Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Vì sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.29 KB, 4 trang )

Đề 1: Phân tích quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Vì sao nói Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam?
A. Phân tích quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Theo Học thuyết Mác - Lênin thì Đảng Công Sản là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam vào những năm 30, giai cấp công nhân còn ít về số
lượng, nhưng người vô sản bị áp bức, bóc lột thì đông, nên Hồ Chí Minh cho rằng
Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự kết hợp của cả 3 yếu tố:
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin: là ngọn cờ lý luận cho phong trào đấu tranh của giai
cấp Công nhân.
- Những tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ
nghĩa đã thức tỉnh những con người Việt Nam hướng theo con đường cách
mạng đúng đắn, đó là Cách mạng Vô sản.
- Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách
mạng xã hội chủ nghĩa xác định đúng vấn đề động lực cách mạng liên minh
giai cấp vị trí của cách mạng thuộc địa.
Đây chính là Cơ sở lý luận cho cương lĩnh cách mạng của Đảng sau này. Nhờ
có chủ nghĩa Mác - Lênin mà phong trào Công nhân đã chuyển từ “tự phát” sang
“tự giác”.
2. Giai cấp Công nhân và Phong trào Công nhân:
Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường
tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức, bóc lột của tư sản, thực dân cũng
đã diễm ra từ rất sớm.
Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, phong trào công nhân chưa trở thành
lực lượng riêng biệt mà còn hòa lẫn vào phong trào yêu nước.
Sự phát triển của phong trào công nhân trong nước đã khẳng định sự lớn lên
trong nhận thức tư tưởng của Giai cấp công nhân về cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam.
Như vậy, phong trào công nhân ngày 1 trưởng thành, lớn mạnh và đủ khả năng
lãnh đạo cách mạng, đây chính là 1 trong những điều kiện tất yếu dẫn đến sự ra đời
của Đảng Cộng Sản Việt Nam:


- Lực lượng lãnh đạo cách mạng không phải do số lượng quyết định.
- Giai cấp công nhân Việt Nam tuy có số lượng ít nhưng có những đặc điểm
sau: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức kỷ luật; là giai cấp tiên tiến nhất
trong sức sản xuất; có thể thấm nhuần một hệ tư tưởng cách mạng là chủ
nghĩa Mác – Lênin, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục tới
các tầng lớp khác…
3. Phong trào Yêu nước tại Việt Nam:
Việt Nam là 1 quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm, có nền văn hóa lâu
đời, trong đó, Yêu nước là 1 truyền thống quý báu và đặc sắc, là dòng chủ lưu
xuyên suốt lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam.
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta năm 1858, chúng đã vấp
phải sự phản kháng mạnh mẽ của những người con đất Việt oai hung. Các phong
trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là sự nối tiếp của truyền


thống yêu nước bất diệt của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử
chống giặc ngoại xâm.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã vận dụng Học Thuyết Mác – Lênin và ứng dụng vào
thực trạng của Việt Nam vào những năm 30 (nơi giai cấp công nhân còn ít về số lượng,
nhưng người vô sản bị áp bức, bóc lột thì đông) kết hợp truyền thống yêu nước quý
báu của dân tộc để làm nền tảng cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mà
trong đó, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn; với giá trị trường tồn
trong lịch sử dân tộc và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm.
- Phong trào yêu nước có mối liên kết chặt chẽ với phong trào công nhân vì
hầu hết công nhân đều xuất than từ nông dân và cùng chung mục tiêu đánh
tan bọn thực dân xâm lược, bè lũ bán nước, phong kiến và tay sai.
- Phong trào yêu nước còn tác động mạnh mẽ đến việc truyền abs Chủ nghĩa
Mác – Lênin và sự phát triển của phong trào công nhân.
Chính sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn ấy, đã giúp Đảng Cộng Sản Việt Nam từ
khi mới ra đời đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết được các lực lượng

cách mạng và nhờ đó giữ được quyền lãnh đạo cách mạng.
B. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặc lịch sử của cách mạng Việt Nam:
1. Hạn chế của cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời;
Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự
do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng
cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các
dân tộc thuộc địa làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực.
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
Trong nước, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam,
biến nước ta thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Về chính trị: Thực dân
Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
- Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng
đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở
công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai
thác thuộc địa.
- Về văn hoá: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây
tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu
nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và
ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và
thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người
dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột khiến
cho xã hội Việt Nam dần hình thành 2 mâu thuẫn ngày càng gay gắt, đó là:
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Pháp xâm lược
- Mâu thuẫn giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân với bọn địa chủ, phong
kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.



Chính vì thế, nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn
phong kiến tay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam
lúc bấy giờ.
Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống
thực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo
của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynh hướng khác
nhau. Song các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa
tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp
tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách
mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.
2. Những thay đổi chuyển biến của cách mạng Việt Nam khi có sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam trên tất cả các phương diện.
Đứng trước sự bế tắc của cách mạng trong nước, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ Quốc để bắt đầu chặng hành trình lịch sử: Đi tìm con
đường cứu nước giải phóng dân tộc. 10 năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, người
đã bắt gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn,
Người nói: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là
con đường cách mạng vô sản". Từ nhận thức đó Người đã ra sức chuẩn bị mọi mặt
cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam, Người từng bước truyền bá
có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lê nin vào trong nước, đưa phong trào công nhân
chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác; đưa phong trào yêu nước chuyển dần
sang lập trường cộng sản:
- Tháng 3/1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập tại số nhà 5D, Hàm
Long, Hà Nội.
- Ngày 1/5/1929, tại Đại hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra đề nghị thành lập Đảng
Cộng sản.
- Ngày 25/7/1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
- Tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.
- Từ ngày 3 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu

Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái
Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt
Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã
có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân
tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt
Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam:
- Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng kéo dài
mấy chục năm,


-

Giải quyết khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ
XX.
Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.

Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một
bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một
mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

.




×