Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chính sách phát triển kinh tế biển cả một số quốc gia ASEAN trong hội nhập kinh tế quốc tế và bài học kinh nghiệm cho việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.75 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Dương Trọng Trung

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA ASEAN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số:

9.31.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn 1: PGS. TS. Trần Quang Lâm
- Hướng dẫn 2: PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng

Phản biện 1: GS. TS. Đỗ Đức Bình
Phản biện 2: PGS. TS. Đào Ngọc Tiến
Phản biện 3: PGS. TS. Đặng Văn Bảo


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện tại P …… - Học Viện Khoa học Xã hội, vào hồi ……
giờ……….phút, ngày …… tháng……. năm……..

-

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc gia (Hà Nội)
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia biển, có bờ biển dài trên 3260 km, vùng biển
thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán quốc gia rộng trên 1 triệu
km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền) với tiềm năng phát triển kinh tế biển vô
cùng to lớn. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỉ trọng lớn trong phát triển
kinh tế của Việt Nam. Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế biển, Việt
Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hình thức thô, trình độ công
nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ
biển. Khai thác hàng hải, cảng biển, dầu khí và du lịch nhìn chung vẫn ở
trình độ thấp và sức cạnh tranh còn kém so với các quốc gia láng giềng, một
phần do thiếu các chính sách quyết liệt và hiệu quả của Nhà nước. Trước
thực trạng đó, các chính sách phát triển kinh tế biển (CSPTKTB) của Việt
Nam đã bộc lộ rõ nhiều hạn chế cơ bản, cần phải điều chỉnh bổ sung và khắc
phục triệt để. Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh
tế quốc tế (KTQT), Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á-ASEAN (28/7/1995) và các tổ chức quốc tế khác như
APEC, WTO, … Các chính sách phát triển kinh tế biển của nước ta tất yếu
sẽ bao gồm mục tiêu liên kết và hội nhập KTQT trong phát triển các ngành

cấu thành kinh tế biển. Việc nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế biển
của các nước ASEAN có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, không
chỉ đem lại kinh nghiệm mà còn là cơ sở để Việt Nam có những đối sách
phù hợp. Với những ý nghĩa cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài: “Chính sách
phát triển kinh tế biển của một số quốc gia ASEAN trong hội nhập kinh
tế quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu
cho luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu và nghiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu thực trạng các chính sách phát triển
kinh tế biển đối với một số ngành kinh tế biển trọng tâm của Singapore và
Malaysia, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và gợi ý một
1


số giải pháp hoàn thiện thông qua việc đánh giá thành công và hạn chế của
các chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore và Malaysia.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án có nhiệm vụ tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
về các chính sách phát triển kinh tế biển. Xây dựng khung phân tích lý luận
về chính sách phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các
chính sách phát triển kinh tế biển đối với một số ngành kinh tế biển trọng
tâm của Malaysia và Singapore, Luận án sẽ tìm ra các vấn đề về thành công
và hạn chế trong các chính sách phát triển kinh tế biển của hai quốc gia này.
Từ đó cộng với việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam,
Luận án sẽ rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số kiến nghị và giải
pháp để hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong
tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia,
Singapore và Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tiếp cận việc khảo sát đánh giá các chính sách phát
triển kinh tế biển của Singapore, Malaysia và Việt Nam thông qua một số
ngành kinh tế biển trọng tâm và nổi bật.
- Về nội dung: Nghiên cứu các mục tiêu, nội dung và việc thực thi các chính
sách phát triển một số ngành trọng tâm trong kinh tế biển của các quốc gia
trên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề thực tiễn đối với các chính sách
phát triển kinh tế biển của Malaysia và Singapore trong yếu tố hội nhập kinh
tế quốc tế (từ năm 1967 đến 2015) và tập trung nghiên cứu trọng tâm từ năm
1980 tới 2015. Đối với Việt Nam, NCS nghiên cứu từ năm 2007 đến năm
2015, tầm nhìn 2020-2025. Vì năm 2007, Việt Nam bắt đầu hoạch định chiến
lược phát triển kinh tế biển trong 09-NQ/TW Khóa X.
2


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy
vật lịch sử, Luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cơ bản
của khoa học xã hội nói chung cũng như trong kinh tế học nói riêng như
phương pháp logic, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, và các phương
pháp khác, phân tích - tổng hợp, so sánh, dự báo để làm rõ hơn nội dung
nghiên cứu, ... Ngoài ra, Đề tài còn sử dụng phương pháp hội thảo khoa học,
phương pháp trao đổi với các chuyên gia, … Về số liệu, đề tài sử dụng nguồn
dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đáng tin cậy của các học giả và các tổ chức
uy tín trong và ngoài nước.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thông qua việc nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước,

luận án đã tổng hợp và nêu được cơ sở lý luận đối với các vấn đề cấu thành
của chính sách phát triển kinh tế biển bao gồm khái niệm, vai trò, nội dung
và các yếu tố tác động. Luận án cũng trình bày và đánh giá các chính sách
phát triển kinh tế biển của Malaysia và Singapore thông qua một số ngành
trọng tâm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đã tổng hợp, trình bày
và phân tích khái quát các chính sách phát triển kinh tế biển đối với một số
ngành nổi bật của Việt Nam từ năm 2007 đến 2015. Từ đó, đánh giá được
chính sách phát triển đối với một số ngành kinh tế biển trọng tâm và đề xuất
một số giải pháp đối với chính sách phát triển dựa trên bài học kinh nghiệm
từ Singapore và Malaysia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thông qua việc tổng hợp, nghiên cứu về khái niệm kinh tế biển, phát triển
kinh tế biển, chính sách phát triển kinh tế biển, nội dung, vai trò, các yêu tố
tác động, Luận án mong muốn đóng góp ý nghĩa thực tiễn như một tài liệu
tham khảo trong quá trình công tác giảng dạy và nghiên cứu. Kết quả của
việc nghiên cứu các chính sách kinh tế biển đối với Singapore, Malaysia,
Việt Nam có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan Nhà nước đưa ra giải
pháp hoạch định và thực thi các chính sách liên quan đến chủ đề của luận
án. Ngoài ra, Luận án còn nhiều hạn chế tồn tại trong quá trình nghiên cứu.
3


Đây cũng là những vấn đề mà NCS mong muốn được tiếp tục nghiên cứu
thêm cũng như là tiền đề gợi mở cho các nghiên cứu sau này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục TLTK, Phần chú thích, Luận án
gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập
kinh tế quốc tế

