Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tiểu luận: Quản trị rủi ro trong hoạt động quảng cáo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 40 trang )

Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 1








Tiểu luận
Quản trị rủi ro trong hoạt động quảng cáo














Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 2




LỜI MỞ ĐẦU
Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép
của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường
mới. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về
không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ vào công
nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Do đó, marketing ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp.Nhưng
marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn
dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn
cho nhu cầu của khách hàng.
Khi nền kinh tế đi xuống, khách hàng kiểm soát túi tiền của mình chặt chẽ hơn,
trong khi đó các doanh nghiệp cố gắng hạn chế các chi phí trong nỗ lực đảm bảo sự gia
tăng lợi nhuận ,và marketing thông thường được xem như một khoản chi tiêu cần bị cắt
giảm trong những thời điểm như thế này. Một trong những hoạt động marketing cần cắt
giảm đó chính là hoạt động Quảng cáo.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, Quảng cáo là một trong những nhu cầu
và phương tiện hết sức cần thiết ,một thế giới đầy quảng cáo, đó là thể hiện của nền kinh tế
tiêu dùng. Dù thích hay không Quảng cáo vẩn tồn tại và là một phần của thời đại, với nhiều
tiến bộ, mặt đa dạng, tích cực lẫn tiêu cực…Quảng cáo đã khẳng định được vị thế của mình
trong hoạt động Marketing, tuy đã có được nhiều thành công nhưng vẫn còn đó rất nhiều
rủi ro, mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể hủy hoại một sản phẩm, thương hiệu hay cả một
doanh nghiệp.
Rủi ro luôn hiện diện ở xung quanh chúng ta, xuất hiện vào những lúc không ai có
thể ngờ tới vì vậy quản trị rủi ro là việc rất quan trọng, nó giúp chúng ta nhận dạng, đo
lường, né tránh và giảm thiểu những thiệt hại và đặc biệt nó giúp chúng ta xoay chuyển
tình thế, biến rủi ro, nguy cơ thành những cơ hội tốt đẹp.
Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài:
“ Quản trị rủi ro trong hoạt động Quảng cáo” làm đề tài nghiên cứu.


Trong quá trình tìm hiểu và phân tích, do số lượng thời gian có hạn và kiến thức
chuyên môn còn non nớt nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 3

mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn
thiện và thuyết phục hơn.

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm rủi ro:
Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro,có thể chia thành 2 trường
phái lớn trường phái truyền thống và trường phái trung hòa.
- Trường phái truyền thống: “ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người.”
- Trường phái trung hòa: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.”

2. Khái niệm quảng cáo:
Quảng cáo là việc xây dựng một thông điệp về sản phẩm - dịch vụ thông qua
các phương tiện thông tin để truyền đạt thông điệp đến đối tượng người tiêu
dùng và khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy mua và sử dụng hàng hóa dịch vụ.
Để thực hiện quảng cáo, các doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền nhất
định.
3. Các loại hình quảng cáo:
3.1 Quảng cáo thương hiệu (brand advertising)
Quảng cáo xây dựng thương hiệu nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận
biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo này thường rất đơn giản
vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.

3.2 Quảng cáo địa phương (local advertising)
Quảng cáo địa phương chủ yếu thông báo đến khách hàng rằng sản phẩm
đang có mặt tại một điểm bán hàng nào đó nhằm lôi kéo khách hàng đến cửa
hàng (như quảng cáo khai trương của cửa hàng hay quảng cáo của các siêu
thị…)
3.3 Quảng cáo chính trị (political advertising)
Chính trị gia thường làm quảng cáo để thuyết phục cử tri bỏ phiếu cho mình
hoặc ủng hộ chính kiến, ý tưởng của minh. Các chiến dịnh vận động tranh cử
tổng thống Mỹ là một ví dụ điển hình.
3.4 Quảng cáo hướng dẫn ( directory advertising)
Đây là hình thức quảng cáo nhằm hướng dẫn khác hàng làm thế nào để mua
một sản phẩm hoặc dịch vụ (chẳng hạn như niên giám những trang vàng).
3.5 Quảng cáo phản hồi trực tiếp ( direct-respond advertising)
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 4

Hình thức quảng cáo này nhằm để bán hàng một cách trực tiếp, khách hàng
mua sản phẩm chỉ việc gọi điện thoại hoặc email, sản phẩm sẽ được giao đến
tận nơi.
3.6 Quảng cáo thị trường doanh nghiệp ( Business-to-business advertising)
Loại hình quảng cáo này chỉ nhắm vào khách mua hàng là doanh nghiệp,
công ty chứ không phải là người tiêu dùng. Chẳng hạn như quảng cáo các sản
phẩm là nguyên liệu sản xuất, hoặc các sản phẩm chỉ dùng trong văn phòng nhà
máy.
3.7 Quảng cáo hình ảnh công ty ( Institution advertising )
Loại hình quảng cáo này nhằm xây dựng sự nhận biết về một tổ chức, hay thu
phục cảm tình hay sự ủng hộ của quần chúng đối với một công ty, tổ chức.
(chẳng hạn như quảng cáo của các tổ chức thuộc liên hợp quốc, hay quảng cáo
của các công ty sản xuất thuốc lá nhằm làm cho hình ảnh công ty mình thân

thiện với công chúng hơn)
3.8 Quảng cáo dịch vụ công ích ( public service advertising)
Thường là quảng cáo hỗ trợ cho các chương trình, chiến dịch của chính phủ
(như sinh đẻ kế hoạch, an toàn giao thông )
3.9 Quảng cáo tương tác ( Interact advertising)
Đây chủ yếu là các hoạt động quảng cáo bằng internet nhắm đến cá nhân
người tiêu dùng. Thường người tiêu dùng sẽ trả lời bằng cách click vào quảng
cáo hoặc chỉ lờ đi.

