Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Công tác ngăn chặngiảm sự cố, củng cố HLATLĐCA và nâng cao độ tin cậy lưới điện năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.31 KB, 32 trang )

TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

CÔNG TY ĐIỆN LỰC AN GIANG
Số:

/KH-PCAG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày

tháng 01 năm 2016

KẾ HOẠCH
Công tác ngăn chặn/giảm sự cố, củng cố HLATLĐCA và nâng cao độ tin cậy
lưới điện năm 2016
Thực hiện Văn bản số 10352/TB-EVN SPC của Tổng công ty Điện lực miền Nam
về kết luận của Tổng Giám đốc EVN SPC tại phiên họp kiểm điểm tình hình sản xuất
kinh doanh tháng 11/2015, kế hoạch công tác tháng 12/2015;
Để đảm bảo thực hiện tốt công tác cung ứng điện, hoàn thành các chỉ tiêu suất sự
cố, độ tin cậy 2016 của EVN SPC giao, Công ty Điện lực An Giang (PCAG) đã tổng
kết công tác giảm sự cố, củng cố HLATLĐCA và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
2015 và xây dựng Kế hoạch công tác trong năm 2016 với nội dung như sau:
PHẦN A: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VẬN HÀNH VÀ ĐỘ TIN CẬY NĂM 2015
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
 Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương về quy định hệ
thống điện phân phối (thay thế Thông tư 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010);
 Chỉ thị số 1874/CT-EVN ngày 19/5/2015 của EVN về công tác quản lý kỹ thuật
lưới điện năm 2015 và giai đoạn 2016÷2020;


 Đề án quản lý kỹ thuật và giảm sự cố lưới điện giai đoạn 2016÷2020 ban hành kèm
theo văn bản số 4990/ĐA-EVN SPC ngày 30/6/2015;
 Đề án nâng cao độ tin cậy cung cấp điện giai đoạn 2016÷2020 ban hành kèm theo
Quyết định số 3215/QĐ-EVN SPC ngày 06/11/2015;
 Công văn số 602/EVN SPC-KTSX ngày 28/01/2015 của Tổng công ty Điện lực
miền Nam về việc giao chỉ tiêu suất sự cố lưới điện 110kV và 22kV năm 2015;
 Công văn số 1118/EVN SPC-KTSX ngày 12/02/2015 của Tổng công ty Điện lực
miền Nam về việc giao chỉ tiêu độ tin cậy năm 2015;
 Công văn số 8256/EVN SPC-KTSX ngày 18/11/2014 của Tổng công ty Điện lực
miền Nam về việc quy định thống kê, báo cáo sự cố và độ tin cậy lưới điện phân phối
(thay thế Văn bản số 224/EVN SPC-KTSX ngày 11/01/2013).
II. TÌNH HÌNH VẬN HÀNH VÀ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN
1. Hiện trạng nguồn điện:
 Số trạm 110kV trên địa bàn là 10 trạm: LX, AC, CD, CĐ, PT, TT, CM, AP, TS, PC
(chưa tính trạm 110kV Thới Thuận, Thạnh Hưng) với tổng số MBA là 15 máy, tổng
dung lượng là 540MVA.

1/ 32


 Hiện khu vực tỉnh An Giang hiện đang nhận điện từ 10 trạm biến áp 110kV với
tổng số phát tuyến trung thế là 63 tuyến. Trong đó, 22kV là 62 tuyến và 35kV là 01
(tuyến 374CĐ-TB, nhận điện từ trạm 110kV Châu Đốc cấp điện cho trạm 35kV Tịnh
Biên). PCAG hiện có 10 Điện lực trực thuộc, đang quản lý kinh doanh bán buôn điện
năng trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
 Trên các phát tuyến trung thế (tổng số 63 phát tuyến): công suất lớn nhất là
14,6MW, công suất trung bình là 4,70MW. Hệ số công suất cho toàn lưới điện:
Stt Hệ số Toàn lưới Tuyến cao nhất Tuyến thấp nhất
1 Pmax/Pđặt
0,68

0,77
0,14
2
Ptb/Pđặt
0,58
0,62
0,11
2. Quy mô quản lý lưới điện:
 Tính đến cuối quý IV/2015, PCAG đang quản lý lưới điện như sau:
St
t
1
2
3
4
5
6
7
8

ĐVT

Nội dung
Đường dây trung thế
Đường dây hạ thế
Trạm biến áp
Tụ bù trung thế
Tụ bù hạ thế
Recloser
LBS

AVR

km
km
trạm
vị trí/kVAr
vị trí/kVAr
cái
cái
Bộ

TSĐL
2.443
824
3.955
156/75.990
1.681/29.488
94
66
01

TSKH

Tổng

469
2.912
1.941
2.765
4.206

8.161
03/7.800
159/83.790
2.027/288.030 3.708/317.518
13
107
35
101
0
01

3. Kết cấu lưới điện trung thế:
 Toàn bộ lưới điện trung thế trên địa bàn PCAG quản lý đang vận hành cấp 22kV
(trừ một phần lưới điện khu vực huyện Tịnh Biên còn vận hành cấp 35kV với tổng
chiều dài lưới điện 35kV là 24,72km).
 Tổng số các phát tuyến trung thế: Số lộ ra (22, 35kV) của trạm 110kV trên địa bàn
là 63 (hiện còn vận hành 01 lộ 35kV Châu Đốc- Tịnh Biên); Số tuyến trục chính nhận
điện từ đơn vị lân cận; khác là 04 (trạm 110kV Thới Thuận: 472, 473TT; trạm Thạnh
Hưng: 475, 477TH). Tổng chiều dài là 2.912km, trong đó, tài sản ngành điện 2.443km,
tài sản khách hàng 469km, chiều dài bình quân là 11km; và chiều dài xa nhất của 01
phát tuyến trục là 37km (tuyến 472 Phú Châu).
 Tổng số các phát tuyến có bọc hóa: 14 tuyến bọc hóa 1 phần (vị trí được bọc hóa
chủ yếu khoảng vượt giao chéo với ĐD 110kV, 35kV; HLATLĐ, khu vực thành phố,
đông dân cư). Tổng chiều dài được bọc hóa của toàn lưới điện là 8,03km.
 Tổng số các phát tuyến ngầm hóa: 53 tuyến (ngầm hóa 1 phần). Tổng chiều dài
được ngầm hóa 5,33km, chiếm tỉ lệ 0,18% so với toàn lưới điện, vị trí được ngầm hóa
chủ yếu là: đoạn đầu lộ ra trạm 110kV, giao chéo, vượt đường giao thông….
 Kết cấu lưới điện trung thế:
+ Thống kê số phát tuyến trung thế kết vòng (hiện hữu): 58 /62 phát tuyến, trong
đó: có 18 kết vòng cùng trạm 110kV và 40 kết vòng khác trạm 110kV (PL đính kèm).


2/ 32


+ Số phát tuyến có khả năng hỗ trợ cấp nguồn: 49/58 phát tuyến, trong đó: có 14 kết
vòng cùng trạm 110kV và 35 kết vòng khác trạm 110kV.
+ Số phát tuyến có kết vòng nhưng không có khả năng hỗ trợ cấp nguồn: có 09 phát
tuyến, chiếm tỉ lệ 15,5% so với tổng số 58 phát tuyến có kết vòng.
+ Đánh giá khả năng hỗ trợ cấp điện từ mạch vòng cho các mức tải: (số phát tuyến,
chiếm chiếm tỉ lệ % so với tổng số các phát tuyến có kết vòng).
< 50% tải
Số tuyến Tỉ lệ (%)
17
29

> 70% tải
Số tuyến Tỉ lệ (%)
24
41

100% tải
Số tuyến Tỉ lệ (%)
23
40

Ghi chú

4. Đặc điểm phụ tải:
Sản lượng, điện thương phẩm, công suất lớn nhất qua các năm:
Năm


Sản lượng điện
nhận (kWh)

Thương phẩm
(kWh)

Pmax (MW)

2012
2013
2014
2015

1.667.925.114
1.801.419.857
1.904.265.813
2.060.762.308

1.477.889.666
1.609.861.491
1.712.444.393
1.866.320.764

251
267
290
303

% điện nhận

tăng so với năm
trước
7,41
5,40
8,22

 Sản lượng điện nhận năm 2015 là 1.904.266MWh, tăng 8,22% so với cùng kỳ năm
2014. Sản lượng điện nhận ngày cao nhất năm 2015 là 6.200.65kWh (cao hơn 0,34%
so với 2014) và bình quân ngày là 5.814.691kWh, tăng 15,58% so với năm 2014.
 Mức tăng điện thương phẩm có xu hướng tăng chậm lại do ảnh hưởng suy thoái
kinh tế, năm 2015 chỉ tăng 8,99% so với cùng kỳ.
 Công suất lớn nhất năm 2015 là 303MW tăng 4,48% so với năm 2014 (290MW).
 Biểu đồ phụ tải ngày điển hình của PCAG: (ngày 07/4/2015)


Nhận xét về đồ thị phụ tải: thời điểm phụ tải đạt cao điểm về công suất, sản lượng
trong năm xảy ra trong khoảng thời gian cao điểm đêm, cao điểm phụ tải thường xuất
hiện các tháng (1, 3, 4, 5, 11, 12) trong năm.
5. Tình hình cung ứng điện và các giải pháp điều hành cung cấp điện:

3/ 32


 Tình hình cung ứng điện năm 2015 có thuận lợi, PCAG không phải điều hòa tiết
giảm điện; trừ trường hợp cắt tiết giảm theo lệnh điều độ miền A2 do sự cố nguồn.
 Để đảm bảo thực hiện tốt công tác cung cấp điện, PCAG đã thực hiện các công tác
theo chỉ đạo của EVN SPC như:
+ Tham mưu, kiến nghị với Sở Công thương trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch
và phương án cung cấp điện năm 2015 (57/QĐ-UBND ngày 09/01/2015); phê duyệt
danh sách khách hàng ưu tiên sử dụng điện khi HTĐ quốc gia thiếu nguồn (48/QĐUBND ngày 08/01/2015); thành lập BCĐ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(2281/QĐ-UBND ngày 27/12/2014); ban hành Chỉ thị tăng cường thực hiện tiết kiệm
điện.
+ Duy trì hoạt động của Tổ điều hành cung cấp điện phân tích đánh giá số liệu, nắm
bắt kịp thời thông tin về điều hành. Tham dự hội nghị truyền hình với tổ điều hành cấp
điện của SPC và thực hiện kịp thời các chỉ đạo từ EVN SPC.
+ Công ty sẽ bám sát diễn biến phụ tải, khai thác tải hiệu quả, chuẩn bị các phương
án cung cấp điện khác nhau để chủ động khi xảy ra thiếu nguồn.
Kết quả thực hiện, PCAG đã đảm bảo cung cấp điện cho địa phương; cấp điện ổn
định và liên tục cho các ngày Tết, dịp Lễ 30/4, 1/5, 2/9; các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi
đại học…; cấp điện ổn định và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho các khách hàng quan
trọng/ đặc thù như các cơ quan bệnh viện, cấp nước, bơm nông nghiệp, nhà máy sản
xuất hàng xuất khẩu...
 Tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền và triển khai tiết kiệm điện. Phối hợp
chặt chẽ với địa phương trong công tác tuyên truyền bảo vệ HLATLĐCA.
Phương thức cấp điện mùa khô 2015:
+ Đầu mùa khô các Điện lực có lập phương án cấp điện trên địa bàn tỉnh, đảm bảo
cung cấp điện ổn định, an toàn phục vụ các ngày lễ 30/4, 1/5, kỳ thi tốt nghiệp THPT
và cung cấp cho các phụ tải quan trọng trong khu vực.
+ Lập danh mục thứ tự ưu tiên các phát tuyến trung áp trên địa bàn trình Sở Công
thương và UBND tỉnh phê duyệt.
+ Điều hòa phụ tải các trạm 110kV Long Xuyên, Châu Đốc để cấp điện điện an
toàn, tin cậy cho các khu vực thành phố trung tâm.
III. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH ĐÃ TRIỂN KHAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ
TỒN TẠI
1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu suất sự cố lưới điện (Chi tiết trong các Phụ lục 1A,
1B, 1C, 1D đính kèm).
Nội dung
Thực hiện 2014
Kế hoạch 2014
Thực hiện 2015

