Tải bản đầy đủ (.docx) (278 trang)

Sổ tay kiểm soát chất lượng thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 278 trang )

SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

HÀ NỘI - 2015

1


LỜI NÓI ĐẦU
Chất lượng sản phẩm , chất lượng công trình xây dựng là nhân tố quan trọng nhất
của sản phẩm hàng hóa xây dựng trong nền kinh tế thị trường.
Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định về Quản lý chất lượng công trình xây
dựng.
Các nghị định này quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong mọi
khâu, từ công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng;
quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác
và sử dụng công trình xây dựng; quy định về bảo hành công trình xây dựng.
Sổ tay kiểm soát chất lượng thi công xây dựng là cần thiết và bức súc nhằm đáp
ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng công trình xây dựng..
Sổ tay được trình bày những yêu cầu trong các công tác thi công xây dựng bao
gồm những chỉ tiêu chủ chốt , biện pháp kiểm tra, kiểm soát những chỉ tiêu ấy
trong quá trình theo dõi thi công xây dựng.
Những chỉ tiêu chủ chốt cần kiểm soát để thi công công trình đạt chất lượng nằm
trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật mà chủ đầu tư phải tuân thủ
hoặc người quyết định đầu tư lựa chọn và ghi trong văn bản dự án. Đối với công
tác lắp đặt máy, nhiều chỉ tiêu là dữ liệu mà nhà sản xuất thiết bị nêu ra nhằm yêu
cầu quá trình thi công phải đáp ứng.
Sổ tay kiểm soát chất lượng thi công xây dựng sử dụng cho những người làm
công tác quản lý dự án, kỹ sư tư vấn giám sát, kỹ sư sản xuất của nhà thầu và sử
dụng khi nghiệm thu công tác xây dựng và công trình.
Ngoài những chỉ tiêu nêu trong Sổ tay này, chủ đầu tư có thể thông qua những chỉ


tiêu khác theo đặc thù của công tác xây dựng đặc biệt, nhưng không trái với
những chỉ tiêu được nêu trong Sổ tay này.
Những căn cứ được nêu trong sổ tay này là những văn bản luật pháp, những quy
chuẩn và tiêu chuẩn Việt nam mới nhất hiện nay.
Phạm vi đề cập của sổ tay này là công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và
hạ tầng kỹ thuật đô thị. Sổ tay chưa đề cập đến các công trình thủy lợi, thủy điện
và công trình giao thông.
Những người soạn thảo mong được sự góp ý bổ sung của người sử dụng tài liệu
nhằm làm cho sổ tay được hoàn chỉnh hơn trong các lần ra mắt sau.

2


SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3


I.

Những vấn đề chung về kiểm soát chất lượng

1.1. Những quy định chung về quản lý và kiểm soát chất lượng công trình
xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các đặc tính kỹ thuật của công trình

xây dựng được xác định thông qua kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm định thỏa
mãn các yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình và phù
hợp với thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, hợp đồng xây
dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần
trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công
trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng
a. Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý, sử dụng, bảo trì công
trình phải đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình và các công
trình lân cận và đảm bảo tối đa sự vận hành liên tục của công trình.
b. Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi
đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng
cho công trình và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và
quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ dẫn kỹ thuật cho mỗi dự án là văn bản
mà khi thực hiện dự án bắt buộc phải tuân thủ. Công trình và các bộ phận công
trình phải được bảo trì theo các tiêu chí chất lượng công trình kể từ khi đưa vào
sử dụng.
c. Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện
năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu
trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng các công việc xây
dựng do mình thực hiện.
d. Chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư ủy quyền có trách nhiệm tổ chức quản
lý chất lượng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, hình thức
giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực
hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này.
đ. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản

4


lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trong giai đoạn đầu tư xây dựng
công trình và các nhà thầu theo quy định của pháp luật về giám sát đánh giá dự án
đầu tư xây dựng.
e. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất
lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế,
kiểm tra công tác nghiệm thu công trình, giám định chất lượng công trình xây
dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy
định của pháp luật.
g. Việc thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, nghiệm thu của người quyết định đầu
tư, chủ đầu tư hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu về
chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện khi tham gia các hoạt động
đầu tư xây dựng công trình.
Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các công việc thẩm
định, phê duyệt hoặc kiểm tra, nghiệm thu của mình.
1.2. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đầu tư xây
dựng
a. Hoạt động đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b. Tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tự
nguyện, trừ các tiêu chuẩn được viện dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
c. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét,
chấp thuận khi quyết định đầu tư.
d. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
*) Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp
luật có liên quan;

**) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.
đ. Việc áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu mới trong hoạt động đầu
tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định
của pháp luật có liên quan.
1.3. Khái niệm về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng
a. Quy định về bảo đảm chất lượng:
Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản,
phòng , chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
5


