Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ TRANG LỆ THU

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA
LÃI SUẤT VÀ ĐỘ DỐC TRÁI PHIẾU ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ TRANG LỆ THU
ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA
LÃI SUẤT VÀ ĐỘ DỐC TRÁI PHIẾU ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này “Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất
và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài
nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tác giả

ĐỖ TRANG LỆ THU


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1
1.1

Giới thiệu luận văn ................................................................................................. 1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 5

1.3

Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 5

1.4

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 5

1.5 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 6
1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................................................... 6

1.7

Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA LÃI
SUẤT VÀ ĐỘ DỐC TRÁI PHIẾU VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI NHTM. ................... 9
2.1. Lý thuyết về khả năng sinh lời của NHTM............................................................... 9
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM ......................................................................... 9
2.1.2. Tỷ suất sinh lời của các NHTM ....................................................................... 10


2.2. Chính sách lãi suất và độ dốc trái phiếu.................................................................. 16
2.2.1. Giới thiệu chung về Chính sách tiền tệ ............................................................ 16
2.2.2. Chính sách lãi suất và độ dốc trái phiếu........................................................... 20

2.3. Ảnh hưởng chính suất tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả
năng sinh lời của NHTM. ............................................................................................... 22
2.3.1

Ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng ............................................................... 24

2.3.2 Ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi .................................................................... 25
2.3.3 Ảnh hưởng đến các khoản trích lập dự phòng .................................................. 26
2.4

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ................................................................ 27

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
THÔNG QUA LÃI SUẤT VÀ ĐỘ DỐC TRÁI PHIẾU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
LỜI CỦA NHTM VIỆT NAM. ....................................................................................... 31
3.1.Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu
đến tỷ lệ sinh lời trên tỗng tài sản ROA ......................................................................... 35
3.2. Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu
đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM ................................................................................... 36
3.3. Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu
đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi NNIM. ............................................................................... 38
3.4. Phân tích ảnh hưởng chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu
đến dự phòng rủi ro tín dụng PTT .................................................................................. 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ....................................... 41
4.1

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm: ....................................................................... 41

4.1.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 46



4.1.2 Sự phù hợp của kích thước mẫu ........................................................................ 47
4.2 Phương pháp nghiên cứu và các kiểm định ............................................................. 47
4.2.1 Ưu điểm của sử dụng dữ liệu bảng ................................................................... 47
4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 48
4.3 Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 51
4.3.1 Phân tích thông kê mô tả ................................................................................... 51
4.3.2 Tương quan và đa cộng tuyến .......................................................................... 55
4.3.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson ..................... 55
4.3.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................ 57
4.3.3 Kiểm định các khiếm khuyết định lượng .......................................................... 59
4.3.5 Phân tích kết quả hồi quy .................................................................................. 61
4.3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 68
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 68
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 69
5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................... 71
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ĐỊNH LƯỢNG


DANH MỤC VIẾT TẮT

NH

Ngân hàng

NHTM


Ngân hàng thương mại

HTNH

Hệ thống ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

FEM

Mô hình dữ liệu bảng tác động cố định

REM

Mô hình dữ liệu bảng tác động ngẫu nhiên

GMM

Mô hình moment tổng quát

RRTD

Rủi ro tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
 Bảng 3.1: Các số liệu bình quân của các NHTM Việt Nam trong giai
đoạn từ 2006-2016

 Bảng 4.1: Các yếu tố đại diện cho biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu
 Bảng 4.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình
 Bảng 4.3: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến
 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương
sai
 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi
 Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra tự tương quan
 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỐ
 Biểu đồ 3.1: So sánh giá trị bình quân của ROA, NIM, NNIM, PTT
trung bình qua các năm từ 2006-2016
 Biểu đồ 3.2: So sánh giá trị bình quân của ROA, STRATE, SYIEDC
trung bình qua các năm từ 2006-2016
 Biểu đồ 3.3: So sánh giá trị bình quân của NIM, STRATE, SYIEDC
trung bình qua các năm từ 2006-2016
 Biểu đồ 3.4: So sánh giá trị bình quân của NNIM, STRATE, SYIEDC
trung bình qua các năm từ 2006-2016
 Biểu đồ 3.5: So sánh giá trị bình quân của PTT, STRATE, SYIEDC
trung bình qua các năm từ 2006-2016


