Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIEU LUAN TAI CHINH CONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.54 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN
MÔN TÀI CHÍNH CÔNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH VAY VỐN
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGHÈO
GVHD: TS. Nguyễn Anh Phong
LỚP: Cao học Kinh tế - Quản lý Công (AG)
KHÓA: 2014 - 2016
Nhóm 5:


1.
2.
3.
4.
5.
6.

Nguyễn Thị Thanh Loan
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Trần Công Kha
Đỗ Thị Thúy Hà
Huỳnh Hồng Anh

Lê Thanh Tuyền

THÁNG 5/2015


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HSSV

: Học sinh. Sinh viên

NHCSXH


: Ngân hàng Chính sách xã hội

NHCS_TDSV: Ngân hàng Chính sách_Tín dụng sinh viên
NHNH

: Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

: Ngân hàng Thương mại


NHTW

: Ngân hàng Trung Ương

HSSV

: Học sinh, sinh viên

TK&VV

: Tiết kiệm và vay vốn


NQH

: Nợ quá hạn

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

V/v

: Về việc


XH

: xã hội


MỤC LỤC


4

I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc quan tâm tới học sinh, sinh viên nói chung và đặc biệt là học sinh, sinh
viên thuộc diện chính sách nói riêng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước ta, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ hội học hành cho những học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội X của Đảng về “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện, phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Sự quan tâm đó được thể hiện thông qua một số chính sách như tín
dụng đào tạo, trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí, học bổng chính sách, học bổng
khuyến khích học tập…Vì thế, nhà trường luôn coi trọng công tác thực hiện chế độ
chính sách đối với học sinh, sinh viên (HSSV) đặc biệt là chính sách tín dụng đối với
học sinh, sinh viên.
Thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về

chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, đây là một trong những chính sách của
Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội, nhằm hỗ trợ và tạo cơ hội cho học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp
phần trang trải chi phí học tập, sinh hoạt tại trường. Có thể nói đây là một bước tiến
quan trọng trong tiến trình phát triển nền giáo dục đại học Việt Nam, góp phần đảm
bảo cơ hội được học ĐH của người dân trong bối cảnh giáo dục đại chúng, phù hợp xu
thế chung của GDĐH thế giới.
Sau 05 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã trở thành một chương trình
có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của nhiều
gia đình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và tạo được sự đồng thuận cao của
các ngành, các cấp và của cộng đồng xã hội. Bởi vì, vay vốn từ chương trình này đã

giúp nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính, tạo
cơ hội cho con em họ có điều kiện để học tập, có nghề, vươn lên, giúp đỡ gia đình,
thành đạt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình đã thực hiện được mục
tiêu là không để học sinh, sinh viên phải bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí.


5
Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHCSXH, chúng ta phải đánh
giá trên 2 góc độ là hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế trong đó hiệu quả kinh tế được
xem xét ở các góc độ khác nhau như nguồn vốn, phương thức quản lý, việc thu hồi, chi
trả để hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, v.v... Điều này nhằm giúp NHCSXH có thể tồn
tại, phát triển bền vững để hướng đến thực hiện mục tiêu về hiệu quả xã hội. Chính vì

thế, việc phân tích tác động của chương trình vay vốn đối với sinh viên nghèo là một
việc làm cần thiết để lý giải những vấn đề trên. Trong giới hạn của đề tài này, chúng
tôi tìm hiểu và nghiên cứu tổng quát về chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên
nghèo, thực trạng và đề xuất giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới.

2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo trong giai đoạn
2007-2012?
- Phân tích tác động của chương trình hỗ trợ vay vốn đối với sinh viên nghèo?
- Giải pháp, đề xuất để tháo gỡ những khó khăn trong thời gian tới?

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo trong
giai đoạn 2007-2012, trong đó phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình
như: nguồn vốn, phương thức quản lý, việc chi trả và thu hồi nợ, thực hiện cam kết trả
nợ của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường. Qua đó phân tích đánh giá hiệu quả thực
hiện chương trình và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình
thực hiện.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng chương trình hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo trong
giai đoạn 2007-2012.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình như: nguồn vốn, phương
thức quản lý, việc chi trả và thu hồi nợ, thực hiện cam kết trả nợ sinh viên khi tốt

nghiệp ra trường.
- Phân tích đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình và đề xuất các giải pháp
để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.


