Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đề cương môn Luật so sánh ĐH Luật TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 57 trang )

* TEAMCUTE *

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
LUẬT SO SÁNH

Mục lục:
Bài 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT SO SÁNH................................................... 1
Bài 3: CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI......... 12
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC ANH ..................................................... 24
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ .................................................................... 38
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP .......................................... 48

ANH HUYNH & HANH AN
ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
QT41


Bài 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT SO SÁNH
I. KHÁI NIỆM LUẬT SO SÁNH:
1. Tên gọi môn học:
1) Hiện nay có những tên gọi nào thường được sử dụng trong môn học.
2) Nêu nội hàm (nội dung, ý nghĩa) của các tên gọi trên? Tên gọi nào là chính xác nhất
về mặt nội hàm?
3) Tên gọi nào được sử dụng phổ biến nhất? Lý do?
4) Tên gọi nào là chính xác nhất? Tại sao?
1) Hiện nay có 3 tên gọi thường được sử dụng trong môn học:
- So sánh luật: phương pháp hoạt động tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 2 quy phạm
pháp luật trở lên.
- Luật so sánh: có khả năng gây hiểu nhầm rằng có tồn tại trên thực tế một ngành luật là
ngành luật so sánh.
- Luật học so sánh: 2) Thuật ngữ chính xác nhất về mặt nội hàm, dùng để nói về Khoa học


luật so sánh, về việc nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới.
3) Tên gọi Luật so sánh được sử dụng phổ biến nhất, vì (2):
- Do việc sử dụng thực tế và lâu dài của thuật ngữ này. Thuật ngữ này trên thực tế được sử
dụng sớm hơn thuật ngữ LHSS hàng trăm năm. Tuy về mặt ý nghĩa có thể gây hiểu lầm
về sự tồn tại của ngành LSS nhưng theo thời gian thì khi nhắc đến thuật ngữ này thì
những ngươi có kiến thức pháp lý đều cho rằng đây là ngành KH chứ ko phải là 1 ngành
luật.
- Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến tại các quốc gia đi tiên phong và đứng đầu trong
lĩnh vực này như: Mỹ, Đức, Anh, Úc…
Kết luận: Tuy các tên gọi có nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng có thể thay thế nhau để gọi
tên một ngành KH mà ko làm thay đổi nội dung, bản chất, giá trị của nó.
4) Tên gọi chính xác nhất: Xét về mặt nội hàm thì tên gọi LHSS là chính xác nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu của LSS:
1) Quan điểm nào về đối tượng nghiên cứu của LSS là chính xác nhất? Tại sao?
2) Quan điểm nào về đối tượng nghiên cứu được sử dụng phổ biến tại VN? Nêu ưu điểm.
3) Nêu nội dung quan điểm của Michael Bogdan về đối tượng nghiên cứu của LSS.
4) Nêu các đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu của LSS.
5) Cmr đối tượng nghiên cứu của LSS có phạm vi vô cùng rộng lớn.
6) Tại sao đối tượng nghiên cứu của LSS luôn thay đổi?
7) Cmr đối tượng nghiên cứu của LSS luôn mang tính hướng ngoại.
8) Tại sao đối tượng nghiên cứu của LSS luôn phải được nghiên cứu dưới cả góc độ lý
luận và thực tiễn?
9) Trong 4 đặc điểm trên, đặc điểm nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động tiếp
thu pháp luật nước ngoài của quốc gia.
10) Tại sao phương pháp luận về nghiên cứu pháp luật nước ngoài lại là một trong các
đối tượng nghiên cứu của LSS?
 Sự đa dạng trong quan điểm về đối tượng nghiên cứu:

1



Tồn tại rất nhiều các quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của LSS, nhưng các quan
điểm này không phủ nhận nhau, mà chúng chỉ khác nhau về 2 khía cạnh:
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
- Cách thức họ đưa ra đối tượng nghiên cứu trong quan điểm của mình.
 Quan điểm của giáo sư Michael Bogdan về đối tượng nghiên cứu của LSS: Đối tượng
nghiên cứu của luật so sánh bao gồm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các hệ thống pháp luật được
so sánh.
- Nhóm 2: Lí giải được nguyên nhân nhưng điểm tương đồng và khác biệt (lý giải mối liên
hệ giữa các htpl được so sánh), đánh giá các giải pháp pháp lí được các quốc gia sử dụng
để điều chỉnh đối với mộ mối qhxh nhất định, dự liệu khả năng cấy ghép một quy phạm
pháp luật từ xã hội này sang xã hội khác, phân nhóm các HTPL trên thế giới,…
- Nhóm 3: Giải thích các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh khi tiến hành nghiên
cứu các công trình của LSS, trong đó có cả phương pháp luận để nghiên cứu pháp luật
nước ngoài.
Ưu điểm: Quan điểm của M. B đưa ra phạm vi ĐTNC cụ thể hơn rất nhiều so với các quan
điểm khác => Quan điểm này trở thành quan điểm được sử dụng phổ biến nhất tại VN.
 Tại sao pp luận để nghiên cứu pháp luật nước ngoài cũng là một trong các đối tượng
nghiên cứu của luật so sánh?
 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh (4):
- Phạm vi nghiên cứu vô cùng rộng (2):
 Trong một công trình so sánh, bao giờ cũng tiến hành nghiên cứu trên các vấn đề pháp
lí của từ 2 HTPL khác nhau trở lên. Đặc biệt, quan điểm các quốc gia về HTPL là
không giống nhau.
Ví dụ: Đa số các qg trong htpl CALĐ và htpl XHCN chỉ giới hạn htpl của mình trong
các hệ thống VB QPPL. Do đó, một luật sư muốn tìm hiểu về pháp luật lao động VN,
thì chỉ cần tìm hiểu về BLLĐ, các NĐ có liên quan. Nhưng khi muốn so sánh với pháp
luật Anh về QH LĐ, phạm vi nghiên cứu ko còn chỉ là ở các VB QPPL mà còn cả án
lệ, các vấn đề về lẽ phải, lẽ công bằng…

 Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, so sánh pháp luật mà còn phải nghiên cứu đánh
giá về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thì mới có thể (Nhóm 2, 3) lí giải
được nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt, dự liệu khả năng cấy
ghép, phân nhóm các HTPL và giải thích các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy
sinh khi tiến hành nghiên cứu các công trình của LSS, trong đó có cả phương pháp
luận để nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
- Mang tính biến đổi không ngừng: ĐTNC của LSS biến đổi tùy thuộc vào sự thay đổi,
phát triển của kt, vh, ct, xh. Sự phát triển của kt, ct, vh, xh ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ
đặt ra những nhu cầu tìm kiếm, nghiên cứu các vấn đề khác nhau.
- Luôn mang tính hướng ngoại: Trong một công trình nghiên cứu LSS, bao giờ cũng phải
có sự xuất hiện của pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, khoa học LSS và KH nghiên cứu
pháp luật nước ngoài là 2 KH độc lập với nhau.

2


 KH LSS là KH nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Sai. KH LSS và KH nghiên cứu
pháp luật nước ngoài là 2 KH độc lập với nhau. Nghiên cứu pháp luật nước ngoài nhằm
bổ trợ, là tiền đề phục vụ cho việc nghiên cứu LSS.
 Nghiên cứu pháp luật nước ngoài là hoạt động tiền đề và luôn cần để tiến hành nghiên
cứu KH LSS. Điều này có kéo theo KH về NC PLNN là nội hàm trong KH LSS ko? Nếu
ko thì nêu hđ NC PLNC khi tiến hành NC KH LSS?
- Luôn được được nghiên cứu dưới cả góc độ lí luận và thực tiễn: Nếu chỉ dừng lại ở góc
độ lý luận thì kết quả của công trình nghiên cứu đó sẽ ko đạt được tính đúng đắn, ko phản
án được đúng bản chất của ĐTNC. Do đó, sẽ ko có khả năng thực thi trên thực tế.
 Trong 4 đặc điểm, đặc điểm nào để đảm bảo được thì nó gây ra khó khăn lớn nhất cho
người tiến hành?
Chọn 1 trong 4 đặc điểm, trừ đặc điểm thứ 2 (mang tính biến đối ko ngừng).
Ví dụ: Chọn đặc điểm thứ 3: ĐTNC của LSS luôn mang tính hướng ngoại:
Trong một công trình nghiên cứu LSS, bao giờ cũng phải có sự xuất hiện của pháp luật nước

ngoài.
Khi nghiên cứu pl nn, người nghiên cứu phải vượt qua 3 rào cản lớn:
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết rộng, có chuyên môn và được đào tạo về mặt
KH pháp lý.
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải vượt qua rào cản về mặt ngôn ngữ.
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư kinh phí lớn và
thời gian tiến hành lâu dài.
 Trong các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của LSS, đặc điểm nào có tác động lớn nhất
đến hoạt động tiếp thu pháp luật của QG?
Đặc điểm thứ 4: Đối tượng nghiên cứu của LSS được tiến hành nghiên cứu dưới cả góc độ lý
luận và thực tiễn, nghĩa là khi tiến hành hoạt động tiếp thu pl nước ngoài, ngoài việc nghiên
cứu các giải pháp pháp lý mà HTPL nước ngoài sử dụng thì cơ quan lập pháp còn phải xem xét
các giải pháp đó được họ sử dụng như thế nào, có tác hại hay hậu quả gì đối với quốc gia nước
ngoài. Từ đó, cơ quan lập pháp xem các điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình có giống với
quốc gia nước ngoài hay không và kết quả mang lại có là kết quả mình mong muốn hay không.
Sau đó, đưa ra quyết định có lựa chọn áp dụng hay ko để hoàn thiện htpl qg.
4. Phương pháp nghiên cứu:
1) Nêu các nhóm phương pháp nghiên cứu của LSS và liệt kê một số phương pháp
trong nhóm phương pháp nghiên cứu riêng.
2) Nêu cách hiểu giá trị, cách thức tiến hành, ưu điểm và hạn chế của PP so sánh lịch
sử, PP so sánh chức năng, PP so sánh quy phạm. Phương pháp nào là tối ưu nhất?
3) Phải sử dụng bao nhiêu phương pháp cho các công trình nghiên cứu pháp luật?
1) Phương pháp nghiên cứu của LSS chia làm 2 nhóm pp:
- Các pp thuộc nhóm ppnc chung: Đây là những pp sử dụng chung với các ngành KH khác
như: phân tích, tổng hợp, diễn giải, đồng quy, quy nạp, xác suất…
- Các pp thuộc nhóm ppnc riêng: Bao gồm chủ yếu các pp ss pháp luật như: pp ss lịch sử,
pp ss chức năng, pp ss quy phạm, pp ss kết hợp với thống kê, pp ss tin học…