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1

Đặt vấn đề
Hệ thống ngân hàng chính là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của Ngân


hàng bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn
liên với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng nhà nước điều hành các
chính sách tiền tệ thông qua hoạt động của NHTM. Do đó, mục tiêu chung để phát
triển nền kinh tế xã hội ở Việt Nam đó là xây dựng một hệ thống ngân hàng sức khỏe
lành mạnh, kiểm soát chặt chẽ rủi ro, có khả năng đối phó với các biến động xảy ra,
góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia.
Khả năng sinh lời chính là một trong những mục tiêu quan trọng, khẳng định
sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trường toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, hiệu quả sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã suy
giảm, đặc biệt từ năm 2011, do tác động từ nhiều yếu tố nội tại và bên ngoài, hoạt
động đem đến lợi nhuận chính cho ngân hàng chính là tín dụng mà lại sụt giảm đáng
kể do nợ xấu gia tăng và sự chênh lệch trong lãi suất tại thị trường Ngân hàng Việt
Nam, bên cạnh đó việc giảm rủi ro, đa dạng hóa hoạt động ngoài tín dụng lại chưa
làm tăng lợi nhuận.
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là 2 công cụ điều hành kinh tế vĩ mô
của Chính phủ và Ngân hàng trung ương và góp phần rất lớn đối với việc giữ vững
ổn định kinh tế, và duy trì tốc độ tăng trưởng. Nếu chính sách tài khóa thông qua
thuế và đầu tư công, tập trung chủ yếu vào thành phần, các mức chi phí, các khoản
thuế khoá của Nhà nước, công cụ còn lại là chính sách tiền tệ quốc gia thì lại chủ
yếu tập trung trong việc ổn định giá trị, kiềm chế lạm phát, giải quyết khả năng
thanh toán cho hoạt động kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và góp phần nâng


2

cao đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường tiền tệ và thị
trường vốn, kiểm soát toàn bộ hoạt động hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng .
Dựa trên nghiên cứu Borio et al.(2017) về việc chính sách tiền tệ tác động
đến khả năng sinh lời của NHTM. Bài nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ tích

cực giữa mức lãi suất ngắn hạn với độ dốc của đường cong lợi suất cũng như với
khả năng sinh lời của ngân hàng – thông qua các tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản
(ROA), thu nhập lãi thuần (NIM), thu nhập ngoài lãi (NNIM), tỷ lệ dự phòng rủi ro
tín dụng (PTT). Biến động của ROA, NIM, và PTT với cơ cấu lãi suất là tương tự
nhau, trong khi thu nhập ngoài lãi (NNIM) là ngược lại. Điều này cho thấy tác động
tích cực của cơ cấu lãi suất lên thu nhập ròng từ lãi chiếm ưu thế hơn so với tác
động tiêu cực lên các khoản trích lập dự phòng và thu nhập ngoài lãi. Kết quả này
cũng thấy rằng sức ảnh hưởng sẽ mạnh hơn khi mức lãi suất thấp hơn và đường
cong bớt dốc hơn, nghĩa là khi các phi tuyến tính không xuất hiện. Tất cả những
điều này cho thấy, theo thời gian, những mức lãi suất thấp bất thường so với trung
bình và một cơ cấu lãi suất bằng phẳng bất thường so với trung bình làm xói mòn đi
khả năng sinh lời của ngân hàng.
Hiểu được mối liên hệ giữa lãi suất và khả năng sinh lời của ngân hàng là rất
quan trọng để đánh giá sự ảnh hưởng của lập trường chính sách tiền tệ - lệ thuộc bởi
cơ cấu lãi suất (vị trí và độ dốc của đường cong năng suất) - lên sự ổn định của khu
vực tài chính. Trong khi chính sách tiền tệ không phải, dĩ nhiên, là tác động duy
nhất lên cơ cấu lãi suất, nó vẫn có một sức ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu này, ngân
hàng nhà nước ban hành mức lãi ngắn hạn và làm ảnh hưởng đến mức lãi dài hạn
thông qua việc trực tiếp thu mua các cổ phiếu cũng như định hướng sự phán đoán
của các thành phần tham gia thị trường về lãi suất ngắn hạn.