4. Các phương tiện quảng cáo:
Quảng cáo được chuyển đi bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, có
thể phân chia thành các nhóm:
- Nhóm phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại, tờ rơi…
- Nhóm phương tiện điện tử như truyền thanh, truyền hình, phim, internet…
- Nhóm phương tiện ngoài trời như pa-nô, áp phích, bảng hiệu…
- Nhóm phương tiện quảng cáo trực tiếp như thư trực tiếp, điện thoại…
- Nhóm các phương tiện khác như quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo
trên bao bì sản phẩm…
5. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong quảng cáo
Hiện nay, các doamh nghiệp sử dụng phần lớn ngân sách của mình cho hoạt
đông quảng cáo. Chính vì vậy sự thành công của quảng cáo không những mang
lại hiệu quả về truyền thông, giúp đẩy mạnh doanh thu… mà còn giúp doanh
nghiệp “ tiết kiệm” một khoản chi phí khổng lồ. Vì khi nó thất bại, ngoài việc
vẫn phải bỏ tiền ra làm quảng cáo cho sản phẩm, mà doanh nghiệp còn tốn thêm
chi phí và thời gian để khắc phục hậu quả do rủi ro đó gây ra.
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 5



Một sản phẩm quảng cáo muốn được khách hàng và người tiêu dùng đón nhận
thì ngay từ ban đầu nó đã được xây dựng trên một ý tưởng tốt, đúng với những
gì sản phẩm thực tế mang lại và hơn nữa làm rõ ràng nhu cầu mà người tiêu
dùng chưa biết gọi tên. Và để làm được điều này thì quá trình làm ra quảng cáo
đó cần được hoạch định, giám sát, kiểm tra định kì…. và bảo đảm không xa rời
thực tế, đây chính là các bước quan trọng có trong quản trị rủi ro.

Rủi ro luôn ở quanh ta, chính vì vậy một sản phẩm quảng cáo có thật tuyệt vời
nhưng khi đưa ra ngoài sẽ không tránh khỏi việc không mang lại hiệu quả như
mong đợi. Thêm vào đó đối thủ cạnh tranh, các cơ quan ngôn luận, công chúng
luôn có mặt và chớp lấy bất kì lỗi nhỏ nào của doanh nghiệp. Và để hạn chế nhất
những mất mát đó, doanh nghiệp nên xây dựng những phương án đề phòng,
phương án này cần chi tiết nhất có thể và luôn giả định các tình huống có căn cứ
dựa trên cơ sở thực tế.
























Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 6



PHẦN 2: NGHIÊN CỨU CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢNG CÁO Ở VIỆT NAM
I/ Qui trình làm quảng cáo
Hiện nay, quảng cáo cho một công ty là do phòng Marketing hoặc thuê Ad Agency
thực hiện.
1. Phòng Marketing thực hiện: Qua quá trình nghiên cứu nhóm được biết qui trình
làm quảng cáo bao gồm những bước sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu thị trường và ngành hàng
1. Phân tích cấu trúc thị trường
2. Xu hướng phát triển nhu cầu của người tiêu dùng
3. Mức cung ứng của các nhãn hiệu trong ngành hàng
4. Những phân khúc thị trường chính
5. Những phân tích đặc biệt khác
Bước 2: Xác định các đối thủ cạnh tranh
1. Cần xác định những ai là đối thủ cạnh tranh chính
2. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ, các cơ sở của họ??
3. Tìm hiểu các mẫu quảng cáo và các thông điệp của họ

4. Tìm hiểu các hoạt động Marketing mà họ đã thực hiện trong thời gian vừa qua

Bước 3: Mô tả đối tượng khách hàng mục tiêu
1. Mô tả dưới góc độ xã hội học: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, tôn
giáo
2. Mô tả theo địa lý học: Khu vực sống, Kênh phân phối họ tiếp cận
3. Mô tả dưới góc độ tâm lý học: Quan niệm sống của họ, các tiêu chí lựa chọn ngành
hàng, thương hiệu, chủng loại sản phẩm.
4. Hành vi mua hàng của họ và những yếu tố tác động vào quyết định mua
hàng
5. Những mong muốn tiềm ẩn của họ ( Consumers’ Insights)
Bước 4: Chiến lược quảng cáo thể hiện định vị thương hiệu
1. Phân tích SWOT thương hiệu hiện có dước góc độ lợi ích sản phẩm và các giá trị
cảm tính mà thương hiệu mang lại cho người tiêu dùng
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 7

2. Xác định cách thể hiện chiến lược định vị: Chọn lựa cách thể hiện phù hợp dựa
trên sự so sánh các quảng cáo của đối thủ cạnh tranh, ý tưởng nào có thể đáp ứng
được nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng và có cách nào thể hiện được điểm mạnh
khác biệt hiện có của thương hiệu (theo chiến lược định vị).
3. Các hướng thể hiện định vị tiềm năng:
- Lợi ích lý tính (đáp ứng một nhu cầu cụ thể)
- Lợi ích cảm tính (đáp ứng một nhu cầu cụ thể)
- Nhóm khách hàng mục tiêu (thể hiện cá tính và địa vị của họ)
- Vị thế đối kháng (đối lập lại) so với đối thủ
- So sáng ngang với một brand đã nổi tiếng
- Tạo brand Icon, brand character
- Tạo một dòng sản phẩm mới