3



 Phương pháp nghiên cứu của LSS bao gồm pp so sánh lịch sử, pp so sánh chức năng và pp
so sánh quy phạm. Sai. PPNC của LSS ko chỉ bao gồm 3 pp trên. Đó chỉ là 3 pp nổi bật trong
nhóm ppnc riêng của LSS.
 Những phương pháp nghiên cứu riêng (đặc thù) là những phương pháp chỉ được sử dụng
trong KH nghiên cứu luật ss.
Sai. Những phương pháp nghiên cứu riêng (đặc thù) không phải là những phương pháp chỉ có
thể được sử dụng trong KH nghiên cứu LSS. Đơn giản như pp ss lịch sử, tức là pp ss các giai
đoạn lịch sử khác nhau của các HTPL được ss, thì nó ko phải là pp chỉ có trong LSS. Vì: một
số các ngành KHPL khác như: Lịch sử NN và PL hay Lịch sử PL thế giới cũng có thể ss các
giai đoạn lịch sử khác nhau của các HTPL điển hình trên tg để phân tích đặc điểm hay các vấn
đề khác để sử dụng trong những ngành này.
Do đó, mặc dù được gọi là những pp riêng (đặc thù) của LSS nhưng chúng thực chất ko phải
là những pp đặc thù của LSS. Đây ko phải là những pp chỉ được sử dụng trong KH LSS dù
cách gọi tên còn gây nhiều sự nhầm lẫn.
 Các nhóm đối tượng nghiên cứu của LSS không trùng với các đối tượng nghiên cứu của
các ngành khoa học pháp lý khác mà đấy chỉ là những ĐTNC riêng biệt của KH LSS.
2) PP SO SÁNH LỊCH SỬ:
- Cách hiểu: là pp so sánh các giai đoạn lịch sử khác nhau của các HTPL được so sánh.
- Giá trị (2):
 Giúp giải thích được nguyên nhân điểm tương đồng và khác biệt (mối liên hệ) của
HTPL được so sánh (*).
 Giúp dự đoán được xu hướng phát triển của HTPL trong tương lai (**).
- Cách thức tiến hành:
 Muốn sử dụng pp này để (*) phải đi vào phân tích, đánh giá và ss các vấn đề về kt, ct,
xh, vh, hệ tư tưởng trong quá khứ của các HTPL được ss.
 Muốn sử dụng pp này để (**) phải đi vào phân tích đánh giá và ss các biểu hiện trên
ở thời điểm hiện tại của các HTPL được ss.
Vận dụng:
 Về tổng quan, khi ss HTPL VN và HTPL Pháp, ta nhận thấy rằng ngành luật dân sự VN

được thể hiện trong BLDS có rất nhiều điểm tương đồng với BLDS Pháp. Tuy nhiên, có thể
thấy, VN và Pháp nằm ở 2 châu lục khác nhau, trình độ phát triển kt khác nhau, dân cư khác
nhau, vh, tôn giáo hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao BLDS của 2 qg lại có nhiều điểm tương
đồng như vậy? Hãy dùng pp ss lịch sử để lý giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và
khác biệt đó/lý giải mối liên hệ của VN và Pháp trong quá khứ? (2)
- Do VN đã từng là thuộc địa của Pháp: Trong thời kì thuộc địa thì Pháp đã đem BLDS
của mình vào áp dụng trực tiếp ở miền Bắc VN trong một thời gian ngắn. Sau đó, Pháp
đã định hướng để xây dựng BLDS cho Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì. Các BLDS sau đó
cũng đều được xây dựng trên cơ sở tiếp thu các quan điểm của BLDS Pháp.
- Trong thời kì thuộc địa, Pháp rất coi trọng vấn đề giáo dục: Pháp mở rất nhiều trường
đào tạo từ tiểu học đến tú tài ở VN và đưa học sinh sang Pháp du học. Trong số các ngành
được người Pháp chú trọng và đào tạo có ngành luật với mục đích để người VN hiểu
được chính sách và pháp luật của người Pháp. Nhờ đó, Pháp có thể cai trị VN một cách
tốt hơn.

4


 Cho biết xu hướng phát triển của VN bây giờ và trong thời gian tới đã và đang chịu ảnh
hưởng của quốc gia nào? Cm vì sao, nêu nguyên nhân và dẫn chứng. Nhật.
Lưu ý: Nếu muốn dụ đoán xu hướng phát triển của các htpl trong tương lai thì phải phân tích,
đánh giá và ss các đk kt, vh, xh… của các htpl của các qg ở thời điểm hiện tại.
 Dùng pp ss lịch sử để lí giải nguyên nhân tại sao pl Mỹ lại có nguồn gốc từ thông luật Anh
hoặc chỉ có thể là sự tiếp thu có chọn lọc từ thông luật Anh? Cm ở phần I bài Mỹ.
Lưu ý: Pp ss lịch sử thường được sử dụng trong các công trình so sánh các HTPL về mặt tổng
quan hoặc lí giải những vấn đề thuộc về bản chất của các HTPL.
PP SO SÁNH QUY PHẠM VÀ PP SO SÁNH CHỨC NĂNG:
Tiêu chí (6)
PP SS quy phạm
PP SS chức năng

Cặp quy phạm, chế định, văn bản “Các giải pháp”
Cách hiểu
pháp luật “tương ứng nhau”
“tương ứng nhau”
Ko có
ĐK tiến
hành
Quy trình Đi từ pháp luật đến quan hệ/vấn đề xã Đi từ vấn đề xã hội đến pháp luật (nếu
có).
tiến hành hội.
Dễ tiến hành
Có thể tiến hành trong mọi trường hợp
Ưu điểm
Không phải lúc nào cũng tiến hành Khó tiến hành
Hạn chế
được
Vi mô, mục đích ít quan trọng
Vĩ mô, mục đích quan trọng
Lưu ý
Phân tích:
 Cách hiểu:
- Pp ss quy phạm: là pp ss quy phạm pl, chế định pl, văn bản pl của htpl này với quy phạm,
chế định, văn bản pl htpl “tương ứng” trong htpl khác.
Lưu ý: pp ss quy phạm chỉ áp dụng để ss các nguồn luật là văn bản quy phạm pháp luật
chứ ko dùng để ss các nguồn luật như án lệ, tập quán khác với vbqppl hay với án lệ, tập
quán khác.
- Pp ss chức năng: là pp ss “các giải pháp” được sử dụng trong các xã hội khác nhau để
giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lý tồn tại trong xã hội đó.
 Tại sao là “các giải pháp” chung chung mà ko phải là “các giải pháp pháp lý”? Tùy
vào cách nhìn nhận vấn đề của mỗi quốc gia khi ứng phó với cùng một vấn đề xã hội, có

qg nhận thấy nó quan trọng nên sử dụng giải pháp pháp lý bằng các quy định của pl để
điều chỉnh, có qg thì ko, có qg lại sử dụng kết hợp cả giải pháp pháp lý và các giải pháp
khác như kt, ct, vh, xh, tg… để điều chỉnh vấn đề.
 Quy trình tiến hành:
- Pp ss quy phạm: Đi từ pháp luật đến quan hệ/vấn đề xã hội.
Khi bắt đầu tiến hành, đòi hỏi phải có sự tồn tại của các cặp qp, cđ, vb pl tương ứng nhau.
Từ đó nghiên cứu mỗi qp, cđ, vb pl điều chỉnh loại quan hệ xã hội nào và điều chỉnh như
thế nào.
Ví dụ: So sánh BLDS Pháp và BLDS VN.
 BLDS VN: chủ yếu đc các vđ về giao kết hợp đồng, các quy định chung về hợp
đồng.

5


 BLDS Pháp: cũng điều chỉnh vấn đề trên nhưng còn đc thêm các vđ về hôn nhân,
gia đình.
- Pp ss chức năng: Đi từ vấn đề xã hội đến pháp luật (nếu có).
Đặt vấn đề/quan hệ xã hội lên hàng đầu.
Ví dụ: So sánh quan hệ hôn nhân đồng giới ở Mỹ và Canada.
 Ưu điểm và hạn chế:
 Tại sao pp ss quy phạm dễ tiến hành?
Do phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các quy định của các cặp qp, cđ, vb pl mà thôi.
 Tại sao ko phải lúc nào cũng sử dụng được pp ss quy phạm?
Vì trong nhiều trường hợp ko phải lúc nào cũng tìm được các cặp qp, cđ, vb tương ứng nhau.
Trên thực tế, các qg khác nhau thì kĩ thuật pháp lý cũng khác nhau. Do đó, nhiều trường hợp,
cùng 1 qhxh, các qg sẽ sử dụng các loại nguồn luật khác nhau để điều chỉnh: Có quốc gia sử
dụng vbqppl, có qg sử dụng án lệ, có qg sử dụng tập quán khác để điều chỉnh, dẫn đến ko thể
tiến hành ss được. Hoặc cùng là vbqppl nhưng có qg quy định quy phạm được quy định trong
bộ luật A, qg khác lại quy định trong bộ luật C, nên cũng ko thể ss được. Vì thế, pp này có hạn

