Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tuyển tập đề thi đh, THPTQG môn SInh học cđ quy luật di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.06 KB, 30 trang )

CĐ 8- QUY LUẬT DT TRUYỀN
Gồm 7 nội dung: 1. QLPL, 2. PLĐL; 3. TTG; 4. LKG, HVG; 5. LKGT; 6. DTQTBC. 7. AHMT.
Cách nhận dạng quy luật:
A. LAI MỘT TÍNH TRẠNG
- Một cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định → quy luật phân li (1)
- Một cặp tính trạng do 2 cặp gen không alen quy định → quy luật tương tác bổ sung (2)
B. LAI HAI TÍNH TRẠNG
1. Quy luật Phân li độc lập (3)
- Tỉ lệ kiểu hình chung bằng tích các tỉ lệ kiểu hình riêng
- Tỉ lệ kiểu gen chung bằng tích các tỉ lệ kiểu gen riêng
- Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen kết quả xuất hiện một kiểu hình có tỉ lệ là bội số của 1/4
- Lai hai cá thể dị hợp 2 cặp gen hoặc tự thụ mà xuất hiện một kiểu hình có tỉ lệ là bội số của 1/16
2. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) (4)
- Các gen nằm trên cùng một NST, không có hiện tượng trao đổi chéo trong quá trình giảm phân
- Số loại kiểu gen hoặc kiểu hình chung ít hơn so với trường hợp PLĐL
- Số giao tử tạo ra chỉ có 1 hoặc 2 loại, số tổ hợp tối đa là 4 tổ hợp.
3. Hoán vị gen (liên kết không hoàn toàn) (5)
- Các gen nằm trên cùng một NST, có hiện tượng trao đổi chéo trong quá trình giảm phân
- Số loại kiểu gen hoặc kiểu hình chung của phép lai bằng với trường hợp PLĐL nhưng khác tỉ lệ.
- Lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen kết quả xuất hiện một kiểu hình có tỉ lệ khác bội số của 1/4
- Lai hai cá thể dị hợp 2 cặp gen hoặc tự thụ mà xuất hiện một kiểu hình có tỉ lệ khác bội số của 1/16
* Lưu ý:
+ Ruồi giấm chỉ xảy ra hoán vị ở con cái, bướm tằm chỉ xảy ra ở con đực
+ Hoán vị gen với tần số 50% hoặc tần số bất kì, kiểu gen có 1 cặp đồng hợp cũng cho kết quả như PLĐL
4. Di truyền liên kết với giới tính (6)
- P thuần chủng → F1 phân li tính trạng
- Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch
- Tỉ lệ phân li không đều ở hai giới
a/ Gen trên X: Di truyền chéo, tính trạng lặn thường gặp ở giới dị giao tử
b/ Gen trên Y: Di truyền thẳng, chỉ xuất hiện ở giới dị giao tử


5. Di truyền ngoài nhân (7)
- Kết quả phép lai thuận khác phép lai nghịch
- Con luôn có kiểu hình giống mẹ

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

1


1.

I

2.

I

3.

I

4.

I

5.

I

6.


I

7.

I

8.

II

9.

II

10.

II

11.

II

(Câu 17, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về hệ số di truyền?
A. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng thấp.
B. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp thì chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả.
C. Hệ số di truyền cao nói lên rằng tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
D. Hệ số di truyền thấp chứng tỏ tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Câu 8: (Câu 36, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Biến dị tổ hợp
A. không làm xuất hiện kiểu hình mới.

B. không phải là nguyên liệu của tiến hoá.
C. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ.
D. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối.
(Câu 5, ĐH- 2016) Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. AABb.
B. AaBB.
C. AAbb.
D. AaBb.
(TN2009 – MĐ159): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.
C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.
(TN2009 – MĐ159): Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F 1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9
quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
A. do một cặp gen quy định.
B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
D. di truyền theo quy luật liên kết gen.
(TN2009 – MĐ159): Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên
kết với giới tính là
A. bí ngô.
B. cà chua.
C. đậu Hà Lan.
D. ruồi giấm.
(TN2011- MĐ 146): Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?
A. Lai phân tích.
B. Lai thuận nghịch.
C. Lai tế bào.
D. Lai cận huyết.