Về quản lý chất lượng, thông qua hệ thống tiêu chuẩn, sự giám sát của nhân dân
về chất lượng công trình xây dựng, phải bảo đảm các khâu chất lượng công tác
khảo sát, công tác thiết kế, công tác thi công, công tác mua sắm trang thiết bị.
Sử dụng những quy chuẩn là điều bắt buộc để đảm bảo cho công trình không
nguy hại đến tính mạng, an toàn của con người và môi trường sinh thái. Khuyến
khích tuân theo tiêu chuẩn với đầu tư phi chính phủ, bắt buộc tuân theo tiêu
chuẩn khi dự án có sự đầu tư của Nhà Nước trên 30%.
Quy chuẩn xây dựng là cơ sở để quản lý hoạt động xây dựng và là căn cứ để ban
hành tiêu chuẩn xây dựng.
Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn xây dựng đối với các
công trình xây dựng dân dụng bao gồm công trình công cộng và nhà ở, công trình
công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩn xây
dựng, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình chuyên ngành thuộc chức năng
quản lý của mình.
Nhà nước quy định nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về
phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ
thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi
trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro;

quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực
hiện theo quy định của Luật xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên
quan.
b. Một số khái niệm liên quan đến chất lượng xây dựng:
Khái niệm về chỉ dẫn kỹ thuật
Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản
phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm
thu công trình xây dựng.
Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu, thực hiện giám sát, thi công và
nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế lập và
được phê duyệt cùng với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết
kế cơ sở.
Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp
dụng trong dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây
dựng công trình.
Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và
cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc
quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình.

6


c.Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng
(1). Khái niệm thống nhất :
• Giám sát, kiểm soát chất lượng là việc theo dõi chất lượng thường
xuyên, liên tục trong quá trình thi công. Đây là việc của nhà thầu tự
kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công. Đây cũng là việc của kỹ
sư tư vấn giám sát bảo đảm chất lượng của chủ đầu tư hay bên tổng
thầu theo dõi sự bảo đảm chất lượng của các nhà thầu thi công.

• Kiểm định chất lượng là việc sử dụng phương tiện để kiểm tra chất
lượng thi công khi có nghi ngờ về chất lượng hay giữa bên thi công và
bên giám sát chưa nhất trí về kết luận về chất lượng.
• Giám định chất lượng là sự kiểm tra hoặc kiểm định chất lượng do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan quyết định đầu tư tự kiểm
định hoặc thuê kiểm định nhằm xác định chất lượng công trình hoặc bộ
phận công trình.
(2). Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.
(3). Lập và phê duyệt biện pháp thi công.
(4). Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công.
(6). Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình
thi công xây dựng.
(7). Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình trong các trường hợp
quy định tại Nghị định này.
(8). Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng.
(9). Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử
dụng.
(10). Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và
bàn giao công trình theo quy định.
d. Khái niệm về năng lực của tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động xây
dựng:
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều kiện năng
lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng và công việc theo quy
định của Luật Xây dựng 2014.
Phải công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây
dựng công trình. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động
xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý
nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ
quan này quản lý.

7


Các thông tin về năng lực hoạt động xây dựng nêu tại điều này là cơ sở để lựa
chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau:
a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng;
d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công
trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà
thầu chính).
e. Kiểm soát chất lượng trong khâu lựa chọn nhà thầu :
Đối chiếu những thông tin của nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu với những
thông tin công bố công khai, nếu cần thiết, thẩm tra thực tế những thông tin về
năng lực nhà thầu; Loại bỏ những sự không phù hợp của nhà thầu với khả năng
thực thi gói thầu; Lưu ý với những thông tin cung cấp chung chung về nhà thầu.
Cần đối chiếu năng lực của nhà thầu với những công trình đã kê khai mà nhà thầu
khai là đã thực hiện nhằm kiểm tra phạm vi tham gia của nhà thầu với công trình
cụ thể; Kiểm tra năng lực thiết bị mà nhà thầu sở hữu cũng như có điều kiện huy
động thực tế;
Kiểm tra khâu nhân lực của nhà thầu về chất lượng và số lượng cụ thể;
Kiểm tra năng lực điều hành dự án, năng lực thực tế và các chứng chỉ đào tạo về
quản lý dự án, về tư vấn giám sát và về kỹ sư định giá của người được kê khai
trong cơ cấu điều hành thực hiện dự án;
Kiểm tra vốn lưu động hoặc các nguồn vốn mà nhà thầu có thể huy động để thực
hiện gói thầu cụ thể;
Kiểm tra hoạt động cụ thể của nhà thầu trong những gói thầu trong 5 năm gần
nhất về mức tín nhiệm, về khả năng thực hiện, khả năng hoàn thành đến mức bàn
giao sử dụng được sản phẩm của dự án.

(g). Hệ thống kiểm soát chất lượng xây dựng :
Việc kiểm soát chất lượng công tác xây dựng trong một dự án xây dựng được
thực hiện thông qua :
Nhà thầu là đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm xây dựng phải tự kiểm tra chất
lượng theo chỉ dẫn kỹ thuật của chủ đầu tư nêu ra và theo các quy chuẩn, tiêu
chuẩn liên quan đến dự án đầu tư xây dựng .
2. Việc xây dựng hệ thống tự kiểm tra chất lượng của đơn vị sản xuất tuân theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2008, Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu.
3. Kỹ sư tư vấn giám sát thuộc bên Chủ đầu tư , kỹ sư tư vấn giám sát thuộc tổng
thầu nếu dự án tổ chức thầu theo chế độ tổng thầu.
1.

