nếu đó là nỗ lực để đề cập
một đề tài mới thì hy vọng là người bị phỏng vấn trả lời nhiều, hơn là chỉ trả
lời không hoặc có. Điều đó có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất
bại của cuộc phỏng vấn.
Trong một trường hợp nào đó thì "câu hỏi đảo" chỉ thay thế cho một

câu hỏi mà người phỏng vấn muốn biểu đạt theo một chiều hướng mong đợi.
Do cấu tạo câu hỏi đảo cho nên chúng chỉ được sử dụng khi câu trả lời có/
không đáp ứng được yêu cầu nào đó:
- Trong năm nay biểu thuế sẽ tăng, phải không thưa ngài ?
- Ông sẽ tham gia tranh cử trong kỳ bầu cử sắp tới chứ?

5


Trong nhiều trường hợp, phóng viên rất hạn chế hoặc không được đưa
những câu hỏi dạng đóng vì sẽ không thu được lượng thông tin nhiều. Việc
người phỏng vấn nêu ra câu hỏi như thế nào sẽ đưa ra những cơ hội khác nhau
về lượng thông tin mà mình nhận được từ người cho trả lời. Rõ ràng sự hiện
diện của dạng câu hỏi Có/ Không làm cho người được phỏng vấn bị ràng
buộc và có rất ít cơ hội để thể hiện vì câu hỏi rất hạn chế.
Ngoài ra, trong phỏng vấn báo chí, người ta cũng tránh sử dụng những
câu hỏi kép, tức hỏi cùng lúc nhiều vấn đề khiến người trả lời bị rối và nhiều
trường hợp họ sẽ chỉ trả lời cho câu hỏi thứ 2.
Trên đây là một số những lỗi căn bản thường gặp trong phỏng vấn báo
chí mà tôi tổng hợp được.
III, Nguyên Nhân
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến có nhiều sai sót trên mặt báo như
thế là vì báo chí Việt Nam hiện nay vẫn rất nhiều người không tự tu dưỡng để
chuyên sâu vào một mảng nào cả mà cứ chung chung gì cũng biết, nhưng lại
không giỏi thứ gì. Để là người hỏi tốt không phải là một điều đơn giản. Người
am tường mà hỏi khác với người không biết cứ hỏi… lung tung. Mà hỏi lung
tung, kết quả thu về vớt vát cũng chẳng được là bao? Ở đây cũng còn lý do,
có cơ quan báo chí, khi cử phóng viên đi phỏng vấn một ai đó, đã không chọn
”đúng người đúng việc”. Bởi vậy mà đứng trước đối tượng mình cần phỏng
vấn, những phóng viên này cứ như chim chích lạc rừng, loay hoay mãi cũng

không hỏi trúng được vấn đề. Hoặc do những nguyên nhân rất nhỏ xuất phát
từ chính phóng viên: ở sự chuẩn bị trước phỏng vấn không chu đáo, ở sự thiếu
linh hoạt, tế nhị, không biết cách giao tiếp, gợi mở, gần gũi với đối tượng
phỏng vấn của mình.
IV. Đề xuất khắc phục
Để có được bài phỏng vẫn thành công, người phỏng vấn trước hết phải
có khâu chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn một cách chu đáo, cẩn thận.
Phải tự đặt ra và tự trả lời cho mình những câu hỏi:
6


- Liệu có phải một cuộc phỏng vấn được thiết lập trên cơ sở các sự kiện
hay những vấn đề đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận?
- Những điểm nào là những điểm cần được khái quát hay khai thác?
- Những sự kiện đó có phải là yếu tố làm hình thành những mâu thuẫn
hay không ?
- Những điều đó có đáng làm cơ sở để thực hiện một cuộc phỏng vấn
hay không ?
Tự hỏi và trả lời những câu này sẽ giúp phóng viên biết được mình cần
làm gì, cần hỏi gì và xác định cách hỏi như thế nào. Những thông tin đầu tiên
mà người phỏng vấn buộc phải nắm được và khai thác trước là những số liệu
cụ thể, ngày tháng, tên nhân vật hay sự kiện nhất là khi những thông tin này
được sử dụng trong câu hỏi.
Những sai lầm của người phỏng vấn dù là nhỏ nhất cũng phải được sửa
chữa ngay và phải coi đó là những bài học kinh nghiệm, nhất là trong cách đặt
câu hỏi phỏng vấn.
- Tại sao mới chỉ sau 3 năm nghiên cứu anh đã hoàn thành hệ thống
thiết bị mới này?
- Không, chính xác là sau 5 năm trước đây...
Đây là những câu hỏi có sự can thiệp khá thô bạo về quan điểm hay là