(Câu 21, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội
là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB.
B. AABB, AABb.
C. AaBb, AABb.
D. aaBb, Aabb.
A a
(Câu 26, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột
biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
(Câu 30, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính
trạng thường.
C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
Câu 80: (Câu 35, ĐH – 2012, Mã đề 279) Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

2


12.

II


13.

II

14.

II

B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
(Câu 52, ĐH – 2013, Mã đề 749) Trong công tác giống, người ta có thể dựa vào bản đồ di truyền để
A. xác định độ thuần chủng của giống đang nghiên cứu
B. rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống
C. xác định mối quan hệ trội, lặn giữa các gen trên một nhiễm sắc thể
D. xác định thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên một gen
(Câu 7, ĐH – 2014, Mã đề 358) Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
(1)
Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2)
Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3)
Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
(Câu 21, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào

A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
B. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
(Câu 27, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội:

15.

16.

II

II

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
A. 1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a. B. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e. C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a,
(Câu 19, ĐH- 2016) Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột
biến và mỗi gen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình.
B. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái.
C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố.
D. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

3


17.


II

18.

II

19.

III

20.

III

21.

III

22.

III

23.

III

24.

III


(TN2009 – MĐ159): Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
(TN2013-MĐ381): Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
B. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
C. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
(Câu 1, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng
thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là
A. 1.
B. 6.
C. 8.
D. 3.
(Câu 44, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li
kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi
A. một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
B. hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
C. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.
D. hai cặp gen liên kết hoàn toàn.
(Câu 45, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd × AaBbCcDd cho tỉ
lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là
A. 3/256.
B. 1/16.
C. 81/256.
D. 27/256.

(Câu 47, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so

với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp,
hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là
A. Ab/aB x ab/ab
B. AaBB × aabb
C. AaBb × aabb
D. AB/ab x ab/ab

(Câu 55, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F 1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li
kiểu hình theo tỉ lệ: 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật
A. hoán vị gen.
B. di truyền ngoài nhân.
C. tương tác giữa các gen không alen.
D. liên kết gen.

(Câu 56, ĐH 2008 - Mã đề thi 379) Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so
với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

4


li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số
hoán vị giữa hai gen nói trên là
A. 12%.
B. 36%.
C. 24%.
D. 6%.

(Câu 10, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao,

thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là
A. 3/4.
B. 2/3.
C. 1/4.
D. 1/2.
25.

26.

27.

28.

III

III

III

III

(Câu 14, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh
trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2.
B. 8.
C. 6.
D. 4.
(Câu 19, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các
cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.

B. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
C. 100% cá chép không vảy.
D. 2 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.

(Câu 21, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng vàgen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí
thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 27/256.
B. 9/64.
C. 81/256.
D. 27/64.

(Câu 58, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962
hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1 đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là
29.

III

3
A. 16

1
B. 8

3
D. 8

1
C. 6

(Câu 2, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong

tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là
A. 25% và 50%.
B. 50% và 50%.
C. 25% và 25%.
D. 50% và 25%.
30.

III

31.

III

(Câu 5, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

5


tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?
A. AA × Aa.
B. Aa × aa.
C. XAXA × XaY.
D. XAXa × XAY.
(Câu 8, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

32.

33.


III

III

XA XA Bb x Xa Y Bb

A. AaBb × AaBb.

B.

AB
Ab
DD x
dd
ab
C. ab

AB AB
x
ab
D. ab

(Câu 28, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị giữa alen A và b. Cho biết không
có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
D. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.


(Câu 44, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo
lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
34.

35.

III

III

27
A. 128

9
B. 256

9
C. 64

(Câu 1, ĐH – 2011, Mã đề 357) Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen
AaBbDd là
A. 5/16
B. 3/32
C. 27/64
D. 15/64

(Câu 9, ĐH – 2011, Mã đề 357) Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen
36.