3

Sự liên kết giữa chính sách tiền tệ và khả năng sinh lời của ngân hàng nổi lên
từ sau cuộc Đại hủng hoảng tài chính. Ở những nền kinh tế phát triển lớn, các mức
lãi suất ngắn hạn giảm xuống đến gần không và lãi dài hạn thì chạm mức thấp kỷ lục
trong lịch sử. Đã có ý kiến lan toả rộng rãi rằng phản ứng mạnh mẽ của ngân hàng
nhà nước trong suốt những giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng mang tính quyết
dịnh đối với việc ngăn chặn sự tan chảy của nền tài chính kinh tế. Tuy nhiên, trong

những năm gần đây đã dấy lên mối quan ngại về hiệu quả thực của sự điều tiết tiền
tệ kéo dài có thể giảm do các tác dụng phụ tiêu cực của nó (như Ngân hàng thanh
toán quốc tế 2012; Dale (2012); Plosser (2012); Rajan (2013)). Một tác dụng phụ đó
chính là sự tác động tiêu cực của những mức lãi suất thấp đến khả năng sinh lời
củangân hàng và vì vậy ảnh hưởng lên cả sự ổn định của khu vực này.
Mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và khả năng sinh lời của ngân hàng đã
xuất hiện trong các nghiên cứu hàn lâm (như của Flannery (1981), Hancock (1985),
Samuelson (1945)). Nhưng trong những năm gần đây nó đã bị lãng quên chỉ như
một chủ đề nghiên cứu. Chỉ có một vài nghiên cứu đã tập trung chủ yếu vào tác
động của lãi suất lên khả năng sinh lời của Ngân hàng. English (2002) đã tìm hiểu
về mối liên hệ giữa rủi ro lãi suất và các mức chênh lệch lãi suất ngân hàng ở 10
nước công nghiệp. Ông nhận thấy rằng, khi lợi nhuận trung bình của tài sản ngân
hàng liên quan chặt chẽ đến tỷ giá dài hạn hơn là sản lượng trung bình của nợ, một
đường cong năng suất dốc làm tăng mức chênh lệch lãi suất lên. Gần đây,
Alessandri et al.(2015) đã tìm ra một mối liên hệ lâu dài tích cực giữa vị trí cũng
như độ dốc của đường cong năng suất và lợi nhuận ngân hàng ở Vương quốc Anh.
Bài luận văn đánh giá ảnh hưởng của chính sách tiền tệ cụ thể là chính sách lãi
suất với công cụ chính là lãi suất và đường cong lợi suất ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của NHTM tại Việt Nam. Sử dụng dữ liệu bảng với mẫu đến từ 24 NHTM
Việt Nam từ 2006-2016 với 264 quan sát. Sử dụng phương pháp ước lượng moment


4

tổng quát – GMM nhằm khắc phục các lỗi về tự tương quan, phương sai thay đổi,
các biến nội sinh nên kết quả ước lượng được cũng sẽ không chệch, tạo tính vững và
kết quả có hiệu quả trong kiểm soát các vấn đề về nội sinh với bộ dữ liệu thu thập từ
2006-2016 theo kỳ quan sát năm, nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh lời của Ngân hàng.
Trong luận văn này, tôi tìm hiểu sâu hơn về sự kết nối giữa chính sách tiền tệ

thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Luận
văn đóng góp qua 2 con đường chính. Đầu tiên, tôi phân tích mối liên kết toàn diện
hơn, dựa vào một tổ hợp của các NHTM Việt Nam và tất cả những thành phần chính
trên bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính của các ngân hàng này. Đến cuối cùng,
chúng tôi vẽ ra 1 tổ hợp dữ liệu trong giai đoạn 2006-2016. Và chúng tôi nhìn vào
lợi nhuận ròng (NIM), thu nhập ngoài lãi (NNIM), các khoản trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng (PTT) và tổng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA). Thứ hai, chúng
tôi cho phép các phi tuyến tính có mặt trong mối liên hệ giữa lãi suất và khả năng
sinh lời của ngân hàng – một khía cạnh đã bị bỏ qua trong các nghiên cứu trước
mặc cho sức hấp dẫn trực quan của nó. Một điều quan trọng là, nếu những phi tuyến
tính này lớn, việc bỏ qua chúng là đánh giá thấp những ảnh hưởng của các mức lãi
suất rất thấp.
Chính từ tầm quan trọng của việc gia tăng khả năng sinh lời của hệ thống các
NHTM Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập khu vực và toàn cầu hóa hiện
nay, tôi đã quyết định lựa chọn luận văn “ Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông
qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam”
nhằm tìm ra được câu trả lời về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ đến khả năng
sinh lời NHTM như thế nào.