Kế hoạch 2015
Kết quả 2015
So sánh TH 2015 / 2014

Thoáng qua
đường dây
81
83,83
26
31,5
Đạt
-68%

Kéo dài
đường dây
39
47,54
29
38,7
Đạt
-26%

Trạm
biến áp
17
26
11
22,68
Đạt
-35%


Tổng
(số vụ)
137
157,37
66
92,88

PCAG:
4/ 32


Năm 2015, PCAG thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch SSC của EVN SPC giao
(TH/ĐM): SCTQ: 26/31,5 vụ; SCKD: 29/38,7 vụ; SC TBA: 11/22,68 vụ. So với cùng
kỳ năm 2014: SCTQ giảm 68%, SCKD giảm 26%, SC TBA giảm 35%.
 Tổng số là 66 vụ (kể cả sự cố lưới điện khách hàng), trong đó: có 26 vụ SCTQ, 29
vụ SCKD và 11 vụ SC TBA. So sánh với cùng kỳ năm 2014, tổng số vụ giảm 52%,
trong đó: SCTQ giảm 68%, SCKD giảm 26%, SC TBA giảm 35%. (Phụ lục 1A).
 Các nguyên nhân sự cố đường dây trung thế: do rắn chiếm 40% (22 vụ), do động vật
khác (chuột, sóc, chim,…) chiếm 18,18% (10 vụ), do sét chiếm 10,91% (06 vụ), do
phóng điện sứ đứng chiếm 7,27% (04 vụ). (Phụ lục 1B).
 Các nguyên nhân sự cố TBA: hỏng cách điện chiếm 72,73% (08 vụ); do động vật
18,18% (02 vụ); do quá tải MBA chiếm 9,09% (01 vụ). (Phụ lục 1C).
 Đầu năm 2015, Công ty đã giao chỉ tiêu SSC cho các Điện lực, kết quả các Điện lực
thực hiện đạt các chỉ tiêu SSC PCAG giao, chi tiết từng đơn vị như Phụ lục 1D.

 Sự cố do vi phạm HLATLĐCA: có 03/66 vụ sự cố, chiếm tỷ lệ 4,55%. So sánh với
cùng kỳ năm 2014 giảm 08 vụ. Nguyên nhân sự cố chủ yếu do: dân thả các vật bay
(diều, chong chóng) 02 vụ; xây dựng nhà ở 01 vụ; và có 05 vụ tai nạn điện ngoài dân
do vi phạm HLATLĐCA.

Các Điện lực:
 08/10 Điện lực thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch SSC lưới điện của PCAG giao. 02
Điện lực thực hiện không đạt chỉ tiêu giao, cụ thể: Long Xuyên (SCKD); Phú Tân
(SCTQ, SCKD).
 So với cùng kỳ năm 2014: Tất cả các Điện lực thực hiện tổng số vụ sự cố đều giảm.
Tuy nhiên, có 04 Điện lực để xảy ra nhiều sự cố: Phú Tân (17 vụ), Long Xuyên (11
vụ), Châu Phú, Thoại Sơn (7 vụ).
 Các phát tuyến xảy ra nhiều sự cố trong năm: 471PT, 477PT, 481PT, 471LX, 472AP,
480CM, 482CM, 472TS, 480TS, 471CD.
Nhận xét:
 Nhìn chung tất cả các Điện lực đã tập trung triển khai thực hiện khá tốt các giải
pháp ngăn chặn/giảm sự cố lưới điện ngay từ đầu năm, kết quả thực hiện tổng số vụ sự
cố giảm đã so với năm 2014 (giảm 71 vụ).
 Phân tích nguyên nhân sự cố: Sự cố đường dây chiếm tỉ lệ cao 83,33%, so với cùng
kỳ 2014, tổng số vụ giảm 54,17% (65 vụ); Sự cố TBA chiếm tỉ lệ 16,67%, so với cùng
kỳ 2014, tổng số vụ giảm 35,29% (06 vụ). Nguyên nhân gây sự cố chủ yếu: do động
vật (rắn, chim), do phóng sứ, phóng điện thiết bị, do sét đánh.
 Qua số liệu đánh giá, Công ty yêu cầu các Điện lực tiếp tục tích cực triển khai thực
hiện giải pháp hiệu quả để phòng chống sự cố với các nguyên nhân chính: do phóng
điện thiết bị (DS, FCO, LBFCO, LA), động vật (rắn, chim), sét đánh, phóng sứ.
2. Kết quả thực hiện chỉ số độ tin cậy: (Chi tiết trong Phụ lục 2 đính kèm).
 Năm 2015, PCAG thực hiện đạt chỉ tiêu các chỉ số độ tin cậy của EVN SPC giao,
cụ thể: (SAIDI: phút)
5/ 32


Nội dung
Thực hiện 2014
Thực hiện 2015
Kế hoạch 2015

Kết quả
So sánh TH 2015/2014

Mất điện do sự cố lưới
điện phân phối

Mất điện do cắt điện lưới
điện phân phối có kế
hoạch

MAIFI

SAIDI

SAIFI

MAIFI

SAIDI

SAIFI

MAIFI

SAIDI

SAIFI

0,61
0,230

0,580
Đạt
-62%

29,73
24,2
29,1
Đạt
-19%

0,74
0,395
0,722
Đạt
-47%

0,002
0,010
Đạt
+100%

1.926
923,1
1.390
Đạt
-52%

4,94
3,152
4,516

Đạt
-36%

0,57
0,232
0,591
Đạt
-59%

1.969
952
1.432
Đạt
-52%

6,13
3,558
5,687
Đạt
-42%

Tổng hợp (04 trường
hợp mất điện)

Nhận xét:
 Qua số liệu thực hiện cho thấy các chỉ số độ tin cậy cấp điện có nhiều chuyển biến
tốt so với cùng kỳ 2014 và so với kế hoạch 2015. Tất cả các chỉ số (SAIDI, SAIFI,
MAIFI) đều thấp hơn kế hoạch của EVN SPC giao.
 Tổng hợp các trường hợp mất điện 2015: 08/10 Điện lực thực hiện đạt kế hoạch của
PCAG giao. Riêng 02 Điện lực: Phú Tân, Thoại Sơn thực hiện không đạt kế hoạch

giao, cụ thể: không đạt chỉ số MAIFI (do sự cố lưới phân phối).
 Kết quả đạt được do PCAG đã tập trung các giải pháp chính như: Phối hợp chặt chẽ
với các đơn vị liên quan giữa các Điện lực với CNĐCTAG, đơn vị ngoài... trong quá
trình cắt điện thi công công trình và lập kế hoạch triển khai thực hiện các công trình
lưới điện 22kV, lộ ra các trạm 110kV Thoại Sơn, Phú Châu để khai thác tải. Rà soát
xây dựng hợp lý khối lượng cải tạo, đầu tư xây dựng lưới điện, thống nhất phương
thức vận hành lưới, định hướng về tiêu chuẩn hóa lưới điện…
3. Đánh giá các giải pháp chính đã triển khai
3.1 Công tác tổ chức điều hành:
Tại PCAG:
 Rà soát, thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) và Tổ giúp việc BCĐ công tác ngăn chặn
/giảm sự cố và tăng cường nâng cao độ tin cậy lưới điện phân phối.
 Lập lại Ban chỉ huy bảo vệ HLATLĐCA của PCAG, kèm phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các thành viên (Quyết định số 134/QĐ-PCAG ngày 22/01/2015).
 Xây dựng và triển khai Chương trình công tác ngăn chặn/giảm sự cố, củng cố
HLATLĐCA và nâng cao độ tin cậy năm 2015, hoàn tất trong tháng 01/2015
(126/CTr-PCAG ngày 14/01/2015).
 Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình củng cố LĐPP giai đoạn 2013÷2016
(1431/CTr-PCAG ngày 12/6/2013).
 Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch suất sự cố, độ tin cậy lưới điện phân phối năm 2015
của EVN SPC giao (602/EVN SPC-KTSX ngày 28/01/2015; 1118/EVN SPC-KTSX
ngày 12/02/2015): PCAG đã tính toán và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Điện lực làm
cơ sở để chủ động và phấn đấu thực hiện: giao chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện
(447/PCAG-ĐĐ ngày 03/3/2015); giao chỉ tiêu suất sự cố lưới điện (431/PCAGKHKT ngày 02/3/2015; 845/PCAG-KHKT ngày 09/4/2015).
 Hàng tháng, các đơn vị (P.ĐĐ, KHKT, AT và các Điện lực) họp kiểm điểm phân
tích, đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu suất sự cố, các chỉ số độ tin cậy, rút kinh
6/ 32


nghiệm và qua đó chỉ đạo kịp thời giúp các Điện lực thực hiện tốt hơn công tác giảm

sự cố và nâng cao độ tin cậy. Tổ chức kiểm tra công tác giảm sự cố tại từng Điện lực
(ít nhất 01 lần/năm).
 Định kỳ (tuần/tháng/quý/năm), báo cáo kết quả thực hiện suất sự cố, độ tin cậy lưới
điện về SPC theo biểu mẫu quy định, kịp thời.
 Chế độ kiểm tra tại các Điện lực (Kết hợp Đoàn kiểm tra công tác QLKT và giảm
TTĐN) với tổng số là 10 lượt. Qua đó để nắm bắt tình hình triển khai công tác này tại
đơn vị cũng như các vấn đề còn tồn tại để có hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thực hiện
chấn chỉnh kịp thời.
 Chú trọng bồi huấn, đào tạo để từng bước nâng cao kiến thức và tay nghề cùng tính
kỷ luật đối với nhân viên làm công tác quản lý vận hành lưới điện.
 Thực hiện nghiêm các Quy định áp dụng: (i)- Quy định xử lý trong việc thực hiện
suất sự cố lưới điện (777/QĐ-PCAG ngày 20/5/2014); (ii)- Quy định xử lý trong việc
thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện phân phối (778/QĐ-PCAG ngày 20/5/2014).
Tại các Điện lực:
 Quyết định lập lại Tiểu ban chỉ đạo giảm sự cố, củng cố bảo vệ HLATLĐCA và
nâng cao độ tin cậy lưới điện tại Điện lực: có quyết định lập Tiểu BCĐ và có bảng
phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
 Củng cố lại bộ máy tổ chức, bố trí nhân sự làm công tác QLKT, QLVH tại Phòng
KHKT-VT và Đội QLVH: phải có bảng phân công trách nhiệm, nhiệm vụ công việc cụ
thể cho từng cá nhân để triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Xây dựng và triển khai Phương án công tác ngăn chặn, giảm sự cố và nâng cao độ
tin cậy lưới điện của đơn vị, trên cơ sở Chương trình của PCAG, EVN SPC và tình
hình thực tế quản lý, trình Công ty kiểm tra, phê duyệt hoàn tất trong tháng 01/2015.
 Tổ chức điều tra kỹ, phân tích chính xác nguyên nhân các hiện tượng bất thường sự
cố. Họp kiểm điểm chấn chỉnh và triển khai thông báo đến toàn nhân viên trực vận
hành lưới điện để rút kinh nghiệm.
 Tích cực vận động và hướng dẫn khách hàng thực hiện các giải pháp giảm thiểu sự
cố đối với lưới điện khách hàng.
Chế độ kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ:
 Hàng tuần (ngày thứ 2), Tiểu ban chỉ đạo tham dự họp giao ban kiểm điểm tình hình

thực hiện cung ứng điện, sự cố và độ tin cậy lưới điện tại các đơn vị (Lưu ý: EVN SPC
tổ chức họp kiểm điểm định kỳ qua Hội nghị truyền hình).
 Hàng tuần (thứ tư), các Điện lực triển khai thực hiện nhập, phân tích số liệu báo cáo
trên Website chương trình tính toán độ tin cậy lưới điện.
 Hàng tháng (từ ngày 02 đến ngày 07), Tiểu ban chỉ đạo họp kiểm điểm kết quả thực
hiện suất sự cố và các chỉ số độ tin cậy lưới điện trong tháng để rút kinh nghiệm và đề
ra kế hoạch biện pháp trọng tâm của tháng sau sau và gửi biên bản họp về Công ty để
theo dõi, đôn đốc (1301/PCAG-KHKT ngày 27/5/2014) theo địa
chỉ: \\10.174.0.3\data\DOTINCAY CCD\<Dien luc>\1.Bien ban Hop Tieu ban chi dao.
3.2 Các giải pháp kỹ thuật trọng tâm đã thực hiện
7/ 32