6

4. CÁC GIẢ THUYẾT
- Khoảng 100% sinh viên nghèo tiếp cận được chương trình vay vốn tín dụng
theo Quyết định 157/2007/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc sử dụng vốn vay của sinh viên có đúng mục đích hay không?
- Chương trình vay vốn tín dung đối với sinh viên nghèo thực hiện có hiệu quả

như thế nào? Tác động của chính sách này đối với gia đình, xã hội.

5. PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo
luận một vài bạn sinh viên được sử dụng trong nghiên cứu này và nó được dùng để
khám phá bổ sung mô hình....
- Nghiên cứu chính thức: hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng,
dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn sinh viên (phiếu điều
tra).
5.2. Mô hình nghiên cứu
- Mô hình công cụ phân tích thực chứng .

- Sử dụng định lý thứ hai của mô hình hiệu quả xã hội và công bằng để đánh
giá chương trình vay vốn tín dụng.
- Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 18.0 và Excel 2010.

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dụng: Đánh giá hiệu quả chương trình vay vốn tín dụng của sinh viên
nghèo; các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình và đề xuất các giải pháp để tháo gỡ
những khó khăn trong quá trình thực hiện.
- Không gian: Sinh viên nghèo Trường Đại học An Giang
- Thời gian: 2007-2012.

7. Ý NGHĨA VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

7.1. Ý nghĩa


7
Kết quả nghiên cứu sẽ đo lường được mức độ hiệu quả của chương trình vay
vốn tín dụng đơi với sinh viên nghèo, để tìm ra yếu tố nào quan trọng quyết định hiệu
quả đó, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm tạo điều kiện cho sinh viên an
tâm học tập và nghiên cứu. Phòng Công tác Sinh viên có thể sử dụng kết quả nghiên
cứu này để có những giải pháp hỗ trợ sinh viên khắc phục những vướng mắc, khó khăn
trong quá trình thực hiện.
7.2. Hạn chế
Đề tài này nghiên cứu chỉ tập trung vào hiệu quả chương trình vay vốn tín

dụng đối với sinh viên nghèo, nhưng chưa đảm bảo đại diện cho tổng thể sinh viên
toàn trường và chưa so sánh được với các sinh viên của các trường khác trong khu
vực, quy mô khảo sát còn hạn chế.

II - PHẦN NỘI DUNG
1. KHÁT QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH “TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV”
1.1. Mục tiêu ý nghĩa của chính sách
Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện “chế độ cho vay ưu đãi để học Đại
học, Cao đẳng và dạy nghề” được ban hành ngày 4/9/2007 của Thủ tướng chính phủ.
Hơn năm năm thực hiện chương trình tín dụng đối với HSSV, chính sách đã thực sự
góp phần hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của
Nhà nước, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt cho quá trình học tại



8
trường. Bên cạnh đó, đây là một chủ trương, chính sách lớn của nhà nước với mục tiêu
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ cho
đất nước. Chính sách này tạo điều kiện cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về
cuộc sống có điều kiện tiếp tục đến trường. Đất nước không lãng phí nguồn nhân lực
cho tương lai. Mặt khác, chính sách nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực lên Ngân sách nhà
nước, mở rộng hệ thống Giáo dục - Đào tạo, đáp ứng nguồn lao động cho khu vực các
ngành trong nền kinh tế; đặc biệt là giảm bớt khó khăn về tài chính cho sinh viên. Bên
cạnh đó, chính sách còn có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội là nhằm thực hiện công
bằng xã hội, tạo công bằng cho HSSV tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng cao

hơn, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục quốc gia.
1.2. Chính sách tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính
phủ
1.2.1. Phạm vi áp dụng
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho
học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập,
sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học
phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
1.2.2. Đối tượng được vay vốn
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học
(hoặc tương đương đại học) cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào
tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ
nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối
tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu
nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.


9
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh
tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban

nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
1.2.3. Phương thức cho vay
Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho
vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách
nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả
cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao
động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ
sở.
Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh
viên.
1.2.4. Điều kiện cho vay
Điều kiện cho vay cũng đã được đơn giản hóa, chỉ cần HSSV đang sinh sống

trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương. HSSV năm thứ nhất có giấy báo
trúng tuyển hoặc xác nhận được vào học của nhà trường, đối với HSSV năm thứ hai
trở đi sẽ phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị
xử phạt hành chính về các hành vi: cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, buôn lậu trong quá
trình học tập.
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa
phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định ở đối tượng vay vốn.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc
giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà
trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các
hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.