4. Về các phòng thí nghiệm:
8


Các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là các các phòng thí nghiệm với
đầy đủ công cụ, phương tiện để tiến hành các thao tác kỹ thuật nhằm xác định
một hay nhiều đặc tính của vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công
trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.
Các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng, bao gồm: Thí nghiệm đất xây dựng, thí nghiệm nước
dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, sản
phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các thí nghiệm khác.
5. Giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng :
a. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của Nghị định này, tổ chức, cá nhân
phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt
công trình xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
b. Chủ đầu tư, cơ quan tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân có trách nhiệm
xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

(h)Về hệ thống kiểm soát chất lượng xây dựng của nhà thầu :
Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :
1. Yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo TCVN ISO 9001-2008 về hệ thống quản lý

chất lượng cho doanh nghiệp và cụ thể cho đơn vị tham gia gói thầu của dự án;
2. Kiểm tra việc xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống theo các yêu cầu

của TCVN ISO 9001-2008 mà nhà thầu giới thiệu xem mức độ đạt yêu cầu có
đáp ứng với nhiệm vụ thực hiện các khâu chất lượng của dự án chưa;
3. Kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu về hệ thống tài liệu , sổ tay chất lượng, sự kiểm

soát tài liệu và hồ sơ về chất lượng cho hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu;
4. Cần lưu ý đến vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp nhà thầu đến chất lượng sản

phẩm, sự quan tâm đến nguồn lực của nhà thầu về số lượng, về chất lượng, về
chính sách đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn lực của nhà thầu.
5. Tìm hiểu và đóng góp ý kiến cụ thể cho việc chủ động tự kiểm tra và kiểm tra của

bộ máy quản lý kỹ thuật, cung ứng liên quan đến chất lượng của nhà thầu. Kiểm
tra các biên bản kiểm tra chất lượng của nội bộ nhà thầu được dùng làm chứng từ
về chất lượng công tác xây dựng hoàn thành công tác xây dựng như biên bản
nghiệm thu nội bộ nhà thầu cho cao trình, hình dáng của cốp pha chuẩn bị cho
nghiệm thu cốp pha, diễn biến quá trình đổ bê tông, trắc đạc hiện trạng kết cấu
bê tông sau khi đổ bê tông . . .
(i). Kiểm soát chất lượng phải thực hiện trong mọi khâu của quá trình thực
hiện dự án
9


Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng :

Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát
Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thiết kế
Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác thi công và nghiệm
thu công trình xây dựng;
• Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác theo các quy định
về quản lý an toàn, bảo đảm vệ sinh và môi trường
• Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác giải quyết sự cố
trong thi công xây dựng
• Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khai thác và sử
dụng công trình xây dựng




Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong việc tuân theo các quy định
về bảo hành công trình xây dựng.
• . Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có
những quy định khác với các quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.


II.

II.1.





Những khâu về kiểm soát chất lượng phải tiến hành trước

khi kiểm soát chất lượng thi công
Nguyên tắc chung về thực hiện quản lý chất lượng trong thi công công
trình xây dựng

Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính đồng bộ;
Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính toàn diện;
Quản lý chất lượng thi công công trình bảo đảm tính liên tục;

Việc bảo đảm chất lượng được thể hiện từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình
thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Kiểm soát chất lượng trong thi công xây dựng phải :
Kiểm soát chất lượng khâu khảo sát
Kiểm soát chất lượng khâu thiết kế
Kiểm soát chất lượng khâu thi công và
Kiểm soát chất lượng thông qua công tác an toàn lao động và bảo đảm môi
trường.

10


Kết quả của chất lượng công tác khảo sát ảnh hưởng nhiều đến khâu thiết kế và
thi công xây dựng nên cần đề cập cho toàn diện và đồng bộ.
II.2.

Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

II.2.1. Văn bản pháp luật và quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan:





Luật Xây Dựng 2014 .
Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Những tiêu chuẩn liên quan.

+ Tiêu chuẩn quốc gia , TCVN 9398:2012, Công tác trắc địa trong xây dựng công
trình
+ Tiêu chuẩn quốc gia , TCVN 9402:2012 , Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát
địa chất công trình cho xây dựng vùng các-tơ
+Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 , Hướng dẫn khảo
sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình
+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9363:2012 , Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa
kỹ thuật cho nhà cao tầng
+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9364 : 2012 , Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc
phục vụ công tác thi công
+Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCXDVN 364: 2006, Tiêu chuẩn kỹ thuật đo
và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.
+ Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 9399:2012 , Nhà và công trình xây dựng - Xác
định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa
+Tiêu chuẩn xây dựng, TCXD 160-1987 , Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết
kế và thi công móng cọc.
+Tiêu chuẩn xây dựng , TCXD 161 :1987 , Công tác thăm dò điện trong khảo sát
xây dựng
II.2.2. Những nội dung chủ yếu mà quá trình kiểm soát chất lượng khảo sát

xây dựng phải bảo đảm :
a). Kiểm soát chất lượng khi lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.


Cần lập biện pháp kiểm tra chất lượng khảo sát địa kỹ thuật nhằm đánh giá điều


kiện địa chất công trình, dự báo sự biến đổi và ảnh hưởng của chúng đối với
công trình xây dựng trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình.
Khảo sát địa kỹ thuật bao gồm khảo sát địa chất công trình và quan trắc địa kỹ
thuật.