3.2.1 Công tác đầu tư xây dựng, SCL lưới điện (chống quá tải, giảm TTĐN):
a) Công tác ĐTXD:
 Năm 2015, PCAG đã thực hiện hoàn thành 09/09 CT lưới điện với giá trị 18.060
triệu đồng. Khối lượng thực hiện: 44,2km ĐDTT; 16,87km ĐDHT; TBA với tổng
dung lượng 825kVA.
 Đánh giá: Những công trình được đầu tư đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả
cao. Đặc biệt, các công trình: lộ ra trạm 110kV Phú Châu; cải tạo lên 2 mạch đường
dây 22kV từ Trà Thôn đến Hòa Bình; nâng cấp, phát triển lưới điện phân phối khu vực
thành phố, thị xã, trị trấn có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo cung cấp điện cho
địa phương, góp phần nâng cao độ tin cậy cấp điện.
b) Công tác SCL:
 Năm 2015, PCAG đã thực hiện hoàn thành 17/17 CT với giá trị 10.861 triệu đồng,
đạt 72,38% giá trị kế hoạch. Nội dung thực hiện chủ yếu: thay tăng tiết diện dây dẫn,
thay đà sắt rỉ sét nặng, thay đà Composite vị trí lắp thiết bị, xóa bỏ kẹp quai...
 Đánh giá: Nhìn chung công tác SCL 2015 được thực hiện tốt, đảm bảo kế hoạch và
tiến độ SPC giao. Các công trình đã phát huy hiệu quả tốt theo các yêu cầu đặt ra khi
quyết định đầu tư; giúp hoàn thiện, củng cố lưới điện phục vụ cấp điện ổn định cho

khách hàng.
3.2.2 Chương trình củng cố LĐPP giai đoạn 2013÷2016
a) Tình hình thực hiện (đến cuối quý IV/2015):
Nhóm tiêu chí bắt buộc:
 Đối với lưới trung áp: (so với tổng khối lượng theo chương trình).
Tiêu chí I.1 (bó gọn dây thông tin trên trụ): PCAG thực hiện đạt 73%;
02 tiêu chí (I.9- giải pháp chống quá tải đường dây; I.11- xử lý sụt áp cuối tuyến)
thực hiện đạt 100%, hoàn tất trong năm 2013.
 Đối với lưới hạ áp: (so với tổng khối lượng theo chương trình).
Tiêu chí I.1 (TBA phải làm gọn dây thông tin, thùng điện kế, thay đổi hình thức đấu
nối NR khách hàng): thực hiện đạt 100%, hoàn tất trong 2015;
06 tiêu chí, gồm: I.3- TBA cần thực hiện xử lý kẹp quai cầu chì cá, mối nối hở; I.5số TBA cần thực hiện xử lý tủ điện hạ áp không đảm bảo vận hành; I.6- xử lý MBA rỉ
sét, rỉ dầu; I.7- đấu nối lại, bổ sung tiếp địa TBA và tiếp địa lặp lại; I.9- giải pháp
chống quá tải; I.11- xử lý sụt áp cuối tuyến: thực hiện đạt 100%, hoàn tất trong năm
2013, 2014.
Nhóm tiêu chí thực hiện theo lộ trình (2013÷2016):
 Đối với lưới trung áp: (so với tổng khối lượng theo chương trình).
Tiêu chí II.2 (thực hiện bọc hóa): thực hiện theo kế hoạch đạt 6%
Tiêu chí II.3 (công trình mạch vòng): thực hiện đạt 84%
Tiêu chí II.4 (tăng cường cách điện): thực hiện đạt 100%
Tiêu chí II.5 (giải pháp chống sét cho đường dây): thực hiện đạt 100%.

8/ 32


 Đối với lưới hạ áp: Tiêu chí II.1 (tuyến trục cần nâng cấp lên 1 pha 3 dây): thực
hiện đạt 98%.
b) Nhận xét:
Nhóm tiêu chí bắt buộc:
Đối với lưới trung thế: PCAG đăng ký 03 nội dung tiêu chí. Đã hoàn thành 2/3 tiêu

chí (I.9, I.11) đạt 100%. Riêng tiêu chí I.1 đạt 73% và có khả năng đảm bảo tiến độ
yêu cầu.
Đối với lưới hạ thế: PCAG đăng ký 07 nội dung tiêu chí. Đã hoàn thành 7/7 tiêu chí
(I.1, I.3, I.5, I.6, I.7, I.9, I.11) đạt 100%.
Nhóm tiêu chí thực hiện theo lộ trình:
Đối với lưới trung thế: PCAG đăng ký 04 nội dung tiêu chí. Đã hoàn thành 2/4 tiêu
chí (II.4, II.5) đạt 100%. Còn lại 02 tiêu chí: II.3- xây dựng mạch vòng đang thực hiện
theo kế hoạch đạt 84%; II.2- bọc hóa thực hiện theo kế hoạch đạt 6%. Các tiêu chí này
có khả năng đảm bảo tiến độ yêu cầu.
Đối với lưới hạ thế: PCAG đăng ký 01 nội dung tiêu chí, tiêu chí II.1- tuyến trục
cần nâng cấp lên 1 pha 3 dây: thực hiện đạt 98% (tiêu chí này dự kiến hoàn tất trong
quý I/2016).
3.2.3 Công tác quản lý kỹ thuật, vận hành:
a) Công tác kiểm tra lưới điện:
 Chỉ đạo các Điện lực phải kiểm tra đúng định kỳ theo quy định nhằm sớm phát hiện
các các tồn tại, khiếm khuyết như: nóng đỏ mối nối dây dẫn, lèo pha, các khả năng
phóng sứ, trụ điện nghiêng, nứt chân, lở móng, xà mục, sét, các tình trạng hỏng dây
cột sứ, trường hợp dây neo, ty neo sét, mục, chùng, mất boulon kẹp, MBA chảy dầu,
có tiếng kêu lạ, bình hút ẩm đổi màu, mức dầu bị giảm thấp, TU, TI bị rạn nứt, hư
hỏng bình acquy, pin các tủ Recloser, bộ điều khiển tụ bù.... (2666/QĐ-EVN-KTLĐKTAT ngày 23/9/2003; 1737/QĐ-EVN SPC ngày 28/9/2011). Yêu cầu Lãnh đạo các
Điện lực chú trọng công tác kiểm tra hiện trường và phúc tra các kết quả kiểm tra lưới
điện, để có những chỉ đạo giải quyết kịp thời các tồn tại từ công tác này.
 Xử lý kịp thời các khiếm khuyết trên lưới, ngăn ngừa/hạn chế tối thiểu sự cố lưới
điện: Ngay từ đầu 2015 đến nay, PCAG yêu cầu các Điện lực tập trung vào các công
tác sửa chữa thường xuyên lưới điện như: điều hòa công suất TBA bị đầy/quá tải; thay
chằng mục rỉ sét, thùng điện kế, hộp công tơ; thay giá lắp thiết bị bị rỉ sét nặng...
 Tổng kiểm tra mùa khô 2015 (hoàn tất trong quý II/2015): Kiểm tra phủ kín hết lưới
điện, đảm bảo khối lượng và chất lượng công tác kiểm tra. Đồng thời, khắc phục sửa
chữa trước các khiếm khuyết nằm trong các khu vực cấp điện trọng điểm, ưu tiên, để
đảm bảo cấp điện an toàn các dịp lễ (30/4, 01/5 và giỗ tổ 10/3 âm lịch). Các khiếm

khuyết còn lại khắc phục trước ngày 31/5/2015. Công tác kiểm tra ghi chép đầy đủ đối
với các trường hợp bị sự cố, người kiểm tra đã phải đến từng vị trí trụ kiểm tra cụ thể.
b) Công tác phát quang lưới điện: thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo lưới điện
vận hành an toàn, liên tục (Thực hiện thường xuyên).
c) Công tác thí nghiệm lưới điện:

9/ 32


 Căn cứ pháp lý thực hiện: (i)- Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ
Công thương Quy định hệ thống điện phân phối; (ii)- Quy định về thời hạn, hạng mục,
khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết bị, (3075/CV-EVN-KTLĐ ngày 14/7/2003).
 Tổ chức kiểm tra, thí nghiệm và bảo dưỡng định kỳ trạm 35kV (hoàn tất trong quý
I/2015). Thử nghiệm, thay LA định kỳ các TBA phân phối trước mùa mưa.
 Thí nghiệm định kỳ các thiết bị trên lưới điện đúng thời gian và đầy đủ hạng mục,
khối lượng quy định.
 Nâng cao chất lượng công tác thí nghiệm định kỳ, kiểm tra hiện trường lưới điện, xử
lý sau sự cố để hạn chế tối đa sự cố phát tuyến 22kV. Tuyệt đối không thao tác đóng lại
bằng tay các máy cắt phát tuyến khi chưa kiểm tra lưới điện nhằm đảm bảo đã loại trừ
sự cố.
 Tình hình thực hiện: đã thực hiện kiểm tra, bảo trì sửa chữa và thí nghiệm, thay định
kỳ vật tư phụ kiện lưới điện kém chất lượng: FCO/LB-FCO, LA, sứ đứng trung thế,
dây dẫn lên xuống trạm,...; vệ sinh sứ đường dây, TBA, tăng cường cách điện được
thực hiện đúng theo kế hoạch đăng ký. Kết quả thực hiện: Thử nghiệm, thay thế định
kỳ LA (thời gian vận hành >3 năm): 285 cái; Thay thế FCO/LBFCO phóng điện: 160
cái; Thay sứ trung thế: 412 cái; Bảo trì TBA chuyên dùng: 80 trạm; Thay thế, duy tu
các MBApp đã vận hành lâu năm: 80 máy. Thay máy kém chất lượng: 08 máy để đạt
yêu cầu về mặt tổn thất.
 Thống kê và đánh giá chất lượng các VTTB: LA, TU, TI, FCO/LBFCO, Recloser, tụ
bù, sứ đứng trung thế... đang vận hành trên lưới điện và đề xuất giải pháp xử lý những