III


9
D. 128

Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
A. 2,5%
B. 5,0%

AaBbX eD X dE đ đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%.

abX ed được tạo ra từ cơ thể này là :
C. 10,0%

D. 7,5%

37.

III

(Câu 20, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép
lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXa x XAY
B. XAXA x XaY
C. XAXa x XaY
D. XaXa x XAY

38.

III


(Câu 25, ĐH – 2011, Mã đề 357) Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

6


lệ 1 : 1 : 1 : 1?

Ab

aB

A. ab x ab

39.

40.

II

III

Ab

aB

B. ab x aB

ab


ab

AB

Ab

D. ab x ab

C. aB x ab

(Câu 26, ĐH – 2011, Mã đề 357) Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F 1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm
89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết. tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:
A. 1: 2 :1 :2 :4 :2 :1 :1 :1
B. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 :1 :2 :1
C. 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1
D. 3 : 3 : 1 :1 : 3 : 3: 1: 1 : 1
(Câu 36, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại
ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng
số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. Bbbb
B. BBbb
C. Bbb
D. BBb

III

(Câu 1, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so
với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa
đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:

A. 3:1:1:1:1:1.
B. 3:3:1:1.
C. 2:2:1:1:1:1.
D. 1:1:1:1:1:1:1:1.

III

(Câu 4, ĐH – 2012, Mã đề 279) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau
đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
A. Aabb × AaBb và AaBb × AaBb.
B. Aabb × aabb và Aa × aa.
C. Aabb × aaBb và AaBb × aabb.
D. Aabb × aaBb và Aa × aa.

III

(Câu 9, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở ruồi giấm, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho hai cá thể ruồi giấm giao phối với nhau thu được F1.
Trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội và số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen trên đều chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
A. 2%.
B. 4%.
C. 26%.
D. 8%.

44.

III

(Câu 51, ĐH – 2012, Mã đề 279) Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra
các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A. 32.
B. 5.
C. 16.
D. 8.

45.

III

41.

42.

43.

(Câu 1, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng
gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

7


AaBbDd �AaBbDd cho đđời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16

46.

III


B. 1/64

C. 3/32

D. 15/64

(Câu 29, ĐH – 2013, Mã đề 749) Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDD �aaBbDd thu được ở đời
con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 50%
B. 87,5%
C. 12,5%
D. 37,5%

Bd
(Câu 5, ĐH – 2014, Mã đề 358) Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen
alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

Aa bD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và

ABd , abD , aBd , AbD hoặc ABd , Abd , aBD , abD .
ABd , aBD , abD , Abd hoặc ABd , aBD , AbD , abd .
B.
ABd , abD , ABD abd hoặc aBd , aBD , AbD , Abd .
C.
A.

47.

II


D.

48.

III

49.

III

50.

III

ABD , abd , aBD , Abd hoặc aBd , abd , aBD , AbD .

(Câu 6, ĐH – 2014, Mã đề 358) Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P)
gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F 2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân
cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 5%.
B. 25%.
C. 20%.
D. 12,5%.
(Câu 17, ĐH – 2014, Mã đề 358) Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so
với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F 1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa
đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 5%.
B. 20%.
C. 50%.
D. 10%.


(Câu 47, ĐH – 2014, Mã đề 358) Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét n gen, mỗi gen đều có hai alen, nằm
trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về n tính trạng giao phấn với cây có kiểu hình lặn tương ứng (P), thu được F 1. Cho F1 tự thụ
phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình.
B. F2 có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình.
C. F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1.
D. F1 dị hợp tử về n cặp gen đang xét.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

8


51.

52.

53.

54.

III

III

III

III


(Câu 32, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen
Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là
A. 8.
B. 6.
C. 4.

AaBbXeD X Ed giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen ở một trong hai tế bào.
D. 16.

(Câu 25, ĐH- 2016) Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. AaBb × aabb.
B. AaBb × AaBb.
C. AaBB × aabb.