Sự tham khảo các tài liệu khảo sát của các công trình lân cận, các dữ liệu về
điều kiện địa chất đã có của khu vực, đối chiếu với những biến động của điều
11


kiện địa chất khu vực và dự báo biến động khi có công trình mới xây dựng là
tư liệu cần cho kiểm soát chất lượng khảo sát.


Lập biện pháp kiểm tra các điều kiện địa chất công trình bao gồm đặc điểm
địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất; đặc điểm kiến tạo; đặc điểm địa chất thuỷ
văn; đặc điểm khí tượng - thuỷ văn; thành phần thạch học; các tính chất cơ - lý
của đất, đá; các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình bất lợi.



Kiểm tra dữ liệu đạt được về khảo sát cho từng điểm thăm dò là vị trí mà tại đó khi

khảo sát thực hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường (xuyên, cắt,
nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm...), đo địa vật lý...


Chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ nhiệm vụ khảo sát dự thảo, tham khảo tích cực

ý kiến và quan điểm của nhà thầu thiết kế và phương án khảo sát của nhà thầu
ứng viên tham gia khảo sát để duyệt

b). Kiểm soát chất lượng từ khâu lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng


Đánh giá qua so sánh giữa các nhà thầu ứng viên từ khâu chất lượng của việc
lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng thể hiện qua nội dung xây dựng mục tiêu,
biện pháp khảo sát, khâu bố trí số lượng và chất lượng nhân lực tiến hành,
cung cấp đầy đủ trang thiết bị và công cụ dùng khi tiến hành khảo sát;



Kiểm soát chất lượng của phương án kỹ thuật được lập là cơ sở để có thể đánh
giá năng lực nhà thầu.



Kiểm tra qua hồ sơ và công tác điều tra về cán bộ có kinh nghiệm và chuyên
môn phù hợp để thực hiện khảo sát; kiểm tra năng lực theo quy định của pháp
luật của người dự kiến làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng;

c). Kiểm soát chất lượng khi phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây
dựng.


Kiểm soát các tiêu chí mà khâu khảo sát phải đáp ứng;




Kiểm soát tính khoa học và tính hợp lý của quy trình khảo sát;

Kiểm soát danh mục và tính hiện đại của các công cụ và trang bị sử
dụng trong quá trình khảo sát;




Kiểm soát sự bố trí cán bộ tiến hành khảo sát về năng lực hành nghề
và kinh nghiệm của người trực tiếp khảo sát;
12


d). Kiểm soát chất lượng trong khâu thực hiện khảo sát xây dựng


Kiểm soát căn cứ pháp lý về hành nghề thí nghiệm và kiểm định của cơ sở thí
nghiệm, cụ thể về loại thí nghiệm được tiến hành, việc sử dụng thiết bị, về quy
trình thí nghiệm, trang bị thí nghiệm và năng lực thí nghiệm viên;



Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện khảo sát theo phương án kỹ thuật khảo
sát xây dựng được phê duyệt;



Giám sát và kiểm soát từng khâu cụ thể về số lượng công việc khảo sát theo
sự đáp ứng các chỉ tiêu cần có, về chất lượng mẫu trong việc thực hiện phương án
kỹ thuật khảo sát đã được phê duyệt;




Giám sát việc lấy mẫu theo đúng quy trình, việc ghi số mẫu, việc bảo quản
mẫu , vận chuyển mẫu, tránh hư hỏng và lẫn lộn;

Kiểm soát việc bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ
thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát;

Kiểm soát việc chấp hành bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực
khảo sát; phục hồi hiện trường sau khi kết thúc khảo sát;




Kiểm soát khâu ghi chép và lập báo cáo kết quả khảo sát theo nhiệm vụ và
theo hợp đồng.
e). Nghiệm thu kết quả khảo sát






Kiểm tra kết quả khảo sát đối chiếu với nhiệm vụ;
Yêu cầu khảo sát bổ sung khi báo cáo kết quả khảo sát xây dựng không phù
hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình hoặc không đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ khảo sát;
Kiểm tra khâu lập văn bản nghiệm thu kết quả khảo sát.
II.2.3. Phương pháp kiểm soát chất lượng khâu khảo sát :


Phương pháp chính khi kiểm soát chất lượng khâu khảo sát là nghiên cứu tài liệu,
đối chiếu tài liệu với tình trạng thực tế trên hiện trường để đưa ra kết luận thống
nhất hay nghi ngờ về tình trạng chất lượng công tác được kiểm tra.
Khi có nghi ngờ về dữ liệu, có thể qua chất vấn với đơn vị thực hiện cung cấp dữ
liệu để yêu cầu giải trình. Khi không nhất trí với giải trình, khâu kiểm soát chất
lượng được phép thuê đơn vị có chức năng cung cấp dữ liệu tiến hành đo đạc lại
để khẳng định chất lượng công tác và dữ liệu.
13


II.3.

Quản lý chất lượng khâu thiết kế

II.3.1. Tài liệu pháp quy phải tuân thủ :

Luật số 50 :2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 về Xây dựng.
Nghị định 12:2009/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đã có dự thảo thay thế Nghị định về quản lý dự án đề ngày 26 tháng 9 năm 2014.
Nghị định 15:2013/NĐ-CP, về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Đã có dự thảo thay thế nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
đề ngày 21-10-2014.
Thông tư số 13:2013/ TT-BXD Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết
kế xây dựng công trình
II.3.2. Thiết kế xây dựng công trình phải được kiểm soát để bảo đảm các yêu

cầu chung:
1. Thiết kế xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy

định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
b) Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công
trình có thiết kế công nghệ;
c) Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá
giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;
d) Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước
thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành
hợp lý;
đ) An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn
liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu
chuẩn cho người tàn tật;
e) Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình;
đồng bộ với các công trình liên quan.
2.