sự bộc lộ những hiểu biết nông cạn của nhà báo và như thế sẽ rất là bất lợi
nếu như người bị phỏng vấn bất đồng với những quan điểm đó và có phản
ứng ngược.
Luôn luôn phải nắm vững tên tuổi cũng như địa vị của người bị phỏng
vấn nếu không sẽ dễ bị mất cảm tình, ví dụ :
- Với tư cách là người Giám đốc công ty, ông có thể cho biết...?
- Xin lỗi, tôi chỉ là một quản đốc điều hành...?
Những điều đó không ảnh hưởng nhiều đến những giá trị của thông tin
được khai thác, song sự bất cẩn sẽ làm giảm đi lòng tin vào người phóng viên

7


của người bị phỏng vấn. Và thậm chí làm giảm lòng tin của công chúng với
nội dung của cuộc phỏng vấn.
Người phỏng vấn phải tạo ra một chuỗi câu hỏi và những câu hỏi về
mặt chuyên môn sẽ được đưa ra sau cùng. Nhưng những câu hỏi này không
nhất thiết phải giải thích bằng những chi tiết chính xác. Đó là phương pháp
cứng nhắc và nhiều khi người phỏng vấn buộc phải hỏi máy móc theo nội
dung trình tự các câu hỏi đã chuẩn bị trước mà không đưa ra được những câu
hỏi thích ứng với những thông tin mới nhận được từ người trả lời phỏng vấn.
Nhiều khi, điều đó làm cho người trả lời bị cụt hứng và trả lời thiếu logic.
Điều đó có nghĩa rằng sự chuẩn bị trước các câu hỏi có tính hệ thống là cần
thiết song nên có sự linh hoạt trong việc áp dụng khi vào cuộc thực tế.
Trong trường hợp nhà báo muốn phỏng vấn một vị quan chức về chủ
trương mới nào đó, chẳng hạn về chủ trương đóng cửa khai thác một mỏ than
làm cho hàng ngàn người thất nghiệp. Nếu câu hỏi đơn giản là: "Tại sao lại có
chủ trương...?" thì hẳn câu trả lời nhận được sẽ là "do hiệu quả kinh tế thấp,
do mất an toàn...". Như vậy, hầu hết mọi người đều đã biết thông tin này, cuộc
phỏng vấn như vậy sẽ đi vào sự vô nghĩa và nhàm chán. Để khai thác được

những thông tin "ẩn" người phỏng vấn phải đưa ra những câu hỏi hàm chứa
sâu sắc sự am hiểu lĩnh vực mà họ đang quan tâm. Cụ thể trong trường hợp
này có thể đưa ra các câu hỏi, ví dụ như hỏi tới các nhu cầu về than, về tiềm
năng xuất khẩu, về sự so sánh chi phí cho nhà máy nhiệt điện chạy bằng than
và khí đốt... cuối cùng mới khép lại bằng câu hỏi ngược là: tại sao lại có thể
đóng cửa mỏ than đó được...
Tóm lại các bước mà người phỏng vấn phải chuẩn bị trước là :
1. Tập hợp đầy đủ những chỉ dẫn và thông tin cơ bản về đối tượng và
người được phỏng vấn.
2. Tăng cường năng lực nghiệp vụ. Xác định thể loại phỏng vấn.
3. Phải biết điểm then chốt của các câu hỏi này là gì.