VTTB có chất lượng kém (1419/PCAG-KHKT ngày 09/6/2014, 1530/PCAG-KHKT
ngày 19/6/2014).
 Kiểm tra, thí nghiệm và duy tu định kỳ trạm 35kV (Tân Châu, Tịnh Biên), hoàn tất
trong quý II/2015. Nội dung thực hiện: phần thiết bị nhất thứ (giao PXCĐ thực hiện)
và phần nhị thứ (thuê Công ty Thí nghiệm điện miền Nam thực hiện).
Về công tác thay thế VTTB kém chất lượng:
 Rà soát, thay thế vật tư thiết bị kém chất lượng, thống kê các loại sứ trung thế kém
chất lượng, sứ đã quá hạn sử dụng còn tồn tại trên lưới, lập kế hoạch thay thế dần.
 Thống kê, đánh giá chất lượng VTTB đang vận hành trên lưới điện nhằm loại bỏ
các VTTB có chất lượng kém trong công tác mua sắm.
Công tác thí nghiệm lưới điện khách hàng theo quy định Thông tư 32:
 PCAG đã có văn bản triển khai hướng dẫn các Điện lực cần thông báo, hỗ trợ tư vấn
cho khách hàng trong việc tổ chức công tác thí nghiệm và quản lý vận hành lưới điện
của khách hàng theo đúng quy định (2530/PCAG-KHKT ngày 22/10/2012): tất cả các
Điện lực có văn bản thông báo cho khách hàng nhưng qua theo dõi chỉ có một số
khách hàng thuê đơn vị ngoài thực hiện thí nghiệm, khối lượng thực hiện còn ít so với
khối lượng quản lý.
 Về việc đảm nhận công tác các dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát và quản lý vận hành,
duy tu, thử nghiệm đối với lưới điện của khách hàng (2544/PCAG-KHKT ngày
23/10/2012) đang tiếp tục theo dõi triển khai thực hiện.

10/ 32


Trong công tác thỏa thuận đấu nối đối với các hồ sơ cấp điện mới: tất cả các Điện
lực đã thực hiện tốt theo tinh thần các Văn bản triển khai: 2586/PCAG-KHKT ngày
26/10/2012, 699/PCAG-KHKT ngày 29/3/2013, 619/PCAG-KHKT ngày 19/3/2014.
 Thực hiện các quy định pháp luật đối với lưới điện của khách hàng (Văn bản triển
khai số 601/PCAG-KHKT ngày 18/3/2014).
 Thỏa thuận hồ sơ thiết kế công trình lưới điện khách hàng (Văn bản triển khai số

619/PCAG-KHKT ngày 19/3/2014).
d) Công tác phối hợp bảo vệ trên lưới điện:
 Rà soát, kiểm tra và tính toán chọn cỡ chì bảo vệ phù hợp các vị trí lắp đặt FCO,
LB-FCO đầu nhánh rẽ, tại TBApp, có phối hợp đặt tuyến bảo vệ các MC phía đầu
nguồn, hạn chế xảy ra sự cố vượt cấp bảo vệ.
 Tăng cường công tác kiểm tra, hiệu chỉnh lại các thông số cài đặt Recloser giữa các
phân đoạn và đầu nhánh rẽ phù hợp thông số vận hành nhằm đảm bảo phối hợp có
chọn lọc với máy cắt đầu tuyến, thu hẹp phạm vi mất điện khi có sự cố xảy ra.
 Triển khai áp dụng giải pháp về cài đặt rơle của Recloser (khóa chức năng 79, cắt 0s
khi dòng ngắn mạch > 9kA) của các phát tuyến 22kV có xác suất sự cố thoáng qua rất
thấp hoặc không xảy ra như: cáp ngầm, các đoạn dây ngắn cấp điện cho khu công
nghiệp.
e) Công tác phát hiện, điều tra và xử lý nhanh sự cố:
 Khi có sự cố xảy ra, tổ chức điều tra kỹ, phân tích nguyên nhân các hiện tượng bất
thường sự cố. Họp kiểm điểm chấn chỉnh và triển khai thông báo đến toàn nhân viên
trực vận hành lưới điện để rút kinh nghiệm.
 Kết quả thực hiện số vụ sự cố không rõ nguyên nhân đã giảm so với năm 2013:
giảm 06 vụ.
f) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vận hành lưới điện:
 Từ năm 2008 đến nay, PCAG triển khai áp dụng chương trình quản lý đăng ký cắt
điện, thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện, phương thức vận hành (bằng phần
mềm tự xây dựng). Chương trình này được cập nhật, cải tiến phù hợp với các quy
trình, quy định hiện hành; đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công tác điều hành điều độ
tại PCAG.
 PCAG triển khai áp dụng các chương trình/phần mềm của SPC (SPCIT) xây dựng
và phát triển như: (i)- Đọc thông số vận hành trạm 110kV; (ii)- Tính toán độ tin cậy
lưới điện trên Website; (iii)- Vận hành sơ đồ lưới điện phân phối trên máy tính; (iv)Thông tin dịch vụ khách hàng (CMIS); (v)- Quản lý kỹ thuật LĐPP (GIS)…
g) Công tác khác:
 Xử lý mối nối hạ áp, trung áp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (công tác thay thế
các mối nối boulon bằng ống nối ép đã thực hiện hoàn tất), bảo trì siết ti ếp xúc dây

dẫn, cáp, đầu cực thiết bị, đấu nối KH bằng kẹp quai…dễ xảy ra tình trạng câu móc
điện, trong công tác bảo trì nhằm sớm phát hiện thay thế dần các thiết bị sử dụng lâu
năm, có nguy cơ hư hỏng, phóng sứ, rò điện gây TTĐN và sự cố.
 Kiểm tra và xử lý tăng cường hệ thống tiếp địa đường dây trung thế (22, 35kV), hạ
thế và TBA có điện trở đất lớn hơn quy định.
11/ 32


 Triển khai bổ sung neo chằng trên các tuyến đường dây thuộc địa bàn quản lý
(531/PCAG-KHKT ngày 12/3/2014). Tháp trụ nâng cao độ tỉnh không và chỉnh trụ
nghiêng.
 PCAG đã xây dựng, cập nhật đầy đủ các quy trình, quy định liên quan đến công tác
quản lý vận hành để điều hành như: Quy trình điều độ; phân cấp quyền điều khiển,
quyền kiểm tra thiết bị; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của ca vận hành tại Điện lực;
Quy trình vận hành các thiết bị lưới điện phân phối; Quy định công tác kiểm tra, thí
nghiệm định kỳ các trạm 35kV; Quy trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện…
 Xây dựng và triển khai đầy đủ các phương thức vận hành lưới điện trong điều kiện
bình thường, sự cố, thiếu nguồn điện…
 Thực hiện nghiêm các quy trình, quy định, các phương thức vận hành, các trình tự,
thủ tục các bước triển khai thi công công trình; phối hợp tốt với các đơn vị bạn liên
quan đến công tác cắt điện (có biên bản ghi nhớ với CN Điện cao thế An Giang trong
việc điều tra, xử lý nhanh sự cố để giảm thời gian mất điện cho khách hàng…).
3.2.4 Các giải pháp đã thực hiện giảm sự cố lưới điện
a) Ngăn chặn/giảm sự cố do động vật:
 Phát quang triệt để cây xanh, bụi rậm xung quanh gốc trụ. Kết quả hạn chế xảy ra
sự cố do cây xanh va quẹt.
 Giải pháp ốp tole thân trụ, ốp tole dây neo các khu vực thường xuyên xảy ra sự cố
rắn bò kết hợp bít các lỗ trụ bằng mút xốp các đường trục/nhánh rẽ trung thế; bít ống
PVC bằng vỏ xe, mướp, lưới cá, ép chai nhựa,... Kết quả thực hiện: ốp tole thân trụ:
127 vị trí; bịt lỗ ống nhựa bảo vệ dây sorty 208 vị trí. Các ĐL thực hiện tốt là Tân

Châu, Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Chợ Mới.
 Thay xà composite; ốp đà bằng ống nhựa PVC, bằng chụp chuyên dùng; nắp chụp
sứ đứng làm bằng vật liệu silicone,... tại các khu vực có tần suất sự cố cao từ đầu phát
tuyến đến Recloser gần nhất. Lắp các phểu ngăn không cho rắn bò theo dây chằng lên
lưới điện, lắp ống nhựa PVC thay máng che dây chằng. Lắp nắp chụp phù hợp với ống
nhựa hạn chế chuột chui vào ống cắn dây cáp xuất.
Kết quả thực hiện: Thay xà sắt bằng xà coposite 814 vị trí; ốp xà bằng ống nhựa
PVC/composite: 574 vị trí. Các ĐL thực hiện tốt: LX, CĐ, TC, TS, CP, PT, TT.
Nhận xét:
Các giải pháp này mang lại hiệu quả cao, từ khi áp dụng giải pháp này số vụ sự cố do
rắn bò đã giảm đáng kể. Kết quả thực hiện số vụ sự cố do động vật, cây xanh đã giảm
so với năm 2014, cụ thể: do rắn bò giảm 12 vụ; cố do động vật khác (chim, bồ câu,
sóc..) giảm 16 vụ; không có sự cố do cây xanh va quẹt.
b) Ngăn chặn/giảm sự cố do phóng điện:
 Thực hiện tốt công tác vệ sinh công nghiệp, kiểm tra định kỳ lưới điện để phát hiện
và thay thế kịp thời các sư có nguy cơ sự cố, thực hiện hoàn tất trước mùa mưa để
tránh hiện tượng phóng điện. Kết quả: vệ sinh bảo dưỡng 153 trạm (CĐ, CM); Thay
MBA kém chất lượng: 24 máy (CĐ).
 Kiểm tra và thử nghiệm: LA 722 cái (LX, CM, CĐ, TS).
 Thay sứ đứng trung thế: 536 cái (TT, CP).
12/ 32


 Triển khai thực hiện tốt thay đà sắt bằng đà composite tăng cường cách điện tại vị
trí: (i)- lắp FCO, LBFCO hiện hữu, tuyến đường dây xây dựng mới; (ii)-Các tuyến
đường dây trung áp, tại một số vị trí trụ của phát tuyến gần trạm 110kV có dòng ngắn
mạch cao, các tuyến nhiều mạch để khắc phục dứt điểm sự cố đứt chì tạo hồ quang
phóng vào xà đỡ làm bật máy cắt phía nguồn. Kết quả thực hiện tổng số là 814 bộ.
 Thực hiện bọc hóa cách điện (lắp nắp chụp) sứ thiết bị, đầu cực TU, TI, đầu sứ
MBA, đầu cực FCO, LBFCO, LA; Thay TU, TI công nghệ epoxy; FCO, LBFCO