Đối với công trình dân dụng và công trình công nghiệp, ngoài các yêu cầu
quy định tại khoản trên còn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội
của từng vùng, từng địa phương;
14


b) An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho
hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng
các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với
các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
c) Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng;
d) Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết

kiệm năng lượng.
2.3.3.Kiểm soát việc thực hiện đầy đủ nội dung thiết kế xây dựng công trình
Nội dung bản thiết kế cần có :
1. Phương án công nghệ;
2. Công năng sử dụng;
3. Phương án kiến trúc;
4. Tuổi thọ công trình;
5. Phương án kết cấu, kỹ thuật;
6. Phương án phòng, chống cháy, nổ;
7. Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao;
8. Giải pháp bảo vệ môi trường;
9. Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây
dựng.
II.3.3. Kiểm soát chất lượng các bước thiết kế :

Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật
và thiết kế bản vẽ thi công.
Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, chủ đầu tư sẽ ký kết hợp
đồng với nhà thầu thiết kế để thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một
bước, hai bước hoặc ba bước.
Kiểm soát chất lượng trong khâu thiết kế giúp chủ đầu tư thông qua sản phẩm của
từng bước thiết kế theo các điều kiện của hợp đồng và yêu cầu chất lượng của
từng bước theo nhiệm vụ thiết kế.
Điều cần kiểm soát chất lượng thiết kế là với công trình phải thực hiện thiết kế
hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ
sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
Kiểm soát chất lượng thiết kế từng bước phải căn cứ vào quy định của Chính phủ
đối chiếu sự đáp ứng của thiết kế với các quy định của Chính phủ.
Nội dung của các bước phải làm trong khâu thiết kế cần được kiểm soát chất
lượng như sau :

15


Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.
Lập thiết kế xây dựng công trình.
Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức tư vấn (nếu có).
5.
Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
6. Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
1.
2.
3.
4.

Bản thiết kế muốn đưa ra thi công phải qua khâu thẩm định thiết kế. Chủ trì thẩm
định, cá nhân hoặc cơ quan phải có năng lực bằng hoặc cao hơn cá nhân và đơn
vị lập bản thiết kế.
Các công trình công cộng, tiếp súc với nhiều người, phải đưa bản vẽ đến cơ quan
phòng chống cháy địa phương để được nghiên cứu về sự an toàn công trình trên
quan điểm phòng chống cháy.
Cần kiểm soát khâu đưa bản vẽ đến cơ quan phòng chống cháy địa phương để
thẩm định các tiêu chí phòng chống cháy.
Khâu kiểm soát chất lượng ở đây là xem năng lực hành nghề của người thẩm
định và cơ quan thẩm định xem có đáp ứng quy định trong Nghị định 12 :
2009/NĐ-CP và các văn bản thay thế hay không.
II.3.4. Kiểm soát chất lượng năng lực nhà thầu thiết kế xây dựng công trình :

Trước khi ký kết hợp đồng thiết kế cần kiểm tra năng lực của cơ quan dự thầu

thiết kế. Năng lực nhà thầu thiết kế cần kiểm soát các mặt :
1. Tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau
đây:
a) Có đăng ký hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình;
c) Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng
lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu
của loại, cấp công trình.
2. Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng các điều
kiện sau đây:
a) Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng;
b) Có đăng ký hành nghề hoạt động thiết kế xây dựng công trình.
2.3.5. Kiểm soát chất lượng thiết kế thông qua khâu thẩm định thiết kế :
1. Thiết kế cơ sở phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây
dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
Người quyết định đầu tư sẽ phê duyệt dự án đầu tư và xây dựng công trình trong
đó có thiết kế cơ sở là một phần của dự án.
16


Riêng về thiết kế cơ sở phải được thẩm định do cơ quan quản lý nhà nước về xây
dựng thẩm định theo phân loại, phân cấp của dự án.
2. Các bước thiết kế tiếp theo do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt, nhưng
không được trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt.
3. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.
Nội dung cần kiểm soát chất lượng qua khâu thẩm định các bước thiết kế sau
thiết kế cơ sở cần lưu tâm :
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;

- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công
trình có yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Thiết kế bản vẽ thi công phải được tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê
duyệt vào bản vẽ trước khi đưa ra thi công.
II.3.5. Kiểm soát chất lượng qua nội dung phê duyệt thiết kế :

Nội dung phê duyệt thiết kế phải căn cứ vào các hồ sơ sau đây :
a) Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu
rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa
điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;
b) Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ
yếu của công trình;
c) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng;
d) Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình;
đ) Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác
(nếu có).
2.3.6.Kiểm soát chất lượng qua các khâu thay đổi thiết kế công trình, yêu cầu
tuân thủ nghiêm ngặt :
Kiểm soát về sự cần thiết phải thay đổi thiết kế :
17


Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt được thay đổi trong các trường hợp
sau đây:
a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi
thiết kế;
b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất

hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến
độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
Đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế làm thay
đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức
đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình người quyết định
đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp còn lại, chủ đầu
tư được quyền quyết định thay đổi thiết kế.
Kiểm soát nguyên nhân dẫn đến thay đổi thiết kế :
Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp
lý do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết kế
bất hợp lý của chủ đầu tư
Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay
đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc
này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách
nhiệm về những nội dung do mình thực hiện.
Những bản vẽ giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư phê duyệt
mới được đưa ra thi công.
II.3.6. Phương pháp kiểm soát chất lượng các yêu cầu nêu trên :

Phương pháp kiểm soát chất lượng khâu thiết kế là nghiên cứu các bước thực
hiện, phân tích, đối chiếu với các tiêu chí phải tuân thủ để đưa ra nhận xét về chất
lượng đã đạt. Khi có sự nghi ngờ về kết quả chất lượng đã thực hiện, có thể yêu
cầu nhà thầu thiết kế giải trình. Nếu còn điều chưa thống nhất về kết quả, người
chủ đầu tư, thậm chí người quyết định đầu tư sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về chất
lượng công tác chưa đồng thuận.

18


SỔ TAY KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

PHẦN II

NHỮNG CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ

Chương 1 : CÔNG TÁC ĐẤT
19


1.1 Những vấn đề chung

Công tác đất là công tác phải thực hiện gần như trước hết trong quá trình xây
dựng công trình. Đây là công tác phức tạp và phức hợp từ nhiều phương tiện của
nhiều công đoạn.
Công tác đất bao gồm các giai đoạn :
• Giai đoạn chuẩn bị
• Giai đoạn thi công
• Giai đoạn nghiệm thu
Phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác đất cũng hết sức phong
phú.
Quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác đất cần thiết phải thực hiện một
hay nhiều trong các phương pháp sau đây :
Quan sát
Phân tích
Đo đạc lại tại chỗ
Lấy mẫu, kiểm tra tại phòng thí nghiệm hay hiện trường
1.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn sử dụng
Tiêu chuẩn chính :
TCVN 4447 :2012 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu

Các tiêu chuẩn liên quan đến một số công tác cụ thể trong công tác đất như :
TCVN 9379 : 2012 Kết cấu xây dựng và nền – Nguyên tắc cơ bản về tính toán
TCVN 9360 : 2012 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng bằng
phương pháp đo cao hình học.
TCVN 9361 : 2012 Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu
1.3. Kiểm soát chất lượng khâu chuẩn bị thi công
Kiểm tra tài liệu cần có để kiểm soát chất lượng thi công đất :

- Thiết kế kỹ thuật công trình;
- Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đường đồng mức,
chỗ đất đắp, nơi đổ đất, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống và vị trí bể lắng
(nếu thi công cơ giới thủy lực), xác định bán kính an toàn (nếu khoan nổ mìn);
- Các mặt cắt dọc công trình làm theo mặt cắt địa chất;
- Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biểu đồ cân đối, giữa khối lượng đào và
đắp;

20


- Tình hình địa chất, địa chất thủy văn và khí tượng thủy văn của toàn bộ khu vực
công trình.
Những tài liệu nêu trên phải được hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những
điều kiện cụ thể tại thực địa.
Ngoài ra, cần có các tài liệu về địa chất công trình để đối chiếu trong quá trình
thi công. Những tài liệu địa chất công trình là sản phẩm của khâu khảo sát địa
điểm xây dựng cung cấp.
Cần lưu ý đến mức lẫn rác bẩn trong đất để xử lý các tình huống gây khó khăn
cho thi công.

Kiểm soát điều kiện để thiết kế biện pháp thi công công tác đất :

1. Khi thi công đất không được thải nước, đất xấu và các phế liệu khác vào làm
hư hỏng đất nông nghiệp và các loại đất trồng khác, không được thải bừa bãi
nước bẩn, đất rác bẩn ra khu vực công trình đang sử dụng.
2. Bảng cân đối khối lượng đất đào và đắp trong phạm vi công trình phải đảm bảo
sự phân bố và chuyển đất hợp lí nhất giữa đào và đắp có tính đến thời gian và
trình tự thi công các hạng mục công trình, phải tính đến những hao hụt do lún của
nền, của thân công trình và rơi vãi trong vận chuyển.
3. Trong trường hợp không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm vi
công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc mỏ đất. Nếu vị trí bãi thải nằm trong
hàng rào công trình thì phải bàn bạc thoả thuận với ban quản lý công trình. Nếu ở
ngoài hàng rào công trình thì phải thoả thuận với chính quyền địa phương.
4. Đất thải phải đổ ở nơi trũng, ở vị trí những hố sâu tự nhiên (khe cạn, hõm núi,
đầm lầy, những nơi bỏ hoang...). Khi quy định vị trí bãi thải đất phải xem xét
những điều kiện địa chất và địa chất thủy văn, không được làm cản trở thoát nước
và gây trở ngại cho thoát lũ. Khi hoàn thành thi công đất, bề mặt bãi thải phải
được san bằng, và nếu thấy cần thiết thì phải trồng cỏ gia cố.
5. Khi thi công nạo vét, nếu chọn bãi thải dưới nước phải xác định rất thận trọng
và phải có sự thoả thuận của các cơ quan quản lý vận tải địa phương, cơ quan
Nhà nước giám sát vệ sinh môi trường và bảo vệ các nguồn thủy sản...
Kiểm soát chất lượng công tác chuẩn bị để thi công đất :


Kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng theo mức độ hoàn tất chưa
+ Lưu tâm đến bãi trữ đất, đường vận chuyển tạm thời để vận chuyển đất.
+ Kiểm tra sự đón chặt cây có đúng độ cao không, cây nào để được, bãi
chứa đất để phủ mặt bằng khi hoàn tất công trình.
21


+ Kiểm tra việc di chuyển mồ mả, tháo dỡ nhà cũ trước đây có mà không

sử dụng nữa để lấy đất xây công trình mới
+ Kho, bãi, nhà tạm để ở và để làm việc trên công trường về vị trí, diện
tích và nhất là khoảng cách giữa các nhà theo điều kiện chống cháy.
• Kiểm tra hệ thống tiêu nước bề mặt tạo thuận lợi cho thi công. Khi phầm
ngầm phải thi công cọc nhồi, chú ý rãnh thu hồi nước bùn bentonite không
để nước bùn làm bẩn mặt bằng thi công.
• Kiểm tra các công việc tạo điều kiện thi công thuận lợi như hệ tường vây,
tường cừ, mái dốc chống trượt, đường tạm để di chuyển thiết bị, vật tư đến
địa điểm thi công. . .
• Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hoà nước,
cũng phải chú ý đến lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiện tượng mao
dẫn.
Tùy loại đất mà lớp đất bị mao dẫn có chiều cao :
- Cát thô, cát hạt trung và cát hạt nhỏ chiều cao mao dẫn là 0,3 m
- Cát mịn và đất cát pha chiều cao mao dẫn là 0,5 m
- Đất pha sét, đất sét và hoàng thổ
Biết chiều cao mao dẫn sẽ lường trước được tình trạng lớp đất trên công
trường nhằm bố trí công tác trên tổng mặt bằng thuận lợi.
• Kiểm tra đường để sử dụng khi thi công đất :
+ Kiểm tra việc vạch tuyến xem có phù hợp với quá trình thi công không
+ Kiểm tra chiều rộng mặt đường : Nếu vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ,
trọng tải dưới 12 T thì bề rộng mặt đường phải là 7 m đối với đường hai chiều và
3,5 m đối với đường một chiều.
Nếu trọng tải tự đổ của ô tô trên 12 T thì bề mặt rộng mặt đường phải tính toán
riêng trong quá trình thiết kế tổ chức xây dựng công trình.
+ Kiểm tra việc thực hiện lề đường.
Bề rộng lề đường không được nhỏ hơn 1,0 m. Riêng ở những nơi địa hình chật
hẹp, ở chỗ đường vòng và đường dốc, bề rộng lề đường có thể giảm xuống 0,5 m.
+ Bán kính cong tối thiểu của đường tạm thi công đối với ô tô được xác
định theo tiêu chuẩn

+ Kiểm tra độ dốc dọc và ngang của mặt đường.
Độ dốc thông thường của đường ô tô vận chuyển đất là 0,05. Độ dốc lớn nhất
bằng 0,08
+ Kiểm tra chất lượng chịu tải của đường tạm thi công đất :
22


Khi đường vận chuyển đất chạy qua vùng đất cát, cát sỏi nếu ở trạng thái ướt thì
chỉ cần gạt phẳng và đầm chặt mặt đường. Nếu ở trạng thái khô, xe đi lại khó
khăn thì phải rải lớp phủ mặt đường. Đường lên xuống hố móng, mỏ vật liệu phải
thường xuyên giữ tốt bảo đảm xe máy thi công lên xuống bình thường trong mùa
mưa.


Kiểm soát chất lượng lớp chịu tải của mặt đường :

Nếu khối lượng vận chuyển đất lớn và thời gian thi công kéo dài, bề mặt đường
tạm phải có lớp phủ kiên cố. Việc xác định lớp phủ mặt đường phải căn cứ vào:
- Thời gian phục vụ của đường;
- Cường độ vận chuyển của tuyến đường;
- Độ dốc của địa hình và những điều kiện đất đai, khí hậu;
- Điều kiện sử dụng vật liệu địa phương. Việc lựa chọn lớp phủ mặt đường còn
phải dựa vào tính toán hiệu quả kinh tế trong thiết kế tổ chức xây dựng công
trình.
- Khi đường thi công chạy qua vùng đất yếu, đầm lầy, vùng đất ngập úng mà
cường độ vận chuyển dưới hai trăm xe trong ngày và đêm, trên cơ sở tính toán
hiệu quả kinh tế có thể lát dưới hai vệt bánh xe bằng tấm bê tông cốt thép lắp
ghép.
* Kiểm soát khâu định vị - lên khuôn công trình :
Việc kiểm soát khâu tạo mốc , tim vì điều này hết sức quan trọng đến chất lượng