Bước 5: Lựa chọn phương tiện quảng cáo
Việc chọn một hay vài phương tiện hợp lý cho phép doanh nghiệp đưa thông tin đến
đúng đối tượng mà mình quan tâm. Quảng cáo được thực hiện thông qua nhiều phuơng tiện
như: truyền sóng (radio, truyền hình), phuơng tiện in ấn: báo chí, tạp chí, ấn phẩm, quảng
cáo ngoài trời (outdoor): panô, bảng điện, quảng cáo qua bưu phẩm (direct mail), trang
vàng niên giám, quảng cáo trên internet vv… Mỗi phương tiện đều có những ưu điểm và
nhược điểm riêng khi thể hiện các thông điệp. Do đó, khi lập kế hoạch về phương tiện
quảng cáo, đòi hỏi xem xét nhiều yếu tố như: mục tiêu quảng cáo, ngân sách, đặc điểm
khách hàng mục tiêu, phạm vi, mức độ hoạt động, đặc điểm khán giả, chi phí quảng cáo
trên mỗi phương tiện… Ví dụ: quảng cáo cho câu lạc bộ chơi golf qua direct mail sẽ có
hiệu quả hơn qua báo chí.
Nếu hạn chế về tài chính, doanh nghiệp có thể tập trung nỗ lực vào một phương tiện
duy nhất dễ gây ảnh hưởng hơn là trải đều thông điệp trên nhiều phương tiện.
Bước 6: Lập bản yêu cầu sáng tạo
Cần phải có Bản Yêu Cầu Sáng Tạo cho bất cứ công việc sáng tạo nào. Bản yêu cầu sáng
tạo sẽ cung cấp cho chúng ta các thông tin căn bản, các yêu cầu cụ thể về mục tiêu phải
đạt được sau quá trình sáng tạo.
Thông thường, Bản Yêu Cầu Sáng Tạo sẽ được một nhân viên của bộ phận Dịch Vụ
Khách Hàng viết dựa trên các thông tin và yêu cầu từ phía khách hàng. Bản YCST sẽ
được chỉnh sửa và duyệt bởi Giám Đốc DVKH và sau đó có thể được gởi cho khách hàng
để duyệt một lần cuối, trước khi tiến hành sáng tạo.

Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 8


Bước 7: Quy trình sáng tạo
Mỗi quảng cáo có 2 mục tiêu cần đạt được:

1- Phải bán được hàng ở ngay thời điểm được quảng cáo (Mục tiêu ngắn hạn).
2- Phải làm sao biến các chi phí cho quảng cáo thành một khoản đầu tư vào giá trị
thương hiệu (Mục tiêu dài hạn).
Đối với các quảng cáo mang tính thời vụ như quảng cáo cho chương trình khuyến mãi,
hay quảng cáo cho một mẫu bao bì mới, thì mỗi quảng cáo sẽ mang một nội dung riêng,
thậm chí sẽ có một cách thể hiện riêng. Có thể mẫu quảng cáo sẽ mang lại hiệu quả bán
hàng rất tốt tại thời điểm được quảng cáo, nhưng sẽ không nối kết được với những quảng
cáo cho các chương trình trước đó hoặc những quảng cáo sau này.
Bản chất của quảng cáo không chỉ đơn thuần tạo cho người tiêu dùng lý do để mua
hàng vào ngay thời điểm quảng cáo, mà còn giúp khắc sâu thương hiệu vào tâm trí người
tiêu dùng. Một “Ý Tưởng Lớn” không chỉ đơn thuần là một mẫu quảng cáo ấn tượng, mà
còn phải là ý tưởng sẽ giúp quảng cáo đạt được cả 2 mục đích ngắn hạn và dài hạn.
Bước 8: Thực hiện quảng cáo
Thực hiện, thi công cho ra sản phẩm quảng cáo.
Bước 9: Đo lường và đánh giá tác động của quảng cáo
Đánh giá tác động của quảng cáo để xác định thông điệp quảng cáo có đến đúng đối
tượng mà doanh nghiệp mong muốn hay không, họ đã tiếp nhận thông điệp đó như thế
nào và tác động của thông điệp đến nhận thức, hành vi và thói quen mua sắm của họ.
Qua đó các doanh nghiệp có phương hướng duy trì hay điều chỉnh kế hoạch quảng cáo
trong tương lai. Tuy nhiên, quan điểm về hiệu quả quảng cáo không phải mọi doanh
nghiệp đều nhận thức đúng đắn. Tác động của quảng cáo phải đánh giá qua hai mặt:
hiệu quả về kinh tế (doanh số bán, thị phần, số lượng đơn đặt hàng) và hiệu quả về
truyền thông (mức độ quan tâm, ưa thích quảng cáo, nhớ về quảng cáo…).
Để tạo ra một quảng cáo cần có sự hợp tác của rất nhiều các bên, công ty nghiên cứu thị
trường ,nhà cung ứng, đại lý quảng cáo, khách hàng



Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011


GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 9


2. Ad Agency thực hiện:
Để đơn giản hơn Ad Agency chia quá trình làm quảng cáo theo ban bộ phận như sau:


1. Vice president account service: Phòng khách hàng (Account).
Đây là phòng ban tiên phong của một công ty quảng cáo, do đó vô cùng quan trọng. Trách
nhiệm của họ là cùng khách hàng, trao đổi, tư vấn làm sao cho ra được bản định hướng
sáng tạo ( Creative brief ) thật rõ ràng, chi tiết.
+ Những người trực tiếp “dụ khị” khách hàng sẽ gọi là Account executive.
+ Giám sát họ là Account supervisor.
Các bạn ở phòng account sẽ theo sát quá trình hình thành nên một campaign, nhằm đảm
bảo sản phẩm cuối cùng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
2. Vice president creative service:
Bản Creative brief giờ đây đã được đưa qua phòng Sáng tạo (Creative).
+ Các copywriter sẽ sáng tạo ra được những idea, concept cơ bản cho sản phẩm, dịch vụ
như Logo, Slogan, Print ad, TVC, text…
+Photographer: chụp hinhg phục vụ cho việc design
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 10

+ Designer: gia công thiết kế, dùng hình ảnh và phong cách riêng của mình để biến idea,
concept của Copywriter trở nên hữu hình.
+ Vice president creative hay Art director sẽ đánh giá, nhận xét để sau đó rút ra những
Art work, những campain xuất sắc nhất.
3. Vice president marketing service:
Phòng này nhận trách nhiệm lên kế hoạch, chiến lược để launching campaign quảng cáo:

+ Media: lên kế hoạch về truyền thông như đặt quảng cáo trên TV, radio, báo… Phương
tiện nào phù hợp (Kênh nào, báo nào, thời điểm phát sóng…)
+ PR / Event: chuẩn bị tổ chức họp báo, sự kiện hỗ trợ cho chiến dịch.
+ Research: Với các kết quả nghiên cứu thị trường, thị hiếu, hành vi khách hàng… phòng
này sẽ cung cấp những thông tin vô cùng quý giá để việc lên kế hoạch ít tốn kém nhưng
hiệu quả cao nhất (Thường thì việc này có thể thuê các agency nghiên cứu thị trường thực
hiện, tùy yêu cầu khách hàng) hoặc cung cấp thông tin về phản ứng khách hàng trong, sau
chiến dịch.
4.Vice president management service:
Dù là một agency quảng cáo thì bản chất cũng là một công ty do đó phải có:
+ Accounting: Kế toán
+ Human Resources: Nhân lực
Sau khi qua các bước, tác phẩm sẽ được thuyết trình cùng khách hàng, chờ phản biện
(chắc chắn sẽ có) từ phía họ, rồi chỉnh sửa, xem xét lại rất nhiều lần rồi mới được chính
thức đưa vào thực thi. Đây là giai đoạn nhạy cảm và quyết định, vì khách hàng nếu không
thích có thể quay lưng đi và thế là bao công sức đổ sông đổ biển

II/ Những nguyên nhân gây rủi ro trong quảng cáo thường gặp
1. Văn hóa
Quảng cáo và văn hoá quảng cáo là hai mặt song hành của một vấn đề, những nhà tổ
chức các chương trình quảng cáo không đơn thuần là nhà kinh doanh, mà phải thực sự là
nhà văn hoá.
Quảng cáo - tiếp thị sản phẩm hàng hoá là một hoạt động tất yếu của sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường.
Người tiêu dùng nhận thức qua lăng kính văn hóa, và quảng cáo phản ảnh qua lăng
kính văn hóa đó. Văn hóa ở đây nói rộng ra là ngôn ngữ, tôn giáo… Sự khác biệt trong văn
hóa làm cho các thông điệp hay phương thức quảng cáo thay đổi từ nước này sang nước
khác.Vì vậy chúng ta cần xem xét những ảnh hường của những yếu trên đối với rủi ro
trong quảng cáo hiện nay
1.1. Ngôn ngữ

Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 11

Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nhất của văn hoá vì nó là phương tiện truyền đạt ý tưởng
và thông tin. Nếu không biết ngôn ngữ chung với đối tác,hoặc chưa thông thạo,sẽ gặp
nhiều khó khăn,rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng.
Nhiều công ty đa quốc gia đã gặp nhiều rủi ro do thiếu thận trọng khi sử dụng ngôn
ngữ trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.Trong quảng cáo, việc chuyển thể ngôn ngữ
của công ty mẹ đến ngôn ngữ thị trường bản địa cũng là một điều không kém phần quan
trọng và thử thách với các nhà tiếp thị. Ví dụ như: đã từng có thời gian khó khăn khi dịch
từ Coca-Cola sang tiếng Trung. Từ Coca Cola trước tiên được gọi là Ke-kou-ke-la nhưng
sau đổi thành ko-kou-ko-ke (có nghĩa là niềm vui có trong miệng) bởi từ đầu gây hiểu lầm
thành những nghĩa không hay trong tiếng Trung.

Hay đơn cử như việc dùng câu từ chưa phù hợp với những quảng cáo ở nước ta.Có
lẽ, người tiêu dùng nước ta đã không ít người “bội thực” với những cụm từ “chất lượng hảo
hạng”, “siêu hạng”, “siêu bền”, “siêu mỏng”, “tốt nhất thế giới”, “ngon nhất thế giới”
trong các thước phim quảng cáo hiện nay. Chính từ những sự xảo ngôn phóng đại sáo rỗng
của các nhà làm quảng cáo, tạo cho người tiêu dùng cảm giác hoài nghi không mấy tin
tưởng vào chất lượng của sản phẩm, thậm chí xa lánh loại sản phẩm đó, do ấn tượng khó
chịu mà quảng cáo mang lại.
Quảng cáo không chỉ đơn thuần là những thông tin cứng nhắc về sản phẩm, mà còn
là nghệ thuật thu hút sự tập trung chú ý của người tiêu dùng, thông qua các slogan ngắn
gọn khái quát mà đầy đủ, hình ảnh, hành động ấn tượng mà nhân bản, phù hợp với tâm lý
truyền thống, mỹ tục tập quán của mọi người. Nếu như lạm dụng một cách thái quá các
cách nói xảo ngôn, đang làm cho người tiêu dùng xa lánh các chương trình quảng cáo,
thậm chí bực bội ghét lây đến các sản phẩm được đưa ra quảng cáo.
1.2. Tôn giáo
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, thái độ,lối sống, thói quen. của con người, là yếu

tố rất nhạy cảm. Do đó nếu không tìm hiểu kỷ về tôn giáo sẽ có khả năng gặp rủi ro lớn,
sản phẩm có thể bị tẩy chây,gây nhiều rắc rối v.v Khi xây dựng sản phẩm quảng cáo cần
phải lưu ý đến màu sắc,câu chữ, tránh đụng chạm đến những những quan niệm tín ngưỡng,
đức tin riêng của khách hàng. Ví dụ quảng cáo Sony ở Thái lan.
1.3. Thẫm mỹ
Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp.Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ
nghệ thuật,đến thị hiếu của nền văn hoá, từ đó phản ảnh đến giá trị và thái độ của con
người ở mỗi quốc gia và dân tộc .Thẩm mỹ của những nền văn hoá khác nhau sẽ rất khác
nhau. Ví dụ như hai lon nước pepsi và coca_cola vào mùa tết thì coca_cola bán chạy hơn
chỉ đơn giản vì coca_cola có bao bì màu đò_ màu may mắn, người dân Việt Nam rất thích.
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 12