8


4. Phải phán đoán các phương án trả lời để có sự nhạy bén và chính xác
trong phản ứng và bổ sung các câu hỏi.
Trong giai đoạn tiếp theo, sau khi công việc chuẩn bị đã tương đối hoàn
tất thì có thể tiến hành phỏng vấn. Thời gian của cuộc phỏng vấn dài hay ngắn
hoàn toàn phụ thuộc vào sự chủ động xử lý của người phỏng vấn.
Về mặt tâm lý cũng cần thiết phải được chuẩn bị chu đáo. Người
phỏng vấn phải thật bình tĩnh tự tin, linh hoạt và tự chủ trong suốt quá trình
cuộc phỏng vấn diễn ra. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn không
những chỉ quyết định đưa ra những câu hỏi nào cho phù hợp mà còn phải theo
dõi, thu nhận những thông tin mới, xử lý chúng và có thể sẽ dẫn dắt cuộc
phỏng vấn đi theo một chiều hướng mới mẻ và thú vị hơn. Người bị phỏng
vấn do bị nhiều yếu tố chi phối gây nên sự ức chế tâm lý làm cho cấu trúc
ngôn ngữ, giọng nói và cách trình bày thiếu logic và mất tự nhiên. Trong trạng
thái tâm lý căng thẳng, thậm chí phóng viên sẽ không có khả năng nghe rõ và
chính xác câu hỏi. Một người phỏng vấn có kinh nghiệm và chuẩn bị tốt sẽ

nhận thấy điều này và sẽ cố gắng làm điều gì đó để giải thoát người bị phỏng
vấn ra khỏi tình trạng đó.Trong bất cứ hoàn cảnh nào người phỏng vấn cũng
phải giữ thế chủ động và chỉ có thời gian rất ngắn để phân tích đánh giá, cảm
nhận và ra các quyết định.
Người phỏng vấn sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề cần được khai thác
hoặc đáng quan tâm, và dĩ nhiên phóng viên sẽ phải có sự khích lệ đúng mức
để cho phép người bị phỏng vấn có thể nói nhiều và nói tập trung nhất. Đây là
cơ hội thể hiện sự hợp tác và chấp nhận các yêu cầu của người chủ cuộc
phỏng vấn, giúp cho người bị phỏng vấn có cơ hội giãi bày. Những trao đổi
ngắn trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức làm cho hai bên hiểu nhau hơn
và làm cho người trả lời phỏng vấn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn, bên cạnh
đó người phỏng vấn có thể thực hiện kiểm tra các thiết bị kỹ thuật để điều
chỉnh một vài yếu tố như tính mạch lạc, giọng, âm lượng và âm sắc, về độ
nhạy và hướng của Micro.
9


Sẽ là sai lầm lớn nếu như người phỏng vấn bị mất quyền chủ động bởi
biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc tranh cãi, đó là điều không tránh khỏi
khi người phỏng vấn bộc lộ những quan điểm mang tính cá nhân đối với
người được phỏng vấn. Người làm báo cần nhớ rằng trong một cuộc phỏng
vấn mình không phải là một quan toà, một thầy kiện hay một hội thẩm viên,
nếu không anh ta sẽ phải chấp nhận sự chống đối hoặc bất hợp tác.
Trách nhiệm của người phỏng vấn là làm rõ những vấn đề mà cuộc
phỏng vấn đề cập. Hơn thế cuộc phỏng vấn tạo ra sự thống nhất giữa các mối
quan hệ có tính lôgich giữa các thông tin trong một thời lượng nhất định.
Người phỏng vấn phải tạo được sự tin cậy đối với người bị phỏng vấn đồng
thời thiết lập ra khả năng điều khiển cuộc phỏng vấn theo ý đồ đã định sẵn.
Mọi vấn đề phức tạp hay đơn giản đều phải được đơn giản hoá trong một thời
gian khoảng 2,5 phút (đó là thời gian thích hợp cho một cuộc phỏng vấn phát