5

Mục tiêu nghiên cứu:

1.2

Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ về chính sách tiền tệ đến khả năng sinh lời
NHTM Việt Nam, dựa trên cách tiếp cận của Borio và cộng sự (2017) về chính sách
tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời NHTM Việt
Nam.

1.3

Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng từ của chính sách tiền tệ, đo lường thông qua

lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời NHTM Việt Nam tập trung làm rõ
các câu hỏi sau:
Thứ nhất, tồn tại hay không mối quan hệ giữa lãi suất, độ dốc trái phiếu ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng, quan hệ này có dạng tuyến tính hay phi
tuyến?
Thứ hai, mối quan hệ phi tuyến giữa lãi suất, độ dốc trái phiếu ảnh hưởng chiều
hướng như thế nào đến khả năng sinh lời ngân hàng thể hiện qua lợi nhuận lãi thuần,
lợi nhuận ngoài lãi, hiệu suất sử dụng tài sản, dự phòng các khoản cho vay tín dụng.
1.4

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: chính sách lãi suất và độ dốc trái phiếu để đo lường

chính sách tiền tệ và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, gồm 16 Ngân
hàng với điều kiện lọc dữ liệu không có các ngân hàng nước ngoài,ngân hàng liên
doanh giữa Việt Nam với một số quốc gia, số liệu đã được công bố đầy đủ,rộng rãi
trong giai đoạn nghiên cứu từ 2006-2016.


6

Phạm vi nghiên cứu: các NHTM Việt Nam có dữ liệu, và giai đoạn nghiên
cứu kéo dài 11 năm từ 2006 đến 2016 nhằm tăng tối đa số quan sát đảm bảo tin cậy
tốt hơn cho kết quả phương pháp phân tích định lượng và cũng như theo dõi được
toàn bộ diễn biến các yếu tố nghiên cứu

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, áp dụng kỹ thuật hồi
quy đa biến với dữ liệu bảng (Panel Data) GMM được giới thiệu bởi Bond (1991)
và Bover (1995) qua đó nhằm so sánh kết quả thu được giữa các mô hình tin cậy,
khắc phục các giả thiết định lượng cổ điển.
Kết quả thực nghiệm có được sau khi chạy mô hình và các kiểm định sẽ là
cơ sở để đưa ra kết luận các giả thuyết của nghiên cứu được chấp nhận hay bị bác
bỏ, đảm bảo tính phù hợp của mô hình.
Các dữ liệu và các biến vĩ mô được lấy từ nguồn là tổng cục thống kê, ngân
hàng nhà nước, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên qua các năm của các NHTM
tại Việt Nam.
Phần mềm được tác giả sử dụng để phân tích định lượng là Stata 12, lý do là
phần mềm này cung cấp đầy đủ các công cụ để tác giả phân tích kết quả định lượng.
1.6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Dù chủ đề về lợi nhuận, khả năng sinh lời NHTM đã được rất nhiều các tác

giả trong nước và thể giới nghiên cứu trước đó, tuy nhiên mối quan hệ về chính sách
tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu, với quan hệ phi tuyến ít được nghiên
cứu, đây chính là tính mới của đề tài. Giả thuyết nền nghiên cứu được dựa trên công
trình vừa mới xuất bản Claudio Borio và cộng sự (2017). Với một nền kinh tế đang


7

trong quá trình hội nhập như Việt Nam, với các thách thức mở cửa, luận văn hi vọng
giúp ích trong việc đóng góp ý nghĩa khoa học hệ thống lại các lý luận, bằng chứng
thực nghiệm về chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời NHTM.
Kết quả nghiên cứu của Borio et al.(2017) cho rằng bằng chứng thực nghiệm