chế là ko phải lúc nào cũng sử dụng được.
 Tại sao pp ss chức năng có thể tiến hành trong mọi trường hợp (ngay cả khi quan hệ được
nghiên cứu ko sử dụng pháp luật để điều chỉnh)?
Chỉ cần quan hệ xã hội là có thể tiến hành được mà ko đòi hỏi quan hệ được nghiên cứu phải
được pháp luật điều chỉnh.
 Tại sao pp ss chức năng khó tiến hành? 3 hạn chế/rào cản:
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải có hiểu biết rộng, có chuyên môn và được đào tạo về mặt
KH pháp lý.
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải vượt qua rào cản về mặt ngôn ngữ.
 Tại sao đối với pp ss quy phạm rào cản về mặt ngôn ngữ ko quá lớn để có thể ảnh
hưởng đến quá trình tiến hành các pp này? Còn với pp ss chức năng thì rào cản ngôn
ngữ lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiến hành? (2):
 Yêu cầu về dịch thuật của pp ss quy phạm chỉ giới hạn trong các cặp qp, cđ, vb pl
được ss, tức yêu cầu về dịch thuật ko quá rộng ss pp ss chức năng.
 Pp ss chức năng đòi hỏi phải ss tổng thể các giải pháp được quốc gia sử dụng, ko
chỉ dừng lại ở các giải pháp pháp lý. Giải pháp pháp lý cũng có thể được quy định
ở nhiều cấp độ văn bản khác nhau: luật, nghị định, thông tư… Ngoài ra, còn phải
làm rõ các trong quy phạm về tôn giáo, chính trị, đạo đức… có quy định hay các
giải quyết đối với vấn đề đó hay ko… Do đó, phạm vi, yêu cầu về dịch thuật sẽ mở
rộng ra ở nhiều loại hình nguồn luật, thậm chí là ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
 Để vượt qua rào cản về ngôn ngữ, có bức thiết đòi hỏi (bắt buộc) người NC PLNN
phải thành thạo ngôn ngữ của HTPL mà mình nghiên cứu hay ko? Nếu ko, nêu một số
giải pháp để khắc phục vấn đề này. Ko bắt buộc. Giải pháp (2):
 Sử dụng ngôn ngữ trung gian (như tiếng Anh).
 Thuê đội ngũ dịch thuật (Cách thức chủ yếu).
- Đòi hỏi người nghiên cứu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư kinh phí lớn và
thời gian tiến hành lâu dài.

6



 Lưu ý:
- Pp ss quy phạm thường áp dụng cho các công trình nghiên cứu ở cấp độ vi mô và mục
đích ít quan trọng.
- Ngược lại, pp ss chức năng thường tiến hành ss các công trình nghiên cứu ở cấp độ vĩ
mô (nghiên cứu các HTPL một cách tổng quan) hay những công trình hướng tới những
mục đích quan trọng.
3) Kết luận: mỗi PP đều có ưu và nhược điểm riêng nên việc sử dụng PP nào và bao nhiêu PP
sẽ do chính bản thân người nghiên cứu quyết định dựa vào 2 nhóm yếu tố:
 Nhóm yếu tố thuộc về công trình ss: đối tượng, phạm vi nghiên cứu…
 Nhóm yếu tố thuộc về bản thân của người tiến hành nghiên cứu: mục đích trình, trình
độ, khả năng, truyền thống PL mà họ được đào tạo…
 LƯU Ý (2):
- Pp ss lịch sử: thường hỏi về vận dụng.
- Pp ss chức năng và pp ss quy phạm: Thường hỏi:
Hãy cho một tên gọi của một công trình mà nhìn vào đó ta thấy được đang đặt vấn đề
theo pp ss quy phạm? Cũng công trình đó, hãy thay đổi tên đề tài để biến thành công
trình định hướng theo kiểu pp ss chức năng.
2. Bản chất của luật so sánh:
1) Nêu nhưng quan điểm khác nhau về bản chất của LSS.
2) Nêu những lập luận bảo quan điểm rằng LSS là một KH độc lập. Lập luận nào quan
trọng nhất? Tại sao?
3) Quan điểm của anh/chị về nhận định cho rằng: “LSS chỉ là một pp nghiên cứu KH”.
1) Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của LSS, trong đó nổi bật
2 quan điểm sau:
- Luật ss chỉ là một pp nghiên cứu KH
- Luật ss là một KH độc lập, với những lập luận sau: 2)
 LL1: Nhiều ngành KHXH khác khi sử dụng pp so sánh một cách rộng rãi thì đã cho
ra đời các so sánh mới như: Triết học so sánh, Chính trị học so sánh… Do đó, khi pp
so sánh được sử dụng phổ biến trong KH pháp lý thì tất yếu luật học so sánh ra đời.

 LL2: LSS bao giờ cũng ss các vấn đề pháp lý của từ 2 HTPL khác nhau trở lên. Trong
khi pp so sánh chỉ cần có 2 vấn đề pháp lý khác nhau trở lên là có thể tiến hành so
sánh được.
 (*) LL3: LSS không dừng lại ở việc (Nhóm 1) tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt giữa các HTPL được so sánh, mà quan trọng hơn, LSS còn phải (Nhóm 2, 3) lí
giải được nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt, dự liệu khả năng cấy
ghép, phân nhóm các HTPL và giải thích các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy
sinh khi tiến hành nghiên cứu các công trình của LSS, trong đó có cả phương pháp
luận để nghiên cứu pháp luật nước ngoài.
 Đây là lập luận quan trọng nhất, giúp phân biệt được pp ss với LSS.
3) Sử dụng quan điểm 2 để cm quan điểm 1 sai.

7


5. Định nghĩa luật so sánh:
Hiện nay còn rất nhiều định nghĩa khác nhau về LSS. Tuy nhiên, điểm yếu của tất cả các định
nghĩa là mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các đối tượng nghiên cứu của LSS mà không làm rõ
được bản chất cũng như phương pháp nghiên cứu đặc thù của LSS.
Tại Việt Nam, quan điểm về LSS của Giáo sư M.B được thừa nhận rộng rãi hơn cả.
III. VAI TRÒ CỦA LUẬT SO SÁNH:
Các vai trò cơ bản (7):
 Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về VHPL nói chung
 Tạo cơ sở cho sự hiểu biết tốt hơn về PL nước mình
 Đối với hoạt động lập pháp
 Đối với hoạt động hài hòa và nhất thể hóa PL
 Đối với công tác giải thích PL nước ngoài
 Đối với tư pháp
 Đối với công pháp.
1. Tạo cơ sở cho sự hiểu biết về văn hóa pháp lý nói chung:

1) Văn hóa pháp lý là gì?
2) Tại sao LSS lại có thể tạo cơ sở nói chung cho sự hiểu biết về VHPL nói chung của
một quốc gia nào đó?
1) Tồn tại rất nhiều các định nghĩa về văn hóa pháp lý, nhưng để tiếp cận dễ dàng thì ta có thể
hiểu VHPL là thuật ngữ nói lên mối liên hệ giữa văn hóa và pháp luật, thường bao gồm 4 yếu
tố cơ bản:
- Tri thức pháp luật: người dân nước đó có hiểu biết, có nắm rõ PL không.
- Tình cảm của người dân đối HTPL: họ tích cực hay tiêu cực, có thiện cảm hay ác cảm
với HTPL.
- Lòng tin vào HTPL: họ có tin rằng pháp luật là công cụ để đảm bảo sự công bằng trong
xã hội hay ko.
- Hành vi pháp lý trên thực tiễn: từ hiểu biết về pháp luật thì họ tuân thủ hay ko tuân thủ
PL.
 Tại sao LSS lại tạo cơ sở cho sự hiểu biết về VHPL nói chung? Gợi ý (2):
- Đối tượng nghiên cứu của LSS rộng: không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề
pháp lý (nội dung điều chỉnh các HTPL) mà còn mở rộng nghiên cứu đánh giá các vấn
đề về kt, ct, vh, xh, hệ tư tưởng…
- Đối tượng nghiên cứu của LSS luôn được nghiên cứu cả góc độ lý luận và thực tiễn: để
nhìn nhận xem người dân qg đó đánh giá ntn đối với nội dung pháp luật mà NN đó áp
dụng.
 Hiểu biết về HTPL của người dân càng cao thì VHPL của người dân QG đó càng cao.
Sai. Vì nếu họ có hiểu biết về HTPL, tức có tri thức pháp luật, nhưng họ ko tuân thủ pháp luật,
nghĩa là không thực hiện hành vi pháp lý trên thực tiễn, thì VHPL của họ cũng không cao.
Ví dụ: Biết vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật nhưng vẫn vượt.

8


2. Tạo cơ sở cho sự hiểu biết tốt hơn về PL nước mình:
1) LSS tạo cơ sở đề giúp hiểu biết tốt hơn về PL của QG mình như thế nào?

2) Đối với những công trình so sánh chỉ tiến hành trên các HTPL nước ngoài thì có
mang lại được giá trị này hay không?
1) LSS tạo cơ sở đề giúp hiểu biết tốt hơn về PL của QG mình:
Nếu pl qg được đánh giá và ss với pl nước ngoài về cùng một vấn đề nào đó sẽ giúp hiểu biết
của chúng ta về pl qg trở nên chính xác, khách quan và đầy đủ hơn. Đồng thời, nhận thức đúng
đắn hơn những ưu điểm, hạn chế của pl qg mình. Từ đó, đưa ra các kiến nghị, giải pháp để
hoàn thiện htpl.
2) Đối với những công trình so sánh chỉ tiến hành trên các HTPL nước ngoài thì có mang
lại được giá trị này hay không?
Có. Vì khi sống và chịu sự điều chỉnh của 1 htpl qg thì trong tư duy của chúng ta dù ít dù nhiều
cũng có sự hiểu biết về pháp luật của qg mình. Cho nên khi tiếp cận với htpl nước ngoài (giống
với một mảng vấn đề của htpl qg mà ta đã biết) thì ta sẽ hình dung nhiều mảng vấn đề để ss
giữa pl qg mình với pl nước ngoài về vấn đề được điều chỉnh (qg mình điều chỉnh ntn? Có khác
gì với pl nước ngoài về vấn đề này?).
3. Vai trò của LSS đối với hoạt động lập pháp:
1) Nêu các khía cạnh mà LSS có thể hỗ trợ cho hoạt động lập pháp.
2) Tại sao LSS lại giúp cơ quan lập pháp dự liệu trước được tác động của giải pháp
pháp lý từ HTPL nước ngoài nếu tiếp thu vào PL trong nước?
3) Có mấy cách tiếp thu PL nước ngoài? Nêu các điều kiện cơ bản để quốc gia lựa chọn
cách thức phù hợp nhất.
1) Các khía cạnh của LSS hỗ trợ trong hoạt động lập pháp (4):
- Thông qua các công trình nghiên cứu LSS, đưa ra các ý tương hoặc kiến nghị về ban
hành mới hay sửa đổi đối với pl trong nước.
- Cung cấp các giải pháp pháp lý được HTPL nước ngoài sử dụng để điều chỉnh đối với
vần đề mà cơ quan lập pháp trong nước đang quan tâm.
- Giúp cơ quan lập pháp dự liệu (nhìn thấy trước) được tác động của các giải pháp pháp lý
từ htpl nước ngoài khi tiếp thu về trong nước mà không cần tiến hành những thử nghiệm
mang tính rủi ro cho XH.
 2) LSS giúp cơ quan lập pháp dự liệu trước được tác động của giải pháp pháp lý từ
HTPL nước ngoài nếu tiếp thu vào PL trong nước vì: Một trong những đặc điểm của đối