thanh hay truyền hình hiện đại). Một điều tối kị đối với người phỏng vấn là
không được lạm dụng các phương tiện kỹ thuật và các biệt ngữ, thuật ngữ, nó
sẽ gây nên tình trạng mất tinh thần của người bị phỏng vấn và tất yếu kết quả
cuộc phỏng vấn là rất thấp.
Kỹ thuật hỏi:
Một cuộc phỏng vấn là một cuộc hội thoại có mục đích. Trong một
bình diện nào đó người phỏng vấn phải nắm chắc mục đích của cuộc phỏng
vấn là gì. Sự tìm hiểu trước đối tượng bị phỏng vấn là việc làm cần thiết bởi
trong cuộc phỏng vấn người hỏi phải luôn dựa vào câu trả lời để đưa ra các
câu hỏi mới.
Sự cân bằng giữa hiểu biết và ngu dốt được coi là "sự hiểu biết ngây
thơ" .
Mỗi một loại câu hỏi có một câu trả lời tương ứng và được khái quát
bằng công thức: 6W + 1 H
1. Who ? Ai có mặt hoặc liên quan đến sự kiện đó?
2. When ? Sự kiện đó xảy ra khi nào ?
10


3. Where ? Sự kiện đó xảy ra ở đâu ?
4. What ? Sự kiện đó là gì ?
5. Which ? Những tình tiết cụ thể nào liên quan đến sự kiện đó ?
6. Why ? Nguyên nhân xảy ra sự kiện là gì ?
7. How ? Toàn bộ diễn biến của sự kiện như thế nào ?
Có những loại câu hỏi dạng "mở" và giữa chúng có một số khác nhau,
chẳng hạn:
-Anh cảm thấy như thế nào về...?
-Trong chừng mực cho phép, anh có cho rằng....?
Một câu hỏi có từ để hỏi là một dạng câu hỏi tốt nhất và cũng tương đối
đơn giản. Thật vậy sau một câu trả lời, có thể không cần thiết phải hỏi thêm

một câu nào khác hơn là "Tại sao lại thế". Câu hỏi "tại sao" là sự biểu lộ của
người được phỏng vấn dẫn dắt đến sự giải thích về những hành động, những
cách xem xét, đánh giá, những động lực hay những tiêu chuẩn khác nhau.
- Tại sao bạn lại quyết định...?
- Tại sao bạn lại tin rằng điều đó cần thiết để...?
Thật là sai lầm nếu đôi khi chúng ta hỏi những câu hỏi dạng "đóng" có
nghĩa là là những câu hỏi dạng "Đảo động từ"
- Có phải bạn là...?
- Có phải điều đó là...?
- Phải chăng họ sẽ không chấp nhận...?
Những gì mà người phỏng vấn hỏi là sự khẳng định hoặc phủ nhận, câu
trả lời cho câu hỏi như vậy là Có hoặc Không. Trong trường hợp này người
phỏng vấn phải có những câu hỏi thích hợp, nếu đó là nỗ lực để đề cập một đề
tài mới thì hy vọng là người bị phỏng vấn trả lời nhiều, hơn là chỉ trả lời
không hoặc có. Điều đó có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại
của cuộc phỏng vấn.
Trong một trường hợp nào đó thì "câu hỏi đảo" chỉ thay thế cho một
câu hỏi mà người phỏng vấn muốn biểu đạt theo một chiều hướng mong đợi.
11


Do cấu tạo câu hỏi đảo cho nên chúng chỉ được sử dụng khi câu trả lời có/
không đáp ứng được yêu cầu nào đó:
- Trong năm nay biểu thuế sẽ tăng, phải không thưa ngài ?
- Ông sẽ tham gia tranh cử trong kỳ bầu cử sắp tới chứ?
Câu hỏi mở rộng:
Sự giới thiệu ở phần trên chỉ là sự khái quát việc người phỏng vấn có
thể đưa ra những cơ hội khác nhau cho người trả lời. Rõ ràng sự hiện diện của
dạng câu hỏi Có/ Không làm cho người được phỏng vấn bị ràng buộc và có
rất ít cơ hội để thể hiện vì câu hỏi rất hạn chế. Ngược lại, nó là câu hỏi chung