D. Aabb × Aabb.

(TN2009 – MĐ159): Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả
vàng?
A. AA × aa.
B. Aa × aa.
C. Aa × Aa.
D. AA × Aa.
(TN2009 – MĐ159): Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù
màu đỏ và lục là
A. 75%.
B. 25%.
C. 12,5%.
D. 50%.


AB Ab
AB
x
aB . Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aB
(TN2009 – MĐ159): Cho phép lai P: ab
55.

56.

57.

III

II

III

A. 1/16.

B. 1/2.

C. 1/8.

D. 1/4.

(TN2011- MĐ 146): Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở
thế hệ F3 là
A. 1/8.
B. 1/2.
C. 7/16.

D. 1/16.

(TN2011- MĐ 146): Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép
lai AaBbDd × AaBbdd là
A. 1/16
B. 1/8.
C. 1/4.
D. 1/2.

58.

III

(TN2011- MĐ 146): Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen
đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường,
phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng?
A. AaBb × Aabb.
B. AaBb × aaBb.
C. AaBb × AaBb.
D. AaBb × AAbb.

59.

III

(TN2011- MĐ 146): Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

9



alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ :
1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
W

W

w

A. X X x X Y .

60.

61.

62.

III

III

III

W

w

w


W

W

w

W

W

W

B. X X x X Y . C. X X x X Y . D. X X x X Y .

(TN2013-MĐ381): Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có
thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBb là
A. 4.
B. 8.
C. 6.
D. 2.
(TN2013-MĐ381): Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F 1 giao phấn với nhau,
thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi
A. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng.
B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.
C. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.
(TN2013-MĐ381): Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí
thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây
quả đỏ và cây quả vàng?
A. Aa × aa và AA × Aa. B. AA × aa và AA × Aa.

C. Aa × Aa và Aa × aa.
D. Aa × Aa và AA × Aa.

(TN2013-MĐ381): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
63.

III

Ab aB
x
A. ab aB .

Ab aB
x
B. ab ab .

AB AB
x
C. Ab Ab .

AB AB
x
ab .
D. ab

(TN2013-MĐ381): Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ quá

64.


65.

III

II

Ab
trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen aB là
A. AB = ab = 30% và Ab = aB = 20%.

B. AB = ab = 20% và Ab = aB = 30%.

C. AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%.

D. AB = ab = 10% và Ab = aB = 40%.

(TN2013-MĐ381): Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai
AaBbDd × AaBbDD cho đời con có tối đa:
A. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
B. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

10


C. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

66.


67.

68.

69.

70.

III

D. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

(TN2013-MĐ381): Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ
A. 25%.
B. 6,25%.
C. 50%.
D. 12,5%.

III

(TN2014- MĐ 918): Ở một loài thực vật lưỡng bội, lai hai cây hoa đỏ (P) với nhau, thu được F 1 gồm 180 cây hoa đỏ và 140 cây hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột
biến, quá trình giảm phân của các cây F1 tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 9.
B. 16.
C. 4.
D. 8.

III


(TN2014- MĐ 918): Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai hai cây quả đỏ (P) với nhau, thu được F 1 gồm 899 cây quả
đỏ và 300 cây quả vàng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F1, số cây khi tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây quả đỏ chiếm tỉ lệ
A. 1/4.
B. 1/2.
C. 2/3.
D. 3/4.

III

(TN2014- MĐ 918): Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu
được từ phép lai AaBbddEe x AabbDdEe, số cá thể có kiểu gen AAbbDdee chiếm tỉ lệ
A. 1/16.
B. 1/64.
C. 1/8.
D. 1/32.

III

(TN2014- MĐ 918): Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽm các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen
AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm
A. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình
B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình
C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình
D. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình

(TN2014- MĐ 918): Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lí thuyết, loại giao tử

ab được tạo ra từ quá

Ab

71.

III

trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen aB chiếm tỉ lệ
A. 25%
B. 15%

C. 30%

D. 20%

BD
72.

III

73.

III

(TN2014- MĐ 918): Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Aa
?
A. 4.
B. 8.
C. 6.
D. 2.

bd


(TN2014- MĐ 918): Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả
vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F 1. Cho một cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176
cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các cây F 2 thu được tối đa bao nhiêu loại

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

11


kiểu gen?
A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

(Câu 3, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng;
gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu
vàng, dài thu được F1 gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng,
tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?
74.