polymer. Kết quả thực hiện: lắp nắp chụp đầu cực MBA 813 vị trí; FCO/LBFCO 124
cái; LA 333 cái.
 Giảm sự cố do sét: Rà soát, bổ sung tăng cường hệ thống địa tiếp địa cho 133 vị trí.
Nhận xét:
 Kết quả thực hiện số vụ sự cố các nguyên nhân do: phóng điện, phóng sứ, sét đánh
đã giảm so với năm 2014: phóng sứ đứng giảm 01 vụ; do phóng điện DS,
FCO/LBFCO, LA giảm 19 vụ, do sét giảm 08 vụ.
 Các Điện lực đã thực hiện tốt là: LX, CĐ, TC, CP, TT.
c) Ngăn chặn/giảm sự cố do vi phạm HLATLĐCA
c.1)Công tác tổ chức:
 Ngay từ đầu năm, Công ty đã tổ chức thành lập lại Ban chỉ đạo bảo vệ HLATLĐCA
(Quyết định số 134/QĐ-PCAG ngày 22/01/2015) và phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên trong Ban chỉ đạo;
 Các Điện lực cũng đã tổ chức thành lập lại Ban chỉ đạo bảo vệ HLATLĐCA tại đơn
vị, đồng thời tham gia vào Ban Chỉ đạo địa phương để phối hợp trong việc thực hiện
công tác bảo vệ HLATLĐCA;
 Công ty đã lập chương trình công tác kiểm tra chuyên đề năm 2015 (hàng quý) tại
một số Điện lực về công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ HLATLĐCA và VTNH
(Chương trình số 3591/CTr-PCAG ngày 27/12/2014) và tổ chức kiểm tra theo đúng kế
hoạch;
 Công ty đã thực hiện triển khai, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác
bảo vệ HLATLĐCA năm 2015 nhằm đảm bảo lưới điện vận hành an toàn liên tục, hạn
chế thấp nhất sự cố lưới điện và tai nạn điện do vi phạm HLATLĐCA;
 Công ty và các Điện lực đã lập quy chế phối hợp với địa phương trong công tác bảo
vệ HLATLĐCA như phối hợp tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân, phối hợp
kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm HLATLĐCA…).
c.2) Công tác tuyên truyền:
 Phối hợp cùng Đài phát thanh truyền hình An Giang và các Điện lực phối hợp với
Đài phát thanh địa phương tổ chức các buổi tuyên truyền an toàn điện và tiết kiệm
điện, trong đó đã tổ chức phát tờ rơi và hướng dẫn cho người dân về sự nguy hiểm khi

làm việc gần đường dây đang mang điện, dẫn chứng các vụ tai nạn điện đã xảy ra cho
người dân nắm rõ nhằm hạn chế các vụ tai nạn điện ngoài dân có nguy cơ xảy ra do vi
phạm HLATLĐCA;
 Tổ chức treo các pa nô tuyên truyền về an toàn điện và HLATLĐCA tại các ngã tư
tập trung đông người, các trường học, chợ, bến xe…
13/ 32


c.3) Công tác bảo vệ HLATLĐCA:
 Hàng tháng, các Điện lực tổ chức kiểm tra lưới điện nhằm kịp thời phát hiện và
ngăn chặn các trường hợp vi phạm HLATLĐCA có khả năng gây sự cố và tai nạn điện;
 Các Điện lực thường xuyên thực hiện phát quang cây xanh trong và ngoài
HLATLĐCA có khả năng ngã đổ vào đường dây nhằm hạn chế thấp nhất sự cố do cây
xanh gây ra.
4. Nhận xét kết cấu lưới và các vấn đề tồn tại, nguyên nhân chính ảnh hưởng trực
tiếp đến việc thực hiện ngăn chặn/giảm sự cố lưới điện
4.1 Về kết cấu lưới điện:
 Khu vực nông thôn của An Giang phần lớn có kết cấu hình tia.
 Đặc điểm lưới điện của An giang các tuyến đường dây phần lớn đi cặp lộ giao
thông, cặp các tuyến kênh, tuyến đê trong khi đó nhà cửa cây cối cũng được xây dựng
và trồng cặp theo lộ và các tuyến kênh, đê vì vậy ảnh hưởng đến HLATLĐ cao áp
cũng là nguyên nhân rất dễ dẫn đến sự cố gây mất điện.
 Lưới điện hạ áp nông thôn: các công trình tiếp nhận phần lớn lưới điện đều cũ kỹ
không được duy tu sữa chữa do đó sự cố xảy ra thường xuyên, cần phải cải tạo thay
thế gần như toàn bộ mới đáp ứng được nhu cầu.
4.2 Về công tác QLVH: kiểm tra định kỳ lưới điện được thực hiện nhưng chất lượng
chưa được như mong muốn (do công nhân chưa nắm hết mục đích và yêu cầu công
việc) nên chưa phát hiện được các trường hợp có nguy cơ xảy ra sự cố để khắc phục
kịp thời, theo dõi và xử lý dứt điểm các tồn tại, khiếm khuyết còn chậm trễ. Các thiếu
sót sau kiểm tra chưa được Lãnh đạo một số đơn vị chấn chỉnh kịp thời, các nội dung

kiến nghị sau kiểm tra khắc phục còn chậm.
4.3 Do chất lượng VTTB: không đồng đều, một số chủng loại có chất lượng kém gây
sự cố. Trong QLVH, các Đơn vị có thực hiện theo dõi, đánh giá chất lượng VTTB
nhằm loại bỏ các chủng loại có chất lượng kém, hư hỏng hàng loạt sau thời gian ngắn
sử dụng. Tuy nhiên, công tác này thực hiện chưa thật triệt để, vẫn còn tồn tại một số
chủng loại VTTB có chất lượng kém.
4.4 Về công tác điều tra, phân tích và đánh giá nguyên nhân sự cố: còn thiếu chính
xác, chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể chiếm tỉ lệ khá cao (rắn bò lên đường dây, chim,
dơi bay vào đường dây sau đó rơi xuống đất không tìm được xác; giông sét đánh vào
đường dây làm bật máy cắt, Recloser, đứt chì,… Một phần do trụ điện có nhiều cáp
thông tin đi chung trụ làm tăng nguy cơ rắn bò hoặc rắn bò dọc đường dây nhánh
khách hàng lên trụ).
5. Các vấn đề tồn tại hiện nay liên quan đến vi phạm HLATLĐCA:
 Công tác quản lý vận hành còn yếu kém như: phát quang cây xanh chưa triệt để,
công tác theo dõi vi phạm chưa quyết liệt.
 Đa số các đường dây phân phối xây dựng trước đây các trụ điện được trồng trên đất
và đường dây đi ngang qua đất của người dân mà không có bồi thường, người dân coi
phần đất dưới đường dây thuộc sở hữu của mình nên tự ý cơi nới nhà, lợp mái che
dưới đường dây hoặc bao quanh trụ điện và trồng cây dưới đường dây.

14/ 32


 Do ý thức của người dân trong công tác bảo vệ HLATLĐ chưa cao. Thể hiện qua
một số trường hợp như: chính quyền địa phương khi giao đất và cấp phép cho dân khai
thác đất và xây dựng công trình không trừ hành lang an toàn lưới điện hoặc không đưa
ra điều kiện hạn chế khả năng sử dụng đất và công trình trong hành lang an toàn theo
quy định. Người dân cố tình cơi nới, xây mới nhà cửa, công trình, xây lều quán tạm,
trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện, gây mất an toàn cho con người và vận
hành lưới điện; cố tình gây cản trở, thậm chí còn chống đối không thực hiện các biện

pháp an toàn mà đơn vị quản lý vận hành đã lập và thông báo.
 Chính quyền địa phương, cơ quan liên ngành chưa có chỉ đạo quyết liệt và hỗ trợ
ngành điện, trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, phổ biến các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ HLATLĐCA, chưa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
HLATLĐCA.
 Về phía ngành điện thiếu hoặc ít thực hiện các công tác tuyên truyền, không phát
hiện kịp thời và các giải pháp ngăn ngừa vi phạm HLATLĐCA.
 Công tác tuyên truyền còn thiếu tính chủ động, thường xuyên, chủ yếu mang tính
thời điểm, chưa đi vào chiều sâu.
6. Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chỉ
tiêu độ tin cậy
6.1 Hiện trạng thiết bị, nguồn và mạng lưới điện:
 Số lượng các thiết bị trên lưới hiện nay khá lớn, nên việc thí nghiệm định kỳ các
VTTB đến hạn thí nghiệm tương đối nhiều trong khi nhân lực có hạn; khả năng VTTB
bị sự cố làm mất điện gây ảnh hưởng đến độ tin cậy lưới điện.
 Do bán kính giữa các trạm 110kV lớn, công suất đặt MBA tại các trạm 110KV
không còn dự phòng nên khả năng chuyển tải cấp điện bằng đường dây 22kV liên kết
để giảm phạm vi mất điện chưa mang lại hiệu quả cao.
 Các trạm 110kV bị quá tải, đầy tải hàng loạt như: T1 Phú Tân, T2 Châu Đốc, T2
Long Xuyên, T1 An Châu; dẫn đến lưới điện không vận hành ổn định, làm giảm độ tin
cậy lưới điện. Các trạm 110kV xây dựng mới đều bị chậm tiến độ nên rất khó khăn
trong việc đảm bảo cung cấp điện. Việc thường xuyên phải thay đổi kết cấu lưới trung
thế, làm tăng bán kính chuyển tải ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy và tổn thất điện năng.
Đây là khó khăn lớn nhất hiện nay.
 Còn tồn tại lưới điện 35kV (đường dây và trạm biến áp 35kV Tịnh Biên): khả năng
đảm bảo cấp điện hạn chế, thiết bị lạc hậu, tuổi thọ cao dễ xảy ra sự cố, định hướng là
xóa bỏ trạm 35kV thay thế bằng các trạm biến áp 110kV.
 Lưới điện hạ áp nông thôn: các công trình tiếp nhận phần lớn lưới điện đều cũ kỹ
không được duy tu sữa chữa do đó sự cố xảy ra thường xuyên, cần phải cải tạo thay
thế gần như toàn bộ mới đáp ứng được nhu cầu.

 Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều đường dây mang tải cao không thể chuyển tải mỗi
khi cắt điện công tác. Còn nhiều trạm biến áp của khách hàng lắp đặt trên các tuyến
trục khi bố trí công tác sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện.
6.2 Phương thức vận hành lưới điện:

15/ 32


 Phương thức kết lưới một số thời điểm chưa tối ưu do quá tải các trạm 110kV Châu
Đốc, Phú Tân, Long Xuyên, Chợ Mới. Một số trường hợp kết vòng còn hạn chế do
phụ tải các tuyến 22kV kết vòng đang mang tải cao, bán kính cấp điện lớn.
 Tình hình cắt điện công tác còn nhiều, đặc biệt là cắt điện đột xuất phía 110kV làm
ảnh hưởng lớn đến chỉ số SAIDI. Cắt điện công tác (kế hoạch + đột xuất) phía 110kV
chiếm 34% trong tổng chỉ số SAIDI cắt điện có kế hoạch của toàn Công ty.
6.3 Tình hình gia tăng phụ tải:
 Tốc độ tăng trưởng phụ tải nhanh tại một số khu vực như: Long Xuyên, Châu
Thành, Phú Tân, Tịnh Biên… trong khi việc cải tạo, đầu tư xây dựng lưới điện không
đảm bảo tiến độ yêu cầu.
 Việc cắt điện để thi công, cải tạo, đấu nối phụ tải mới vào vận hành làm ảnh hưởng
đến độ tin cậy lưới điện.