Chương 3: Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập
kinh tế quốc tế của Malaysia và Singapore
Chương 4: Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam
và một số giải pháp hoàn thiện
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về kinh tế biển
và chính sách phát triển kinh tế biển
1.1.1. Đề tài cấp nhà nước nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách phát
triển kinh tế biển
Một trong những đề tài quan trọng liên quan đến vấn đề này là: “Chiến
lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á – Tác động và
những vấn đề cho Việt Nam” (PGS. TS. Chu Đức Dũng - chủ nhiệm, Viện
kinh tế và chính trị thế giới, 2011). Trong đề tài này, tác giả đã trình bày một
cách toàn diện những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về chiến lược phát
triển kinh tế biển như: quản lý tổng hợp biển, phát triển trung tâm kinh tế
biển, phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu,
và an ninh quốc phòng, vấn đề về chủ quyền, bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Tác giả đã lựa chọn sáu nước thuộc Châu Á giáp Biển Đông là Malaysia,
Philippines, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản làm đối tượng
nghiên cứu. Qua đó rút ra một số vấn đề chung có tính quy luật, sự tác động
của chiến lược phát triển kinh tế biển của các nước khác đối với khu vực
Biển Đông và Việt Nam, các vấn đề đặt ra và cách tiếp cận đối với giải pháp.
4


Một công trình nghiên cứu khác của Ban Tuyên giáo Trung ương (2010)
có tiêu đề: “Chiến lược biển Việt Nam: Từ quan điểm tới thực tiễn” đã làm
nổi bật được tiềm năng biển đảo Việt Nam cũng như các vấn đề thực tiễn
của kinh tế biển Việt Nam. Với số liệu, tư liệu được đánh giá là khá đầy đủ,

cung cấp một nguồn tư liệu vô cùng lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu
về vấn đề phát triển kinh tế biển và cũng là cơ sở lý luận để tham mưu, tư
vấn cho Đảng và Nhà nước nhằm đưa ra những chính sách phát triển kinh tế
biển hợp lý và khả thi.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách kinh tế
biển công bố dưới dạng sách chuyên khảo
Đầu tiên, liên quan khá trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu phải kể đến cuốn
sách chuyên khảo: “Phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia,
Singapore và gợi ý chính sách cho Việt Nam” của TS Lại Lâm Anh (2014).
Tác giả đã làm rõ thêm được khái niệm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển,
và đặc điểm nổi bật và hạn chế của Trung Quốc, Malaysia, Singapore trong
việc phát triển kinh tế biển. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu là Trung Quốc,
Malaysia và Singapore, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng phát triển
kinh tế biển, vị trí, điều kiện, tiềm lực của các nước này, qua đó hệ thống
được các kinh nghiệm về quản lý kinh tế biển nhằm gợi ý các chính sách
phát triển kinh tế biển cho Việt Nam.
Một xuất bản khác dưới dạng sách chuyên khảo có tiêu đề: “Kinh tế biển
Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập” của tác giả Ngô Lực Tải, (NXB
TP. Hồ Chí Minh, 2012). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất
những giải pháp cụ thể để có thể vực dậy tiềm năng biển của nước ta, sớm
đưa nước ta giành lại vị trí xứng đáng là một quốc gia biển trong cộng đồng
quốc tế.
1.1.3. Luận án nghiên cứu về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển
Nhóm các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này dưới dạng các luận án,
luận văn cũng không được nhiều và luận án này cũng chỉ đề cập đến một số
luận án liên quan trực tiếp đến nội dung của luận án.
5


Trong Luận án tiến sĩ của Lê Minh Thông với tiêu đề: “Giải pháp chính

sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa” (Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội, 2011), tác giả đã hệ thống hóa khái niệm kinh tế biển, kinh tế
ven biển, chính sách phát triển kinh tế ven biển và nêu rõ lợi thế, thực trạng
và giải pháp phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Bá Ninh (2011) với đề tài: “Kinh tế
biển ở các tỉnh nam trung bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, với nội
dung nghiên cứu về tổng thể nền kinh tế biển của miền Nam Trung bộ nước
ta, luận án tập trung phân tích sâu các vấn đề về kinh tế biển trong thời kỳ
hội nhập cũng như xây dựng những chiến lược phát triển kinh tế biển của
nước ta.
Bên cạnh đó, luận án tiến sĩ của Hà Thị Thanh Thủy (2014) với đề tài:
“Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế du lịch biển ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” đã khái quát được tình hình ngành
du lịch biển của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Về cơ
bản, luận án đã hệ thống được khái niệm kinh tế biển, kinh tế du lịch biển,
vai trò của du lịch biển trong phát triển kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc
tế và thực trạng phát triển ngành du lịch biển của Thái Lan, Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài các luận án tiến sĩ tiêu biểu trên, còn có một số luận văn, luận án
nghiên cứu về kinh tế biển, quản lý kinh tế biển và các chính sách phát triển
kinh tế biển Việt Nam như luận văn thạc sĩ của Lý Kim Thụy (2011) với đề
tài “Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau – Thực trạng và giải pháp”; Luận
văn thạc sĩ của Phạm Thị Hoàng Dung (2009) với đề tài “Đánh giá tiềm
năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông
(tỉnh Tiền Giang)”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thụy Ngọc Trang (2011)
với đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh
Ninh Thuận”. Vũ Hải Đăng (2010) “Thực hiện các hoạt động hợp tác khu
vực Biển Đông”, NCS môi trường Luật biển, Trường Luật Schulich, Đại học
Dalhousie, Canada. Đây là các công trình nghiên cứu đặc thù về phát triển
kinh tế biển và quản lý kinh tế biển của các tỉnh thành trong cả nước. Các