công trình. Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim. Sau
khi bàn giao, đơn vị thi công phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi
công, nhất là ở những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp
giáp đào và đắp. những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của
xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo
để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi
cần kiểm tra thi công.
Kiểm soát cọc mốc khi đắp đất :
Thi công đắp đất phải chú ý đến chiều cao phòng lún nên phải kiểm soát trị số
phòng lún theo quy định của tiêu chuẩn hay của chỉ dẫn kỹ thuật của chủ đầu tư
nêu ra.
Cần kiểm tra và lưu tâm về chọn vị trí cọc mốc :
Những cọc định vị trục tim, mép biên và cọc mốc cao trình phải dẫn ra ngoài
phạm vi ảnh hưởng của thi công bằng những cọc phụ. Phải cố định cọc phụ và
23


bảo vệ cẩn thận. Tránh dẫn cọc phụ ra khỏi bãi, trên đường giao thông và tới
những nơi có khả năng lún, xói, lở, trượt đất.
Thi công công tác đất nằm trên địa bàn rộng, các yếu tố địa lý, thời tiết rất ảnh
hưởng đến quá trình thi công.
Kiểm soát tốt các yếu tố chuẩn bị thi công công tác đất giúp cho quá trình thi
công không bị khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp.
1.4. Kiểm soát chất lượng khâu thi công
1.

Kiểm tra thiết kế san nền với những công trình đất tiến hành trên diện tích
rộng.

2. Kiểm tra thiết kế biện pháp thi công đất . Phải đổ đất đắp nền theo từng lớp, bề

dầy mỗi lớp đất rải để đầm và số lần đầm cho mỗi lớp phụ thuộc vào loại máy
đầm sử dụng hệ số đầm và loại đất đắp.
Nên rải đất có độ dốc 0,005 theo chiều thoát nước.
Khi đắp đất không đầm nện phải tính tới chiều cao phòng lún
Kiểm soát chất lượng trong công tác đào hào và hố móng :


Chú ý kiểm tra bề rộng đáy đường hào khi lắp đặt đường ống, lấy chỗ còn
xê dịch nắn thẳng đường ống. Tùy loại vật liệu làm đường ống mà chiều
rộng đáy đường hào bằng đường kính ống cộng thêm từ 0,30 mét đến 1,40
mét.



Nếu có công nhân phải làm việc tại vị trí đáy hào ( xảm nối ống , thao tác
xiết nẹp ống . . .) chiều rộng đáy hào phải bằng đường kính ống cộng thêm
ít nhất 0,70 mét.

* Chiều rộng đáy móng băng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng
kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng và tăng
thêm 0,2 m.


Với bê tông khối lớn, cần kiểm soát chất lượng theo chỉ dẫn của bên thiết
kế.

* Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng có vách đứng không cần
gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước
theo quy định theo như sau :
Loại đất và chiều sâu hố móng

24


Loại đất
Đất cát, đất lẫn sỏi sạn
Đất cát pha
Đất thịt và đất sét
Đất thịt chắc và đất sét chắc


Chiều sâu hố móng, m
Không quá 1,00
Không quá 1,25
Không quá 1,50
Không quá 2,00

Về gia cố vách tạm thời , việc kiểm soát chất lượng cần dựa vào:

Thiết kế phải xác định cụ thể những trường hợp cần thiết phải gia cố tạm thời
vách đứng của hào và hố móng, hay đào hố móng có mái dốc, tùy thuộc vào
chiều sâu hố móng, tình hình địa chất công trình (loại đất, trạng thái tự nhiên
của đất, mực nước ngầm...) tính chất tải trọng tạm thời trên mép hố móng và
lưu lượng nước thấm vào trong hố móng.


Cần kiểm tra việc làm mái dốc cho thành hố đào :

Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố,
trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của
mao dẫn) và trong trường hợp nằm dưới mực nước ngầm nhưng có hệ thống

tiêu nước phải chọn theo chỉ dẫn như sau :
Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng
Loại đất

Độ dốc lớn nhất cho phép khi chiều sâu hố móng bằng, m

1,5

3,0

5,0

Góc
Tỷ lệ độ
Góc
Tỷ lệ độ
Góc
Tỷ lệ độ
nghiêng
dốc
nghiêng
dốc
nghiêng
dốc
của mái
của mái
của mái
dốc
dốc
dốc


Đất mượn
Đất cát và cát cuội ẩm
Đất cát pha
Đất thịt
Đất sét

56
63
76
90
90
90

1: 0,67
1: 0,50
1: 0,25
1: 0,00
1: 0,00
1: 0,00

45
45
56
63
76
63

1: 1,00
1: 1,00

1: 0,67
1: 0,50
1: 0,25
1: 0,50

38
45
50
53
63
63

1: 1,25
1: 1,00
1: 0,85
1: 0,75
1: 0,50
1: 0,50

Hoàng thổ và những loại
đất tương tự trong trạng thái
khô
CHÚ THÍCH 1: Nếu đất có nhiều lớp khác nhau thì độ dốc xác định theo loại đất yếu
nhất.
CHÚ THÍCH 2: Đất mượn là loại đất nằm ở bãi thải đã trên sáu tháng không cần nén.


Đối với những hố móng có vách thẳng đứng, không gia cố tạm thời thì thời
hạn đào móng và thi công những công việc tiếp theo phải rút ngắn tới mức
thấp nhất. Đồng thời phải đặt biển báo khoảng cách nguy hiểm trong

trường hợp đào gần những nơi có phương tiện thi công đi lại.

Kiểm soát chất lượng với quy định này là cần kiểm tra tiến độ thi công và
kiểm tra sự lắp đặt các biển báo nguy hiểm.
25


×