IV

Aa
A.

75.


IV

BD
bd
x aa
bd
bd

BD
ab
Dd x dd
ab
B. bd

AD
ad
Bb x bb
ad
C. ad

BD
ab
Dd x dd
ab
D. bd

(Câu 6, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM,
CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. ABCD.

B. CABD.
C. BACD.
D. DABC.
(Câu 15, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A và gen B tác động đến sự hình
thành màu sắc hoa theo sơ đồ:

76.

IV

Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu
hình thu được ở F2 là
A. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
C. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.

(Câu 17, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so
với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng.

77.

78.

IV

IV

AB D d AB D
X X x

X Y
ab
Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: ab
cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt,
mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 5%.
B. 7,5%.
C. 15%.

D. 2,5%.

(Câu 60, ĐH 2009 - Mã đề thi 297) Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

12


cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F 1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ kiểu hình ở F1 và F2 là
A. F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.
B. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.
C. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.
D. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

79.

80.

81.


IV

IV

IV

(Câu 7, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp
gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là không
đúng?
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.
C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%.
D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.
(Câu 18, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên
đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất
có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình giảm phân ở mẹ diễn ra
bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
A. XaY, XAY.
B. XAXAY, XaXaY.
C. XAXAY, XaY.
D. XAXaY, XaY.
(Câu 22, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Cho một cây lưỡng bội (I) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác cùng loài, thu được kết quả sau:
- Với cây thứ nhất, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.
- Với cây thứ hai, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn.
Cho biết: Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a), tính trạng hình dạng
quả được quy định bởi một gen có hai alen (B và b), các cặp gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và
không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây lưỡng bội (I) là

Ab

A. ab

82.

IV

83.

IV

Ab
B. aB

AB
C. ab

aB
D. ab

(Câu 29, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím.
Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong
kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo
lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
A. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
B. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
D. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.

(Câu 33, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài,


Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

13


cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F 1 giao phấn với nhau
thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái
với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 54,0%.
B. 66,0%.
C. 16,5%.
D. 49,5%.

(Câu 46, ĐH 2010 - Mã đề thi 381) Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F 1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu
được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F 2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không
có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
84.

IV

81
A. 256

1
B. 81

16
C. 81


1
D. 16

(Câu 11, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở một loài thực vật, tình trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng
thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2
alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt. hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F 1 có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa trắng : 3 cây quả dẹt, hoa trắng :1 cây quả tròn hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen nào của (P) sau đây phù hợp với kết quả trên?
85.

IV

Ad
Bb
A. aD

BD
Aa
B. bd

Ad
BB
C. AD

AD
Bb
D. ad

(Câu 21, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được

F1 gồm 301 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài ; 99 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 600 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 199 cây thân cao, hoa trắng , quả tròn; 301 cây thân
thấp, hoa đỏ, quả tròn; 100 cây thân thấp,hoa trắng, quả tròn. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của (P) là:
86.

IV

87.

IV

88.

IV

AB
Dd
A. ab

Ad
Bb
B. aD

AD
Bb
C. ad

Bd
Aa
D. bD


(Câu 22, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn
so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F 1, số cây có kiểu hình thân thấp,
quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1
là:
A. 1%
B. 66%
C. 59%
D. 51%
(Câu 39, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

14


với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với
alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám,
cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F 1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1 là:
A. 7,5%
B. 45,0%
C. 30,0%
D. 60,0%

(Câu 40, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn
toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy

AB DE

89.


90.

IV

IV

AB DE

định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) ab de x ab de trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy
ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ:
A. 38,94%
B. 18,75%
C. 56,25 %
D. 30,25%

(Câu 50, ĐH – 2011, Mã đề 357) Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r).
Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ
phấn cho 2 cây:
- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu.
- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là
A. AaBBRr.
B. AABbRr.
C. AaBbRr.
D. AaBbRR.