6


công trình này đều nêu ra được một số khái niệm về kinh tế biển và phân
tích thực trạng phát triển kinh tế biển tại các vùng địa phương của Việt Nam
và đều đã được bảo vệ thành công.
1.1.4. Các bài báo khoa học viết về kinh tế biển và chính sách kinh tế biển
Ở trong nước cũng có một số bài nghiên cứu khoa học liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài. Có thể kể đến ở đây là một số bài nghiên cứu
của PGS. TS. Bùi Tất Thắng như: “Tầm nhìn kinh tế hải đảo: Bài học và cơ
hội của Việt Nam” (Diễn đàn đầu tư, ngày 15/10/2012). Trong đó, PGS. TS.
Bùi Tất Thắng đã luận giải một cách khoa học về chiến lược phát triển kinh
tế biển của Việt Nam đến năm 2020. Bài nghiên cứu của PGS. TS. Trần Đình
Thiên có tiêu đề: “Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam” (Tạp chí Tia
Sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày 12/8/2011) đã nêu rõ:
Đã đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược quản lý để
phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh từ phương thức “mò cua bắt ốc”
sang phương thức kết hợp: Khai thác mặt tiền (biển – lợi thế địa chiến lược)
+ tự do hóa (thể chế vượt trước). Liên quan đến chủ đề luận án, PGS. TS.
Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam,
cũngđã có nhiều nghiên cứu kinh tế biển của Việt Nam. Đặc biệt là các
nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế biển nhằm đưa đất nước lên tầm
cao mới trong thời kỳ hội nhập. Chẳng hạn, trong bài nghiên cứu: “Kinh tế
biển Việt Nam nhìn từ góc độ tài nguyên và môi trường” đăng trên Tạp chí
Lý luận chính trị số 5/2013, PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi đã đề cập đến vấn
đề nóng là chính sách thế nào là khả thi, phù hợp trong thời buổi hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
1.2. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến chính sách
phát triển kinh tế biển
Thế kỷ XXI được nhiều nhà khoa học coi là “Thế kỷ của kinh tế biển và

đại dương”. Do đó, chiến lược phát triển kinh tế biển được các chuyên gia
của nhiều nước quan tâm.
Các tác giả như Nazery Khalid, Armi Suzana, và Farida Farid, với công
trình nghiên cứu mang tên: “The Asian experience in developing the
7


maritime sector: Some case studies and lessons for Malaysia” (Nazery
Khalid, Armi Suzana, và Farida Farid, 2007). Các tác giả cho rằng, trong
lĩnh vực thương mại hàng hải, phát triển cảng biển sẽ tiếp tục là mục tiêu
trọng tâm của Malaysia, chuẩn bị để tăng thị phần và mở rộng kinh doanh
đối với ngành vận tải biển. Sự ra đời của chính sách phát triển ngành hàng
hải đã góp phần giúp Malaysia trở thành một quốc gia biển với thế mạnh về
vận tải biển trước những điều kiện thuận lợi từ vị trí địa lý (eo biển Malacca).
Một nghiên cứu khác có tiêu đề: “A new managerment structure for
Malaysian economic exclusive zone” của GS. Mohamad Rosni Othman, đã
góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý cảng biển của Malaysia trong thời gian
đầu của chiến lược phát triển khoa học công nghệ kết hợp với các ngành
kinh tế biển trọng tâm mà Quốc Vương Malaysia đề ra. Nghiên cứu:
“Enhancing port services: Railway challenges and development” của 2 tác
giả Hilmi Mohamad và KTM Berhad, Malaysia (2006), các tác giả đã sơ
lược tình hình phát triển các hệ thống cảng biển cùng hệ thống giao thông
trên đất liền của Malaysia để có thể đánh giá được quy hoạch tổng thể của
đất nước này. Một nghiên cứu khác có tên: “The Malaysian economy:
Pacific connections. South-East Asian Social Science Monographs”, của tác
giả Ariff, M. (1991), tại Singapore: Oxford University Press, đã khẳng định
rõ vai trò quan trọng của kinh tế hàng hải trong kinh tế biển. Trong khí đó,
Giáo Sư. Richard H. K. Vietor đã xuất bản cuốn sách: “How countries
compete: strategy, structure, and government” (2007). Theo ông, mỗi quốc
gia, nhất là những nước thành công đều vận dụng những chiến lược đặc biệt

và các chính sách đặc thù cho phát triển kinh tế. Những chiến lược này phải
phù hợp với bối cảnh tự nhiên, chính trị, xã hội đặc thù của nước đó và được
xây dựng trên các lợi thế so sánh.
1.3. Những khoảng trống và hướng nghiên cứu tiếp tục của luận án
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về các nội dung liên quan
đến đề tài nghiên cứu của luận án, có rất ít các công trình nghiên cứu về vấn
đề chính sách phát triển kinh tế biển. Cũng chưa có sự so sánh giữa các chính
sách phát triển kinh tế biển của một số quốc gia biển khác với Việt Nam dựa
8


trên xu hướng tối đa hóa (dựa vào tính đặc thù của quốc gia). Chưa đi sâu
vào một số ngành trọng tâm trong kinh tế biển và phân tích các chính sách
phát triển kinh tế biển thông qua việc tiếp cận qua các ngành trọng tâm trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Những khoảng trống này sẽ là định hướng
nghiên cứ tiếp tục của luận án nhằm đưa ra giải pháp để các ngành kinh tế
biển góp phần tạo dựng thành công trong tương lai trước hội nhập kinh tế
quốc tế.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. Các quan niệm về kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1. Khái niệm về kinh tế biển
Dựa trên những nghiên cứu được công bố, NCS nhận thấy có một số ngành
kinh tế biển trọng tâm mang ý nghĩa quyết định cho sự thành công của kinh
tế biển đối với một quốc gia biển. Vì vậy, NCS cho rằng: “Kinh tế biển theo
nghĩa rộng là tất cả những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, dưới biển, và
tất cả các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác nguồn tài
nguyên biển (bao gồm cả các hoạt động kinh tế nhờ vào nguồn tài nguyên
biển, trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển, và có ảnh hưởng trực tiếp
đến biển. Kinh tế biển theo nghĩa hẹp là các ngành trọng tâm mang tính chất

quyết định và có tầm ảnh hướng vô cùng lớn đối với sự thành công của kinh
tế biển đó là: vận tải biển, hệ thống cảng biển, khai thác và chế biến dầu
khí, du lịch biển, và khai thác thủy hải sản. Một quốc gia có kinh tế biển phát
triển hay không phải xem xét các ngành trọng tâm này có phát triển hay
không dựa trên tính đặc thù của quốc gia đó”. Theo ý kiến của tác giả, trong
luận án chỉ nên dừng ở phạm vi giới hạn nhất định bao gồm các ngành trọng
tâm mang yếu tố quyết định trong sự phát triển của kinh tế biển.
2.1.2. Phát Triển kinh tế biển
Theo quan điểm của TS. Lại Lâm Anh thì phát triển kinh tế biển được hiểu
là việc mở rộng cả về phạm vi quy mô lẫn chiều sâu, chất lượng, tăng nguồn
lực tài nguyên biển trong việc khai thác trực tiếp và gián tiếp, tăng tỉ trọng
phát triển của kinh tế biển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc
9