10
1.2.5. Mức vốn cho vay
Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, mức vốn cho vay tối đa là
800.000đ/tháng/HSSV. Từ 03/6/2011, mức vốn cho vay tối đa là 1.000.000
đồng/tháng/HSSV (Điều chỉnh theo Quyết định 853/QĐ-TTg, ngày 03/6/2011 của Thủ
tường Chính phủ. Từ 01/8/2013, mức vốn cho vay tối đa là 1.100.000
đồng/tháng/HSSV (Quyết định 1196/QĐ-TTg, ngày 19/7/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV).
1.2.6. Lãi suất cho vay
Các khoản cho vay từ 01/10/2007 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay

0,5%/tháng. Từ năm 2011, lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là
0,65%/tháng (Điều chỉnh theo Quyết định 853/QĐ-TTg, ngày 03/6/2011 của Thủ
tướng Chính phủ).
1.2.7. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay
vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi ) được ghi trong hợp
đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ
Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được
vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học, kể cả thời gian
HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập
(nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân
hàng Chính sách Xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.

Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả
món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có
thời gian đào tạo không quá 1 năm, thì thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát
tiền vay, đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối
đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời
hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách Xã hội quy
định.


11
1.2.8. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và

lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên
đến ngày trả hết nợ gốc.
Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau
khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày
học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.
Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống
nhất trong hợp đồng tín dụng.
1.2.8. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn
Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn
bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ
cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ

cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành
nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ
chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.

2. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ VAY VỐN CHO SINH
VIÊN NGHÈO TRONG 5 NĂM (2007-2012)
2.1. Kết quả đạt được trong 5 năm (01/10/2007 - 30/9/2012) của NHCSXH
2.1.1. Nguồn vốn
Sau 05 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã trở thành một chương trình

có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của nhiều


12
gia đình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và tạo được sự đồng thuận cao của
các ngành, các cấp và của cộng đồng xã hội.
Tóm tắt số liệu nguồn vốn sau 5 năm hoạt động (từ 01/10/2007 đến
31/12/2012) theo báo cáo của NHCSXH đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các
em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể như sau:
ĐVT: Tỷ đồng

Từ 01/10/2007 đến 31/12/2012

Tổng nguồn vốn

Nguồn vốn

Tỷ lệ (%)

36.125 100%

Trong đó:
Vốn ngân sách cấp

1.495


4,1%

Vốn vay và phát hành trái phiếu

34.630 95,9%

Chính phủ bảo lãnh
2.1.2. Cho vay
- Với số vốn trên đã có hơn 3 triệu lượt học sinh được vay vốn, với doanh số
cho vay đạt trên 43.000 tỷ đồng.
- Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, có gần 1,9 triệu hộ gia đình đang vay

vốn để cho trên 2,3 triệu em đi học, với dư nợ đạt gần 36.000 tỷ đồng. Việc cho vay đã
đảm bảo đúng đối tượng.
2.1.3. Thu hồi
- Công tác thu hồi nợ bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ.


13
- Tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nhiều gia đình hết khó khăn đã tự nguyện hoàn trả
vốn vay trước hạn.
- Doanh số thu nợ trong 05 năm qua đạt 7.776 tỷ đồng.
- Mức cho vay đã được điều chỉnh tăng nhiều lần để đảm bảo hỗ trợ các em
đóng học phí và hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt.

2.1.4. Công tác quản lý cho vay
Đạt được kết quả đó là do các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, các
tổ chức chính trị - xã hội đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách:
- Quá trình tổ chức thực hiện có sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa
phương trong việc đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng
mắc, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
- Phương pháp tổ chức thực hiện của Ngân hàng Chính sách xã hội đã huy
động được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, các Tổ Tiết kiệm và
vay vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan để tháo gỡ
các khó khăn, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, cải tiến quy trình thủ tục

cho vay như: xây dựng Trang thông tin (WebSite) đầy đủ về đối tượng vay, quá trình
vay, sử dụng và hoàn trả vốn vay; chuyển từ cho vay trực tiếp đối với học sinh, sinh
viên sang cho vay thông qua hộ gia đinh; giải ngân qua thẻ ATM, việc cho vay được
bình xét công khai thông qua trên 203.000 Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
2.1.5. Tác dụng
Vốn vay từ Chương trình đã giúp nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
giảm đáng kể gánh nặng tài chính, tạo cơ hội cho con em họ có điều kiện để học tập,
có nghề, vươn lên, giúp đỡ gia đình, thành đạt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.