Nhờ kỷ xảo điện ảnh, rất nhiều thước phim quảng cáo đã được dàn dựng công phu,
nhưng hiệu quả lại không đạt được như mong muốn. Sự chắp vá lạm dụng các hình ảnh
bạo lực, hành động khiếm nhã rất phản cảm, không những không chuyển tải được nội dung
cần quảng cáo, mà còn làm cho người xem bực mình thất vọng. .
Thêm vào đó, hiện nay, không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tận dụng mọi nơi trên phố,
các công trình công cộng, các di tích văn hóa lịch sử để viết, vẽ, dán quảng cáo cho sản
phẩm của đơn vị mình làm mất mỹ quan đô thị.
1.4. Gía trị và thái độ
Gía trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng sai ,tốt xấu,quan trọng
và không quan trọng.
Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo một
hướng xác định đối với một đối tượng.
Giá trị và thái độ ảnh hưởng rất lớn những ý tưởng của việc quảng cáo, ảnh hưởng đến sự
sự chấp nhận, đánh giá của công chúng. Nếu có những quảng cáo không phù hợp,sẽ khó
tránh khỏi những rủi ro và tổn thất.
Ví dụ như lời nhận xet của khán giả ở Phongdiep.net,nhu sau “Người phương Đông vốn tế

nhị, kín đáo, coi trọng sự nền nã, không mấy thiện cảm với những người phụ nữ ăn mặc
quá hở hang, “mát mẻ”. Thế nhưng nhiều chương trình Quảng Cáo đưa những hình ảnh
phụ nữ hở hang, khêu gợi và coi đó như một yếu tố để gây sức hút, tạo ấn tượng. Dường
như việc sử dụng những hình ảnh phụ nữ hở hang khêu gợi và những chi tiết phong tình
trong Quảng Cáo đang trở thành mốt, đang bị lạm dụng và trở thành một căn bệnh khó
chữa. Đến mức khán giả truyền hình cảm thấy “bội thực” với những hình ảnh người mẫu,
diễn viên và cảm thấy người ta đang lợi dụng phụ nữ để câu khách.
Việc một số chương trình Quảng Cáo bắt chước nước ngoài để tạo ra các hiệu ứng “giật
gân” hay gây “sốc” với những hình ảnh, chi tiết bạo lực, nhố nhăng, nhảm nhí không tạo
được mấy thiện cảm của người tiêu dùng. Đã có rất nhiều ý kiến phê phán sự xuất hiện
những hình ảnh như: một cô gái chạy theo chàng trai để…ngửi mùi kẹo cao su; một cô dâu
chạy xuống khỏi xe hoa để xem màu sơn trên ngôi nhà bên đường; một con vi trùng gớm
ghiếc trong bồn cầu; những mụn nhọt lở loét; rồi cảnh một cô gái làm bắn thức ăn vào mặt
người đối diện”
Quảng cáo dài, quảng cáo không đúng với sự thật, ý tưởng trùng lặp, hình ảnh phản cảm,
thiếu tính thẩm mỹ,thậm chí nhiều hình ảnh quảng cáo rất phản văn hoá, không phù hợp
với đạo lý truyền thống của con người Việt Nam

1.5. Phong cách và cách ứng xử
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 13

Phong tục là nếp sống , thói quen, là những lề thói của xã hội của một nước hay dịa
phương.Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc
thù. Nếu nghiên cứu va hoịc hỏi được những phong tục và cách cư xư của đối tác,khách
hàng muốn hướng đến thì mọi việc kinh doanh,tổ chức quảng cáo se tiến hành suông sẻ,
thuận lợi. Ngược lại thì đây sẽ là nguyên nhân mang đến nhiếu rủi ro trong quảng cáo và
kinh doanh.
Gần đây, nếu theo dõi quảng cáo thường xuyên, người tiêu dùng dễ dàng nhận ra

các quảng cáo sữa hoặc thực phẩm cho trẻ nhỏ ở Việt Nam tìm cách nhấn mạnh nguồn gốc
của sữa, không chỉ sản xuất từ một công ty có nguồn gốc nước ngoài mà còn nhấn mạnh cơ
sở sản xuất được đặt tại các nước phát triển nhất. Các thành phần DHA, ARA hay
probiotics luôn được quảng bá giúp bé thông minh hơn, khỏe mạnh hơn. Trong khi đó, ở
một nước phát triển như Anh, sữa cho trẻ sơ sinh bị hạn chế chặt chẽ quảng cáo để khuyến
khích người mẹ cho con bú. Với các sản phẩm ăn dặm, các thành phần chủ yếu phải có
nguồn gốc thiên nhiên và hữu cơ (chứ không phải từ một quốc gia nào đó). Các bà mẹ ở
Anh mong muốn thức ăn cho con phải ngon như… ở nhà nấu, để bé ăn ngon và khỏe
mạnh. Trong khi đó, các bà mẹ Việt Nam dành nhiều thời giờ chăm chút cho con từng
muỗng bột, không chỉ cho con thông minh hơn, khỏe mạnh hơn nhưng còn phải… cao hơn
ba mẹ. Đây thuộc về khía cạnh thói quen, người Việt có tâm lý chuộng hàng ngoại, các
nhà quảng cáo đã tận dụng sự khác biệt này để thu hút khách hàng.
1.6. Yết tố vật chất và văn hóa
Yếu tố vật chất là những sản phẩm do con người làm ra,gồm cơ sỏ hạ tầng kinh tế như:
giao thông vận tải,thông tin liên lac,nguồn năng lượng.Và cơ sở hạ tầng xã hội: hệ thống
chăm sóc sức khoẻ,giáo duc…
Yếu tố vật chất văn hoá thể hiện mức sống của người dân,sự phát triển của một đất nước.
Khi tiến hành kinh doanh,thực hiện quảng cáo cần đưa ra các sản phẩm,thông diệp phù
hơp,mang lại hiêu quả tối ưu và phòng ngừa rủi ro.
Hàng hoá Việt Nam ngày càng vươn xa ra thị trường khu vực và thế giới, quảng cáo tiếp
thị phải luôn đi trước một bước, đến rất nhiều vùng, miền, dân tộc khác nhau, nền văn hoá
khác nhau.Quảng cáo là một phần quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nhưng lại là một
dịch vụ văn hoá thương mại mang tính cộng đồng cao. Những hạt sạn nổi cộm của không ít
hình ảnh quảng cáo hiện nay có lẽ bắt nguồn từ việc quảng cáo thuần tuý, bắt chước nước
ngoài, chạy theo lợi nhuận trước mắt, và đặt biệt xem nhẹ vai trò văn hoá trong hoạt động
quảng cáo.Nếu không hiểu được những nét văn hoá đặc trưng sơ đẳng, cũng như tập quán
thương mại của họ, nguy cơ quảng cáo trở thành rào cản đầu tiên cho hàng hoá xâm nhập
thị trường.
2. Pháp luật
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011


GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 14

Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp, gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp,đó là môi trường pháp luật.Một số
quảng cáo không tuân thủ quy định pháp luật gây phản cảm đến người xem: quảng cáo so
sánh với sản phẩm khác, quảng cáo mặt hàng cấm…nhiều thông tin quảng cáo có nội dung
phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN. Đó là việc các quảng cáo sản phẩm
băng vệ sinh; thuốc chữa bệnh đại tràng, trĩ, hắc lào được phát sóng trong giờ ăn tối trên
truyền hình…
Nội dung quảng cáo hiện nay được quy định ở nhiều văn bản pháp luật nên có sự chồng
chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho sự tiếp nhận của công chúng cũng như tổ chức, cá nhân
có liên quan. Ví dụ, Pháp lệnh Quảng cáo quy định quảng cáo có mục đích sinh lời và
không sinh lời, Luật Thương mại quy định quảng cáo có mục đích sinh lời, Luật
Cạnh tranh quy định về quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, Luật Kinh
doanh bất động sản, Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược lại quy định về quảng cáo đối với
sản phẩm, dịch vụ cụ thể…
Với cách phân định chức năng quản lý nhà nước như hiện nay thì Bộ VH-TT&DL chỉ thực
hiện quản lý nhà nước với hoạt động quảng cáo trên pano, bảng, biển công cộng… nhưng
lại là đầu mối trình ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp Luật về quảng
cáo. Trong khi đó, Bộ TT&TT mặc dù thực hiện quản lý nhà nước đối với hầu hết các
phương tiện quảng cáo nhưng lại không phải là đầu mối xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật. Điều đó tạo ra sự không đồng bộ giữa việc xây dựng chính sách và tổ chức thực
hiện chính sách quản lý nhà nước với hoạt động quảng cáo.

3. Chính trị
Rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở mọi quốc gia,nhưng mứa độ rủi ro thì mỗi nơi một
khác.Việt Nam có chế độ chính trị khá ổn định nên mức độ rủi ro thấp.Con những nước
thường xảy ra bạo loạn,đảo chính hoặc chính sách thường xuyên thay đổi thì rủi ro chính trị
sẽ ở mức độ cao

Nếu Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc
gia, quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca
hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo
giao thông để quảng cáo;đều nằm trong những điều cấm trong hoạt động quảng cáo hiện
nay.
4. Kinh tế:
Những yếu tố lạm phát,lãi suất ngân hang tăng cao như hiện nay có ảnh hưởng đáng kể đến
hoạt động kinh doanh của công ty,với tình hình như vậy thì ngân sách cho hoạt động quảng
cáo sẽ bị cắt giảm ,chất lượng quảng cáo sẽ bị giảm sút.
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 15





5. Một số rủi ro ngẫu nhiên
Ta có thể lấy một số ví dụ cho trường hợp này
1.Những quảng cáo đặt nhầm chỗ tai hại:

Thay đổi loạn hết cả lên luôn. "Chúng tôi không thay đổi, chúng tôi là đường bay thông
minh nhất"
"Chúng tôi khiến họ thay đổi", "Chúng tôi đã thay đổi"
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 16


Quảng cáo của phim "Hit man" đặt cạnh quảng cáo Huggies đã tạo nên 1 tình huống bó

tay.
2.Hình ảnh đại sứ thương hiệu
Bê bối tình ái của Woods khiến các mục quảng cáo có hình ảnh của anh cho Nike không
đạt hiệu quả như mong muốn. Sự nghiệp thể thao của anh cũng tuột dốc chóng mặt khi
Woods thi đấu kém cỏi, không chiến thắng ở bất kỳ giải PGA nào trong năm và đến cuối
năm để mất ngôi số một làng golf nam vào tay Lee Westwood.
Ace Metrix, đơn vị tiến hành nghiên cứu, thu thập dữ liệu liên quan tới các đoạn quảng cáo
trên truyền hình của Tiger Woods cho hãng Nike trong năm 2010. Theo đó hiệu quả từ
chiến dịch quảng cáo này đạt mức tăng trưởng -30%.
















Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 17

CASE STUDY



1. Rủi ro của quảng cáo ở Việt Nam

Quảng cáo dầu gội đầu Rejoice:
(rủi ro về văn hóa) "Mai Phương Thúy" vô lễ?