gia, không ngừng thay đổi, nâng cấp phương thức phát triển để tiếp cận với
nền kinh tế biển hiện đại, theo kịp xu hướng phát triển của thế giới. Trong
quá trình nghiên cứu thì quan điểm của NCS đưa ra như sau: “Phát triển
kinh tế biển có thể được hiểu là quá trình mở rộng, nâng cao đối với các
ngành kinh tế biển nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả hơn cả về chất lượng
và qui mô trong khai thác và các hoạt động kinh tế liên quan đến biển. Quá
trình phát triển đó được hiểu là sử dụng các hệ thống biện pháp nhằm hỗ
trợ thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế biển. Mục tiêu là đáp ứng được
các tiêu chuẩn trong mỗi xu thế của thế giới bao gồm sự vận động của thế
giới trong mỗi thời kỳ và tiềm năng tài nguyên biển, tính đặc thù của mỗi
quốc gia”. Chính vì thế mà các chính sách phát triển kinh tế biển cũng là
chính sách khai thác sử dụng nguồn lực sao cho hợp lý và triệt để. Nguồn tài
nguyên biển có thể là sẵn có trong tự nhiên, cũng có thể phải trải qua quá
trình tạo lập, xây dựng, chế biến mang lại.
2.2. Khái niệm, nội dung cấu thành và vai trò của chính sách phát triển

kinh tế biển
2.2.1. Khái niệm chính sách phát triển kinh tế biển
Chính sách là: “Chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay
không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân.
Hoạt động của chính quyền có cái nằm trong chuỗi, có cái đơn lẻ, nhưng cái
đơn lẻ vẫn gắn với những hoạt động khác”. Qua những nghiên cứu các tài
liệu của các quốc gia, tác giả nhận thấy quan niệm chính sách phát triển kinh
tế biển được hiểu như sau: “Chính sách phát triển kinh tế biển là hệ thống
hoạch định các chính sách đặc thù với từng ngành kinh tế biển thông qua
một hệ mục tiêu và các giải pháp thực thi các chính sách đó sao cho phù hợp
vào việc khai thác lợi thế nguồn tài nguyên biển và ưu tiên phát triển các
ngành kinh tế biển trọng tâm. Chính sách phát triển đặc thù là hệ thống các
chính sách thành phần bao gồm: Chính sách đầu tư phát triển cơ cấu hạ
tầng; Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế biển;
Chính sách hỗ trợ đất đai; Chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng; Chính
sách phát triển khoa học công nghệ. Việc hoạch định và thực thi chính sách
10


phải thông qua việc khảo sát, phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan
như yếu tố hội nhập quốc tế, các hệ thống pháp luật, chính sách phát triển
kinh tế quốc gia, tiềm lực tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển của xã
hội, và tương quan giữa hoạch định và thực thi chính sách”.
2.2.2. Nội dung cấu thành của chính sách phát triển kinh tế biển
Nội dung của “chính sách phát triển kinh tế biển” theo NCS cơ bản có hai
vấn đề chính như sau: (1) Nghiên cứu các chính sách phát triển theo các chức
năng cơ bản dựa trên điều kiện đặc thù của quốc gia đảm bảo hoàn thành
mục tiêu đề ra; (2) Trong hệ thống biện pháp chính sách phát triển kinh tế
biển (theo NCS chủ yếu bao gồm các chính sách thành phần sau: chính sách
tài chính, tín dụng, tiền tệ, đầu tư, thuế, khoa học công nghệ, nguồn nhân

lực, cơ sở hạ tầng), cần làm rõ được các yếu tố tác động đến các chính sách
nhằm thực thi các chính sách đó một cách hiệu quả;
 Chức năng: Có thể thấy, chính sách phát triển kinh tế biển phải có các
chức năng cơ bản theo sơ đồ biểu diễn ở Hình 2.1 dưới đây.
Sơ đồ 2.1: Chức năng của chính sách phát triển kinh tế biển

năng của

Đảm bảo chức năng định hướng phát
triển

chính sách

Đảm bảo chức năng điều tiết

Chức

phát triển
kinh tế
biển

Hệ
mục
tiêu

Đảm bảo chức năng hỗ trợ, khuyến
khích phát triển

 Hệ thống các chính sách thành phần: Trong chính sách phát triển kinh
tế biển, đối tượng của các chính sách là các ngành, lĩnh vực có quan hệ trực

tiếp hay gián tiếp tới sự phát triển của kinh tế biển với nhiều yếu tố khác
nhau như các đối tượng tác động, lĩnh vực tác động… Cấu tạo đa ngành và
nhiều lĩnh vực, sự tác động, khiến việc xây dựng các chính sách phát triển
đặc thù đối với kinh tế biển phải dựa trên một hệ thống các chính sách ở các
lĩnh vực khác nhau với công cụ tương tác bên trong đó. Có thể thấy qua sơ
đồ 2.2 sau đây:
11


Sơ đồ 2.2: Hệ thống các chính sách thành phần của chính sách phát
triển kinh tế biển
Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng

Chính sách hỗ trợ đất đai

Chính sách
phát triển kinh
tế biển

Chính sách đầu tư tài chính tín dụng

Chính sách phát triển nhân lực

Chính sách khoa học công nghệ

2.2.3. Vai trò của các chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập
kinh tế quốc tế
Vai trò của các chính sách phát triển kinh tế biển được thể hiện qua các ý
chính sau: (1) Có vai trò trong giải quyết việc làm và tăng trưởng kinh tế,
phát triển kinh tế thị trường; (2) Có vai trò trong thúc đẩy công nghiệp hóa,

hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; (3) Có vai trò trong liên kết
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; (4) Có vai trò trong an ninh, quốc phòng;
2.3. Các nhân tố tác động tới chính sách phát triển kinh tế biển trong
hội nhập kinh tế quốc tế
Có nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc hoạch định và
thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển. Các nhân tố đó được hệ thống
như sau:
-

Đối với Hoạch định chính sách có các yếu tố tác động từ bên trong và

bên ngoài bao gồm: (1) Tài nguyên biển; (2) Trình độ phát triển công nghiệp
hóa; (3) Đòi hỏi từ nhu cầu hội nhập; (4) Trình độ phát triển kinh tế xã hội;
(5) Các hiệp định, công ước toàn cầu; (6) Hiệp định khu vực ASEAN; (7)
Liên kết kinh tế giữa các tập đoàn kinh tế;

12


-

Đối với thực thi các chính sách có các yếu tố tác động từ bên trong và

bên ngoài bao gồm: (1) Cơ quan triển khai các chính sách; (2) Hệ thống giám
sát thực thi các chính sách; (3) Doanh nghiệp; (4) Người dân;
Chương 3: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
MALAYSIA VÀ SINGAPORE
3.1. Chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế
của Malaysia