tượng nghiên cứu của LSS là được tiến hành nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực
tiễn, nghĩa là ngoài việc nghiên cứu các giải pháp pháp lý mà HTPL nước ngoài sử dụng
thì cơ quan lập pháp còn phải xem xét các giải pháp đó được họ sử dụng như thế nào, có
tác hại hay hậu quả gì đối với quốc gia nước ngoài. Từ đó, cơ quan lập pháp xem các
điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình có giống với quốc gia nước ngoài hay không và
kết quả mang lại có là kết quả mình mong muốn hay không. Sau đó, đưa ra quyết định
có lựa chọn áp dụng hay ko để hoàn thiện htpl qg.
- Trong trường hợp cơ quan lập pháp muốn ban hành hoặc sửa đổi pháp luật trong nước
về 1 vấn đề mà pháp luật trong nước chưa từng điều chỉnh, thì LSS sẽ tiến hành “nhập
khẩu” hệ thống khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành mà htpl trong nước ko có để thể
chế hóa được nội dung đó pl trong nước.

9


3) Có 2 cách tiếp thu PL nước ngoài/cấy ghép PL nước ngoài:
- (*) Tiếp thu có chọn lọc (cấy ghép gián tiếp): tiếp thu một phần hoặc biến đổi đi các giải
pháp pháp lý từ htpl nước ngoài khi mang về htpl trong nước để phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh thực tế hay mục đích riêng của NN.
- Tiếp thu nguyên vẹn (cấy ghép trực tiếp): tiếp thu toàn bộ giải pháp lý từ htpl nước ngoài
vào htpl trong nước.
Để tiếp thu nguyên vẹn các giải pháp pháp lý của htpl NN thì qg cần phải xem xét
những điều kiện nào? 2 điều kiện quan trọng nhất:
- Sự tương thích về cơ sở hạ tầng giữa 2 quốc gia: Vì PL là yếu tố kiến trúc thượng tầng,
bao giờ nó cũng bị quyết định bởi các điều kiện về cơ sở hạn tầng (KT, CT, VH, XH,
hệ tư tưởng,…), nếu tương đồng thì ta mới tiến hành cấy ghép trực tiếp được.
- Mục đích điều chỉnh phải tương đồng nhau.
Khi nào 1 trong các điều kiện trên không tương thích nhau thì qg sẽ cấy ghép gián tiếp (tiếp
thu có chọn lọc.
 Trong 2 cách trên, cách nào phổ biến hơn?

Tiếp thu gián tiếp (có chọn lọc) vì ko bg có 2 quốc gia có cơ sở hạ tầng hoàn toàn giống nhau
và kể cả có cơ sở hạ tầng giống nhau thì mục đích của các NN cũng sẽ khác nhau.
 Tiếp thu PL nước ngoài là tiếp thu những ưu điểm của HTPL nước ngoài đem về HTPL
trong nước. Sai. Vì ưu điểm của HTPL nước ngoài, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực
tế của họ chưa chắc sẽ là ưu điểm của HTPL qg mình, nhiều khi cái hay của họ khi đem về
HTPL trong nước lại là cái dở, cái hạn chế. Khi tiếp thu plnn, phải xem xét sự tương thích về
cơ sở hạ tầng và mục đích điều chỉnh của 2 qg, ko phải cứ chọn những cái hay, cái tốt của họ
đem vào htpl trong nước. Chính vì thế, cần tiếp thu có chọn lọc pl nn để phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh của quốc gia mình.
Vai trò đối với hoạt động hài hòa và nhất thể hóa PL:
Nêu cách hiểu về hài hòa hóa PL và nhất thể hóa PL.
So sánh hoạt động hài hòa hóa PL và hoạt động nhất thể hóa PL.
Quốc gia có thể tiến hành hài hòa hóa PL và nhất thể hóa PL bằng những con đường
(cách thức) nào?
4) Luật so sánh hỗ trợ gì đối với HĐ hài hòa hóa PL và nhất thể hóa PL?
5) Nội luật hóa pháp luật khác hai hoạt động trên như thế nào?
1) Hài hòa hóa PL: là quá trình nhằm giảm đi sự khác biệt và tăng sự tương đồng giữa các
HTPL trong một hoặc một nhóm lĩnh vực nào đó.
Nhất thể hóa PL: là quá trình theo đó các quy phạm mâu thuẫn của các HTPL khác nhau
được thay thế bởi các QPPL chung nhất.
2) So sánh:
- Giống: mục đích: đều nhằm làm giảm đi sự khác biệt và tăng sự tương đồng giữa các
HTPL trong một hoặc một nhóm lĩnh vực.
- Khác: kết quả:
 Hài hòa hóa: chỉ dừng lại ở việc làm giảm đi những khác biệt, tăng sự tương đồng,
nhưng pl qg vẫn tồn tại những quy định riêng để điều chỉnh đối với vấn đề đó.
4.
1)
2)
3)


10


 Nhất thể hóa: hình thành nên các quy phạm pháp luật chung thay thế cho qppl của các
QG trong vấn đề đó.
3) Các cách thức để tiến hành hài hòa hóa PL và nhất thể hóa PL:
- Hài hòa hóa:
 Tự nghiên cứu, tham khảo và tiếp thu PL nước ngoài.
 Kí kết các điều ước quốc tế.
- Nhất thể hóa: Kí kết các điều ước quốc tế (cách thức duy nhất).
 Kí kết các điều ước quốc tế làm cho các htpl quốc gia biến tướng nhất thể hóa. Sai. Tùy
vào điều khoản trong điều ước quốc tế, có điều khoản dẫn tới nhất nhất thể hóa, nhưng có điều
khoản chỉ dừng lại ở hài hòa hóa mà thôi.
4) Luật so sánh hỗ trợ đối với HĐ hài hòa hóa PL và nhất thể hóa PL: 2 bổ trợ:
- Đối với hoạt động hài hòa hóa, LSS hỗ trợ trong việc tiếp thu pháp luật nước ngoài: cm
ở vai trò thứ 3: LSS hỗ trợ hoạt động lập pháp.
- Đối với cả hài hòa hóa và nhất thể hóa, LSS hỗ trợ đối với hoạt động kí kết các điều ước
quốc tế: giúp cho các qg tham gia kí kết điều ước quốc tế vượt qua 2 rào cản lớn: rào cản
về kĩ thuật pháp lý và rào cản về tâm lý.
5) Nội luật hóa: cụ thể hóa nội dung điều chỉnh của điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia.

11


Bài 3: CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHỦ YẾU
TRÊN THẾ GIỚI
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN NHÓM CÁC HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT TRÊN THẾ GIỚI:
1. Một số thuật ngữ thường được sử dụng trong hoạt động phân nhóm (3): Hệ thống

pháp luật, Truyền thống pháp luật, Gia đình pháp luật.
1) Nêu cách hiểu của các thuật ngữ: HTPL, TTPL, GĐPL trong hoạt động phân nhóm
của luật so sánh.
2) Phân biệt sự khác nhau về mặt nội hàm của hai thuật ngữ truyền thống pháp luật
và gia đình pháp luật.
3) Hãy sử dụng thuật ngữ truyền thống hoặc gia đình pháp luật để thay thế cho hệ
thống pháp luật khi gọi tên các HTPL sau: HTPL châu âu lục địa, HTPL thông luật,
HTPL XHCN, HTPL Hồi giáo.
1) Cách hiểu của các thuật ngữ: HTPL, TTPL, GĐPL trong hoạt động phân nhóm của
luật so sánh:
- HTPL: là thuật ngữ mang tính quy ước dùng để chỉ một nhóm các HTPL của các HTPL
quốc gia hoàn toàn độc lập với nhau nhưng giữa chúng có chung 1 số đặc điểm nhất định
(6 tiêu chí):
 Nguồn gốc pháp luật.
 Hình thức pháp luật (Cấu trúc nguồn luật).
 Vai trò làm luật của thẩm phán (Vai trò tạo lập chính sách của thẩm phán/nhánh tư
pháp).
 Sự phân chia cấu trúc HTPL lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư.
 Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng
 Pháp điển hóa.
Lưu ý: 6 tiêu chí vừa rồi là những tiêu chí mà chúng ta dựa vào đó để nghiên cứu đặc điểm
của 4 HTPL trên TG. Ngoài ra, còn có các tiêu chí khác như: đào tạo luật, thủ tục tố tụng…
Có thể hiểu htpl của LB Mỹ bao gồm 51 htpl như cách hiểu htpl trong luật ss ko? Ko, vì
đó là 1 NNLB. Mặc dù 50 bang có htpl độc lập của mình nhưng chúng đặt trong chính thể
là NNLB Mỹ và giữa chúng có mối liên hệ về ct, kt, xh… nên ko thể hiểu theo cách hiểu
htpl trong luật ss được.
- Tuy nhiên, trong hoạt động phân nhóm của LSS có nhiều học giả ko sử dụng thuật ngữ
HTPL mà sử dụng thuật ngữ TTPL hay GĐPL.
2) Phân biệt sự khác nhau về mặt nội hàm của hai thuật ngữ truyền thống pháp luật và
gia đình pháp luật:

Lưu ý: Hai thuật ngữ TTPL và GĐPL có ý nghĩa/nội dung giống với thuật ngữ HTPL trong
hoạt động phân nhóm của luật so sánh, tức dùng để chỉ một nhóm các HTPL của các HTPL
quốc gia hoàn toàn độc lập với nhau nhưng giữa chúng có chung 1 số đặc điểm nhất định. Tuy
nhiên, thuật ngữ HTPL chỉ mang tính quy ước đơn thuần, còn 2 thuật ngữ còn lại thì có ý nghĩa
hay nội hàm nhất định và phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến điểm giống nhau của các nhóm
HTPL để xác định cách gọi là TTPL hay GĐPL.