chung thì sẽ làm cho người bị phỏng vấn bối rối, ví dụ như ở câu hỏi sau:
- Bạn vừa trở về sau một chuyến du lịch châu Âu, bạn có thể giới thiệu
chuyến đi này không ?
Câu hỏi này không hẳn là câu hỏi, nó chỉ đơn thuần là một yêu cầu. Chỉ
những người làm báo ít kinh nghiệm mới hỏi những câu hỏi như thế, họ nghĩ
rằng với câu hỏi như thế nó sẽ giúp cho những người bị phỏng vấn không bị
quá lo lắng hay hồi hộp. Trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại và người bị
phỏng vấn sẽ bị bối rối và sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu.
Loại câu hỏi khác, loại câu hỏi mà về mặt hình thức dường như có ích,
đó là câu hỏi dạng logic "Hoặc":
- Anh giới thiệu đợt sản phẩm mới này là nhằm mục tiêu lợi nhuận hay
chỉ là nhằm chiếm lĩnh thị trường ?
Hạn chế lớn nhất với dạng câu hỏi này là phạm vi câu trả lời đã bị bó
hẹp trong một số các khả năng mà câu hỏi đã đưa ra, cho nên người bị phỏng
vấn không có cơ hội để trả lời "Cũng không hẳn là như vậy, nỗ lực của chúng
tôi chỉ là nhằm...". Trong những trường hợp tương tự như vậy người phỏng
vấn không nên đưa ra những gợi ý mà chỉ nên ra những câu hỏi tương tự như :
- Tại sao anh lại giới thiệu loại sản phẩm này...?
Câu hỏi “khích”:

12


Nếu người bị phỏng vấn được bày tỏ một cách rõ ràng các quan điểm
của mình và có thể đưa ra những cách trả lời khác nhau, điều này là cần thiết
khi có những quan điểm chống lại anh ta. Chính điều này cũng tạo cho anh ta
cơ hội tự làm thoả mãn trong việc bác bỏ những lý lẽ hoặc những sự ép buộc
trong các câu hỏi. Vai trò của người phỏng vấn là xác nhận những điều mà
anh ta biết phải có "địa chỉ" cụ thể. Những dạng chung của loại câu hỏi
"Khích" là:

- Mặt khác, điều đó nói lên rằng...?
- Một vài người đã chỉ trích rằng...?
- Bạn sẽ xử sự như thế nào nếu người ta nói bạn...?
Ví dụ đầu tiên trong ba ví dụ trên như không phải là một câu hỏi nhưng
nó vẫn được trình bày và nếu loại bỏ nó thì có thể làm giảm hiệu quả sự thành
công của cuộc phỏng vấn một cách đáng kể. Trong cuộc phỏng vấn nó câu hỏi
dạng "khích" nhiều khi đóng vai trò một lời khẳng định, một câu bình luận mà
thông tin hàm chứa trong câu hỏi này mang tính chủ đạo và chính thống.
Nhưng người phỏng vấn phải đảm bảo rằng những quan điểm được đưa ra là
một câu hỏi mang tính khách quan. Có thể nói trong trường hợp này nhà báo
đang phải " Chơi tốt với một người bạn tồi".
Câu hỏi kép:
Một cách hỏi cho những người làm báo ít kinh nghiệm là hỏi gộp hai
câu hỏi thành một.
- Tại sao cuộc họp đó lại lộn xộn, anh sẽ có biện pháp ngăn chặn như
thế nào trong cuộc họp lần sau ?
Đối với những câu hỏi tương tự như thế này, người trả lời chỉ có thể trả
lời được một trong hai câu hỏi, hoặc là câu trước hoặc là câu sau, những cái
"bẫy" đã được gài chính trong câu hỏi và nếu người trả lời không để ý sẽ vô
hình mà thừa nhận. Nhưng nhà báo phải thật cẩn thận trong trường hợp người
bị phỏng vấn tỉnh táo nhận ra và khôn khéo dẫn dắt câu trả lời sang hướng
khác và nhà báo sẽ rất dề bị mất quyền chủ động.
13