3.1.1. Chính sách phát triển hệ thống cảng biển
Để tăng tính cạnh tranh và thu hút các tàu thuyền tới cảng biển Malaysia,
cũng như phát triển cảng biển Malaysia, Chính phủ Malaysia đã thực hiện
một số các biện pháp trọng tâm như: Định hướng phát triển hệ thống, cơ sở
hạ tầng tân tiến, theo kịp nền công nghiệp hóa hiện đại của thế giới; Tăng
cường các giải pháp bảo hộ, hỗ trợ, trợ cấp và nhiều khuyến khích ưu đãi
đầu tư vào cảng biển, và xây dựng giải pháp quản lý cảng biển theo hình
thức công nghệ thông tin hiện đại; Malaysia đưa ra các chính sách hỗ trợ
định hướng mở đối với hệ thống quản lý cảng biển, đưa ra các giải pháp xây
dựng cảng biển Klang thành trung tâm hàng hải quốc gia từ năm 1993 và
định hướng phát triển thành trung tâm cảng biển đứng trong 10 cảng biển
phát triển nhất trên thế giới;
3.1.2. Chính sách phát triển ngành vận tải biển
Malaysia đã có những chính sách định hướng và phát triển hợp lý đối với
ngành vận tải biển của Malaysia như sau: (1) Malaysia chủ trương đưa ra
các chính sách hỗ trợ khuyến khích trong việc cải cách cơ chế quản lý, hệ
thống pháp luật, đạt mục tiêu định hướng xây dựng ngành vận tải biển hiện
đại tại Malaysia trong hội nhập kinh tế quốc tế; (2) Nhà nước đưa ra các
chính sách bảo hộ độc quyền cho các công ty, người dân, các tập đoàn trong
nước đối với kinh doanh thương mại dịch vụ vận tải biển nội địa hoặc gia
nhập mạng lưới hàng hải quốc tế; (3) Các chính sách phát triển kinh tế biển
tạo tính hỗ trợ về tài chính, thuế vụ cho các công ty vận tải địa phương phát
triển; (4) Các chính sách được ban hành thông qua các hiệp định ký kết giữa
13


Malaysia với các quốc gia khác nhằm tạo công cụ hỗ trợ đối với ngành vận
tải biển thông qua mạng lưới xuất nhập khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế;
(5)Đối với các công ty vận tải biển trong nước, Chính phủ cũng ban hành
Chính sách Hàng hải (Cabotage Policy, 1980) nhằm tạo điều kiện cho sự

phát triển của ngành vận tải biển trong nước.
3.1.3. Chính sách phát triển ngành khai thác và chế biến dầu khí
Malaysia đã thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn hơn nhằm thúc đẩy ngành
này như một ngành trọng tâm tham gia thị trường thế giới. Có thể kể đến
một số giải pháp chính sách nổi bật sau: (1) Malaysia đưa ra các chính sách
nhằm hỗ trợ, định hướng xây dựng tập đoàn khai thác và chế biến dầu khí
theo hệ thống tập trung thuộc sở hữu Nhà nước; (2) Malaysia xây dựng một
hệ thống các chính sách đảm bảo việc hỗ trợ phát triển đối với ngành khai
thác và chế biến dầu khí trước xu hướng phát triển của ngành này và chiến
lược mở rộng thị trường ra quốc tế trong hội nhập quốc tế; (3) Malaysia
không chỉ đưa ra các chính sách cố định trong việc phát triển ngành khai
thác và chế biến dầu khí, mà còn xây dựng tính hệ thống cho các chính sách
này thông qua việc sửa đổi, bổ sung, tạo mục đích hỗ trợ tốt nhất cho sự phát
triển của ngành dầu khí trước những đáp ứng từ thị trường quốc tế;
3.1.4. Chính sách phát triển ngành khai thác thủy hải sản
Malaysia đã xây dựng được các chính sách định hướng và hỗ trợ phát triển
đối với ngành thủy hải sản hiệu quả hơn trong vùng đặc quyền kinh tế được
phân định rõ ràng. Điều đó được thể hiện qua việc ban hành Luật:
“FisheriesAct 1985” (Act 317, Laws of Malaysia) vào năm 1985. Cụ thể đó
là việc Malaysia chủ chương đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển đối với
đội ngũ tàu đánh cá, trực tiếp khai thác thủy hải sản trên biển của quốc gia.
Bên cạnh đó, quốc gia này đã đưa ra các chính sách hỗ trợ về xăng dầu trong
quá trình khai thác thủy hải sản xa bờ đối với các ngư dân, các doanh nghiệp
khai thác.
3.1.5. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia
Kết quả đạt được: (1) Đã đưa ra được các chính sách định hướng xây dựng
hệ thống quản lý tập trung và hỗ trợ phát triển ngành khai thác và chế biến
14



dầu khí; (2) Đã tạo dựng các chính sách phát triển vận tải biển hợp lý, đưa
Malaysia đứng thứ hai Đông Nam Á về số lượng tàu biển và hàng hóa vận
tải trên biển; (3) Đã tạo được các chính sách hỗ trợ cho hệ thống cảng biển
phát triển nhanh, hiện đại và đồng bộ, đáp ứng tốt trước nhu cầu hội nhập thị
trường quốc tế.
Một số hạn chế: (1) Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Malaysia
chịu phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế thế giới; (2) Các chính sách phát
triển kinh tế biển chưa thể đưa nền kinh tế Malaysia phát triển toàn diện, vẫn
còn tồn tại tính mất cân đối trong phát triển kinh tế biển; (3) Các chính sách
thu hút nguồn lao động quá tập trung vào lực lượng lao động nước ngoài; (4)
Các chính sách phát triển kinh tế biển quá tập trung hỗ trợ đối với việc khai
thác tài nguyên biển.
3.2. Chính sách phát triển kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế
của Singapore
3.2.1. Chính sách phát triển hệ thống cảng biển
Hệ thống cảng biển của Singapore được coi là một trong những hệ thống
cảng biển tiên tiến và đạt hiệu qủa nhất trên thế giới. Để đạt được thành tựu
đó, Singapore có các chính sách phát triển cảng biển như sau: (1) Singapore
đưa ra các chính sách định hướng phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển đáp ứng
được các xu hướng phát triển kinh tế của thế giới và hội nhập kinh tế quốc
tế; (2) Singapore đưa ra các chính sách hỗ trợ và định hướng nhằm xây dựng
một mô hình hệ thống quản lý cảng biển đồng bộ và phát triển mang tính hệ
thống; (3) Singapore chủ trương đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển thông
qua việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và các dịch vụ tại cảng
biển;
3.2.2. Chính sách phát triển ngành vận tải biển
Singapore xây dựng các chính sách thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác thương
mại quốc tế trong lĩnh vực hàng hải của quốc gia. Khung pháp lý và các
chính sách rộng rãi tạo cho nhà đầu tư một cảm giác thân quen, giúp họ mạnh
dạn bỏ vốn đầu tư vào các dự án vận tải biển có chiều sâu. Bên cạnh đó,