AD
(Câu 58, ĐH – 2011, Mã đề 357) Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 18%. Tính theo lí
91.


IV

92.

IV

thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là
A. 180.
B. 820.
C. 360.
D. 640.

(Câu 5, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn
với hai cây khác nhau:
- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.
- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ
nhất và cây thứ hai lần lượt là:

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

15


A. AaBb, Aabb, AABB.

B. AaBb, aaBb, AABb.

C. AaBb, aabb, AABB.


D. AaBb, aabb, AaBB.

(Câu 8, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với

AB D d
AB D
X X
X Y
alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quyđịnh mắt trắng. Thực hiện phép lai P: ab
x ab
. Trong tổng số
93.

94.

IV

IV

các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 1,25%.
B. 3,75%.
C. 2,5%.
D. 7,5%.

(Câu 25, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai
loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần
chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây
phù hợp với tất cả các thông

tin trên?
(1) AAbb × AaBb
(3) AAbb × AaBB
(5) aaBb × AaBB
(2) aaBB × AaBb
(4) AAbb × AABb
(6) Aabb ×AABb
Đáp án đúng là:
A. (2), (4), (5), (6).
B. (3), (4), (6).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (1), (2), (4).

95.

IV

Câu 81: (Câu 38, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có
A. 100% cây hoa trắng.
B. 100% cây hoa đỏ.
C. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.

96.

IV


(Câu 47, ĐH – 2012, Mã đề 279) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và

BD
BD
mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P: bd XAXa x bD XaY cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:
A. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

B. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
D. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

16


97.

IV

Câu 84: (Câu 57, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng
giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến,
theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
A. 5 cây thân cao : 3 cây thân thấp.
B. 3 cây thân cao : 5 cây thân thấp.
C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp.

Câu 85: (Câu 58, ĐH – 2012, Mã đề 279) Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao
phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy

ra đột biến, theo lí thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
98.

99.

100.

101.

IV

1
A. 12

1
B. 16

1
C. 8

1
D. 24

IV

Câu 89: (Câu 5, ĐH – 2013, Mã đề 749) Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F 1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây
F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F 1 tự thụ phấn
thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả
bầu dục là
A. 1/9

B. 1/12
C. 1/36
D. 3/16

IV

Câu 91: (Câu 11, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb �♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở
một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí
thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
A. 9 và 6
B. 12 và 4
C. 9 và 12
D. 4 và 12

IV

(Câu 13, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so
với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F 1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh
ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỉ lệ
A. 39/64
B. 1/4
C. 3/8
D. 25/64

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

17


(Câu 14, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn


Ab

AB
ab

102.

IV

D

d

aB

d

X X �♂
X Y thu đđược
toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P : ♀
F1. Trong tổng số cá thể F 1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở
cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 8,5%
B. 17%
C. 2%
D. 10%

(Câu 15, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. Hai cặp gen D,d và E, e cùng


AB De AB de
ab de

103.

104.

IV

IV

ab de


nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai:
. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai
giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ
A. 0,8%
B. 8%
C. 2%
D. 7,2%

(Câu 16, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a . Giả sử ở một
phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể
mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ
A. 0,5%
B. 90,5%
C. 3,45%
D. 85,5%


(Câu 20, ĐH – 2013, Mã đề 749) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra

AB

AB

ab

ab

105.

IV

Dd � Dd , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng
hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P:
trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ
A. 11,04%
B. 16,91%
C. 22,43%
D. 27,95%

106.

IV

(Câu 34, ĐH – 2013, Mã đề 749) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.


18


De
hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai AaBb
hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là
A. 7,22% và 19,29%
B. 7,22% và 20,25%
C. 7,94% và 19,29%

De

dE �aaBb dE cho đđời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu
D. 7,94% và

(Câu 37, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt
đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F 1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối
tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 6,25%
B. 31,25%
C. 75%
D. 18,75%
107.

IV

(Câu 42, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một số gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa trắng; Chiều cao cây, do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen ( ký hiệu là cây M ) lai với cây đồng hợp lặn về
cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen
của cây M có thể là :


Bd
108.