14
Chương trình đã thực hiện được mục tiêu là không để học sinh, sinh viên phải bỏ học

vì không đủ tiền đóng học phí.
2.2. Kết quả thực hiện cho vay của NHCSXH chi nhánh An Giang
- Doanh số cho vay đến 30/9/2012 đạt 583.712 triệu đồng; với 36.067 HSSV
được vay vốn, trong đó năm học 2007 - 2008 đạt 83.866 triệu đồng; năm học 2008 - 2009
đạt 111.635 triệu đồng, tăng 33%; năm học 2009 - 2010 đạt 147.527 triệu đồng, tăng 32%;
năm học 2010 - 2011 là 118.213 triệu đồng, giảm 19,8%; năm học 2011 - 2012 là 122.471
triệu đồng, tăng 3,6%.
- Doanh số thu nợ đạt 38.895 triệu đồng, trong đó năm 2010: 5.948 triệu đồng,
năm 2011: 13.290 triệu đồng, 9 tháng đầu năm 2012 là 16.490 triệu đồng.
- Trong năm 2011 được thông báo xóa nợ là 15 triệu đồng và bàn giao dư nợ
cho vay trực tiếp đối với HSSV có địa chỉ thường trú ngoài tỉnh là 157 triệu đồng với
38 sinh viên.

- Nợ quá hạn là 7.772 triệu đồng, chiếm 1,4 % tổng dư nợ.
- Nợ khoanh là 224 triệu đồng, chiếm 0,04 % tổng dư nợ.
- Tổng dư nợ đến 30/09/2012 là 550.752 triệu đồng với 35.273 học sinh sinh
viên còn dư nợ.
2.3. Cơ cấu cho vay theo đối tượng thụ hưởng
a) Đối tượng hộ nghèo dư nợ là 54.881 triệu đồng với 3.119 hộ chiếm 10,08%
tổng số hộ đang vay vốn (tỷ lệ này năm 2007: 11,36%, năm 2008: 7,76%, năm 2009:
14,0%, năm 2010: 12,98%, năm 2011: 9,94%); so với khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long tỷ lệ này là 17,1%.
Tỷ lệ này ở các huyện, thị xã thuộc tỉnh: Long Xuyên 10,9%, Châu Thành
13,0%, Châu Phú 8,1%, Chợ Mới 13,2%, Phú Tân 6,2%, Tân Châu 2,6%, Tịnh Biên
15,0%, Tri Tôn 17,9%, Thoại Sơn 7,6%, An Phú 9,4%, Châu Đốc 12,8%.

b) Đối tượng hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng
150% thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo dư nợ là 121.657 triệu đồng với
6.560 hộ chiếm 21,2% tổng số hộ đang vay vốn (tỷ lệ này năm 2007: 5,89%, năm


15
2008: 22,19%, năm 2009: 16,96%, năm 2010: 17,36%, năm 2011: 20,47%); so với khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ này là 14,0%.
Tỷ lệ này ở các huyện, thị xã thuộc tỉnh: Long Xuyên 32,3%, Châu Thành
20,3%, Châu Phú 4,7%, Chợ Mới 21,0%, Phú Tân 2,3%, Tân Châu 86,7%, Tịnh Biên
9,5%, Tri Tôn 4,1%, Thoại Sơn 1,0%, An Phú 2,4%, Châu Đốc 48,6%.
c) Đối tượng hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính do tai nạn, bệnh

tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh dư nợ là 373.903 triệu đồng với 21.235 hộ chiếm
68,66% tổng số hộ đang vay vốn (tỷ lệ này năm 2007: 82,72%, năm 2008: 70,0%, năm
2009: 69,0%, năm 2010: 69,62%, năm 2011: 69,54%); so với khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long tỷ lệ này là 68,76%.
Tỷ lệ này ở các huyện, thị xã thuộc tỉnh: Long Xuyên 56,3%, Châu Thành
66,7%, Châu Phú 87,2%, Chợ Mới 65,8%, Phú Tân 91,5%, Tân Châu 10,7%, Tịnh
Biên 75,5%, Tri Tôn 78,0%, Thoại Sơn 91,4%, An Phú 88,2%, Châu Đốc 38,6%.
d) Đối tượng là HSSV mồ côi dư nợ là 310 triệu đồng với 18 hộ chiếm
0,06% tổng số hộ đang vay vốn (tỷ lệ này năm 2007: 0,03%, năm 2008: 0,05%, năm
2009: 0,04%, năm 2010: 0,04%, năm 2011: 0,05%).
Qua số liệu trên, nhìn chung ta thấy tỷ lệ hộ nghèo vay vốn biến động giảm
qua các năm, trong khi đối tượng hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối

đa bằng 150% thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo lại biến động tăng đi ngược
với tỷ lệ hộ nghèo. Xu hướng diễn biến này là hợp lý bởi vì với Quyết định
157/2007/QĐ-TTg đối tượng được mở rộng hơn, đối tượng hộ gia đình có mức thu
nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% thu nhập bình quân đầu người của hộ
nghèo, hộ gia đình có khó khăn đột xuất về tài chính cũng được xem xét cho vay vốn.
Tuy nhiên, tỷ lệ theo đối tượng thụ hưởng giữa các huyện, thị xã trong tỉnh có sự
chênh lệch, không đồng đều như: cơ cấu hộ nghèo vay vốn HSSV chiếm 10,8% thì có
thị xã Tân Châu chỉ chiếm 2,6%; cơ cấu hộ cận nghèo có mức thu nhập bình quân đầu
người tối đa bằng 150% thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo vay vốn HSSV
chiếm 21,2% thì trong đó có thị xã Tân Châu chỉ chiếm 86,7% trong khi một số huyện
tỷ lệ này rất thấp: Thoại Sơn 1%, Phú Tân 2,3% và đối tượng hộ có hoàn cảnh khó
khăn đột xuất về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh có cơ cấu



16
bình quân trong tỉnh là 68,66% thì có huyện quá cao: Phú Tân 91,5%, Thoại Sơn
91,4%.
Riêng đối tượng thuộc diện hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài
chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh do nhận thức chưa đầy đủ nên
việc xác nhận cho đối tượng này vay vốn ở nhiều điạ phương chưa chính xác làm cho
nhu cầu vay vốn tăng đột biến trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện Chương trình.
Đến tháng 8/2010, NHCSXH và các Bộ ngành đã kịp thời đề xuất Thủ tướng Chính
phủ xem xét chấn chỉnh kịp thời theo hướng nếu hộ vay vốn không còn khó khăn thì sẽ
không được tiếp tục thụ hưởng ưu đãi nhằm đảm bảo sự công bằng hơn trong thực

hiện chính sách.
2.4. Cơ cấu cho vay theo trình độ đào tạo
- Dư nợ cho vay đối với HSSV học đại học: 259.750 triệu đồng, chiếm
47,2%/tổng dư nợ, với 14.206 HSSV, chiếm 40,3%/tổng số HSSV vay vốn.
- Dư nợ cho vay đối với HSSV học Cao đẳng: 143.996 triệu đồng, chiếm
26,0%/tổng dư nợ, với 9.285 HSSV, chiếm 26,3%/tổng số HSSV vay vốn.
- Dư nợ cho vay đối với HSSV học Trung cấp: 146.816 triệu đồng, chiếm
25,6%/tổng dư nợ, với 11.759 HSSV, chiếm 33,3%/tổng số HSSV vay vốn.
- Dư nợ cho vay đối với HSSV Sơ cấp nghề: 190 triệu đồng, với 23 HSSV,
chiếm 0,1%/tổng số HSSV vay vốn.

3. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ

- Một số địa phương thực hiện chưa kịp thời hoặc chưa thực hiện tốt việc xác
nhận đối tượng theo Thông tư 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 và Thông tư
34/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/11/2011 của Bộ LĐTBXH dẫn đến hộ vay chậm tiếp
cận vốn của NHCSXH, khó quản lý và thu hồi các trường hợp cho vay sai đối tượng.
- Cơ bản hộ vay và HSSV đều có ý thức và trách nhiệm trả nợ khi đến hạn.
Tuy nhiên một số trường hợp khi ra trường không có việc làm, không có thu nhập hoặc
làm những công việc thời vụ, trái ngành nghề học, thu nhập thấp trong khi gia đình
vẫn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn thì việc thu hồi nợ đến hạn đối với
những hộ này gặp rất nhiều khó khăn.