chính sách tiền tệ có tác động đến khả năng sinh lời của NHTM cụ thể hơn có mối
quan hệ phi tuyến giữa lãi suất, đường cong lợi suất trái phiếu đến thu nhập ngoài
lãi, thu nhập lãi thuần, dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.
Đây là mối quan hệ đổi chiều, ban đầu khả năng sinh lời của ngân hàng tăng cùng
chiều với lãi suất, đến một mức lãi suất cao nhất định thì lãi suất tăng lên, khả năng
sinh lời của ngân hàng giảm. Cụ thể lãi suất ngắn hạn với độ dốc của đường cong lợi
suất tác động tới tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), thu nhập lãi thuần (NIM),
tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (PTT) là cùng chiều hướng hình U ngược, trong khi
tác động tới thu nhập ngoài lãi (NNIM) là hình chữ U. Điều đó cho thấy:
Thứ nhất, cơ cấu lãi suất tác động tích cực tới thu nhập ròng từ lãi chiếm ưu
thế hơn so với tác động tiêu cực lên các khoản trích lập dự phòng và thu nhập ngoài
lãi. Trong giai đoạn trước một mức lãi suất hoặc độ dốc trái phiếu quá cao (trước khi
đổi chiều), lãi suất càng tăng trong giai đoạn này dẫn tới khả năng sinh lời của ngân
hàng càng cao.
Thứ hai, điều này cũng có nghĩa, nếu lãi suất duy trì mức thấp, bằng phẳng
trong giai đoạn dài thì khả năng sinh lời ngân hàng sẽ thấp theo, hay khả năng sinh
lời sẽ bị xói mòn theo thời gian.
Thứ ba, trong trường hợp tiếp sau giai đoạn lãi suất và độ dốc trái phiếu tăng
quá cao, khả năng sinh lời NHTM sẽ đổi chiều, khả năng sinh lời ngân hàng suy
giảm.


8

Kết quả này phù hợp với thực trạng Việt Nam trong phân tích dữ liệu về lợi
nhuận trên tổng tài sản và sự biến động lãi suất, độ dốc trái phiếu. Cũng cố học
thuyết giả định được đề nghị bởi Borio et al.(2017) đăng trên tạp chí xếp hạng uy tín
“International Finance”.
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế có được cái
nhìn chính xác, đầy đủ và toàn diện hơn để đo lường, đánh giá tỷ suất sinh lời của

Ngân hàng. Đồng thời tìm ra các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các
NHTM tại Việt Nam đầy đủ hơn.
Luận văn cung cấp cho các nhà quản trị các thông tin hữu ích nhằm đưa ra
các kế hoạch, chính sách hợp lý nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của NHTM tại
Việt Nam trong giai đoạn các Ngân hàng đang sụt giảm lợi nhuận đáng kể, với lãi
suất đang duy trì mức thấp so với thời kỳ cao trước đó. Bên cạnh đó, luận văn cũng
là cơ sở để Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đưa ra những chính sách vĩ mô hợp lý,
kịp thời góp phần đạt được những mục tiêu kinh tế đã đặt ra, nhằm tạo niềm tin cho
công chúng, các Ngân hàng tăng trưởng, phát triển bền vững.
1.7

Kết cấu của luận văn

Bố cục luận văn gồm có 5 chương với kết cấu như sau:
 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
 Chương 2: Tổng quan về chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái
phiếu đến khả năng sinh lời NHTM.
 Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và
độ dốc trái phiếu đển khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị


9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
THÔNG QUA LÃI SUẤT VÀ ĐỘ DỐC TRÁI PHIẾU VÀ KHẢ
NĂNG SINH LỜI NHTM.
2.1. Lý thuyết về khả năng sinh lời của NHTM
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại (NHTM) phản

ánh khả năng sử dụng các nguồn lực nhằm tối đa lợi nhuận với chi phí thấp nhất và
doanh thu cao nhất.Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM quyết định trực tiếp
đến sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. NHTM hoạt động hiệu quả sẽ làm
gia tăng uy tín và tạo sự yên tâm cho Khách hàng qua đó góp phần gia tăng huy
động vốn và tạo ra được lợi nhuận ngày càng cao hơn.Do đó, các NHTM xem hoạt
động kinh doanh là mục tiêu quan trong nhất của mình.
2.1.1. Hiệu quả hoạt động của NHTM
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM quyết định trực tiếp đến sự tồn
tại và phát triển của Ngân hàng. Người gửi tiền sẽ yên tâm hơn nếu gửi ở NHTM có
hoạt động kinh doanh tốt, có uy tín trên thị trường. Điều đó sẽ làm cho chỉ tiêu huy
động vốn của Ngân hàng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Trên cơ sở đó, NHTM sẽ mở
rộng hơn về quy mô hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, góp phần gia tăng lợi
nhuận và thu hút khách hàng hơn. Do đó, mục tiêu hàng đầu của hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng chính là hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM được đánh giá thông qua năng
lực tài chính của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động
kinh doanh của NHTM như chỉ tiêu giới hạn tín dụng đối với khách hàng, an toàn
vốn tối thiểu,.. và năng lực về hoạt động kinh doanh, trong đó các chỉ tiêu về tỷ suất
sinh lời thường được nhắc đến nhiều nhất.