Những câu hỏi phải luôn giữ được mức độ ngắn và giản đơn, những
câu hỏi quanh quẩn, dông dài sẽ mang lại những câu trả lời tương tự, điều này
chứng tỏ rằng nhưng câu hỏi của người phỏng vấn có ý nghĩa quyết định tới
toàn bộ cuộc phỏng vấn. Người phỏng vấn phải thật sự quan tâm tới các câu
hỏi, nếu mục đích của những câu hỏi khổng rõ ràng kể cả trong suy nghĩ của

người phỏng vấn thì đối với người được phỏng vấn cũng không được hiểu rõ
ràng. Sự nhầm lẫn của người nghe là khả năng có thể bị thoái hoá trong sự
lãnh đạm và sau hết là sự mất hứng từ chính cuộc phỏng vấn gây ra.
Câu hỏi chủ đạo:
Chán nản, thiếu kinh nghiệm hoặc những câu hỏi ác ý sẽ được đưa ra
cho người bị phỏng vấn trong một số trường hợp ngoại lệ, như:
- Tại sao ông lại bắt tay vào kinh doanh khi năng lực tài chính của
mình đã đi vào sa sút ?
- Anh giải thích như thế nào về hành động cậy quyền cậy thế này...?
Đây là những lời "ác ý" tác động trực tiếp vào người nghe - người bị
phỏng vấn. Người bị phỏng vấn như không còn cơ hội để thanh minh hay phủ
nhận những quan điểm đó. Thực tế cho thấy công chúng phải tự xác định
được và tiếp nhận thông tin từ cuộc phỏng vấn mang lại. Hơn thế, với loại câu
hỏi này, những thông tin chứa đựng trong nó được xem như là những thông
tin nền cho toàn bộ cuộc phỏng vấn cho cả người bị phỏng vấn và công
chúng. Trong loại câu hỏi này người phỏng vấn sẽ đưa ra những quan điểm và
những câu hỏi để có thể chấp nhận được là :
- Anh đã bắt đầu công việc kinh doanh của mình với bao nhiêu vốn?
- Vào lúc này anh coi như đã thoả mãn với những gì anh có phải
không?
- Hiện nay anh nhìn nhận điều đó như thế nào ?
- Anh đã nói gì với mọi người, những người có liên quan tới việc cậy
quyền cậy thế của anh ?

14


Việc hỏi trực tiếp để bộc lộ nhiều ý kiến cá nhân, những câu hỏi hóc
búa có thể được chấp nhận bởi sự điềm tĩnh thoải mái của người phỏng vấn và
sự chịu đựng của người bị phỏng vấn. Khi người phỏng vấn bị chỉ trích vì nội

dung câu hỏi anh ta đưa ra thì đó chính là nội dung cần được khai thác và nó
có giá trị hơn bất cứ câu hỏi nào khác. Tất nhiên, trong một số trường hợp
việc đưa ra câu hỏi dạng chủ đạo cũng phải thật mềm mỏng và khéo léo:
- Trong trường hợp này thì câu hỏi đặt ra là tại sao ông lại xử sự như
thế, thưa ông ?
Câu hỏi "tại sao lại xảy ra" không phải là câu hỏi nhằm mục đích tìm
hiểu sự việc đó đã diễn ra như thế nào, nhất là trong trường hợp người trả lời
phỏng vấn muốn lẩn tránh câu trả lời. Nếu anh ta chỉ cần ngập ngừng một
giây thôi thì công chúng sẽ dễ dàng nhận ra và công sức của ngươì phỏng vấn
sẽ trở nên vô ích.
Phỏng vấn không câu hỏi
Một vài người thường thích tạo ra sự dài dòng không cần thiết thông
qua cách đặt vấn đề hay xử lý các câu hỏi. Điều nguy hiểm là cuộc phỏng vấn
có thể sẽ thành một cuộc tranh luận hay là những thông tin mà công chúng
nhận được chủ yếu là từ người phỏng vấn hơn là từ người bị phỏng vấn.
Chẳng hạn, người trả lời phỏng vấn có thể bị dẫn dắt theo một số trường hợp :
- Điều này xảy ra là không bình thường !
Thay vì với câu hỏi : Đó là điều bình thường phải không ?
Một ví dụ khác tương tự như:
- Anh không có vẻ như đã đưa ra những bảng thống kê đó.
Thay vì một câu hỏi: Anh đưa ra bản thống kê đó để đánh giá gì vậy ?
Thông thường sự sai lầm ở phỏng vấn không câu hỏi là mục đích của
cuộc phỏng vấn không rõ ràng hoặc không được xác định, người bị phỏng vấn
có thể trả lời những gì anh ta thích hoặc anh ta hiểu. Và người phỏng vấn sẽ
rất khó khăn trong việc điều khiển đề tài và thời lượng của cuộc phỏng vấn .
Đôi khi người phỏng vấn cũng có thể hỏi các câu hỏi:
- Tôi có thể hỏi bạn nếu...?
15