I.

12


Gia đình pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng của các
HTPL quốc gia trong 1 gia đình pl thường là
do các quốc gia này đã từng bị chi phối chung
bởi 1 nguồn gốc pháp luật (1 trong các HTPL
quốc qua thành viên của gia đình đó trước
đây là nguồn gốc của các HTPL còn lại trong
gia đình đó).
3) Sử dụng thuật ngữ truyền thống hoặc gia đình pháp luật để thay thế cho hệ thống pháp
luật khi gọi tên các HTPL:
Hệ thống pháp luật
Thuật ngữ thay thế
Nguyên nhân
Châu Âu lục địa
Truyền thống pháp luật Các HTPL quốc gia có sự tương đồng về
cơ sở hạ tầng của pl.
Thông luật
Gia đình pháp luật

Các HTPL quốc gia từng là thuộc địa của
Hoàng gia Anh và có nguồn gốc từ Luật
Anh cổ.
XHCN
Truyền thống pháp luật Ko có nguyên nhân cụ thể.
Gia đình pháp luật
Hồi giáo
Truyền thống pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng của các
HTPL quốc gia trong cùng 1 truyền thống pl
là do sự tương đồng về cơ sở hạ tầng của pl
(sự tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa,
tôn giáo hay hệ tư tưởng…)

2. Mục đích phân nhóm (2):
- Ở góc độ sư phạm: Nhờ vào toàn cảnh bản đồ pl thế giới do LSS phân loại, sinh viên sẽ
dễ dàng biết được những đặc trưng chủ yếu của htpl nước mà mình nghiên cứu mà ko
cần phải học hết nội dung thực định của các quy phạm pháp luật.
- Về mặt nghiên cứu: Người nghiên cứu sẽ dễ dàng đi vào nội dung cụ thể của htpl nước
ngoài mà mình nghiên cứu khi đã có được những tri thức cơ bản về htpl đó.
3. Tiêu chí phân nhóm:
 Tại sao trước khi nghiên cứu các đặc điểm của các HTPL trên TG thì cần phải tìm hiểu các
tiêu chí phân nhóm? Cùng một nhóm các cá thể nếu chúng ta sử dụng các tiêu chí phân loại
khác nhau thì sẽ cho ra những nhóm cá thể khác nhau. Từ đó có thể đưa ra những đặc điểm
khác nhau trên những khía cạnh khác nhau.
1) Hãy nêu các khía cạnh còn chưa thống nhất về việc sử dụng tiêu chí phân nhóm.
2) Hãy nêu một số tiêu chí phân nhóm phổ biến. Trong các tiêu chí thì tiêu chí nào là
quan trọng nhất?
3) Trong hoạt động phân nhóm các hệ thống PL, người tiến hành cần sử dụng bao
nhiêu tiêu chí và là những tiêu chí nào?

 Quan điểm về sử dụng tiêu chí phân nhóm:
1) Hiện nay chưa có sự thống nhất về một số khía cạnh (3):
- Sử dụng 1 hay nhiều tiêu chí phân nhóm
- Nhiều là bao nhiêu tiêu chí thì phù hợp
- Các tiêu chí cụ thể dung để phân nhóm
 2) Các tiêu chí thường được sử dụng (6):
- Nguồn gốc pháp luật.

13


- Hình thức pháp luật (Cấu trúc nguồn luật).
- Vai trò làm luật của thẩm phán (Vai trò tạo lập chính sách của thẩm phán/nhánh tư pháp).
- Sự phân chia cấu trúc HTPL lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư.
- Mối tương quan giữa luật nội dung và luật tố tụng
- Pháp điển hóa.
Lưu ý: 6 tiêu chí vừa rồi là những tiêu chí thường được sử dụng, ko phải là các tiêu chí duy
nhất hay quan trọng nhất.
 Kết quả phân chia của HTPL trên TG:
Do chưa có sự thống nhất về tiêu chí phân nhóm nên hiện nay tồn tại nhiều kết quả phân nhóm
khác nhau, trong đó kết quả phân chia PL TG thành 4 HTPL chủ yếu:
- HTPL Châu Âu lục địa
- HTPL Thông luật
- HTPL XHCN
- HTPL Hồi giáo.
Kết luận: Do tồn tại nhiều tiêu chí phân nhóm khác nhau, nên việc sử dụng tiêu chí nào và bao
nhiêu tiêu chí do chính bản thân người tiến hanh phân nhóm quyết định.
 3) Trong hoạt động phân nhóm các hệ thống PL thì người tiến hanh cần sử dụng bao nhiêu
tiêu chí và là những tiêu chí nào?(Yếu tố nào quyết định quan điểm của người nghiên cứu?)
Không có quan điểm nào là chính xác hay mẫu số chung cho mọi vấn đề của luật so sánh. Khi

tiến hành nghiên cứu, người nghiên cứu sử dụng nguồn thông tin nào, bao nhiêu nguồn thông
tin, sử dụng phương pháp nào, bao nhiêu pp phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố chủ yếu:
 Các yếu tố về công trình nghiên cứu: đối tượng, phạm vi nghiên cứu…
 Các yếu tố về bản thân người tiến hành: mục đích, trình độ, khả năng, truyền thống pl mà
người đó được đào tạo.
 Các đặt tên gọi tương ứng của các HTPL và ý nghĩa của chúng:
Civil law
Common law
Dân luật
Thông luật
Pháp - Đức
Anh - Mỹ
Thành văn
Bất thành văn
Có nguồn gốc từ luật La Mã
Có nguồn gốc từ luật Anh cổ
4. Xu hướng phát triển của các hệ thống pháp luật trên thế giới:
1) Nguyên nhân làm cho các HTPL trên TG có xu hướng xích lại gần nhau.
2) Chứng minh giữa các HTPL trên TG đang có xu hướng xích lại gần nhau.
3) Nêu các cách thức để các HTPL trên TG để có thể xích lại gần nhau.
Giữa các HTPL trên TG đang có xu hướng “xích lại gần nhau”. Theo đó những điểm khác biệt
ngày càng giảm đi và tăng các điểm tương đồng.
1) Nguyên nhân HTPL có xu hướng xích lại gần nhau: Do nhu cầu toàn cầu hóa nền kinh
tế TG, cho nên bản thân các quốc gia ko thể đứng ngoài hài hòa hóa và nhất thể hóa PL, đặc
biệt trong lv luật tư đối với quốc gia và 1 nhóm các quốc gia.
2) Đặc điểm nào trước đây chỉ có ở 1 htpl nhưng sau đó nó ảnh hưởng đến 3 htpl còn lại? Dùng
đặc điểm đó để cm.

14



3) Các cách thức để các HTPL trên TG để có thể xích lại gần nhau (2):
- Tự nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu PL nước ngoài vào pháp luật trong nước.
- Tham gia kí kết các Điều ước quốc tế.
II.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HTPL CHỦ YẾU TRÊN TG:
1) Nêu đặc điểm của 4 HTPL chủ yếu trên thế giới.
2) So sánh HTPL Châu âu lục địa và HTPL thông luật.
3) So sánh HTPL XHCN và HTPL Châu Âu lục địa.
4) So sánh HTPL XHCN và HTPL thông luật.
5) Hãy chọn ra 1 đặc điểm của từng HTPL có khả năng phân biệt HTPL đó với các HTPL
còn lại.
TỔNG KẾT ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HTPL TRÊN THẾ GIỚI
HTPL CALĐ
HTPL XHCN
HTPL Thông luật
Tiêu chí (6)

Nguồn gốc pháp
luật

Luật La Mã
(trực tiếp)

Luật La Mã
(gián tiếp)

Luật Anh cổ


Cấu trúc nguồn
luật

HTPL thành văn.

HTPL thành văn

HTPL bất thành văn
(HTPL án lệ)

Thẩm phán ko có khả
năng tạo lập chính
sách.
Có sự phân chia

Thẩm phán ko có khả Thẩm phán có khả năng tạo
năng tạo lập chính lập chính sách.
sách.
Ko có sự phân chia
Ko có sự phân chia

Vai trò tạo lập
chính sách của
thẩm phán
Sự phân chia cấu
trúc HTPL lĩnh
vực luật công và
lĩnh vực luật tư

Luật nội dung quan Luật nội dung quan Luật nội dung quan trọng

trọng hơn luật tố tụng. trọng hơn luật tố tụng. hơn luật tố tụng
Tuy nhiên, Thông luật Anh
Mối tương quan
trước cải cách Tòa án
giữa luật nội dung
1873-1875 thì luật tố tụng
và luật tố tụng
quan trọng hơn luật nội
dung.
Rất rộng (trên toàn bộ Rất rộng (trên toàn bộ Hẹp (chỉ diễn ra trong cái
HTPL)
lĩnh vực mà luật thành văn
Phạm HTPL)
điều chỉnh nhiều)
vi
Pháp điển
hóa
Cao
hơn
HTPL Thấp hơn
HTPL Ko nên ss giữa HTPL bất
Trình XHCN
CALĐ
thành văn (đặc biệt là án lệ)
độ
vs HTTL thành văn.