Chính phủ còn ban hành các chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học
15


áp dụng công nghệ hiện đại với ngành hàng hải, đưa ngành vận tải biển lên
một tầm cao mới đứng đầu khu vực và thế giới.
3.2.3. Chính sách phát triển ngành khai thác và chế biến dầu khí
Trước điều kiện đặc thù của Singapore, Chính phủ xây dựng chính sách
định hướng phát triển ngành dầu khí tập trung theo hướng phát triển công
nghệ lọc và tinh chế dầu là chủ đạo. Nhận thức từ những cơ hội của việc hội
nhập kinh tế quốc tế, Singapore đưa ra các chính sách ưu đãi và hỗ trợ trong
việc thu hút đầu tư vào ngành lọc và chế biến dầu khí, nhằm thúc đẩy sự phát
triển, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, thông qua các hiệp định
thương mại đầu tư được ký kết với các quốc gia trong và ngoài khu vực,
Singapore đưa ra các chính sách định hướng đầu tư nước ngoài đối với ngành
dầu khí nhằm mở rộng thị trường và tạo nguồn cung cho ngành chế biến dầu
khí trong nước. Ngoài ra, Singapore còn đưa ra các chính sách khuyến khích
nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ vào ngành dầu khí, tạo được
sự đột phá về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến dầu khí.
3.2.4. Chính sách phát triển ngành du lịch biển
Các chính sách phát triển ngành du lịch biển của Singapore, cụ thể như
sau: (1) Singapore xây dựng bộ máy quản lý trực tiếp ngành du lịch, chịu
trách nhiệm tham vấn các chính sách phát triển với nhà nước và thực thi các
chính sách phát triển ngành du lịch; (2) Singapore xây dựng các chính sách
phát triển ngành du lịch theo định hướng phát triển du lịch nhân tạo hiện đại,
đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và thu hút du khách quốc tế trong hội
nhập kinh tế thế giới; (3) Singapore đưa ra các chính sách hỗ trợ và khuyến
khích đầu tư đối với việc phát triển ngành du lịch biển trong nước; (4)
Singapore từng bước nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các chính sách phát
triển ngành du lịch biển phù hợp với lộ trình phát triển của quốc gia và thế

giới;
3.2.5. Đánh giá chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore
Kết quả đạt được: Singapore đã xây dựng được các chính sách định hướng
phát triển cảng biển, vận tải biển thành công trước những cơ hội và thách
thức từ hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, Singapore đã có những chính
16


sách định hướng và hỗ trợ phát triển ngành du lịch biển hiệu quả và thành
công khi khắc phục được những điểm yếu bất lợi từ thiên nhiên, vị trí địa lý
với quốc gia này. Ngoài ra, Singapore thực sự thành công trong việc xây
dựng các chính sách phát triển ngành dầu khí, là một trong 3 ngành trọng
tâm của kinh tế biển Singapore.
Một số hạn chế: (1) Các chính sách phát triển kinh tế biển chưa thực sự
linh hoạt, chưa đáp ứng được trước những biến động của tình hình kinh tế
thế giới; (2) Các chính sách phát triển kinh tế biển tuy đạt được thành công
trong phát triển một số ngành kinh tế biển trọng tâm với công nghệ hiện đại,
tuy nhiên lại quá phụ thuộc vào các tập đoàn nước ngoài.
Chương 4: THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ BIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
4.1. Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam từ
năm 2007 đến năm 2015
4.1.1. Tầm quan trọng của kinh tế biển đối với Việt Nam và quan điểm về
phát triển kinh tế biển của Việt Nam
Vai trò của kinh tế biển đối với Việt Nam: Với bờ biển dài trên 3.260 km,
có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền), Việt Nam
được coi là một quốc gia biển với nguồn tài nguyên biển phong phú như dầu
mỏ, hải thủy sản, vv... Bên cạnh đó, Việt Nam được xem là có vị trí địa kinh
tế và địa chiến lược đặc biệt, nằm trên các tuyến đường hàng hải và các luồng
giao thông quốc tế chủ yếu. Điều đó khiến cho Việt Nam trở thành một quốc

gia có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, đồng thời cũng là bước đà
thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Quan điểm về phát triển kinh tế biển của Việt Nam: Hội nghị Lần thứ Tư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã đưa ra Nghị quyết số 09NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (2007). Qua đó xây
dựng mô hình phát triển kinh tế biển của Việt Nam một cách rõ nét nhất.
Nghị quyết xác định vai trò và ý nghĩa quan trọng của kinh tế biển Việt Nam
với mục tiêu quan trọng nhất đến năm 2020 là “Phấn đấu đưa nước ta trở
thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”.
17


4.1.2. Thực trạng các chính sách phát triển kinh tế đối với các ngành kinh
tế biển của Việt Nam (2007-2015)
Chính sách phát triển hệ thống cảng biển: Chính phủ Việt Nam đưa ra các
chính sách định hướng và hỗ trợ phát triển trong việc quy hoạch lại hệ thống
cảng biển của Việt Nam và tập trung phát triển trọng tâm vào các cảng biển
cửa ngõ và chung chuyển quốc tế (I, IA). Hệ thống quản lý cảng biển của
Việt Nam cũng được phân cấp theo từng chức năng và nhiệm vụ từ cao
xuống thấp với quy mô quản lý từng bước thay đổi theo hướng hiện đại, tiên
tiến. Ngoài ra, các chính sách phát triển sẽ được thực thi trực tiếp bởi các cơ
quan trực thuộc địa phương và chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông Vận
tải là các Sở Giao thông Vận tải. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam cũng đang từng bước chuyển đổi theo mô hình quản lý tự chủ (cải
cách cơ chế quản lý) với thí điểm đầu tiên là Cảng Vũng Áng.
Chính sách phát triển vận tải biển: Trong những năm vừa qua, Việt Nam
cũng đã đưa ra nhiều giải pháp và chính sách cũng như việc thực thi các
chính sách theo đúng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua “Chiến lược
phát triển kinh tế biển định hướng 2020”, từng bước xây dựng ngành vận tải
biển vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu cao. Ngân hàng Phát triển Việt
Nam sẽ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