HH Mai Phương Thúy được giới truyền thông đặc biệt quan tâm mỗi khi xuất hiện. Nhan sắc ngày
càng quyến rũ, cũng vì thế hợp đồng quảng cáo của HH cũng tăng lên nhiều hơn.
Gần đây, HH Mai Phương Thúy thực hiện quảng cáo cho hãng dầu gội đầu Rejoice. Ngay
sau khi video quảng cáo này được phát trên truyền hình VTV, HH Mai Phương Thúy vấp
phải dư luận phê phán bởi nhân vật mà Mai Phương Thúy thể hiện có hành động được cho
là thiếu lễ độ với người lớn, không phải với văn hóa người Việt.
Nội dung đoạn video quảng cho dầu gội đầu Rejoice: Mai Phương Thúy đóng vai cô gái
xinh đẹp, có mái tóc dài óng mượt được người yêu đưa về ra mắt gia đình. Mẹ chàng trai
ấn tượng với mái tóc dài suôn mượt của cô gái trẻ liền hồ hởi thăm dò bí quyết làm đẹp của
cô gái: "cháu duỗi tóc ở tiệm à?"
Đáp lại câu hỏi niềm nở của mẹ chồng tương lai, cô gái được HH Mai Phương Thúy thủ
vai nhã nhặn: "À không, chỉ là Rejoice!"
Khách quan mà nói, trong đời sống hàng ngày, khi giao tiếp với người lớn tuổi đỏi hỏi phải
"lễ phép", tôn trọng. Nói theo ngữ pháp Việt Nam thì câu hỏi và câu trả lời khi giao tiếp
với người lớn tuổi câu nói luôn luôn phải đảm bảo có "chủ ngữ" và "vị ngữ" đầy đủ.
"À không, chỉ là Rejoice thôi mà!" chỉ là câu trả lời trống không mà cô gái trẻ chỉ dùng khi
giao tiếp với những đối tượng bằng vai phải lứa
.
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 18

Trong hoàn cảnh này, cô gái đang giao tiếp với mẹ chàng trai, với bề trên nhất là lại là mẹ

chồng tương lai càng phải cẩn trọng hơn.

Ta có thể thấy quảng cáo này rất không phù hợp với văn hóa của người Việt Nam đó
là lễ phép và kính trọng người lớn tuổi ,đặc biệt đây còn là mẹ chồng tương lai của
nhân vật trong đoạn quảng cáo.Điều này làm cho người xem việt nam có phản ứng
gây gắt với sản phẩm và cả nhân vật trong đó.

Quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua
(rủi ro về pháp luật)
Thông điệp quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty cổ phần Masancó nội dung:
khi cho nước sôi vào vắt mì, nếu nước trong tô chuyển sang màu vàng đục, chứng tỏ sản
phẩm có sử dụng phẩm màu. Với cách so sánh hai hình ảnh vắt mì vàng sậm và vàng nhạt,
quảng cáo đã gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng “mì màu vàng sậm là có sử dụng
phẩm màu”.


Mẩu quảng cáo trên nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng bởi mì
ăn liền là một sản phẩm gắn với cuộc sống đại đa số người dân VN. Nhiều người tiêu dùng
đã băn khoăn: vậy nhiều loại mì đang lưu hành trên thị trường lẫn mì mình từng sử dụng là
không an toàn?
Sau khi Công ty Acecook VN gửi đơn lên Cục Quản lý cạnh tranh khiếu nại mẩu quảng
cáo của Công ty Masan đưa thông tin gây nhầm lẫn về chất lượng mì ăn liền, ngày 28/6
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu phía Masan chỉnh sửa từ ngữ trong
quảng cáo, tránh gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Ta nhận thấy đây là một quản cáo vi phạm về pháp luật cạnh tranh .Không chỉ riêng việc
cạnh tranh ở lĩnh vực mì gói mà còn ở một số lĩnh vực khác nữa hiện nay một số doanh
nghiệp có những mẫu quảng cáo thiếu văn hóa và cạnh tranh thiếu lành mạnh và đôi lúc
gây phản tác dụng .Văn hóa Việt Nam ta không phải muốn chứng minh mình mạnh, mình
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011


GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 19

tốt, mình tài giỏi là phải đạp người ta xuống, hạ thấp uy tín người khác, chê bai người
khác. Đó là thói ích kỷ, hẹp hòi. Nhưng rất tiết một số mẫu quảng cáo trên các phương tiện
truyền thông vẫn phát đi những thông điệp làm hạ thấp chất lượng sản phẩm cùng loại của
doanh nghiệp khác (tất nhiên không nêu rõ sản phẩm của đối phương) và khẳng định tính
ưu việt của doanh nghiệp mình.

Quảng cáo nước xã vải Comfort
(rủi ro về văn hóa và pháp luật)

Nhiều khán giả xem truyền hình còn bất bình với quảng cáo comfort sáng tạo của
Unilever Việt Nam với một mái ấm gia đình hai cặp vợ chồng và 3 người con.
Trong khi Nhà nước đang ra sức vận động tuyên truyền cho chương trình kế hoạch hóa gia
đình “mỗi gia đình chỉ nên đẻ từ 1 đến 2 con” thì trong clip quảng cáo này có đến 3 người
con trong 1 gia đình.





Điều khác biệt, các đoạn clip quảng cáo comfort trước đó đều gắn với gia đình của những
thiên thần vải. Trong các clip trước gia đình thiên thần vải chỉ có 1 đến 2 con thì clip này
gia đình mới của những thiên thần vải là 1 người con gái và hai người con trai.
Clip có nội dung hình ảnh như sau: một ngời cha mang hộp quà được người mẹ mua về
tặng cho các con mình. Cả gia đình hết sức phấn khởi với 3 món quà có 3 mùi hương khác
nhau. Cả ba món quà đều tỏa sáng trước ngạc nhiên của các thành viên trong gia đình có lẽ
chính vì muốn quảng cáo cho cả 3 loại sản phẩm với 3 mùi hương khác nhau. Các mẫu sản
phẩm đều kết hợp từ các hương liệu Tây – Ta.Kết thúc đoạn quảng cáo là cả gia đình gồm
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011


GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 20

5 thành viên trong gia đình đều hạnh phúc vì có một hương thơm mới gắn kết họ với nhau
nhiều hơn.
Ta có thể thấy nếu Comfort nghiên cứu sâu hơn vận động của nhà nước về kế hoạch hoá
gia đình ở Việt Nam thì quảng cáo này sẽ không mắc phải một lỗi tưởng chừng nhỏ nhưng
lại rất nghiêm trọng.








































Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 21

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP RỦI RO KHÁC GẶP PHẢI KHI QUẢNG CÁO

1.Quảng cáo xà phòng giặt:

Trước đó, quảng cáo của một hãng xà phòng được nhiều người tin dùng ở Việt Nam
cũng đã bị công chúng chỉ trích dữ dội. Clip quảng cáo của nhãn hiệu xà phòng này
quay cảnh một cậu bé trong giờ kiểm tra đã không làm được bài. Cậu bé toát mồ hôi
nên lấy chiếc khăn tay ra để lau rồi hét lên: "Ủa, ai viết vậy?". Phát hiện vụ việc, cô
giáo nghi ngờ đó là tài liệu nên đã xuống lấy chiếc khăn để xem mới biết mình nhầm.