15



ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG HTPL CÓ KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT HTPL ĐÓ
VỚI CÁC HTPL CÒN LẠI
HTPL
Đặc điểm phân biệt
Nguyên nhân
Sự phân chia cấu trúc HTPL HTPL duy nhất trên thế giới
thành lĩnh vực luật công và phân chia HTPL thành lĩnh
Châu Âu lục địa
lĩnh vực luật tư
vực luật công và lĩnh vực
luật tư
Vai trò tạo lập chính sách
Mặc dù án lệ đã được sử
của thẩm phán
dụng trong tất cả các HTPL
nhưng chỉ có thẩm phán
Thông luật
trong HTPL thông luật mới
có khả năng tạo lập chính
sách.
Chịu sự chi phối của CN
Chỉ có HTPL XHCN mới
Mác Lê-nin
chịu ảnh hưởng của CN Mác
XHCN
Lê-nin.
Nguồn gốc pháp luật
Chỉ có duy nhất HTPL Hồi
giáo có nguồn gốc từ Đạo
Đạo Hồi

Hồi.
1. Nguồn gốc pháp luật:
1) Các HTPL trên thế giới bắt nguồn từ nguồn gốc cơ bản nào?
2) Luật La Mã và Luật Anh cổ hay Đạo hồi ảnh hưởng đến các QG khác bằng các cách
thức nào?
3) Dựa vào tiêu chí nguồn gốc PL, PL thế giới được phân chia thành những nhóm nào?
4) Hãy nêu quá trình Luật La Mã “quay trở lại” Châu Âu lục địa.
1) Hầu hết các HTPL bắt nguồn từ 3 nguồn gốc cơ bản: Luật La Mã, Luật Anh cổ và Đạo
Hồi.
2) LLM, LAC hay ĐH ảnh hưởng đến các quốc gia khác bằng 2 con đường:
- Tiếp thu bắt buộc (thông qua xâm lược, các quốc gia áp đặt pháp luật của mình vào các
thuộc địa): ko còn được thừa nhận.
 Một số qg mang LLM ảnh hưởng đến tg: Luật Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà
Lan.
 LAC lan rộng ra tg thông qua quá trình xâm lược của Hoàng gia Anh.
 Đạo Hồi bành trướng bằng cả 2 con đường xâm lược và truyền đao, nhưng chủ yếu là
xâm lược.
- Tiếp thu tự nguyện: do nhu cầu hội nhập kinh tế nên các quốc gia tự nghiên cứu, học hỏi,
tiếp thu từ các qg phát triển để hài hòa hóa pl của mình.
3) Dựa vào tiêu chí nguồn gốc PL, PL TG được phân chia thành 3 nhóm HTPL:
- Nhóm HTPL bắt nguồn từ Luật La Mã (2):
 HTPL châu âu lục địa (có nguồn gốc trực tiếp từ Luật La Mã).
 Công trình pl nào là cơ sở để pl Châu Âu lục địa duy trì ảnh hưởng của LLM? Tập
hợp các chế định Luật dân sự.

16


 HTPL XHCN (có nguồn gốc gián tiếp từ Luật La Mã).
- Nhóm HTPL bắt nguồn từ Luật Anh cổ: HTPL Thông luật.

- Nhóm HTPL bắt nguồn từ đạo Hồi: HTPL Hồi giáo.
4) Quá trình luật la mã quay trở lại châu Âu lục địa:
- Tập hợp các chế định Luật dân sự ra đời ko lâu thì biến mất cùng với sự sụp đổ của đế
quốc Đông La Mã.
- Lúc này thì châu Âu rời vào thời kì đêm trường trung cổ, đó là là sự trỗi dậy tập quán,
đạo hồi, luật giáo hội, luật nhà vua… LLM biến mất.
- TK X, XI, điều kiện kinh tế xã hội của châu Âu vận động mạnh mẽ nhiều tầng lớp xuất
hiện trong lòng xã hội Phong kiến, như tư sản và tiểu tư sản. Quan hệ giao thương ngày
càng phát triển.
- Đế quốc hồi giáo Ottoman bắt đầu suy yếu do nhiều dân tộc Hồi giáo trong đó tách ra
hình thành các quốc gia độc lập. Các nhà nước ở châu Âu lục địa liên kết lại để chống lại
đế quốc hồi giáo Ottoman.
- Sự ra đời của các trường đại học, trong các môn học mà các trường này giảng dạy, có
môn luật. Các giáo sư nhận thức được rằng Luật la mã mới là nguồn lực tối ưu nhất với
quốc gia của họ lúc bấy giờ nên họ đem vào giảng dạy ở các trường đại học. Sau đó, họ
tìm cách phục dựng và đem các tài liệu về LLM vào giảng dạy.
 Tóm lại, LLM quay trở lại châu Âu lục địa bằng con đường giảng dạy chứ ko thông
qua con đường quyền lực.
Lưu ý: Mặc dù các quốc gia trong HTPL CALĐ đều phát triển htpl của mình trên LLM nhưng
mức độ tiếp thu luật la mã của các quốc gia là không giống nhau.
Ví dụ: Ý tiếp thu trọn vẹn nội dung, tư tưởng, cấu trúc của LLM vì Ý là quê hương của NN La
Mã, nhưng Pháp chỉ tiếp thu cấu trúc và tư tưởng LLM.
2. Hình thức pháp luật (Cấu trúc nguồn luật):
1) Tại sao các HTPL trên TG đã và đang có có xu hướng sử dụng đồng thời cả luật
thành văn và án lệ?
2) Hãy đánh giá ưu và hạn chế của luật thành văn và án lệ: tính toàn diện và tính linh
hoạt.
3) So sánh án lệ trong HTPL thông luật với án lệ trong HTPL thành văn (*).
Lưu ý: Khi sử dụng tiêu chí này người phân nhóm sẽ xem xét trong 1 HTPL nhất định thì luật
thành văn chiếm ưu thế hơn (có giá trị pháp lý cao hơn) hay án lệ chiếm ưu thế hơn.

1) Các HTPL trên TG đã và đang có có xu hướng sử dụng đồng thời cả luật thành văn và
án lệ trong HTPL vì: Không nguồn luật nào là hoàn hảo, mỗi nguồn luật đều có ưu điểm và
hạn chế riêng của nó (2):
- 2) Xét về tính toàn diện: Luật thành văn có tính ưu thế hơn còn vì khi ban hành, cơ quan
ban hành luôn có xu hướng khái quát và dự liệu các khả năng có thể xảy ra, đưa ra cách
thức giải quyết, chế tài phù hợp; còn án lệ chỉ có thể áp dụng cho các vụ việc về sau nếu
có sự tương tự về tình tiết.
- Xét về tính linh hoạt: Án lệ ưu thế hơn vì thẩm phán có quyền đặt ra quy tắc pháp lí mới
đối với vụ việc khi chưa có luật thành văn điều chỉnh hoặc điều chỉnh không rõ ràng.

17


 Để vừa đảm bảo tính linh hoạt, vừa đảm bảo tính toàn diện, các quốc gia có xu hướng sử
dụng đồng thời cả luật thành văn và án lệ.
Nếu sử dụng tiêu chí cấu trúc nguồn luật để phân nhóm, thì các HTPL trên TG được chia
thành: 2 nhóm khác nhau. Tuy nhiên, có 2 cách phân chia:
- Cách 1: 2 nhóm:
 Nhóm hệ thống pháp luật thành văn (2):
o Châu âu lục địa
o XHCN
 Nhóm hệ thống pháp luật bất thành văn (2):
o Thông luật
o Hồi giáo.
- Cách 2: 2 nhóm:
 Nhóm HTPL thành văn
 HTPL án lệ: chỉ duy nhất Thông luật.
3) So sánh án lệ trong HTPL thông luật với án lệ trong HTPL thành văn (4):
Tiêu chí
Thông luật

Thành văn
Án lệ cùng với luật thành văn đều Án lệ chỉ được coi là nguồn luật bổ
là nguồn luật chủ yếu nhưng án lệ sung cho luật thành văn.
Vị trí án lệ
chiếm ưu thế hơn.
Thông qua án lệ thẩm phán được Án lệ mặc dù đã tồn tại trong HTPL
toàn quyền giải thích luật thành này từ rất lâu. Tuy nhiên chỉ một số ít
văn và thậm chí có thể tạo ra những quốc gia đã thừa nhận về mặt pháp lí
quy tắc pháp lí mới để giải quyết còn hầu hết thì chưa. Việc sử dụng án
các tranh chấp khi không có luật lệ trong hệ thống này nhằm vào mục
Mục đích của thành văn điều chỉnh hoặc điều đích sau đây (2):
 Thống nhất cách thức áp dụng đối
việc sử dụng chỉnh không rõ ràng.
với luật thành văn khi luật thành
án lệ
văn điều chỉnh chưa rõ ràng.
 Hướng dẫn đường lối xử lí(áp
dụng luật) cho một vụ việc phát
sinh trên thực tế.
Đảm bảo tính thống nhất và công bằng trong hoạt động xét xử
Án lệ mang tính bắt buộc áp dụng Án lệ không có giá trị áp dụng bắt
Giá trị pháp
do sự thừa nhận nguyên tắc bất buộc (ngay cả các quốc gia đã minh
luật của án lệ
thành văn là nguyên tắc….
thị thừa nhận án lệ).
Khả năng tạo Nhiều tòa án khác nhau trong HT Khả năng này chỉ trao cho một tòa án
cao nhất trong HT tòa án hoặc một số
lập hay quyết tòa án có thể tạo ra án lệ.
rất ít tòa án khác.

định án lệ
Lưu ý: Đối với HTPL Hồi giáo, HTPL này có sự tồn tại của cả luật thành văn và án lệ nhưng
cả hai nguồn này đều không là gì so với các quy phạm của kinh thánh.