PHẦN B: KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2016
I. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN:
I.1 Ngăn chặn, giảm sự cố lưới điện phân phối:
 Thực hiện đạt chỉ tiêu suất sự cố lưới điện phân phối của EVN SPC giao năm 2016.
Theo lộ trình đăng ký, dự kiến chỉ tiêu SSC 2016 của PCAG: SCKD = 0,773 (42,44
vụ); SCTQ = 0,63 (34,59 vụ) và SCTBA = 0,315 (20,42 vụ);
 Khắc phục được các khiếm khuyết, tồn tại của năm 2015. Hạn chế tối đa tình trạng
sự cố lặp lại trên cùng tuyến đường dây hoặc trên cùng một thiết bị;
 Không để xảy ra sự cố từ phát tuyến 22kV gây ra sự cố cho TBA 110kV làm hư

hỏng MBA 110kV;
 Tất cả sự cố phải tìm ra nguyên nhân.
I.2 Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện:
 Năm 2016, thực hiện đạt các chỉ số độ tin cậy (SAIDI, SAIFI, MAIFI) do SPC giao;
 Giai đoạn 2017 đến 2020, phấn đấu thực hiện đạt các chỉ số độ tin cậy theo lộ trình
đăng ký với EVN SPC;
 Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao trình độ quản lý, công tác quản lý điều hành lưới
điện. Hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng điện an toàn, liên tục cho khách hàng.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
II.1 Công tác tổ chức:
Tại PCAG:
 Rà soát, củng cố bộ máy tổ chức của Ban chỉ đạo giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy
lưới điện (có bảng phân công nhiệm vụ và quy chế làm việc cho từng thành viên trong
Ban chỉ đạo).
 Đánh giá tổng kết công tác giảm TTĐN năm 2015; xây dựng Kế hoạch công tác
giảm TTĐN trong năm 2016 và hướng dẫn các Đơn vị triển khai thực hiện (hoàn tất
trong tháng 01/2016).
16/ 32


 Năm 2016, Công ty đã sớm tổ chức hướng dẫn lập và duyệt Phương án công tác
giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cho các Điện lực để chủ động trong công tác triển
khai thực hiện. Kiểm tra và trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt phương án công tác
2016 của các Điện lực để làm cơ sở phấn đấu thực hiện (hoàn tất trong tháng
01/2016).
 Căn cứ kế hoạch chỉ tiêu SSC và ĐTC của EVN SPC giao, PCAG sẽ giao kế hoạch
cho các Điện lực nhằm khuyến khích các đơn vị cố gắng thực hiện. Công ty sẽ giao
SSC cho các Điện lực ngay khi EVN SPC giao chính thức cho PCAG. Trường hợp
phương thức vận hành có sự thay đổi bất lợi PCAG sẽ xem xét điều chỉnh cho phù hợp
(hoàn tất trong tháng 3/2016).

 Chế độ làm việc của BCĐ:
+ Hàng tuần (thứ 2), các đơn vị (KHKT, ĐĐ, AT và các ĐL) tham dự họp giao ban
kiểm điểm tình hình thực hiện cung ứng điện, sự cố và độ tin cậy lưới điện tại các đơn
vị (EVN SPC tổ chức họp qua HNTH).
+ Duy trì hoạt động của BCĐ giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy. Hàng tháng, BCĐ
họp kiểm điểm tình hình thực hiện chỉ tiêu SSC, ĐTC trong tháng của từng Điện lực
và toàn Công ty để rút bài học kinh nghiệm, đưa ra các kết luận chỉ đạo, hướng dẫn
các biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời và đề ra kế hoạch công tác trọng tâm cho
tháng tiếp theo. Trong đó, cần tập trung các giải pháp hiệu quả để giảm số vụ sự cố;
giảm tần suất và thời gian mất điện, nhất là giảm thời gian mất điện do cắt điện có kế
hoạch.
 Chế độ báo cáo định kỳ về EVN SPC: Theo dõi chặt chẽ và thực hiện chế độ báo
cáo định kỳ về tình hình thực hiện chỉ tiêu suất sự cố lưới điện phân phối, các chỉ số
độ tin cậy cung cấp điện về Tổng công ty theo biểu mẫu quy định, đầy đủ và kịp thời.
 Kế hoạch thanh kiểm tra 2016: Kết hợp với Đoàn công tác kiểm tra về công tác
QLKT và giảm TTĐN tại Điện lực (ít nhất 01 lần/năm).
 Thực hiện nghiêm quy chế khen thưởng, kiểm điểm các cá nhân, tập thể có thành
tích trong công tác giảm SSC, ĐTC, gắn các chỉ tiêu kỹ thuật với tiền lương, thưởng
và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cá nhân, tập thể đơn vị.
 Kiên quyết xử lý đối với các cá nhân vi phạm hoặc lãnh đạo đơn vị không hoàn
thành nhiệm vụ, có nhiều tồn tại trên lưới mà Công ty kiểm tra phát hiện hoặc để xảy
ra các sự cố chủ quan.
Tại Điện lực:
 Quyết định lập lại Tiểu ban chỉ đạo và Tổ giúp việc giảm sự cố, củng cố
HLATLĐCA và nâng cao độ tin cậy năm 2016: Tiểu ban chỉ đạo cấp Điện lực do Lãnh
đạo Điện lực làm Trưởng Tiểu ban, với các thành viên là Trưởng các Phòng/Đội/Tổ
Điện lực, có bảng phân công nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc, chế độ báo cáo,
họp kiểm điểm cụ thể cho từng thành viên trong Tiểu BCĐ và Tổ giúp việc để triển
khai thực hiện (hoàn tất trong tháng 12/2015).
 Xây dựng và triển khai phương án công tác giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy năm

2016 trên cơ sở hướng dẫn Công ty (3125/PCAG-KHKT ngày 19/11/2015) và tình
hình thực tế tại đơn vị và báo cáo về Công ty trước ngày 23/12/2015 để kiểm tra, trình
Lãnh đạo Công ty phê duyệt chính thức trong tháng 01/2016. Theo đó, tổ chức triển
17/ 32


khai thực hiện đồng bộ các nội dung của Phương án được duyệt và xem xét điều chỉnh
bổ sung các nội dung phương án (nếu có) theo từng giai đoạn cụ thể trong năm.
 Chế độ làm việc của Tiểu BCĐ:
+ Hàng tuần (thứ 2), tham dự họp giao ban kiểm điểm tình hình thực hiện cung ứng
điện, sự cố và độ tin cậy lưới điện tại các đơn vị (Lưu ý: EVN SPC tổ chức họp qua
HNTH).
+ Hàng tháng (từ ngày 02 đến ngày 07), Tiểu BCĐ họp kiểm điểm tình hình thực
hiện SSC, ĐTC trong tháng trước, phương án công tác để đánh giá rút kinh nghiệm và
giao nhiệm vụ công tác cho tháng sau, sau mỗi cuộc họp phải lập biên bản cuộc họp và
ban hành thông báo kết luận cuộc họp để các đơn vị biết, triển khai thực hiện và truyền
file báo cáo về Công ty theo địa chỉ: \\10.174.0.3\data\ DOTINCAY CCD\Dien luc\1Bien ban hop Tieu ban chi dao.
+ Cần tăng cường trách nhiệm từ khâu quản lý đến các cá nhân được phân công
trực tiếp quản lý lưới điện, xử lý nghiêm túc đối với các trường hợp để xảy ra sự cố
chủ quan, kiểm điểm rút kinh nghiệm.
 Chế độ báo cáo định kỳ về Công ty: Theo dõi chặt chẽ và thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ về kết quả chỉ tiêu suất sự cố (trước và sau Recloser), các chỉ số độ tin cậy và
tình hình thực hiện giảm sự cố lưới điện, độ tin cậy cung cấp điện đầy đủ, đúng quy
định của Công ty để theo dõi và chỉ đạo kịp thời.
 Thực hiện nghiêm các Quy định xử lý trong công tác quản lý như: Điều tra và xử lý
sự cố; Xử lý trong việc thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện phân phối; Quy chế
thưởng phạt trong công tác QLVH lưới điện tại đơn vị.
 Chú trọng công tác bồi huấn công tác kỹ thuật, từng bước nâng cao tinh thần trách
nhiệm đối với lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tại từng Điện lực.
II.2 Nhiệm vụ và giải pháp ngăn chặn, giảm sự cố: Duy trì và phát huy hơn nữa

những kết quả đạt được trong việc hạn chế sự cố trong thời gian qua, nâng cao chất
lượng sửa chữa lưới điện, cụ thể:
1) Giải pháp đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp
a) Công tác ĐTXD, SCL, SCTX lưới điện:
 Ưu tiên thực hiện các công trình xây dựng, cải tạo nhằm mục đích chống sự cố, quá
tải, phấn đấu hoàn thành trong quý III/2016 (SCL); quý IV/2016 (ĐTXD), cụ thể:
+ SCL lưới điện: năm 2016, PCAG dự kiến thực hiện tổng số 10 CT với giá trị kế
hoạch là 16.886 tỷ đồng. Nội dung thực hiện chủ yếu: thay dây dẫn, thay xà sắt bẳng
xà composite; tăng tiết diện dây dẫn; xóa bỏ kẹp quai… Khối lượng SCL dự kiến thực
hiện như sau: ĐD trung thế 1 pha 0,66 km; 3 pha 16,1 km.
+ ĐTXD lưới điện: Năm 2016, PCAG dự kiến thực hiện tổng số 20 CT với giá trị
kế hoạch là 18,831 tỷ đồng. Trong đó: có 01 công trình chuyển tiếp, 07 công trình khởi
công mới và 12 công trình chuẩn bị đầu tư, hoàn tất trong quý IV/2016. Chú trọng
công tác bọc hoá đường dây trung áp đi qua khu vực tập trung dân cư: các công trình
xây dựng mới, công trình di dời, nhằm giảm thiểu HLATLĐCA và hạn chế sự cố trên
những đoạn đường dây này.
 Xây dựng các công trình đường trục/mạch vòng liên kết các trạm 110kV để nâng cao
độ tin cậy, giảm TTĐN, đảm bảo cung cấp điện năm 2015 đến 2020 (952/EVN SPC18/ 32


KH ngày 20/02/2014). Triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo LĐPP
GĐ 2015÷2020 (thực hiện theo Văn bản số 5520/EVN SPC-KH ngày 08/8/2014).
 Tái cấu trúc lưới, lắp bổ sung mới các Recloser, LBS theo kế hoạch VTTB hàng
năm, nhằm chủ động trong công tác vận hành, đảm bảo lưới điện vận hành tin cậy.
b) Chương trình củng cố LĐPP giai đoạn 2013÷2016:
 Triển khai thực hiện một số hạng mục bổ sung ĐTXD, SCL của chương trình củng
cố lưới điện phân phối trong năm 2016.
 Hàng quý, họp kiểm điểm tiến độ để nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc của
đơn vị trong quá trình thực hiện chương trình.
 Năm 2016, PCAG sẽ thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện chương trình CCLĐPP

tại các Điện lực (kết hợp với các Đoàn kiểm tra công tác QLKT và TTĐN).
2) Công tác kỹ thuật:
Nâng cao chất lượng công tác quản lý vận hành thường xuyên, công tác kiểm tra định
kỳ lưới điện nhằm sớm phát hiện các tồn tại để xử lý kịp thời, đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật vận hành. Đặc biệt là công tác kiểm tra hiện trường lưới điện.
a) Kiểm tra định kỳ, phát quang lưới điện:
 Chú trọng công tác kiểm tra phủ khắp địa bàn quản lý đúng tần suất, khối lượng quy
định, nâng cao chất lượng kiểm tra để sớm phát hiện và xử lý kịp thời các tồn tại
khiếm khuyết trên lưới, công tác củng cố và phát quang hành lang lưới điện.
 Thực hiện phát quang triệt để cây xanh trên các tuyến đường dây trung thế (kể cả
các cây ngoài hành lang nhưng có khả năng ngã vào đường dây khi có gió lớn), xung
quanh chân trụ và cọc néo dây chằng, không để cây xanh va chạm vào trụ điện. Các
trường hợp lưới điện của Khách hàng thì nhất thiết phải kết hợp với khách hàng lập
danh mục vị trí cần thực hiện phát quang và yêu cầu thời hạn thực hiện xong.
 Lãnh đạo Điện lực phải tăng cường công tác kiểm tra và phúc tra hiện trường lưới
điện, nhằm kiểm soát chặt chẽ kết quả thực hiện để có những chỉ đạo, hướng dẫn giải
quyết kịp thời các tồn tại từ công tác này.
 Công tác sửa chữa, cải tạo, thay thế vật tư thiết bị kém chất lượng: Yêu cầu các
Điện lực rà soát các tuyến lưới điện đến niên hạn sửa chữa lớn, thiết bị bị già cõi đăng
ký kế hoạch sửa chữa gửi về Công ty để đưa vào kế hoạch SCL 2017.
 Ngoài ra, các đơn vị phải tổ chức thực hiện tốt công tác sửa chữa thường xuyên để
xử lý kịp thời những khiếm khuyết phát sinh trên lưới điện, ngăn chặn xảy ra sự cố.
 Đối với lưới điện tài sản khách hàng (gồm XN Điện nước): Các Điện lực có văn bản
đề nghị khách hàng áp dụng các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu sự cố gây mất điện.
b) Công tác Tổng kiểm tra lưới điện mùa khô 2016:
 Kiểm tra phủ kín hết lưới điện, đảm bảo khối lượng và chất lượng công tác kiểm tra
(hoàn tất trong tháng 3/2016). Khắc phục sửa chữa trước các khiếm khuyết nằm trong
các khu vực cấp điện trọng điểm, ưu tiên, để đảm bảo cấp điện an toàn các dịp lễ
(30/4, 01/5 và giỗ tổ mùng 10/3 âm lịch). Các khiếm khuyết còn lại khắc phục trước
ngày 31/5/2016.