17

- Tổng nợ quá hạn (NQH) là 7.772 triệu đồng, chiếm 1,4 % tổng dư nợ; trong
đó NQH phân theo trình độ đào tạo có tỷ lệ như sau: Trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất
51,16% tổng NQH (3.976 triệu đồng); Đại học chiếm 27,17% tổng NQH (2.112 triệu
đồng); Cao đẳng chiếm 21,36% tổng NQH (1.660 triệu đồng); Sơ cấp nghề chiếm
0,31% tổng NQH (24 triệu đồng).
- Vẫn còn môt số trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngoài tỉnh xác nhận
HSSV vay vốn chưa đầy đủ nội dung theo mẫu biểu qui định nên NHCSXH gặp khó
trong việc xác định mức cho vay, thời hạn cho vay, đăng ký thông tin trên phần mềm
quản lý,… Một số trường chưa có quy định cụ thể về việc quản lý giấy cam kết trả nợ
của HSSV, gây khó khăn cho việc thu hồi vốn vay; Đa số các trường chưa cung cấp
thông tin về HSSV trong quá trình học tập vi phạm, ngưng học, thôi học, lưu ban, dẫn
tới khó khăn trong việc giải ngân học kỳ II và việc thu hồi nợ.

- Việc cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện ủy thác từng phần
qua các tổ chức chính trị xã hội. Tuy nhiên, cán bộ ở các tổ chức chính trị xã hội cấp xã
thường xuyên thay đổi hoặc chuyên môn nghiệp vụ chưa sâu sát, nên trong quá trình
chuyển tải thông tin chính xác còn nhiều hạn chế. Mặt khác, khâu tuyên truyền phổ biến
chính sách của cán bộ đoàn thể cấp xã, Tổ trưởng tổ TK&VV ở một số nơi chưa tốt, chưa
đến nơi, đến chốn nên dẫn đến một số hộ vay chưa biết được lãi suất cho vay, thời điểm
nhận tiền vay từng lần, thời hạn trả nợ,...

4. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HSSV
Chính sách tín dụng đối với HSSV thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc, phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội, do vậy tạo được sự đồng thuận cao của chính quyền

và các ngành, các cấp, đặc biệt là dân nghèo, dân vùng khó khăn có con em đi học.
Chính phủ đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực là con đường phát triển kinh tế xã
hội một cách ổn định và bền vững.
Ngoại tác tích cực của chính sách tín dụng đối với HSSV nhằm hỗ trợ các em
HSSV thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước,
góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt trong quá trình học tại trường.


18
Chương trình này thực hiện với lãi suất ưu đãi là 0.65%/tháng, trong thời gian học tập
tại trường thì chưa phải trả nợ gốc và lãi, vay không phải thế chấp tài sản. Điều này
giúp cho tất cả HSSV có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển vào các trường đại học, cao

đẳng đều có cơ hội đến trường. Đây là một trong các chính sách của Nhà nước nhằm
thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp
cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự
nghiệp giáo dục Quốc gia. Chính sách này ra đời rút ngắn khoảng cách giữa những
người giàu và nghèo, giúp xã hội công bằng hơn, đất nước đào tạo được nhiều nhân tài
hơn, giúp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Mô hình hoạt động của NHCSXH mang tính xã hội cao, với mạng lưới hoạt
động rộng khắp đến rận khóm, ấp trong tỉnh và huy động được sức mạnh tổng hợp của
toàn xã hội cùng tham gia nên việc thực hiện các cơ chế chính sách của tín dụng
NHCSXH nói chung và tín dụng HSSV nói riêng đạt kết quả tốt.
Sự phối hợp giữa NHCSXH, các tổ chức chính trị xã hội, nhà trường và người
vay đã tạo mắc xích khá tốt trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của

các trường.
Bên cạnh đó, chính sách còn có tác động tích cực đến nhà trường về nguồn thu
kinh phí ổn định, tránh tình trạng nợ học phí của sinh viên. Măt khác chính sách này
cũng tạo ra tâm lý yên tâm cho HSSV có hoàn cánh khó khăn có thể tiếp tục học tập,
phấn đấu tạo chỗ đứng cho mình trong xã hội.
Sau năm năm thực hiện, chính sách tín dụng đối với HSSV là một chính sách
có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao
của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Điều đó khẳng định chủ trương của
Đảng, Chính phủ về vay tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157/QĐ-TTg là đúng
đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội. Đây là
một chương trình có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều
cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương cùng tham gia

thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử
lý nợ. Chương trình đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói


19
giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

5. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
Tranh thủ sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối kết hợp với các Bộ, ngành để tiếp
nhận các nguồn vốn từ ngân sách, vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Bám sát diễn biến thị
trường, sự ủng hộ, tạo điều kiện của Bộ Tài chính triển khai tích cực việc phát hành

trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Đồng thời, tăng cường công tác thu hồi nợ đến
hạn để bổ sung vào nguồn vốn cho vay.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác tín dụng để huy động sức mạnh
tổng hợp của toàn thể xã hội giúp người nghèo và đối tượng chính sách. Phát huy vai
trò trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cả hệ thống chính trị trong việc
tổ chức thực hiện đảm bảo chương trình đạt hiệu quả. Các trường, cơ sở đào tạo, các tổ
chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ TK &VV cùng có trách nhiệm phối hợp trong
việc giám sát, quản lý sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng.
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội, đoàn thể, cán bộ Ban Xóa đói
giảm nghèo cấp xã và Tổ TK&VV thông qua cuộc họp giao ban xã. Không ngừng
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; xây dựng Tổ TK&VV
thực sự là cầu nối hữu hiệu giữa Ngân hàng với người vay; Tổ trưởng Tổ TK&VV là

người gần gũi các hộ gia đình vay vốn, người được đào tạo, tập huấn nắm bắt được
quy trình, nghiệp vụ ngân hàng, cũng như tâm tư, nguyện vọng, diễn biến về đời sống
kinh tế, xã hội của từng hộ gia đình, có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ tổ viên trong
việc vay vốn, thông báo, đôn đốc hộ vay để trả nợ theo kế hoạch đã thỏa thuận.
Thực hiện công tác bình xét cho vay tại Tổ TK&VV có sự quản lý giám sát
của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo công khai, minh bạch,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính
sách. Hạn chế những tiêu cực, lợi dụng chính sách, thất thoát vốn của Nhà nước.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH.
Duy trì lịch giao dịch cố định, tổ chức giao dịch hàng tháng tại xã để cho vay, thu hồi
nợ, xử lý nợ đến hạn theo quy định, cải tiến hồ sơ, thủ tục vay vốn nhằm phục vụ



20
thuận lợi, nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng được thụ hưởng. Phối hợp chặt
chẽ với Đoàn thể, chính quyền địa phương để xử lý nghiêm túc đối với những hộ vay
quá hạn có khả năng và điều kiện nhưng cố tình chây ỳ không chịu trả.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách cho vay đối với HSSV theo Quyết
định 157/2007/QĐ-TTg đến HSSV, các hộ gia đình hiểu và thực hiện đúng chính sách,
nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ trong việc vay vốn và hoàn trả nợ vay.
Phối hợp cùng các ngành, cơ sở đào tạo, các các tổ chức chính trị - xã hội nhận
ủy thác và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra giám sát nhằm chấn chỉnh,
khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường
hợp lợi dụng chính sách, cố ý thực hiện sai chế độ, sai chính sách đã quy định.


6. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
6.1. Đề xuất
Để chương trình phát huy tính hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững, chúng
tôi xin kiến nghị, đề xuất những nội dung sau:
Đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc để tạo lập nguồn vốn cho vay của chương trình theo hướng ổn định và bền vững.
Hiện nay, chỉ có 4,1% nguồn vốn cấp từ ngân sách trung ương, còn lại 95,9% là nguồn
vốn huy động trái phiếu chính phủ, vốn vay ngắn hạn, trong khi thời hạn của món vay
thường từ 7-8 năm nên nguồn vốn luôn trong tình trạng mất cân đối, bị động và thiếu
bền vững.
Đề nghị Bộ Tài chính tạo mọi điều kiện bố trí nguồn vốn để NHCSXH chủ

động và kịp thời giải ngân chương trình cho vay HSSV.
Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xác định đối
tượng vay vốn; nâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn cũng như nghĩa vụ trả nợ của
người vay; cung cấp Giấy xác nhận HSSV đầy đủ thông tin theo quy định. Vì đây là cơ
sở để Ngân hàng chuyển tải và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ đến đúng đối tượng
thụ hưởng nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Chương trình tín dụng đối với HSSV là chương trình có tính chất xã hội hóa
cao từ lúc cho vay đến khi thu hồi nợ. Để nguồn vốn thực sự phát huy hiệu quả, hạn