10

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM được thể hiện thông qua các chỉ số
về khả năng sinh lời như tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE), thu nhập lãi thuần (NIM)….. Các chỉ số này cho thấy cái nhìn về
hoạt động kinh doanh của NHTM giúp cho thấy được lãi thu được qua các hoạt
động cho vay, đầu tư, dịch vụ với cơ sở quy mô, vốn và tài sản hiện có.
Các chỉ số đo lường hoạt động kinh doanh của NHTM phải được lấy qua nhiều
giai đoạn, nhiều thời kỳ để nắm bắt được xu hướng , khả năng phát triển cũng như

vòng quay hoạt động của Ngân hàng toàn diện hơn. Đồng thơi, luận văn dựa vào
thực tiễn tại Việt Nam với quy mô kinh doanh của Ngân hàng để xác định các kết
quả sau khi chạy dữ liệu để cho ra các giải pháp phù hợp.
2.1.2. Tỷ suất sinh lời của các NHTM
2.1.2.1. Định nghĩa
Khả năng sinh lời của ngân hàng luôn là vấn đề được các nhà quản trị ngân
hàng quan tâm hàng đầu vì ngân hàng có lợi nhuận cao, bền vững sẽ có khả năng
phát triển cao, đủ sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế. Có thể thấy kết
quả kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện thông qua lợi nhuận. Nếu Ngân hàng
có lợi nhuận cao cho thấy Ngân hàng đó kinh doanh hiệu quả, tạo được niềm tin với
khách hàng, có điều kiện về kỹ thuật, công nghệ cao sẽ làm động lực cho các khách
hàng ngày càng gửi tiền và tham gia nhiều hơn các sản phẩm của Ngân hàng và góp
phần tạo điều kiện cho Ngân hàng ngày càng tăng trưởng.
Trong NHTM lợi nhuận được tạo ra bằng cách đi vay (bán các khoản nợ) theo
các tiêu chí khác nhau như thanh khoản, rủi ro, mệnh giá, kỳ hạn, mức lãi suất…,
sau đó ngân hàng đem cho vay lại (mua các tài sản có). Quá trình đi vay và cho vay
này được gọi là quá trình chuyển hóa tài sản, nghĩa là ngân hàng sử dụng tiền tiết


11

kiệm của người này để cho người khác vay và lợi nhuận chính là thu nhập từ việc
cung cấp các dịch vụ liên quan đến quá trình chuyển hóa tài sản trên (nếu ngân hàng
cung cấp được các dịch vụ mong muốn với giá thành n và có được thu nhập cao từ
các tài sản có thì ngân hàng có được lợi nhuận) theo Nguyễn Văn Tiến và Phạm
Hữu Hồng Thái ( 2014).
Một trong các yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
chính là tỷ suất sinh lời. Khả năng sinh lời củaNHTM thường được đo lường thông
quacác chỉ tiêu về định lượng như: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ
tăng trưởng ,cơ cấu của lợi nhuận và các chỉ tiêu thể hiện tỳ suất sinh lời như tỷ lệ

thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên (NIM)… ngân hàng kinh doanh càng có hiệu quả thì nhóm chỉ
số này càng cao. Theo Horward và Upton, khả năng của một sự đầu tư nhất định có
thể tạo ra lợi nhuận được gọi là tỷ suất sinh lời.
Một số người hay nhầm lẫn giữa khái niệm lợi nhuận và khả năng sinh lợi. Đôi
khi, thuật ngữ “lợi nhuận” và “tỷ suất sinh lời” được sử dụng thay thế cho nhau.
Nhưng trong thực tế, hai thuật ngữ này khác nhau về mặt ý nghĩa. Lợi nhuận là thuật
ngữ tuyệt đối, đề cập đến tổng thu nhập của ngân hàng trong thời gian nhất định;
trong khi tỷ suất sinh lợi là một khái niệm tương đối, đề cập đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng.
2.1.2.2. Các chỉ số đo lường tỷ suất sinh lời của NHTM
Ngân hàng cần phải xem xét mức lợi nhuận, cân đối chi phí cho những thất
thoát xảy ra để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng và được thể hiện thông
qua các chỉ tiêu sau đây:
 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)