18


3. Vai trò làm luật/tạo lập chính sách/lập pháp của thẩm phán/cơ quan tư pháp:
- Khi sử dụng tiêu chí này người tiến hành phân nhóm sẽ xem xét thẩm phán trong hệ
thống pháp luật nhất định trong HTPL nhất định có khả năng làm luật/tạo lập chính sách/
lập pháp hay không.
- Mặc dù án lệ đã được sử dụng trong tất cả các HTPL nhưng chỉ có thẩm phán trong HTPL
thông luật mới có khả năng tạo lập chính sách (nhất là thẩm phán của các tòa án cao nhất
trong HTPL này).
- Khả năng tạo lập chính sách của thẩm phán sẽ do các yếu tố sau quyết định (2):
 Vai trò của án lệ
 Giá trị pháp lí của án lệ.
4. Sự phân chia cấu trúc HTPL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư:
Lưu ý: Đây chỉ là cách thức tiếp cận của HTPL Châu Âu lục địa, là HTPL duy nhất trên thế
giới phân chia HTPL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư.
1) Thế nào là lĩnh vực luật công, lĩnh vực luật tư?
2) Nguyên nhân làm cho HTPL châu âu lục địa phân chia thành lĩnh vực luật công và
lĩnh vực luật tư
3) Tại sao HTPL thông luật, HTPL XHCN, HTPL hồi giáo không có sự phân chia thành
lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư?
1) Lĩnh vực luật công: là lĩnh vực PL điều chỉnh các quan hệ trong đó 1 bên chủ thể luôn là
NN, còn 1 bên là các tổ chức, cá nhân hay cơ quan NN khác.
Trong các quan hệ do lĩnh vực luật công điều chỉnh, NN là tổ chức duy nhất trong XH nắm
trong tay quyền lực NN, cho nên không bao giờ có sự bình đẳng giữa NN với phía bên kia của
MQH này. Do đó, PP điều chỉnh đặc thù của lĩnh vực luật công là: PP quyền uy – phục tùng

(NN có quyền áp đặt ý chí của mình lên phía bên kia của MQH mà không có sự thỏa thuận hay
mặc cả nào ở đây).
Lĩnh vực luật tư: là lĩnh vực điều chỉnh các QHXH mà có sự tham gia giữa các cá nhân và
tổ chức khác (không phải NN) trong XH với nhau.
Giữa các chủ thể này bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý cho nên đặc thù trong các QH thuộc
lĩnh vực luật tư là bình đẳng thỏa thuận nhằm hướng đến các lợi ích tư là lợi ích về nhân thân
và lợi ích về tài sản
 Hai lĩnh vực PL điều chỉnh các MQH với những đặc thù khác nhau, phương pháp điều chỉnh
khác nhau và hướng tới bảo vệ lợi ích khác nhau.
2) Nguyên nhân làm cho HTPL châu âu lục địa phân chia thành lĩnh vực luật công và
lĩnh vực luật tư (3):
- Do ảnh hưởng từ nguồn gốc luật La Mã:
Nguồn gốc từ luật La Mã ảnh hưởng đến sự phân chia thành lĩnh vực luật công và lĩnh
luật tư của HTPL Châu Âu lục địa được là bởi: Luật La Mã quan tâm chủ yếu về lĩnh vực
mua bán, hợp đồng. Cho nên các QH tư được các quốc gia phong kiến Châu Âu coi trọng
từ rất sớm và bản thân luật tư cũng có lịch sử phát triển sớm.
- Chế độ phân quyền cát cứ của PK Châu Âu lục địa:
Tính phân quyền cát cứ của HTPL Châu Âu lục địa dẫn đến hệ quả là các thiết chế dân
chủ ra đời sớm, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ ở khắp Châu Âu

19


lục địa diễn ra sớm, mạnh mẽ tại nhiều quốc gia và thành công triệt để, điển hình như
Pháp.
- Do ảnh hưởng của phong trào văn hóa phục hưng cùng với sự ra đời và thắng thế của
trường phái PL tự nhiên:
 Hãy cm PL Châu Âu lục địa là sản phẩm của văn hóa. Ảnh hưởng của văn hóa đến
một số đặc tính của HTPL này (nhìn rõ ở hệ thống luật tư).
Phong trào VH phục hưng diễn ra ở Châu Âu dẫn đến sự ra đời của các trường phái PL

trong đó nổi bật trường phái PL tự nhiên (là trường phái các học giả pháp lý có quan điển
cho rằng đứng bên cạnh thứ PL do NN ban hành, còn có 1 thứ PL khác cao hơn cả PL do
NN ban hành, đó là PL tự nhiên hay PL của tạo hóa).
Theo quy luật của PL tự nhiên thì con người khi sinh ra không phụ thuộc vào quốc gia,
dân tộc, màu da, giới tính… thì con người đều có những quyền như nhau. Đó là quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong các quyền này thì giai cấp
tư sản đánh mạnh vào quyền tự do, trong đó có quyền tự do sử hữu và tự do mua bán. Có
như vậy mới đảm bảo được sự phát triển của giai cấp tư sản.
XH PK yêu cầu NN này phải đảm bảo quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do sở
hữu, tự do mua bán. Theo đó, NN phải phân chia rạch ròi HTPL thành 2 lĩnh vực độc
lập: lĩnh vực luật công (dành để bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị) và lĩnh vực luật tư
(nhằm hướng đến lợi ích của các tổ chức, các nhân trong XH).
Chính vì thế, sự thắng thế của trường phái PL tự nhiên dẫn đến bắt đầu TK XVII – XVIII
trở đi thì các quốc gia ở lục địa Châu Âu đã bắt đầi xu hướng phân chia HTPL thành lĩnh
vực luật công và lĩnh vực luật tư.
3) HTPL thông luật, HTPL XHCN, HTPL hồi giáo không có sự phân chia thành lĩnh vực
luật công và lĩnh vực luật tư:
 HTPL thông luật không phân chia HTPL thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực luật tư
bởi 3 nguyên nhân cơ bản sau:
- Do chế độ phong kiến mang tính tập quyền cao độ ở nước Anh:
Chế độ phong kiến của nước Anh mang tính tập quyền và tập trung cao độ. Do đó, mặc
dù nước Anh là quốc gia đầu tiên khai sinh ra quyền con người đầu tiên và dân chúng
Anh cũng giành được một số quyền về tự do, dân chủ từ nhà vua, nhưng quyền lực chủ
yếu tập trung trong tay nhà vua. Do đó, nhà vua đã lấn át đi những quyền tự do, dân chủ
của dân chúng. Chính vì vậy, việc đấu tranh đòi tự do dân chủ với nhà vủa của nước Anh
thì không khác gì đùa với hổ. Cho nên phong trào phục hưng ở nước Anh diễn ra không
mạnh mẽ bằng các quốc gia khác ở địa Châu Âu.
 Tại sao khi lý giải những đặc điểm của HTPL thông luật thì chung ta có thể lý giải
nó từ những đặc trưng của thông luật Anh? (2): Do các quốc gia trong HTPL Thông luật
có nguồn gốc từ Luật Anh cổ và từng là thuộc địa của Hoàng gia Anh.

- (*) Do sự tồn tại của HT Trát:
Trát giống như 1 hình thức của chiếu chỉ và với sự tồn tại của HT Trát thì thông luật Anh
mang bản chất công rất mạnh mẽ: HT tòa án nhà vua chỉ xét xử khi người dân cầm được
Trát. Mỗi cái Trát là 1 mô hình tố tụng gắn liền với 1 kiểu tranh chấp trên thực tế. Nước
Anh tồn tại 1 câu nói: “Không có Trát thì không có quyền”. Trát là điều kiện bắt buộc để
người dân đưa vụ việc ra thẩm phán của nhà vua. Nếu người dân lựa chọn sai Trát thì
Tòa án/thẩm phán sẽ hủy vụ việc và bắt người dân phải lựa chọn Trát lại từ đầu.

20


Do tính phức tạp của HT Trát tại các Tòa án thông luật nên các luật gia của Anh thường
phân loại các vụ việc của thông luật theo tên gọi của các loại Trát mà không phân chia
thành các ngành luật, cho tới trước khi Trát bị bãi bỏ cuối TK XIX.
- Do ảnh hưởng của CM TS Anh:
Giai đoạn đầu giai cấp tư sản giành thắng lợi nhưng không lâu sau đó, phe Bão Hòa giành
được chính quyền. Họ tăng cường kiểm soát hơn nữa lên các QH của dân chúng. Do đó,
thông luật Anh vốn mang bản chất công (do gắn liền với Trát) thì sau CMTS ngày càng
tăng cường tính công mạnh mẽ hơn nhưng nó đã chấm dứt khi HT Trát được bãi bỏ cuối
TK XIX.
 HTPL XHCN không có sự phân chia vì: Nguyên nhân duy nhất do chịu sự chi phối của
chủ nghĩa Mác Lê-nin.
HTPL XHCN chịu sự chi phối của CN Mác Lê-nin. Chính đặc điểm này dẫn đến sự khác biệt
của HTPL XHCN với HTPL Châu Âu lục địa. Tuy cùng có nguồn gốc từ luật La Mã và thuộc
HTPL thành văn nhưng HTPL XHCN lại không phân chia thành lĩnh vực luật công và lĩnh vực
luật tư (nguyên nhân duy nhất).
Lưu ý: Khi sử dụng thuật ngữ truyền thống PL hay gia đình PL để thay thế cho thuật ngữ HTPL
XHCN phải thận trọng:
Thời kì Liên Xô và Đông Âu còn tồn lại, ta gọi thay thế bằng một tên, bây giờ là tên khác. Do
chi phối, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin ở 2 khía cạnh như sau:

 Xét quy định chủ nghĩa Mác Lê-nin gốc về quan hệ sỡ hữu, chủ nghĩa Mác Lê-nin không
thừa nhận tư hữu về tư liệu sx. Một trong những nguyên nhân làm cho CNXH ở Liên Xô
và Đông Âu sụp đổ là do áp dụng máy móc chủ nghĩa Mác Lê-nin và không thừa nhận
tư hữu về tư liệu sx. Thời kì trước khi CNXH ở LX và ĐÂ còn tồn tại, ta phải gọi HTPL
XHCN là gia đình/dòng họ PL, vì trong thời kì này HTPL XHCN là sự rập khuôn hoàn
toàn theo PL của LX.
 Quan điểm của CN Mác lê-nin về tổ chức quyền lực NN là tập trung nhưng trên cơ sở
phân công quyền lực nên không xảy ra hiện tượng lạm quyền từ cơ quan NN. Chính vì
thế không đặt ra vấn đề phân chia luật công và luật tư.
Lưu ý: Mặc dù HTPL XHCN và HTPL thông luật không phân chia HTPL rạch ròi thành lv luật
công, lv luật tư nhưng cả 2 HT này có sự học hỏi hay chịu ảnh hưởng của HTPL Châu Âu lục
địa, đó là có phân chia HTPL thành các ngành luật độc lập.
 HTPL Hồi giáo không có sự phân chia cấu trúc PL thành lĩnh vực luật công và lĩnh
vực luật tư bởi vì 1 nguyên nhân duy nhất: Trong HTPL này, không có sự phân biệt giữa
NN với nhà thời, giữa tôn giáo vs PL. Cả NN cũng như PL ra đời chỉ nhằm phụng sự cho
các mục đích tôn giáo.
5. Mối tương quan giữa luật tố tụng và luật nội dung:
1) Tiêu chí này dùng để phân biệt HTPL của quốc gia nào với PL của Thế giới?
2) Tại sao từ cuối thế kỉ 19 đến nay, đặc trưng này không còn tồn tại ở nước Anh nữa?
Lưu ý: Khi sử dụng tiêu chí này người phân nhóm sẽ xem xét trong HTPL nhất định thì luật tố
tụng quan trọng hơn hay luật nội dung quan trọng hơn.
1) Trong tất các HTPL trên thế giới chỉ duy nhất thông luật Anh trước cải cách tòa án 18731875 thì luật tố tụng quan trọng hơn luật nội dung do sự tồn tại của hệ thống Trát.