21
chế thấp nhất rủi ro, tăng nhanh vòng quay vốn giúp cho nhiều thế hệ HSSV nghèo,

hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng, đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức,
hộ gia đình và HSSV phải có trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát sử dụng vốn vay
và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay đầy đủ đúng hạn như đã cam kết với ngân
hàng.
6.2. Kiến nghị
- Đối với NHCSXH
Nhu cầu vay vốn của HSSV ngày càng tăng vì vậy ngân hàng cần có biện
pháp phân bổ nguồn vốn cho vay hợp lý giữa các chương trình cho vay để giải quyết
kịp thời các đề nghị yêu cầu vay vốn.
NHSCXH cần trực tiếp điều tra cụ thể tình hình và điều kiện thực tế của
HSSV để có mức cho vay hợp lý, sát với nhu cầu và đời sống thực tế.
Cần kiểm tra, theo dõi các hồ sơ trước khi cho vay một cách chặt chẽ để đảm

bảo cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn vay.
NHCSXH cần làm rõ những thông tin về thủ tục vay vốn, nên đơn giản bớt
các thủ tục rườm rà, giúp giải quyết những thắc mắc hay khó khăn của sinh viên trong
quá trình vay vốn. Đồng thời cần có bộ phận chuyển tiếp nhận và giải quyết khó khăn
trong quá trình vay vốn để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các trường hợp gặp khó
khăn, sai xót giúp HSSV nhận được tiền vay với thời gian sớm nhất nhằm đáp ứng kịp
thời cho việc học tập.
Cần chuẩn bị vốn đầy đủ trước thời điểm giải ngân để tránh tình trạng thiếu
giữa chừng.
Nên tiến hành giải ngân vào đầu năm học để tránh tình trạng giải ngân chậm
gây khó khăn cho việc chi tiêu học tập và đóng học phí.
Đảm bảo liên kết thông tin từ NHTW đến NHCSXH tỉnh, các NHCSXH cấp

huyện, UBND các cấp trực thuộc, các Tổ TK&VV và các hộ gia đình vay vốn sinh
viên để tránh trường hợp gặp sai sót trong quá trình xử lý và thẩm định hồ sơ vay vốn
sinh viên.


22
- Đối với UBND các cấp trực thuộc và Tổ TK&VV
Trong quá trình thực hiện, các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương nên
xác định rõ trách nhiệm của mình, quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện hơn cho sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương mình nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn
vay, nên làm tốt việc xác nhận, lựa chọn đúng đối tượng khó khăn thụ hưởng chương
trình, không vì lợi ích cá nhân hay thiên vị tiêu cực trong việc xác nhận.

Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nguồn vốn vay, nên xét duyệt và giải
ngân công khai để tránh tình trạng tiêu cực. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo liên kết
thông tin với NHCSXH và gia đình sinh viên vay vốn.
Nắm rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong quá trình lập hồ sơ đến lúc
giải ngân để kịp thời xử lý khó khăn và giúp đỡ cho sinh viên trong việc làm hồ sơ cho
đến khi nhận tiền.
- Đối với học sinh sinh viên và hộ gia đình
Cần phải đảm bảo nắm bắt kịp thời thông tin từ phía NHCSXH, UBND cấp
trực thuộc và Tổ TK&VV, thường xuyên liên lạc, cập nhật thông tin mới nhất và sớm
nhất để được hưởng chế độ chính sách theo quy định.
Trước khi vay vốn, cần tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình cho vay đối
với HSSV như: quy trình vay vốn, thủ tục, hồ sơ vay vốn,…để tránh mất thời gian và

sai xót.
Sử dụng đúng mục đích vay vốn của mình và cam kết trả nợ đúng hạn cho
NHCSXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 09 năm 2007 về chính sách
tín dụng đối với HSSV, của Thủ tướng Chính phủ.


23
2. Quyết định số 853/QĐ-TTg, ngày 03/6/2011 về việc Điều chỉnh mức vay vốn
đối với HSSV, của Thủ tướng Chính phủ.

3. Quyết định só 1196/QĐ-TTg, ngày 19/7/2013 về việc Điều chỉnh mức vay
vốn đối với HSSV, của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD, ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Tổng
Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội về thực hiện cho vay đối với HSSV.
5. Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
6. Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV của Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi
nhánh Tỉnh An Giang.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×