IV

109.

IV

110.

IV

A. AaBbDd

B.

Aa bD

AB

Ab
C.

aB Dd

D.

ab Dd


(Câu 57, ĐH – 2013, Mã đề 749) Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen , alen A quy định lông
vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn
toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn , chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F 1. Cho F1
giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng ?
A. Tất cả gà lông không vằn , chân cao đều là gà trống
B. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp
C. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn , chân cao
D. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao
(Câu 4, ĐH – 2014, Mã đề 358) Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F 1 gồm: 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây
thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không
có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

19


A. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng: 1 cây thân cao, hoa đỏ: 1 cây thân cao, hoa trắng.
B. 3 cây thân cao, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa trắng.
C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 2 cây thân cao, hoa trắng: 1 cây thân thấp, hoa trắng.
D. 1 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân cao, hoa trắng: 2 cây thân thấp, hoa trắng.

(Câu 8, ĐH – 2014, Mã đề 358) Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao
phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến,
trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 37,5%.
B. 12,5%.
C. 25%.
D. 18,55%.

111.

IV

112.

IV

113.

IV

(Câu 10, ĐH – 2014, Mã đề 358) Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho
cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F 1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn,
thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị
gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1)
F2 có 9 loại kiểu gen.
(2)
F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3)
Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4

(Câu 12, ĐH – 2014, Mã đề 358) Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ
trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F 1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau,

thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ: 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen
không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng?
A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.
B. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 2: 1.
D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiêu thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

20


(Câu 16, ĐH – 2014, Mã đề 358) Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen
b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai đều cho đời con có số cây thân cao chiếm tỉ lệ 50% và số cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ
100%
(1)
114.

IV

AaBB �aaBb
AB aB

AaBB �aaBB
AB ab
aB �ab

(5)
A. 6.


(2)

(6)

aB �ab

(3)

AaBb �aaBb
AB aB

(7)

(4)

ab �aB

B. 5.

(8)

C. 7.

AaBb �aaBB
Ab aB
aB �aB
D. 8.

(Câu 31, ĐH – 2014, Mã đề 358) Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham vào một chuỗi phản ứng hóa
sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:


115.

IV

Gen K

Gen L

Gen M

Enzim K

Enzim L

Enzim M

`

Chất không
màu 1
Chất không màu 2
Sắc tố vàng
Sắc tố đỏ
Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa
đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F 1. Cho các cây F 1 giao phấn với nhau, thu được F 2. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng hợp số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 7/16.
B. 37/64.
C. 9/16.

D. 9/64

116.

IV

(Câu 33, ĐH – 2014, Mã đề 358) Ở gà, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn, cặp gen này nằm ở vùng không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho gà trống lông không vằn giao phối với gà mái lông vằn, thu được F 1; Cho F1 giao phối với nhau, thu được F 2. Biết rằng không xảy
ra đột biến, kết luận nào sau đây đúng?
A. F2 có 5 loại kiểu gen.
B. F1 toàn gà lông vằn.
C. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 con lông vằn: 1 con lông không vằn.
D. Nếu cho gà mái lông vằn (P) giao phối với gà trống lông vằn F1 thì thu được đời con gồm 25% gà trống lông vằn, 25% gà trống lông không vằn và 50% gà mái
lông vằn.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

21


Câu 49, ĐH – 2014, Mã đề 358) Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau
đây đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

Ab

ab

aaBbDd �AaBbDd và aB �ab , tần số hoán vị gen bằng 25%.
AB ab
ab �ab , tần số hoán vị gen bằng 25%.

B. AaBbDd �aaBbDD và
AB Ab
C. aaBbdd �AaBbdd và ab �ab , tần số hoán vị gen bằng 12,5%.
A.

117.

IV

Ab
D.

ab

AabbDd �AABbDd và aB �ab , tần số hoán vị gen bằng 12,5%.

(Câu 50, ĐH – 2014, Mã đề 358) Cho phép lai P: ♀ AaBbDd �♂ AaBbdd . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc
thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí
thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 42.
B. 18.
C. 56.
D. 24.
118.