19/ 32


 Công tác kiểm tra ghi chép đầy đủ đối với các trường hợp bị sự cố lưới điện, người
kiểm tra đã phải đến từng vị trí trụ kiểm tra cụ thể.
c) Triển khai thực hiện tốt các Quy định áp dụng: Quy trình vận hành & xử lý sự cố
các thiết bị trên lưới điện phân phối (Quyết định số 354/QĐ-PCAG ngày 26/02/2013);
Vận hành và xử lý sự cố đường dây 22kV các phát tuyến trạm 110kV.
d) Công tác thí nghiệm định kỳ lưới điện:
 Công ty (phòng KHKT) xem xét lập và trình duyệt kế hoạch thí nghiệm các thiết bị
và TBA trên lưới theo quy định về thời gian thí nghiệm thiết bị (trong quý I/2016).
 Phân xưởng cơ điện (PXCĐ) kết hợp với các Điện lực thực hiện hoàn thành công tác
thí nghiệm định kỳ theo kế hoạch đã được duyệt. Kết quả thí nghiệm sẽ được Phân
xưởng cơ điện gửi cho Điện lực sau 15 ngày (riêng đối với những thiết bị có nguy cơ
xảy ra sự cố PXCĐ thông báo cho Điện lực biết và xử lý ngay). Sau khi hoàn thành
công tác Điện lực phải có bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm và kế hoạch xử lý ngay
trong tháng tiếp sau, gửi báo cáo kết quả xử lý các tồn tại sau khi thí nghiệm về Công
ty (P.KHKT) để theo dõi, đôn đốc.
 Yêu cầu công tác bảo trì, thí nghiệm định kỳ lưới điện: phải thực hiện đúng thời
gian và khối lượng, có đầy đủ các biên bản thí nghiệm, lưu trữ khoa học, dễ tra cứu.
 Triển khai thí nghiệm định kỳ trạm 35/22kV Tịnh Biên, hoàn tất trong quý I/2016.
 Lập kế hoạch cải tạo, thay thế định kỳ các thiết bị: FCO, LBFCO, TU, TI đo đếm
ranh giới cũng như TU, TI đo đếm điện năng chuyển nhượng của khách hàng đã bị già
cỗi không an toàn có xác suất sự cố cao.
 Thí nghiệm và thay định kỳ LA các TBA phân phối theo kế hoạch.
 Thay thế VTTB kém chất lượng: Qua công tác bảo trì, thí nghiệm định kỳ nhằm
sớm phát hiện thay thế dần các VTTB kém chất lượng, quá hạn sử dụng còn tồn tại
trên lưới (sứ trung thế, TU, TI, LA...) triển khai thực hiện hoàn tất trước mùa mưa.
 Thực hiện thống kê, theo dõi và đánh giá kết quả thí nghiệm định kỳ lưới điện.

 Công tác mua sắm vật tư thiết bị: Các Điện lực phối hợp với Phòng Vật tư Công ty
rà soát thống kê, đánh giá lại chất lượng VTTB đang vận hành trên lưới điện (gây hư
hỏng hàng loạt sau thời gian ngắn sử dụng), nhằm loại bỏ VTTB có chất lượng kém
trong công tác mua sắm.
Đối với lưới điện tài sản khách hàng (gồm XN Điện nước):
 Điện lực chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng để triển khai đo kiểm thông số
kỹ thuật tại điểm đấu nối (CLĐN) theo kế hoạch của Công ty giao.
 Yêu cầu khách hàng thí nghiệm định kỳ VTTB lưới điện theo quy định Thông tư
39/2015/TT-BCT, xem xét các biên bản thí nghiệm do khách hàng cung cấp để có kiến
nghị cần thiết.
 Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong công tác phê duyệt thiết kế, nghiệm thu đóng điện
các công trình lưới điện khách hàng.
e) Công tác phát hiện, điều tra và xử lý nhanh sự cố, giảm thời gian mất điện:

20/ 32


 Tổ chức điều tra kỹ, phân tích nguyên nhân các hiện tượng bất thường sự cố. Họp
kiểm điểm chấn chỉnh và triển khai thông báo đến toàn nhân viên trực vận hành lưới
điện để rút kinh nghiệm.
 Chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ nhân lực, vật tư thiết bị, phương tiện và biện pháp thi
công, hệ thống thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt để kịp thời xử lý khắc phục
sự cố nhanh chóng, hiệu quả khi sự cố xảy ra, giảm thiểu thời gian mất điện.
 Khi sự cố xảy ra trên các phát tuyến trung thế, đặc biệt là sự cố gần trạm 110kV
Điều độ viên (phòng Điều độ Công ty) cần kiểm tra công tác xử lý của các Đơn vị
QLVH lưới điện đảm bảo đã loại trừ sự cố thì mới phát lệnh đóng điện bằng tay. Tuyệt
đối không thao tác đóng lại bằng tay các MC phát tuyến khi chưa kiểm tra lưới điện
nhằm đảm bảo đã loại trừ sự cố.
 Khi sự cố xảy ra trên các tuyến/ nhánh rẽ, thu thập thông tin của người dân để xác
định chính xác khu vực sự cố, khoanh vùng sự cố. Trực vận hành của Điện lực phối

hợp phòng Điều độ Công ty để tái lập cấp điện cho khu vực không bị sự cố. Điều độ
viên cung cấp số liệu dòng ngắn mạch, pha bị sự cố để trực vận hành Điện lực nhanh
chóng điều tra sự cố.
 Kiên quyết trong việc điều tra, phân tích và xác định chính xác nguyên nhân sự cố,
làm nền tảng việc đưa ra đúng giải pháp xử lý và phòng chống sự cố tái diễn, hạn chế
đến mức thấp nhất phạm vi và thời gian mất điện, đặc biệt là các tuyến trục chính.
 Đối với sự cố thoáng qua không rõ nguyên nhân, Lãnh đạo Đội QLVH, Trưởng
phòng kỹ thuật Điện lực phải tiến hành kiểm tra bất thường, phân tích và xác định
nguyên nhân sự cố. Khi Công ty xét thấy khả năng điều tra sự cố của Điện lực không
hợp lý hay lưới điện có nhiều sự cố. Công ty sẽ tổ chức điều tra độc lập, đồng thời
kiểm tra các nơi xung yếu của lưới điện.
 Thực hiện chuyển tải lưới điện để nhanh chóng cấp điện trở lại cho các phụ tải quan
trọng được UBND tỉnh phê duyệt.
f) Định hướng về tiêu chuẩn hoá, thiết kế, cải tạo lưới điện:
 Nghiên cứu và áp dụng hiệu quả các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được công nhận
của EVN SPC, PCAG.
 Tiếp tục áp dụng bộ Tiêu chuẩn VTTB lưới điện phân phối (2608/QĐ-EVN SPC
ngày 03/9/2015): trong công tác thiết kế, duy tu sửa chữa, xây dựng mới các công trình
điện phải theo hướng hiện đại hóa lưới điện.
 Áp dụng Quy định Tiêu chuẩn công tác lưới điện phân phối trên không EVN SPC
(1727/QĐ-EVN SPC ngày 18/6/2015): trong công tác thiết kế, xây dựng mới các công
trình lưới điện.
 Triển khai lắp đặt đà composite tại các vị trí lắp thiết bị thay thế dần các bộ đà sắt
bằng đà composite nhằm giảm sự cố và TTĐN theo định hướng của EVN SPC.
 Tuân thủ thực hiện tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật lưới điện trong việc phê duyệt thiết
kế kỹ thuật các công trình, quy định tiết diện tối thiểu các trục chính, nhánh rẽ, bán
kính cung cấp điện tối đa của đường dây hạ thế.
 Công tác đấu thầu chỉ xét duyệt các nhà thầu cung cấp VTTB có các thông số kinh
tế và kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm giảm TTĐN, đảm bảo chất lượng VTTB trước khi
21/ 32



đưa lên lưới điện. Tăng cường giám sát, nghiệm thu các công trình điện, đảm bảo các
công trình khi đưa vào vận hành phải đảm bảo chất lượng.
g) Định hướng về tự động hóa thiết bị, mạng lưới điện
 Chương trình vận hành sơ đồ lưới điện phân phối trên máy tính: Hỗ trợ công tác
QLVH, thao tác vận hành trên sơ đồ lưới, cập nhật lưới điện, lập lịch công tác...; Tính
toán các chỉ số độ tin cậy, suất sự cố; Xây dựng, đề xuất phương thức kết lưới, chế độ
vận hành tối ưu.
 Chương trình Đọc thông số vận hành trạm 110kV (Appmeter): hỗ trợ theo dõi, kiểm
tra và đánh giá các số liệu vận hành đầu phát tuyến 22kV.
 Chương trình quản lý kỹ thuật lưới điện phân phối (GIS): Hỗ trợ công tác quản lý
tài sản hiện có trên lưới điện và tình hình vận hành thiết bị, giảm bớt thủ công tính
toán, thống kê báo cáo số liệu QLKT hàng quý...
h) Công tác kết hợp khác:
 Rà soát lại, xử lý triệt để mối nối, bảo trì siết tiếp xúc (dây dẫn, cáp, đầu cực thiết bị,
đấu nối bằng kẹp quai...) trên lưới trung hạ áp, củng cố và tăng cường mối nối lèo có
nguy cơ gây sự cố hư hỏng, phóng sứ, rò điện (Định kỳ thường xuyên).
 Kiểm tra hệ thống tiếp địa lưới điện, nối đất các thiết bị đúng theo yêu cầu kỹ thuật
khuyến cáo của nhà sản xuất (chi tiết tham khảo catalogue kèm theo thiết bị), đảm bảo
hệ thống nối đất đạt yêu cầu (Định kỳ thường xuyên).
 Công tác thi công lộ ra 22kV các trạm 110kV: Tăng cường chất lượng công tác thi
công, giám sát thi công, kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị (cáp ngầm, đầu cáp, hộp
đấu nối cáp, thiết bị bảo vệ/ đóng cắt...) đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
3. Nhóm giải pháp ngăn chặn, giảm sự cố:
Tập trung các giải pháp hiệu quả để giảm số vụ sự cố lưới điện do các nguyên nhân
chính sau: động vật (rắn/chim), phóng điện các thiết bị, vi phạm HLATLĐ, sét đánh:
a) Ngăn ngừa/ giảm sự cố do động vật:
 Phát quang thông thoáng cây xanh hành lang tuyến, bụi rậm xung quanh gốc trụ
điện (Thường xuyên).