21


2) Tuy nhiên, sau cải cách tòa án này HT Trát trong thông luật bị bãi bỏ nên ngày nay luật tố
tụng không còn quan trọng hơn luật nội dung nữa.
6. Pháp điển hóa (2): Phạm vi (mức độ) và trình độ pháp điển hóa.
1) Nêu cách hiểu về hoạt động pháp điển hóa.

2) Tại sao chúng ta không nên so sánh trình độ pháp điển hóa giữa 1 QG thuộc HTPL
thành văn với một QG trong HTPL bất thành văn?
3) So sánh pháp điển hóa trong HTPL châu âu lục địa và HTPL XHCN (phạm vi và
trình độ).
4) So sánh phạm vi (mức độ) Pháp điển hóa giữa HTPL Anh và HTPL Mỹ.
1) Pháp điển hóa: là công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó không dừng lại
ở việc tập hợp các văn bản QPPL đã có, loại bỏ các văn bản QPPL chồng chéo, mâu thuẫn
nhau mà còn ban hành thêm các VB QPPL mới để lấp chỗ cho HTPL.
 HĐ này là HĐ bắt buộc phải có với HTPL thành văn (để đảm bảo tính thống nhất cho các
HT VB QPPL của 1 quốc gia theo HTPL thành văn).
HĐ PĐH không thể tiến hành trên án lệ vì (2):
 2) Văn bản QPPL thành văn khi ban hành có hiệu lực về thời gian; còn về hiệu lực
của 1 quy tắc pháp lý của án lệ, nó có được áp dụng trong tương lai hay ko, duy trì
đến bao giờ phụ thuộc vào việc có sự việc có tương tự về tình tiết xảy ra trong tương
lai hay ko.
 Không nên so sánh đánh giá trình độ PĐH giữa một QG nằm trong HTPL thành
văn và bất thành văn, đặc biệt là án lệ.
 Đối với QG bất thành văn, hoạt động pháp điển hóa ko thể nào diễn ra trên toàn bộ
HTPL, mà chỉ diễn ra trong cái lĩnh vực mà luật thành văn điều chỉnh nhiều.
 Phạm vi PĐH của HTPL bất thành văn hẹp.
3) So sánh hoạt động pháp điển hóa trong HTPL châu Âu lục địa và HTPL XHCN (phạm
vi và trình độ) (2):
- Phạm vi: Giống nhau: Vì hiện nay, các quốc gia này đều có HTPL nằm trọn vẹn trong
HT VB QPPL; án lệ chỉ được coi là nguồn bổ trợ nên các quốc gia này đã tìm được cách
PĐH toàn bộ HTPL.
- Trình độ: Trình độ PĐH của Châu Âu cao hơn trình độ PĐH của XHCN vì lịch sử của
hoạt động PĐH ở Châu Âu lục địa diễn ra sớm hơn.
4) Phạm vi pháp điển hóa của nước Mỹ rộng hơn của nước Anh do số lượng các đạo luật TV
ở nước Mỹ đồ sộ hơn ở nước Anh.
HTPL HỒI GIÁO:

1) Điều kiện để xếp 1 QG vào trong nhóm HTPL Hồi giáo.
2) Nêu các đặc trưng của HTPL Hồi giáo (đặc biệt chú ý đến cấu trúc nguồn luật).
1) Điều kiện để xếp 1 QG vào trong nhóm HTPL Hồi giáo (2):
- Phải coi đạo Hồi là quốc đạo.
- Lấy các quy phạm trong kinh thánh trở thành QPPL.
2) Các đặc trưng của HTPL Hồi giáo (5):
- Nguồn gốc: Đạo hồi

22


- Nhà nước chỉ được xem là “đầy tớ” của Shariah law.
- Trong HTPL hồi giáo các quy định về nghĩa vụ của người dân chiếm ưu thế hơn quyền.
- Quan điểm của HTPL hồi giáo về hành vi: 4 loại: hành vi nên làm, hành vi làm cũng
được không làm cũng được, hành vi bị khiển trách, hành vi bị cấm.
- (*) Cấu trúc nguồn luật trong HTPL Hồi giáo:
HTPL Hồi giáo lấy các quy phạm trong Kinh thánh làm qppl, lấy đạo Hồi là quốc đạo,
thừa nhận Shariah law. Sharia law gồm 4 thành tố: kinh Koran, kinh Sunna, Idjma, Kyas.
 Tất cả đều bất là thành văn. Trong cấu trúc của HTPL Hồi giáo, dù có sự tồn tại của
luật thành văn và án lệ nhưng đều không là gì so với các quy phạm trong Kinh thánh
(Kinh thánh nói chung của đạo hồi bao gồm kinh Koran và kinh Sunna).
Lưu ý: về 4 thành tố:
 Kinh Koran: là những lời truyền đạt của Đấng tối cao (Ala) nên đây được coi là nguồn
luật tối cao và bất di bất dịch trong toàn bộ cấu trúc của nguồn luật của quốc gia nằm
trong HTPL hồi giáo.
 Kinh Sunna: ra đời sau khi Mohamet chết đi
 Kinh Koran và kinh Sunna không đủ để giải quyết các vấn đề XH mới phát triển => Ra
đời bổ sung 2 nguồn: Idjma và Kyas, đưa ra cách thức giải quyết các QHXH mới mà
Kinh Koran và Kinh Sunna chưa rõ ràng hoặc chưa có quy định điều chỉnh.


23


HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NƯỚC ANH
 Giới hạn:
 Vương quốc Anh gồm 4 bộ phận: nước Anh, xứ Wales, Scotland, Bắc Ireland.
 HTPL Anh được đề cập là htpl được áp dụng chung tại hai bộ phận của Vương quốc Anh là
nước Anh và xứ Wales.
 Đặc trưng nổi bật của htpl Anh (2):
 Hình thành bằng con đường nội tại (ko tiếp thu luật La Mã).
 Mang tính liên tục.
 Các giai đoạn lịch sử của htpl Anh (4):
 Trước 1066: gđ Luật tập quán (gđ Luật Anh Cổ, gđ pháp luật Anglo Saxons)
 Từ 1066 đến cuối TK XV: bp thông luật Anh ra đời, vượt qua sự phản kháng của luật và tập
quán địa phương, trở thành bp pháp luật được áp dụng thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ nước
Anh.
 Cuối TK XV đến cuối TK XIX (cải cách tòa án 1873-1875): bp Luật Công bằng ra đời nhằm
bổ sung, lấp chỗ cho thông luật.
 Cuối TK XIX đến nay: gđ luật thành văn cạnh tranh gay gắt với án lệ.

I. CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU CẤU THÀNH HTPL ANH (3):
 Bp Thông luật
 Bp Luật Công bằng
 Bp Luật thành văn.
A. BỘ PHẬN THÔNG LUẬT:
1. Lịch sử hình thành Thông luật: 2 gđ: Trước 1066 và từ 1066 đến cuối TK XV.
a. Trước 1066: (Hoàn cảnh lịch sử, Cấu trúc nguồn luật nước Anh, Đặc điểm của cơ
quan xét xử của nước Anh).
1) Nêu cấu trúc nguồn luật của Anh trước 1066.
2) Nêu nguyên nhân Luật La Mã không để lại dấu ấn gì đối với bộ phận thông luật

Anh.
3) Nêu và nhận xét đặc điểm của Luật tập quán của nước Anh trước 1066.
4) Nêu những đặc điểm cơ bản của hoạt động xét xử của nước Anh trước 1066.
 Hoàn cảnh lịch sử (3):
- Sự kiện lịch sử quan trọng nhất: La Mã đô hộ nước Anh suốt gần 4 TK.
- Về kinh tế: Đến tận TK XV, kinh tế nước Anh chủ yếu vẫn mang tính tự cung tự cấp và
có sự đan xen giữa hình thái kinh tế bộ lạc và phong kiến trong khi đa số các quốc gia
khác đã chuyển sang hình thái kinh tế phong kiến. So với trình độ phát triển chung của
các nước châu Âu thì nước Anh nghèo và lạc hậu hơn.
- Về chính trị: HTPL Anh mang tính phân quyền cát cứ cao độ, chữ viết chưa thống nhất,
trình độ dân trí chưa cao.
 1) Cấu trúc nguồn luật nước Anh (3): Các nguồn luật tồn tại ở nước Anh trước 1066: Luật
La Mã, Luật Thành văn, Luật tập quán.
- Luật La Mã: Hầu như chỉ được áp dụng trong thời kì La Mã trị vì. Sau khi La Mã rút
đi, Luật La Mã không còn để lại dấu ấn gì đối với htpl Anh.
 2) Nguyên nhân Luật La Mã ko để lại dấu ấn gì quan trọng đối với htpl Anh (5):

24


×