IV

119.

IV


(Câu 24, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây
hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây
hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa các alen của cùng một gen.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

22


120.

121.

IV

IV

(Câu 25, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen
này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả
2 tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết,
kết luận nào sau đây về F2 sai?

A. Có 10 loại kiểu gen.
B. Kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
C. Kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất.
D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.

(Câu 38, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây
này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB hoặc DDEE, DDee.
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.

AB D d Ab d
X X x
X Y
aB
(Câu 39, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Cho phép lai ab
thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen trội của các gen trên
122.

IV

123.

IV


chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên
chiếm tỉ lệ
A. 22%.
B. 28%.
C. 32%.
D. 46%.

Câu 43, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại
alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự
thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận
sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

23


A. 4.

124.

IV

125.

IV


126.

IV

B. 1.

C. 2.

D. 3.

(Câu 44, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả
hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được Fa. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị
gen thì tần số hoán vị là 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa
bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa?
(1) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
(2) Tỉ lệ 3 : 1
(3) Tỉ lệ 1 : 1.
(4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.
(5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1.
(6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.

(Câu 45, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa
đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong
các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1?
(1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.

(2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ.
(4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(5) 7 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(6) 9 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 5.

(Câu 46, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài động vật, xét 3 phép lai sau:
Phép lai 1: (P) XAXA × XaY.
Phép lai 2: (P) XaXa× XAY.
Phép lai 3: (P) Dd × Dd.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến; các phép lai trên đều tạo ra F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu
phối với nhau tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong 3 phép lai (P) có:
(1) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình giống nhau ở hai giới.
(2) 2 phép lai đều cho F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 3 cá thể mang kiểu hình trội : 1 cá thể mang kiểu hình lặn.
(3) 1 phép lai cho F2 có kiểu hình lặn chỉ gặp ở một giới.
(4) 2 phép lai đều cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen giống với tỉ lệ phân li kiểu hình.
Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

24



(Câu 47, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và có 4 alen,
các alen trội là trội hoàn toàn. Người ta tiến hành các phép lai sau:

127.

128.

IV

IV

129.

IV

130.

IV

Biết rằng không xảy ra đột biến. Cho cá thể mắt nâu ở (P) của phép lai 1 giao phối với một trong hai cá thể mắt vàng ở (P) của phép lai 2. Theo lí thuyết, kiểu hình của
đời con có thể là
A. 25% cá thể mắt đỏ : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt trắng.
B. 100% cá thể mắt nâu.
C. 50% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng : 25% cá thể mắt trắng.
D. 75% cá thể mắt nâu : 25% cá thể mắt vàng

(Câu 49, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen quy định. Alen
quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen quy định lông xám và alen quy định lông trắng; alen quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen quy định lông trắng.
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm: 75% con lông đen; 24% con lông xám; 1% con lông trắng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây

đúng?
A. Nếu chỉ cho các con lông xám của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 35 con lông xám : 1 con lông trắng.
B. Nếu chỉ cho các con lông đen của quần thể ngẫu phối thì đời con có kiểu hình lông xám thuần chủng chiếm 16%.
C. Tổng số con lông đen dị hợp tử và con lông trắng của quần thể chiếm 48%.
D. Số con lông đen có kiểu gen đồng hợp tử trong tổng số con lông đen của quần thể chiếm 25%.

(Câu 50, THPTQG – 2015, Mã đề 159) Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu cánh do hai cặp gen phân li
độc lập cùng quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng lai với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn con cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái
có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên,
thu được F2. Theo lí thuyết, trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ
A. 1/3.
B. 5/7.
C. 2/3.
D. 3/5.

(Câu 31, ĐH- 2016) Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì
cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi có toàn alen lặn thì cho
kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này?
(1) Cho cây T tự thụ phấn.
(2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.

Nguyễn Viết Trung – THPT Thạch Bàn\ Tài liệu ôn tập chủ đề 3- Quy luật di truyền.

25


×