12

Tài sản của ngân hàng được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu, và cả
hai nguồn vốn này đều được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của NHTM. Tỷ lệ
thu nhập trên tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu được sử dụng hầu hết trong các bài
nghiên cứu đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng như Sufian(2011), Naceur
et al. (2008)…
Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động
của đơn vị. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng
trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông
qua ROA, cho thấy được khả năng trong việc sử dụng tài sản hiệu quả của đơn để
tạo ra được lợi nhuận. ROA càng cao cho thấy khả năng sử dụng tài sản để tạo ra
khả năng sinh lời củaNgân hàng càng hiệu quả và tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt cho

ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ lệ ROA càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng
càng cao theo Davydenko ( 2011). ROA không những phụ thuộc vào các quyết định
chính sách của ngân hàng mà còn phụ thuộc cả những yếu tố vĩ mô mà NH không
thể kiểm soát được.
ROA =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

* 100

Theo Rivard et al. (1997), ROA là chỉ tiêu tốt nhất đo lường khả năng sinh
lợi của 1 ngân hàng vì ROA không bị ảnh hưởng bởi sự tăng cao của nguồn vốn và
ROA cho thấy khả năng tạo ra được khả năng sinh lời củangân hàng từ danh mục tài
sản của chính ngân hàng đó. Vấn đề duy nhất của ROA là tỷ số trên không tính đến
các yếu tố ngoại bảng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng theo
Davydenko (2011).
So với ROE, chỉ tiêu hiệu quả trên tài sản đo lường thêm hiệu quả của các
nguồn lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng sử dụng. Hiệu quả lợi nhuận trên tổng tài


13

sản bao quát hơn hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên cũng có thể là
yếu tố tạp nhiễu hơn hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ giữa thu nhập thuần trên
tổng vốn chủ sở hữu. Cho thấy được với 1 đồng vốn từ chủ sở hữu của ngân hàng thì
sẽ tạo ra được lợi nhuận bao nhiêu với một khoảng thời gian nhất định (thường được
cho là 1 năm). Nói cách khác, ROE đánh giá lợi ích mà cổ đông (chủ sở hữu ngân

hàng) có được từ nguồn vốn bỏ ra.Nghiên cứu ROE sẽ chỉ ra cách ngân hàng đã sử
dụng nguồn vốn đầu tư của mình như thế nào để tạo ra lợi nhuận (Gul, Irshad và
Zaman (2011)).
ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn chủ sỡ hữu

* 100

ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng.
Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức
là đầu tư chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý).
Theo lý thuyết về nguồn lực, vốn là yếu tố quan trọng trong nguồn lực của
mọi doanh nghiệp. Việc khai thác tốt nguồn lực tạo ra lợi nhuận thể hiện hiệu quả
khả năng sinh lời củachủ doanh nghiệp.
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ NHTM sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông,
cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông và vốn đi vay để khai thác lợi thế của mình trong
quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì thế hệ số ROE càng cao thì cổ phiếu
ngân hàng đó càng hấp dẫn nhà đầu tư.
Theo Davydenko (2011), để đánh giá tốt nhất khả năng sinh lời, cần xem xét cả
2 chỉ số ROA và ROE dù 2 chỉ số này mang ý nghĩa khác nhau nhưng cả 2 đều chỉ


14

ra hiệu quả quản lý trong việc tạo ra lợi nhuận từ tiền đầu tư của cổ đông và sự đầu
tư vào danh mục tài sản của các ngân hàng.
 Các chỉ số khác
Ngoài hai chỉ số ROA và ROE, khả năng sinh lời của các NHTM còn được thể

hiện,đo lường bằng các chỉ tiêu khác trong các bài nghiên cứu của các tác giả khác
như:
-