 Ốp tole thân trụ khoảng giữa lưới trung áp, ốp tole dây neo các khu vực thường
xuyên xảy ra sự cố rắn bò kết hợp bít lỗ trụ từ vị trí ốp tole lên đầu trụ bằng miếng mút
xốp.
 Tiếp tục thay các bộ xà lắp thiết bị bằng sắt bằng xà composite.
 Lắp nắp chụp kín chuyên dụng tại các vị trí đấu nối, mối nối hở và tất cả các thiết bị
đang vận hành trên lưới điện như Recloser, MBA, LBS, FCO, LBFCO, TU, TI, LA,
máy cắt, tụ bù trung thế…) chưa lắp nắp chụp để hạn chế phóng điện do loài vật gây
ra. Các công trình mới đều phải được gắn FCO, LBFCO polimer, các thiết bị đều phải
có nắp chụp cách điện.
 Thay ống nhựa PVC bảo vệ dây sorty tại các TBA bị bể, nứt bằng ống nhựa HDPE
có đầu bít kín. Lắp nắp chụp phù hợp với ống nhựa hạn chế chuột chui vào ống cắn
dây cáp xuất.

22/ 32


 Ngoài ra còn thường xuyên kiểm tra lưới điện, tổ chức leo bắt, phá tổ chim, sáo trên
thiết bị, phụ kiện.
 Các vấn đề khó khăn: Sự cố do động vật xảy ra rải rác, không tập trung trên lưới
điện nên khó có thể áp dụng các giải pháp trên trên toàn bộ lưới điện.
b) Ngăn ngừa/ giảm sự cố do phóng điện thiết bị:
 Đẩy nhanh công tác thí nghiệm định kì thiết bị hàng năm theo đúng kế hoạch và làm
việc với khách hàng tiến hành thí nghiệm thiết bị là tài sản khách hàng theo quy định
tại Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015. Đảm bảo các thiết bị như: MBA,
LBS, Recloser… phải được thí nghiệm định kỳ đúng thời hạn. Đối với các thiết bị có
dấu hiệu sự cố như có tiếng kêu bất thường, chảy dầu, có hiện tượng rò điện… phải
tiến hành thí nghiệm ngay thiết bị.
 Bố trí thay thế các thiết bị FCO, LBFCO mang dòng tải lớn (≥100A) có khả năng
phát sinh hồ quang khi thao tác bằng LBS hoặc Recloser.
 Thay thế các thiết bị như FCO, LBFCO thân sứ tại các phân đoạn, nhánh rẽ và TBA

bằng polyme, ưu tiên thực hiện các phân đoạn, nhánh rẽ có dòng tải lớn, đã vận hành
lâu năm.
 Sử dụng đà composite tại vị trí gắn thiết bị Recloser/LBS, DS, FCO/LBFCO, LA,
TU/TI…
 Lắp nắp chụp chuyên dụng lên đầu cực thiết bị.
 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường dây, thiết bị vận hành trên
lưới để ngăn ngừa sự cố chủ quan (Thực hiện thường xuyên).
 Nâng cao chất lượng của thiết bị vận hành:
+ Đánh giá tình trạng chất lượng VTTB đang vận hành trên lưới điện một cách hệ
thống (từ cấp Công ty đến từng Điện lực) để đề xuất các giải pháp xử lý VTTB có chất
lượng kém không đảm bảo vận hành trên lưới.
+ Lên kế hoạch và từng bước thay thế dần các thiết bị có chất lượng kém, có suất hư
hỏng cao, có dấu hiệu lão hóa bằng các thiết bị mới và có suất hư hỏng thấp.
c) Ngăn ngừa/ giảm sự cố do sét:
 Định kỳ, tổ chức kiểm tra và xử lý điện trở đất đường dây, trạm biến nhằm đảm bảo
hệ thống nối đất hoạt động bình thường.
 Xử lý ngay các đường dây có điện trở đất cao vượt quy định, đảm bảo các vị trí tiếp
xúc của hệ thống tiếp địa đạt yêu cầu.
 Lắp bổ sung chống sét van (LA) trên đường dây có mật độ sét cao, suất sự cố do sét
cao, các thiết bị mới đưa vào vận hành để tản dòng sét vào đất, hạn chế dòng sét lan
truyền đến các thiết bị, phụ kiện làm phá hỏng cách điện gây sự cố.
 Các vấn đề khó khăn: Mật độ giông sét vào mùa mưa mỗi năm khác nhau nên khó
đánh giá hiệu quả của các giải pháp trên.
d) Ngăn ngừa/ giảm sự cố do phóng sứ trung thế:
 Kiểm tra và thay thế kịp thời các sứ không đảm bảo vận hành khi thực hiện cắt điện
công tác trên lưới.
23/ 32


 Lập kế hoạch thay sứ cũ bằng sứ linepost, sứ treo polimer nhằm hạn chế sự cố phóng

sứ trên tất cả trục chính lưới điện, nhánh rẽ lớn, khu vực khách hàng quan trọng.
 Thay sứ lâu lâu năm không đảm bảo vận hành, vệ sinh sứ.
e) Ngăn ngừa/ giảm sự cố cáp ngầm:
 Kiểm tra định kỳ toàn bộ các đầu cáp ngầm đầu lộ ra; và kiểm tra ngay khi có xảy ra
sự cố trên lưới điện.
 Các đầu cáp ngầm bị đổi màu do nhiệt, có hiện tượng nám, phát tiếng kêu rò điện và
các đầu cáp vận hành lâu năm phải được thay thế toàn bộ bằng đầu cáp mới.
 Tiến hành thí nghiệm định kì đúng kế hoạch.
 Phối hợp với các nhà sản xuất tổ chức các lớp hướng dẫn thi công, giám sát, nghiệm
thu cáp ngầm tại đơn vị.
f) Ngăn ngừa/ giảm sự cố MBA do động vật gây ra:
 Phát quang thông thoáng gốc trụ TBA.
 Sử dụng miếng mica làm tấm chắn giữa các pha phía cực trên của CB trạm biến áp,
tránh trường hợp chuột, rắn... bò qua làm chạm chập gây sự cố.
 Bít 2 đầu ống PVC lắp cáp xuất, trét silicon bít các khe hở ống nhựa tại các TBA để
hạn chế chuột làm tổ cắn cáp xuất gây sự cố MBA.
 Gắn nắp chụp đầu cực MBA...
g) Đối với lưới điện của khách hàng (gồm XN Điện nước):
 Thông báo vận động hướng dẫn khách hàng thực hiện các giải pháp giảm sự cố đối
với lưới điện để hạn chế ngăn chặn sự cố.
 Yêu cầu thí nghiệm định kỳ VTTB lưới điện của khách hàng theo quy định Thông
tư số 39/2015/TT-BCT (thay thế TT32/2010/TT-BCT).
Đối với lưới điện của khách hàng:
 Kiểm tra chặt chẽ các VTTB do đơn vị ngoài thi công các công trình của khách
hàng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như quy định trước khi đóng điện đưa vào vận hành
(từ khâu thỏa hiệp thiết kế, đăng ký cắt điện, đến nghiệm thu hoàn thành). Kiên quyết
không đưa các vật tư thiết bị kém chất lượng lên lưới và công tác thi công phải được
đảm bảo yêu cầu chất lượng.
 Làm việc trực tiếp với từng khách hàng yêu cầu vận động thực hiện các giải pháp
giảm sự cố đối với tài sản của khách hàng để hạn chế sự cố xảy ra.

II.3 Nhiệm vụ và giải pháp củng cố, bảo vệ HLATLĐCA
1) Nhiệm vụ:
 Không xảy ra sự cố lưới điện do cây xanh ngã đổ, va quẹt vào lưới điện;
 Không xảy ra sự cố lưới điện do xây dựng, cải tạo nhà ở, công trình vi phạm
HLATLĐCA;
 Làm tốt công tác phối hợp với các Cơ quan, ban, ngành và chính quyền địa phương
ngăn chặn và xử lý vi phạm HLATLĐCA.
24/ 32


2) Công tác tổ chức, kế hoạch:
 Quyết định lập lại các Ban chỉ đạo bảo vệ HLATLĐCA và phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các thành viên nhằm thực hiện tốt trong công tác bảo vệ HLATLĐCA theo quy
định mới của SPC;
 Lập kế hoạch bảo vệ HLATLĐCA, trong đó nêu rõ tiến độ và khối lượng thực hiện.
3) Công tác quản lý lưới điện và bảo vệ HLATLĐCA:
 Tổ chức tốt công tác kiểm tra hiện trường làm việc, quản lý lưới điện để kịp thời
phát hiện các trường hợp vi phạm HLATLĐCA như cây xanh, biển hiệu, biển quảng
cáo, ăngten... có nguy cơ ngã đỗ vào lưới điện, các trường hợp xây dựng nhà ở, công
trình trong và gần HLATLĐCA có thể gây mất an toàn cho lưới điện;
 Phát quang cây xanh trong và ngoài HLATLĐCA: Phát quang triệt để cây xanh
trong HLATLĐCA theo quy định. Thực hiện các biện pháp, vận động các hộ dân chặt
tỉa cây xanh ngoài HLATLĐCA có nguy cơ ngã đỗ vào lưới điện;
 Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và chính quyền địa phương tháo dỡ biển hiệu và
biển quảng cáo, di dời ăngten.... có nguy cơ ngã đỗ vào lưới điện;
 Gửi văn bản cảnh báo và theo dõi, nhắc nhở đối với các trường hợp xây dựng, cải
tạo nhà ở, công trình gần HLATLĐCA nhưng chưa vi phạm;
 Phối hợp với Sở Công thương và chính quyền địa phương kiên quyết xử lý các vi
phạm HLATLĐCA theo quy định;
 Các Điện lực phối hợp với Công ty thực hiện tốt công tác tuyên truyền an toàn điện

trong nhân dân như:
+ Công ty (phòng An toàn) và các Điện lực tăng cường phối hợp tiếp xúc với với
cơ quan chuyên môn (Sở Công thương, Phòng Kinh tế), UBND các cấp, Tổ Dân phố
nơi có công trình lưới điện cao áp đi qua để phổ biến, tuyên truyền cho người dân hiểu
các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
+ Phát tờ rơi tuyên truyền và cảnh báo cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sử dụng
điện trong và gần HLATLĐCA;
+ Phối hợp với Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên, các trường học
trên địa bàn thực hiện tuyên truyền về bảo vệ HLATLĐCA và sử dụng điện an toàn
đến các em học sinh như không đá bóng, thả diều, vật bay gần đường dây điện; không
bắn chim trên dây điện, quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây,...;
+ Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình, báo chí đưa các bản tin để tuyên truyền
về an toàn điện và HLATLĐCA.
4) Công tác kiểm tra xử lý, rút kinh nghiệm:
 Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ HLATLĐCA tại đơn vị, cơ sở trực
thuộc, đặc biệt là các đơn vị, cơ sở để xảy ra nhiều sự cố do vi phạm HLATLĐCA.
 Tổ chức họp kiểm điểm đối với các vụ sự cố lưới điện do vi phạm HLATLĐCA để
làm rõ nguyên nhân và xử lý trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong việc quản lý
lưới điện theo Quy định xử lý trong việc thực hiện suất sự cố lưới điện của PCAG ban
hành.

25/ 32


×