Điều khiến khán giả bức xúc là, sau khi biết cô giáo mình nhầm cậu bé này đã nhếch
mép cười khẩy.

Ngay sau đó, quảng cáo trên đã bị nhiều bậc phụ huynh lên tiếng phản ứng đặc biệt là
hình ảnh nụ cười nhếc mép của cậu bé rất hỗn với cô giáo của mình.

Một vị phụ huynh bức xúc: “Ý đồ của nhà quảng cáo là thể hiện được tình cảm yêu
thương giữa mẹ và con để cho thấy chất lượng sản phẩm bột giặt. Nhưng cách đưa ra
hình ảnh: hành động giật khăn từ tay học sinh của cô giáo – nụ cười nhếch mép của cậu
bé vô tình gây ra hiệu ứng ngược”.

Một độc giả ở địa chỉ minhthu…@yahoo cũng đồng tình khi cho rằng: “Khi xem nó tôi
chỉ thấy sự xúc phạm hình ảnh người giáo viên và thái độ coi thường cô giáo. Trong suy
nghĩ của người Việt nói chung và suy nghĩ của tôi nói riêng, hình ảnh người thầy rất cao
đẹp, không bao giờ có những hành động giật đồ từ tay học sinh như vậy. Tôi không cho
phép con tôi được xem đoạn quảng cáo đó, vì sợ nó có ấn tượng xấu về các cô giáo ở
trường, những người mà hiện nay nó rất kính trọng và thần tượng”.

Đã đến lúc các nhà sản xuất và sử dụng các sản phẩm quảng cáo cần có cái nhìn
trên góc độ văn hóa để có những clip quảng cáo có văn hóa trên màn ảnh Việt
Nam. Chỉ có cái đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt mới đủ sức
lay động người tiêu dùng Việt. Ngược lại, những sản phẩm quảng cáo dù có hot,
sốc gây hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đến mấy nhưng nếu không phù hợp với
văn hóa Việt cũng vô tình sẽ nhận phải hiệu ứng ngược từ phía khán giả.





2. Các banner biển hiệu treo khắp trên đường phố nhưng… bị sai chính tả


Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 22



Ngay đến biển quảng cáo xã hội mà cũng sai chính tả từ i -> y


"Foot" thành" Food". "Chân" thành "thực phẩm" mất rồi.

Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 23


Chất lượng tạo “ lên” sức mạnh

3. Rủi ro về thời tiết khiến biển quảng cáo khổng lồ bị đổ sập trong mưa bão

Hiện trường vụ sập biển quảng cáo.
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 24

Vào thời điểm đó có một số người dân đang trú mưa và một chiếc taxi đang đón khách ngay dưới
chân biển quảng cáo.



Chiếc taxi bị đống để nát đè lên.


Lực lượng cứu hộ "giải cứu" chiếc taxi.
Vụ tai nạn xảy ra đã khiến 3 người bị thương nặng, chiếc taxi BKS 36A-007.61 cùng 2 xe gắn máy
bị đè bẹp.


4. Quảng cáo sai thông tin về sản phẩm bị xử phạt hành chính nặng nề
Quản trị rui ro trong hoạt động quảng cáo - 2011

GVHD: GS-TS. Đoàn Thị Hồng Vân Trang 25

Không phải lúc nào các thương hiệu lớn cũng quảng cáo đúng sự thật. Dưới đây là
10 tập đoàn lớn đã lừa khách hàng bằng quảng cáo "láo", và số tiền triệu đô họ đã
phải trả cho những vụ bê bối đó.
Trong quảng cáo, nhấn mạnh sự thật và khoa trương khoác lác có sự khác biệt rất lớn.
Liệu một sản phẩm có thực sự “được khoa học chứng minh”, và có “được kiểm chứng
hiệu quả”?
Với những công ty dám đi quá giới hạn, tổn thất có thể lên đến hàng triệu đôla. Hầu hết
chúng ta đều từng là nạn nhân của các quảng cáo láo. Câu hỏi là, các công ty sẽ thay đổi
chính sách tiếp thị của mình, hay sẽ tiếp tục đặt ưu tiên về lợi nhuận lên hàng đầu, bất
chấp quyền được biết sự thật chính đáng của khách hàng?
Dưới đây là 10 thương hiệu lớn từng phải đối mặt với những vụ bê bối quảng cáo láo,
và từng phải trả giá bằng hàng triệu đôla.
Sữa chua Activia

Sữa chua thương hiệu Activia đã lừa khách hàng trả nhiều tiền hơn cho một loại sữa
chua mà họ tuyên bố là có nhiều dinh dưỡng hơn – trong khi thực tế, loại sữa chua này
chẳng khác gì loại bình thường.

Dannon, tập đoàn sở hữu thương hiệu Activia đã phải trả 45 triệu USD cho những tổn
thất của khách hàng vào cuối năm ngoái, sau một vụ khởi tố tập thể tập đoàn này.
Dannon cũng bị buộc phải ghi đúng sự thật về giá trị dinh dưỡng của sữa chua Activia
trên bao bì.

×