biển. Đồng thời, phối hợp với các hiệp hội chuyên ngành đề xuất với Bộ Tài
chính ban hành Thông tư áp dụng thuế giá trị gia tăng là 0% đối với vận tải
quốc tế và dịch vụ các ngành hàng không, hàng hải. Bên cạnh đó, trước
những nhu cầu về hội nhập với ngành logictis trong khu vực ASEAN, Việt
Nam sửa đổi và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư mới, chính thức
cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực
logistics tham gia thị trường Việt Nam (2014).
Chính sách phát triển ngành dầu khí: Để đảm bảo việc khai thác hiệu quả
và tăng sản lượng khai thác dầu khí trong giai đoạn 2010 – 2020, Nhà nước
Việt Nam xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý hơn đối với ngành
này. Cụ thể là các chính sách ưu đãi về thuế qua các năm và tạo thuận lợi
trong thủ tục hành chính với các doanh nghiệp đầu tư. Chính phủ cũng xây
18


dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh
vực hoạt động dầu khí, thể hiện tầm nhìn chiến lược hơn trong hội nhập kinh
tế quốc tế đối với ngành này. Bên cạnh đó, trước những khó khăn do giá dầu
khí thế giới suy giảm, Việt Nam đã đưa ra các các chính sách định hướng
phát triển ngành dầu khí mới tạo động lực cho kế hoạch phát triển lớn mạnh
ngành đầu khí.
Chính sách phát triển du lịch biển: Về cơ bản, Việt Nam xây dựng và ban
hành, được đưa ra theo hướng tập trung trọng tâm vào ba miền Bắc, Trung,
Nam. Chính phủ đưa ra các chính sách phát triển đối với ngành du lịch biển
theo phương hướng chung như: (1) Ưu tiên dành vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước và các nguồn khác để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng ở các vùng du lịch trong điểm của ba miền Bắc, Trung, Nam; (2) Ban
hành các chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với các thành phần kinh tế
đầu tư vào các dự án du lịch, văn hóa tại các vùng trọng tâm phát triển du
lịch biển của Việt Nam. (3) Có nhiều hành động với việc xúc tiến quản bá

du lịch biển, coi hoạt động này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát
triển du lịch;
Chính sách phát triển khai thác thủy hải sản: Thông qua “Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020” (Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương
Khóa X)[10], Việt Nam đề ra 3 mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy
sản Việt Nam: “Khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung
cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Tạo công ăn việc làm, thu nhập,
cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; Đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ
chủ quyền quốc gia trên các vùng biển”. Từ đó ban hành các chính sách đầu
tư, tín dụng, bảo hiểm, ưu đãi thế đối với các doanh nghiệp, ngư dân nhằm
thúc đẩy quá trình khai thác thủy hải sản xa bờ.
4.1.3. Đánh giá kết quả của chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam
Thành công đạt được: Các chính sách thay đổi về thủ tục hành chính đối
với đầu tư đã được thông thoáng hơn rất nhiều khiến cho doanh nghiệp tiếp
cận dễ dàng hơn. Chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ đối với phát triển
kinh tế biển cũng đem lại nhiều thành công. Đối với ngành dầu khí, khoa
19


học công nghệ phát triển đã nâng cao năng suất hoạt động, tăng sản lượng
khai thác dẫn đến việc tăng kim ngạch xuất khẩu dầu khí. Ngoài ra trước
những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế và thực trạng của Việt Nam với ngành
hàng hải, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
đối với hệ thống cảng biển, hệ thống giao thông phụ trợ, dịch vụ cảng. Cơ
chế hành chính cũng được áp dụng các chính sách một cửa và nhiều giải
pháp công nghệ thông tin khai báo hợp lý, làm giảm thời gian trì trệ cũng
như tăng năng xuất khai thác của hệ thống quản lý cảng biển. Đối với du lịch
biển, nhà nước ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi đối với việc thu hút nhà
đầu tư.
Một số hạn chế: Mặc dù đạt được nhiều thành công nhưng Việt Nam còn

tồn tại một số hạn chế sau: (1) Các chính sách còn hạn chế trong việc định
hướng phát triển đối với ngành dầu khí trong điều kiện của quốc gia; (2) Các
chính sách phát triển ngành khai thác thủy hải sản còn gặp nhiều khó khăn
trong việc thực thi các chính sách đối với người dân và doanh nghiệp; (3)
Việt Nam ban hành các chính sách phát triển hệ thống cảng biển và ngành
hàng hải nhưng chưa mang tính đồng bộ và giải quyết các vấn đề trong tương
lai; (4) Các chính sách phát triển ngành du lịch chưa đồng bộ cũng như chưa
mang tính phát triển bền vững đối với điều kiện của Việt Nam;
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế biển
Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của Malaysia và Singapore
4.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các chính sách phát triển
kinh tế biển của Malaysia, Singapore, Việt Nam
Singapore, Malaysia và Việt Nam là những nước thuộc khu vực Đông Nam
Á, cũng là thành viên trong tổ chức ASEAN. Cả ba quốc gia này mang tính
đặc thù tự nhiên khác nhau nhưng đều là quốc gia biển (tiếp giáp Biển Đông).
Các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam và Malaysia có nhiều
điểm giống nhau về tổng thể, cơ chế quản lý, đầu tư, tài chính tín dụng với
một số ngành nghề trọng tâm như dầu khí, khai thác thủy hải sản, cảng biển,
vận tải biển nhưng hệ thống các chính sách thành phần lại khác nhau đối với
lộ trình phát triển. Cả hai quốc gia này đều có sự khác biệt rõ ràng cả về điều
20


kiện tự nhiên và định hướng, cơ chế của các chính sách phát triển kinh tế
biển đối với Singapore. Có thể thấy rõ qua phân tích một số ngành trọng tâm
như dầu khí, cảng biển, vận tải biển, du lịch biển.
4.2.2. Một số bài bài học kinh nghiệm rút ra từ Malaysia và Singapore
Bài học kinh nghiệm rút ra từ Malaysia: Kinh nghiệm của Malaysia cho
thấy, để đưa ra các chính sách phát triển kinh tế biển hợp lý, cần phải xây
dựng các chính sách dựa trên chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia

và phải đáp ứng trước những nhu cầu phát triển trong nước cũng như từ hội
nhập kinh tế quốc tế. Malaysia đã tạo ra được các chính sách định hướng và
hỗ trợ đối với các ngành kinh tế biển trọng tâm được đề ra trong chiến lược
phát triển kinh tế biển quốc gia.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ Singapore: Singapore không đưa ra các
chính sách phát triển kinh tế biển dàn trải, mà chỉ tập trung vào một số ngành
trọng tâm, tạo giá trị cạnh tranh cao đối với các sản phẩm mũi nhọn của kinh
tế biển trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các chính sách phát triển hệ
thống cảng biển và vận tải biển đã giúp cho Singapore đạt được nhiều thành
công trong ngành vận tải biển và hệ thống cảng biển. Ngoài ra, việc đưa ra
các chính sách phát triển du lịch biển nhân tạo đã tạo sự thu hút lớn đối với
khách du lịch trong vào ngoài khu vực. Đã đưa ra các chính sách hợp lý đối
với việc phát triển ngành dầu khí dựa trên đặc thù của Singapore, tạo sự
thành công lớn đối với quốc gia này trong khu vực và thế giới.
4.2.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
Từ việc nghiên cứu thực tế chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia,
Singapore và xuất phát từ thực tế các chính sách phát triển kinh tế biển của
Việt Nam, NCS rút ra một số kinh nghiệm và gợi ý chính sách đặc thù đối
với một số ngành trọng kinh tế biển trọng tâm cho Việt Nam như sau:
Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển: Việt Nam có
nguồn nhân lực đa dạng và có thể đáp ứng được cả việc đào tạo thứ cấp và
các vị trí, lĩnh vực chuyên môn. Chính phủ cần ban hành các chính sách định
hướng, bồi dưỡng và đào tạo đối với nguồn lao động trong nước. Đồng thời
ban hành các chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nguồn lao động tay
21


nghề cao cũng như các chuyên gia từ nước ngoài. Việc cử đi đào tạo học hỏi
ra nước ngoài chỉ nên áp dụng đối với nguồn lao động chất lượng cao hoặc
đối với các lĩnh vực đòi hỏi sự bảo mật. Bên cạnh đó các chính sách phải

đảm bảo tính hợp lý trong đãi ngộ và phát triển theo lộ trình thăng tiến đối
với nguồn lao động.
Chính sách phát triển ngành dầu khí: Việt Nam cần phải tái cấu trúc ngành
dầu khí theo chiến lược rõ ràng với các sách định hướng đưa ra có mục tiêu
tập trung trong phát triển kinh tế biển. Cần ban hành các chính sách rõ ràng
và ưu đãi hơn đối với việc khai thác dầu khí. Ngoài ra cần có các chính sách
về cơ chế quản lý và quyền hạn của các vị trí lãnh đạo trong Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia (PVN). Cần phải có các chính sách về kiểm tra, kiểm soát, đánh
giá quyền hạn và hoạt động của tập đoàn và các cán bộ tại đây.
Chính sách phát triển hệ thống cảng biển và vận tải biển: Kinh nghiệm từ
Singapore và Malaysia cho thấy cần phải có những công nghệ hiện đại tiên
tiến nhất trong quản lý cũng như điều hành cảng biển và ngành hàng hải. Hệ
thống các cảng biển của Malaysia đều kết nối thuận tiện với hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt và đường không và các trung tâm kinh tế lớn.
Việt Nam cần tạo dựng những chính sách ưu đãi đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng tại cảng biển và hệ thống kết nối giao thông liên cảng theo mô hình liên
cảng của Malaysia (Port-link).
Chính sách phát triển khai thác thủy hải sản: Theo kinh nghiệm từ
Malaysia, Việt Nam có thể từng bước nghiên cứu và xây dựng khung hỗ trợ
chi phí khai thác thủy hải sản xa bờ đối với ngư dân. Ban đầu có thể xây
dựng khung cung cấp xăng dầu miễn phí áp theo loại công suất tàu tương
ứng với khối lượng thời gian khai thác, nhằm thúc đẩy quá trình tiếp cận
phương thức đánh bắt cá xa bờ của người dân nhanh nhất.
Chính sách phát triển du lịch biển: Từ kinh nghiệm của Singapore, Việt
Nam cần đưa ra các chính sách định hướng phát triển ngành du lịch biển hợp
lý hơn dựa trên điều kiện và tiềm năng của đất nước. Cần có các chính sách
ưu đãi đầu tư hợp lý trong việc quy hoạch các khu nghỉ dưỡng đa chức năng
kết hợp nhân tạo và tự nhiên đối với các bãi biển của Việt Nam. Đặc biệt cần
22



xem xét việc ban hành các chính sách vui chơi có thưởng (Casino) tại các
khu du lịch cao cấp.
KẾT LUẬN
Trong thế kỷ của biển, các quốc gia biển trên thế giới đã có những hành
động để có thể sử dụng tài nguyên biển một cách hiệu quả nhất, qua đó tạo
dựng một nền kinh tế biển phát triển, đạt được vị trí cao trong cộng đồng các
quốc gia biển trên thế giới. Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về
kinh tế biển, chính sách phát triển kinh tế biển, và nội dung, vai trò, các yếu
tố tác động của vấn đề nghiên cứu. Luận án cũng phân tích và làm rõ thực
trạng các chính sách phát triển kinh tế biển của Singapore, Malaysia và Việt
Nam. Singapore và Malaysia, cùng nằm trong khu vực với Việt Nam, đây
cũng là lý do Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế biển từ
hai quốc gia này.
Malaysia đã cho thấy con đường phát triển kinh tế biển của quốc gia này
từng bước đạt được nhiều thành công, góp phần vào công cuộc phát triển
nền kinh tế của đất nước. Các chính sách hỗ trợ khuyến khích xây dựng và
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển được xây dựng một cách hợp lý
và thực thi hiệu quả, đem đến cho Malaysia một hệ thống cảng biển liên kết
tập trung chặt chẽ và tân tiến. Bên cạnh đó, các chính sách phát triển ngành
khai thác dầu khí được xây dựng từ rất sớm và từng bước thay đổi cũng như
bổ xung, tạo dựng một ngành dầu khí có vị trí cao trong khu vực và thế giới.
Ngoài ra, ngành khai thác đánh bắt thủy hải sản cũng được Malaysia xem
trọng và coi là một trong những ngành nghề trọng tâm khi thấy rõ được sự
thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng cho quốc gia này. Có thể thấy, các chính
sách phát triển kinh tế biển của Malaysia khá đồng bộ, có trọng tâm và thực
thi hiệu quả, tạo được bước đà phát triển kinh tế biển của quốc gia này trong
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực trạng phát triển kinh tế của Singapore cho thấy quốc gia này hoàn
toàn làm chủ được nguồn tài nguyên của đất nước. Mặc dù có nhiều khó

khăn về nguồn lực tự nhiên, nhưng quốc gia này đã định hướng phát triển
tập trung các nguồn tài nguyên sẵn có và đạt được thành tự vô cùng to lớn
23


×