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Trong các nghiên cứu của Rose (1999), Liu et al. (2010), Dietrich et al. (2011)
tỷ lệ thu nhập lãi cận biên làm biến phụ thuộc để phân tích các nhân tố tác động đến
khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, thì khả năng sinh lời của ngân
hàng càng cao. NIM được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi
trên tổng tài sản có sinh lời bình quân. Theo đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân
được đo lường theo các khoản mục bao gồm tiền gửi tại NHNN, các tổ chức tín
dụng, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí
trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản
sinh lòi và theo đuổicác nguồn vốn có chi phí thấp nhất
NIM cho thấy được năng lực trong việc quản lý của lãnh đạo và nhân viên
ngân hàng đối với việc duy trì khả năng tăng trưởng từ các nguồn thu so với mức
tăng của chi phí (Rose,1989). Thông qua đó, giúp Ngân hàng nâng cao khả năng
kiểm soát sử dụng tài sản để sinh lời và giúp đánh giá nguồn vốn nào có chi phí


15

thấp nhất. Tuy nhiên, NIM không tính đến phí dịch vụ cũng như những thu nhập
ngoài lãi khác và chi phí hoạt động, như chi phí nhân sự và tài sản, hoặc chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng, nên NIM không phản ánh được toàn diện tính sinh lời của
toàn ngành ngân hàng theo Naceur et al.( 2008).
-


Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE)
Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng là chỉ số thể hiện khả năng thu khả năng sinh

lời của ngân hàng dựa trên lượng vốn đã sử dụng và ROCE càng cao cho thấy khả
năng sinh lời đạt được của ngân hàng càng cao theo Zaman et al. (2011)). ROCE
được tính toán theo công thức:

Trong đó: Vốn sử dụng = Tổng tài sản – nợ ngắn hạn
ROCE là một chỉ số tốt để so sánh khả năng sinh lời của ngân hàng. Bên cạnh
đó ROCE cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
-

Độ dốc cổ phiếu (EY – Earning Yields)

Tất cả các chỉ số trên đều sử dụng giá trị sổ sách, riêng EY sử dụng giá trị thị
trường được tính bằng công thức


16

Theo Sangoi (2011), độ dốc cổ phiếu là một chỉ số quan trọng chỉ ra khả năng
sinh lời trong tương lai của NHTM dựa trên những đánh giá của thị trường. Nếu EY
cao hàm ý thị trường dự đoán một sự tăng trưởng lợi nhuận thấp trong tương lai và
EY thấp cho thấy sự hy vọng của thị trường về sự tăng trưởng lợi nhuận cao trong
tương lai.
2.2. Chính sách lãi suất và độ dốc trái phiếu.
Bài nghiên cứu sử dụng đề nghị Claudio Borio và cộng sự (2017) đo lường
chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc của trái phiếu. Có nhiều công cụ của
chính sách tiền tệ, tuy nhiên mục tiêu chung của các công cụ này là điều chỉnh ảnh

hưởng cung cầu và rủi ro của đồng tiền nội tệ. Thị trường nhận tác động điều chỉnh từ
tổng hòa các công cụ chính sách tiền tệ và thể hiện sự biến động thông qua lãi suất và
độ dốc trái phiếu. Hay nói cách khác, sự biến động của lãi suất và độ dốc trái phiếu là
đầu ra của các công cụ chinh sách tiền tệ, ghi nhận kết quả điều chỉnh hiệu quả hay
không của các công cụ điều chỉnh của chính sách tiền tệ.
Việc ổn định đồng nội tệ, kiểm soát lạm phát là mục tiêu được xem là quan
trọng nhất của NHTW ở tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại
lệ. Và lãi suất là mục tiêu quan trọng nhất, phản ánh ảnh hưởng của công cụ chính sách
tiền tệ trong việc điều hành của NHTW.
2.2.1. Giới thiệu chung về Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ chính là hệ thống các quan điểm, các chủ trương và biện
pháp của nhà nước, các công cụ chính sách do ngân hàng trung ương thực hiện để
điều tiết cung tiền, nhằm tác động, điều chỉnh để đạt được các hoạt động của tiền tệtín dụng, ngân hàng và ngoại hối để thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển


×