- Tôi rất muốn nếu như bạn có thể trả lời tại sao...?
Điều này là không cần thiết trong một cuộc phỏng vấn đã có những
thoả thuận từ trước. Đôi khi nó là một biểu hiện của phương pháp tiếp cận đối
tượng. Cách diễn đạt này nhằm được dùng để hướng dẫn người phỏng vấn
nhận ra những khó khăn không lường trước được của một cuộc phỏng vấn.
Đúng hơn là một giải pháp tình thế chi sự thiếu tin cậy giữa hai bên và tạo ra
cho cả hai bên có đủ thời gian cần thiết để chuẩn bị và đó cũng là việc giành
được thời gian để khiến cho người nghe cảm thấy mức độ căng thẳng của
cuộc phỏng vấn .
Sự giao lưu không lời:
Thông thường một cuộc phỏng vấn đã được thiết lập thì nó không được
để gián đoạn. Trong cuộc phỏng vấn, mối quan hệ giữa hai bên không chỉ
thông qua các câu hỏi và câu trả lời mà thực ra còn được thiết lập qua biểu
hiện ở ánh mắt và nét mặt. Sự tập trung phải được duy trì thường xuyên và
không thể coi thường.
Mắt của người phỏng vấn phải nói lên được sự đồng điệu với những gì
anh ta nói hoặc là thái độ phản ứng đúng với những gì anh ta nhận được.
Người phỏng vấn không bao giờ được tỏ ra chán nản hoặc thiếu kiên nhẫn, có
thể biểu đạt sự đồng ý hay không đồng ý qua cử chỉ của cánh tay và cử chỉ,
nét mặt.
Tuy nhiên cũng cần phải tránh những hành động dễ gây cho người bị
phỏng vấn sự nổi giận như gật đầu và nói " aha!" hay "ừ hừ"...
Trao đổi bằng mắt là cách thức thường xuyên nhất và hiệu quả nhất để
điều chỉnh thời gian cho một cuộc phỏng vấn. Nó báo hiệu là đã có một câu
hỏi khác đã cần phải đưa ra. Những biểu hiện bằng tay cũng rất cần thiết và
giữa hai bên cũng cần có sự thống nhất trong việc trao đổi những thông tin
này.
Đó là những hướng giải quyết mà những phóng viên, nhà báo hoàn
toàn có thể tự khắc phục được chỉ cần ham học hỏi, trau dồi và cẩn thận, chu
đáo hơn trong quá trình tác nghiệp ở thể loại phỏng vấn.

16


MỤC LỤC
I, Đặt vấn đề......................................................................................................1
II, Thực trạng vi phạm lỗi trong phỏng vấn......................................................2
1. Câu hỏi vô tận...............................................................................................2
2. Hỏi những câu… đương nhiên, k hỏi cũng biết kết quả...............................3
3. Trong câu hỏi đã có câu trả lời:.....................................................................3
4. Hỏi bất nhã, thiếu tế nhị, mất lịch sự…........................................................4
5. Phỏng vấn không đúng người:......................................................................4
6. Sử dụng câu hỏi đóng....................................................................................5
III, Nguyên Nhân...............................................................................................6
IV. Đề xuất khắc phục.......................................................................................6

17



×